Giới thiệu sản phẩm cà phê hoà tan - Căn bản kinh tế vi mô | Trường Đại Học Duy Tân
Cà phê hòa tan là một loại đồ uống bắt nguồn từ cà phê dưới dạng bột càphê và đã được nêm nếm sẵn theo khẩu vị và được chế biến bằng phươngpháp rang xay sấy khô. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
I.GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM ( CAFÉ HÒA TAN)
1. GIỚI THIỆU VỀ CAFÉ HÒA TAN
Cà phê hòa tan là một loại đồ uống bắt nguồn từ cà phê dưới dạng bột cà
phê và đã được nêm nếm sẵn theo khẩu vị và được chế biến bằng phương
pháp rang xay sấy khô. Cà phê hòa tan được sử dụng ngay bằng cách chế với
nước sôi và khuấy đều là có thể sử dụng. Loại cà phê này rất tiện sử dụng, có thể bảo
quản được lâu và dễ sử dụng.
Cà phê hòa tan xuất hiện trên thị trường vào những năm 1950 và đã phát triển nhanh
chóng và trở thành một trong những loại hình cà phê phổ biến nhất. Tính trên bình
diện toàn cầu, cà phê hòa tan luôn tạo ra một mức doanh thu ổn định trên 20 tỷ USD,
giá trị này tương đương so với doanh thu của các chuỗi quán café . Hiện nay, thị
phần cà phê hòa tan trong hơn nửa thế kỷ đang chịu sự thống trị của hãng Nescafe.
2. CÁCH SỬ DỤNG SẢN PHẨM
Cafe là thức uống phổ thông nhưng không phải ai cũng biết sử dụng cafe đúng cách
và hiệu quả. Để có ly cafe thơm ngon và tốt cho sức khỏe, bạn cần quan tâm đến quy
cách pha chế, số lượng và thời gian sử dụng Cafe hợp lí trong ngày. Không sử dụng
cafe để quá lâu ngày, vón cục. Nước sử dụng để pha cafe cũng nên sử dụng nước
tính khiết nguyên chất, để giữ được vị đắng tinh khiết của cafe. Cách pha chế đúng cách:
Dùng nước sôi pha cà phê
Đong nước vừa đủ
Pha cà phê với 1 ít nước lạnh trước
Thêm đường, sữa, hương liệu
Dùng sữa nóng thay cho nước
Sử dụng bao nhiêu ly cafe trong một ngày là đủ?
Theo một số nghiên cứu khoa học, một người bình thường chỉ nên sử dụng 2-3 ly
cafe mỗi ngày. Nên sử dụng một tách cafe vào buổi sáng để tăng cường sự tỉnh táo
làm việc. Một tách cafe vào buổi trưa trước khi bạn bắt đầu công việc. Các chuyên
gia khuyến cáo không nên sử dụng cafe vào buổi tối vì trong cafe có cafein sẽ ảnh
hưởng đến giấc ngủ và không tốt cho sức khỏe của bạn.
3. CÁCH CHẾ TẠO (SẢN XUẤT) RA SẢN PHẨM
2.1. Rang và xay cà phê bột
Sau khi tuyển chọn những hạt cà phê nhân như ý, chúng ta thực hiện công việc đầu
tiên chính là rang cà phê. Thời gian rang theo tiêu chuẩn quốc tế từ 18-25 phút/mẻ
và rang theo công nghệ tiên tiến để giúp giữ tốt hương vị tự nhiên của hạt cà phê.
Hạt cà phê được chín đều từ trong ra ngoài, không bị chai, hạt nở to đều, không bị
cháy cạnh. Các hạt dù kích thước lớn hay nhỏ vẫn đồng đều độ chín và tiệp màu.
Sau đó, hạt cà phê rang được xay thành cà phê bột. Bột cà phê dùng để sản xuất cà
phê hòa tan cần xay kích cỡ hạt lớn. 2.2. Trích ly
Trích ly là quá trình hòa tan các chất có trong cà phê bằng nước nóng để tạo thành
dung dịch chiết có nồng độ và các chất hòa tan khoảng 25 – 35%. Hệ thống và quá
trình trích ly cà phê diễn ra như sau:
Đầu tiên đổ cà phê vào thiết bị trích ly gián đoạn hình tháp được bảo ôn nhiệt độ.
Bơm nước nóng khoảng 80 – 90 độ C từ đáy tháp lên để trích ly cà phê.
Khi nước nóng đi qua cà phê trong tháp sẽ diễn ra quá trình trích ly các chất hòa tan.
Các chất hòa tan này sẽ tạo thành một dung dịch tại đỉnh tháp. Để giúp lượng chất
tan thu được tại đỉnh tháp tăng dần, cà phê bột sẽ liên tục được thay thế tại các tháp.
Tiến hành trích ly nhiều lần, hạn chế lượng bột mịn tan sâu vào trong nước khi trích
ly. Nồng độ dung dịch cà phê trích ly có thể đạt tới 20 – 22%. 2.3. Cô đặc
Sau khi trích ly chúng ta chưa thể sấy khô được bởi lúc này nồng độ dịch cà phê là
20 – 22%. Để thuận lợi cho quá trình sấy, phải tiến hành cô đặc dịch trích ly đến nồng độ 30 – 33%.
Phương pháp cô đặc thường được sử dụng là cô đặc chân không. Dung dịch cà phê
được bơm vào thiết bị gia nhiệt. Tại đây nước dịch pha cà phê hấp thu nhiệt và bốc
hơi nhanh chóng. Độ chân không được tạo ra nhờ baromet sẽ hút hơi nước và ngưng
tụ tại bình ngưng. Quá trình diễn ra cho đến khi nồng độ dung dịch đạt yêu cầu thì dừng. 2.4. Sấy khô
Sau quá trình cô đặc,cà phê được tiến hành sấy khô thành dạng bột để tiện lợi cho
quá trình bảo quản và sử dụng. Phương pháp sấy phun được dùng chủ yếu. Dịch cà
phê cô đặc được bơm vào đỉnh cyclo. Tại đây có một đĩa đục nhiều lỗ nhỏ, có tốc độ
quay rất lớn, làm cho dịch cà phê vào cyclo ở dạng sương mù. Không khí nóng khô
được thổi vào cyclo sấy khô cà phê dạng sương mù thành dạng bột. Cà phê bột hoà
tan được thu ở đáy cyclo. Sau sấy khô ta thu được bột cà phê hoà tan có độ ẩm 1 – 2%, có màu nâu đen đậm. 2.5. Hồi hương
Sau một quá trình chế biến, hương vị cà phê dần mất đi, đặc biệt trong quá trình
phun sấy ở nhiệt độ cao. Do đó, để đảm bảo ly cà phê của bạn ngon đậm vị, đúng
chuẩn cà phê, người ta sẽ thu hồi các thành phần của hóa học của hương thơm ly cà
phê trước khi trích ly và bổ sung lại sau quá trình sấy khô. Đó gọi là hồi hương.
Công nghệ hồi hương cà phê được tiến hành qua hai giai đoạn. Thứ nhất là khử hấp
phụ, đây là quá trình sử dụng khí trơ để thu hỗn hợp khí. Kết quả thu được hỗn hợp
gồm khí N2 và các thành phần hương thơm nguyên thủy trong cà phê rang. Thứ hai
là quá trình hấp phụ, bột cà phê sau khi sấy khô rất xốp nên khi tiếp xúc với hỗn hợp
khí vừa thu được tạo nên sự hòa quyện hài hòa nhất. Từ đây, ta thu được bột cà phê hòa tan thành phẩm.
4. PHÂN LOẠI CAFÉ HÒA TAN
Cà phê hòa tan Nescafe’
- NESCAFÉ 3in1 là cà phê hòa tan được làm từ 100% hạt cà phê Việt Nam chất
lượng, kết hợp hài hòa với đường và sữa, mang đến cho bạn ly cà phê thơm ngon,
đậm đà, đa dạng cho mọi khẩu vị.
- Đong đầy từng khoảnh khắc trong cuộc sống cùng ly cà phê NESCAFÉ 3in1 với khẩu vị bạn yêu thích:
+ NESCAFÉ 3in1 Đậm đà hài hòa: Gu cà phê hài hòa giữa vị cà phê và vị sữa, Nay
thơm ngon hơn với công nghệ bổ sung cà phê rang xay nhuyễn độc quyền.
+ NESCAFÉ 3in1 Đậm vị cà phê: Gu cà phê mạnh đặc trưng. Nay thơm ngon hơn
với công nghệ bổ sung cà phê rang xay nhuyễn độc quyền.
+ NESCAFÉ 3in1 Cà phê sữa đá: hương vị cà phê mạnh mẽ, đậm đà sánh quyện với
vị béo ngọt dịu nh攃⌀ của sữa thật, mang đến ly cà phê sữa đá thuần túy Việt Nam.
+ NESCAFÉ 3in1 Sánh Đậm: đặc trưng với vị béo ngọt của sữa, hoà quyện với
hương vị cà phê đậm đà.
Cà phê hòa tan Vinacafe Lịch sử thương hiệu:
Năm 1968 Ông Marcel Coronel, quốc tịch Pháp, cùng vợ là bà Trần Thị Khánh khởi
công xây dựng Nhà máy Cà phê CORONEL tại Khu Kỹ nghệ Biên Hòa (nay là Khu
Công nghiệp Biên Hòa 1), tỉnh Đồng Nai với mục đích giảm thiểu chi phí vận
chuyển cà phê về Pháp. Nhà máy Cà phê CORONEL có công suất thiết kế 80 tấn cà
phê hòa tan/năm, với toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị được nhập khẩu từ Đức.
Nhà máy Cà phê CORONEL tự hào là nhà máy chế biến cà phê hòa tan đầu tiên
trong toàn khu vực các nước Đông Dương.
Năm 1975 – Nhà máy Cà phê Biên Hòa
Năm 1977 – Việt Nam sản xuất thành công cà phê hòa tan
Năm 1983 – Thương hiệu Vinacafé ra đời
Năm 1993 – Ra đời cà phê hòa tan 3 trong 1
Năm 1998 – Nhà máy thứ hai
Cà phê hòa tan G7.
Sản phẩm của thương hiệu cà phê Trung Nguyên.
Cà phê hòa tan G7 3in1 hộp 18 gói Trung Nguyên là cafe sữa hòa tan hội tụ những
yếu tố đặc biệt nhất thế giới cùng với nguyên liệu tốt nhất, công nghệ sản xuất hiện
đại, bí quyết Phương Đông độc đáo
II. GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM (CAFÉ HÒA TAN)
1. THỊ TRƯỜNG CAFÉ TRONG NƯỚC
- Hiện nay, nhu cầu sử dụng cà phê hòa tan tại thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục tăng,
do lợi thế dân số trẻ, những người có nhịp sống bận rộn, chuộng tiêu dùng nhanh chóng và tiện lợi.
- Trung Nguyên, Nestlé, Vinacafé chia nhau chiếm lĩnh hơn 60% thị phần trong
nước. Lực lượng phân tán khá đồng đều cho ba đối thủ Vinacafe (38%), Nescafe
(32%) và G7 (23%). Thị trường này đang có bước chuyến biến khá nguy hiểm cho
đối thủ Vinacafe khi mức độ tặng trưởng chỉ đạt 27% so với 51% và 88% của
Nescafe và G7 trong năm gần đây.
- Việt Nam có hàng trăm doanh nghiệp tham gia ra vào lĩnh vực chế biến cà phê hòa
tan, nhưng vẫn chưa có sản phẩm nào có thể cạnh tranh nổi với 3 ông lớn trên. Từ 5
năm trở lại đây, thị trường tiêu thụ cà phê hoà tan trong nước có sự tăng bứt phá và
được nhiều DN đánh giá rất nhiều tiềm năng.
- Đối với cà phê hòa tan, theo Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam, mục tiêu của
Việt Nam trong việc sản xuất cà phê hòa tan là khoảng 2,67 triệu bao.
- Tại thị trường nội địa, mức tiêu thụ cà phê có thể đạt kỷ lục 2,88 triệu bao trong
niên vụ 2017 – 2018. Tồn kho cuối kỳ theo đó sẽ giảm còn khoảng 1 triệu bao, theo ước tính của USDA.
- Xét về xuất khẩu, USDA dự đoán Việt Nam sẽ xuất khẩu được 27,65 triệu bao
trong niên vụ 2017 – 2018, tăng khoảng 100.000 bao so với niên vụ trước. Việt Nam
vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil.
- Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu cà phê tính đến giữa tháng 6 chỉ đạt khoảng 1,85 tỷ
USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái do giá cà phê thế giới và trong nước giữ ở mức thấp.
- Ngành công nghiệp cà phê Việt Nam đang coi việc mở rộng sản xuất cà phê hòa
tan trong nước là một đề xuất tăng trưởng sinh lợi hơn là chỉ tiếp tục trồng nhiều cây. - Nestle
, nhà sản xuất Nescafé có trụ sở tại Thụy Sĩ, sẽ cạnh tranh với cả các công
ty trong nước và quốc tế bằng cách tận dụng quy mô, chuyên môn về công nghệ và
sản xuất, với hơn 75 năm kinh nghiệm về cà phê và phát triển cùng với nông dân trồng cà phê Việt Nam
Việt Nam có khả năng sản xuất 58.500 tấn cà phê hòa tan mỗi năm bởi 9 nhà
máy. Với các kế hoạch mở rộng và khoản đầu tư mới từ các công ty trong nước và
quốc tế, dự kiến sản lượng cà phê hòa tan của Việt Nam sẽ tăng ít nhất 40.000 tấn
trong vòng 5 năm tới. Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, thị cà trường phê
hòa tan của Việt Nam có mức tăng trưởng từ 8-10% mỗi năm.
MỘT SỐ CÔNG TY CÀ PHÊ TRONG THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRUNG NGUYÊN -
Các sản phầm cafe hòa tan Trung Nguyên gồm: G7 3in1 G7 2in1 (Đen đá)
G7 Hòa tan đen (không đường) G7 Gu mạnh X2 G7 Cappuccino G7 Passiona G7 White coffee VINACAFE -
Sản phẩm cafe hòa tan bao gồm các dòng nhỏ khác nhau như: Vinacafé 4 in 1
Vinacafé tám loại hạt cà phê ngon nhất VN
Vinacafé hòa tan đen hộp PS
Vinacafé hòa tan đen lọ PET 50g
Vinacafé 3 trong 1 hộp PS
Vinacafé 3 trong 1 bịch vàng NESCAFE -
Các sản phẩm café hòa tan bao gồm:
NESCAFÉ 3in1 ĐẬM ĐÀ HÀI HÒA
NESCAFÉ 3in1 ĐẬM VỊ CÀ PHÊ
NESCAFÉ 3IN1 CÀ PHÊ SỮA ĐÁ
NESCAFÉ 3IN1 CÀ PHÊ SÔCÔLA
NESCAFÉ CAFÉ VIỆT CÀ PHÊ ĐEN ĐÁ
NESCAFÉ CAFÉ VIỆT CÀ PHÊ ĐEN ĐÁ ÍT ĐƯỜNG
2. THỊ TRƯỜNG CAFÉ TRÊN THẾ GIỚI
Café là mặt hàng thức uống được tiêu thụ nhiều thứ 3 trên toàn cầu, chỉ sau nước và
chè, không những thế hạt café còn đang có nhu cầu cao ở khắp mọi nơi. Hơn nữa,
café là mặt hàng được giao dịch nhiều thứ 2 trên thế giới chỉ sau dầu mỏ, với khoảng
1 nghìn tỷ ly được uống mỗi năm. Không chỉ được dùng để pha chế thức uống, hạt
café còn cung cấp caffein cho các loại đồ uống khác.
a. THỊ TRƯỜNG CAFÉ TRÊN THẾ GIỚI
Thị trường cà phê hòa tan trên toàn cầu được dự báo tăng trưởng 4,7%/năm cho tới
năm 2023, từ mức 10,4 tỷ USD năm 2017 lên 14 tỷ USD năm 2023, theo báo cáo
mới nhất của công ty nghiên cứu thị trưởng IMARC cho biết thêm nhu cầu ở các thị
trường mới nổi được dự báo tăng trưởng mạnh trong 5 năm tới.
Đầu năm 2019, nguyên liệu thô cho cà phê hòa tan của Brazil có giá thấp hơn
khoảng 5% so với giá của Việt Nam. Theo đó, mức chênh lệch này đã tăng lên khoảng 15%
Brazil dự kiến sẽ xuất xưởng 4 triệu bao café trong năm 2019
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê trên thế giới theo niên vụ
2018-2019 ước tính tăng lên gần 4% so với niên vụ trước (2017-2018). Trong đó,
sản lượng niên vụ cà phê của Nam Mỹ tăng 4.9%, Châu Á và Châu Đại Dương tăng
4.1%, Châu Phi tăng 2.9%. Bên cạnh đó, cũng theo báo cáo từ ICO, lượng cà phê
xuất khẩu của thế giới vào tháng 8/2019 tăng lên 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hầu hết lượng cà phê được tiêu thụ tập trung nhiều nhất ở các nước như: Mỹ, Đức, Nga,...
Theo báo cáo thị trường cà phê tháng 12 của ICO, nhu cầu cà phê tăng trung bình
hàng năm dài hạn là 2,2% do mức tiêu thụ tăng từ 90,71 triệu bao lên 169,34 triệu
bao trong niên vụ 2019 - 2020.
Trong niên vụ 2019 - 2020, nhu cầu cà phê ở châu Âu dự kiến giảm 0,6% xuống còn
55,4 triệu bao. Trong Dự báo kinh tế mùa thu 2019, Ủy ban châu Âu lưu ý rằng EU
đang phải đối mặt với một số cú sốc có thể sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm tới.
b. MỘT SỐ CÔNG TY CAFÉ LỚN NHẤT THẾ GIỚI.
Cà phê hòa tan Tchibo
Được thành lập vào năm 1949 bởi Max Herz tại Đức, tập đoàn Tchibo (CHLB Đức)
là một trong bốn hãng sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.
Cà phê hòa tan Tchibo là sản phẩm cà phê tách caffein từ nguyên liệu 100%
Arabica. Bởi vậy, sản phẩm này phù hợp cho việc sử dụng vào buổi tối, cho các
khách hàng bị say caffein, có tiền sử bệnh tim, dạ dày hoặc phụ nữ có thai.
Cà Phê Hòa Tan Tchibo là sự hòa trộn hoàn hảo giữa cà phê Arabica và Robusta, vì
vậy nó vừa có hương vị đậm đà nhưng đồng thời cũng sở hữu hương thơm đặc trưng
của hạt cà phê Arabica tự nhiên. Lavazza
Lavazza được thành lập như một doanh nghiệp gia đình ở Turin vào năm 1895 và
hiện do thế hệ thứ ba và thứ tư của gia tộc Lavazza điều hành. Với doanh thu đạt 2,4
tỷ đô la, công ty có một đội ngũ các cửa hàng cà phê bán tại cửa hàng ở 90 quốc gia.
Thương hiệu này vô địch là “Cà phê yêu thích của Ý”, với 16 triệu trên 20 triệu gia
đình ở Ý lựa chọn thương hiệu này. Công ty có doanh thu 1,34 tỷ đô la Mỹ. Thương
hiệu này chiếm 47% thị phần và là công ty dẫn đầu trong các công ty cà phê Ý. Có
50 trung tâm cà phê trên toàn thế giới. Công ty có chi nhánh ở các nước khác, bao
gồm Anh, Mỹ, Brazil, Châu Á và một số bộ phận khác. Starbucks
Được thành lập tại Seattle vào năm 1971, Starbucks dẫn đầu về mảng 'cà phê làn
sóng thứ hai' và ngày nay có hơn 27.000 cửa hàng trên toàn thế giới Trụ sở chính
của công ty đặt tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Công ty này có 24.464 cửa hàng
và cung cấp dịch vụ của mình trên toàn cầu. Đây là một trong những công ty cà phê
lớn nhất và hàng đầu trên thế giới. Đối thủ cạnh tranh hàng đầu không có gì đáng
ngạc nhiên với con số doanh thu 22,38 tỷ đô la, gần gấp 7,5 lần so với đối thủ cạnh tranh gần nhất.
c. THÔNG TIN CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY CAFÉ TRÊN THẾ GIỚI
Dịch bệnh covid bùng phát cuối năm 2019 ở Trung Quốc và lan ra toàn thế giới,
đặc biệt là ở Châu Âu và Mĩ 3 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới. Nhưng
dự báo sản lượng cà phê thế giới năm 2020 - 2021 tăng 9,1 triệu bao (60 kg) so với
năm trước lên mức kỉ lục 176,1 triệu bao. Giá cà phê, được đo lường bởi Tổ chức
Cà phê Quốc tế (ICO), ổn định trong vài tháng qua, trung bình đạt 1,04 USD/pound vào tháng 5/2020.
Thị trường cà phê hòa tan ở Việt Nam đang cạnh tranh khốc liệt giữa các thương
hiệu trong và ngoài nước. Nếu những năm trước đây, thị trường cà phê hòa tan chỉ
xoay quanh 3 "đại gia" là Vinacafe Biên Hòa, Nestlé, Trung Nguyên thì nay có
thêm những thương hiệu như TNI (King Coffee), Ajinomoto (Birdy), Phindeli và
nhiều thương hiệu mới khác, dù thị phần rất nhỏ. Điều này tạo áp lực lớn đối với
thương hiệu mới, buộc doanh nghiệp phải chọn cách đi riêng, tận dụng lợi thế của
công nghệ để tạo ra những sản phẩm khác biệt.
Các công ty cafe đều đưa ra các chiến lược cạnh tranh mới nhằm phù hợp với
tình hình dịch bệnh. Các công ty đều điều chỉnh lại giá cả các mặt hàng sản phẩm,
nỗi lo của họ là thiếu cung nguyên liệu do các nước áp dụng chính sách hạn chế đi
lại và đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong thời gian tới,
thị trường cà phê thế giới sẽ còn tiếp tục biến động do ảnh hưởng của Covid-19.
Các công ty vẫn đang theo dõi sát diễn biến dịch Covid-19 ở các khu vực sản xuất
cà phê, từ đó điều chỉnh lại chiến lược cạnh tranh.
III. CẨU VỀ SẢN PHẨM 1. CẦU TRONG NƯỚC
a. Tiêu dùng trong nước
Về người tiêu dùng, những khách hàng của cafe thường rất trung thành, 65% người
tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7 lần/tuần, nghiêng về nam giới
(59%). Riêng cà phê hòa tan có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3
đến 4 lần trong tuần, nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ (52%).
b. Doanh thu của các doanh nghiệp
* Cà phê hòa tan nestle
Nestlé báo cáo tổng doanh số bán hàng tăng 3,5% từ 44,2 triệu USD lên 45,8 triệu
USD. Tăng trưởng doanh thu của Nestle đạt mức 3,9% trong quý II/2019. Trong nửa
đầu năm nay, Nestle đã đáp ứng được mức tăng trưởng kỳ vọng 3,6% của các nhà
phân tích, cho thấy sự cải thiện so với mức tăng trưởng doanh thu 2,8% ghi nhận
trong cùng kỳ năm trước. Trong cả năm 2019, Nestle dự kiến tăng trưởng doanh thu
sẽ đạt mức 3,5% và tỷ suất biên lợi nhuận hoạt động đạt hoặc vượt 17,5%.
* Vinacafe của Công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hòa
- Quý II/2020, doanh thu thuần đạt 669 tỷ đồng, giảm gần 100 tỷ đồng, tương ứng
mức giảm 12,2% so với quý II năm ngoái. Trong khi đó chi phí giá vốn giảm sâu
hơn, đến 14,5%, nên lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ còn gần 196 tỷ
đồng, giảm 6,2% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp đạt 29,3%. Doanh thu tài chính
trong quý gần gấp 9 lần cùng kỳ, lên 15,7 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính chỉ gấp
rưỡi, lên 6,4 tỷ đồng. Cùng với đó chi phí bán hàng giảm đáng kể 4,6 tỷ đồng, xuống còn 7,5 tỷ đồng.
-Trong quí IV/2019, doanh thu thuần VinaCafé Biên Hòa (VCF) đạt 1.087 tỉ đồng,
giảm 8,4% so với cùng kì năm trước. Công ty cho biết, trong quí IV chiến lược kiểm
soát chi phí được thực hiện hiệu quả hơn, giá vốn hàng bán giảm mạnh từ 886 tỉ
đồng xuống còn 773,5 tỉ đồng; nhờ vậy lợi nhuận gộp vẫn tăng 11,6% lên mức 313,7
tỉ đồng, biên lợi nhuận gộp tiếp tục cải thiện từ 24,1% lên 28,9%.
- Lũy kế cả năm 2019, doanh thu thuần đạt 3.097 tỉ đồng, giảm gần 10% so với năm
trước đó, công ty cũng chưa hoàn thành kế hoạch doanh thu từ 3.500 đến 3.700 tỉ
đồng năm 2019 đã được ĐHĐCĐ thông qua. Dù vậy, nhờ kiểm soát tốt các loại chi
phí, đặc biệt là giá vốn hàng bán, Vinacafé Biên Hòa tiếp tục ghi nhận lợi nhuận sau
thuế tăng trưởng trong năm 2019 với gần 678 tỉ đồng, hoàn thành mục tiêu lợi nhuận
từ 650 đến 750 tỉ đồng đã đề ra.
- Với mức lãi khủng thu về mỗi năm, lợi nhuận chưa phân phối của công ty hiện ở
mức 943,7 tỉ đồng, tương đương 42,4% trong cơ cấu nguồn vốn. Trong năm 2019,
công ty đã chi trả cổ tức 240% bằng tiền mặt cho cổ đông, với tổng số tiền gần 640 tỉ
đồng; thuộc top doanh nghiệp trả cổ tức cao nhất thị trường chứng khoán.
- Những nguyên nhân trên dẫn đến, dù doanh thu quý II giảm, nhưng lợi nhuận sau
thuế vẫn xấp xỉ bằng cùng kỳ, đạt 156 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về
cổ đông công ty m攃⌀ đạt gần 157 tỷ đồng. Công ty có vốn điều lệ là 265,8 tỷ đồng,
vốn chủ sở hữu lên tới 1.701 tỷ đồng.
c. Doanh thu của cả nước Việt Nam
Lượng tiêu thụ cà phê của Việt Nam vào cuối năm 2017 đã đạt mức
1,38kg/người/năm. Mức tiêu thụ sẽ còn tăng lên 2,6 kg/người/năm từ 2018 - 2021.
Thị trường cà phê hòa tan được dự báo (từ năm 2018 về sau) sẽ đạt đến 7.000 tỷ
đồng/năm, với mức tăng trưởng từ 8% - 10%/năm trong tổng cầu của thị trường cà
phê Việt vào khoảng 20 nghìn tỷ đồng. Điều này được chứng minh bằng sự xuất hiện
ngày càng nhiều thương hiệu cà phê trong và ngoài nước ở nhóm cà phê hòa tan. 2. CẦU NGOÀI NƯỚC a. Cầu thế giới
Người Châu Âu có nhu cầu tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, khoảng 5kg/người/năm.
Tuy nhiên, nhu cầu này tại các nước trong khối EU lại rất khác nhau. Hiện Đức
chiếm khoảng 20% tổng tiêu dùng cà phê của châu Âu, theo sau là Pháp và Ý
khoảng 13%, Tây Ban Nha khoảng 8% và Anh 8%...
b. Tình hình xuất khẩu
- Theo Cục Xúc tiến thương mại, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê đến hơn 80 thị trường
trên thế giới. Trong đó, Đức và Hoa Kỳ là hai thị trường dẫn đầu với lượng nhập
khẩu trên 10% cà phê của Việt Nam, xếp sau lần lượt là các thị trường Tây Ban Nha, Ý và Nhật Bản.
- Trong khi đó, theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam,
cà phê hòa tan hiện đang được các nước trên thế giới ưa chuộng. Đặc biệt, trong đại
dịch COVID-19, khi nền kinh tế của toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề nhưng nhu cầu
tiêu thụ cà phê vẫn không hề giảm mà ngày càng tăng. Việt Nam cũng không ngoại
lệ, xu hướng tiêu dùng cà phê trong nước cũng tăng mạnh.
- Bàn về vấn đề này, ông Nguyễn Nam Hải, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội cà
phê ca cao Việt Nam, cho biết theo đánh giá của các tổ chức nước ngoài, tiêu thụ cà
phê hòa tan trên thế giới tăng trưởng mạnh trong những năm qua cũng như trong
thời gian tới. Số liệu gần đây cho thấy, cà phê hòa tan chiếm 14% nhu cầu tiêu dùng
cà phê trên thế giới và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Do đó, Việt Nam
đang có cơ hội sẽ trở thành quốc gia sản xuất cà phê hòa tan hàng đầu thế giới do sở
hữu nguồn cà phê Robusta dồi dào, là nguyên liệu chính để chế biến cà phê hòa tan.
- Dự kiến năm nay, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt khoảng 1,3 triệu tấn với
kim ngạch xuất khẩu khoảng hơn 2 tỷ USD. "Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, ngành
cà phê đang cố gắng sẽ xuất khẩu bằng năm ngoái với 1,6 triệu tấn cà phê, đạt kim
ngạch xuất khẩu 2,8 tỷ USD.
3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
a. Các yếu tố cá nhân
- Tuổi tác và các giai đoạn trong chu kỳ sống:
Tùy theo mỗi chu kỳ tuổi tác mà người tiêu dùng sẽ lựa chọn những sản phẩm khác
nhau. Quyết định lựa chọn sản phẩm nào cũng phụ thuộc vào từng giai đoạn chu kỳ sống của gia đình đó. - Nghề nghiệp:
Tùy thuộc vào tính chất công việc của mỗi người mà ảnh hưởng đến sản phẩm tiêu
dùng của họ. Ví dụ một nhân viên văn phòng sẽ lựa chọn cho mình những bộ quần
áo mang tính chất công sở như sơ mi - quần âu, còn một người công nhân tham gia
sản xuất tại nhà máy thì sẽ chọn những trang phục giản dị hơn không quá đắt tiền như áo thun và quần jean. - Tình hình tài chính:
Tình hình tài chính sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa sản nhẩm của người tiêu
dùng. Tùy vào mức thu nhập, tiết kiệm, khả năng vay ... mà người tiêu dùng sẽ điều
chỉnh sức mua và cơ cấu hàng hóa của họ. - Phong cách sống:
Phong cách sống hay lối sống của một người được thể hiện qua hành động, ứng xử,
tư duy quan điểm của người đó trong môi trường sống của họ. Phong cách sống sẽ
tác động đến quyết định của người tiêu dùng khi mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.
b. Những yếu tố tâm lý
- Nhu cầu và động cơ:
Một người có rất nhiều nhu cầu tại một thời điểm nhất định. Khi nhu cầu đủ mạnh sẽ
tạo nên động cơ chỉ đạo người đó tìm kiếm sự thỏa mãn nhu cầu đó. Lý thuyết về
động cơ của Freud (2002) đã chỉ ra rằng quyết định mua của một người có thể bị ảnh
hưởng bởi động cơ trong tiềm thức mà ngay cả người đó cũng không hiểu hết được.
Một người sẽ cố gắng thỏa mãn được nhu cầu quan trọng nhất tại thời điểm đó sau
khi thỏa mãn được nhu cầu đó nó sẽ không còn là động cơ thúc đẩy người đó nữa và
người đó sẽ tiếp tục tìm cách thỏa mãn nhu cầu quan trọng tiếp theo. - Tri thức:
Tri thức là tất cả những gì mà con người lĩnh hội được trong suốt quá trình phát triển
có thể từ gia đình, bạn bè, trường lớp hay xã hội, ... Tri thức còn là những kinh
nghiệm sống mà người đó thu thập được và phần lớn hành vi của con người sẽ được chỉ đạo bởi tri thức.
- Niềm tin và thái độ:
Thông qua những hoạt động và sự học hỏi mà mỗi người sẽ hình thành nên
niềm tin và thái độ sống của mình. Niềm tin là một nhận định về một sự vật hay sự việc nào đó.
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
Chất lượng của sản phẩm.
Phù hợp với thói quen, sở thích. Nhãn hiệu. Giá cả sản phẩm. Xuất xứ hàng hóa.
Sản phẩm ít bị làm giả.
Nhiều người sử dụng.
Mức độ dễ tiếp cận sản phẩm. Mẫu mã, bao bì.
Kích cỡ, dung tích sản phẩm.
Chương trình khuyến mãi.
- Lựa chọn sản phẩm theo giới tính:
Nữ giới lựa chọn và sử dụng theo nhãn hiệu.
Nam giới lựa chọn và sử dụng theo thói quen, sở thích.
- Lựa chọn sản phẩm theo thu nhập: IV. CUNG SẢN PHẨM 1. CUNG TRONG NƯỚC
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, CTCP Tập đoàn
Trung Nguyên và Công ty TNHH Nestle Việt Nam là 2 doanh nghiệp có công
suất sản xuất cà phê 3 trong 1 dự kiến đạt mức 32.000 tấn/năm.
Nếu tất cả công suất của các nhà máy cà phê hòa tan ở Việt Nam sử dụng để sản xuất
cà phê hòa tan 3 trong 1 thì tổng sản lượng sẽ là 23.000 tấn/ năm.
Trong khi đó, về cà phê hòa tan, Công ty TNHH Cà phê Ngon Việt Nam là doanh
nghiệp sản xuất và có nhà máy sản xuất với công suất lớn nhất Việt Nam 32.000
tấn/năm. Năm 2018, công ty Cà phê Ngon Việt Nam công suất nhà máy chế biến của
doanh nghiệp này đạt mức 16.000 tấn/năm – bằng 50% công suất thiết kế.
Năm 2018 trở đi, dự báo thị trường cà phê hòa tan sẽ đạt đến 7.000 tỉ đồng/năm, với
mức tăng trưởng từ 8 - 10%/năm.
Dự báo, đến năm 2021, tiêu thụ cà phê ở Việt Nam có thể tăng gấp đôi, lên
2,6kg/người/năm. Doanh thu cà phê hòa tan năm 2018 tăng hơn 11% vì tăng được
sản lượng bán ra thị trường. Cà phê hòa tan được dự báo (từ năm 2018 về sau) sẽ đạt
đến 7.000 tỷ đồng/năm, với mức tăng trưởng từ 8% - 10%/năm trong tổng cầu của
thị trường cà phê Việt vào khoảng 20 nghìn tỷ đồng. 2. CUNG NGOÀI NƯỚC
a. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CAFÉ VÀO VIỆT NAM
Từ lâu Việt Nam (VN) được biết đến là quốc gia xuất khẩu cà phê nhân lớn thứ hai
thế giới, chỉ sau Brazil. Ngạc nhiên là vài năm gần đây, lượng cà phê nhập khẩu của
VN lại tăng lên nhanh chóng.
Chủ yếu hàng nhập khẩu là loại chất lượng cao để phục vụ tại các khách sạn, nhà
hàng, tiệm cà phê cao cấp, cà phê trong nước chưa đáp ứng được. Do nhu cầu ngày
càng nhiều nên lượng nhập khẩu cũng tăng dần. Tuy nhiên, có một thực tế đáng
buồn là ngành cà phê mải tập trung xuất khẩu nguyên liệu mà bỏ quên sân nhà do
yếu về chế biến. Chính vì thế, hạt cà phê Việt Nam đi qua nhiều nước, qua chế biến
và nhập khẩu trở lại với giá cao gấp 2-3 lần ban đầu.
Cà phê hòa tan chiếm tỷ lệ nhập khẩu cao hơn nhiều; tỷ lệ này giảm dần có lẽ do sự
phát triển công nghiệp chế biến sâu ở địa phương khi có đầu tư của Nestlé để đáp
ứng nhu cầu của cả nước
Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu cà phê của Trung
Quốc trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 30,2 nghìn tấn, trị giá 135,55 triệu USD,
giảm 0,04% về lượng, nhưng tăng 13,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Trong 30,2 ngàn tấn nói trên, cà phê Việt Nam chiếm tới 1/3 với 10 ngàn tấn.
Bình quân nhập khẩu cà phê của Việt Nam từ Trung Quốc năm 2018 đạt mức 4.543 USD/ tấn.
Tháng 2/2019, VN nhập khẩu cà phê hòa tan từ TQ đạt 11,5 nghìn tấn, trị giá 85,52
triệu USD, giảm 37,3% về lượng và giảm 38,5% về trị giá so với tháng 1/2019, giảm
11,4% về lượng và giảm 20,6% về trị giá so với tháng 2/2018.
Nhập khẩu cà phê của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 21,82 nghìn tấn,
trị giá 135,55 triệu USD, giảm 0,04% về lượng, nhưng tăng 13,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Tổng lượng cà phê nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc ước đạt khoảng 160.000 bao cà phê hòa tan.
3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÀM THAY ĐỔI VIỆC CUNG ỨNG
CAFÉ HÒA TAN CỦA CÁC NHÀ SẢN XUẤT
a. Tình hình thời tiết, mùa vụ, sản xuất
Thời tiết tại các quốc gia trồng cà phê ảnh hưởng đến giá trị, chất lượng của cà phê.
Nếu thời tiết xấu dẫn đến chất lượng cà phê không đảm bảo để sản xuất cà phê hòa
tan dẫn đến thiếu hụt nguồn cung.
b. Các yếu tố kinh tế tài chính vĩ mô như lạm phát, giảm phát
Các thị trường tài chính nói chung và thị trường cung ứng cà phê nói riêng chịu ảnh
hưởng của các yếu tố kinh tế tài chính vĩ mô như lạm phát, giảm phát, khủng hoảng
kinh tế thế giới. Chúng ta đang ở giai đoạn giảm phát, giá cả hàng hóa không còn leo
thang, sức mua của người tiêu dùng giảm nên hệ quả là nguồn cung khá thừa thải
cũng là lẽ tất nhiên. Một khi giai đoạn giảm phát kết thúc, lạm phát leo thang trở lại,
các thị trường hàng hóa thúc đẩy thành thị trường bong bóng, khi đó nguồn cung
khan hiếm đúng theo quy luật thị trường.
c. Chính sách và động thái can thiệp của các chính phủ
Thuế càng thấp, nguồn cung sản phẩm đó càng cao.
Chính sách, động thái can thiệp xuất nhập khẩu cà phê như Brazil, Việt Nam; các
chương trình hỗ trợ giá cà phê của các chính phủ như Brazil, Colombia, Việt Nam
đều tác động đến nguồn cung cà phê.
Sức mạnh của đồng USD hay đồng tiền và nền kinh tế của các nước sản xuất, tiêu
thụ cà phê lớn như đồng real của Brazil; đồng VNĐ của Việt Nam… cũng sẽ ảnh
hưởng đáng kể đến cung cầu và giá cà phê.
Động thái thu mua, tích trữ của các liên đoàn, hiệp hội cà phê quốc gia, kế hoạch
tiêu thụ cà phê của các tập đoàn lớn cũng tác động đến nguồn cung cầu trong tương lai
d. Nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan
Do ảnh hưởng của dịch covid 19 nên nhu cầu tiêu cà phê ở các khu vực lớn như
Châu Âu, Châu Mĩ có xu hướng giảm dẫn đến cung vượt quá cầu. Nên dẫn đến sản
lượng xuất khẩu của các nước như Việt Nam, Brazil, Colombia đều tụt giảm.
Ngoài các yếu tố chủ yếu nên trên, còn có các yếu tố khác như các biến cố chính trị,
chiến tranh, những sự kiện lớn trên thế giới như World Cup (nếu diễn ra tại các nước
sản xuất cà phê hàng đầu như Brazil); khảo sát, dự báo sản lượng cà phê và cung cầu
sẽ biến động rất lớn
V. GIÁ CẢ SẢN PHẨM 1. Giá năm 2018 2. Giá năm 2019 3. Giá năm 2020
- Cà phê G7 3in1 – hộp 18 gói : 45.000 vnd
- Cà phê G7 3in1 – hộp 20 gói : 46.500 vnd
- Cà phê G7 3in1 – hộp 21 gói : 47.500 vnd
Qua đó ta thấy, giá café năm 2018-2019 không thay đổi nhờ sự cân bằng thị trường.
Từ năm 2019-2020 giá café lại tăng lên do nhu cầu người sử dụng càng nhiều,
những người có nhịp sống bận rộn, chuộng tiêu dùng nhanh chóng và thuận lợi. Hơn
thế, số lượng người nước ngoài làm việc và sinh sống tại các thành phố lớn của Việt
Nam hiện đang gia tăng nhanh chóng. Và giá café trên thị trường thế giới có khuynh
hướng tăng đều qua các năm. Để đáp ứng nhu cầu của người dân thì doanh nghiệp sẽ