-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Hệ thống câu hỏi ôn tập môn Lịch sử xuất bản sách | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày khái quát tiến trình phát triển chữ ghi âm? Trình bày sự ra đời của sách đất sét và sách bằng giấy chỉ thảo? Trình bày sự ra đời và phát triển của văn tự viết ở văn minh Lưỡng Hà? Trình bày những điều kiện phát triển hoạt động xuất bản sơ khai ở Hy Lạp và La Mã cổ đại? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử xuất bản sách 2 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Hệ thống câu hỏi ôn tập môn Lịch sử xuất bản sách | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày khái quát tiến trình phát triển chữ ghi âm? Trình bày sự ra đời của sách đất sét và sách bằng giấy chỉ thảo? Trình bày sự ra đời và phát triển của văn tự viết ở văn minh Lưỡng Hà? Trình bày những điều kiện phát triển hoạt động xuất bản sơ khai ở Hy Lạp và La Mã cổ đại? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử xuất bản sách 2 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA XUẤT BẢN ----------------
HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP
Môn: Lịch sử xuất bản sách Số tín chỉ: 03
Học kỳ: I Năm học: 2022-2023
Giảng viên biên soạn: ThS. Trần Thị Mai Dung Loại 1 (15 câu)
Câu 1 (3 điểm): Trình bày khái quát tiến trình phát triển chữ ghi âm? Gợi ý: 1: Nguồn gốc chữ ghi âm - Thời gian - Không gian
2: Các loại hình chữ viết ghi âm cơ bản - Chữ viết Phenixia - Chữ viết Hy Lạp - Chữ viết Roman
Nội dung ý 3: Đánh giá chữ viết ghi âm với hoạt động xuất bản
Câu 2 (3 điểm): Trình bày sự ra đời của sách đất sét và sách bằng giấy chỉ thảo? Gợi ý
1: Sự ra đời sách đất sét - Thời gian - Không gian - Phương pháp chế tác
2: Sách bằng giấy chỉ thảo (papyrus) - Thời gian - Không gian - Phương pháp chế tác
Câu 3 (3 điểm): Trình bày sự ra đời và phát triển của văn tự viết ở văn minh Lưỡng Hà?
1: Sự ra đời văn tự viết Lưỡng Hà - Thời gian - Không gian
2: Các giai đoạn phát triển - Tượng hình giản đơn - Tượng hình biểu ý - Hài thanh - Tiết hình 1
Câu 4 (3 điểm): Trình bày những điều kiện phát triển hoạt động xuất bản sơ khai ở
Hy Lạp và La Mã cổ đại? 1: Điều kiện chính trị
- Mô hình tổ chức thành bang
- Cơ chế chính trị dân chủ
2: Điều kiện giáo dục, văn hoá
- Giáo dục và bước đầu mở rộng tỷ lệ biết chữ - Sáng tạo khoa học
- Sáng tác văn học, nghệ thuật 3: Điều kiện xã hội
- Cơ cấu xã hội và nhu cầu tinh thần của cư dân
Câu 5 (3 điểm): Trình bày sự ra đời và vai trò của tu viện đối với hoạt động xuất
bản trung đại phương Tây?
1: Sự ra đời và vai trò học thuật trường đại học trung đại châu Âu
2: Chức trách sao chép, xuất bản
- Nhiệm vụ sao chép, lưu trữ và truyền bá tri thức
- Cải tiến hoàn thiện chữ viết
- Cải cách mô hình xuất bản
+ Đặt hàng bản thảo từ các giáo sư (hình thành chế độ hoa hồng)
+ Tổ chức sao chép, hình thành quy chuẩn + Kinh doanh nhà sách
Câu 6 (3 điểm): Trình bày những nét chính của bối cảnh văn hoá xã hội xuất bản thế giới thế kỷ XIX?
1: Về chính trị, cách mạng tư sản thành công và sự xác lập chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới
2: Về kinh tế, cách mạnh công nghiệp và sự hình thành đô thị
- Sự mở rộng nhóm người đọc sách;
- Sự phát triển hoạt động thương mại thuộc địa.
3: Về văn hoá, giáo dục
- Sự phồn thịnh của văn học đại chúng và nhu cầu thị trường sách văn học
- Sự bùng nổ tri thức và nhu cầu truyền bá tri thức
- Phổ cập giáo dục, nâng cao trình độ dân trí
Câu 7 (3 điểm): Trình bày sự tác động của thành thị và trường đại học đối với hoạt
động xuất bản thế tục nói riêng, hoạt động xuất bản trung đại nói chung?
1: Sự ra đời thành thị và trường đại học
2: Thành thị tạo cơ sở kinh tế, xã hội, văn hoá
- Cơ cấu cư dân thành thị, trên cơ sở kinh tế mới
- Nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hoá 3: Trường đại học
- Tổ chức văn hoá giáo dục
- Sáng tạo, truyền bá tri thức 2
- Tổ chức hoạt động xuất bản
Câu 8 (3 điểm): Trình bày sự phát triển chữ viết ở Việt Nam?
1: Sự xuất hiện và phát triển chữ Hán + Thời gian + Phạm vi sử dụng
Sự xuất hiện và phát triển chữ Nôm + Thời gian + Phạm vi sử dụng
3: Sự xuất hiện và phát triển Quốc ngữ + Thời gian + Phạm vi sử dụng
Câu 9 (3 điểm): Trình bày sự ra đời và phát triển của kỹ thuật in ở Việt Nam hiện nay?
1: Sự xuất hiện kỹ thuật in ở Việt Nam -Kỹ thuật in mộc bản thời Lê Sơ + Kỹ thuật + Ứng dụng
2: Kỹ thuật in thời Nguyễn + Mộc bản
+ Sự du nhập kỹ thuật in typo phương Tây + Ứng dụng
3: Các kỹ thuật in ấn hiện nay
Câu 10 (3 điểm): Trình bày nội dung cơ bản luật xuất bản 2012?
1: Tổng quan Luật xuất bản 2012 2: Các quy định chung
3: Quy định trong lĩnh vực xuất bản
4: Quy định trong lĩnh vực in
5: Quy định trong lĩnh vực phát hành
6: Quy định về xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử
Câu 11 (3 điểm): Trình bày các giai đoạn phát triển chữ tượng hình?
1: Khái quát các giai đoạn phát triển chữ tượng hình 2: Các giai đoạn chính:
- Giao tiếp bổ sung (giao tiếp bằng hiện vật)
- Chữ tượng hình giản đơn
- Chữ tượng hình biểu ý - Chữ hài thanh
Câu 12 (3 điểm): Trình bày bối cảnh lịch sử xuất bản Hy Lạp, Lã Mã cổ đại?
1: Bối cảnh chính trị - chế độ dân chủ thành bang + Luật truất quyền
+ Chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò
2: Bối cảnh kinh tế nền tảng kinh tế công thương nghiệp
3: Bối cảnh văn hoá xã hội 3
- Giáo dục và số lượng người biết đọc viết
- Văn học nghệ thuật, khoa học đạt nhiều thành tựu
Câu 13 (3 điểm): Trình bày hoạt động sao chép sách của nhà thờ trung đại châu Âu?
1: Sự ra đời của nhà thờ 2: Vai trò của nhà thờ 3: Quy trình sao chép - Chuẩn bị giấy da - Bình bản - Phương thức sao chép
Câu 14 (3 điểm): Trình bày hoạt động của nhà in trong lịch sử xuất bản thế giới thời cận đại?
1: Sự ra đời của hệ thông nhà in cận đại 2: Quy trình in ấn - Lựa chọn tác phẩm - Lựa chọn nguyên liệu - Sắp chữ, hiệu đính - Bán thành phẩm
3: Nhà in đóng vai trò cốt lõi trong dây chuyền xuất bản
Câu 15 (3 điểm): Trình bày những bước tiến của kỹ thuật in ấn trong lịch sử xuất bản?
1: Sơ lược về phương thức nhân bản 2: Các kỹ thuật in ấn - Kỹ thuật bản in + In khắc ván
+ In chữ rời bằng đất sét, bằng gỗ
+ In chữ rời bằng kim loại – Bước nhảy vọt công nghệ nhân bản - Kỹ thuật in máy
+ Kỹ thuật in Monotype, Linotype + In offset Loại 2 (15 câu)
Câu 16 (4 điểm): Phân tích những điều kiện cơ bản cho sự ra đời và phát triển hoạt
động xuất bản trong lịch sử ?
1: Các điều kiện về chữ viết, nhân bản
- Chữ viết và sử dụng chữ viết
- Nhân bản và nhu cầu sử dụng sách trong xã hội
2: Điều kiện về chính trị
- Quan hệ chính trị - xuất bản
- Nội dung xuất bản, quy mô xuất bản
3: Điều kiện về kinh tế
- Quan hệ kinh tế - xuất bản
- Trình độ xuất bản, phạm vi hoạt động xuất bản 4
4: Điều kiện về văn hoá
- Quan hệ văn hoá – xuất bản
- Các sáng tạo văn hoá, tư tưởng, học thuật
Câu 17 (4 điểm): Phân tích các phương thức xuất bản sách trong lịch sử?
1: Phương thức xuất bản nguyên thuỷ (Thiên niên kỷ 1-2 TCN)
- Đặc điểm về trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Thời kỳ hình thành quốc gia nhà
nước, tiêu biểu văn mình Lưỡng Hà, Ai Cập
- Đặc trưng cơ bản của phương thức: Về chữ viết, chất liệu, phương thức nhân bản.
2: Phương thức sao chép (Thời gian thế kỷ I - XV)
- Đặc điểm về về trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Chiếm hữu nô lệ, phong kiến
- Đặc trưng cơ bản của phương thức: Về chữ viết, chất liệu, phương thức nhân bản.
3: Phương thức bản in (thời gian thế kỷ XV – XX)
- Đặc điểm về về trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Tư bản chủ nghĩa
- Đặc trưng cơ bản của phương thức: Về chữ viết, chất liệu, phương thức nhân bản.
4: Phương thức xuất bản điện tử (thời gian thế kỷ XX-XIX)
- Đặc điểm về về trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Chủ nghĩa tư bản, gắn với các
cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
- Đặc trưng cơ bản của phương thức: Về chữ viết, chất liệu, phương thức nhân bản.
Câu 18 (4 điểm): Phân tích những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của xuất bản châu Âu trung đại?
1: Bối cảnh lịch sử châu Âu trung đại
2: Sự khởi hưng của văn hoá Cơ đốc giáo phương Tây
- Sự ra đời đạo cơ đốc giáo
- Nhà thờ với hoạt động sao chép sách. Quy chuẩn hoá về sao chép, lưu trữ.
3: Sự phục hưng thành thị và kinh tế thương nghiệp - Sự ra đời thành thị
- Đặc trưng kinh tế, văn hoá, xã hội thành thị
4: Sự ra đời của trường đại học và phần tử tri thức
- Sự ra đời trường đại học
- Sự ra đời Tầng lớp tri thức mới
Câu 19 (4 điểm): Phân tích điều kiện vật chất và xã hội cho sự ra đời và ứng dụng
kỹ thuật in Gutengerg trong lịch sử?
- Điều kiện vật chất:
+ Kỹ thuật chế tác truyền bá và phổ biến
+ Kỹ thuật in khắc gỗ du nhập
Điều kiện văn hoá xã hội
+ Phong trào văn hoá phục hưng
+ Phong trào cải cách tôn giáo
+ Giáo dục mới trong xã hội.
Câu 20 (4 điểm): Phân tích bối cảnh văn hoá, xã hội của xuất bản thế giới hiện đại thế kỷ XIX? 5
1: Cách mạng công nghiệp tác động đến xuất bản:
- Đẩy nhanh quá trình thành thị hoá và sự mở rộng thị trường sách;
- Sự mở rộng nhóm người đọc sách;
- Sự phát triển hoạt động thương mại thuộc địa.
2: Sự phồn thịnh của văn học đại chúng
- Sự ra đời dòng văn học hiện thực chủ nghĩa
- Nhu cầu thị trường sách văn học
3: Sự bùng nổ và truyền bá tri thức khoa học
- Sự bùng nổ tri thức thế kỷ XIX - Nhu cầu truyền bá
- Nhu cầu thị trường sách khoa học.
Câu 21 (4 điểm): Phân tích sự ra đời và phát triển của dòng sách báo theo khuynh
hướng Mácxít ở Việt Nam trước năm 1930?
1: Khái quát bối cảnh lịch sử và hoạt động xuất bản cách mạng theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam.
2: Du nhập qua các con đường chủ yếu sau:
- Sách báo Macxít từ Pháp - Trung Quốc du nhập
- Mátxcơva và Quốc tế Cộng sản
3: - Hoạt động cá nhân Nguyễn Ái Quốc + Thời gian ở Pháp + Thời gian ở Mátxcova
+ Thời gian gian ở Quảng Châu
Câu 22 (4 điểm): Phân tích bối cảnh lịch sử và quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng
và Nhà nước đối với hoạt động xuất bản thời kỳ 1975 – 1986?
1: Vài nét về bối cảnh lịch sử
- Về chính trị: kháng chiến thành công, đất nước thống nhất
-Về kinh tế: quốc hữu hoá, thực hiện chính sách kinh tế kế hoạch hoá tập trung
2:- Xuất bản trở thành lĩnh vực tuyên truyền chính trị, văn hoá, tư tưởng. Hệ thống
xuất bản dần được quy chuẩn hoá.
- Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động xuất bản trung ương, địa phương
- Kiện toàn hệ thống xuất bản, in phát hành
+ Hệ thống nhà xuất bản Nam Bắc: Trung ương, địa phương; nhà xuất bản chuyên
ngành, nhà xuất bản tổng hợp
+ Cải tạo tư nhân đối với ngành phát hành
+ Hình thành hệ thống phát hành thống nhất
+ Hệ thống hoá nhà in nhà nước và tư nhân
Câu 23 (4 điểm): Phân tích bối cảnh lịch sử và nội dung chỉ đạo của Đảng đối với
hoạt động xuất bản thời kỳ đổi mới đất nước?
1: Bối cảnh lịch sử thời kỳ đổi mới
- Chủ trương đổi mới toàn diện đát nước 6
- Nhiệm vụ ngành xuất bản phù hợp với tình hình mới.
2: Nội dung chỉ đạo của Đảng qua các văn bản bản:
- Chỉ thị 08-CT/TW (3 -1992) về tăng cường lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản”
- Chỉ thị 22-CT/TW (10-1997) về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản
lý công tác báo chí, xuất bản.
- Chỉ thị 42-CT/TW (8-2004) về nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động xuất bản + Định hướng + Nhiệm vụ + Giải pháp
Câu 24 (4 điểm): Phân tích vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
thời kỳ đổi mới đất nước?
1: - Khái quát bối cảnh lịch sử thời kỳ đổi mới + Về chính trị + Về kinh tế
2: - Quản lý bằng Luật và hệ thống văn bản pháp quy dưới luật, các chính sách xuất bản. + Luật xuất bản 2012 + Luật sở hữu trí tuệ
+Luật về quyền tác giả (trích Bộ Luật dân sự) + Chính sách xuất bản
3: - Bộ máy quản lý nhà nước về xuất bản: +Trung ương + Địa phương
Câu 25 (4 điểm): Đánh giá những thành tựu và hạn chế của xuất bản Việt Nam thời kỳ đổi mới?
1: Thành tựu về xuất bản, in, phát hành - Về xuất bản
+ Hệ thống nhà xuất bản
+ Số lượng, chủng loại xuất bản phẩm
+ Chất lượng xuất bản phẩm - Về in, phát hành
+ Hệ thống in ấn, phát hành + Sản lượng + Chất lượng
2: Hạn chế về xuất bản, in, phát hành -Về xuất bản -Về in, phát hành
Câu 26 (4 điểm): Phân tích bối cảnh văn hoá, xã hội xuất bản thế giới hiện đại thế kỷ XX?
1: Thị trường các các phương tiện truyền thông điện tử 7
- Các phương tiện truyền thống mới cạnh tranh hợp tác
- Môi trường truyền thông mạng điện tử > phương thức hoạt động mới
2: Xu thế văn hoá đại chúng
- Nguồn gốc: Dân chủ hoá chính trị, thị trường hoá kinh tế, thị dân hoá xã hội
- Hệ quả: Đông đảo tầng lớp xã hội gia nhập thị trường văn hoá mới
3: Xã hội toàn dân đọc viết - Giáo dục phổ cập
- Sự bùng nổ tri thức khoa học công nghệ thế kỷ XX 4: Toàn cầu hoá kinh tế - Kết nối toàn cầu - Thị trường toàn cầu
Câu 27 (4 điểm): Đánh giá thành tựu và hạn chế của xuất bản miền Bắc xã hội chủ nghĩa những năm 1954-1975?
1: Vài nét về bối cảnh lịch sử: kháng chiến chống Pháp thành công; xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc
2: Đánh giá về thành tựu
- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý
- Kiện toàn tổ chức hệ thống các nhà xuất bản
- Cải tạo nhà in tư nhân, tăng cường nguồn lực in ấn nhà nước
- Hợp lý hoá hệ thống phát hành
- Đa dạng nội dung, chất lượng xuất bản
3: Đánh giá về hạn chế
- Về tổ chức: cồng kềnh, điều hành tồn tại nhiều bất cập
- Về nội dung, số lượng xuất bản chưa đáp ứng được yêu cầu
Câu 28 (4 điểm): Phân tích các yếu tố mới của xuất bản Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
1: Phân tích bối cảnh lịch sử cuối XIX đầu thế kỷ XX 2: Các yếu tố mới
- về kỹ thuật và khu vực in ấn
- về ngôn ngữ, chữ viết
- về tư tưởng, khuynh hướng
- về kết cấu xã hội mới 3: Đánh giá tác động
- Tác động của kỹ thuật mới
- Tác động của ngôn ngữ mới
- Tác động của khuynh hướng tư tưởng
Câu 29 (4 điểm): Đánh giá thành tựu, hạn chế của xuất bản Việt Nam thời phong kiến?
1: Đặc thù bối cảnh xuất bản Việt Nam thời phong kiến
2: Đánh giá về thành tựu điều kiện xuất bản
- Về chữ viết: sự lựa chọn chữ viết chính thức (Hán)/ sáng tạo chữ viết mới (Nôm) 8
- Về kỹ thuật nhân bản: học tập và ứng dụng kỹ thuật in khắc/sáng tạo trong in ấn người Việt
3: Đánh giá về thành tựu xuất bản
- Về nội dung xuất bản
- Về số lượng xuất bản
Câu 30 (4 điểm): Phân tích bối cảnh lịch sử và quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước đối với công tác xuất bản thời kỳ 1945-1954? 1: Bối cảnh làm rõ:
-Miền Bắc hoàn toàn được giải pháp, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Tàn dư của xuất bản tư sản và tư tưởng tư sản chiếm vị trí xã hội nhất định
- Sự cần thiết phải thiết lập lại trật tự xuất bản
2: Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
- Tái thiết lập bộ máy quản lý
- Thành lập cơ quan xuất bản nhà nước
- Tái cơ cấu tổ chức in ấn nhà nước
- Tổ chức hệ thống phát hành nhà nước Loại ba (15 câu)
Câu 31 (3 điểm): Trên cơ sở biến đổi bối cảnh lịch sử thế kỷ XIX, hãy làm rõ đặc
đặc điểm cơ bản của xuất bản thế giới hiện đại thế kỷ XIX?
1: Khái quát bối cảnh lịch sử thế kỷ XIX
2: Đặc điểm xuất bản thế giới hiện đại thế kỷ XIX
- Nhà xuất bản - cơ cấu độc lập
- Tác giả - chủ thể sáng tạo
- Nhà phê bình - gác cổng thị trường - Đại lý bản thảo - Đại lý phát hành
Câu 32 (3 điểm): Trên cơ sở biến đổi bối cảnh lịch sử thế kỷ XX, hãy làm rõ đặc
đặc điểm cơ bản của xuất bản thế giới hiện đại thế kỷ XX?
1: Khái quát bối cảnh lịch sử thế kỷ XX
2: Đặc điểm xuất bản thế giới hiện đại thế kỷ XIX
- Sự ra đời các tập đoàn xuất bản
- Sự phân chia hệ thống tâm và biên
- Cơ chế giao dịch toàn cầu
- Cạnh tranh gay gắt giữa các phương tiện truyền thông
- Bước tiến của xuất bản điện tử
Câu 33 (3 điểm): Trên cơ sở bối cảnh lịch sử Việt Nam cổ trung đại, hãy làm rõ
điều kiện vật chất và văn hoá xã hội tác động đến hoạt động xuất bản đương thời?
1: Khái quát bối cảnh lịch sử Việt Nam phong kiến 2: Nhân tố kỹ thuật - Kỹ thuật làm giấy - Sự du nhập kỹ thuật 9 3: Nhân tố chữ viết - Chữ Hán - Chữ Nôm
4: Nhân tố xã hội –giai tầng xã hội và vị trí mỗi giai tầng
Câu 34 (3 điểm): Trên cơ sở bối cảnh lịch sử cận đại, hãy làm rõ tác động nhân tố
mới đến xuất bản Việt Nam thời cận đại?
1: Khái quát bối cảnh lịch sử Việt Nam thời thuộc Pháp
2: Nhân tố kỹ thuật mới - Kỹ thuật làm giấy
- Sự du nhập kỹ thuật in typo 3: Nhân tố chữ viết
- Sự tôn vinh chữ Quốc ngữ - Sự tôn vinh chữ Pháp
4: Nhân tố xã hội – Sự ra đời của giai tầng xã hội mới
Câu 35 (3 điểm): Ý nghĩa phát minh kỹ thuật làm giấy đối với hoạt động xuất bản
phương Đông và xuất bản thế giới?
1: Phát minh kỹ thuật làm giấy 2: Đặc tính của giấy
3: Lan truyền kỹ thuật làm giấy - Phương Đông + Con đường lan truyền + Phạm vi sử dụng - Phương Tây + Con đường lan truyền + Phạm vi sử dụng
Câu 36 (3 điểm): Giải thích tại sao chữ Quốc ngữ trở thành văn tự chính thức trong
bối cảnh tồn tại cảnh huống đa ngôn ngữ?
1: Bối cảnh đa ngôn ngữ cuối thế kỷ XIX đầu XX
2: Thực chất chữ Quốc ngữ + Mục đích sáng tạo + Phạm vi sử dụng
3: Sự lựa chọn chữ quốc ngữ
- Chính sách văn hoá, giáo dục Pháp: chia để trị, đồng hoá văn hoá.
- Chính sách thủ tiêu chữ Hán, truyền bá và sử dụng Quốc ngữ trong mọi mặt đời sống xã hội
- Sự giản đơn, dễ học, dễ tiếp thu của Quốc ngữ
Câu 37 (3 điểm): Tác động của chế độ kiểm duyệt xuất bản của thực dân Pháp đối
với hoạt động xuất bản Việt Nam cận hiện đại?
1: Bối cảnh lịch sử và sự thống trị của Pháp tại Việt Nam
2: Chế độ kiểm duyệt sách báo của Pháp 10 - Cơ quan kiểm duyệt - Chính sách kiểm duyệt 3: Tác động
- Về chính trị, kiểm soát về tư tưởng, hạn chế xuất bản ngoài luồng
- Về kinh tế, độc quyền xuất bản và kinh doanh xuất bản tư bản Pháp.
- Về văn hoá xã hội, khuyến khích nội dung sáng tạo thân Pháp, thân phương Tây.
Câu 38 (3 điểm): Qua bối cảnh lịch sử giai đoạn 1930-1945, hãy làm rõ những nhân
tố mới ảnh hưởng đến xuất bản giai đoạn này.
1: Bối cảnh lịch sử giai đoạn 1930-1945
2: Đa khuynh hướng chính trị
- Thực dân và xuất bản thực dân
- Dân chủ tư sản và khuynh hướng xuất bản tư bản
- Vô sản và khuynh hướng xuất bản vô sản
3: Đảng Cộng sản Việt Nam và xuất bản cách mạng - Mục tiêu - Nội dung xuất bản
Câu 39 (3 điểm): Làm rõ nội dung và ý nghĩa của Sắc luật 003-SL năm 1957 do
Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành đối với quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản?
1: Bối cảnh ra đời Sắc luật 03-SL
2: Nôi dung Sắc luật 03-SL
- Nguyên tắc về tự do xuất bản
- Tính chất hoạt động xuất bản
- Nghĩa vụ ngành xuất bản
- Điều kiện hoạt động các nhà xuất bản 3: Ý nghĩa
Câu 40 (3 điểm): Làm rõ nội dung và ý nghĩa chỉ chị 42-CT/TW của Ban Bí thư về
nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động xuất bản đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam?
1: Bối cảnh ra đời Chỉ thị 42-CT TW của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng toàn
diện hoạt động xuất bản.
2: Nội dung cơ bản Chỉ thị 42-CT/TW:
- Đánh giá thành tựu, hạn chế
- Định hướng phát triển - Nhiệm vụ chính - Giải pháp cơ bản
3: Ý nghĩa đối với hoạt động xuất bản
Câu 41 (3 điểm): Làm rõ nội dung và ý nghĩa của Sắc lệnh 282-SL năm 1956 đối
với quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản?
1: Nhận thức tầm quan trọng lặp lại trật tự hoạt động thông tin tuyên truyền xuất
bản báo chí tại miền Bắc xã hội chủ nghĩa 11 2:
- Nhận thức quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản báo chí
+ Tự do – không kiểm duyệt trước khi xuất bản
+ Tự do - không được tuyên truyền chống lại nhà nước
+ Tự do - không tuyên truyền hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ
+ Tự do - không truyên gây thù hằn dân tộc Việt Nam và các nước bạn bè, tuyên
truyền khuynh hướng tư tưởng phản động.
3: Ý nghĩa định hướng hoạt động động xuất bản báo chí thời kỳ mới
Câu 42 (3 điểm): Trên cơ sở bối cảnh văn hoá, xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX
đầu XX, làm rõ đặc điểm của xuất bản Việt Nam thời kỳ đó?
1: Nhận thức tính đa dạng của bối cảnh xuất bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - Đa dạng về ngôn ngữ
- Đa dạng về phương thức xuất bản
- Đa dạng về khuynh hướng tư tưởng 2: Đặc điểm
- Sự đa dạng của ngôn từ và văn phong sáng tác
- Sự đan xen giữa xuất bản hợp pháp, công khai và xuất bản bất hợp pháp, bất công khai
- Sự trỗi dậy của nhiều khuynh hướng xuất bản
Câu 43 (3 điểm): Tác động của chế độ kiểm duyệt phong kiến đối với hoạt động
xuất bản Châu Âu trung đại?
1: Bản chất của chế độ kiểm duyệt 2: Tác động tích cực
- Kiểm soát số lượng tổ chức in ấn, phát hành
- Kiểm soát nội dung ấn phẩm
- Kiểm soát số lượng xuất bản
- Bảo hộ xuất bản trong nước
Nội dung ý 3: Tác động tiêu cực - bóp nghẹt dòng chảy xuất bản mới đang lên
Câu 44 (3 điểm): Làm rõ nội dung và ý nghĩa chỉ thị 172-CT/TW năm 1959 đối với
công tác xuất bản mới ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa?
1: Đặc thù về bối cảnh ra đời Chỉ thị 172-CT/TW năm 1959 2: Nhận thức nội dung
- Đánh giá thành tựu, hạn chế
- Định hướng phát triển - Nhiệm vụ chính - Giải pháp cơ bản
Câu 45 (3 điểm): Làm rõ nội dung và ý nghĩa của Luật xuất bản 1993 đối với công tác xuất bản?
1: Đặc thù về bối cảnh ra đời Luật Xuất bản 2013 12 2: Nhận thức nội dung
- Thể chế hoá về khái niệm có liên quan về xuất bản
- Thể chế hoá nhiệm vụ ngành xuất bản
- Định hướng hoạt động ngành xuất bản, in, phát hành trong nền kinh tế thị trường
3: Ý nghĩa đối với hoạt động xuất bản 13