Gốc văn hóa Đông Nam Á trong sự du nhập - Văn hoá Đông Sơn môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội

Gốc văn hóa Đông Nam Á trong sự du nhập - Văn hoá Đông Sơn môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
3 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Gốc văn hóa Đông Nam Á trong sự du nhập - Văn hoá Đông Sơn môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội

Gốc văn hóa Đông Nam Á trong sự du nhập - Văn hoá Đông Sơn môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

84 42 lượt tải Tải xuống
Gc văn hóa Đông Nam Á trong sdu
nhp, nh hưng ca các yếu t văn hóa
ngoi và s biu hin, biến đi ca chúng
trong đi sng ngưi Vit.
1, Mở đầu
Trong thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, vào thời đại đồ đồng, bản sắc dân tộc Việt đã hình
thành ở lưu vực sông Hồng. Đó là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố: địa lý, chủng tộc, kinh tế,
ngôn ngữ, văn hóa trong một quá trình lịch sử gắn bó cộng đồng đấu tranh chống ngoại xâm phương
Bắc và thiên tai (lụt sông Hồng). Mặc dù bị Trung Quốc và Pháp đô hộ trong những thời gian dài, gốc
văn hóa Đông Nam Á vẫn tồn tại qua những thời kỳ lịch sử cho đến nay. Nó vẫn tàng ẩn nhiều hình
thái như huyền thoại, ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục tập quán...Nó vẫn nằm sâu lắng trong tiềm
thức cộng đồng Việt. Nó là chất liệu của dòng văn hóa dân gian đi song song với văn hóa bác học và
đóng góp hiệu quả vào việc bảo tồn bản sắc dân tộc vào những thời kỳ bị đô hộ.[1] Việc tiếp thu các
thành tựu của 2 nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc đã góp phần làm phong phú, đa dạng hơn
nền văn hóa Việt Nam.
Cụ thể văn minh Ấn Độ có tác động mạnh mẽ đến miền Trung và miền Nam Việt Nam. Từ tôn giáo
(Phật giáo tiểu thừa, Hin-đu giáo), phong tục(lễ hội Ka-te, lễ tát nước,...) , chữ viết (chữ Phạn), kiến
trúc (đền tháp, trụ đá), mô hình nhà nước... đều bị ảnh hưởng mạnh bởi Ấn Độ.
2, Ảnh hưởng văn hóa từ Ấn Độ
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn minh
Ấn Độ. Qua những tư liệu và các di tích để lại có thể thấy ở nhiều tỉnh thành của Việt Nam, trong đó
có Quảng Nam - một địa phương có vị trí rất đặc biệt bởi sự hiện hữu của Thánh địa Mỹ Sơn, một
trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á, đồng thời là nơi có di
sản văn hóa thế giới duy nhất về loại hình này tại Việt Nam - có nhiều di sản của nền văn minh Ấn
Độ.
Nói tới ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ tới Việt Nam nói chung và khu vực Quảng Nam - Đà
Nẵng nói riêng, trước hết phải kể đến sự có mặt và ảnh hưởng của đạo Bà la môn (sau này gọi là Ấn
Độ giáo) và đạo Phật. Những dấu tích đền thờ thần Brahma (Đấng tạo hóa), Indra (Thần Mặt Trời),
biểu tượng thờ cúng Linga của thần Shiva, những tháp cổ, bia đá được tìm thấy ở những vùng có đền
tháp Chăm ở miền Trung nước ta như các tháp cổ ở Đồng Dương (Thăng Bình, Quảng Nam), ở Tam
An (Tam Kỳ, Quảng Nam), ở Trà Kiệu (Duy Xuyên, Quảng Nam) hay ở di tích tháp Chăm mới được
phát hiện ở xóm Cấm, Hòa Thọ Đông (Cẩm Lệ, Đà Nẵng) được xem là những minh chứng cho ảnh
hưởng của văn minh Ấn Độ tại khu vực này.
Đạo Bà la môn tuy đến sớm nhưng ảnh hưởng không mạnh và sâu rộng ở Việt Nam như đạo Phật,
bởi đạo Phật chủ trương bình đẳng giữa mọi người, mở đường giải thoát cho những người bị áp bức,
phản đối chế độ đẳng cấp của đạo Bà la môn, vì thế có nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Lào,
Cam-pu-chia và Mi-an-ma đã lấy đạo Phật làm quốc giáo. Có thể nói, tư tưởng Phật giáo từ nền văn
minh Ấn Độ trong quá trình tiếp biến văn hóa đã trở thành nguồn lực tinh thần chung khi thiết lập
các thể chế quản lý xã hội của các dân tộc ở Đông Nam Á.
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, đa dân tộc, do vậy, nền văn hóa dân tộc cũng mang nhiều màu sắc.
Văn hóa của dân tộc Chăm ở nước ta có thể coi là đại diện cho nền văn hóa Việt khi tiếp thu ảnh
hưởng sâu sắc của nền văn minh Ấn Độ. Về chữ viết, ngay từ thời lập quốc, Chămpa đã tiếp nhận các
văn tự Ấn Độ và thường là ghi chép trên bia đá. Văn bia được khắc chữ từ thế kỷ IV đến thế kỷ XV
bằng cả văn tự Chăm cổ. Nội dung ghi chép phản ánh việc dâng tế thần linh, ca ngợi công đức của
các vị vua, ghi lại những biến cố của vương triều. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ linga.
Dạng linga kết hợp với yoni hay còn gọi là Linga-Yoni được coi là biểu tượng sự sáng tạo của thần
Shiva. Biểu tượng này được các nước tôn thờ khá phổ biến, trong đó có Chămpa lúc bấy giờ. Mặc dù
chịu ảnh hưởng văn hóa, tôn giáo đã tiếp thu được của Ấn Độ giáo, nhưng người Chăm đã đa dạng
hóa hình tượng này theo các khối hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn (hiện đang trưng bày ở Bảo
tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng)
Văn minh Ấn Độ là một nền văn minh phát triển, những giá trị của văn minh Ấn Độ đã trở thành một
bộ phận quan trọng của văn minh nhân loại và có sức lan tỏa rất mạnh mẽ, nhất là lan tỏa tới khu
vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, thể hiện rõ nét ở khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng. Tuy mỗi
phong cách kiến trúc tiêu biểu cho một khung niên đại nhất định thể hiện quá trình phát triển rực rỡ
hoặc lụi tàn, song văn minh Ấn Độ đã để lại những giá trị mang đặc trưng riêng “bí ẩn nhưng huyền
diệu, chân thực nhưng hùng vĩ, tâm linh nhưng lại rất đời thường”. Tuy có chịu ảnh hưởng mỹ thuật
Phật giáo mang “phong cách Dvaravati” nhưng lại được bản địa hóa với những nét riêng độc đáo của
dân tộc Chăm của Việt Nam. [2]
3, Ảnh hưởng từ văn hóa Đông Nam Á nói chung
Theo đó, khu vực Đông Nam Á từ xưa, trong các sách cổ của Ấn Độ đã được nói đến với những cái
tên như Suvarnabhumi (đất vàng) hay Suvarnadvipa (Đảo vàng), người Trung Hoa thì gọi là Nam
Dương, tương tự người Nhật Bản củng dùng từ Nan Yo để chỉ Đông Nam Á, tức Nam Dương như
Trung Hoa, người Ả Rập gọi là Zabag, còn người Hy Lạp, La mã từ giữa thế kỷ II TCN cũng gọi là
Chryse (đất vàng). Như vậy là từ xa xưa, thế giới đã biết đến khu vực văn hóa Đông Nam Á. Sở dĩ như
vậy là vì tầm quan trọng về mặt vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á, vốn đã được chú ý đến từ rất
lâu. Đông Nam Á thường được gọi là “ngã tư đường”, “hành lang” hay “cầu nối” giữa thế giới Đông Á
với Tây Á và Địa Trung Hải. Tuy vậy, chỉ từ sau Thế chiến thứ hai, khái niệm”Đông Nam Á” mới xuất
hiện trên bản đồ chính trị thế giới để chỉ một khu vực riêng biệt nằm ở phía Đông Nam của châu Á và
có tầm quan trọng đặc biệtvề địa chính trị.
Tính thống nhất về mặt văn hóa của khu vực và tính đa dạng của các tộc người lại làm nên những
đặc trưng bản sắc riêng của từng vùng văn hóa được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao hàm
trong nó rất nhiều thành tố cả về vật chất lẩn tinh thần của văn hóa Đông Nam Á. Đương nhiên,
trong quá trình phát triển, văn hóa Đông Nam Á đã tiếp thu nhều yếu tố mới từ bên ngoài mà tiêu
biểu nhất là từ Trung Hoa, Ấn Độ, Ả Rập và phương Tây. Nhờ sự giao lưu này, văn hóa Đông Nam Á
đã đạt được những thành tựu mới mẻ trong quá trình phát triển của mình.
Với thực tiễn như vậy, có thể nhìn thấy các điểm tương đồng, tương cận giữa văn hóa Việt Nam với
văn hóa Đông Nam Á như sau:
Một là, về phong tục tập quán: Ở Đông Nam Á có đến hằng trăm dân tộc khác nhau, vì thế phong
tục, tập quán rất đa dạng, tạo nên một bức tranh đa sắc. Mặc dù rất đa dạng, song những tập tục ấy
vẫn có nét gần gủi, tương đồng nhau, là mẫu số chung quy tụ, giao thoa trên nền tảng của cơ sở văn
hóa bản địa Đông Nam Á – Một nền tảng văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Đó là cách ăn mặc
với một bộ trang phục là Sàrông (váy), khố, vòng đeo, vòng đeo cổ… Đó là tục ăn uống với các thức
ăn chính là cơm, rau, cá và hoa quả (hiện nay, thịt ngày càng quan trọng trong cuộc sống hiện đại).
Đó là tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh đình. Tục chôn với người chết những thứ cần thiết
cho cuộc sống mà khi còn sống họ thường ưa thích. Đó là tục nhai trầu, cưa và nhuộm răng đen, xăm
mình; rồi đến cả các trò vui chơi giải trí như thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền, … Trong cách ăn ở, ngôi
nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình của khu vực
và phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực Đông Nam Á.
Hai là, sinh sống trong khu vực bị chi phối bởi hệ thống khí hậu nhiệt đới, gió mùa, các cư dân Đông
Nam Á đã sáng tạo nên những nền văn hoá tộc người và địa phương đa dạng, phong phú trên cơ
tầng chung của văn hoá nông nghiệp. Họ chủ yếu sống bằng lúa gạo, với hai hình thức canh tác:
ruộng nước và nương rẫy; thuần dưỡng trâu, bò làm sức kéo; các bộ công cụ lao động và các hệ
thống thủy lợi, dựa theo nguyên lý tự chảy của dòng nước được xây dựng hết sức đa dạng phù hợp
với các môi trường sinh thái thành ở đồng bằng, vùng thung lũng chân núi, vùng sườn dốc…
Ba là, về lễ hội: Củng giống như sự đa dạng của phong tục, tập quán. Có thể nói, ở mổi dân tộc mùa
nào, tháng nào trong năm củng có lể hội. Nếu thống kê con số lể hội thì chắc chắn sẽ có đến con số
hàng trăm. Tất nhiên, trong sự đa dạng ấy, các lể hội ở Đông Nam Á chủ yếu tập trung vào ba hình
thức chính: Lễ hội nông nghiệp (Như lễ xuống đồng của người Việt, lễ mở đường cày đầu tiên của
người Thái, lễ dựng chòi cày của người Chăm,…), lễ hội tôn giáo (như lễ hội chùa Keo, chùa Hương ở
Việt Nam,…), lễ tết (như Tết Nguyên đán,…).
Bốn là, về tín ngưỡng bản địa: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng sinh ra và lớn lên trong một khu
vực địa lí, văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á dù hết sức đa dạng,
nhiều vẽ nhưng vẫn thuộc về ba loại chính: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (Các cư dân Đông Nam Á
như ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Indonesia,… thờ cả hạc, rùa, rắn, voi, cá sấu,…), tín
ngưỡng phồn thực (thờ sinh thực khí tượng trưng cho cơ quan sinh dục nam, nữ; các tục tóe nước,
tục cầu mưa, tục đánh đu,…), tín ngưỡng thờ cúng người đã mất (tục thờ cúng tổ tiên, ông bà). Cái
chung đó xuất phát từ thuyết vạn vật hữu linh, tức thuyết mọi vật đều có hồn.
Năm là, một bộ phận cư dân Đông Nam Á rất thạo các nghề trong môi trường sông nước, họ đánh
bắt cá và các loài thủy hải sản khác trên sông, trên các hồ và đầm phá cũng như ở các vùng biển gần
bờ. Bên cạnh đó, thuyền bè đối với cư dân Đông Nam Á là vô cùng ưu dụng.
Sáu là, ta còn có thể thấy những điểm tương đồng khác như: ngành nghề thủ công như: dệt nhuộm
(lụa và các loại coton, sợi bả, sợi chuối, sợi dứa…), đan lát, làm gốm, sơn mài, điêu khắc gỗ, kim
hoàn… rất phát triển. Đây là khu vực đa dạng các hình thức trình diễn dân gian như rối bóng, rối
nước; âm nhạc truyền thống và các loại nhạc cụ rất gần với thiên nhiên.
Bảy là, con người Đông Nam Á rất xem trọng giá trị gia đình, tinh thần kính trọng người già được đề
cao, tổ tiên được coi trọng; truyền thống cộng đồng làng/bản bền chặt. [3]
[1] https://baochinhphu.vn/viet-nam-tiep-nhan-va-tiep-bien-cac-yeu-to-van-hoa-ngoai-lai-nhu-the-
nao-10254829.htm
[2]http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/
brief_39416_42954_21020131042535759.pdf
[3] https://nghiencuulichsu.com/2017/03/30/van-hoa-viet-nam-trong-khong-gian-van-hoa-dong-
nam-a-mot-goc-nhin-dia-van-hoa/
| 1/3

Preview text:

Gốc văn hóa Đông Nam Á trong sự du
nhập, ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa
ngoại và sự biểu hiện, biến đổi của chúng
trong đời sống người Việt. 1, Mở đầu
Trong thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, vào thời đại đồ đồng, bản sắc dân tộc Việt đã hình
thành ở lưu vực sông Hồng. Đó là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố: địa lý, chủng tộc, kinh tế,
ngôn ngữ, văn hóa trong một quá trình lịch sử gắn bó cộng đồng đấu tranh chống ngoại xâm phương
Bắc và thiên tai (lụt sông Hồng). Mặc dù bị Trung Quốc và Pháp đô hộ trong những thời gian dài, gốc
văn hóa Đông Nam Á vẫn tồn tại qua những thời kỳ lịch sử cho đến nay. Nó vẫn tàng ẩn nhiều hình
thái như huyền thoại, ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục tập quán...Nó vẫn nằm sâu lắng trong tiềm
thức cộng đồng Việt. Nó là chất liệu của dòng văn hóa dân gian đi song song với văn hóa bác học và
đóng góp hiệu quả vào việc bảo tồn bản sắc dân tộc vào những thời kỳ bị đô hộ.[1] Việc tiếp thu các
thành tựu của 2 nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc đã góp phần làm phong phú, đa dạng hơn nền văn hóa Việt Nam.
Cụ thể văn minh Ấn Độ có tác động mạnh mẽ đến miền Trung và miền Nam Việt Nam. Từ tôn giáo
(Phật giáo tiểu thừa, Hin-đu giáo), phong tục(lễ hội Ka-te, lễ tát nước,...) , chữ viết (chữ Phạn), kiến
trúc (đền tháp, trụ đá), mô hình nhà nước... đều bị ảnh hưởng mạnh bởi Ấn Độ.
2, Ảnh hưởng văn hóa từ Ấn Độ
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn minh
Ấn Độ. Qua những tư liệu và các di tích để lại có thể thấy ở nhiều tỉnh thành của Việt Nam, trong đó
có Quảng Nam - một địa phương có vị trí rất đặc biệt bởi sự hiện hữu của Thánh địa Mỹ Sơn, một
trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á, đồng thời là nơi có di
sản văn hóa thế giới duy nhất về loại hình này tại Việt Nam - có nhiều di sản của nền văn minh Ấn Độ.
Nói tới ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ tới Việt Nam nói chung và khu vực Quảng Nam - Đà
Nẵng nói riêng, trước hết phải kể đến sự có mặt và ảnh hưởng của đạo Bà la môn (sau này gọi là Ấn
Độ giáo) và đạo Phật. Những dấu tích đền thờ thần Brahma (Đấng tạo hóa), Indra (Thần Mặt Trời),
biểu tượng thờ cúng Linga của thần Shiva, những tháp cổ, bia đá được tìm thấy ở những vùng có đền
tháp Chăm ở miền Trung nước ta như các tháp cổ ở Đồng Dương (Thăng Bình, Quảng Nam), ở Tam
An (Tam Kỳ, Quảng Nam), ở Trà Kiệu (Duy Xuyên, Quảng Nam) hay ở di tích tháp Chăm mới được
phát hiện ở xóm Cấm, Hòa Thọ Đông (Cẩm Lệ, Đà Nẵng) được xem là những minh chứng cho ảnh
hưởng của văn minh Ấn Độ tại khu vực này.
Đạo Bà la môn tuy đến sớm nhưng ảnh hưởng không mạnh và sâu rộng ở Việt Nam như đạo Phật,
bởi đạo Phật chủ trương bình đẳng giữa mọi người, mở đường giải thoát cho những người bị áp bức,
phản đối chế độ đẳng cấp của đạo Bà la môn, vì thế có nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Lào,
Cam-pu-chia và Mi-an-ma đã lấy đạo Phật làm quốc giáo. Có thể nói, tư tưởng Phật giáo từ nền văn
minh Ấn Độ trong quá trình tiếp biến văn hóa đã trở thành nguồn lực tinh thần chung khi thiết lập
các thể chế quản lý xã hội của các dân tộc ở Đông Nam Á.
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, đa dân tộc, do vậy, nền văn hóa dân tộc cũng mang nhiều màu sắc.
Văn hóa của dân tộc Chăm ở nước ta có thể coi là đại diện cho nền văn hóa Việt khi tiếp thu ảnh
hưởng sâu sắc của nền văn minh Ấn Độ. Về chữ viết, ngay từ thời lập quốc, Chămpa đã tiếp nhận các
văn tự Ấn Độ và thường là ghi chép trên bia đá. Văn bia được khắc chữ từ thế kỷ IV đến thế kỷ XV
bằng cả văn tự Chăm cổ. Nội dung ghi chép phản ánh việc dâng tế thần linh, ca ngợi công đức của
các vị vua, ghi lại những biến cố của vương triều. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ linga.
Dạng linga kết hợp với yoni hay còn gọi là Linga-Yoni được coi là biểu tượng sự sáng tạo của thần
Shiva. Biểu tượng này được các nước tôn thờ khá phổ biến, trong đó có Chămpa lúc bấy giờ. Mặc dù
chịu ảnh hưởng văn hóa, tôn giáo đã tiếp thu được của Ấn Độ giáo, nhưng người Chăm đã đa dạng
hóa hình tượng này theo các khối hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn (hiện đang trưng bày ở Bảo
tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng)
Văn minh Ấn Độ là một nền văn minh phát triển, những giá trị của văn minh Ấn Độ đã trở thành một
bộ phận quan trọng của văn minh nhân loại và có sức lan tỏa rất mạnh mẽ, nhất là lan tỏa tới khu
vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, thể hiện rõ nét ở khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng. Tuy mỗi
phong cách kiến trúc tiêu biểu cho một khung niên đại nhất định thể hiện quá trình phát triển rực rỡ
hoặc lụi tàn, song văn minh Ấn Độ đã để lại những giá trị mang đặc trưng riêng “bí ẩn nhưng huyền
diệu, chân thực nhưng hùng vĩ, tâm linh nhưng lại rất đời thường”. Tuy có chịu ảnh hưởng mỹ thuật
Phật giáo mang “phong cách Dvaravati” nhưng lại được bản địa hóa với những nét riêng độc đáo của
dân tộc Chăm của Việt Nam. [2]
3, Ảnh hưởng từ văn hóa Đông Nam Á nói chung
Theo đó, khu vực Đông Nam Á từ xưa, trong các sách cổ của Ấn Độ đã được nói đến với những cái
tên như Suvarnabhumi (đất vàng) hay Suvarnadvipa (Đảo vàng), người Trung Hoa thì gọi là Nam
Dương, tương tự người Nhật Bản củng dùng từ Nan Yo để chỉ Đông Nam Á, tức Nam Dương như
Trung Hoa, người Ả Rập gọi là Zabag, còn người Hy Lạp, La mã từ giữa thế kỷ II TCN cũng gọi là
Chryse (đất vàng). Như vậy là từ xa xưa, thế giới đã biết đến khu vực văn hóa Đông Nam Á. Sở dĩ như
vậy là vì tầm quan trọng về mặt vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á, vốn đã được chú ý đến từ rất
lâu. Đông Nam Á thường được gọi là “ngã tư đường”, “hành lang” hay “cầu nối” giữa thế giới Đông Á
với Tây Á và Địa Trung Hải. Tuy vậy, chỉ từ sau Thế chiến thứ hai, khái niệm”Đông Nam Á” mới xuất
hiện trên bản đồ chính trị thế giới để chỉ một khu vực riêng biệt nằm ở phía Đông Nam của châu Á và
có tầm quan trọng đặc biệtvề địa chính trị.
Tính thống nhất về mặt văn hóa của khu vực và tính đa dạng của các tộc người lại làm nên những
đặc trưng bản sắc riêng của từng vùng văn hóa được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao hàm
trong nó rất nhiều thành tố cả về vật chất lẩn tinh thần của văn hóa Đông Nam Á. Đương nhiên,
trong quá trình phát triển, văn hóa Đông Nam Á đã tiếp thu nhều yếu tố mới từ bên ngoài mà tiêu
biểu nhất là từ Trung Hoa, Ấn Độ, Ả Rập và phương Tây. Nhờ sự giao lưu này, văn hóa Đông Nam Á
đã đạt được những thành tựu mới mẻ trong quá trình phát triển của mình.
Với thực tiễn như vậy, có thể nhìn thấy các điểm tương đồng, tương cận giữa văn hóa Việt Nam với
văn hóa Đông Nam Á như sau:
Một là, về phong tục tập quán: Ở Đông Nam Á có đến hằng trăm dân tộc khác nhau, vì thế phong
tục, tập quán rất đa dạng, tạo nên một bức tranh đa sắc. Mặc dù rất đa dạng, song những tập tục ấy
vẫn có nét gần gủi, tương đồng nhau, là mẫu số chung quy tụ, giao thoa trên nền tảng của cơ sở văn
hóa bản địa Đông Nam Á – Một nền tảng văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Đó là cách ăn mặc
với một bộ trang phục là Sàrông (váy), khố, vòng đeo, vòng đeo cổ… Đó là tục ăn uống với các thức
ăn chính là cơm, rau, cá và hoa quả (hiện nay, thịt ngày càng quan trọng trong cuộc sống hiện đại).
Đó là tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh đình. Tục chôn với người chết những thứ cần thiết
cho cuộc sống mà khi còn sống họ thường ưa thích. Đó là tục nhai trầu, cưa và nhuộm răng đen, xăm
mình; rồi đến cả các trò vui chơi giải trí như thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền, … Trong cách ăn ở, ngôi
nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình của khu vực
và phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực Đông Nam Á.
Hai là, sinh sống trong khu vực bị chi phối bởi hệ thống khí hậu nhiệt đới, gió mùa, các cư dân Đông
Nam Á đã sáng tạo nên những nền văn hoá tộc người và địa phương đa dạng, phong phú trên cơ
tầng chung của văn hoá nông nghiệp. Họ chủ yếu sống bằng lúa gạo, với hai hình thức canh tác:
ruộng nước và nương rẫy; thuần dưỡng trâu, bò làm sức kéo; các bộ công cụ lao động và các hệ
thống thủy lợi, dựa theo nguyên lý tự chảy của dòng nước được xây dựng hết sức đa dạng phù hợp
với các môi trường sinh thái thành ở đồng bằng, vùng thung lũng chân núi, vùng sườn dốc…
Ba là, về lễ hội: Củng giống như sự đa dạng của phong tục, tập quán. Có thể nói, ở mổi dân tộc mùa
nào, tháng nào trong năm củng có lể hội. Nếu thống kê con số lể hội thì chắc chắn sẽ có đến con số
hàng trăm. Tất nhiên, trong sự đa dạng ấy, các lể hội ở Đông Nam Á chủ yếu tập trung vào ba hình
thức chính: Lễ hội nông nghiệp (Như lễ xuống đồng của người Việt, lễ mở đường cày đầu tiên của
người Thái, lễ dựng chòi cày của người Chăm,…), lễ hội tôn giáo (như lễ hội chùa Keo, chùa Hương ở
Việt Nam,…), lễ tết (như Tết Nguyên đán,…).
Bốn là, về tín ngưỡng bản địa: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng sinh ra và lớn lên trong một khu
vực địa lí, văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á dù hết sức đa dạng,
nhiều vẽ nhưng vẫn thuộc về ba loại chính: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (Các cư dân Đông Nam Á
như ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Indonesia,… thờ cả hạc, rùa, rắn, voi, cá sấu,…), tín
ngưỡng phồn thực (thờ sinh thực khí tượng trưng cho cơ quan sinh dục nam, nữ; các tục tóe nước,
tục cầu mưa, tục đánh đu,…), tín ngưỡng thờ cúng người đã mất (tục thờ cúng tổ tiên, ông bà). Cái
chung đó xuất phát từ thuyết vạn vật hữu linh, tức thuyết mọi vật đều có hồn.
Năm là, một bộ phận cư dân Đông Nam Á rất thạo các nghề trong môi trường sông nước, họ đánh
bắt cá và các loài thủy hải sản khác trên sông, trên các hồ và đầm phá cũng như ở các vùng biển gần
bờ. Bên cạnh đó, thuyền bè đối với cư dân Đông Nam Á là vô cùng ưu dụng.
Sáu là, ta còn có thể thấy những điểm tương đồng khác như: ngành nghề thủ công như: dệt nhuộm
(lụa và các loại coton, sợi bả, sợi chuối, sợi dứa…), đan lát, làm gốm, sơn mài, điêu khắc gỗ, kim
hoàn… rất phát triển. Đây là khu vực đa dạng các hình thức trình diễn dân gian như rối bóng, rối
nước; âm nhạc truyền thống và các loại nhạc cụ rất gần với thiên nhiên.
Bảy là, con người Đông Nam Á rất xem trọng giá trị gia đình, tinh thần kính trọng người già được đề
cao, tổ tiên được coi trọng; truyền thống cộng đồng làng/bản bền chặt. [3]
[1] https://baochinhphu.vn/viet-nam-tiep-nhan-va-tiep-bien-cac-yeu-to-van-hoa-ngoai-lai-nhu-the- nao-10254829.htm
[2]http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/
brief_39416_42954_21020131042535759.pdf
[3] https://nghiencuulichsu.com/2017/03/30/van-hoa-viet-nam-trong-khong-gian-van-hoa-dong-
nam-a-mot-goc-nhin-dia-van-hoa/