Giao trình tổng quan văn học Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Giao trình tổng quan văn học Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Preview text:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VIỆT NAM HỌC GIÁO TRÌNH
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
Giảng viên: PGS. TS. Đoàn Văn Giang
TS. Trần Thị Mai Nhân PHẦN 1
VĂN HỌC CỔ ĐIỂN CHƯƠNG 1 VĂN HỌC LÝ, TRẦN
(THẾ KỶ 10 – THẾ KỶ 14)
NIÊN BIỂU LỊCH SỬ
- Thời kỳ Việt cổ: Các vua Hùng xây dựng nước Văn Lang (từ khoảng 2000 năm
trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ 3 trước Công nguyên). Tiếp theo, An Dương
Vương xây dựng nước Âu Lạc, lãnh đạo nhân dân nước Âu Lạc chống lại quân Tần
xâm lược. Từ thế kỷ 3 đến năm 111 trước Công nguyên, Triệu Đà chiếm nước Âu
Lạc, xây dựng nước Nam Việt. Sau đó nước Nam Việt bị nhà Hán xâm lược, nước
Nam Việt trở thành quận huyện của Trung Quốc khoảng 1000 năm, trải qua các triều
đại của Trung Quốc: Hán, Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều, Tùy, Đường, Ngũ Đại.
Trong suốt 1000 năm ấy, người Việt luôn nổi dậy để giành độc lập và đã chiến
thắng trong thời gian ngắn: mở đầu là hai bà Trưng năm 43 sau Công nguyên, rồi bà
Triệu Thị Trinh năm 248, Lý Bôn năm 544 (thành lập nhà nước Vạn Xuân), Lý Phật
Tử năm 571, Mai Thúc Loan 722, Khúc Hạo 907, Dương Diên Nghệ 931…
- Nhà Ngô (938-965): Năm 938 trận Bạch Đằng, Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán
ở cửa sông Bạch Đằng (thời Ngũ đại, Trung Quốc). Tướng Hoằng Thao bị bắt và bị
giết chết. Ngô Quyền tuyên bố độc lập.
- Nhà Đinh (968-980): Loạn 12 sứ quân 20 năm từ năm 944 đến 968. Năm 968 Đinh
Bộ Lĩnh đánh bại 12 sứ quân, lên làm vua, xưng đế hiệu là Tiên Hoàng đế, đóng đô
ở Hoa Lư (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay), đổi quốc hiệu thành Đại Cồ Việt.
- Tiền Lê (980-1009): Năm 980 Quân Tống xâm lược lần thứ nhất. Tướng quân Lê
Hoàn lên ngôi hoàng đế, đánh bại quân Tống, xây dựng nhà Tiền Lê, đóng đô ở Ninh Bình.
- Nhà Lý (1009-1225): Năm 1010 Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, tức Lý Thái Tổ,
dời đô về Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Năm 1054 vua Lý Thánh Tông đổi quốc hiệu thành Đại Việt.
- Nhà Lý đề cao Phật giáo, thi hành chính sách “Tam giáo đồng nguyên”, tôn trọng
cả 3 tôn giáo là Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo, trong đó Phật giáo là quốc giáo.
Cho xây chùa Một cột năm 1049.
- Giáo dục được chú ý phát triển: 1070 nhà Lý lập Văn Miếu, 1075 nhà Lý mở khoa
thi Tam trường đầu tiên, 1076 lập Quốc Tử Giám.
- Năm 1076 quân Tống xâm lược lần thứ hai. Ban đêm tướng quân Lý Thường Kiệt
cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở bên sông Như Nguyệt (sông
Cầu hiện nay ở tỉnh Bắc Ninh), giả làm thần nhân đọc bài thơ Thần (còn gọi là bài
Nam quốc sơn hà) để khuyến khích tinh thần quân dân Đại Việt, áp đảo tinh thần
quân giặc Tống. Quân Tống thất bại phải rút quân về.
- Nhà Trần (1225-1400): Trần Cảnh lấy nữ hoàng Lý Chiêu Hoàng và được vợ
nhường ngôi cho. Ông lên làm vua tức Trần Thái Tông. Nhà Trần là triều đại huy
hoàng trong lịch sử Việt Nam.
- Trong ba đời vua: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, quân dân
Đại Việt 3 lần đánh tan quân Nguyên xâm lược. Lần thứ n ấ h t: 1258; lần thứ hai:
1285; lần thứ ba: 1288. Vị tướng có công đầu trong chiến thắng đó là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
1. TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỚC THẾ KỶ 10
- Thời Việt cổ (nước Văn Lang, Âu Lạc) có nhiều truyền thuyết dân gian của người
Việt như: Truyện trăm trứng (Lạc Long Quân và Âu Cơ), truyện Sơn Tinh-Thủy
Tinh, truyện Thánh Gióng, truyện Chử Đồng Tử và Tiên Dung, truyện nỏ thần
(Trọng Thủy-Mỵ Châu)…
- Thế kỷ 3 có bản dịch Lục độ tập kinh của Khương Tăng Hội (người gốc Khương
Cư (Tây Á), cha mẹ ông đến Giao Chỉ (Bắc Việt Nam hiện nay). Khương Tăng Hội
được sinh ra và lớn lên ở đây.
- Sáu bức thư của Đạo Cao, Pháp Minh trả lời Lý Miễu về vấn đề Phật pháp (khoảng thế kỷ thứ 5).
- Bài phú chữ Hán Bạch vân chiếu xuân hải phú của Khương Công Phụ, làm trong
khi đi thi tiến sĩ, thế kỷ 8 đời Đường.
- Một số bài thơ của người Việt xướng họa với một số nhà thơ đời Đường và tặng
nhau in trong tập Toàn Đường thi, PHẦN 1
VĂN HỌC CỔ ĐIỂN CHƯƠNG 1 VĂN HỌC LÝ, TRẦN
(THẾ KỶ 10 – THẾ KỶ 14)
NIÊN BIỂU LỊCH SỬ
- Thời kỳ Việt cổ: Các vua Hùng xây dựng nước Văn Lang (từ khoảng 2000 năm
trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ 3 trước Công nguyên). Tiếp theo, An Dương
Vương xây dựng nước Âu Lạc, lãnh đạo nhân dân nước Âu Lạc chống lại quân Tần
xâm lược. Từ thế kỷ 3 đến năm 111 trước Công nguyên, Triệu Đà chiếm nước Âu
Lạc, xây dựng nước Nam Việt. Sau đó nước Nam Việt bị nhà Hán xâm lược, nước
Nam Việt trở thành quận huyện của Trung Quốc khoảng 1000 năm, trải qua các triều
đại của Trung Quốc: Hán, Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều, Tùy, Đường, Ngũ Đại.
Trong suốt 1000 năm ấy, người Việt luôn nổi dậy để giành độc lập và đã chiến
thắng trong thời gian ngắn: mở đầu là hai bà Trưng năm 43 sau Công nguyên, rồi bà
Triệu Thị Trinh năm 248, Lý Bôn năm 544 (thành lập nhà nước Vạn Xuân), Lý Phật
Tử năm 571, Mai Thúc Loan 722, Khúc Hạo 907, Dương Diên Nghệ 931…
- Nhà Ngô (938-965): Năm 938 trận Bạch Đằng, Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán
ở cửa sông Bạch Đằng (thời Ngũ đại, Trung Quốc). Tướng Hoằng Thao bị bắt và bị
giết chết. Ngô Quyền tuyên bố độc lập.
- Nhà Đinh (968-980): Loạn 12 sứ quân 20 năm từ năm 944 đến 968. Năm 968 Đinh
Bộ Lĩnh đánh bại 12 sứ quân, lên làm vua, xưng đế hiệu là Tiên Hoàng đế, đóng đô
ở Hoa Lư (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay), đổi quốc hiệu thành Đại Cồ Việt.
- Tiền Lê (980-1009): Năm 980 Quân Tống xâm lược lần thứ nhất. Tướng quân Lê
Hoàn lên ngôi hoàng đế, đánh bại quân Tống, xây dựng nhà Tiền Lê, đóng đô ở Ninh Bình.
- Nhà Lý (1009-1225): Năm 1010 Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, tức Lý Thái Tổ,
dời đô về Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Năm 1054 vua Lý Thánh Tông đổi quốc hiệu thành Đại Việt.
- Nhà Lý đề cao Phật giáo, thi hành chính sách “Tam giáo đồng nguyên”, tôn trọng
cả 3 tôn giáo là Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo, trong đó Phật giáo là quốc giáo.
Cho xây chùa Một cột năm 1049.
- Giáo dục được chú ý phát triển: 1070 nhà Lý lập Văn Miếu, 1075 nhà Lý mở khoa
thi Tam trường đầu tiên, 1076 lập Quốc Tử Giám.
- Năm 1076 quân Tống xâm lược lần thứ hai. Ban đêm tướng quân Lý Thường Kiệt
cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở bên sông Như Nguyệt (sông
Cầu hiện nay ở tỉnh Bắc Ninh), giả làm thần nhân đọc bài thơ Thần (còn gọi là bài
Nam quốc sơn hà) để khuyến khích tinh thần quân dân Đại Việt, áp đảo tinh thần
quân giặc Tống. Quân Tống thất bại phải rút quân về.
- Nhà Trần (1225-1400): Trần Cảnh lấy nữ hoàng Lý Chiêu Hoàng và được vợ
nhường ngôi cho. Ông lên làm vua tức Trần Thái Tông. Nhà Trần là triều đại huy
hoàng trong lịch sử Việt Nam.
- Trong ba đời vua: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, quân dân
Đại Việt 3 lần đánh tan quân Nguyên xâm lược. Lần thứ n ấ h t: 1258; lần thứ hai:
1285; lần thứ ba: 1288. Vị tướng có công đầu trong chiến thắng đó là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
1. TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỚC THẾ KỶ 10
2. THƠ VĂN YÊU NƯỚC THỜI LÝ TRẦN
Mở đầu văn học viết Việt Nam đó là bài Thơ Thần của Lý Thường Kiệt:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. (Trần Trọng Kim dịch) Nguyên văn chữ Hán 南國山河南帝居, 截然分定在天書。 如何逆虜來侵犯, 汝等行看取敗虚。 Phiên âm Hán-Việt:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Bài thơ này xuất hiện từ thế kỷ 10, vào thời Tiền Lê, khi quân Tống xâm lược
lần thứ nhất, nhưng văn bản có khác một số chữ. Do không biết tác giả nên người ta
thường gọi là bài thơ Thần.
Năm 1076 quân Tống xâm lược lần thứ hai. Ban đêm tướng quân Lý Thường
Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở bên sông Như Nguyệt (sông
Cầu hiện nay, thuộc tỉnh Bắc Ninh), giả làm thần nhân đọc bài thơ Thần (còn gọi là
bài Nam quốc sơn hà, có sửa đổi một chút) để khuyến khích tinh thần quân dân Đại
Việt, áp đảo tinh thần quân giặc Tống. Quân Tống thất bại phải rút quân về.
Bài thơ là lời khẳng định mạnh mẽ về chủ quyền, về ý chí, sức mạnh và quyết
bảo vệ độc lập của dân tộc Việt Nam. Bài thơ được coi là tuyên ngôn độc lập lần
thứ nhất của người Việt Nam.
Một trong những bài thơ vào loại sớm nhất còn giữ lại được nói về tinh thần yêu
nước là bài Quốc tộ của Đỗ Pháp Thuận(1):
Vận nước như mây quấn, Trời nam mở thái bình. Vô vi trên điện gác,
Chốn chốn tắt đao binh. Nguyên văn chữ Hán: 國祚 國祚如藤絡, 南天裏太平。 無為居殿閣,
1 Đỗ Pháp Thuận (915 – 990) là người có công khuông phò nhà tiền Lê, được Lê Đại Hành kính
trọng, phong chức pháp sư, cùng Khuông Việt (Ngô Chân Lưu) làm cố vấn cho triều đình. Có lần
ông được cử đi đón sứ Tống là Lý Giác, khiến Lý Giác phải nể p ục. h
Bài thơ này không có tên, có
người đặt là “Đáp quốc vương quốc tộ chi vấn” 處處息刀兵。 Phiên âm Hán-Việt:
Quốc tộ như đằng lạc ,
Nam thiên lý thái bình.
Vô vi cư điện các,
Xứ xứ tức đao binh. Bài thơ là sự k ẳ
h ng định nền độc lập của nước Đại Cồ Việt, thể hiện tinh thần
yêu hòa bình và ước mơ về một đất nước thanh bình, hạnh phúc.
Văn học yêu nước đời Trần, tiêu biểu nhất là bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc
Tuấn (Trần Hưng Đạo)2.
Năm 1285 Quân Nguyên xâm lược Đại Việt. Đại Việt đã sống trong hoà bình
được 28 năm. Trần Quốc Tuấn được phong làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân
đội cả nước. Ông viết bài Hịch tướng sĩ (tên gọi đầy đủ là Dụ chư tì tướng hịch văn
諭諸裨將檄文, bằng chữ Hán) với mục đích: đả phá tư tưởng thờ ơ, cầu an, hưởng
lạc; kích thích tinh thần thượng võ, trọng danh dự của quân nhân; xây dựng tinh
thần quyết chiến quyết thắng. Bài hịch thể hiện rất rõ hình ảnh con người trung
nghĩa, có tinh thần yêu nước, hết lòng lo lắng vận mệnh quốc gia, dám hy sinh thân
mình để bảo vệ đất nước khi đất nước lâm nguy.
Hịch tướng sĩ (trích)
(...) Huống chi ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi
gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường. Uốn lưỡi cú diều
mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất
Liệt(3) mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng; giả hiệu Vân Nam
2 Trần Quốc Tuấn (1226-1300) là nhà chính trị, nhà quân sự tài ba nhất ủa nh c à Trần. Ông được
phong làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội cả nước. Có công lãnh đạo quân đội đánh
thắng quân Nguyên lần thứ hai (1285) và thứ ba (1288). Ông được phong làm Hưng Đạo Đại Vương, nên ngườ ệt Nam thườ i Vi ọi là Trần Hưng Đạ ng g o.
3 Hốt Tất Liệt: tên vua Thế Tổ nhà Nguyên.
Vương(4) mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt
mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau?
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm
đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho
trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa(5) ta cũng
vui lòng. Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc
thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít
thì ta cấp bổng, đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc
xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cuời.
Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì!
Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không
biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe
nhạc Thái thường để đãi yến(6) nguỵ sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi
gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú ruộng
vườn, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước; hoặc
ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu
có giặc Mông Thát tràn sang, thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp
của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng
lắm, vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu,
việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó
săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc
say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng
các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! (…)
(Theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (tập II): thế kỷ X-thế kỷ XVII, NXB.Văn học, 1976, tr.131-135)
4 Vân Nam Vương: tức là Thoát Hoan, con thứ chín của Hốt Tất Liệt, được phong ở đất Vân Nam.
5 Gói trong da ngựa: Lấy ý câu nói của Mã Viện đời Hán: Làm trai phải đánh đông dẹp bắc, dầu
chết ở chiến trường lấy da ngựa bọc thây cũng đành lòng. 6 Y t
ến: Đặ yến tiệc thết giặc. Nhạc Thái thường đời Trần chỉ dùng trong những dịp lễ tiết lớn của quốc gia, lúc ấ ải dùng để y ph
tiếp sứ thần của giặc. Hưng Đạo Vương lấy điều ấy làm điều nhục lớn. PHẦN 1
VĂN HỌC CỔ ĐIỂN CHƯƠNG 1 VĂN HỌC LÝ, TRẦN
(THẾ KỶ 10 – THẾ KỶ 14)
NIÊN BIỂU LỊCH SỬ
2. THƠ VĂN YÊU NƯỚC THỜI LÝ TRẦN
3. THƠ THIỀN ĐỜI LÝ-TRẦN
Thời Lý Trần, triều đình đề cao Phật giáo, coi Phật giáo là quốc giáo. Chùa chiền
được xây cất nhiều, việc đào tạo các tăng ni rất được coi trọng, kinh Phật được chú giải, khắc in nhiều.
Thời Lý Trần là thời kỳ đất nước phát triển mạnh, Phật giáo cũng rất mạnh mẽ.
Phật giáo thời Lý Trần chủ yếu là Thiền tông - một tông phái Phật giáo chủ trương
phá chấp, giác ngộ chủ yếu là tự giác, tự lực.
Các Thiền sư nổi tiếng thời Lý có: Sư Vạn Hạnh, Không Lộ, Mãn Giác, Quảng Nghiêm v.v.
Các Thiền sư nổi tiếng thời Trần có: Tuệ Trung Thượng sĩ, 3 vị vua-thi sĩ: Trần
Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và các sư Pháp Loa, Huyền Quang.
Trần Nhân Tông cùng Pháp Loa, Huyền Quang lập ra dòng Thiền Việt Nam gọi là Trúc Lâm.
(1) Thơ Thiền thể h ệ
i n suy tư, triết lý về nhân sinh của các Thiền sư ngộ đạo
Thơ Thiền đời Lý hay bàn về các vấn đề của Phật giáo: sống chết, sắc không, vô
thường, chấp trước, vô minh, giác ngộ… Triết lý về đời người, nhiều nhà thơ đã thể
hiện một thái độ bình tĩnh trước sống chết, do giác ngộ được chân lý.
Thiền sư Vạn Hạnh(1) trước khi viên tịch ông có trối lại với đệ tử bằng bài Thị
đệ tử 示弟子 , bài thơ thuộc thể loại “kệ thị tịch”:
1 Sư Vạn Hạnh: họ Nguyễn (? – 1018) người Cổ Pháp (huyện Từ Sơn, Bắc Ninh), tinh thông tam
giáo. Ông giúp vua Lê Đại Hành chống giặc giữ nước, giúp Lý Công Uẩn lên ngôi. Ông được nhà
Tiền Lê và nhà Lý kính trọng, hậu đãi. Lý Thái Tổ tôn ông làm Quốc sư.
Thân như ánh chớp có rồi không,
Cây cối xuân tươi thu não nùng.
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi,
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông. (Ngô Tất Tố dịch) Nguyên văn chữ Hán: 身如電影有還無, 萬木春榮秋又枯。 任運盛衰無怖畏, 盛衰如露草頭鋪。 Phiên âm Hán-Việt:
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý,
Thịnh suy như lộ t ả h o đầu phô.
Bài thơ thể hiện suy nghĩ của vị Thiền sư về cái Vô thường, vạn vật đều tồn tại
ngắn ngủi, hết có lại không, như một ánh chớp lóe lên rồi tắt trong thời gian vô cùng.
Đời người ta sống chết giống như cây cối: mùa xuân thì tươi tốt, mùa đông thì tàn
héo, cứ như vậy mà trôi chảy không ngừng, bất tận. Đối với người hiểu biết được
quy luật vận động ấy (nhậm vận) thì không có gì phải buồn hay lo sợ, vì thịnh hay
suy, sống hay chết ngắn ngủi, vô thường như giọt sương trên đầu ngọn cỏ. Giọt
sương li ti lúc sớm mai, đến khi mặt trời lên thì tan biến hết cả.
Bài thơ đẹp, bình tĩnh nhưng vẫn thoảng một chút buồn.
Mãn Giác thiền sư(2) lâm bệnh nặng nói lại với mọi người bằng bài Cáo tật thị
chúng (Có bệnh bảo mọi người): Xuân qua trăm hoa rụng,
Xuân tới, trăm hoa tươi.
2 Mãn Giác tên thật Lý Trường (1052 – 1096) con Trung thư ngoại lang Lý Hoài Tố, ông được Lý
Nhân Tông và hoàng hậu trọng đãi, tin cậy, thường cùng bàn bạc việc nước. Được vua phong là Nhập n t hi
ội đạo tràng, khi mất vua đặ ệu cho là Mãn Giác.