Giới thiệu về WTO - Quản trị kinh doanh | Trường đại học Hồng Đức
Giới thiệu về WTO - Quản trị kinh doanh | Trường đại học Hồng Đức được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
I/ Giới thiệu về WTO: WTO là gì?
WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization). Tổ
chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một
nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về
Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết
quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá,
dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư). Các thành viên trong WTO
Tính đến ngày 26/6/2014, tổ chức này có 160 thành viên. Thành viên của WTO là các
quốc gia (ví dụ Hoa Kỳ, Việt Nam…) hoặc các vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại
thương (ví dụ EU, Đài Loan, Hồng Kông…). Nhiệm vụ của WTO
WTO được thành lập với 04 nhiệm vụ chủ yếu:
• Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO
(và cả những cam kết trong tương lai, nếu có);
• Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết
mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại;
• Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO; và
• Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên. Chức năng của WTO
Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thỏa thuận
thương mại đa phương và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả
trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ
thương mại quốc tế của họ.
Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại
đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO.
Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan
đến việc thực hiện và giải thích Hiệp định WTO và các hiệp định
thương mại đa phương và nhiều bên.
Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành
viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại
và tuân thủ các quy định của WTO, Hiệp định thành lập WTO (Phụ
lục 3) đã quy định một cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại áp
dụng chung đối với tất cả các thành viên.
Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như
Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới trong việc hoạch định
những chính sách và dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu. Cơ cấu tổ chức WTO
Cơ cấu tổ chức của WTO bao gồm (xếp theo thứ tự thẩm quyền từ cao xuống thấp):
• Hội nghị Bộ trưởng: Bao gồm các Bộ trưởng thương mại – kinh tế đại diện cho tất cả
các nước thành viên; Họp 2 năm 1 lần để quyết định các vấn đề quan trọng của WTO;
• Đại hội đồng: Bao gồm đại diện tất cả các thành viên; thực hiện chức năng của Hội
nghị Bộ trưởng trong khoảng giữa hai kỳ hội nghị của cơ quan này; Đại hội đồng cũng
đóng vai trò là Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan rà soát các chính sách thương mại;
• Các Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Các vấn đề Sở hữu trí tuệ
liên quan đến Thương mại; Các Uỷ ban, Nhóm công tác: Là các cơ quan được thành lập
để hỗ trợ hoạt động của Đại hội đồng trong từng lĩnh vực; tất cả các thành viên WTO đều
có thể cử đại diện tham gia các cơ quan này;
• Ban Thư ký: Ban Thư ký bao gồm Tổng Giám đốc WTO, 03 Phó Tổng Giám đốc và
các Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ nào.
Quá trình thông qua quyết định trong WTO
Về cơ bản, các quyết định trong WTO được thông qua bằng cơ chế đồng thuận. Có nghĩa
là chỉ khi không một nước nào bỏ phiếu chống thì một quyết định hay quy định mới được
xem là “được thông qua”.
Do đó hầu hết các quy định, nguyên tắc hay luật lệ trong WTO đều là “hợp đồng” giữa
các thành viên, tức là họ tự nguyện chấp thuận chứ không phải bị áp đặt; và WTO không
phải là một thiết chế đứng trên các quốc gia thành viên.
Tuy nhiên, trong các trường hợp sau quyết định của WTO được thông qua theo các cơ
chế bỏ phiếu đặc biệt (không áp dụng nguyên tắc đồng thuận):
• Giải thích các điều khoản của các Hiệp định: Được thông qua nếu có 3/4 số phiếu ủng hộ;
• Dừng tạm thời nghĩa vụ WTO cho một thành viên: Được thông qua nếu có 3/4 số phiếu ủng hộ;
• Sửa đổi các Hiệp định (trừ việc sửa đổi các điều khoản về quy chế tối huệ quốc trong
GATT, GATS và TRIPS): Được thông qua nếu có 2/3 số phiếu ủng hộ. II/ MFN và NT
Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)
Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most favoured nation),
là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc
biệt của MFN được thể hiện ngay tại Ðiều I của Hiệp định GATT (mặc
dù bản thân thuật ngữ ''tối huệ quốc'' không được sử dụng trong điều
này). Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước
thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải
dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác. Thông thường
nguyên tắc MFN được quy định trong các hiệp định thương mại song
phương. Khi nguyên tắc MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả
các nước thành viên WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tắc bình
đẳng và không phân biệt đối xử vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau
sự ''đối xử ưu đãi nhất''. Nguyên tắc MFN trong WTO không có tính
chất áp dụng tuyệt đối. Hiệp định GATT 1947 quy định mỗi nước có
quyền tuyên bố không áp dụng tất cả các điều khoản trong Hiệp định
đối với một nước thành viên khác (Trường hợp không áp dụng MFN đối
với Cuba mặc dù Cuba là thành viên sáng lập GATT- và WTO).
Nếu như nguyên tắc MFN trong GATT 1947 chỉ áp dụng đối với ''hàng
hoá'' thì trong WTO, nguyên tắc này đã được mở rộng sang thương
mại dịch vụ (Ðiều 2 Hiệp định GATS), và sở hữu trí tuệ (Ðiều 4 Hiệp định TRIPS).
Ý nghĩa của nguyên tắc tối huệ quốc:
Tăng cường tạo ra trao đổi thương mại và giảm sự phân hoá thương mại.
Tối huệ quốc còn cho phép các quốc gia nhỏ hơn có được những
lợi thế mà các nước lớn hơn thường trao cho nhau, trong khi các
nước nhỏ hơn thường không đủ mạnh để có thể tự thương lượng những lợi thế đó.
Các điều khoản tối huệ quốc góp phần thúc đẩy sự không phân
biệt đối xử giữa các quốc gia, chúng cũng có xu hướng thúc đẩy
mục tiêu thương mại tự do nói chung trên thế giới.
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT)
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment – NT), quy định tại Ðiều III Hiệp định
GATT, Ðiều 17 GATS và đều 3 TRIPS. Nguyên tắc NT được hiểu là hàng hoá nhập
khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi
hơn so với hàng hoá cùng loại trong nước. Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc NT chỉ
áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuệ chưa áp dụng đối với cá
nhân và pháp nhân. Phạm vi phạm áp dụng của nguyên tắc NT đối với hàng hoá, dịch vụ
và sở hữu trí tuệ có khác nhau. Ðối với hàng hoá và sở hữu trí tuệ việc áp dụng nguyên
tắc NT là một nghĩa vụ chung (general obligation), có nghĩa là hàng hóa và quyền sở
hữu trí tuệ nước ngoài sau khi đã đóng thuế quan hoặc được đăng ký bảo vệ hợp pháp
phải được đối xử bình đẳng như hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ trong nước đối với
thuế và lệ phí nội địa, các quy định về mua, bán, phân phối, vận chuyển. Ðối với dịch
vụ, nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề đã được mỗi nước
đưa vào trong danh mục cam kết cụ thể của mình và mỗi nước có quyền đàm phán đưa
ra những ngoại lệ (exception).
Các nước, về nguyên tắc, không được áp đụng những hạn chế số lượng nhập khẩu và
xuất khẩu, trừ những ngoại lệ được quy định rõ ràng trong các hiệp định của WTO, cụ
thể đó là các trường hợp mất cân đối cán cân thanh toán (Ðiều XII và XVIII.b); nhằm
mục đích bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ trong nước (Ðiều XVIII.c); bảo vệ ngành
sản xuất trong nước chống lại sự gia tăng đột ngột về nhập khẩu hoặc để đối phó với sự
khan hiếm một mặt hàng trên thị trường quốc gia do xuất khẩu quá nhiều (Ðiều XIX);
vì lý do sức khoẻ và vệ sinh (Ðiều XX) và vì lý do an ninh quốc gia (Ðiều XXI).
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia cùng với MFN là hai nguyên tắc nền tảng quan trọng nhất
của hệ thương mại đa phương mà ý nghĩa thực sự là bảo đảm việc tuân thủ một cách
nghiêm túc những cam kết về mở cửa thị trường là tất cả các nước thành viên đã chấp
nhận khi chính thức trở thành thành viên của WTO.