Giáo trình Tâm lý học sư phạm đại học - Tâm lý | Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tâm lý học Sư phạm Đại học là một chuyên ngành khá mới của Tâm lý học. Tuy nhiên, những thành tựu và những ứng dụng thực tiễn đã minh chứng cho sự hữu dụng đích thực của nó trong hoạt động giảng dạy tại nhà trường Cao đẳng - Đại học.
Môn: Tâm lý
Trường: Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47171770
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC GIÁO TRÌNH
TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC
TS. HUỲNH VĂN SƠN (Chủ biên)
TS. TRẦN THỊ THU MAI – TS. NGUYỄN THỊ TỨ LỜI NÓI ĐẦU
Tâm lý học Sư phạm Đại học là một chuyên ngành khá mới của Tâm lý
học. Tuy nhiên, những thành tựu và những ứng dụng thực tiễn đã minh chứng
cho sự hữu dụng đích thực của nó trong hoạt động giảng dạy tại nhà trường
Cao đẳng - Đại học. Dựa trên cơ sở của Tâm lý học Sư phạm Đại học, việc
giảng dạy những kiến thức cũng như hình thành những kỹ năng và chuẩn bị
những kỹ xảo cho sinh viên - một đối tượng học tập đặc thù sẽ thực sự có
đường hướng và mang tính kỹ thuật đích thực
Không thể phủ nhận rằng việc giảng dạy ở bậc Cao đẳng - Đại học vốn
dĩ là một hoạt động phức tạp. Cái phức tạp ấy thể hiện trong cái nhìn tương tác
giữa hai chủ thể khi mà cái tôi đã "trưởng thành" và “tỏa sáng”. Việc thể hiện
đúng nghĩa tính tổ chức trong hoạt động giảng dạy và chủ động trong hoạt động
học tập - hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên sẽ là sự lựa chọn hoàn
hảo. Những luận điểm chính này là đối tượng và cũng đồng thời là đích đến
của Tâm lý học Sư phạm Đại học.
Thực tế luôn yêu cầu cao và chất lượng giảng dạy tại các trường Đại học
- Cao đẳng cũng không ngừng được yêu cầu cao. Song song với việc cải tiến
về cơ sở vất chất, chương trình đào tạo, nội dung đào tạo thì việc đầu tư về
"con người" trong giảng dạy là điều hết sức cần thiết. Góp phần cùng với nhiệm
vụ chung là hỗ trợ các giảng viên nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm giảng
dạy ở Cao đẳng - Đại học thì Tâm lý học Sư phạm dưới góc độ của mình đã
đem đến những hành trang về các kiến thức tâm lý tuổi thanh niên sinh viên và lOMoAR cPSD| 47171770
tuổi trưởng thành, chỉ rõ các cơ sở tâm lý của việc tiến hành hoạt động dạy và
hoạt động cũng như phân tích đặc điểm nghề nghiệp của người cán bộ giảng
dạy và phác thảo mô hình nhân cách của người giảng viên. Đó chính là những
cơ sở quan trọng của một nghề nghiệp mang tính khoa học và ứng dụng.
Giáo trình được biên soạn trên tinh thần kế thừa những tài liệu trước đó
và những công trình khoa học được cập nhật. Tuy nhiên, vì hạn chế bởi những
điều kiện khách quan nên thiếu sót là không thể tránh khỏi. Quyển giáo trình
cũng ra đời dựa trên các cơ hội Dự án của Phát triển Giáo dục Đại học giai
đoạn hai mà các tác giả được tham gia. Kính mong được sự quan tâm và chia
sẻ kinh nghiệm của quý đồng nghiệp về sản phẩm tinh thần mang tính tập thể này. TS. Huỳnh Văn Sơn
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC
Tâm lý học Sư phạm Đại học là khoa học được quan tâm trong giai đoạn
gần đây dù rằng những thành tựu của nó đã xuất hiện từ khá lâu. Nhằm thực
hiện trọn vẹn nhiệm vụ của mình, Tâm lý học Sư phạm Đại học đã vận dụng
những thành tựu đặc biệt của Tâm lý học cũng như những khoa học có liên
quan. Với những định hướng cụ thể và những yêu cầu đặc trưng, việc tìm hiểu
Tâm lý học Sư phạm cần phải mang tính hệ thống. Tuy vậy, điều căn bản là
cần xác định đối tượng nghiên cứu - nhiệm vụ nghiên cứu cũng như vai trò - ý
nghĩa của Tâm lý học Sư phạm Đại học.
1.1. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu và vai trò của Tâm lý học Sư phạm Đại học
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học Sư phạm Đại học
Đối với bất kỳ một khoa học hay một môn học, việc xác định đối tượng
nghiên cứu trở nên hết sức quan trọng vì chính nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
định hướng nghiên cứu khoa học ấy hay môn học ấy. Tâm lý học Sư phạm Đại lOMoAR cPSD| 47171770
học cũng có một đối tượng nghiên cứu hết sức đặc biệt và độc đáo. Sự đặc
biệt và độc đáo ấy bị chi phối bởi khách thể rất đặc thù của Tâm lý học Sư phạm
Đại học cũng như bản chất của quá trình sư phạm đại học gắn chặt với Tâm lý
học Sư phạm Đại học.
Có thể nói một cách khái quát nhất thì đối tượng nghiên cứu của Tâm lý
học Sư phạm Đại học là những quy luật nảy sinh, biến đổi và phát triển tâm lý
của cá nhân, của nhóm dưới tác động của hoạt động sư phạm (thực chất đó là
những tác động về dạy học và giáo dục của quá trình sư phạm đại học), những
quy luật lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và những kinh nghiệm - giá trị
sinh viên cần trong quá trình sống và làm nghề trong tương lai.
Ở một góc nhìn khác, Tâm lý học Sư phạm Đại học nghiên cứu những
quy luật cơ bản trong quá trình Sư phạm Đại học mà cụ thể là nghiên cứu
những quy luật nảy sinh, biến đổi, phát triển của các hiện tượng tâm lý trong
quá trình Sư phạm Đại học (bao gồm cả quá trình dạy học và giáo dục) cũng
như mối liên hệ giữa sự phát triển tâm lý của sinh viên trong các điều kiện khác
nhau của dạy học và giáo dục. Ở đây, đối tượng nghiên cứu hướng đến là
những quy luật cơ bản hay những quy luật mang tính khái quát trong hoạt động
Sư phạm Đại học phản ánh những mặt cơ bản hay những diễn tiến cơ bản của hoạt động ấy.
Bên cạnh đó, Tâm lý học Sư phạm Đại học còn tập trung nghiên cứu sự
tương tác giữa hoạt động dạy và hoạt động học của sinh viên diễn ra trong mối
quan hệ mật thiết cùng với những quy luật nhất định của nó. Những quy luật
này chi phối hiệu quả của từng dạng hoạt động cũng như ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng dạy và học ở bậc Đại học.
1.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học Sư phạm Đại học
Tâm lý học Sư phạm Đại học sẽ góp phần giải quyết nhiệm vụ đặc biệt
quan trọng là nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy, hoạt động học và hướng
đến hiệu quả dạy học ở bậc Đại học đạt ở mức cao nhất. lOMoAR cPSD| 47171770
Có thể phân tích chi tiết về nhiệm vụ của Tâm lý học Sư phạm Đại học
theo từng chiều kích như sau:
Thứ nhất, Tâm lý học Sư phạm Đại học phân tích về phương diện tâm lý
của hoạt động học của sinh viên đặc biệt là cơ chế tâm lý của quá trình sinh
viên lĩnh hội nền văn hóa xã hội cũng như các tri thức khoa học và các kỹ năng
nghề nghiệp. Trên cơ sở đó, vạch ra những cơ sở tâm lý cho việc nâng cao
hiệu quả quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên. Ngoài ra, Tâm lý học Sư
phạm Đại học nghiên cứu tâm lý tập thể sinh viên và những biểu hiện của nó
trong hoạt động xã hội, học tập và nghiên cứu khoa học...
Thứ hai, Tâm lý học Sư phạm Đại học phân tích về phương diện tâm lý
của hoạt động dạy của giảng viên đặc biệt là cơ chế tâm lý của quá trình hình
thành khái niệm, trang bị và rèn luyện những kỹ năng cho sinh viên cũng như
tìm ra những cơ sở điều khiển về mặt Tâm lý học của quá trình giảng dạy. Trên
cơ sở đó, vạch ra những cơ sở tâm lý cho việc nâng cao hiệu quả quá trình dạy
học và giáo dục của giảng viên.
Thứ ba, Tâm lý học Sư phạm Đại học còn vạch ra các quy luật hình thành
nhân cách của sinh viên và những phẩm chất - năng lực quan trọng của một trí
thức có những phẩm chất và năng lực tương ứng với trình độ cử nhân.
Thứ tư, Tâm lý học Sư phạm Đại học nghiên cứu nhân cách và hoạt động
của người cán bộ giảng dạy, nghiên cứu những cơ sở tâm lý nhằm tổ chức
hoạt động giảng dạy một cách hiệu quả. Đặc biệt là những biện pháp nhằm
định hướng hoạt động giảng dạy của giảng viên đạt ở trình độ kỹ thuật hoặc
thậm chí là nghệ thuật.
Thứ năm, Tâm lý học Sư phạm Đại học tìm mối quan hệ giữa sự tiếp thu
tri thức và sự phát triển các chức năng tâm lý của cá nhân sinh viên. Ngoài ra,
Tâm lý học Sư phạm Đại học còn phân tích và đề xuất những cơ sở để giúp
cho giảng viên, giúp sinh viên thích ứng với những yêu cầu đặc trưng của hoạt
động học ở Đại học - một môi trường mới với những yêu cầu mới. Mặt khác,
Tâm lý học Sư phạm Đại học phân tích mối quan hệ về mặt nhân cách, đặc lOMoAR cPSD| 47171770
trưng trong hoạt động giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục.
Thứ sáu, Tâm lý học Sư phạm Đại học đưa ra các luận chứng về mặt
Tâm lý học cho quan điểm hệ thống với việc đào tạo trí thức trẻ có trình độ cử
nhân. Đặc biệt, điều căn bản nhất là việc phân tích được những biểu hiện, cơ
chế và quy luật hoạt động học của sinh viên cũng như những cơ sở quan trọng
của việc tổ chức hoạt động học ở yêu cầu: nội dung, cách tổ chức, nhịp điệu,
những áp lực, những khó khăn và căng thẳng thường gặp...
Tóm lại, nhiệm vụ của Tâm lý học Sư phạm Đại học nhằm tìm ra những
cơ sở tâm lý của việc tổ chức hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học
của sinh viên cũng như những quy luật cơ bản, những cơ chế tâm lý xảy ra
trong mối quan hệ tương tác giữa hoạt động dạy và hoạt động học ở môi trường Sư phạm Đại học.
1.1.3. Vai trò của Tâm lý học Sư phạm Đại học
Tâm lý học Sư phạm Đại học đóng một vai trò đặc biệt quan trọng xét về
mặt lý luận và thực tiễn. Trên bình diện lý luận, Tâm lý học Sư phạm Đại học
làm cho lý luận về Tâm lý học mang tính hệ thống và đặc trưng trong những lát
cắt khác nhau của các chuyên ngành Tâm lý học. Mặt khác, Tâm lý học Sư
phạm Đại học làm cho việc nghiên cứu Tâm lý học mang tính ứng dụng cụ thể
trong hoạt động giảng dạy ở bậc Đại học với các cơ sở khoa học và thành tựu của nó.
Trên bình diện thực tiễn, Tâm lý học Sư phạm Đại học chỉ rõ các quy luật
hình thành và phát triển tâm lý cũng như các cơ sở khoa học của việc giảng
dạy đại học làm cho hoạt động giảng dạy đại học có cơ sở khoa học vững chãi
cũng như dễ dàng triển khai bằng các kỹ thuật hiện đại mang tính thích ứng
cao hướng đến hiệu quả tích cực. Mặt khác, Tâm lý học Sư phạm đóng góp
đáng kể vào việc thực hiện những chức năng cơ bản cho hoạt động ở Trường
Cao đẳng, Đại học là đào tạo đội ngũ trí thức cũng như định hướng giáo dục
con người toàn diện thích ứng với cuộc sống thực tiễn và nghề nghiệp. lOMoAR cPSD| 47171770
Có thể phân tích vai trò của Tâm lý học Sư phạm Đại học với nhà trường
Cao đẳng - Đại học như sau:
1.1.3.1. Đối với lãnh đạo trường Đại học
Tâm lý học Sư phạm Đại học, đầu tiên giúp cho cán bộ lãnh đạo các
trường Đại học xây dựng hệ thống để định hướng cho công tác giảng dạy và
giáo dục sinh viên theo những cơ sở khoa học của công tác đào tạo một nhân cách.
Tâm lý học Sư phạm Đại học cũng góp phần giúp các nhà lãnh đạo định
hướng xây dựng yêu cầu chuẩn trong việc đánh giá người giảng viên, tuyển
dụng giảng viên cũng như đưa ra những cơ sở nhằm nâng cao chất lượng
giảng viên của Trường Cao đẳng, Đại học.
Bên cạnh đó, Tâm lý học Sư phạm Đại học cung cấp những cơ sở cần
thiết để các nhà quản lý trường Đại học thực hiện chức năng quản lý của mình
một cách tốt nhất dành cho hai khách thể chính: giảng viên và sinh viên trong
mối quan hệ tương tác để hướng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc
biệt, những cơ sở tâm lý về đặc điểm của sinh viên trưởng thành sẽ trở thành
những yêu cầu quan trọng để các nhà quản lý có những định hướng sâu sát
đáp ứng yêu cầu của sinh viên trong quá trình đào tạo.
Ngoài ra, Tâm lý học Sư phạm Đại học cũng trở thành một thanh công
cụ quan trọng để các nhà quản lý trường Đại học sẽ nhìn nhận về lao động đặc
thù của người giảng viên Đại học với các yêu cầu nhất định để giải quyết tốt
vấn đề nguồn nhân lực trong môi trường giáo dục Đại học.
1 1 3.2. Đối với giảng viên và các cán bộ khác
Thứ nhất, việc lĩnh hội và nắm chắc các cơ sở về mặt lý thuyết trong Tâm
lý học Sư phạm Đại học giúp cho giảng viên sẽ tổ chức hoạt động sư phạm đại
học một cách khoa học và hiệu quả.
Mặt khác, những yêu cầu cơ bản về việc dạy học tích cực và thích ứng
sẽ dựa vào nền tảng những tri thức mà giảng viên đã tích lũy khi tìm hiểu một lOMoAR cPSD| 47171770
cách chi tiết và thấu đáo về đặc điểm tâm lý của sinh viên. Trên cơ sở đó, việc
tổ chức các hoạt động mang tính đặc trưng, việc đáp ứng các yêu cầu về tâm
lý lứa tuổi sinh viên được khai thác triệt để sẽ trở thành một chiến lược đáp ứng
yêu cầu dạy học và giáo dục ở bậc Đại học.
Thứ ba, việc nắm vững mô hình triển khai quá trình hình thành khái niệm,
rèn luyện kỹ năng từ Tâm lý học Sư phạm Đại học sẽ là cơ sở quan trọng để
giảng viên rèn luyện tay nghề của mình, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp bằng
những giải pháp cụ thể: xây dựng kế hoạch dạy học tích cực, sử dụng hiệu quả
các phương tiện và kỹ thuật dạy học, cải tiến các biện pháp đánh giá kết quả học tập...
Thứ tư, Tâm lý học Sư phạm Đại học góp phần trang bị lý thuyết hệ thống
về giảng dạy Đại học, trang bị những cơ sở về lý luận và sự thích ứng để giảng
viên Đại học sẽ dễ dàng tiếp cận những lý thuyết khác nhau về giảng dạy và
giáo dục Đại học. Bên cạnh đó, giảng viên cũng sẽ thích ứng với sự thay đổi
theo những đòi hỏi thực tiễn nhưng vẫn vững vàng chọn lọc bằng cái nhìn khoa
học để giảng dạy hiệu quả cũng như không ngừng cải tiến nhằm thích ứng cao
và đạt hiệu quả cao trong công việc của chính mình.
Thứ năm, đối với các cán bộ khác trong Trường Đại học, việc nắm vững
Tâm lý học Sư phạm Đại học sẽ làm cho quan điểm hệ thống và khoa học về
quá trình Sư phạm Đại học sẽ hình thành một cách sâu sắc. Mặt khác việc hỗ
trợ, đáp ứng những yêu cầu về giảng dạy đại học sẽ hiệu quả hơn cũng như
việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho sinh viên sẽ có điểm tựa cũng như
đúng định hướng phát triển toàn diện nhân cách và chú trọng kỹ năng nghề.
1.1.3.3. Đối với sinh viên các trường Cao đẳng - Đại học -
Tâm lý học Sư phạm Đại học góp phần làm cho sinh viên hiểu hơn
vềnhững đặc trưng tâm lý của mình, những đặc trưng về kiểu nhân cách và
những đặc trưng về hoạt động học tập - nghiên cứu của lứa tuổi để điều chỉnh
những hoạt động cá nhân mang tính thích nghi. lOMoAR cPSD| 47171770 -
Thứ nữa, Tâm lý học Sư phạm Đại học cung cấp cơ sở để sinh
viênhình thành những kỹ năng học tập - nghiên cứu hướng dẫn đến việc tự học
tự giáo dục và tự rèn luyện để phát triển nhân cách một cách toàn diện theo định hướng tích cực. -
Tâm lý học Sư phạm Đại học còn góp phần tạo điều kiện kích
thíchnhững sinh viên ưu tú phấn đấu và rèn luyện cũng như hoàn thiện chính
mình nhằm chuẩn bị hành trình cần thiết để trở thành những ứng viên - giảng
viên cung cấp vào đội ngũ giảng viên Đại học trong tương lai không xa...
1.2. Những điều kiện làm nảy sinh và hình thành Tâm lý học Sư phạm Đại học
Như đã nói Tâm lý học Sư phạm Đại học không phải là khoa học được
hình thành từ rất sớm với tên gọi chính thống và độc lập của nó. Tuy nhiên, nếu
xét những tư tưởng sớm của Tâm lý học phát triển và Tâm lý học Sư phạm thì
Tâm lý học Sư phạm Đại học cũng có những tư tưởng nền tảng khá lâu đời
dưới góc nhìn ứng dụng.
Ngay từ rất lâu, những tư tưởng về việc tìm hiểu đặc điểm tâm lý của
người học đặc biệt là người học trưởng thành cũng như việc tìm hiểu các cách
thức tương tác với người học trưởng thành đã bắt đầu được quan tâm. Từ thế
kỉ XIX, Tâm lý học chính thức tách khỏi Triết học và trở thành một khoa học độc
lập thì những tư tưởng nghiên cứu về Tâm lý học ở nhiều phân nhánh cũng bắt
đầu được nảy sinh và thực hiện. Có thể đề cập đến những tư tưởng này từ thời
điểm năm 1890 với các tác giả nổi tiếng như: Juan Vives, Johann Pestalozzi,
Friedrich Froebel, Johann Herbart... [55]. Từ những tư tưởng ban đầu về dạy
học tích cực đến các điều kiện vật chất đảm bảo dạy học hiệu quả cũng như
dạy học tương tác dựa vào người học đều được đề cập một cách khái quát.
Kế đến là thời điểm từ năm 1890 đến 1920 với những thành tựu nổi bật
của Tâm lý học Giáo dục và Tâm lý học Sư phạm cũng có nhiều khởi sắc từ
những nghiên cứu này. Nhiều nhà Tâm lý học và Giáo dục học đã minh chứng
cho sự xuất hiện rất hữu dụng của Tâm lý học Sư phạm nói chung. Các nhà lOMoAR cPSD| 47171770
khoa học khác và những chuyên gia về giảng dạy cũng đã thừa nhận sự tồn tại
của Tâm lý học Sư phạm với những đóng góp của nó. Những cơ sở tâm lý của
việc dạy học lý thuyết hay dạy học nhóm hoặc dạy học thực hành đều được đề
cập và phân tích một cách sâu sắc. Những khẳng định cho việc dạy học không
chỉ là việc hình thành tri thức mà phải rèn luyện cả kỹ năng cũng như hình thành
thái độ và tình cảm được phân tích chi tiết và khoa học. Các tác giả có thể đề
cập như: James, Alfred Binet, Lewis Terman, Edward Thorndike, John Dewey... [55].
Không thể tách riêng Tâm lý học Sư phạm Đại học ra khỏi những chuyên
ngành gần và rộng có bao hàm Tâm lý học Sư phạm Đại học như: Tâm lý học
lứa tuổi hay Tâm lý học phát triển, Tâm lý học Sư phạm (bao gồm
Tâm lý học dạy học và Tâm lý học giáo dục) thì những tư tưởng cơ bản về Tâm
lý học Sư phạm Dại học xuất hiện nở rộ vào những năm 1920 về sau với các
nghiên cứu như: dạy học cho người trưởng thành ra sao, con đường tiếp nhận
tri thức của người học trưởng thành, dạy học bám sát vào khả năng nhận thức
hay cấu trúc nhận thức của người học, dạy học và các kỹ thuật biến cho người
lớn từ học tập trở thành tự học. Những tác giả có thể đề cập như: Jerome
Bruner, Benjamin Bloom, Nathaniel Gage... [48].
Từ những năm 1980, một số tác giả nghiên cứu về Tâm lý học Sư phạm
Đại học tiếp tục đưa ra những cơ sở tâm lý để tổ chức hoạt động dạy học ở
bậc Đại học. Từ những cơ sở của việc nghiên cứu đặc điểm tiếp nhận tri thức,
đặc điểm nhận thức, đặc trưng của hoạt động học tập ở bậc Đại học học tập
nghiên cứu đến những mong mỏi và hứng thú học tập của tuổi sinh viên đều
được khai thác khá sâu. Hơn thế nữa, những cơ sở tâm lý của việc tổ chức
hoạt động dạy và học ở bậc Đại học, những cơ sở khoa học của việc lựa chọn
các phương pháp dạy học ở bậc Đại học, những yêu cầu về việc chọn lựa các
kỹ thuật dạy học, mô hình dạy học phù hợp tâm lý đều được khai thác một cách
bài bản. Có thể đề cập đến những tác giả như: lOMoAR cPSD| 47171770
Xét trên bình diện thực tiễn tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, có thể
đề cập đến điều kiện làm nảy sinh và hình thành Tâm lý học Sư phạm Đại học như sau:
- Thứ nhất với số lượng giảng viên các Trường Đại học, Cao đẳng hiện
nay trên toàn quốc lên đến con số hơn 5.000 giảng viên (số liệu năm 2010) thì
việc trang bị những kiến thức về tâm lý của hoạt động giảng dạy ở bậc Đại học
trở nên hết sức quan trọng và cần thiết. Điều này đòi hỏi phải có những môn
học mang tính chất nền tảng và định hướng kỹ năng giảng dạy Đại học. Môn
học Tâm lý học Sư phạm ra đời như là một nhu cầu khách quan. Bắt đầu từ
những năm 1990 với chương trình đào tạo Lý luận dạy học Đại học cho giảng
viên Đại học và sau đó trở thành một phân môn trong chương trình Thạc sĩ
Khoa học Giáo dục ở một số trường Đại học thì việc cần thiết nghiên cứu
chuyên sâu về những cơ sở tâm lý của việc giảng dạy bắt đầu được quan tâm.
Ban đầu, môn học Lý luận dạy học Đại học trở thành môn học gần như bắt
buộc và dần dần những kiến thức có liên quan mà đặc biệt là cơ sở Tâm lý học
của hoạt động giảng dạy là không thể thiếu. Mặt khác, Tâm lý học Sư phạm Đại
học trở thành một môn học (học phần) chuyên ngành đặc biệt quan trọng được
giảng dạy cho các học viên Cao học, Tâm lý học từ những năm 1994 cho các
hệ đào tạo Thạc sĩ Tâm lý học ở Viện và Trường... có thể kể đến những chuyên
gia giảng dạy môn này như: PGS. TS. Nguyễn Thạc, PGS. TS. Phạm Thành
Nghị, PGS. TS. Hoàng Anh...
Cũng có thể dễ dàng nhận ra hiện nay, số lượng trường Cao đẳng - Đại
học toàn quốc lên đến con số trên dưới 300. Trong số đó có những giảng viên
là các cán bộ khoa học ở các ngành khác được đào tạo để làm nghiên cứu
hoặc ứng dụng đã trở thành giảng viên giảng dạy ở bậc Cao đẳng và Đại học.
Đó là chưa kể số lượng sinh viên ở các Trường Đại học tăng lên đáng kể do
nhu cầu học tập nâng cao, thôi thúc phải luôn luôn chuẩn hoá đội ngũ, tuyển
dụng và bồi dưỡng... Việc bồi dưỡng giảng viên có trình độ chuẩn trở thành
nhu cầu không thể thiếu. Ngoài những chương trình học bồi dưỡng do các
trường Cao đẳng và Đại học tự thiết kế mà nội dung Tâm lý học Sư phạm Đại lOMoAR cPSD| 47171770
học thường không thể thiếu thì chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ Sư phạm
dành cho giảng viên với 7 học phần mà trong đó học phần Tâm lý học Sư phạm
Đại học trở thành học phần bắt buộc. Song song với việc bồi dưỡng xét về mặt
chương trình, Tâm lý học Sư phạm Đại học với nội dung cốt lõi là tiếp cận hoạt
động dạy và hoạt động học bằng những cơ sở Tâm lý học, chỉ rõ những cách
thức tiếp cận dạy học, những yêu cầu của việc tổ chức hoạt động dạy và hoạt
động học bằng những cơ sở Tâm lý học. chỉ rõ cách thức tiếp cận dạy học,
những yêu cầu của việc tổ chức hoạt động dạy và hoạt động học. Nên Tâm lý
học Sư phạm Đại học trở thành công cụ rất quan trọng để phát triển kỹ năng
nghề nghiệp của giảng viên theo hướng tiếp cận kỹ thuật. Mặt khác, việc tiếp
nhận và lĩnh hội những tri thức Tâm lý học Sư phạm Đại học sẽ giúp cho giảng
viên nhận ra được những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giảng
viên Đại học, nhận ra được những đặc điểm của lao động trí tuệ và mang tính
đặc thù này nhằm tự đánh giá bản thân, không ngừng rèn luyện và hoàn thiện
chính mình trong tương lai... Đó chính là lối tiếp cận mang tính chất nghiên cứu
để định hướng tự học và tự phấn đấu nhằm giúp cho những giảng viên sẽ phát
triển và hoàn thiện nhân cách mẫu mực, nhân cách toàn diện và nhân cách sáng tạo...
Những yêu cầu của thực tiễn cũng cho thấy việc cung cấp một tri thức
khoa học mang tính định danh như “một bộ môn", “một học phần" hay một
chuyên đề sẽ khó khả thi khi lượng tri thức thì rất khổng lồ, da dạng và phong
phú. Hơn thế nữa, thời lượng đào tạo thì được giảm tải theo những định hướng
mới, sinh viên sẽ tự chọn những học phần mình cảm thấy cần... Vì vậy, khó có
thể làm tốt việc giảng dạy Đại học nếu không có phương pháp. Thế nên, những
cơ sở khoa học về mặt tâm lý để tổ chức hoạt động dạy và học sẽ rất có giá trị
để đáp ứng yêu cầu này. Khi nội dung càng rộng mở và thậm chí là bao la, thời
lượng thì có hạn, khả năng của sinh viên cũng trong một chừng mực thì không
có gì khác hơn chính những giảng viên phải đủ bản lĩnh và kỹ thuật để tiết chế
chính mình, điều tiết bài giảng, hướng đến việc kích thích sinh viên - người học
tự nghiên cứu, tự học và tự học suốt đời. Điều mà giảng viên thu nhận được lOMoAR cPSD| 47171770
trong Tâm lý học Sư phạm Đại học, đó chính là cách thức hướng sinh viên tự
làm việc độc lập, tự nghiên cứu và tư duy chiến lược để giải quyết vấn đề của
môn học, những vấn đề xoay quanh khoa học chuyên ngành và đặc biệt là
phương pháp tư duy và phương pháp làm việc... Tâm lý học Sư phạm Đại học
thực hiện sứ mệnh của chính mình như một đòi hỏi cấp thiết.
Dựa trên những yêu cầu của thực tiễn, nền tảng lý luận và những lịch sử
nghiên cứu mang tính hệ thống, Tâm lý học Sư phạm Đại học ra đời như một
chuyên ngành của Tâm lý học. Tâm lý học Sư phạm Đại học là khoa học nghiên
cứu hệ thống những tri thức, những quan điểm và những nguyên tắc cũng như
những quy luật giảng dạy và giáo dục ở bậc Đại học trong cái nhìn thích ứng.
Tâm lý học Sư phạm Đại học trở thành một kiến thức nền tảng không thể thiếu
trong quá trình giảng dạy ở bậc Đại học cũng như quản lý công tác giảng dạy
ở bậc Đại học trên tầm vĩ mô và vi mô.
1.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Tâm lý học Sư phạm Đại học
1.3.1. Phương pháp luận nghiên cứu Tâm lý học Sư phạm Đại học
Trước hết, có thể đề cập đến khái niệm phương pháp luận khoa học đại
cương. Phương pháp luận dựa trên những nguyên tắc, những phương tiện và
hình thức nhận thức khoa học mang tính toàn diện. Phương pháp luận khoa
học đại cương nêu ra vấn đề chung để xây dựng nghiên cứu khoa học, những
biện pháp tiến hành hoạt động lý luận và thực tiễn, trong đó có những vấn đề
chung xây dựng nghiên cứu thực nghiệm, quan sát và mô hình hóa.
Phương pháp luận khoa học là học thuyết về các phương pháp nhận
thức khoa học và cải tạo thế giới. Phương pháp luận Tâm lý học Sư phạm Đại
học là những quan điểm duy vật biện chứng và những quan điểm khoa học tâm
lý về bản chất tâm lý, sự thống nhất ý thức nhân cách và hoạt động, là những
nguyên tắc về tri thức khoa học đã được khái quát mang tính logic đối với quá
trình nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong những điều kiện đặc thù về dạy
học và giáo dục ở môi trường Đại học. lOMoAR cPSD| 47171770
Phương pháp luận của việc nghiên cứu Tâm lý học Sư phạm Đại học đòi
hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
1.3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan khi nghiên cứu Tâm lý
học Sư phạm Đại học
Các hiện tượng tâm lý của sinh viên trong đó bao gồm những đặc điểm,
quy luật, cơ chế của sự phát triển tâm lý là đối tượng nghiên cứu chính của
Tâm lý học Sư phạm Đại học cho nên các hiện tượng này được nghiên cứu
phải đảm bảo tính khách quan. Điều này, đòi hỏi việc nghiên cứu các vấn đề
này trong trạng thái tự nhiên nhất, thật nhất và tiêu chí trung thực, chính xác
phải luôn luôn được đảm bảo.
Việc thực hiện nguyên tắc khách quan trong khi nghiên cứu Tâm lý học
Sư phạm Đại học là yêu cầu tối quan trọng vì chỉ khi tuân thủ yêu cầu này hay
nguyên tắc này thì những đặc điểm tâm lý hay những thông tin khái quát khác
về tuổi sinh viên mới thực sự có tính khách quan và có đủ độ tin cậy. Đây cũng
là một thách thức để thấy rằng việc nghiên cứu Tâm lý học Sư phạm Đại học
đòi hỏi phải rất dày công, phải tỉ mỉ, chi tiết và đặc biệt là luôn có những bằng
chứng khoa học kể cả về mặt định lượng lẫn định tính.
Nguyên tắc tính khách quan được vận dụng một cách cụ thể khi nghiên
cứu Tâm lý học Sư phạm Đại học là mọi cứ liệu về tâm lý đều phải được lưu
giữ và nó trở thành những bằng chứng về mặt khoa học. Dù rằng một biểu hiện
tâm lý của sinh viên có thể xảy ra duy nhất một lần hay xảy ra lặp đi lặp lại cũng
phải được quan tâm vì đây là những cơ sở rất quan trọng để minh họa cho
những thông số phát triển của độ tuổi. Đây cũng chính là những luận cứ rất
quan trọng để người nghiên cứu có thể mở đầu cho một sự giả định. Nói khác
đi, việc kết luận một cách cảm tính hay chủ quan của người nghiên cứu khi
nhìn nhận về sự phát triển tâm lý hay diễn tiến tâm lý của sinh viên sẽ không
thể được chấp nhận vì nó vi phạm nguyên tắc khách quan. Mọi biểu hiện về
tâm lý của sinh viên đều có những cơ sở và những kết luận trong sự phát triển
tâm lý của sinh viên đều phải dựa trên những cứ liệu rõ ràng và chi tiết. lOMoAR cPSD| 47171770
Nguyên tắc này còn đòi hỏi việc nghiên cứu hoạt động dạy của giảng
viên và hoạt động học của sinh viên phải diễn ra một cách chân thật và tự nhiên
nhất. Cụ thể như, việc nghiên cứu hoạt động học của sinh viên cần nhìn nhận
một cách khách quan trong môi trường học đường giảng đường cũng như trong
môi trường sinh hoạt hàng ngày... Hay việc nghiên cứu hoạt động dạy của giảng
viên cần được xem xét khách quan thông qua những diễn tiến khách quan của
nó trong các khâu khác nhau của quá trình giảng dạy.
1.3.1.2. Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng khi nghiên cứu
Tâm lý học Sư phạm Đại học
Việc nghiên cứu Tâm lý học Sư phạm Đại học phải nhìn nhận những biểu
hiện tâm lý của tuổi sinh viên luôn chịu ảnh hưởng một cách đồng bộ bởi những
yếu tố khác tác động đến tâm lý người. Từ những điều kiện sinh học đến những
điều kiện xã hội hay vai trò đặc biệt quan trọng của chủ thể cùng với hoạt động
của chủ thể đều được xem xét trong việc nghiên cứu Tâm lý học Sư phạm đại
học. Sự tác động tổng hợp và đồng bộ này tồn tại và diễn ra như một quy luật
phổ biến và nó để lại những dấu ấn quan trọng trong tiến trình phát triển tâm lý
của con ngươi. Đặc biệt, việc tuân thủ nguyên tắc này đòi hỏi cần nhìn nhận
sự phát triển tâm lý hay những diễn tiến tâm lý của sinh viên chịu ảnh hưởng
đặc biệt quan trọng bởi tác động của giảng viên cùng với hoạt động dạy nhưng
chính hoạt động học của sinh viên lại quyết định sự phát triển cá nhân mình.
Ngoài ra, việc nghiên cứu Tâm lý học Sư phạm Đại học luôn luôn nhìn
nhận sinh viên trong sự tác động đa chiều cũng như trong mối liên hệ tương
tác giữa điều kiện sinh học với tâm lý, quan hệ giữa môi trường và gia đình với
tâm lý của sinh viên. Đây cũng chính là yêu cầu để thấy rằng việc nghiên cứu
Tâm lý học Sư phạm Đại học không thể tách sinh viên ra khỏi thực tại cũng như
tách ra khỏi nhóm cộng đồng sinh viên theo nguyên tắc biệt lập dù chỉ là tương đối.
Những biểu hiện tâm lý của sinh viên không thể tự dưng có được. lOMoAR cPSD| 47171770
Chính vì vậy, những lý giải về mặt hành vi, thái độ hay những sự lựa chọn giá
trị của sinh viên và bất kỳ biến đổi nào khác đều có căn nguyên của nó. Đó là
những đổi thay luôn có những cơ sở từ môi trường bên ngoài. Nguyên tắc quyết
định luận duy vật biện chứng giúp cho người nghiên cứu Tâm lý học Sư phạm
Đại học không những đặt khách thể nghiên cứu trong mối quan hệ cộng đồng
mà cũng nhìn nhận tất cả những tác động ẩn tàng xét trên bình diện tương tác
đa chiều trong nghiên cứu về sự đổi thay hay phát triển của sinh viên.
1.3.1.3. Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức với hoạt động khi nghiên
cứu Tâm lý học Sư phạm Đại học
Nguyên tắc này khẳng định tâm lý, ý thức không tách rời khỏi hoạt động
con người. Tâm lý, ý thức được hình thành, bộc lộ và phát triển trong hoạt động
đồng thời định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động. Các đặc điểm tâm lý,
quá trình tâm lý của sinh viên đều phải được nghiên cứu thông qua hoạt động,
diễn biến và các sản phẩm của hoạt động của sinh viên trong thực tế.
Bên cạnh đó, việc xem xét các đặc điểm tâm lý của sinh viên cũng phải
được quan tâm trên bình diện giữa biểu hiện và bản chất. Không thể quy gán
một cách vội vàng những biểu hiện tạm thời của sinh viên là đặc điểm tâm lý
cũng như không thể kết luận một cách thiếu tỉnh táo nếu những cứ liệu về việc
nghiên cứu Tâm lý học Sư phạm Đại học chưa thực sự đủ độ "chín" về mặt ý
nghĩa thống kê. Cụ thể như việc nghiên cứu những đặc điểm về nhận thức hay
tình cảm của sinh viên không thể không được thực hiện ngay trong hoạt động
thường nhật của sinh viên mà đặc biệt là hoạt động học tập nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Nguyên tắc này đòi hỏi việc tìm hiểu tâm lý của sinh viên phải dựa trên
nền tảng của những biểu hiện tâm lý thông qua thái độ và hành vi của sinh viên.
Ngay cả việc xem xét sự phát triển đích thực về mặt tâm lý của sinh viên cũng
dựa trên những cơ sở rất cụ thể và rõ ràng mà không chỉ dựa vào những con
số thô đo đạc được. Điều này sẽ đưa ra một đòi hỏi rất nghiêm ngặt khi nghiên lOMoAR cPSD| 47171770
cứu Tâm lý học Sư phạm Đại học là việc dựa trên các chỉ báo nghiên cứu phải
xác thực nhưng phải đồng bộ diễn ra trong hoạt động dạy và hoạt động học.
1.3.1.4. Nghiên cứu Tâm lý học Sư phạm Đại học trong cái nhìn vận
động và phát triển
Tâm lý người có sự nảy sinh, vận động và phát triển. Sự phát triển tâm
lý người nói chung và tâm lý ở từng lứa tuổi nói riêng mà cụ thể là ở tuổi sinh
viên thanh niên là không ngừng nên khi nghiên cứu Tâm lý học Sư phạm Đại
học phải đảm bảo một cách nghiêm túc, tính thực tế nhưng có đảm bảo tính dự
kiến, dự phòng. Điều này làm cho việc nghiên cứu Tâm lý học Sư phạm Đại
học sẽ mang tính thực tiễn và ứng dụng cao.
Nguyên tắc này đòi hỏi việc nghiên cứu Tâm lý học Sư phạm Đại học
không được “cứng nhắc" vào những chỉ số đã có về mặt phát triển tâm lý của
sinh viên hay những kết luận mang tính chất cố định. Chính những tác động về
mặt xã hội - văn hóa và kể cả những biến đổi có chủ đích của khách thể sẽ tạo
nên những thay đổi khá lớn trong tiến trình phát triển tâm lý. Người nghiên cứu
luôn luôn có cái nhìn vận động để xem xét mọi sự đổi thay trong một quan điểm
rất mới mẻ, tích cực và đặc biệt là theo xu hướng thừa nhận nếu nó diễn ra
theo một quy luật hoặc ít nhất là được lặp đi lặp lại nhiều lần dù chỉ là tương đối...
Ngoài ra, việc nghiên cứu Tâm lý học Sư phạm Đại học cần xem xét hoạt
động học và hoạt động dạy trong tiến triển và sự vận động liên tục xét về mặt
tự thân từng hoạt động cũng như xét trên bình diện quá trình. Điều này trở
thành một yêu cầu căn bản để việc nghiên cứu Tâm lý học Sư phạm Đại học
nhằm tránh những thói quen tiêu cực khi nghiên cứu cũng như cách nhìn mang
tính cảm tính, chủ quan, duy ý chí.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu Tâm lý học Sư phạm Đại học 1.3.2.1. Khái niệm -
Phương pháp là cách thức để tìm hiểu và nghiên cứu đối tượng
củamột khoa học nào đó. lOMoAR cPSD| 47171770 -
Thực tế nghiên cứu cho thấy các phương pháp lý luận được sử
dụngphối kết hợp và tồn tại thành một hệ thống. Hệ thống phương pháp này
được lựa chọn dựa trên nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu và các yêu cầu cơ bản
của cuộc nghiên cứu. Khi các phương pháp nghiên cứu cùng tồn tại như một
hệ thống thì nó được gọi là phương pháp hệ. Phương pháp hệ nghiên cứu là
toàn bộ những biện pháp, phương pháp nghiên cứu một vấn đề, một khoa học
nào đó. Đây là những cách thức hợp lý, có mục đích dẫn đến một kết quả nhất
định, một quá trình nhất định hay thực hiện một nhiệm vụ thực tiễn nào đó.
Phương pháp hệ cũng bao gồm những biện pháp kỹ thuật để hiện thực hóa
phương pháp nghiên cứu với mục tiêu chứng minh tính chính xác của tri thức
hay tính thuyết phục của tri thức về khách thể nghiên cứu. 1.3.2.2. Phân loại
các phương pháp nghiên cứu
Có nhiều cách phân loại khác nhau:
* Hướng 1: Phân loại của các nhà Tâm lý học Liên Xô cũ.
Cách phân loại này chia thành ba nhóm phương pháp.
Nhóm 1: Nhóm các phương pháp tổ chức.
+ Phương pháp cắt ngang (so sánh).
Phương pháp cắt ngang là nhóm các phương pháp tổ chức nghiên cứu.
Đây là nhóm phương pháp dựa trên một nhóm mẫu theo lát cắt đủ số lượng
nhằm nghiên cứu những khuynh hướng chung nào đó (sử dụng việc so sánh
để nhận ra kết quả nghiên cứu) + Phương pháp cắt dọc.
Phương pháp này là phương pháp nghiên cứu tâm lý của một khách thể
trong một khoảng thời gian dài nào đó nhằm tìm sự biến đổi tâm lý quy luật
phát triển tâm lý theo từng giai đoạn.
+ Phương pháp phức hợp.
Phương pháp phức hợp là sự kết hợp giữa phương pháp cắt dọc và
phương pháp cắt ngang trong nghiên cứu. Phương pháp phức hợp đòi hỏi lOMoAR cPSD| 47171770
lượng mẫu nghiên cứu đủ độ thuyết phục về mặt thống kê (khách quan) cũng
như cần phải nghiên cứu sâu trên một vài khách thể để cung cấp thêm những
cứ liệu nhằm góp phần bổ sung cho nghiên cứu định lượng.
- Nhóm 2: Nhóm các phương pháp mang tính kinh nghiệm.
Nhóm phương pháp này bao gồm những phương pháp được sử dụng
để thu thập dữ liệu nghiên cứu mà cụ thể là những biểu hiện của các quá trình
tâm lý, đặc điểm tâm lý, quy luật tâm lý ở một độ tuổi nhất định nào đó. Trong
nhóm phương pháp này có thể đề cập đến những phương pháp cụ thể như:
phương pháp quan sát, phân tích sản phẩm, phỏng vấn...
- Nhóm 3: Nhóm các phương pháp lựa chọn và xử lý các tài liệu đã thuthập được.
Nhóm phương pháp này được thực hiện chủ yếu để xử lý những cứ liệu,
số liệu hoặc luận cứ - luận chứng trong quá trình nghiên cứu. Thực ra, đây
chính là những phương pháp quyết định chất lượng cuộc nghiên cứu vì nó cũng
chính là những thao tác xét trên bình diện khoa học của cuộc nghiên cứu. Có
thể thấy có hai phương pháp chính bao gồm: nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính.
+ Phương pháp nghiên cứu định lượng.
Khái niệm định lượng (quanlity) thường gắn liền với số lượng, tần số,
cường độ, mật độ... Nghiên cứu định lượng thường sử dụng các phương pháp
thu thập số liệu “cứng" dưới dạng con số và với một số lượng mẫu như: phiếu
điều tra, phỏng vấn theo mẫu, thực nghiệm và thậm chí là quan sát. Theo nhà
nghiên cứu Bryman, nghiên cứu đỉnh lượng thường gắn liền và hướng đến việc
kiểm tra giả thuyết, thiết lập sự kiện, thống kê mô tả, tìm hiểu mối quan hệ giữa
các biến số và dự đoán. Nhà nghiên cứu Goodwin cho rằng nghiên cứu định
lượng thường đi theo hướng diễn dịch, có quy trình chặt chẽ và sử dụng một
số dụng cụ đo lường tương đối chi tiết.
Phương pháp nghiên cứu định lượng còn được hiểu là phương pháp
nghiên cứu chủ yếu bằng thống kê toán học để thu thập số liệu nghiên cứu lOMoAR cPSD| 47171770
nhằm tìm ra những đặc điểm tâm lý hoặc những biểu hiện tâm lý chung của
một nhóm mẫu đại diện. Nói khác đi, nghiên cứu định lượng là phương pháp
dựa trên sự phân tích số lượng những dữ liệu thu thập được từ cuộc nghiên cứu.
Phương pháp này cho phép người nghiên cứu thu thập những số liệu từ
một nhóm hoặc vài nhóm lứa tuổi (nếu nghiên cứu so sánh) và sau đó sử dụng
những biện pháp định lượng và phương pháp giải thích kết quả nghiên cứu
định lượng. Phương pháp này đòi hỏi việc chọn mẫu phải thực sự khoa học
cũng như việc xử lý các số liệu thống kê phải thực sự khách quan khi đảm bảo
những yêu cầu về độ tin cậy, độ phân cách... để có thể đưa ra những kết luận
chính xác. Một trong những chương trình xử lý thuật toán thống kê bằng máy
tính trong việc nghiên cứu Tâm lý học Sư phạm Đại học khá hữu hiệu ngày nay
là chương trình SPSS đã được ứng dụng phổ biến. Tuy nhiên, điều quan trọng
là người nghiên cứu phải thực sự chú ý đầu tiên đến việc mã hóa số liệu cũng
như đặt ra những yêu cầu về thông số thống kê để áp sát nhiệm vụ nghiên cứu.
Mặt khác, điều rất quan trọng là phải đọc được những con số thống kê cũng
như giải mã những con số thống kê ấy và bình luận một cách sắc nét. Việc sử
dụng phương pháp định lượng sẽ không giúp người nghiên cứu phân biệt mối
liên hệ qua lại giữa những thuộc tính tâm lý khác nhau về chất lượng nhưng lại
có những bằng chứng giống nhau về số lượng trên con số thống kê. Trong
trường hợp này, sẽ thực sự là thiếu tính thuyết phục nếu chỉ nói với các con số
mà thiếu hẳn những cứ liệu khác để bổ sung. Cứ liệu ấy có được nhờ vào
phương pháp nghiên cứu định tính.
+ Phương pháp nghiên cứu định tính.
Khái niệm định tính (quality) chỉ đặc tính của sự vật hay hiện tượng.
Nghiên cứu định tính thường chú trọng đến quá trình và ý nghĩa, những cái khó
có thể cân - đong - đo - đếm một cách chính xác để thể hiện bằng số lượng,
tần số hay cường độ. Từ giữa thế kỷ XX nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các
phương pháp nghiên cứu định lượng chỉ chú ý đến logic của con số mà bỏ qua
sự phong phú, phức tạp và chằng chịt vẫn có của các hiện tượng xã hội. Các lOMoAR cPSD| 47171770
phương pháp định tính chú trọng đến bản chất xã hội của thực tại, những ảnh
hưởng của hoàn cảnh lên đối tượng nghiên cứu, mối quan hệ chặt chẽ giữa
người nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu định tính thường đi
theo hướng gắn liền với việc lập giả thuyết và tiến hành theo lối quy nạp. Nghiên
cứu định tính thường sử dụng những phương pháp thu thập dữ liệu như phỏng
vấn, quan sát để có được những số liệu đa dạng và chi tiết. Nghiên cứu định
tính thường đòi hỏi người nghiên cứu xem xét số liệu ngay từ giai đoạn đầu
của việc nghiên cứu và có những định hướng thích hợp cũng như được tái sử
dụng những số liệu nghiên cứu ấy để tiếp tục minh họa.
Nghiên cứu định tính là phương pháp dùng để phân tích tài liệu thu thập
theo nhóm, theo phương án hay nói cách khác đó là phương pháp dựa trên sự
phân tích chất lượng những dữ liệu thu thập được, cùng với tính dự đoán được
mô tả trong những thuật ngữ khái niệm khoa học đã biết nhằm lý giải khoa học cho những giả thuyết.
Thực tế cho thấy việc nghiên cứu định tính là một đòi hỏi khá quan trọng
trong nghiên cứu Tâm lý học Sư phạm Đại học khi mà những yêu cầu mô tả
nghiên cứu định lượng không thể thỏa mãn nhu cầu phác thảo chân dung tâm
lý của một độ tuổi thì nghiên cứu định tính thực hiện được yêu cầu này một
cách khá hiệu quả. Phương pháp nghiên cứu định tính không cho phép sử dụng
những biện pháp và phương pháp định lượng để giải thích kết quả nghiên cứu,
nhận xét về mức độ phát triển của những thuộc tính tâm lý được dự đoán và
trực tiếp tìm ra những mối liên hệ nguyên nhân giữa những đại lượng biến thiên
được nghiên cứu. Ở đây chính nghiên cứu định tính làm cho những nghiên cứu
về Tâm lý học Sư phạm Đại học sẽ mang tính khái quát nhưng vẫn đảm bảo
tính cụ thể với những khách thể khác nhau trong tiến trình nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng dù có sự khác biệt nhưng
không loại trừ lẫn nhau mà có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cả hai phương
pháp này đều hướng đến việc tìm kiếm hiểu biết và tri thức khoa học mặc dù
dạng thức thì khác nhau, chúng có thể hỗ trợ lẫn nhau tạo ra một hiểu biết thấu
đáo về đối tượng. Bên cạnh đó, cả hai phương pháp hay hai cách tiếp cận đều