-
Thông tin
-
Quiz
Giáo trình nội bộ ôn tập - Căn bản kinh tế vi mô | Trường Đại Học Duy Tân
Kinh tế vi mô là môn khoa học xã hội đề cập các qui luật, nguyên lý kinh tế cơ bản, tiếp cận tư duy phân tích của một nhà kinh tế đối với các sự kiện kinh tế thông qua các mô hình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Căn bản kinh tế vĩ mô 82 tài liệu
Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Giáo trình nội bộ ôn tập - Căn bản kinh tế vi mô | Trường Đại Học Duy Tân
Kinh tế vi mô là môn khoa học xã hội đề cập các qui luật, nguyên lý kinh tế cơ bản, tiếp cận tư duy phân tích của một nhà kinh tế đối với các sự kiện kinh tế thông qua các mô hình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô 82 tài liệu
Trường: Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Duy Tân
Preview text:
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Khoa
: Quản trị kinh doanh Bộ môn
: Thương mại
Giảng viên : Lê Thị Kiều My
GIÁO TRÌNH NỘI BỘ
CĂN BẢN KINH TẾ VI MÔ Môn học
: Căn Bản Kinh Tế Vi Mô
Mã môn học : ECO - 151
Số tín chỉ : 3 tín chỉ (45 giờ) Khoa
: Quản trị kinh doanh
Khóa đào tạo
: Sinh viên khối ngành kinh tế Học kỳ : 2 Đà Nẵng, năm 2022 LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế vi mô là môn khoa học xã hội đề cập các qui luật, nguyên lý kinh tế cơ bản, tiếp
cận tư duy phân tích của một nhà kinh tế đối với các sự kiện kinh tế thông qua các mô hình. Các
chủ đề bao gồm: phân tích cung cầu; lý thuyết lựa chọn tiêu dùng, lý thuyết sản xuất và chi phí,
phân tích hành vi ra quyết định của doanh nghiệp trong cấu trúc thị trường…
Các nhà kinh tế thường tiếp cận các vấn đề trong nền kinh t
ế thông qua phân tích cung
cầu: bằng cách nghĩ về người mua và bán là các lực lượng cầu thành thị trường; mục tiêu và
những ràng buộc để phát triển các mô hình; mô tả các điều kiện cho cân bằng thị trường; và giải
pháp xác định cân bằng cũng như các thay đổi cân bằng thị trường khi có sự tác động chính phủ vào thị trường.
Giáo trình này được biên soạn dựa trên các tài liệu, giáo trình, sách kinh tế vi mô của các
trường đại học trong nước và các tài liệu từ nước ngoài. Giáo trình giới thiệu những vấn đề cơ
bản nhất về nguyên tắc của kinh tế học, các lý thuyết về cung – cầu; các cấu trúc thị trường; lý
thuyết hành vi của người tiêu dùng và của doanh nghiệp.
Nội dung của giáo trình gồm 7 chương:
Chương 1: Nhập môn kinh tế học
Chương 2: Lý thuyết cung cầu
Chương 3: Độ co giãn của cung - cầu
Chương 4: Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng
Chương 5: Lý thuyết sản xuất – chi phí – lợi nhuận
Chương 6: Thị trường cạnh tranh
Chương 7: Thị trường độc quyền hoàn toàn 1
CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC Mục tiêu chương :
Sau khi học xong chương này sinh viên có thể :
+ Hiểu những vấn đề cơ bản của các thành phần kinh tế và cách thức giải quyết của nền kinh tế.
+ Hiểu được kinh tế học là gì, phân biệt phạm vi phân tích kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.
+ Hiểu được Lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp, Quá trình kinh doanh và chu kỳ
kinh doanh của doanh nghiệp
1.1. KHÁI NIỆM KINH TẾ VI MÔ
1.1.1. Khái niệm kinh tế học
Nhu cầu của con người là vô hạn và thường xuyên thay đổi. Khi những nhu cầu cơ bản
như ăn, mặc, ở, đi lại, nghỉ ngơi, giải trí,… được thỏa mãn thì nhu cầu khác cao hơn lại xuất
hiện. Xã hội hiện đại, người ta thường có mong muốn được ăn món ăn thật ngon, mặc thật đẹp,
ở trong ngôi nhà tiện nghi, sống trong bầu không khí trong lành, uống nước đóng chai, nước ép
trái cây, thảo mộc các loại, ... Nhu cầu về dịch vụ như internet, giáo dục, y tế, các sản phẩm công
nghệ như điện thoại thông minh, tivi ngày một tăng. Cùng với sự gia tăng của nhu cầu, xã hội
ngày càng có nhiều phát minh, sáng chế, nghiên cứu được ứng dụng vào sản xuất, nguồn năng
lượng mới được sử dụng để tăng số lượng, chất lượng, đa dạng sản phẩm. Tuy nhiên, hàng hóa,
dịch vụ được sản xuất ra không thể đáp ứng tất cả nhu cầu bởi vì nhu cầu của con người, của xã
hội là vô hạn, trong khi nguồn lực lại có giới hạn. Các cá nhân, doanh nghiệp và xã hội sẽ lựa
chọn tiêu dùng, sản xuất như thế nào để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của mình trong điều kiện
nguồn lực khan hiếm? Kinh tế học ra đời nhằm giúp các chủ thể kinh tế giải quyết vấn đề này.
Vì vậy, một cách chung nhất: “Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức vận hành của
toàn bộ nền kinh tế nói chung và cách ứng xử của từng thành viên trong nền kinh tế nói riêng” .
Trong hầu hết các xã hội, việc phân bổ các nguồn lực cho sản xuất, tiêu dùng không phải
lúc nào cũng được quyết định bởi các nhà hoạch định chính sách của Chính phủ, mà thông qua
tương tác qua lại giữa những người tiêu dùng và doanh nghiệp. Do đó, thông qua xem xét hành
vi của người tiêu dùng, của doanh nghiệp, tìm hiểu tác động các chính sách của Chính phủ; kinh
tế học sẽ giúp chúng ta giải thích được sự hình thành giá cả, quyết định sản xuất, quyết định chi
tiêu, sử dụng khoản tiết kiệm để đầu tư như thế nào, chính phủ làm gì để đạt các mục tiêu kinh
tế xã hội như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp.
Mỗi môn khoa học sẽ nghiên cứu đối tượng của nó ở nhiều cấp độ khác nhau và kinh tế
học cũng vậy. Các nhà kinh tế học đã phát triển lý thuyết và mô hình kinh tế ở hai cấp độ, đó là
kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.
1.1.2. Khái niệm kinh tế vi mô
a. Kinh tế học vi mô
Kinh tế học vi mô là môn khoa học nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn đề kinh tế cụ
thể của các thành viên trong một nền kinh tế1. Ở cấp độ này, các nhà kinh tế tập trung xem xét
1 Bộ Giáo dục và đào tạo, Kinh tế học vi mô, NXB Giáo dục, 2011, Trang 6 2
các quyết định của người tiêu dùng, hộ gia đình, doanh nghiệp cũng như sự tương tác qua lại
giữa những chủ thể này trên các thị trường cụ thể. Đối với doanh nghiệp, kinh tế vi mô xem xét
các vấn đề như: một doanh nghiệp sẽ thuê bao nhiêu lao động, sẽ sản xuất mặt hàng nào, doanh
thu, lợi nhuận ra sao, nếu giá đầu vào tăng thì doanh nghiệp sẽ làm gì,… Các vấn đề liên quan
đến người tiêu dùng, hộ gia đình mà kinh tế vi mô quan tâm như người tiêu dùng nên lựa chọn
sản phẩm nào, chi tiêu bao nhiêu cho sản phẩm, sẽ cung ứng bao nhiêu giờ lao động,... Trong
một ngành, nghiên cứu kinh tế vi mô sẽ giúp chúng ta giải thích sự hình thành giá cả và sản
lượng của từng mặt hàng. b. Kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học vĩ mô là một bộ phận của kinh tế học nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng thể
của một nền kinh tế2. Các nhà kinh tế học vĩ mô tập trung xem xét các vấn đề tổng thể như tổng
sản phẩm quốc dân, thất nghiệp, tổng sản phẩm quốc nội, mức giá chung, lạm phát,... Kinh tế
học vĩ mô lý giải việc chính phủ sử dụng các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ thắt chặt hay
nới lỏng để đạt các mục tiêu tăng trưởng quốc gia, giải quyết vấn đề lạm phát, thất nghiệp, cải
thiện kết quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Chẳng hạn trong năm 2013, Chính phủ Việt
Nam đã sử dụng biện pháp giảm lãi suất cơ bản để khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh
doanh; qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp.
1.1.3. Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
Việc phân chia kinh tế học thành kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô không có nghĩa
là tách rời các vấn đề kinh tế và giải quyết một cách riêng biệt. Chẳng hạn, trong năm 2014,
Chính phủ Việt Nam muốn giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dưới 4%. Đây là
vấn đề nghiên cứu của kinh tế vĩ mô, nhưng vấn đề này muốn được giải quyết tốt thì phụ thuộc
rất lớn vào hiệu quả hoạt động của kinh tế vi mô. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm khi các
doanh nghiệp trong nền kinh tế sử dụng nhiều lao động, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thị
trường phát triển. Ngược lại, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào
chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Chẳng hạn khi Chính phủ điều chỉnh lãi suất hay tỷ giá
thì hoạt động của doanh nghiệp cũng sẽ bị tác động. Như vậy hiệu quả hoạt động của kinh tế vĩ
mô phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của kinh tế vi mô; đồng thời hiệu quả của các hoạt động
kinh tế vĩ mô tạo hành lang cho hoạt động kinh tế vi mô phát triển.
Nhiều vấn đề kinh tế liên quan đến cả kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Sự ra đời của
thương mại điện tử là một ví dụ. Kinh tế học vi mô quan tâm, giải thích ảnh hưởng của thương
mại điện tử đến doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp, tính cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong ngành. Kinh tế học vĩ mô xem xét hình thức kinh doanh qua mạng đóng góp như
thế nào cho ngân sách quốc gia, tăng thu nhập quốc dân,..
Như vậy, kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô tuy khác nhau về đối tượng nghiên cứu
nhưng đều là những nội dung quan trọng của kinh tế học, không thể chia cắt mà bổ sung cho
nhau tạo thành hệ thống kiến thức của kinh tế thị trường.
1.2. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA KINH TẾ HỌC
a. Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi
"Mọi thứ đều có giá" - Để có được một thứ ưa thích, người ta phải bỏ ra một thứ khác mà
mình thích. Nói cách khác, quá trình ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi một mục tiêu nào đó để
đạt được mục tiêu khác.
Ví dụ 1: Một sinh viên đứng trước một quyết định phân bổ nguồn lực quý báu của mình là
thời gian. Anh ta có thể dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu môn kinh tế học, hoặc dành toàn
bộ thời gian để nghiên cứu môn tâm lý học, và hoặc là phân chia thời gian giữa hai môn học đó.
2 Bộ Giáo dục và đào tạo, Kinh tế học vi mô, NXB Giáo dục, 2011, Trang 7 3
Để có một giờ học môn này, anh ta phải từ bỏ một giờ học môn kia. Để có một giờ học một
trong hai môn kia, anh ta phải từ bỏ một giờ đi chơi, xem ca nhạc hoặc đi làm để kiếm thêm thu nhập.
Ví dụ 2: Về chi tiêu của một gia đình nhiều thế hệ, họ có thể mua thực phẩm, hoặc quần
áo, hoặc đưa cả nhà đi nghỉ. Họ cũng có thể tiết kiệm một phần thu nhập cho lúc về già, hoặc
cho con cái vào học đại học. Khi quyết định chi tiêu thêm một đồng cho một trong các sản phẩm
nêu trên, họ mất đi một đồng để chi cho sản phẩm khác.
Ví dụ 3: Khi con người tập hợp lại thành xã hội, Chính phủ phải đối mặt với nhiều loại
đánh đổi. Khi tăng chi tiêu cho quốc phòng để tăng khả năng phòng thủ đất nước (mua thêm
súng), Chính phủ phải từ bỏ một phần tiêu dùng (một phần bơ), và như vậy mất đi cơ hội nâng
cao mức sống của nhân dân.
b. Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là thứ mà bạn phải từ bỏ để có được nó
Sự đánh đổi liên quan đến lợi ích và tổn thất, vì vậy trong quá trình ra quyết định, ta
thường so sánh giữa chi phí và lợi ích của các cách hành động khác nhau. Cái khó ở đây là trong
nhiều trường hợp, chi phí của một số hành động không phải lúc nào cũng rõ ràng như khi mới nhìn qua.
Ví dụ: việc quyết định đi học đại học; Ích lợi của cách hành động này là giàu thêm kiến
thức và có cơ hội có được công việc làm tốt hơn trong suốt cả cuộc đời. Thế còn chi phí của nó
là gì? Nó chính là tổng cộng các khoản tiền phải trả để có được việc học hành này (học phí, tài
liệu, sinh hoạt phí,...). Nhưng tổng số tiền đó thực sự chưa phải là toàn bộ những gì bạn phải từ
bỏ để theo học đại học. Ví dụ trên cho thấy:
Thứ nhất, nó bao gồm cả những thứ không thực sự là chi phí cho việc học đại học. Kể cả
không phải học đại học, người ta vẫn phải chi phí sinh hoạt, vẫn phải chi cho ăn uống, chỗ ở.
Tiền ăn uống ở trường đại học chỉ trở thành chi phí cho việc học đại học khi nó cao hơn ở những
nơi khác. Cũng có khi, sinh hoạt phí ở trường đại học có thể rẻ hơn những nơi khác - Trường
hợp này, số tiền tiết kiệm được trở thành ích lợi cho việc học đại học.
Thứ hai, nó bỏ qua khoản chi phí lớn nhất cho việc học đại học là thời gian của việc học.
Khi dành một khoảng thời gian để nghe giảng, đọc tài liệu và viết tiểu luận, người ta không thể
sử dụng nó để làm việc khác. Nhiều người hiểu rằng tiền lương phải từ bỏ do không đi làm để
đi học đại học là khoản chi phí lớn nhất cho việc học đại học.
Chi phí cơ hội của một thứ là thứ mà bạn phải từ bỏ để có được nó. Khi quyết định bất kỳ
việc gì (chẳng hạn đi học đại học), người ra quyết định phải xem xét đến chi phí cơ hội gắn với
các hành động có thể thực hiện. Chi phí cơ hội của các vận động viên thể thao ở lứa tuổi sinh
viên có thể rất cao - họ có thể kiếm được rất nhiều tiền nếu bỏ học, để chơi các môn thể thao
nhà nghề. Đương nhiên, mọi người hiểu rằng, ích lợi của việc học đại học là quá nhỏ so với chi phí.
c. Nguyên lý 3: Con người hành động hợp lý suy nghĩ tại điểm cận biên
Các quyết định trong cuộc sống hiếm khi được đưa ra dưới dạng có hoặc không, mà thường
là dưới dạng tăng thêm hay giảm đi một lượng nào đó. Khi đến giờ ăn tối, bạn phải đối mặt
không phải là ăn hay không ăn, mà là có nên ăn thêm một ít cơm hoặc thức ăn không. Khi kỳ thi
đến, vấn đề không phải là bỏ mặc bài vở hay học 24 giờ một ngày, mà là nên học thêm một tiếng
nữa hay dừng lại để lên mạng Wikipedia. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ thay đổi cận biên để 4
chỉ những điều chỉnh nhỏ và tăng dần trong kế hoạch hành động hiện tại. Cận biên có nghĩa là lân cậ
n một cái gì đó và bởi vậy thay đổi cận biên là những điều chỉnh ở vùng lân cận.
Nhiều trường hợp, mọi người đưa ra được quyết định tối ưu nhờ tính đến điểm cận biên;
bằng cách so sánh ích lợi cận biên và chi phí cận biên.
Các cá nhân và doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định tốt hơn nhờ cách suy nghĩ ở điểm
cận biên. Con người hành động hợp lý chỉ quyết định tăng thêm hành động khi thấy ích lợi cận
biên còn cao hơn chi phí cận biên.
d. Nguyên lý 4: Con người đáp lại các kích thích
Con người ra các quyết định dựa trên sự so sánh chi phí và ích lợi, nên hành vi của họ có
thể thay đổi khi chi phí, ích lợi hoặc cả hai thay đổi. Nghĩa là, con người đáp lại các kích thích.
Ví dụ, khi giá bưởi tăng, mọi người quyết định ăn ít bưởi hơn, vì chi phí cho việc mua bưởi đã
tăng lên. Đồng thời người nông dân trồng bưởi thuê thêm lao động và thu hoạch nhiều bưởi hơn
vì lợi nhuận thu được từ bán bưởi tăng lên. Chúng ta thấy, tác động của giá cả lên hành vi
của người mua và người bán trên thị trường, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu
phương thức vận hành của nền kinh tế.
e. Nguyên lý 5: Thương mại làm cho mọi người đều có lợi
Hiện nay trên thị trường quốc tế, Nhật Bản là đối thủ cạnh tranh của Hoa Kỳ. Xét trên một
vài khía cạnh, thì điều này đúng vì các công ty Nhật và Hoa Kỳ đều sản xuất nhiều mặt hàng
giống nhau. Hãng Toyota và Ford cạnh tranh để thu hút một nhóm khách hàng trên thị trường ô
tô. Hewlett-Packard HP cũng cạnh tranh với Sony Vaio trên thị trường máy tính cá nhân để thu hút cùng một nhóm hàng.
Rất dễ mắc sai lầm khi nghĩ về sự cạnh tranh giữa các nước, thương mại giữa Nhật Bản và
Hoa Kỳ không giống như cuộc thi đấu thể thao là có kẻ thắng, người thua. Sự thật thì điều ngược
lại mới đúng, thương mại giữa hai nước làm cả hai đều có lợi. Thương mại cho phép các nước
chuyên môn hóa vào lĩnh vực mà mình sản xuất tốt nhất và nhờ vậy được hưởng thụ hàng hóa
và dịch vụ phong phú hơn. Nhật và Hoa Kỳ vừa là bạn hàng của nhau, nhưng cũng là đối thủ cạnh tranh của nhau.
f. Nguyên lý 6: Thị trường thường là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế
Nửa cuối Thế kỷ XX với sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên
Xô và Đông Âu có lẽ là thay đổi quan trọng nhất của nửa cuối thế kỷ này. Nền kinh tế của các
nước này hoạt động dựa trên tiền đề là các nhà hoạch định trong chính phủ được đặt vào vị trí
tốt nhất để định hướng hoạt động kinh tế. Họ là những người quyết định sản xuất hàng hóa, dịch
vụ nào, sản xuất bao nhiêu, sản xuất như thế nào và phân phối cho ai. Thực chất, đây là nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trung.
Hiện nay, hầu hết các nước từng có nền kinh tế hóa tập trung đều đã từ bỏ hệ thống này và
đang nỗ lực phát triển nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, quyết định của các
nhà hoạch định kinh tế của chính phủ được thay bằng quyết định của các doanh nghiệp và hộ
gia đình. Họ toàn quyền sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và phân phối nó cho ai. Các hộ gia
đình tự quyết định việc làm cho doanh nghiệp nào và mua cái gì bằng chính thu nhập của mình.
Các hộ gia đình và gia đình tương tác với nhau trên thị trường, nơi mà giá cả và phúc lợi cá nhân
định hướng cho các quyết định của họ.
Xét cho cùng, trong nền kinh tế thị trường không có ai chủ trương phụng sự xã hội với tư
cách một toàn thể. Thị trường tự do bao gồm nhiều người mua và người bán với vô số hàng hóa
và dịch vụ khác nhau, và quan trọng hơn là mọi người đều quan tâm trước hết đến lợi ích của 5
mình. Song cho dù quá trình ra quyết định có tính chất phân tán và người ra quyết định chỉ hướng
tới lợi ích riêng của mình, nền kinh tế vẫn tỏ ra thành công khác thường trong việc tổ chức hoạt
động kinh tế theo hướng thúc đẩy phúc lợi kinh tế chung.
Nhà kinh tế Adam Smith (1723-1790) đã nêu ra nhận định nổi tiếng trong kinh tế
học là: "Khi tác động qua lại với nhau trên thị trường, các hộ gia đình và doanh nghiệp hành
động như thể họ được dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình, đưa họ tới những kết cục thị trường đáng
mong muốn". Giá cả là công cụ mà nhờ đó bàn tay vô hình điều khiển các hoạt động kinh tế.
Giá cả phản ánh cả giá trị của hàng hóa đối với xã hội và chi phí mà xã hội phải chịu để sản xuất
ra nó; vì hộ gia đình và doanh nghiệp nhìn vào giá cả khi đưa ra quyết định mua và bán cái gì,
nên vô tình họ tính đến lợi ích và chi phí xã hội mà hành vi họ tạo ra. Kết quả giá cả giúp các cá
nhân đưa ra quyết định mà trong nhiều trường hợp cho phép tối đa hóa phúc lợi xã hội.
Hệ quả của bàn tay vô hình: "Khi ngăn không cho giá cả điều chỉnh một cách tự nhiên
theo quy luật cung - cầu, chính phủ cũng đồng thời cản trở bàn tay vô hình trong việc phối hợp
hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp - những đơn vị cấu thành nền kinh tế". Đây là hệ quả
quan trọng, nó lý giải tại sao thuế tác động tiêu cực tới quá trình phân bổ nguồn lực (thuế làm
biến dạng giá cả, và do vậy làm biến dạng quyết định của các hộ gia đình và doanh nghiệp).
g. Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ cải thiện được kết cục thị trường
Thúc đẩy hiệu quả và công bằng của xã hội là hai nguyên nhân chủ yếu để chính phủ can
thiệp vào nền kinh tế. Nghĩa là, hầu hết các chính sách đều nhằm vào mục tiêu vừa làm cho chiếc
bánh kinh tế lớn lên và vừa làm thay đổi cách thức phân chia chiếc bánh đó.
Bàn tay vô hình thường hướng dẫn thị trường phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả.
Song vì nhiều nguyên nhân, đôi khi bàn tay vô hình bị tê liệt. Các nhà kinh tế sử dụng thuật
ngữ "thất bại thị trường" để chỉ tình huống thị trường tự nó thất bại trong việc phân bổ nguồn
lực theo cách có hiệu quả.
Có một nguyên nhân làm cho thị trường thất bại là ảnh hưởng bên ngoài. Ảnh hưởng bên
ngoài là tác động do hành vi của một người tạo ra đối với phúc lợi của người ngoài cuộc. Ví dụ
về ảnh hưởng bên ngoài tiêu cực (hay chi phí của tác động bên ngoài) là ô nhiễm môi trường.
Nếu một nhà máy hóa chất không phải chịu toàn bộ chi phí cho khí thải, thì nó có thể thải ra rất
nhiều khí thải. Trường hợp này, chính phủ có thể làm tăng phúc lợi kinh tế nhờ các quy định về
môi trường. Một ví dụ nữa về ảnh hưởng ngoại hiện tích cực (hay lợi ích của tác động bên ngoài)
là phát triển khoa học. Khi đi đến một phát minh quan trọng, nhà khoa học tạo ra một nguồn lực
có giá trị mà mọi người có thể sử dụng. Trường hợp này, chính phủ có thể tăng phúc lợi kinh tế
bằng cách trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu khoa học.
h. Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất của nước đó
Hầu hết sự khác biệt về mức sống có nguyên nhân ở sự khác nhau về năng suất lao động
của mỗi quốc gia (số lượng hàng hóa được làm ra trong mỗi một giờ lao động của một công
nhân). Ở những quốc gia, người lao động sản xuất ra được lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn
trong một đơn vị thời gian, thì hầu hết người dân được hưởng mức sống cao; còn những quốc
gia có năng suất kém hơn, thì hầu hết người dân phải chịu cuộc sống khó khăn. Thực chất, tốc
độ tăng năng suất lao động của một quốc gia quyết định tốc độ tăng thu nhập bình quân của quốc gia đó.
Mối quan hệ cơ bản giữa năng suất và mức sống khá đơn giản, nhưng nó mang một hàm ý
sâu xa. Nếu năng suất là yếu tố then chốt quyết định mức sống, thì những cách lý giải khác về
mức sống phải đóng vai trò thứ yếu. Nhiều người tin vào vai trò của công đoàn hoặc luật về tiền 6
lương tối thiểu trong việc làm đã làm tăng mức sống của người dân Hoa Kỳ. Song người thực
sự làm tăng đời sống người dân lại là năng suất lao động ngày càng cao.
i. Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền
Nguyên nhân gây ra lạm phát là gì? Trong hầu hết các trường hợp, lạm phát trầm
trọng hoặc kéo dài dường như đều có chung một thủ phạm - đó là sự gia tăng của lượng tiền.
Khi Chính phủ phát hành ra một lượng tiền lớn, giá trị của tiền sẽ giảm.
k. Nguyên lý 10: Chính phủ đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp
Nếu lạm phát như vậy, thì tại sao đôi khi các nhà hoạch định chính sách lại gặp rắc rối
trong việc chèo lái con thuyền kinh tế? Một lý do là mọi người cho rằng chính sách cắt giảm lạm
phát thường gây ra sự gia tăng tạm thời của thất nghiệp. Đồ thị minh họa cho sự đánh đổi giữa
lạm phát và thất nghiệp được gọi là đường phillips.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng môn học
Là môn khoa học nghiên cứu các hiện tượng, hoạt động kinh tế dưới góc độ từng bộ phận,
từng cá nhân riêng lẻ trong nền kinh tế; đối tượng nghiên cứu của kinh tế vi mô bao gồm:
- Hành vi của từng cá thể trong nền kinh tế (người tiêu dùng, doanh nghiệp) trong việc thực
hiện các mục tiêu của họ;
- Sự hình thành của các quy luật kinh tế như quy luật cung, quy luật cầu, quy luật lợi suất
giảm dần, quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng,…và xu hướng vận động của nền kinh tế thị trường;
- Những hạn chế, khuyết tật kinh tế thị trường và vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết
nền kinh tế hoạt động có hiệu quả.
1.3.2. Nội dung cơ bản của môn học
Nội dung nghiên cứu của kinh tế học vi mô:
- Kinh tế vi mô và những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp: Các vấn đề kinh tế cơ bản của
doanh nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn và phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp;
- Cung - cầu: Nghiên cứu nội dung cung, cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến cung, cầu và giải
thích sự hình thành, biến động của giá cả hay sản lượng của một hàng hóa cụ thể;
- Lý thuyết hành vi người tiêu dùng: Các quyết định lựa chọn tiêu dùng (chọn sản phẩm
nào, số lượng bao nhiêu) để tối đa hóa sự thỏa mãn của mình trong điều kiện giới hạn về thu nhập; 7
- Lý thuyết hành vi doanh nghiệp: Các doanh nghiệp quyết định sản xuất như thế nào để
đạt mục tiêu lợi nhuận, doanh thu; doanh nghiệp sẽ sử dụng các yếu tố sản xuất như thế nào để
tối thiểu hóa chi phí sản xuất hay tối đa hóa sản lượng;
- Cạnh tranh và độc quyền: Các doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án sản xuất và bán ra
như thế nào để đạt mục tiêu lợi nhuận, doanh thu khi kinh doanh trong các hình thái thị trường
khác nhau như thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh độc quyền, thị trường độc
quyền tập đoàn, thị trường độc quyền hoàn toàn;
- Thị trường các yếu tố sản xuất: Đặc điểm của thị trường các yếu tố đầu vào như lao động,
vốn, đất đai; thông qua cung, cầu các yếu tố sản xuất để giải thích hành vi của doanh nghiệp, hộ
gia đình trong các thị trường này;
- Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường: Mặc dù nền kinh tế thị trường là
phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế, nhưng nền kinh tế thị trường vẫn còn những hạn
chế nhất định, đòi hỏi có sự can thiệp của Chính phủ để nền kinh tế có thể vận hành một cách
tốt nhất. Các hạn chế của kinh tế thị trường là gì và Chính phủ có những biện pháp nào để khắc
phục những hạn chế này
1.3.3.Phương pháp nghiên cứu môn học
a. Phương pháp nghiên cứu chung
Kinh tế học vi mô là khoa học về kinh tế, về sự lựa chọn của các chủ thể trong nền kinh
tế. Việc nghiên cứu kinh tế học nói chung và kinh tế vi mô nói riêng cần căn cứ trên các luận
điểm của Karl Marx về kinh tế thị trường, dựa trên cơ sở của phương pháp duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử. Khi nghiên cứu các vấn đề cụ thể của kinh tế vi mô cần thiết hiểu rõ bản chất,
rút ra tính tất yếu và xu thế phát triển của nó. Ngoài ra, chủ thể nghiên cứu cần gắn chặt lý luận
với thực tiễn phong phú, sinh động thông qua thực hành nhằm nâng cao nhận thức về lý luận,
phương pháp luận để giải quyết những vấn đề, tình huống trong kinh tế vi mô.
b. Các phương pháp nghiên cứu riêng
Kinh tế học vi mô sử dụng một số phương pháp nghiên cứu riêng như: phương pháp mô
hình hóa, phương pháp so sánh tĩnh.
- Phương pháp mô hình hóa: Để tìm hiểu về một vật thể nào đó, người ta có thể sử dụng
những vật thể có đặc tính tương tự để nghiên cứu nhằm thu thập những hiểu biết mới về vật thể
cần nghiên cứu. Chẳng hạn, trong y học, người ta thường sử dụng mô hình con người làm bằng
chất dẻo, có các cơ quan của con người thật (có thể bỏ qua một vài chi tiết) và thông qua tìm
hiểu mô hình sẽ giúp người học hiểu rõ hơn về các cơ quan trong con người và phương thức
hoạt động của các cơ quan này. Tương tự như thế, khi nghiên cứu kinh tế học, các nhà kinh tế
thường sử dụng các mô hình - được cấu thành bởi các đồ thị, phương trình, sơ đồ và tất cả mô
hình này đều đơn giản hóa hiện thực để giúp người nghiên cứu cải thiện hiểu biết của họ về
nền kinh tế. Ví dụ, để tìm hiểu tổ chức một nền kinh tế, dòng luân chuyển hàng hóa, dịch vụ
giữa các chủ thể trong nền kinh tế, chúng ta thường sử dụng sơ đồ vòng chu chuyển. Sơ đồ
vòng chu chuyển là mô hình thu nhỏ mô tả về nền kinh tế. Trong mô hình này, hai chủ thể
chính là doanh nghiệp và hộ gia đình tương tác với nhau trên hai thị trường, đó là thị trường
hàng hóa dịch vụ và thị trường yếu tố sản xuất. Trong thị trường hàng hóa dịch vụ, doanh
nghiệp là người cung cấp hàng hóa và dịch vụ; hộ gia đình là người tiêu dùng và chi tiêu của
hộ gia đình chính là doanh thu của doanh nghiệp. Trong thị trường yếu tố sản xuất (YTSX),
doanh nghiệp sử dụng một phần doanh thu để chi trả tiền thuê, mua các yếu tố sản xuất; hộ gia
đình sử dụng thu nhập từ việc cho thuê các yếu tố sản xuất để mua hàng hóa, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của mình. 8
Như vậy, sơ đồ vòng chu chuyển biểu thị luồng hàng hóa, dịch vụ, luồng tiền giữa các
chủ thể trong nền kinh tế. Trong mô hình đã đơn giản hóa nhiều vấn đề so với trong thực tế bằng
cách đưa ra các giả định như nền kinh tế không có sự tham gia của Chính phủ và người nước
ngoài. Nhờ cách thức đơn giản hóa vấn đề, thông qua mô hình, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về
cách thức hoạt động của nền kinh tế. Đây là một phương pháp được sử dụng khá phổ biến khi
xem xét các vấn đề kinh tế phức tạp.
- Phương pháp so sánh tĩnh: Khi nghiên cứu các môn học chúng ta thường gặp các giả
định. Chẳng hạn, trong vật lý học, nghiên cứu về vấn đề rơi tự do của các vật, người ta giả định
vật đang rơi trong môi trường chân không, tức là bỏ qua ma sát; trong kinh tế quốc tế, để giải
thích về lợi ích của các quốc gia khi tham gia thương mại quốc tế, người ta giả định thế giới chỉ
có hai quốc gia và mỗi quốc gia chỉ sản xuất hai loại hàng hóa. Mục đích của việc đưa ra các giả
định nhằm đơn giản hóa vấn đề cũng như tập trung tư duy vào vấn đề chính cần nghiên cứu. Khi
nghiên cứu kinh tế học vi mô, chúng ta sẽ gặp một số giả định tương tự và đây được xem là biểu
hiện của phương pháp so sánh tĩnh. Các biểu hiện thường gặp của phương pháp này là: giả sử
các yếu tố khác không thay đổi (ceteris paribus), quy luật này chỉ đúng trong trường hợp,
…Chẳng hạn, khi chúng ta cần xem xét ảnh hưởng của giá Iphone đến số lượng Iphone mà người
tiêu dùng mua. Trong thực tế, số lượng Iphone mà người tiêu dùng mua có thể cùng một lúc chịu
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như thu nhập, sở thích, dự đoán của người tiêu dùng về
tương lai, giá Iphone,…Như vậy, cùng một lúc chúng ta không thể phân tích ảnh hưởng của tất
cả các yếu tố đến lượng cầu về Iphone. Vì vậy, để đơn giản hóa vấn đề và tập trung cho hai yếu
tố chính là giá và lượng cầu Iphone thì người nghiên cứu khéo léo sử dụng các giả định phù hợp.
Trong trường hợp này, bằng cách đưa ra giả định các yếu tố khác (thu nhập, sở thích, kỳ vọng,...)
không thay đổi, chúng là các hằng số trong mô hình nghiên cứu, chúng ta hoàn toàn tập trung
giải thích mối quan hệ ngược chiều giữa hai biến số chính là lượng cầu và giá cả.
1.4. LỰA CHỌN KINH TẾ TỐI ƯU CỦA DOANH NGHIỆP
1.4.1. Doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp a. Khái niệm
Một cách chung nhất, doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh hàng hóa dịch vụ theo nhu
cầu của thị trường và xã hội, nhằm đạt lợi nhuận tối đa và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. 9
Doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế, cung cấp sản phẩm cho thị trường với mục đích tìm
kiếm lợi nhuận. Ngoài ra, hoạt động của doanh nghiệp cũng cần phải mang lại hiệu quả kinh tế
xã hội. Xét dưới góc độ nền kinh tế, hiệu quả kinh tế xã hội bao gồm: giải quyết việc làm, sử
dụng tài nguyên hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường, không gian lận thương mại, không
trốn thuế … Nếu doanh nghiệp chỉ theo đuổi mục tiêu lợi nhuận tối đa mà không quan tâm đến
các vấn đề trên, thì hoạt động của doanh nghiệp không mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Như
vậy, doanh nghiệp cần quan tâm cả lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của cả nền kinh tế. b. Phân loại
-Căn cứ vào hình thức sở hữu tài sản của doanh nghiệp
o Doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền sở hữu nhà nước
o Hợp tác xã thuộc quyền sở hữu tập thể
o Doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu một cá nhân
o Công ty thuộc quyền sở hữu chung của các thành viên
o Công ty có vốn đầu tư nước ngoài o Doanh nghiệp liên doanh - Căn cứ theo quy mô o Doanh nghiệp lớn
o Doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động o Doanh nghiệp sản xuất
o Doanh nghiệp thương mại
o Doanh nghiệp tài chính …
1.4.2. Quá trình kinh doanh và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp a. Quá trình kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành theo một quá trình gồm
nhiều giai đoạn thực hiện. Quá trình này diễn ra như thế nào phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ
thuật, xã hội của từng loại doanh nghiệp, có thể khái quát như sau:
+ Nghiên cứu nhu cầu thị trường về hàng hóa và dịch vụ để quyết định nên sản xuất cái gì.
+ Chuẩn bị đồng bộ các yếu tố đầu vào để thực hiện quyết định sản xuất; bao gồm: lao
động, đất đai, thiết bị, vật tư kỹ thuật, công nghệ…
+ Tổ chức tốt quá trình kết hợp chặt chẽ, khéo léo giữa các yếu tố cơ bản của đầu vào để
tạo ra hàng hóa dịch vụ, trong đó lao động là yếu tố quyết định.
+ Tổ chức tốt quá trình tiêu thụ hàng hóa dịch vụ, bán hàng hóa và thu tiền về.
b. Chu kỳ kinh doanh
Chu kỳ kinh doanh là khoảng thời cần thiết để doanh nghiệp hoàn thành xong quá trình
kinh doanh của mình. Như vậy chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu từ lúc khảo sát,
nghiên cứu nhu cầu thị trường về hàng hóa, dịch vụ, đến lúc bán xong hàng hóa và thu tiền về.
- Chu kỳ kinh doanh bao gồm các loại thời gian chủ yếu sau:
+ Thời gian cho việc nghiên cứu nhu cầu thị trường và quyết định sản xuất (hay quyết
định mua hàng hóa, dịch vụ).
+ Thời gian cho việc chuẩn bị các đầu vào cho sản xuất hoặc mua, bán các hàng hóa, dịch vụ.
+ Thời gian tổ chức quá trình sản xuất hoặc bao gói, chế biến và mua bán; hoặc thời gian bán, mua,... 10
1.4.3. Lý thuyết về sự lựa chọn của doanh nghiệp
Để có một quyết định tối ưu nhất, các chủ thể kinh tế sẽ cân nhắc rất kỹ các phương án
khác nhau. Quá trình các chủ thể so sánh giá trị của các phương án và đưa ra phương án lựa chọn
tốt nhất được gọi là lựa chọn. Lý do mà các chủ thể kinh tế phải lựa chọn và cơ sở để họ đưa ra
phương án lựa chọn là những vấn đề trọng yếu mà lý thuyết lựa chọn quan tâm.
1.4.3.1. Lý thuyết lựa chọn
- Tại sao sự lựa chọn lại cần thiết? Hằng ngày các chủ thể trong nền kinh tế phải đối
mặt với rất nhiều vấn đề từ đơn giản đến phức tạp. Chẳng hạn, bạn học sinh băn khoăn lựa chọn
ngành học sau khi tốt nghiệp phổ thông, bà nội trợ cố gắng lựa chọn thực đơn cho gia đình trong
ngày, bác nông dân suy nghĩ trồng loại cây gì trên mảnh đất của mình trong vụ mùa này, công
ty tính toán nên đầu tư vào sản xuất mặt hàng nào,…Các quyết định này được đưa ra sau khi
tiêu tốn của bạn sinh viên, bà nội trợ, bác nông dân, nhà kinh tế,... không ít thời gian suy nghĩ,
so sánh các phương án. Nguyên nhân của vấn đề là do các chủ thể đối mặt với tình trạng khan
hiếm nguồn lực; trong khi nhu cầu con người không ngừng gia tăng. Một nhà triệu phú muốn đi
du lịch, tiền bạc không là ràng buộc đối với họ nhưng sắp xếp được thời gian là cả một vấn đề.
Và ngược lại, đối với một người thất nghiệp, thời gian là thứ rất sẵn có nhưng họ gặp giới hạn
về tiền. Vì vậy, có thể khẳng định sự lựa chọn là rất cần thiết trong mọi nền kinh tế, đối với tất
cả doanh nghiệp, tất cả người tiêu dùng trong điều kiện khan hiếm về nguồn lực.
- Tại sao sự lựa chọn có thể thực hiện được? Sự lựa chọn có thể thực hiện được, vì với
một nguồn lực khan hiếm, nếu không sử dụng để thỏa mãn nhu cầu này thì có thể được sử dụng
để thỏa mãn nhu cầu khác. Chẳng hạn, thời gian và tiền bạc của bạn sinh viên nếu không sử
dụng để theo học ngành kế toán thì có thể được sử dụng để theo học ngành thương mại, du lịch;
bác nông dân có thể sử dụng thửa ruộng để trồng các loại cây khác nhau; doanh nghiệp có thể
sản xuất các loại hàng hóa khác nhau với số vốn và lao động đang có…
- Cơ sở của sự lựa chọn là gì? Khi đưa ra quyết định lựa chọn, các chủ thể kinh tế luôn
so sánh lợi ích mình đạt được với chi phí bỏ ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chi phí của
các lựa chọn không phải lúc nào cũng thể hiện một cách minh nhiên (rõ ràng). Chẳng hạn, để
làm phong phú vốn kiến thức của mình, gia tăng cơ hội tìm kiếm công việc với thu nhập ngày
càng cao, các cá nhân quyết định học lên cao. Để đạt lợi ích này, các cá nhân phải bỏ ra chi phí.
Chi phí của việc đi học là gì? Câu trả lời thường là tổng số tiền chi trả cho các khoản như học
phí, mua tài liệu, thuê nhà. Tuy nhiên, người đi học cần lưu ý, bên cạnh những khoản tiền thực
sự chi ra kể trên, người học đã phải bỏ qua cơ hội đi làm để kiếm thu nhập trong thời gian đi
học. Nhiều người chọn đi học tiếp vì họ cho rằng lợi ích của việc đi học mang lại cao hơn nhiều
so với thu nhập mà họ bỏ qua trong quá trình đi học. Trong trường hợp này, thu nhập bị bỏ qua
được gọi là chi phí cơ hội của việc đi học.
Một tình huống khác, giả sử bạn có căn nhà ở trung tâm thành phố rất thuận lợi cho buôn
bán, bạn băn khoăn giữa hai phương án là: cho thuê (thu được 40 triệu/tháng) và mở một cửa
hàng kinh doanh thời trang. Nếu lựa chọn của bạn là mở cửa hàng thì đồng nghĩa bạn bỏ qua cơ
hội cho một ai đó thuê. Số tiền 40 triệu/tháng nếu cho người khác thuê nhà là chi phí cơ hội của
việc mở cửa hàng kinh doanh thời trang.
Như vây, chi phí cơ hội là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra quyết định lựa
chọn. Khi đưa ra quyết định lựa chọn, các tác nhân kinh tế sẽ cân nhắc, so sánh giá trị của cơ
hội được lựa chọn với giá trị của cơ hội bị bỏ qua, vì vậy chi phí cơ hội được xem là cơ sở của sự lựa chọn.
Tóm lại, khi đưa ra quyết định lựa chọn, bên cạnh những khoản chi phí thực sự chi ra, các chủ
thể kinh tế cần nhận diện chi phí cơ hội trong mỗi quyết định. Khái niệm chi phí cơ hội được sử dụng
có hiệu quả trong lý thuyết lựa chọn. Đây là ý tưởng đơn giản, nhưng được vận dụng rất phổ biến 11
trong cuộc sống. Nếu chúng ta hiểu rõ khái niệm này, thì ta có được một công cụ để xử lý một loạt
vấn đề kinh tế khác nhau, một loạt tình huống khác nhau xảy ra trong hoạt động kinh tế nói riêng và
các hoạt động thường nhật trong cuộc sống nói chung.
1.4.3.2. Mục tiêu của sự lựa chọn
Mục tiêu của sự lựa chọn là do các tác nhân kinh tế quyết định. Mục tiêu của doanh nghiệp
khác với mục tiêu của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp trong mỗi giai đoạn có thể theo đuổi
các mục tiêu khác nhau như doanh thu, thị phần,… Tuy nhiên mục tiêu cao nhất mà các doanh
nghiệp hướng đến là tối đa hóa lợi nhuận. Vì lợi nhuận chính là động cơ, đồng thời là điều kiện
để doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì và mở rộng sản xuất. Do đó, khi đưa ra quyết định kinh
doanh, doanh nghiệp cần xem xét giới hạn khả năng nguồn lực, giá của các yếu tố đầu vào, công
nghệ sản xuất để đưa ra quyết định nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất.
Người tiêu dùng chi tiêu cho các hàng hóa dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Mục tiêu
của người tiêu dùng khi lựa chọn, mua sắm hàng hoá, dịch vụ là tối đa hóa lợi ích hay gia tăng sự hài
lòng của mình đối với hàng hóa dịch vụ được lựa chọn trong giới hạn khả năng về thu nhập.
1.4.4.Phương pháp lựa chọn
1.4.4.1. Phân tích cận biên
Giá trị cận biên của một yếu tố nào đó, chẳng hạn như lao động, vốn,... được hiểu là mức
thay đổi của yếu tố đó do sự thay đổi của một yếu tố ảnh hưởng nào đó gây ra. Để hiểu rõ hơn
về phương pháp phân tích cận biên, chúng ta xem xét tình huống sau: các bạn học sinh phổ thông
đang cân nhắc có nên tiếp tục học lên các trình độ cao hơn như cao đẳng, đại học hay không?.
Trong trường hợp này, số năm học thêm là yếu tố tác động, lợi ích thu được và chi phí bỏ ra là
yếu tố phụ thuộc vào số năm mà học sinh này học thêm. Phần lớn những người dành nhiều thời
gian cho học tập thì lợi ích tăng thêm (cơ hội kiếm việc làm, kiến thức, thu nhập...) càng cao
đồng thời chi phí để học thêm (học phí, chi phí tài liệu, dụng cụ học tập,…) cũng tăng theo thời
gian (số năm học). Bạn đã học tập 12 năm và bây giờ quyết định sẽ tiếp tục đi học thêm nữa nếu
lợi ích tăng thêm (lợi ích cận biên) lớn hơn chi phí tăng thêm (chi phí cận biên) và ngược lại.
Các doanh nghiệp cũng vậy, để ra quyết định có nên tăng sản lượng sản xuất trong thời
gian nhất định, họ sẽ cân nhắc lợi ích tăng thêm khi sản xuất thêm (chính là doanh thu tăng thêm)
và chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm sản phẩm. Trong trường hợp này, số lượng sản phẩm là
yếu tố độc lập; còn doanh thu, chi phí, lợi nhuận là những yếu tố phụ thuộc vào số lượng sản
phẩm. Nếu doanh thu tăng thêm lớn hơn chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm sản phẩm, việc sản
xuất thêm sản phẩm là có lợi và sẽ giúp doanh nghiệp tăng tổng lợi nhuận so với trước. Ngược
lại, nếu doanh thu tăng thêm nhỏ hơn chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm sản phẩm, việc sản
xuất thêm sản phẩm sẽ làm giảm tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Những phân tích trên cho thấy, các chủ thể kinh tế có thể đưa ra quyết định tốt hơn nhờ
phân tích cận biên. Họ sẽ hành động khi lợi ích cận biên vượt quá chi phí cận biên và ngược lại.
1.4.4.2. Phân tích đường giới hạn khả năng sản xuất
Khi đưa ra quyết định lựa chọn, các tác nhân kinh tế cần căn cứ vào tình hình nguồn lực
của mình. Mô hình đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa trực quan về sự lựa chọn của
các chủ thể trong điều kiện giới hạn nguồn lực. Để đơn giản hóa vấn đề nghiên cứu, chúng ta giả định:
- Toàn bộ nguồn lực của nền kinh tế được sử dụng hết;
- Số lượng và chất lượng của các yếu tố sản xuất không thay đổi trong quá trình nghiên cứu;
- Công nghệ sản xuất không thay đổi;
- Nền kinh tế giản đơn, chỉ sản xuất hai loại sản phẩm.
Ví dụ, toàn bộ các nguồn lực của nền kinh tế được sử dụng chỉ để sản xuất hai loại sản
phẩm là xe máy và ti vi. Khả năng sản xuất được thể hiện ở bảng như sau: 12
Bảng 1.1. Các khả năng sản xuất xe máy và tivi
ĐVT: Triệu chiếc Các khả năng Xe máy Tivi A 0 20 B 1 19 C 2 16 D 3 12 E 4 7 F 5 0
Bảng 1.1 mô tả sản lượng tivi và xe máy nền kinh tế sản xuất được khi sử dụng toàn bộ các
nguồn lực. Ở khả năng A, nền kinh tế tập trung toàn bộ nguồn lực để sản xuất tivi và sản lượng
tối đa đạt được là 20 triệu chiếc; nếu nền kinh tế sử dụng toàn bộ nguồn lực chỉ để sản xuất xe
máy thì sản lượng tối đa đạt được là 5 triệu chiếc, thể hiện ở khả năng F. Tuy nhiên, trong thực
tế nguồn lực được phân bổ để sản xuất đồng thời cả hai sản phẩm và sản lượng đạt được được
thể hiện ở các khả năng B, C, D, E. Quan sát từ khả năng A đến khả năng F, có thể nhận thấy để
tăng sản lượng xe máy thì nền kinh tế phải giảm sản xuất tivi.
Biểu diễn các khả năng sản xuất trên hệ trục tọa độ Oxy, với trục hoành biểu diễn số lượng
xe máy, trục tung biểu diễn số lượng tivi, ta có mô hình đường giới hạn khả năng sản xuất như sau:
Mỗi điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất (A, B, C, D, E, F) thể hiện kết hợp tối
đa giữa hai sản phẩm mà nền kinh tế có thể đạt được khi sử dụng toàn bô nguồn lực hiện có. Khi di
chuyển từ điểm này đến điểm khác trên đường giới hạn khả năng sản xuất, ta thấy rằng, muốn sản
xuất nhiều xe máy hơn thì phải giảm số lượng tivi và ngược lại muốn tăng sản lượng tivi thì phải
giảm số lượng xe máy.
Như vậy, đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF = Production Possibilities Frontier) là sơ
đồ mô tả những kết hợp tối đa số lượng các sản phẩm mà nền kinh tế có thể sản xuất khi sử dụng
toàn bộ các nguồn lực của nền kinh tế. Bất kỳ điểm nào nằm bên trong đường giới hạn khả năng
sản xuất, thể hiện nền kinh tế chưa sử dụng triệt để các nguồn lực của mình, do vậy sản lượng
đạt được chưa tối đa. Chẳng hạn, kết hợp tại điểm M cho thấy nền kinh tế sản xuất được 1 đơn
vị xe máy và 12 đơn vị tivi; trong khi đó nếu sản xuất 12 đơn vị tivi thì tối đa nền kinh tế có thể
sản xuất 3 đơn vị xe máy (điểm D) hoặc nếu sản xuất 1 đơn vị xe máy thì tối đa nền kinh tế sản
xuất được 19 đơn vị tivi (điểm B). Những điểm nằm bên ngoài đường PPF; chẳng hạn điểm N,
thể hiện sản lượng cao hơn bất cứ điểm nào nằm trên hoặc trong đường PPF. Tuy nhiên, với
nguồn lực hiện tại thì nền kinh tế không thể đạt được các mức sản lượng này do nguồn lực bị giới hạn. 13
Tóm lại, với một nguồn lực nhất định, nền kinh tế nói chung và các chủ thể trong nền
kinh tế có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Nhưng sự lựa chọn của các chủ thể là có giới hạn do sự
khan hiếm về nguồn lực. Các chủ thể kinh tế có thể lựa chọn sản xuất ở những điểm nằm trên
hoặc trong đường PPF. Những điểm nằm bên ngoài đường PPF là chưa thể đạt được với nguồn lực hiện có.
1.4.5.Ảnh hưởng các mô hình kinh tế đến lựa chọn
Cơ chế kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản của nền
tế và theo đó tác động trực tiếp đến trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Có 3 loại cơ chế kinh tế:
- Cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung (hay còn gọi là cơ chế mệnh lệnh);
- Cơ chế kinh tế thị trường;
- Cơ chế kinh tế hỗn hợp.
a. Cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung - Đặc điểm:
+ Đối với câu hỏi “cái gì?”: Nhà nước sẽ quyết định sản xuất cái gì, sản lượng bao nhiêu
và giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các doanh nghiệp Nhà nước.
+ Đối với câu hỏi “như thế nào?”: Nhà nước sẽ quyết định công nghệ và phân phối vốn, kỹ
thuật máy móc công nghệ cho các doanh nghiệp.
+ Đối với câu hỏi “cho ai?”: Nhà nước sử dụng chế độ phân phối bằng hiện vật và
tem phiếu theo cơ chế giá bao cấp. - Ưu điểm:
+ Việc quản lý được thống nhất tập trung;
+ Cho phép tập trung mọi nguồn lực để giải quyết được nhu cầu công cộng của xã hội;
+ Hạn chế được phân hóa giàu - nghèo và bất công xã hội. - Nhược điểm:
+ Nảy sinh cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, không thúc đẩy sản xuất phát triển;
+ Sản xuất không dựa trên cơ sở thị trường, sử dụng phương thức
phân phối bình quân, triệt tiêu động lực phát triển;
+ Phân phối và sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, cấp trên can thiệp quá sâu vào công việc
của cấp dưới, cấp dưới ỷ lại chờ cấp trên.
b. Cơ chế kinh tế thị trường - Đặc điểm:
+ Nền kinh tế thị trường giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản đều thông qua hoạt động của
quan hệ cung cầu trên thị trường. Nền kinh tế thị trường tôn trọng các hoạt động của thị trường,
quy luật của sản xuất và lưu thông hàng hóa;
+ Trong kinh tế thị trường, giá thị trường do quan hệ cung cầu quyết định và có vai trò
quyết định trong quá trình lựa chọn và ra quyết định sản xuất; lý thuyết “bàn tay vô hình” của
Adam Smith sẽ điều tiết nền kinh tế vì lợi ích của toàn xã hội. - Ưu điểm:
+ Cơ chế kinh tế thị trường rất rõ ràng thông qua các hoạt động cạnh tranh trên thị trường;
+ Các nhà sản xuất tìm mọi cách để phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của
nền kinh tế để theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận;
+ Người tiêu dùng được tự do thỏa mãn tối đa hóa lợi ích của mình dựa trên giới hạn nguồn lực của mình. - Nhược điểm:
+ Phân phối thu nhập không công bằng;
+ Có thể gây ra khủng hoảng kinh tế; 14
+ Vì động cơ lợi nhuận nên dẫn đến ô nhiễm môi trường, bất công xã hội, thất nghiệp...
c. Cơ chế kinh tế hỗn hợp
- Đặc điểm: Duy trì cơ chế thị trường kết hợp với sự điều tiết của Nhà nước.
-Ưu điểm: Phát huy được các ưu điểm và khắc phục được các nhược điểm của hai cơ chế
kinh tế kế hoạch hóa tập trung và cơ chế thị trường.
Nền kinh tế của Việt Nam là cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Nội dung ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp là gì?
Câu 2. Tại sao con người phải lựa chọn? Mục tiêu của sự lựa chọn là gì?
Câu 3. Nội dung của quy luật lợi suất giảm dần là gì? Giải thích tại sao như vậy?
Câu 4. Đường giới hạn khả năng sản xuất là đường như thế nào và cho biết ý nghĩa của đường
giới hạn khả năng sản xuất.
Câu 5. Chi phí cơ hội là gì? Hãy cho một ví dụ. Phát biểu nội dung quy luật chi phí cơ hội ngày
càng tăng. Giải thích tại sao như vậy?
Câu 6. Hiệu quả kinh tế là gì? Hãy giải thích quy luật hiệu quả ảnh hưởng đến lựa chọn kinh tế của các chủ thể. 15
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CUNG CẦU Mục tiêu chương :
Sau khi học xong chương này sinh viên có thể :
+ Hiểu được các khái niệm và quy luật về cung, cầu hàng hóa trên thị trường;
+ Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến cung, cầu một mặt hàng;
+ Giải thích được cơ chế hình thành giá cả và sự biến động của giá cả trong thị trường.
2.1.CẦU HÀNG HOÁ
2.1.1. Khái niệm cầu
a. Khái niệm cầu và lượng cầu
Trước khi tìm hiểu khái niệm cầu, chúng ta cần hiểu nhu cầu là gì? Nhu cầu biểu hiện
cảm giác thiếu hụt cần được thỏa mãn. Nhu cầu chính là những mong muốn của con người.
Chẳng hạn một người tiêu dùng nào đó có thể nói rằng: tôi đang có nhu cầu mua 1 chiếc xe hơi,
hay tôi đang có nhu cầu sửa lại căn nhà, và vô số những nhu cầu khác.
Khác với nhu cầu, khi nói đến cầu hàng hóa dịch vụ chúng ta xét đến hai yếu tố, đó là
khả năng mua sản phẩm của người tiêu dùng và ý muốn sẵn sàng mua sản phẩm đó. Chẳng hạn,
khi xem xét cầu máy tính xách tay hiệu Dell tại thị trường Đà Nẵng, thì người nghiên cứu chỉ
xét số lượng máy tính xách tay mà người tiêu dùng tại thị trường Đà Nẵng muốn mua và có khả
năng mua (khả năng chi trả cho sản phẩm). Thực tế cho thấy, có những khách hàng có đủ tiền
mua máy tính xách tay hiệu Dell (có khả năng mua sản phẩm) nhưng họ không thích máy tính
của hãng này. Một số khách hàng khác rất thích và rất muốn mua máy tính hiệu Dell nhưng họ
không đủ khả năng chi trả cho sản phẩm. Trong hai trường hợp này, cầu về máy tính xách tay
hiệu Dell bằng không. Cầu về máy tính xách tay hiệu Dell chỉ xuất hiện khi người tiêu dùng
muốn mua và có khả năng mua sản phẩm này.
Vậy cầu về hàng hóa, dịch vụ là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng có khả
năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, tất cả các
yếu tố khác không thay đổi.3
Một khái niệm quan trọng khác là lượng cầu. Lượng cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ
mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua tại một mức giá đã cho trong một thời gian
nhất định, tất cả các yếu tố khác không thay đổi.4
Như vậy, nếu như cầu được xác định tại nhiều mức giá khác nhau thì lượng cầu chỉ được
xác định tại một mức giá cụ thể. Cầu là tổng hợp lượng cầu tại các mức giá khác nhau hay cầu
là toàn bộ mối quan hệ giữa lượng cầu và giá. b. Luật cầu ❖ Nội dung luật cầu
Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi giá hàng hóa hay dịch vụ giảm thì
lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó tăng lên và ngược lại. Mối quan hệ ngược chiều giữa
giá và lượng cầu đúng với hầu hết các hàng hóa trong nền kinh tế và vì vậy các nhà kinh tế gọi là quy luật cầu.
Thực tế cho thấy, bên cạnh yếu tố giá có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến lượng hàng
hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng mua. Chẳng hạn, số lượng áo sơ mi Việt Tiến mà người tiêu
dùng tại thị trường Đà Nẵng mua không chỉ phụ thuộc vào giá áo sơ mi Việt Tiến mà còn phụ
thuộc vào giá sản phẩm cùng loại của các thương hiệu khác như Owen, Mattana,
3 Bộ Giáo dục và đào tạo, Kinh tế học vi mô, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, Trang 33
4 Bộ Giáo dục và đào tạo, Kinh tế học vi mô, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, Trang 33 16
Khatoco,…Luật cầu trong trường hợp này được thể hiện ở lượng cầu về áo sơ mi Việt Tiến sẽ
tăng lên khi giá áo sơ mi Việt Tiến giảm xuống trong điều kiện giá các sản phẩm Owen,
Mattana, Khatoco,… không thay đổi.
Giá và lượng cầu hàng hóa, dịch vụ có mối quan hệ ngược chiều có thể do một trong các nguyên nhân sau:
- Trong điều kiện thu nhập của người tiêu dùng không thay đổi, khi giá hàng hóa dịch vụ
tăng lên sẽ làm cho khả năng mua của người tiêu dùng giảm, vì vậy lượng cầu sẽ giảm và
ngược lại. Bên cạnh đó, khi giá hàng hóa, dịch vụ này tăng lên người tiêu dùng có thể lựa chọn
những sản phẩm khác thay thế có giá phù hợp hơn để thỏa mãn nhu cầu của mình. Ví dụ như
khi giá thịt gà giảm xuống, một cách tương đối người tiêu dùng cảm thấy thị gà rẻ hơn và vì
vậy họ sẽ mua thịt gà nhiều hơn thay cho thịt bò, thịt heo, cá ...
- Trong quá trình tiêu dùng, người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng tâm lý,
đó là càng tiêu dùng nhiều hàng hóa dịch vụ trong một thời gian thì sự thỏa mãn, sự hài lòng
của họ đối với mỗi sản phẩm tiêu dùng thêm có xu hướng giảm đi. Chính vì vậy, người tiêu
dùng chỉ mua thêm sản phẩm khi giá của nó giảm xuống hay nói cách khác lượng cầu tăng lên khi giá giảm. ❖ Đồ thị
Do ảnh hưởng bởi quy luật cầu nên trên đồ thị, đường cầu dốc xuống và nghiêng từ trái sang phải.
Hình 2.1. Đồ thị đường cầu c. Hàm số cầu ❖
Phương trình hàm số cầu tổng quát
Hàm số thể hiện mối quan hệ giữa lượng cầu của hàng hóa, dịch vụ với các yếu tố ảnh
hưởng đến lượng cầu được gọi là hàm số cầu. Với tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, hàm
cầu một cách tổng quát được viết là:
QDX,t = f(PX,t, It, Pr,t, N, T, E) Trong đó:
Q D : Lượng cầu về hàng hóa X trong thời gian t X t
PX,t : Giá hàng hóa X trong thời gian t.
I : Thu nhập của người tiêu dùng trong thời gian t . t
P : Giá của hàng hóa có liên quan trong thời gian t. r,t 17
N : Dân số trong thời gian t.
T : Thị hiếu của người tiêu dùng trong thời gian t . E : Các kỳ vọn g ❖
Phương trình hàm số cầu thường gặp
Với mục đích đơn giản hóa vấn đề nghiên cứu, khi nghiên cứu một yếu tố ảnh hưởng đến
cầu, người ta thường giả định các yếu tố còn lại là không thay đổi. Trong các yếu tố tác động
đến cầu, có thể nói yếu tố nội tại của hàng hóa - giá của bản thân hàng hóa là yếu tố luôn được
người tiêu dùng xem xét và chi phối lượng mua nhiều nhất. Vì vậy hàm số cầu thường gặp là
hàm số cầu theo giá của sản phẩm. Nếu các yếu tố ngoài giá cả hàng hóa, dịch vụ không thay
đổi thì hàm số cầu theo giá được viết dưới dạng: D Q = f (P ) X ,t X
Khi giá và lượng cầu có quan hệ tuyến tính thì hàm số cầu được thể hiện dưới dạng phương trình bậc nhất:
QD = a.P + b; với a, b là các tham số xác định.
Ứng với mỗi mức giá nhất định, ta hoàn toàn xác định được lượng cầu về hàng hóa, dịch
vụ. Tham số b cho biết lượng cầu hàng hóa ngay khi giá bằng 0; tham số a cho biết khi giá
hàng hóa dịch vụ tăng lên (giảm đi) một đơn vị thì lượng cầu hàng hóa dịch vụ đó giảm đi
(tăng lên) bao nhiêu đơn vị. Chính vì mối quan hệ ngược chiều giữa giá và lượng cầu nên tham số a luôn nhỏ hơn 0.
Lưu ý: Hàm số cầu còn có thể được viết dưới dạng P = f(Q). Hai cách thể hiện hàm cầu
đều được sử dụng phổ biến.
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
a. Thu nhập của người tiêu dùng (I - Income)
Thu nhập là một yếu tố quan trọng xác định cầu. Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả
năng mua của người tiêu dùng. Nhà thống kê người Đức Ernst Engel đã nghiên cứu sự chi tiêu
của nhiều hộ gia đình và công bố luật về mối quan hệ thuận giữa thu nhập và cầu hàng hóa dịch
vụ. Điều này có nghĩa là khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng sẽ chi tiêu nhiều hơn cho việc
mua hàng hóa, dịch vụ và ngược lại. Tuy nhiên đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể, mức
độ thay đổi của cầu sẽ khác nhau. Căn cứ vào sự thay đổi của cầu hàng hóa, dịch vụ khi thu nhập
của người tiêu dùng thay đổi, các nhà kinh tế chia hàng hóa, dịch vụ thành các nhóm: hàng hóa
thông thường và hàng hóa thứ cấp
- Đối với hàng hóa thông thường
Hàng hóa thông thường là những hàng hóa thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, thiết yếu và cao
cấp của con người. Một hàng hóa được gọi là hàng hóa thông thường nếu khi người tiêu dùng có
thu nhập tăng lên thì cầu về hàng hóa đó cũng tăng lên và ngược lại. Hiện nay, khi thu nhập của các
hộ gia đình tăng lên, các gia đình có xu hướng đầu tư nhiều hơn cho việc học tập của con em của
mình, du lịch nhiều hơn, mua ô tô, sữa, thịt bò ... Vì vậy, các hàng hóa như ô tô, sữa, thịt bò hay dịch
vụ giáo dục, du lịch … được xem là những hàng hóa thông thường.
- Đối với hàng hóa thứ cấp
Mặc dù hầu hết các sản phẩm là hàng hóa thông thường nhưng vẫn có một số hàng hóa
người tiêu dùng không muốn mua hoặc mua ít khi thu nhập của họ tăng lên. Những hàng hóa có
cầu giảm khi thu nhập tăng lên được gọi là hàng hóa thứ cấp. Thực tế cho thấy, cầu một số hàng
hóa như xe máy cũ, tivi hay tủ lạnh cũ … giảm đi khi thu nhập tăng. Bởi vì khi người tiêu dùng
có nhiều tiền hơn, họ có đủ khả năng để mua những phiên bản mới của các sản phẩm này. Tương 18
tự như vậy, khi những khách hàng giàu có chuyển sang sử dụng các sản phẩm như lò vi sóng,
bếp ga sẽ làm cho cầu về lò nướng bằng than, bếp củi giảm đi. Những hàng hóa như xe máy cũ,
bếp than, tivi cũ, áo quần đã qua sử dụng … là những ví dụ về hàng hóa thứ cấp.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, một hàng hóa được xem là thông thường hay thứ cấp có tính
thời điểm và tùy thuộc vào từng người tiêu dùng. Chẳng hạn, cách đây khoảng hơn 20 năm thì bếp
than, bếp củi là loại hàng hóa thông thường; tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, những sản phẩm đó
là hàng hóa thứ cấp. Hoặc đối với một số người tiêu dùng, xe máy là một loại hàng hóa mà khi có
nhiều tiền họ mới có thể mua được; nhưng cũng hàng hóa đó đối với một số người khác là hàng thứ cấp.
b. Giá cả của hàng hóa có liên quan (Pr – Price of related goods)
Cầu về một hàng hóa, dịch vụ không chỉ phụ thuộc vào giá cả của chính hàng hóa, dịch vụ
đó (nội dung luật cầu), mà còn phụ thuộc vào giá cả của hàng hóa, dịch vụ liên quan. Hàng hóa,
dịch vụ liên quan bao gồm hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung.
- Đối với hàng hóa thay thế
Hàng hóa thay thế là những hàng hóa có công dụng giống nhau, vì vậy có thể được sử dụng
thay thế cho nhau trong việc thỏa mãn nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Chẳng hạn như sữa
Vinamilk với sữa Cô gái Hà Lan. Khi hai sản phẩm là hàng thay thế nhau, sự tăng giá của hàng
hóa này dẫn đến tăng cầu đối với hàng hóa kia. Ngược lại, khi giá hàng hóa này giảm thì cầu về
hàng hóa kia sẽ giảm. Tương tự thị trường quần áo, khi giá áo sơ mi Việt Tiến tăng lên, nếu các
hãng sản xuất áo sơ mi khác không tăng giá bán sản phẩm của họ thì lượng cầu về sản phẩm áo
sơ mi Việt Tiến sẽ giảm xuống và người tiêu dùng sẽ xu hướng chuyển sang mua áo sơ mi của
các hãng khác như Hòa Thọ, Nhà Bè, May 10 ... Hiện tượng này xảy ra tương tự đối với các cặp
hàng hóa thay thế trong tiêu dùng như bột giặt Omo và bột giặt Tide, dầu gội Panteen và dầu gội
Dove, giày BQ và giày MT …
- Đối với hàng hóa bổ sung
Hàng hóa bổ sung là những hàng hóa có công dụng khác nhau, được sử dụng đồng thời với
nhau trong việc thỏa mãn một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Khi hai sản phẩm là bổ sung
cho nhau, sự tăng giá của hàng hóa này dẫn đến giảm cầu đối với hàng hóa kia. Ngược lại, khi
giá hàng hóa này giảm thì cầu về hàng hóa kia sẽ tăng. Chẳng hạn, khi điện tăng giá, người tiêu
dùng sẽ sử dụng điện tiết kiệm hơn, điều này dẫn đến cầu về máy điều hòa giảm xuống; hoặc
cầu về điện thoại di động sẽ tăng khi giá cước điện thoại giảm … Điện và điều hòa nhiệt độ,
điện thoại di động và giá cước điện thoại, xe máy và xăng, gas và bếp gas … là những cặp hàng
hóa bổ sung trong tiêu dùng.
Mỗi sản phẩm có thể có những hàng hóa bổ sung hoặc thay thế nhau trong tiêu dùng.
Nhưng trên thị trường rất nhiều hàng hóa không liên quan với nhau. Ví dụ như xe máy và bánh
mỳ, khoai tây và điện thoại … Trong những trường hợp này, sự thay đổi giá của sản phẩm này
không ảnh hưởng gì đến cầu sản phẩm kia.
c. Dân số (N – Number of population)
Các nhà kinh tế quan tâm nhiều hơn đối với số lượng người tiêu dùng trên thị trường. Cầu
về hàng hóa dịch vụ trên thị trường tăng khi số lượng người tiêu dùng tăng và ngược lại. Chẳng
hạn, với dân số hơn 7 triệu người (năm 2009) cầu về gạo tại thành phố Hồ Chí Minh cao hơn
nhiều so với cầu về gạo tại thành phố Đà Nẵng; vì dân số tại thành phố Đà Nẵng chỉ mới hơn 1
triệu người. Như vậy ở mỗi mức giá, dân số càng đông thì lượng cầu càng lớn.
Tuy nhiên khi xem xét ảnh hưởng của yếu tố dân số đến cầu hàng hóa, dịch vụ cần quan
tâm đến cơ cấu dân số theo giới tính, độ tuổi, ngành nghề, vùng miền … Vì những yếu tố này
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. 19