Hệ thống lý thuyết chương 1 : Đo lường thu nhập quốc gia | Môn Kinh tế vĩ mô
GDP được tính theo giá thị trường, giá thị trường đo lường số tiền mà người ta sẵn lòng trả cho các hàng hóa khác nhau nhau nên chúng phản ánh giá trị của những hàng hóa đó.Chỉ số giảm phát GDP là thước đo mà các nhà kinh tế sử dụng để theo dõi mức giá trung bình của nền kinh tế và vì thế cũng theo dõi tỷ lệ lạm phát. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47207194
TỔNG HỢP CHƯƠNG 1: ĐO LƯỜNG THU NHẬP QUỐC GIA.
- Mục tiêu: 4 mục tiêu 1. Hiệu quả:
+ Mức sản lượng sản xuất cao. 2. Ổn định:
+ Ổn định giá cả, kiểm soát được lạm phát
+ Ổn định tỷ gía hối đoái, cân bằng cán cân thanh toán 3. Công bằng
+ Tạo được nhiều việc làm.
+ Giảm tỉ lệ thất nghiệp.
4. Tăng trưởng (dài hạn)
+ Tốc độ tăng trưởng cao và bền vững.
Công cụ điều tiết vĩ mô
a. Chính sách tài khoá: thuế & chi ngân sách
b. Chính sách tiền tệ: thay đổi lượng cung tiền & lãi suất
c. Chính sách ngoại thương: thuế xuất nhập khẩu, quota, trợ cấp xuất nhập
khẩu &tỉ giá hối đoái
d. Chính sách thu nhập: chính sách giá và lương
I. THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA NỀN KINH TẾ.
Sơ đồ chu chuyển :
– Các thị trường (Markets)
• Hàng hóa và dịch vụ • Yếu tố sản xuất
– Các hộ gia đình ( Households)
• Chi tiêu tất cả thu nhập của họ lOMoAR cPSD| 47207194
• Mua tất cả hàng hóa và dịch vụ
– Các doanh nghiệp ( Firms)
• Thanh toán lương, tiền thuê, lợi nhuận đến những người sở hữu nguồn lực
- Dòng tiền liên tục chu chuyển từ các hộ gia đình đến các doanh nghiệp và sau
đóquay trở lại các hộ gia đình.
- Chúng ta có thể tính toán GDP cho nền kinh tế theo một trong 2 cách:
. Cộng toàn bộ chi tiêu của các hộ gia đình.
. Cộng toàn bộ thu nhập được trả bởi các doanh nghiệp.
II. ĐO LƯỜNG TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI. (GDP) *GDP là:
- Giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.
- Được sản xuất trong phạm vi một nước.
- Trong một giai đoạn thời gian, thường là một năm.
1. GDP là giá thị trường.
- GDP được tính theo giá thị trường, giá thị trường đo lường số tiền mà người ta
sẵn lòng trả cho các hàng hóa khác nhau nhau nên chúng phản ánh giá trị của những hàng hóa đó. 2. GDP ... tất cả. lOMoAR cPSD| 47207194
- Tất cả những thứ được sản xuất ra trong nền kinh tế và bán một cách hợp pháptrên
các thị trường như thực phẩm, sách báo, dịch vụ tiêu dùng, nhà ở,... - Không bao gồm:
+ Các mặt hàng được sản xuất và bán trái phép như thuốc phiện,...
+ Các mặt hàng được sản xuất và tiêu dùng tại nhà, không bao giờ được đưa ra thị trường.
3. ... hàng hóa dịch vụ.
- GDP bao gồm hàng hóa hữu hình như: thực phẩm, quần áo, xe hơi,... và dịch vụ
vô hình như: cắt tóc, dọn nhà cửa, khám sức khỏe,...
4. GDP ... cuối cùng ...
GDP chỉ bao gồm hàng hóa của các giá trị cuối cùng.
- Hàng hóa trung gian là những hàng hóa được sử dụng để sản xuất ra các hàng
hóa khác, giá trị của hàng hóa trung gian đã được bao gồm trong giá của hàng hóa
cuối cùng, việc cộng thêm giá trị hàng hóa trung gian vào GDP sẽ dẫn đến tính trùng. *
Tuy nhiên cần lưu ý những hàng hóa trung gian được sản xuất ra thay vì được
sửdụng, thì đưa vào kho của doanh nghiệp để sử dụng hoặc bán về sau. *
Trong trường hợp này hàng hóa trung gian được tính như là hàng hóa tồn kho
vàgiá trị của nó được tính vào GDP. *
Và khi hàng tồn kho được sử dụng hoặc bán đi thì giá trị của nó được trừ khỏiGDP.
5. ... được sản xuất.
- GDP bao gồm những hàng hóa và dịch vụ đang được sản xuất. Nó không bao gồm
các giao dịch liên quan đến những hàng hóa được sản xuất trước đây.
6. ... trong phạm vi của một quốc gia.
- Hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước.
- Bất kể quốc tịch của nhà sản xuất.
7. ... trong một khoảng thời gian nhất định. lOMoAR cPSD| 47207194
GDP đo lường giá trị sản xuất trong một khoảng thời gian cụ thể thông thường là một năm hay một quý.
- Khi chính phủ báo cáo GDP cho một quý có nghĩa là con số GDP được tính bằng
cách lấy khoản thu nhập và chi tiêu trong quý nhân với 4.
III. CÁC THÀNH PHẦN CỦA GDP Y = C + I + G + NX
• Đồng nhất thức (Identity) • Y = GDP
• C = tiêu dùng (consumption)
• I = đầu tư (investment)
• G = mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ - (government purchases)
• NX = xuất khẩu ròng (net exports)
1. Tiêu dùng (consumption)
- Chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ của các hộ gia đình nhằm thoả mãn nhu cầu cá
nhân như ăn, mặc, ở, đi lại, giáo dục, y tế……Trong tiêu dùng không bao gồm việc mua nhà ở mới.
2. Đầu tư: là việc mua những hàng hóa mà nó sẽ được sử dụng trong tương lai để
sản xuất thêm hàng hóa và dịch vụ. - Đầu tư bao gồm:
+ Chi tiêu vào máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng,...
+ Mua sắm nhà ở mới của hộ gia đình. + Tích lũy hàng tồn kho.
3. Mua sắm của Chính phủ (government purchases)
- Bao gồm chi tiêu cho các hàng hóa dịch vụ bởi chính quyền địa phương và trungương.
- Tiền lương trả cho những người làm việc trong bộ máy của chính phủ. lOMoAR cPSD| 47207194
- Chi đầu tư vào khu vực công cộng. - Chi cho quốc phòng.
* Không bao gồm chi chuyển nhượng vì nó không phản ánh sự sản xuất của nền kinh tế
4. Xuất khẩu ròng (net export).
Xuất khẩu ròng (NX) = Xuất khẩu – Nhập khẩu – Xuất khẩu:
• Chi tiêu của người nước ngoài vào hàng hóa sản xuất trong nước. – Nhập khẩu :
• Chi tiêu của cư dân trong nước vào hàng hóa nước ngoài.
IV. GDP THỰC VÀ GDP DANH NGHĨA.
- GDP tăng theo thời gian từ năm này sang năm tiếp theo.
- Sự gia tăng trong GDP có thể do các tác động sau đây:
• Do khối lượng hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn.
• Do giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên.
- Để đo lường giá trị hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế đang sản xuất ra
nhưngkhông bị ảnh hưởng bởi giá cả các nhà kinh tế sử dụng chỉ tiêu GDP thực.
1. GDP thực và GDP danh nghĩa.
- Gía hiện hành là sử dụng giá cả hàng hóa và dịch vụ ở tại một thời điểm nào đó
để tính giá trị sản lượng cho năm đó. Chỉ tiêu giá trị sản lượng tính theo giá hiện
hành được gọi là chỉ tiêu danh nghĩa.
- Gía cố định là sử dụng giá cả hàng hóa và dịch vụ ở tại một thời điểm nào đó làm
gốc để tính giá trị sản lượng cho các năm khác. Chỉ tiêu giá trị sản lượng tính theo
giá cố định được gọi là chỉ tiêu thực.
- Đặc điểm của GDP thực: –
Chọn ra một năm làm năm gốc hay cơ sở. –
Không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cả. lOMoAR cPSD| 47207194 –
Sự thay đổi GDP thực chỉ phản ảnh sự thay đổi số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất. –
Ở năm cơ sở GDP danh nghĩa = GDP thực.
2. Chỉ số giảm phát GDP
- Vì GDP danh nghĩa và GDP thực phải bằng nhau ở năm cơ sở, cho nên chỉ sốgiảm
phát GDP ở năm cơ sở luôn bằng 100.
- Đo lường mức giá hiện hành so với mức giá năm cơ sở.
- Tỷ lệ lạm \phát là phần trăm thay đổi trong mức giá từ giai đoạn này sang giaiđoạn kế tiếp.
- Chỉ số giảm phát GDP là thước đo mà các nhà kinh tế sử dụng để theo dõi mứcgiá
trung bình của nền kinh tế và vì thế cũng theo dõi tỷ lệ lạm phát.
- Chỉ số này được sử dụng để tách lạm phát ra khỏi GDP danh nghĩa tức là để
giảmphát GDP danh nghĩa vì sự gia tăng của giá cả.
V. GDP CÓ PHẢI THƯỚC ĐO TỐT VỀ PHÚC LỢI KINH TẾ.
- GDP không phải là thước đo hoàn hảo về phúc lợi cuộc sống vì - Không bao gồm
• Thời gian nghỉ ngơi giải trí
• Giá trị của hầu hết tất cả các hoạt động mà thực hiện bên ngoài của thị trường lOMoAR cPSD| 47207194
• Chất lượng của môi trường
• Không nói gì về phân phối thu nhập
Tóm lại GDP là thước đo tốt về phúc lợi kinh tế cho hầu hết chứ không phải tất cả các mục đích .
Phúc lợi kinh tế ròng (Net Economic Welfare)
NEW = GNP + giá trị thời gian nhàn rỗi + giá trị các SP&DV tự làm
- chi phí giải quyết ô nhiễm môi trường.
*Sự khác biệt quốc tế: GDP & chất lượng cuộc sống (đọc thêm)
- Các nước giàu - GDP đầu người cao hơn – Tốt hơn. – Tuổi thọ kỳ vọng.
– Tỷ lệ người biết đọc biết viết. – Sử dụng Internet.
- Các nước nghèo - GDP đầu người thấp hơn – Tệ hơn. + Tuổi thọ kỳ vọng
+ Tỷ lệ người biết đọc biết viết + Sử dụng Internet
* GDP bình quân đầu người thấp
– Nhiều trẻ em sinh ra với cân nặng thấp
– Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao hơn
– Tỷ lệ tử vong phụ nữ mang thai cao hơn
– Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao hơn
– Tiếp cận nguồn nước an toàn ít hơn
– Trẻ em tuổi đi học được đến trường thực tế ít hơn
– Số giáo viên ít hơn trên mỗi học sinh lOMoAR cPSD| 47207194 – Tivi ít hơn – Điện thoại ít hơn
– Ít đường tráng nhựa hơn
– Số hộ gia đình có điện ít hơn
CÂU HỎI ÔN TẬP VĨ MÔ CHƯƠNG 1
Câu 1. Hãy định nghĩa chỉ tiêu GDP và GNP, mối liên hệ của hai chỉ tiêu này.
GDP (Gross Domestic Product), tổng sản phẩm nội địa., nguồn thu từ sản
phẩm trong nước (nội địa), tính cả công dân nước ngoài.
GNP (Gross National Product), tổng sản phẩm quốc gia, nguồn thu từ sản
phẩm được sản xuất ngoài lãnh thổ, chỉ tính công dân nước đó.
GNP là tổng sản phẩm quốc dân (sản phẩm do công dân quốc gia đó làm ra,
bất kể là trong hay ngoài nước) còn GDP là tổng sản phẩm quốc nội (sản phẩm được
làm ra trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó, bất kể do công dân nước đó hay nước khác làm ra).
GDP nói lên hiện thực kinh tế ở quốc gia, GNP nói lên khả năng về kinh tế
của công dân của quốc gia đó.
GDP > GNP: kinh tế nước nhà còn yếu.
GDP < GNP: kinh tế trong nước mạnh. GNP =
GDP + NIA NIA = Thu nhập xuất khẩu - Thanh toán nhập khẩu.
Câu 2.Liệt kê về các thành phần của GDP. Cho ví dụ về mỗi thành phần. GDP = C + I + G + NX
Câu 3. Tại sao các nhà kinh tế lại sử dụng chỉ tiêu GDP thực thay vì chỉ tiêu
GDP danh nghĩa để tính chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế)
GDP thực được sử dụng để đo lường giá trị của hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh
tế bằng cách loại bỏ tác động của lạm phát.
Câu 4. Tại sao có GDP lớn lại là điều đáng mong muốn đối với một quốc gia?
Cho ví dụ về một hoạt động làm tăng GDP nhưng lại không đáng mong muốn. -
GDP lớn được coi là điều đáng mong muốn đối với một quốc gia vì nó cho
thấyquốc gia đó có nền kinh tế phát triển và mạnh mẽ. GDP lớn cũng có thể cho
phép một quốc gia đầu tư vào các dự án hạ tầng và các chương trình xã hội khác để
cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. lOMoAR cPSD| 47207194 -
Ví dụ vè GDP không tốt: Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách quá
mứcđể sản xuất hàng hóa và dịch vụ có thể làm giảm chất lượng môi trường và gây
ra những hậu quả không mong muốn cho sức khỏe của con người và động vật.
Câu 5. Thành phần mua sắm của chính phủ trong GDP không bao gồm các
khoản chi chuyển nhượng như an sinh xã hội. Suy nghĩ về định nghĩa GDP ,
giải thích tại sao các khoản chi chuyển nhượng lại bị loại trừ. -
Các khoản chi chuyển nhượng này không được tính vào GDP vì chúng không
phải là sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một quốc gia trong
một khoảng thời gian nhất định 2 . Chúng chỉ là các khoản chuyển tiền từ một người
đến người khác và không tạo ra giá trị thị trường mới 3 .
Câu 6: Dưới đây là số liệu từ vùng chuyên sản xuất sữa và mật ong.
Năm giá sữa sản lượng sữa giá mật ong sản lượng mật ong 2010 1$ 100 lit 2$ 50 lit 2011
1$ 200 lit 2$ 100 lít 2012 2$ 200 lit 4$ 100 lít a.
Tính GDP danh nghĩa , GDP thực và chỉ số giảm phát GDP cho từng
năm,lấy năm 2010 làm năm cơ sở. b.
Tính tỷ lệ phần trăm thay đổi của GDP danh nghĩa, GDP thực, chỉ số
giảmphát GDP cho năm 2011, và năm 2012 theo năm trước đó. c.
Phúc lợi kinh tế có tăng lên trong năm 2011 hay năm 2012 không? Giaỉthích.
2010: GDP danh nghĩa = GDP thực
GDP danh nghĩa: 1x100+2x50= 200 CSGP GDP = 100% 2011:
GDP danh nghĩa = 1x200 + 2x100 = 400
GDP thực = 1x200 + 2x100 = 400
CSGP GDP = (GDP danh nghĩa/ GDP thực)x 100% = 100% 2012 GDP danh nghĩa = 800 GDP thực = 400 lOMoAR cPSD| 47207194 CSGP GDP = 200%