-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giáo trình Pháp luật cạnh tranh | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Theo nghĩa rộng: Chính sách CT bao gồm tất cả các biện pháp củaNhà nước nhằm duy trì CT, một mặt chủ động tạo ra các tiền đề choCT, mở cửa thị trường, loại bỏ các barrier cản trở xâm nhập thị trường, mặt khác thực thi các biện pháp chống lại các chiến lược hạn chếCT của các DN. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật cạnh tranh 5 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Giáo trình Pháp luật cạnh tranh | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Theo nghĩa rộng: Chính sách CT bao gồm tất cả các biện pháp củaNhà nước nhằm duy trì CT, một mặt chủ động tạo ra các tiền đề choCT, mở cửa thị trường, loại bỏ các barrier cản trở xâm nhập thị trường, mặt khác thực thi các biện pháp chống lại các chiến lược hạn chếCT của các DN. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật cạnh tranh 5 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40551442
1. KHÁI QUÁT VỀ CT ............................................................................... 4
1.1. Khái niệm CT .................................................................................... 4
1.2. Đặc điểm của CT ............................................................................... 4
1.3. Bản chất của CT ................................................................................ 4
1.4. Cơ sở (nền tảng) pháp lí của CT ...................................................... 4
1.5. Cơ chế vận hành của CT ................................................................... 4
1.6. Phân loại các hình thái CT ............................................................... 5
1.7. Vai trò và ý nghĩa của CT ................................................................. 5
2. KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CT ...................... 6
2.1. Khái niệm chính sách CT ................................................................. 6
2.2. Các công cụ thực hiện chính sách CT .............................................. 6
2.3. Sự hình thành và phát triển của pháp luật CT ............................... 6
2.4. Cấu trúc của pháp luật CT ............................................................... 6
2.5. Bản chất của pháp luật CT ............................................................... 6
3. THỊ TRƯỜNG LIÊN QUAN .................................................................. 6
3.1. Khái niệm thị trường liên quan ........................................................ 6
3.2. Thị phần của DN ................................................................................ 8
3.3. Sức mạnh thị trường (Market power) của DN (nhóm DN) ........... 8
3.3. Sức mạnh thị trường (Market power) của DN (nhóm DN) ........... 8
4. HIỆU LỰC CỦA LUẬT CẠNH TRANH (2018) ................................ 10
4.1. Đối tượng áp dụng ........................................................................... 10
4.2. Phạm vi điều chỉnh (Đ1 LCT 2018) ............................................... 10
4.3. Áp dụng pháp luật cạnh tranh LCT là “luật chung” hay “luật
chuyên ngành”? ...................................................................................... 10
5. PL CHỐNG CẠNH TRANH KLM ...................................................... 12
5.1. Khái niệm ......................................................................................... 12
5.2. Đặc trưng pháp lý: .......................................................................... 12
5.3. Phân loại ........................................................................................... 12
5.3. Các hành vi cạnh tranh KLM bị cấm ............................................ 12
5.3.1. Hành vi xâm phạm thông tin bí mật KD: .......................................................... 13
5.3.2. Hành vi ép buộc trong kinh doanh: ................................................................... 13
5.3.3. Hành vi dèm pha DN khác ................................................................................ 14
5.3.4. Hành vi gây rối hoạt động KD của DN khác .................................................... 14
5.3.5. Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính: .............................................................. 14 lOMoAR cPSD| 40551442
5.3.6. Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ
dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ DN khác .................................................. 14
5.3.7. Các hành vi cạnh tranh KLM khác bị cấm theo quy định pháp
luật khác ...................................................................................................................... 15
6. PHÁP LUẬT CHỐNG HẠN CHẾ CẠNH TRANH ........................... 18
6.1. Khái niệm hành vi HCCT ............................................................... 18
6.2. Đặc trưng pháp lý ............................................................................ 18
6.3. Bản chất kinh tế - pháp lí của hành vi HCCT và nhu cầu điều
chỉnh pháp luật ....................................................................................... 18
6.4. Bản chất pháp luật chống HCCT ................................................... 18
6.5. Các nhóm hành vi HCCT ............................................................... 19
6.6. THỎA THUẬN HCCT .................................................................... 19
6.7. HÀNH VI LẠM DỤNG QUYỀN LỰC THỊ TRƯỜNG .............. 23
7. TẬP TRUNG KINH TẾ ........................................................................ 25
7.1. Khái niệm, đặc trưng, phân loại TTKT ........................................ 25
7.1. Các hình thức TTKT ....................................................................... 25
7.2. Kiểm soát hành vi TTKT ................................................................ 25
7.3. Quy trình kiểm soát TTKT ............................................................ 26
8. THIẾT CHẾ THỰC THI LUẬT CẠNH TRANH .............................. 28
8.1. Khái quát chung về cơ quan QLCT .............................................. 28
8.2. Mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh tại VN ................................ 29
9. TỐ TỤNG CẠNH TRANH ................................................................... 30
9.1. Khái quát chung về TTCT .............................................................. 30
9.2. Mở thủ tục giải quyết VVCT .......................................................... 31
9.3. Chủ thể tiến hành và tham gia thủ tục giải quyết VVCT ............ 31
9.4. Điều tra VVCT ................................................................................. 32
9.5. Chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh ................................................ 32
9.6. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lí vi phạm hành
chính trong điều tra, xử lí VVCT .......................................................... 33
9.7. Đình chỉ điều tra .............................................................................. 33 1
9.8. Xử lý hình sự .................................................................................... 33
9.9. Xử lý VVCT ..................................................................................... 33
9.10. Phiên điều trần (PĐT) ................................................................... 33
9.11. Giải quyết khiếu nại Quyết định xử lý VVCT ............................ 34 lOMoAR cPSD| 40551442
9.12. Giải quyết vụ án hành chính về Quyết định giải quyết khiếu nại
quyết định xử lí VVCT ........................................................................... 34
10. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO HÀNH VI VI PHẠM PLCT ........ 35
11. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI VI PHẠM PLCT ....... 36 2 lOMoAR cPSD| 40551442
PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
■ Nội dung 1: Khái quát chung về cạnh tranh & Chính sách, Pháp luật cạnh tranh;
■ Nội dung 2: Thị trường liên quan và sức mạnh thị trường của DN
trên thị trường liên quan;
■ Nội dung 3: Đối tượng và phạm vi áp dụng của Luật cạnh tranh
Nội dung 4: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật điều chỉnh
■ Nội dung 5: Hành vi hạn chế cạnh tranh và pháp luật điều chỉnh
■ Nội dung 6: Tập trung kinh tế và pháp luật kiểm soát các hành vi tập trung kinh tế
■ Nội dung 7: Thiết chế thực thi luật cạnh tranh
■ Nội dung 8: Thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh (Tố tụng cạnh tranh) 3 lOMoAR cPSD| 40551442 1. KHÁI QUÁT VỀ CT 1.1. Khái niệm CT:
➢ Theo nghĩa rộng: CT là những nỗ lực (sự ganh đua) của hai hay
nhiều người (hoặc nhóm người) nhằm đạt được một mục tiêu xác định (duy nhất);
➢ CT trong kinh doanh: Được hiểu là hành vi của các DN (T/N) kinh
doanh cùng loại hàng hóa (dịch vụ) hoặc các hàng hóa (dịch vụ ) có
thể thay thế cho nhau (về mục đích sử dụng, giá cả, đặc tính) nhằm
mua, bán, cung ứng được nhiều hàng hóa (dịch vụ) nhất trên cùng
một thị trường liên quan;
➢ C. Mác: “ CT của CNTB là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các
nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất
và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
1.2. Đặc điểm của CT:
➢ Có sự tham gia của ít nhất hai hoặc nhiều DN (T/N) cung cấp hoặc
có nhu cầu (bán, mua, cung ứng) về cùng một loại HH, D/vụ;
➢ Những DN (T/N) này có ít nhất một hoặc một số mục đích đối
kháng, sự đạt được mục đích (thành công) của người này tương ứng
với sự thất bại của những người còn lại;
➢ Phải tồn tại thị trường chung (CT chỉ diễn ra trên cùng một TTLQ).
1.3. Bản chất của CT:
➢ Bản chất đạo đức;
➢ Bản chất tâm, sinh lí (bản tính loài); ➢ Bản chất văn hóa; ➢ Bản chất kinh tế; ➢ Bản chất pháp lí;
1.4. Cơ sở (nền tảng) pháp lí của CT: ➢ Sở hữu tư nhân;
➢ Quyền tự do ý chí, tự do kinh doanh.
1.5. Cơ chế vận hành của CT: a, Cơ chế tự hành ❖ TN:
➢ Khả năng: cung cấp HH, D/Vụ theo yêu cầu của người tiêu dùng (NTD);
➢ Mong muốn: Tối đa hóa lợi nhuận. ❖ NTD:
➢ Khả năng: trả tiền;
➢ Mong muốn: dùng tiền để thỏa mãn nhu cầu của mình.
b, Chính sách của Chính phủ ➢ Bảo vệ NTD; 4 lOMoAR cPSD| 40551442
➢ Chống lại các hành vi CT không lành mạnh, lừa dối, thiếu đạo đức;
➢ Chống (kiểm soát các hành vi) HCCT.
1.6. Phân loại các hình thái CT:
➢ Căn cứ vào tính chất và mức độ can thiệp của công quyền:
✓ Cạnh tranh tự do: là hình thái CT mà nền kinh tế phát triển
không có sự can thiệp của Nhà nước, giá cả chịu sự chi phối
tuyệt đối bởi quy luật cung – cầu của thị trường;
✓ Cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước: là hình thái CT diễn
ra trong một nền kinh tế có sự điều tiết, chi phối của Nhà
nước thông qua chính sách CT.
➢ Căn cứ vào cơ cấu DN, mức độ tập trung trong một ngành, một lĩnh vực kinh tế:
✓ Cạnh tranh hoàn hảo: là hình thái CT mà giá cả của hàng
hóa, dịch vụ trên thị trường không bị chi phối bởi bất kỳ yếu
tố nào khác ngoài quy luật cung – cầu của thị trường. Không
có bất kỳ nhà kinh doanh nào bằng ý chí của mình có thể tác
động tới giá cả trên thị trường;
✓ Cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thái CT trong đó có nhà
kinh doanh đủ lớn để có thể chi phối giá cả trên thị trường
(manh nha của hình thức độc quyền).
Tiêu chí của thị trường CT hoàn hảo:
➢ Hàng hóa, dịch vụ phải đồng nhất;
➢ Người tham gia thị trường phải được độc lập trong hành động;
➢ Số lượng người tham gia thị trường phải đủ lớn (trăm người bán, vạn người mua);
➢ Người tham gia thị trường phải có đủ thông tin về thị trường (thông thái);
➢ Phải có thời gian hợp lý để thích nghi với sự phân bổ các yếu tố thị trường.
➢ Căn cứ vào mục đích, tính chất của các phương thức CT:
✓ Cạnh tranh lành mạnh: CT dựa trên các phương thức tuân thủ
chuẩn mực đạo đức, tập quán và thông lệ thương mại;
✓ Cạnh tranh không lành mạnh: CT mà sử dụng những hành vi
không hợp chuẩn mực đạo đức, tập quán, thông lệ thương mại
nhằm giành phần thắng về mình.
1.7. Vai trò và ý nghĩa của CT:
➢ Đối với người tiêu dùng ➢ Đối với TN
➢ Đối với nền kinh tế (Nhà nước) 5 lOMoAR cPSD| 40551442
2. KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CT
2.1. Khái niệm chính sách CT
➢ Theo nghĩa rộng: Chính sách CT bao gồm tất cả các biện pháp của
Nhà nước nhằm duy trì CT, một mặt chủ động tạo ra các tiền đề cho
CT, mở cửa thị trường, loại bỏ các barrier cản trở xâm nhập thị
trường, mặt khác thực thi các biện pháp chống lại các chiến lược hạn chế CT của các DN.
➢ Theo nghĩa hẹp: Bao gồm các quy tắc và quy định nhằm thúc đẩy
CT trong một nền kinh tế quốc dân, một phần thông qua việc phân
bổ có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên (Walter Goode, Từ điển chính
sách thương mại quốc tế, NXB thống kê, 1997), tr 58.). Với cách
hiểu này, PLCT là nội dung cơ bản của CSCT.
2.2. Các công cụ thực hiện chính sách CT: ➢ Pháp luật CT ➢ Công cụ hành chính ➢ Thuế, phí, lệ phí
➢ Tiêu chuẩn hàng hóa, dịch vụ
➢ Tự do hóa thương mại, mở cửa thị trường ➢ Cổ phần hóa DNNN….
2.3. Sự hình thành và phát triển của pháp luật CT
2.4. Cấu trúc của pháp luật CT:
➢ Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh;
➢ Pháp luật chống hạn chế cạnh tranh (chống độc quyền);
➢ Tố tụng cạnh tranh (Thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh).
2.5. Bản chất của pháp luật CT
➢ Pháp luật chống CT không lành mạnh: Luật tư; Luật bảo vệ cuộc chơi
➢ Pháp luật chống hạn chế CT: Luật công; Hiến pháp của nền kinh tế
3. THỊ TRƯỜNG LIÊN QUAN
3.1. Khái niệm thị trường liên quan
➢ KN: Thị trường liên quan là thị trường của những hàng hoá, dịch vụ
có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả
trong khu vực địa lý cụ thể với các điều kiện cạnh tranh tương tự và
có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận
➢ Thị trường liên quan bao gồm: Thị trường hàng hóa liên quan & Thị
trường địa lý liên quan
➢ Thị trường hàng hóa liên quan: là thị trường diễn ra việc mua, bán, cung ứng:
✓ Những hàng hoá, dịch vụ cùng loại; 6 lOMoAR cPSD| 40551442
✓ Những hàng hoá, dịch vụ không cùng loại nhưng có thể thay
thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
➢ Định nghĩa theo Luật châu Âu: Một thị trường sản phẩm liên quan
bao gồm tất cả những sản phẩm và/hoặc dịch vụ được người tiêu
dùng coi là có thể thay thế được, do đặc tính của sản phẩm, mức giá và mục đích sử dụng.
➢ Thị trường địa lý liên quan: là một khu vực địa lý cụ thể trong đó
việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (của thị trường hàng hóa
liên quan) có thể diễn ra với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có
sự khác biệt đáng kể so với các khu vực lân cận
✓ Là một khu vực địa lý nhưng không đồng nhất với đơn vị hành chính lãnh thổ;
✓ Có thể không liền mạch;
✓ Rộng hay hẹp khác nhau.
➢ Xác định ranh giới của thị trường địa lý:
✓ Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của DN tham gia phân
phối sản phẩm liên quan;
✓ Cơ sở kinh doanh của DN khác đóng trên khu vực địa lý lân
cận đủ gần để có thể tham gia phân phối sản phẩm liên quan
trên khu vực địa lý đó;
✓ Chi phí vận chuyển trong khu vực địa lý;
✓ Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong khu vực địa lý;
✓ Rào cản gia nhập thị trường.
➢ Rào cản gia nhập thị trường bao gồm:
✓ Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn
hiệu, chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.
✓ Các rào cản về tài chính bao gồm chi phí đầu tư vào sản xuất,
phân phối, xúc tiến thương mại hoặc khả năng tiếp cận với
các nguồn cung cấp tài chính.
✓ Quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước.
✓ Các quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng hàng hóa,
dịch vụ; các chuẩn mực nghề nghiệp.
✓ Thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu.
✓ Tập quán của người tiêu dùng.
✓ Các rào cản gia nhập thị trường khác.
➢ Tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của DN này với tổng doanh
thu bán ra của tất cả các DN trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;
➢ Tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của DN này với tổng doanh
số mua vào của tất cả các DN trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm; 7 lOMoAR cPSD| 40551442
➢ Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của DN này
với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của tất cả các DN trên
thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;
➢ Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của DN
này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của tất cả các DN
trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.
3.2. Thị phần của DN
➢ Thị phần kết hợp: là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các
DN tham gia vào thoả thuận hạn chế CT hoặc tập trung kinh tế.
3.3. Sức mạnh thị trường (Market power) của DN (nhóm DN)
➢ Có ý nghĩa đ/b quan trọng trong việc đánh giá một hành vi hay thỏa
thuận có tác động xấu đến thị trường cạnh tranh hay không? ➢ KN:
✓ Là khả năng duy trì giá cả trên mức giá cạnh tranh trong một
giai đoạn đáng kể mà vẫn thu được lợi nhuận (Bộ TP và UBTMLB Hoa Kỳ);
✓ SMTT phát sinh khi một DN không phải chịu sức ép cạnh
tranh đáng kể nào. SMTT được hiểu là khả năng duy trì giá cả
trên mức giá cạnh tranh hoặc giảm chất lượng, sản lượng
xuống dưới mức cạnh tranh mà vẫn thu được lợi nhuận (Cục
thương mại công bằng Vương quốc Anh)
3.3. Sức mạnh thị trường (Market power) của DN (nhóm DN)
➢ Xác định SMTT của DN (nhóm DN): sử dụng nhiều yếu tố: ✓ Thị phần;
✓ Số lượng các nhà cung cấp cạnh tranh về cùng một loại sản phẩm;
✓ Cấu trúc thị trường;
✓ Rào cản gia nhập thị trường;
✓ Rào cản mở rộng thị trường;
✓ Khả năng loại bỏ cạnh tranh;
✓ Lợi nhuận thu được;
✓ Sức mạnh của người mua…
➢ Tiêu chí thị phần dễ xác định, được sử dụng nhiều nhưng là tiêu chí
cần chứ không phải đủ khi đánh giá tác động cạnh tranh của hành vi
“Mục đích chính của việc xác định thị trường là để nhận biết một cách
hệ thống các rào cản cạnh tranh mà các doanh nghiệp liên quan phải đối
mặt. Mục tiêu của việc xác định thị trường cả về khía cạnh sản phẩm và
địa lý là để nhận biết những đối thủ thực sự của doanh nghiệp liên quan
có khả năng hạn chế hành vi của các doanh nghiệp và ngăn cản họ hành
động độc lập để tạo áp lực cạnh tranh hiệu quả. Mục đích đó xuất phát
từ quan điểm rằng xác định thị trường giúp tính được thị phần có thể 8 lOMoAR cPSD| 40551442
chuyển tải thông tin ý nghĩa liên quan đến sức mạnh thị trường nhằm
mục đích đánh giá sự thống lĩnh hay nhằm mục đích áp dụng Điều 85.”
(Ủy ban châu Âu, tháng 12 năm 1997. Chú ý xác định thị trường liên
quan phục vụ cho các mục đích của Luật cạnh tranh Cộng đồng. Tạp chí chính thức C 372) 9 lOMoAR cPSD| 40551442
4. HIỆU LỰC CỦA LUẬT CẠNH TRANH (2018)
4.1. Đối tượng áp dụng:
➢ Thương nhân (VN: Tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh)
➢ Hiệp hội ngành, nghề
➢ Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (LCT 2018)
➢ Độc quyền hành chính trong kinh doanh
✓ Những đặc lợi được tạo ra ✓ Theo chiều dọc ✓ Theo chiều ngang
✓ Công cụ và giải pháp nhằm tiết chế
✓ TH: Ngày 28/07/2014, UBND tỉnh N ban hành văn bản số
5290/UBND-CNTM về việc chung tay góp sức hỗ trợ doanh nghiệp
tiêu thụ các sản phẩm bia sản xuất trên địa bàn, trong đó yêu cầu các
cơ quan, đơn vị tại địa phương: “…Trong các cuộc hội nghị, hội
thảo, tiếp khách có sử dụng ngân sách theo quy định được sử dụng
đồ uống, phải ưu tiên dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất trong tỉnh
như bia Hà Nội, Sài Sòn, vida…”.
✓ Các hành vi bị cấm của cơ quan nhà nước (K1 Đ8 LCT 2018):
✓ Buộc DN, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ với DN được cơ quan này chỉ định, trừ
hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc
trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
✓ Phân biệt đối xử giữa các DN;
✓ Ép buộc các hiệp hội ngành nghề hoặc các DN liên kết với
nhau nhằm loại trừ, hạn chế, cản trở các DN khác cạnh tranh trên thị trường;
✓ Các hành vi khác cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của DN.
4.2. Phạm vi điều chỉnh (Đ1 LCT 2018)
➢ Hành vi HCCT, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây
tác động HCCT đến thị trường Việt Nam; Hành vi cạnh tranh không
lành mạnh; Tố tụng cạnh tranh; Xử lý vi phạm pháp luật về cạnh
tranh; Quản lý nhà nước về cạnh tranh ➢ Trong lãnh thổ
➢ Ngoài lãnh thổ: Hành vi HCCT, tập trung kinh tế được thực hiện bên
ngoài lãnh thổ VN nhưng gây tác động hoặc có khả năng gây tác
động HCCT đến thị trường VN
4.3. Áp dụng pháp luật cạnh tranh LCT là “luật chung” hay “luật chuyên ngành”?
➢ LCT 2004: Luật chuyên ngành 10 lOMoAR cPSD| 40551442
K1 Điều 5: «Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của
Luật này với quy định của luật khác về hành vi hạn chế cạnh tranh,
cạnh tranh không lành mạnh thì áp dụng quy định của Luật này...»
➢ LCT 2018: Luật chung (Đ4)
1. Luật này điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc
điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận
áp dụng quy định của Luật này.
2. Trường hợp luật khác có quy định về hành vi HCCT, hình
thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và
việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định
của Luâṭ này thì áp dụng quy định của luật đó. 11 lOMoAR cPSD| 40551442
5. PL CHỐNG CẠNH TRANH KLM 5.1. Khái niệm:
➢ Là hành vi của DN trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán
thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại
hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của DN khác (K6 Điều 3 LCT 2018).
➢ K2 Điều 10bis Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ QSHCN: Bất cứ
hành động nào trái với tập quán trung thực trong Công nghiệp &
Thương mại đều bị coi là hành động cạnh tranh không lành mạnh.
5.2. Đặc trưng pháp lý:
➢ Là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại;
➢ Thường mang tính chất đơn phương;
➢ Trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực và các chuẩn mực kinh doanh khác;
➢ Chủ yếu xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng;
➢ Được điều chỉnh bởi luật tư.
➢ Chủ yếu xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của đối thủ cạnh
tranh: Vấn đề quan điểm: Hoa Kỳ - EU
“Các ngài bảo vệ các thực thể tham gia cạnh tranh, chúng tôi bảo
vệ cạnh tranh” (You protect
competitors; We protect competition).
➢ Được điều chỉnh bởi luật tư. Khác với pháp luật chống HCCT bởi: ✓ Tố quyền ✓ Nghĩa vụ chứng minh ✓ Thời hiệu 5.3. Phân loại:
✓ Nhóm hành vi bóc lột thương nhân;
✓ Nhóm hành vi công kích đối thủ cạnh tranh (dèm pha, bôi
nhọ, hạ thấp uy tín…);
✓ Nhóm hành vi cản trở kinh doanh hợp pháp của TN khác/đối thủ cạnh tranh;
✓ Nhóm hành vi xâm hại người tiêu dùng (lừa dối, lôi kéo khách hàng…)
5.3. Các hành vi cạnh tranh KLM bị cấm
➢ Theo LCT 2004 (Điều 39): 10 nhóm
o Chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn
o Xâm phạm bí mật kinh doanh o Ép buộc trong kinh doanh
o Dèm pha doanh nghiệp khác
o Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
o Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh 12 lOMoAR cPSD| 40551442
o Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
o Phân biệt đối xử trong hiệp hội
o Bán hàng đa cấp bất chính
o Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác
➢ Theo Điều 45 LCT 2018: 07 nhóm
o Xâm phạm thông tin bí mật kinh doanh o Ép buộc trong kinh doanh
o Dèm pha doanh nghiệp khác
o Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
o Lôi kéo khách hàng bất chính
o Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn
đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác
o Các hành vi CTKLM khác bị cấm theo quy định pháp luật khác
➢ So sánh LCT 2018 và LCT 2004:
o Loại bỏ các hành vi không có bản chất cạnh tranh: “Phân biệt
đối xử của hiệp hội” và “Bán hàng đa cấp bất chính”
o Loại bỏ các hành vi đã được điều chỉnh tại các VBPL khác
như: “Chỉ dẫn gây nhầm lẫn”, “Quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh” và “Khuyến mại nhằm cạnh tranh không
lành mạnh”, sử dụng một số biểu hiện của các dạng hành vi
này để đưa vào loại hành vi “Lôi kéo khách hàng bất chính”
o Bổ sung thêm 02 loại hành vi: “Lôi kéo khách hàng bất
chính” và “Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành
toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ DN khác”
5.3.1. Hành vi xâm phạm thông tin bí mật KD: ➢ Biểu hiện hành vi:
• Tiếp cận, thu thập TTBMKD bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật;
• Tiết lộ, sử dụng TTBMKD không được phép của chủ sở hữu.
➢ Lưu ý: So với Luật sở hữu trí tuệ
✓ Luật SHTT đưa ra định nghĩa và điều kiện để BMKD được tự
động bảo hộ (không cấp giấy chứng nhận) rất khắt khe (Đ4):
+ Là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ; + Chưa được bộc lộ;
+ Có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
✓ Biểu hiện hành vi xâm phạm quyền đối với BMKD theo Luật
SHTT rộng hơn: vi phạm HĐ bảo mật, không thực hiện bảo
mật như cam kết, tiếp cận BMKD trong quá trình thực hiện
các thủ tục hành chính... (Đ 127 Luật SHTT).
5.3.2. Hành vi ép buộc trong kinh doanh: ➢ Cấu thành:
✓ Sử dụng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép 13 lOMoAR cPSD| 40551442
✓ Buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của DN khác (là đối thủ
cạnh tranh) không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với DN đó. ➢ Lưu ý:
✓ Phân biệt với trường hợp đe dọa, cưỡng ép theo BLDS
✓ Tác động bằng nhiều cách thức khác nhau nhưng chủ yếu
thông qua mối liên hệ ràng buộc với các đối tác, khách hàng
của đối thủ cạnh tranh.
5.3.3. Hành vi dèm pha DN khác:
➢ Cấu thành hành vi:
✓ Cung cấp thông tin không trung thực về DN khác (là đối thủ cạnh tranh)
✓ Gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt
động kinh doanh của DN đó. ➢ Lưu ý:
✓ Đưa thông tin một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
✓ Thông tin rất đa dạng về đối thủ cạnh tranh
✓ Nội dung thông tin không trung thực, chính xác
✓ Mục đích của việc đưa thông tin: hạ thấp uy tín đối thủ cạnh
tranh, vì mục đích cạnh tranh.
5.3.4. Hành vi gây rối hoạt động KD của DN khác:
➢ Cấu thành hành vi:
✓ Trực tiếp hoặc gián tiếp tác động
✓ Làm cản trở, gián đoạn hoạt động KD hợp pháp của DN khác
(là đối thủ cạnh tranh) ➢ Lưu ý:
✓ Tác động vào hoạt động KD đang diễn ra bình thường của đối thủ cạnh tranh;
✓ Vì mục đích cạnh tranh: Nếu không sẽ là một dạng trách nhiệm pháp lý khác.
5.3.5. Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính:
➢ Cấu thành hành vi:
✓ Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về
DN hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch
liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà DN cung cấp nhằm thu
hút khách hàng của DN khác;
✓ So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ
cùng loại của DN khác nhưng không chứng minh được nội dung. ➢ Lưu ý:
✓ Quy định mới của LCT 2018, tổng hợp của các dạng HV: chỉ
dẫn TM gây nhầm lẫn; quảng cáo, khuyến mại nhằm CTKLM
✓ Vì mục đích cạnh tranh
✓ Bản chất bóc lột thương nhân và lừa dối khách hàng. 14 lOMoAR cPSD| 40551442
5.3.6. Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ
dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ DN khác:
➢ Cấu thành hành vi:
✓ Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ;
✓ Dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ DN khác (là đối thủ cạnh tranh). ➢ Lưu ý:
✓ Quy định mới của LCT 2018;
✓ Còn tranh cãi vì không phản ánh rõ bản chất kinh tế của hành vi;
✓ Không phải cấu thành hình thức; Phải có hậu quả của hành vi
5.3.7. Các hành vi cạnh tranh KLM khác bị cấm theo quy định pháp luật khác: ➢ Lưu ý:
✓ Quy định mới: LCT 2018 là “luật chung”;
✓ Để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc xử lý các hành vi CTKLM
được quy định trong các Luật khác có dẫn chiếu đến quy định của LCT. ➢ TÌNH HUỐNG
Trà chanh Nestea của Công ty Nestle là sản phẩm khá nổi tiếng và
được ưa chuộng trên thị trường. Gần đây, Công ty Thúy Hương cho ra
thị trường sản phẩm trà chanh Feshtea với hình thức bên ngoài giống hệt
như sản phẩm trà chanh Nestea cả về màu sác, bố cục, hình ảnh. Nhiều
khách hàng bị nhầm lẫn về hai sản phẩm trà này hoặc cho rằng Nestea
và Feshtea cùng là sản phâm của Công ty Nestle.
Hỏi: Để bảo vệ quyền lợi của mình Công ty Nestle phải làm gì? Cơ
sở pháp lý để giải quyết vụ việc? ➢ TÌNH HUỐNG
Năm 2006 tại TP Hồ Chí Minh, Công ty điện tử LG Việt Nam có tổ
chức một đợt khuyến mại cho khách hàng dưới hình thức bốc thăm
phiếu mua hàng trúng thưởng. Giải thưởng gồm có: giải nhất là một
chiếu ô tô hiệu Toyota trị giá 30.000 USD; giải nhì là xe tải Huyndai 1,5
tấn va giải 3 là xe máy Honda Dylan. Việc bốc thăm trúng thưởng đang
diễn ra thì một khách hàng cho rằng lá phiếu số 233 mà anh ta đang giữ
cuống vé không có trong thùng phiếu. Ban tổ chức cho kiểm tra thùng
phiếu thì đúng là như vậy và không chỉ có số phiếu 233 mà tất cả các số
phiếu từ 200 trở lên do khách hàng nắm giữ đều không có trong thùng phiếu.
Hỏi: Công ty điện tử LG Việt Nam trong trường hợp này có vi phạm
Luật cạnh tranh không? Cơ sở pháp lý? ➢ TÌNH HUỐNG
Ngày 18 tháng 10 năm 2016, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu
dùng, gọi tắt là Vinastas đã công bố trên website của hội nội dung "Chỉ 15 lOMoAR cPSD| 40551442
có 25 trong tổng số 150 mẫu nước mắm được lấy thử nghiệm (tương
ứng 16,67%) đạt theo TCVN 5107:2003, 104 (69%) mẫu nước mắm
không đạt chỉ tiêu về asen (thạch tín), một loại á kim cực độc.
Tối 22 tháng 10, Bộ Y tế công bố kết quả kiểm nghiệm 247 mẫu nước
mắm ngẫu nhiên của 82 cơ sở sản xuất cho thấy không phát hiện mẫu
nước mắm nào có nồng độ asen vô cơ vượt ngưỡng giới hạn tối đa cho phép.
Ngày 24 tháng 10, Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương
thành lập đoàn kiểm tra liên ngành việc chấp hành quy định của pháp
luật của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam. Thành
phần đoàn gồm đại diện Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học &
Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Công an, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật. ➢ TÌNH HUỐNG
Ngày 24/10/2016, tại TP HCM, Hội Lương thực Thực phẩm TP đã phối
hợp với Hiệp hội nước mắm Phú Quốc, Hiệp hội nước mắm Phan Thiết,
Hiệp hội nước mắm Nha Trang, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản
VN ra thông báo chung về vấn đề nước mắm nhiễm asen bị công bố trên
các phương tiện thông tin đại chúng. Theo đó: “Thông tin về nước mắm
chứa asen đã khiến các DN nước mắm lâm vào cảnh điêu đứng, các
mặt hàng khi đưa đến chợ, siêu thị đều bị tạm dừng, ngừng bán để chờ
thông tin chung về chất lượng nước mắm. Đặc biệt, tại các chợ truyền
thống ở vùng sâu vùng xa thông tin chính thống chưa đến một bộ phận
người dân đã tẩy chay nước mắm truyền thống, gây thiệt hại lớn cho
DN. Nguy hiểm hơn, thông tin nước mắm VN chứa asen đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến mặt hàng nước mắm truyền thống của VN trên toàn
thế giới" và "Hội nghề truyền thống sẽ thống kê, tổng kết các thiệt hại,
từ đó kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành liên quan
làm rõ động cơ, mức độ vi phạm của các tổ chức, cá nhân đã đưa thông
tin sai sự thật. Trên cơ sở đó, Hội ngành nghề truyền thống sẽ chuẩn bị
những thủ tục khởi kiện để đòi lại sự trong sạch của nước mắm truyền
thống và yêu cầu các tổ chức, cá nhân sai phạm bồi thường thiệt hại
cho các DN, cơ sở sản xuất bị ảnh hưởng“ (https://dantri.com.vn/xa-
hoi/vu-nuoc-mam-bi-vu-oan-chua-asen-chuan-bi-khoi-kien- 20161024163807215.htm) ➢ TÌNH HUỐNG
Bộ TT&TT đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ quan báo chí vi phạm như sau:
Phạt báo Thanh niên chịu mức phát cao nhất là 200 triệu đồng; Phạt báo
Người tiêu dùng 50 triệu đồng; Báo điện tử Hà Nội mới, Đại đoàn kết,
Người đưa tin, Dân Việt, Dân sinh, Infonet 45 triệu đồng/cơ quan; Tạp
chí điện tử Thực phẩm chức năng 40 triệu đồng vì hành vi thông tin sai
sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng. 16 lOMoAR cPSD| 40551442
Phạt 41 cơ quan báo chí khác từ 10 triệu đến 15 triệu đồng vì hành vi
thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng theo điểm a khoản 3
Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013.
(http://daubao.com/phat-cao-nhat-200-trieu-dua-tin-nuoc-mam-chua- asen/xa-hoi/551285.html)
Cục QLTT (Bộ CT) có thông báo về việc xử phạt vi phạm đối với Hội
Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng VN (Vinastas). Cụ thể, Vinastas
bị phạt 15 triệu đồng do vi phạm hành chính phát hành tài liệu, ấn phẩm
thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác,
không đúng sự thật và gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội. Vinastas
cũng bị buộc thu hồi để huỷ tài liệu, ấn phẩm vi phạm này. 17 lOMoAR cPSD| 40551442
6. PHÁP LUẬT CHỐNG HẠN CHẾ CẠNH TRANH
6.1. Khái niệm hành vi HCCT:
➢ LCT 2004 (K3 Đ3): “Hành vi HCCT là hành vi của DN làm giảm,
sai lệch, cản trở CT trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận
HCCT, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc
quyền và tập trung kinh tế”
➢ LCT 2018 (K2 Đ3): “Hành vi HCCT là hành vi gây tác động hoặc
có khả năng gây tác động HCCT, bao gồm hành vi thỏa thuận
HCCT, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền
6.2. Đặc trưng pháp lý
➢ Chủ thể thực hiện hành vi: DN, Hiệp hội, chủ thể khác?
➢ Tính chất hành vi: gây tác động hoặc có khả năng gây tác động
HCCT (là tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường)
➢ Đối tượng bị thiệt hại:
✓ Thị trường cạnh tranh: Cấu trúc thị trường; mô hình phân bổ
nguồn lực sản xuất và phân bổ lợi ích
✓ Các thực thể tham gia thị trường: DN, NTD (số đông)
6.3. Bản chất kinh tế - pháp lí của hành vi HCCT và nhu cầu điều chỉnh pháp luật
➢ Bản chất kinh tế - pháp lý của hành vi HCCT:
✓ Chủ thể: TN; Hiệp hội TN
✓ Mục tiêu: Tối đa hóa lợi nhuận
✓ Luôn hướng tới việc hình thành sức mạnh thị trường (SMTT) hoặc/và lạm dụng SMTT
✓ Được thực hiện trên cơ sở pháp lý là quyền tự do ý chí, tự do
HĐ nhưng lại làm tổn hại tới quyền tự do cạnh tranh của TN khác
✓ Hậu quả: gây tổn hại tới môi trường cạnh tranh; quyền và lợi
ích hợp pháp của TN khác, người tiêu dùng
➢ Nhu cầu điều chỉnh PL:
✓ Khi XH nhận rõ được những tác hại của loại hành vi này;
✓ Giải thích của Ủy ban TM công bằng Nhật Bản: Cần phải xử
lý vì nó “trái với lợi ích công cộng”, “xâm phạm tới lợi ích
công là các quyền tự do cạnh tranh” được Nhà nước bảo hộ.
6.4. Bản chất pháp luật chống HCCT: ➢ Bản chất:
✓ Sử dụng quyền lực công để can thiệp vào quyền tự do ý chí,
tự do kinh doanh, giới hạn các quyền đó trong chừng mực 18 lOMoAR cPSD| 40551442
không làm tổn hại đến môi trường cạnh tranh nói chung, cũng
như các thành tố tham gia thị trường ✓ Luật công
➢ Mục tiêu: Ngăn chặn các hành vi phản cạnh tranh; Kiểm soát các
hành vi lạm dụng quyền lực thị trường (Lưu ý: bản thân quyền lực thị trường không xấu)
➢ Quan điểm: “Hành vi tự định đoạt của DN có vị trí thống lĩnh thị
trường, quyền tự do khế ước của doanh nhân bị hạn chế để bảo vệ
cạnh tranh, bởi sự tự do vô giới hạn thường dẫn đến tự hủy diệt.
Như vậy, có thể hiểu luật kiểm soát độc quyền là sự can thiệp một
cách đáng kể của cơ quan công lực vào tự do định đoạt tài sản và tự
do khế ước của doanh nhân vì mục đích bảo vệ cạnh tranh” [PGS.
TS Phạm Duy nghĩa, tr. 806-807, CK Luật kinh tế].
6.5. Các nhóm hành vi HCCT:
➢ LCT 2004: Thỏa thuận HCCT; Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
Lạm dụng vị trí độc quyền; Tập trung kinh tế
➢ LCT 2018: Không xếp hành vi TTKT vào nhóm hành vi HCCT ➢ Lý giải:
✓ Khác bản chất: chưa phải là hành vi HCCT ở thời điểm TTKT
✓ Sử dụng cơ chế tiền kiểm là chủ yếu để kiểm soát
6.6. THỎA THUẬN HCCT
➢ KN: Thỏa thuận HCCT là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi
hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động HCCT (K4 Đ3 LCT 2018)
➢ Trong các khái niệm quốc tế, thỏa thuận HCCT mang ý nghĩa gần
giống với “cartel”. Từ cartel có nguồn gốc từ cuối thế kỷ 19, trong
tiếng Đức là “Kartell”, tiếng Italia là “cartello”, tiếng Latin là “carta”.
➢ Từ điển Oran’s Dictionary of the Law, cartel được định nghĩa là:
“Hiệp hội (association) các công ty (thường là chính thức - formal)
kinh doanh các ngành giống hoặc tương tự nhau. Các công ty trong
một cartel thường hành động để hạn chế cạnh tranh với nhau và
loại bỏ cạnh tranh với các công ty khác”
➢ Bản chất pháp lý: hợp đồng
➢ Hình thức pháp lý: văn bản, miệng, hành vi thực tế
➢ Hình thức thực tế: các thỏa thuận bị cấm thường được che dấu
➢ Nguyên tắc xử lý: vô hiệu hóa hợp đồng và áp dụng chế tài với các bên tham gia thỏa thuận ➢ Mục đích:
✓ Loại bỏ sức ép cạnh tranh từ bên trong thỏa thuận, giữa các bên tham gia tỏa thuận;
✓ Ngăn cản doanh nghiệp tiềm năng nhập cuộc;
✓ Loại bỏ các bên không tham gia thỏa thuận. 19