Tài liệu luật cạnh tranh | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Doanh nghiệp là các tổ chức được thành lập theo luật doanh nghiệp còn thương nhân là các tổ chức cá nhân hoạt động kinh doanh có đăng kí kinh doanh.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật cạnh tranh
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46797236 LUẬT CẠNH TRANH
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
1. Lý luận về cạnh tranh
1.1 Khái niệm và đặc điểm của cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm
Cạnh tranh là sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm
tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba
1.1.2 Đặc điểm
- Cạnh tranh là hiện tượng xã hội diễn ra giữa các chủ thể kinh doanh
- Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các doanh nghiệp
- Mục đích của các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh là cùng tranh giành
thịtrường mua hoặc bán sản phẩm
Lưu ý: Doanh nghiệp là các tổ chức được thành lập theo luật doanh nghiệp còn
thương nhân là các tổ chức cá nhân hoạt động kinh doanh có đăng kí kinh doanh.
Tuy nhiên để cạnh tranh được thì các chủ thể này phải là chủ thể có tư cách pháp
lý độc lập và những chủ thể không có tư cách độc lập ví dụ: chi nhánh, văn phòng
đại diện của thương nhân thì không mang bản chất của cạnh tranh
1.2 Ý nghĩa của cạnh tranh
- Cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dung
- Cạnh tranh có vai trò điều phối
- Cạnh tranh đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực kinh tế một cách hiệu quảnhất
- Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuậttrong kinh doanh
- Cạnh tranh kích thích sự sáng tạo là nguồn gốc của sự đổi mới liên tục trongđời sống kinh tế xã hội.
1.3 Các hình thức tồn tại của cạnh tranh
1.3.1 Dựa vào sự điều tiết của nhà nước: cạnh tranh có sự điều tiết của nhà
nước và cạnh tranh không có sự điều tiết của nhà nước. lOMoAR cPSD| 46797236
Cạnh tranh không có sự điều tiết của nhà nước (còn gọi là cạnh tranh tự do) được
xây dựng và duy trì nên cơ sở của thị trường tự do, theo đó thị trường tự do tồn
tại khi không có sự can thiệp của chính phủ và tại đó các tác nhân cung cầu được phép hoạt động tự do.
Cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước là hình thức cạnh tranh mà ở đó, nhà nước
bằng các chính sách và công cụ pháp luật can thiệp vào đời sống thị trường để
điều tiết các quan hệ cạnh tranh, nhằm hướng chúng vận động và phát triển trong
một trật tự, đảm bảo phát triển công bằng và lành mạnh
Cạnh tranh hoàn hảo là hình thức cạnh tranh mà ở đó người mua và người bán
đều không có khả năng tác động đến giá cả của sản phẩm trên thị trường Cạnh
tranh hoàn hảo chỉ tồn tại khi có đủ các điều kiện sau:
- Số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường và số lượng khách hàng đủ lớn
- Sản phẩm tham gia thị trường phải đồng nhất
- Thông tin trên thị trường là hoàn hảo
- Không có sự tồn tại của các rào cản gia nhập thị trường - Các yếu tố đầu vào
1.2.3 Dựa vào mức độ biểu hiện: cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không
hoàn hảo và độc quyền
Cạnh tranh không hoàn hảo bao gồm hai dạng là cạnh tranh mang tính độc quyền và độc quyền nhóm
Cạnh tranh mang tính độc quyền là hình thức cạnh tranh sản phẩm trong đó mỗi
doanh nghiệp đều có mức độ độc quyền nhất định vì họ có sản phẩm của riêng mình
Độc quyền nhóm là hình thức cạnh tranh tồn tại trong một số ngành chỉ có một số ít nhà sản xuất
Độc quyền tồn tại khi chỉ có một doanh nghiệp duy nhất kinh doanh hoặc tiêu thụ
sản phẩm trên thị trường mà không có sự thay thế từ các sản phẩm hoặc các chủ thể khác
Các nguyên nhân hình thành độc quyền :
- Từ quá trình cạnh tranh.
- Từ yêu cầu của công nghệ sản xuất hoặc yêu cầu về quy mô tối thiểu củangành kinh tế kĩ thuật lOMoAR cPSD| 46797236
- Từ sự tồn tại của các rào cản thị trường
- Từ sự tích tụ tập trung kinh tế
1.3.3 Dựa vào tác động đối với thị trường: cạnh tranh lành mạnh và cạnh
tranh không lành mạnh
Cạnh tranh lành mạnh là hình thức cạnh tranh công khai, công bằng và ngay thẳng
giữa các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh
2. Tổng quan về pháp luật cạnh tranh
2.1 Sơ lược quá trình phát triển của pháp luật cạnh tranh
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật cạnh tranh trên thế
giới (Đọc giáo trình) 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển pháp luật cạnh tranh Việt Nam
1. Giai đoạn trước khi có luật cạnh tranh 2004
2. Sự cần thiết phải ban hành luật cạnh tranh 2004 và luật cạnh tranh 2018
2.2 Nội dung cơ bản của luật cạnh tranh 2018
2.2.1 Phạm vi điều chỉnh
Theo Điều 1 Luật cạnh tranh 2018:
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
- Hành vi hạn chế cạnh tranh - Tập trung kinh tế
Theo Điều 1 Luật cạnh tranh:
- Trình tự thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh
- Biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh
- Quản lý nhà nước về cạnh tranh Đối tượng áp dụng
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh ( sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm:
+ Doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
+ Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực độc quyền nhà nước
+ Đơn vị sự nghiệp công lập lOMoAR cPSD| 46797236
+ Doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
+ Hiệp hội ngành nghề hoạt động tại Việt Nam
+ Cơ quan, tổ chức , cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan Thảo luận: Câu hỏi lý thuyết
1. Phân tích và bình luận về đối tượng áp dụng của luật cạnh tranh
2. Phân tích bình luận về phạm vi điều chỉnh của luật cạnh tranh
3. Phân tích nguyên tắc áp dụng của luật cạnh tranh
4. Bình luận câu nói: “Cạnh tranh là sản phẩm riêng của nền kinh tế thị trường”Thảo luận: Câu hỏi nhận định:
1. Chỉ có các chủ thể được thành lập theo quy định của luật doanh nghiệp mới
làchủ thể thuộc đối tượng áp dụng của luật cạnh tranh
2. Cá nhân kinh doanh không phải đăng kí thì không là chủ thể thuộc đối tượngáp
dụng của luật cạnh tranh
3. Luật cạnh tranh chỉ điều chỉnh các hành vi vi phạm thực hiện trên lãnh thổViệt Nam
4. Pháp luật về cạnh tranh ở Việt Nam chỉ có từ năm 2004
5. Trong trường hợp có sự khác biệt trong quy định của Luật cạnh tranh và cácluật
khác về cùng một vấn đề thì ưu tiên áp dụng Luật cạnh tranh Tên gọi của chế định:
- Cạnh tranh bất hợp pháp - Cạnh tranh bất chính
- Cạnh trạnh không lành mạnh
I. Khái luận về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh
1.1 Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh
1.1.1 Khái niệm
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên
tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh lOMoAR cPSD| 46797236
doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của
doanh nghiệp khác (khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018)
1.1.2 Đặc điểm chung của cạnh tranh không lành mạnh
Chủ thể thực hiện hành vi là tổ chức, cá nhân kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp)
+ Các loại hình doanh nghiệp , HTX, liên hiệp HTX, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
+ Đơn vị sự nghiệp công lập
* Mục đích của hành vi là nhằm cạnh tranh trong kinh doanh
+ Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình so với doanh nghiệp khác (doanh nghiệp
trực tiếp cạnh tranh, cũng có thể là doanh nghiệp có tiềm năng cạnh tranh)
* Tính chất của hành vi là “không lành mạnh” cụ thể là trái với nguyên tắc
thiệnchí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh.
+ Tính chất này mang ý nghĩa trong việc nhận diện bản chất chung của dạng vi
phạm này, còn việc xác định hành vi bị cấm hay không là căn cứ vào quy định cụ thể.
* Hậu quả của hành vi gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợiích
hợp pháp của doanh nghiệp khác
+ Có đối tượng xâm hại cụ thể
+ Có thể là hiện thực (đã xảy ra), có thể chỉ là tiềm năng (có căn cứ để xác định
rằng hậu quả chắc chắn sẽ xảy ra nếu không ngăn chặn hành vi)
* Diễn ra trong tất cả các ngành kinh tế có tồn tại cạnh tranh * Rất đa dạng
* Thủ đoạn ngày càng tinh vi
1.2 Phương thức chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh
1.2.1 Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
+ Định nghĩa hành vi cạnh tranh không lành mạnh
+ Liệt kê các hành vi cụ thể
* Không cho chính phủ quyền được quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh lOMoAR cPSD| 46797236
1.2.2 Quy định về hậu quả pháp lý *
Xử lý vi phạm pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh mang tính
chấtxử lý vi phạm hành chính: phạt chính, phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục
hậu quả [ Điều 110 LCT 2018 ] *
Ngoài ra doanh nghiệp vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại cho
doanhnghiệp khác theo quy định của BLTTDS
1.2.3 Cơ chế thực thi
+ Pháp luật chống cạnh tranh được thiết không chỉ đảm bảo việc phòng ngừa xử
lý vi phạm xuất phát từ cơ quan thực thi pháp luật mà còn xuất phát từ phía các
doanh nghiệp khác, thậm chí tổ chức, cá nhân khác có quyền lợi tác động tư hành vi vi phạm