-
Thông tin
-
Quiz
Hệ thống vấn đề ôn tập Phương pháp và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khái niệm, đặc điểm, chức năng của nghiên cứu khoa học. Vấn đề nghiên cứu và các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu. Các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu và thẩm định vấn đề nghiên cứu. Khái niệm giả thuyết nghiên cứu, các phương pháp suy luận cơ bản để hình thành giả thuyết nghiên cứu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Hệ thống vấn đề ôn tập Phương pháp và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khái niệm, đặc điểm, chức năng của nghiên cứu khoa học. Vấn đề nghiên cứu và các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu. Các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu và thẩm định vấn đề nghiên cứu. Khái niệm giả thuyết nghiên cứu, các phương pháp suy luận cơ bản để hình thành giả thuyết nghiên cứu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn 69 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG VÀ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ***
HỆ THỐNG VẤN ĐỀ ÔN TẬP NĂM HỌC 2023 – 2024
1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng của nghiên cứu khoa học. * Khái niệm:
Nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm tìm tòi, khám phá bản
chất và các quy luật vận động của thế giới, ứng dụng vào các quá trình xã hội để tạo ra những
sản phẩm vật chất, tinh thần thỏa mãn nhu cầu của con người. * Đặc điểm:
- Tính mới và sự kế thừa:
+ tính mới là biểu hiện quan trọng nhất, là thuộc tính số một của lao động khoa học.
nghiên cứu khoa học luôn hướng tới những phát hiện ới hoặc sáng tạo những sự vật, những
giải pháp quản lý và công nghệ mới.
+ tính mới không mâu thuẫn mà bao hàm trong nó sự kế thừa những kết quả nghiên
cứu của các nhà khoa học đi trước. thành quả nghiên cứu khoa học phục thuộc vào thái độ
của nhà khoa học trước những giá trị khoa học àm nhân loại đã sáng tạo ra.
- Tính khách quan, tin cậy, trung thực của thông tin:
+ Thông tin là nguyên liệu của hoạt động nghiên cứu. thông qua quá trình xử lý thông
tin của tư duy (phân tích – tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa…) để hình thành tri thức
mới. Khi đưa vào hệ thống lưu chuyển xã hội, tri thức ấy lại đóng vai trò là thông tin trong
một quá trình nghiên cứu tiếp theo.
Do vây, thông tin cũng là sản phẩm của nghiên cứu khoa học. đặc thù này đòi hỏi thông
tin trong nghiên cứu phải đạt yêu cầu về sự khách quan, trung thực, đa chiều và cập nhật.
đồng thời, quá trình nghiên cứu chỉ có chất lượng khi nhà khoa học có những phẩm chất
chính trị, đạo đức và năng lực tư duy lý luận khoa học.
- Tính mạnh dạn, mạo hiểm: đặc trưng tính mới của hoạt động này đặt ra yêu cầu người
nghiên cứu dám đảm nhận việc những vấn đề nghiên cứu hết sức mới mẻ. Do vậy, dù cân
nhắc đến tính hiệu quả, sự thành công thì người nghiên cứu phải luôn chấp nhận những rủi ro,
khả năng thất bại trong nghiên cứu. thất bại trong nghiên cứu có thể do nhiều nguyên nhân
với những mức độ khác nhau.
Chẳng hạn như thiếu thông tin và thông tin thiếu tính tin cậy làm cơ sở cho công trình
nghiên cứu, năng lực thực hiện của nhà khoa học, mức độ đầy đủ và trình độ kỹ thuật của
phương tiện nghiên cứu, các tác nhân bất khả kháng trong quá trình nghiên cứu.
- Sự thất bại ấy cần được tổng kết, lưu giữ như một tài liệu khoa học, trở thành bài học
kinh nghiệm quý giá cho đồng nghiệp đi sau, tránh lãng phí các nguồn lực nghiên cứu. Trong
lĩnh vực khoa học xã hội, sự mạnh dạn mạo hiểm còn thể hiện ở sự vượt lên trên lối mòn và
rào cản tâm lý, đề xuất những ý tưởng nghiên cứu, phương pháp tiệm cận mới. đôi khi một số
ý tưởng nghiên cứu được đề xuất không phải bao giờ cũng dễ dàng được ủng hộ chấp nhận ngay.
- Tính phi kinh tế: mục đích của nghiên cứu khoa học là giải phóng sức lao động, nâng
cao hiệu quả chinh phục tự nhiên và tổ chức quản lý, phát triển kinh tế xã hội. song trong
nghiên cứu khoa học, lợi ích kinh tế trước mắt không được xem là mục đích trực tiếp, động lực duy nhất.
Thể hiện ở: lao động nghiên cứu khoa học khó định mức một cách chính xác như trong
lĩnh vực sản xuất vật chất. trong một số trường hợp, lao động khoa học không thể định mức.
những thiết bị chuyên dụng cho nghiên cứu khoa học hầu như không thể khấu hao bởi tần
suất sử dụng không ổn định. Tốc độ hao mòn vô hình luôn vượt trước xa so với hao mòn hữu hình.
Chẳng hạn một thiết bị thí nghiệm có thể chưa hao mòn hữu hình thì đã trở nên lỗi thời
về kỹ thuật. hiệu quả kinh tế của nghiên cứu khoa học hầu như không thể xác định, ngay cả
những kết quả nghiên cứu về kỹ thuật có giá trị mua bán cao trên thị trường song vẫn có thể
không được áp dụng bởi lý do thuần túy xã hội. hơn nữa, trong lĩnh vực KHXH&NV, hiệu
quả kinh tế của công trình nghiên cứu không dễ xác định ngay và rõ ràng. Nhiều công trình
nghiên cứu sau khai áp dụng, có thể đem lại sự thay đổi to lớn cho xã hội, song điều đó chỉ có
thể nhận thấy qua thời gian dài hay khi xem xét một cách trừu tượng cả quá trình phát triển.
- Tính cá nhân và vai trò của tập thể khoa học: hoạt động nghiên cứu khoa học là một
dạng lao động xã hội. vai trò của tập thể khoa học được khẳng định. Những sáng tạo mới,
những phát minh, sáng chế luôn gắn với vai trò đột phá của cá nhân, của các nhà khoa học đầu đàn.
Tính cá nhân thể hiện trong tư duy và chủ kiến độc đáo của nhà nghiên cứu. uy tín của
nhà khoa học được xem xét thông qua tập hợp các tiêu chí định tính và định lượng thể hiện
phẩm chất, năng lực, sức cống hiến của một nhà khoa học cho nhân loại. các tiêu chí đó bao
gồm: số lượng và chất lượng công trình nghiên cứu đã hoàn thành, được công bố hay áp
dụng, số lượng chất lượng và trình độ học vấn các học viên do nhà khoa học đào tạo. trong
hoạt động nghiên cứu, cá nhân không tách rời tập thể khoa học.
Tập thể khoa học là môi trường nâng đỡ cho sự ra đời ý tưởng mới của cá nhân, phản
biện, hoàn thiện ý tưởng ấy, tập trung trí tuệ thực hiện quá trình nghiên cứu. không phải ngẫu
nhiên trên thế giứi, hình ảnh trung tâm nghiên cứu lớn, từng bước chuyên môn hóa quá trình
nghiên cứu trở thành khuynh hướng cho sự phát triển khoa học.
* Chức năng của nghiên cứu khoa học
- Mô tả: nhận thức một sự vật hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ mô tả sự vật hiện
tượng ấy. Mô tả sự vật là trình bày bằng ngôn ngữ, hình ảnh về cấu trúc, trạng thái, sự vận
động của sự vật. trong nghiên cứu khoa học, sự vật được mô tả một cách chân thực như sự
tồn tại, vận động vốn có của nó. Mô tả giúp con người nhận dạng, phân biệt sự vật hiện tượng
ấy với các sự vật hiện tượng khác thông qua những dấu hiệu của nó. Mô tả định lượng nhằm
chỉ rõ những đặc trưng về lượng của sự vật. mô tả định tính cho phép nhận thức đặc trưng về chất của sự vật ấy.
- Giải thích: là làm rõ căn nguyên dẫn đến sự hình thành, phát triển và quy luật chi phối
quá trình vận động của sự vật hiện tượng. Trong nghiên cứu khoa học, giải thích bao gồm
làm rõ nguồn gốc, mối quan hệ, sự tương tác giữa các yếu tố cấu thành sự vật và giữa sự vật
hiện tượng ấy với các sự vật hiện tượng khác. Mục đích của giải thích là đưa ra thông tin về
thuộc tính bản chất của sự vật nhằm nhận thức cả những thuộc tính bên trong của sự vật.
- Tiên đoán, dự báo: tiên đoán là nhìn trước quá trình hình thành, sự vận động và biến
đổi của sự vật hiện tượng trong tương lai.
Tiên đoán được thực hiện trên cơ sở mô tả và giải thích. Với phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu, con người có thể tiên đoán với độ chuẩn xác cao về nhiều hiện tượng, quá
trình diễn ra trong tự nhiên và xã hội. những dự báo của khoa học thiên văn, về những biến cố
chính trị - xã hội hay các hiện tượng kinh tế đã chứng minh khả năng tiên đoán trong nghiên
cứu khoa học. Trong NCKH, mặc dù thừa nhận khả năng tiên đoán của con người về sự vật,
hiện tượng song chúng ta cần chấp nhận sự sai lệch nhất định trong chính khả năng ấy. sự sai
lệch này có nhiều nguyên nhân: do nhận thức ban đầu về sự vật chưa chuẩn xác, môi trường
vận động của sự vật biến động.. Phương pháp luận biện chứng duy vật không cho phép người
nghiên cứu tự thỏa mãn với những tiên đoán hoặc lạm dụng tiên đoán. Mọi tiên đoán phải
được kiểm chứng trong đời sống hiện thực.
- Sáng tạo: là làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại. sứ mệnh lớn lao của khoa học là
sáng tạo ra các giải pháp nhằm cải tạo thế giới. giải pháp ấy có thể là những phương pháp,
phương tiện, cách thức tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của con người, có thể là
những giải pháp kỹ thuật trong sản xuất, nguyên lý công nghệ mới, vật liệu hay sản phẩm mới.
2. Vấn đề nghiên cứu và các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu.
- Khái niệm “vấn đề nghiên cứu”: là nững mâu thuẫn nhà nghiên cứu phát hiện
trong quá trình quan sát sự kiện.
- Phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu:
+ Phát hiện những “kẽ hở” trong các tài liệu khoa học:
Tài liệu khoa học là sản phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học. Kết quả nghiên cứu
là những luận giải các vấn đề nghiên cứu cụ thể mà lý luận và thực tiễn đặt ra trong một điều
kiện lịch sử cụ thể. Song thực tiễn vận động và biến đổi không ngừng. Những kiến giải đó trở
nên không phù hợp hoàn toàn với hiện thực. tri thức mà tài liệu khoa học ấy truyền tải không
đáp ứng được nhu cầu nhận thực và cải tạo thực tiễn. khi những vấn đề của thực tiễn không
thể giải quyết được trong khuôn khổ các lý thuyết hiện có – vấn đề nghiên cứu cần được xác
định. Nghiên cứu tài liệu là phương thức phát hiện vấn đề nghiên cứu.
Hơn nữa, vấn đề nghiên cứu còn xuất hiện khi những nội dung chưa được nhận thức
và giải quyết trọn vẹn về mặt khoa học trong các tài liệu khoa học, khi nhà nghiên cứu tham
gia phản biện các công trình khoa học của đồng nghiệp. Tất nhiên, để có thể phát hiện vấn đề
nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu tài liệu đòi hỏi nhà khoa học phải phát huy tính phân
tích, phản biện của tư duy.
- Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học:
Khi tham dự các cuộc tranh luận khoa học, trong hội nghị, hội thảo hay các buổi tọa đàm
khoa học, trước những ý kiến trái chiều cùng bàn về một vấn đề khoa học, người nghiên cứu
có thể nhận dạng vấn đề khoa học cần được giải quyết thấu đáo và sâu sắc hơn. Tranh luận
khoa học là điều kiện, môi trường tốt cho sự nhận diện vấn đề nghiên cứu và hình thành ý tưởng nghiên cứu.
- Nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tiễn:
Những khó khăn nảy sinh trong hoạt động sản xuất, tổ chức và quản lý xã hội không thể
sử dụng biện pháp thông thường, hay biện pháp thông thường không thể đưa lại kết quả mong
muốn. thực tế ấy đặt ra yêu cầu phải thay đổi nhận thức và hành động. Những vấn đề khoa
học được phát hiện từ nhu cầu đổi mới nội dung, phương pháp làm việc trong lĩnh vực công
tác chuyên môn. Song để có thể phát hiện vấn đề nghiên cứu, nhà khoa học cần có ý thức
trách nhiệm cao, tích cực trong lao động, yêu nghề mới có thể nhận diện những vấn đề khoa
học đang tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình.
- Sự phản ánh của quần chúng nhân dân:
Mục đích cao nhất của hoạt động nghiên cứu là hướng đến giải quyết các vấn đề thực tiễn
trong cuộc sống, tạo nên điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con người và xã hội. đối
tượng thụ hưởng những thành tựu ấy là quần chúng nhân dân. Những ý kiến đánh giá về cái
đã lạc hậu, sự chưa hợp lý, chưa toàn vẹn, thậm chí là sự sai lầm trong khi áp dụng các thành
tựu nghiên cứu trước đây luôn là gợi ý tốt nhất cho nhà khoa học về vấn đề nghiên cứu.
Đôi khi vấn đề nghiên cứu xuất hiện khi nhà nghiên cứu lắng nghe ý kiến phàn nàn của
quần chúng nhân dân về những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống mà học không đủ am hiểu để lý giải chúng.
- Nghĩ ngược lại những quan niệm thông thường:
Tri thức được hình thành trong quá trình phản ánh thực tiễn. Tri thức có nhiều cấp độ,
trình độ và được xác định tương đối bền vững trong nhận thức của con người, trở thành
những quan niệm thông thường, phổ biến. Song bên cạnh sự thừa nhận những quan niệm
thông thường, nhà khoa học cần có thái độ hoài nghi khoa học, không tự bằng lòng với những
tri thức đã có, biết lật đi lật lại vấn đề, đặt ra hướng giải quyết khác biệt, đôi khi là trái ngược
với những kiến giải và phương pháp đã được thừa nhận rộng rãi. Khi ấy, tình huống mâu
thuẫn nảy sinh ấy sẽ là điểm khởi đầu cho một hướng nghiên cứu mới mẻ.
Vấn đề nghiên cứu thường tồn tị dưới các câu hỏi nghiên cứu. trong nghiên cứu khoa học
thường xuất hiện hai lớp vấn đề. một là, vấn đề bản thân sự vật và quy luật vận động của nó.
Hai là, vấn đề về phương pháp tác động vào sự vật hiện tượng. Giải quyết vấn đề sẽ mở ra
những khả năng mới cho hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. trong khi nhận
dạng vấn đề nghiên cứu, ý tưởng nghiên cứu xuất hiện.
3. Các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu và thẩm định vấn đề nghiên cứu.
* Các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu
+ Phát hiện những “kẽ hở” trong các tài liệu khoa học:
Tài liệu khoa học là sản phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học. Kết quả nghiên
cứu là những luận giải các vấn đề nghiên cứu cụ thể mà lý luận và thực tiễn đặt ra trong một
điều kiện lịch sử cụ thể. Song thực tiễn vận động và biến đổi không ngừng. Những kiến giải
đó trở nên không phù hợp hoàn toàn với hiện thực. tri thức mà tài liệu khoa học ấy truyền tải
không đáp ứng được nhu cầu nhận thực và cải tạo thực tiễn. khi những vấn đề của thực tiễn
không thể giải quyết được trong khuôn khổ các lý thuyết hiện có – vấn đề nghiên cứu cần
được xác định. Nghiên cứu tài liệu là phương thức phát hiện vấn đề nghiên cứu.
Hơn nữa, vấn đề nghiên cứu còn xuất hiện khi những nội dung chưa được nhận
thức và giải quyết trọn vẹn về mặt khoa học trong các tài liệu khoa học, khi nhà nghiên cứu
tham gia phản biện các công trình khoa học của đồng nghiệp. Tất nhiên, để có thể phát hiện
vấn đề nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu tài liệu đòi hỏi nhà khoa học phải phát huy tính
phân tích, phản biện của tư duy.
- Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học:
Khi tham dự các cuộc tranh luận khoa học, trong hội nghị, hội thảo hay các buổi tọa đàm
khoa học, trước những ý kiến trái chiều cùng bàn về một vấn đề khoa học, người nghiên cứu
có thể nhận dạng vấn đề khoa học cần được giải quyết thấu đáo và sâu sắc hơn. Tranh luận
khoa học là điều kiện, môi trường tốt cho sự nhận diện vấn đề nghiên cứu và hình thành ý tưởng nghiên cứu.
- Nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tiễn:
Những khó khăn nảy sinh trong hoạt động sản xuất, tổ chức và quản lý xã hội không thể
sử dụng biện pháp thông thường, hay biện pháp thông thường không thể đưa lại kết quả mong
muốn. thực tế ấy đặt ra yêu cầu phải thay đổi nhận thức và hành động. Những vấn đề khoa
học được phát hiện từ nhu cầu đổi mới nội dung, phương pháp làm việc trong lĩnh vực công
tác chuyên môn. Song để có thể phát hiện vấn đề nghiên cứu, nhà khoa học cần có ý thức
trách nhiệm cao, tích cực trong lao động, yêu nghề mới có thể nhận diện những vấn đề khoa
học đang tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình.
- Sự phản ánh của quần chúng nhân dân:
Mục đích cao nhất của hoạt động nghiên cứu là hướng đến giải quyết các vấn đề thực tiễn
trong cuộc sống, tạo nên điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con người và xã hội. đối
tượng thụ hưởng những thành tựu ấy là quần chúng nhân dân. Những ý kiến đánh giá về cái
đã lạc hậu, sự chưa hợp lý, chưa toàn vẹn, thậm chí là sự sai lầm trong khi áp dụng các thành
tựu nghiên cứu trước đây luôn là gợi ý tốt nhất cho nhà khoa học về vấn đề nghiên cứu.
Đôi khi vấn đề nghiên cứu xuất hiện khi nhà nghiên cứu lắng nghe ý kiến phàn nàn của
quần chúng nhân dân về những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống mà học không đủ am hiểu để lý giải chúng.
- Nghĩ ngược lại những quan niệm thông thường:
Tri thức được hình thành trong quá trình phản ánh thực tiễn. Tri thức có nhiều cấp
độ, trình độ và được xác định tương đối bền vững trong nhận thức của con người, trở thành
những quan niệm thông thường, phổ biến. Song bên cạnh sự thừa nhận những quan niệm
thông thường, nhà khoa học cần có thái độ hoài nghi khoa học, không tự bằng lòng với những
tri thức đã có, biết lật đi lật lại vấn đề, đặt ra hướng giải quyết khác biệt, đôi khi là trái ngược
với những kiến giải và phương pháp đã được thừa nhận rộng rãi. Khi ấy, tình huống mâu
thuẫn nảy sinh ấy sẽ là điểm khởi đầu cho một hướng nghiên cứu mới mẻ.
Vấn đề nghiên cứu thường tồn tị dưới các câu hỏi nghiên cứu. trong nghiên cứu
khoa học thường xuất hiện hai lớp vấn đề. một là, vấn đề bản thân sự vật và quy luật vận
động của nó. Hai là, vấn đề về phương pháp tác động vào sự vật hiện tượng. Giải quyết vấn
đề sẽ mở ra những khả năng mới cho hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. trong
khi nhận dạng vấn đề nghiên cứu, ý tưởng nghiên cứu xuất hiện.
* Thẩm định vấn đề nghiên cứu:
- Thẩm định vấn đề nghiên cứu là quá trình xem xét nhằm củng cố ý tưởng nghiên cứu, loại
bỏ hướng nghiên cứu không phù hợp để chuẩn bị xây dựng giả thuyết nghiên cứu.
- Các phương pháp thẩm định vấn đề nghiên cứu:
+ Thay đổi phương thức quan sát
+ Mở rộng phạm vi quan sát + Thu thập tài liệu
+ Trao đổi với đồng nghiệp
- Sau khi tiến hành thẩm định vấn đề nghiên cứu, có 3 khả năng được ghi nhận.
Một là, vấn đề nghiên cứu được khẳng định, ý tưởng nghiên cứu được củng cố.
Hai là, vấn đề nghiên cứu có thể không tồn tại hoặc đã được giải quuyết.
Ba là, vấn đề nghiên cứu được xác định là “giả - vấn đề”.
- Vấn đề nghiên cứu tồn tại nhưng nguyên nhân của nó nằm ngoài hướng tiếp cận ban đầu.
Xét về nguồn gốc, giả - vấn đề xuất hiện có thể do thế giới quan sai lầm hoặc vấn đề nảy
sinh từ tư duy tư biện, phiến diện của một số học giả. Trong một số trường hợp, giả - vấn đề
còn xuất hiện khi ý tưởng nghiên cứu xuất hiện quá sớm so với điều kiện cho phép để giải
quyết chúng. Chẳng hạn những tiên đoán về vấn đề nghiên cứu có thể xuất hiện trong tương
lai, xa vời so với thời điểm hiện thực đặt vấn đề.
4. Khái niệm giả thuyết nghiên cứu, các phương pháp suy luận cơ
bản để hình thành giả thuyết nghiên cứu.
- Khái niệm giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết khoa học là một kết luận giả định về bản chất, biện pháp tác động
đến một hiện tượng hay một quá trình xã hội đã được đặt ra trong vấn đề nghiên cứu.
Giả thuyết là hình thứuc độc đáo của tư duy, do người nghiên cứu đặt ra, theo
đó mà xem xét, phân tích kiểm chứng trong suốt quá trình nghiên cứu. giả thuyết khoa học
trước hết phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của người nghiên cứu. Thực chất đó là sự phỏng
đoán tạm thời, một nhận định sơ bộ chưa được xác nhận bằng các luận cứ và luận chứng.
Nhận định sơ bộ ấy có thể được khẳng định, điều chỉnh hoặc bác bỏ trong quá trình nghiên cứu.
- Các phương pháp suy luận cơ bản để hình thành giả thuyết nghiên cứu:
+ Suy luận quy nạp là hình thức suy luận trong đó kết luận là tri thức chung
được khai quát từ những tri thức ít chung hơn.
Nhà bác học Nga lomonoxop viết: ta biết rất rõ rằng nhiệt là do chuyển động gây
nên. Hai tay xát vào nhau thì nóng lên, có tia lửa bật ra khi ta đánh đá vào thép, sứt nóng lên
khi ta rèn nó bằng những nhát búa giáng mạnh… những điều trên đây cho thấy chuyển động
là cơ sở tất yếu của nhiệt. Như vậy, bản chất của nhiệt là ở trong sự chuyển dộng của các phân tử tạo thành.
Phương pháp xét tất cả các lớp đối tượng nghiên cứu rồi rút ra kết luận về thuộc
tính, tính chất chung của chúng là quy nạp hoàn toàn. Ngược lại, kết luận thu được bằng cách
chỉ xét một số ộ phận của lớp đối tượng gọi là quy nạp không hoàn toàn. Trong khoa học
không phải lýc nào cũng cho phép chúng ta xem xét tất cả các thành phần của lớp đối tượng
nên phương pháp suy luận quy nạp không hoàn toàn rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học, là
điều kiện tất yếu của quá trình nhận thức các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư du. Tuy
nhiên, tri thức kết luận thu được nhờ suy luận không hoàn toàn chỉ được tin cây khi tri thức
đó lý giải được các dấu hiệu bản chất, tất yếu quy định sự tồn tại của sự vật hiện tượng ấy. - Suy luận diễn dịch:
Khi đã có những khái quát về thuộc tính chung của một loại đối tượng, người ta xây
dựng những kết luận (giả định) về các sự vật hiện tượng mới trong cùng tập hợp. Đó là diễn dịch.
Diễn dịch trực tiếp là suy luận diễn dịch mà kết luận được rút ra từ một tiền đề.
Có thể thực hiện diễn dịch trực tiếp bằng phép chuyển hóa, phép đỏa ngược hay phép đối lập
vị từ. Chẳng hạn, từ luận đề: chúng ta không thể nâng cao chất lượng giáo dục nếu không xây
dựng được đội ngũ giảng viên đủ tiêu chuẩn, có thể xây dựng thành giả thuyết:
(1) Nếu không có đội ngũ giảng viên đủ tiêu chuẩn thì không thể nâng cao chất lượng giáo dục
(2) Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì phải xây dựng đội ngũ giảng viên đủ tiêu chuẩn
(3) Nếu có đội ngũ giảng viên đủ tiêu chuẩn thì (mới có thể) nâng cao chất lượng giáo dục
Diễn dịch gián tiếp là suy luận diễn dịch mà kết luận được rút ra từ nhiều tiền đề. Trong
đó, tam đoạn luận là trường hợp được sử dụng khá phổ biến trong suy luận
Chẳng hạn: toàn cầu hóa là xu thế chung của sự phát triển, tác động một cách mạnh
mẽ, sâu rộng tới các lĩnh vực đời sống xã hội của mọi quốc gia trên thế giới. Việt Nam xây
dựng và phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Do vậy Việt Nam không thể tránh
khỏi những tác động của toàn cầu hóa.
5. Yêu cầu cơ bản của quá trình kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu.
- Giả thuyết phải được xây dựng trên cơ sở quan sát. Người nghiên cứu dựa trên
kết quả quan sát từ các sự vật hiện tượng để hình thành giả thuyết. Khả năng quan sát hữu
hạn các sự kiện cho phép khẳng định bản chất thống kê của giả thuyết. Mọi ý đồ tuyệt đối
hóa giả thuyết đều là sự sai phạm logic về bản chất quan sát khoa học.
- Hai là giả thuyết khoa học không được trái với lý thuyết đã được xác nhận tính
đúng đắn về mặt khoa học. Khi xem xét tiêu chí này, người nghiên cứu và cơ quan khoa học
cần lưu ý 3 trường hợp:
+ Cần phân biệt lý thuyết đã được xác nhận tính đúng đắn về mặt khoa học với
những lập luận bị ngộ nhận là lý thuyết đã được xác nhận. trường hợp này, giả thuyết khoa
học khi được chứng minh và khẳng định sau quá trình nghiên cứu sẽ thay thế lý thuyết đang tồn tại.
+ Có những lý thuyết đã được xác nhận tính đúng đắn về mặt khoa học những
với sự phát triển của nhận thức khoa học, những giả thuyết này thể hiện tính chưa hoàn thiệ.
Trường hợp này giả thuyết mới sẽ bổ sung, phát triển lý thuyết đang tồn tại.
+ Giả thuyết mới mang một ý nghĩa khái quát, lý thuyết đang tồn tại là một
trường hợp riêng của lý thuyết tổng quát được xây dựng từ giả thuyết mới.
- Ba là giả thuyết có thể kiểm chứng bằng lý thuyết hoặc thực nghiệm. Giới
nghiên cứu thừa nhận giả thuyết khoa học có thể kiểm chứng bằng lý thuyết. Song giả thuyết
cần và có thể chứng minh bằng thực nghiệm khoa học. Tuy nhiên, lịch sử phát triển khoa học
cho thấy không phải giả thuyết nào cũng có thể được chứng minh hoặc bị bác bỏ ngay trong
thời đại của nó. Nhà bác học thời cổ đại Acsimet dùng gương tập trung ánh sáng đốt cháy các
chiến thuyền La mã song đến năm 1939 mới được các nhà khoa học về tia lade mới được
hình thành và mở đường cho sự phát triển của một khuynh hướng vận dụng mới. Trong khoa
học xã hội, việc kiểm chứng giả thuyết cìn khó khăn hơn nhiều.
6. Các phương pháp kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu. * Chứng minh giả thuyết:
- Chứng minh là hình thức suy luận trong đó người nghiên cứu dựa vào những luận cứ
để khẳng định tính chân xác của luận đề
- Chứng minh giả thuyết được thực hiện bằng 2 cách: chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp
- Chứng minh trực tiếp là phép chứng minh dựa vào những luận cứ chân thực và
bằng các quy tắc quy luận để khằng định tính chính xác của một giả thuyết.
- Chứng minh gián tiếp là phép chứng minh trong đó tính chân xác của luận đề
được khẳng định khi nhà nghiên cứu đã chứng minh tính phi chân xác của phản luận đề.
nghĩa là từ việc khẳng định phản luận đề là giả dối, nhà nghiên cứu rút ra luận đề là chân thực
- Chứng minh gián tiếp được chia thành 2 loại: chứng minh phản chứng và chứng minh phân liệt
- Chứng minh phản chứng là phép chứng minh trong đó tính chân xác của giả
thuyết được chứng minh bằng tính phi chân xác của phản luận đề, tức là một giả thuyết đặt
ngược lại với giả thuyết ban đầu
- Chứng minh phân liệt là phép chứng minh gián tiếp dựa trên cơ sở loại bỏ
một số luận cứ này để khẳng định những luận cứ khác. Do vậy, chứng minh phân liệt còn
được gọi là chứng minh bàng phương pháp loại trừ. Phương pháp này rất có ý nghĩa và nhiều
sức thuyết phục trong khoa học xã hội * Bác bỏ giả thuyết
- Bác bỏ giả thuyết là 1 hình thức chứng minh nhằm chỉ rõ tính phi chân xác, sai
lầm của một giả thuyết. Bác bỏ giả thuyết được thực hiện khi phủ đinh cả 3 hoặc 1 trong 3
thành tố cấu thành của quá trình kiểm chứng.
- Một là, bác bỏ luận đề. 1 luận đề ( tức 1 giả thuyết) bị bác bỏ khi người nghiên
cứu chứng minh được rằng luận đề không hội đủ các điều kiện của 1 giả thuyết, không thỏa
mãn các tiêu chí của 1 giả thuyết
- Hai là, bác bỏ luận cứ. Nhà nghiên cứu chứng minh rằng luận cứ được sử dụng
để chứng minh luận đề là sai, thiếu luận cứ để rút ra kết luận
- Ba là, bác bỏ luận chứng, vạch rõ tính phi logic, sự vi phạm nguyên tắc trong chứng minh.
7. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và các cấp độ phương
pháp luận nghiên cứu khoa học.
* Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
- Có nhiều cách hiểu khác nhau về phương pháp luận:
+ Phương pháp luận được hiểu như là cơ sở lý luận, cương lĩnh lý luận của hoạt
động nhận thức khoa học. Nó điều chỉnh hoạt động của con người đảm bảo cho tính có mục
đích của hoạt động đó và định hướng cho nó.
+ Phương pháp luận là sự tổng hợp, là hệ thống , là “ tổ hợp” các phương pháp
nghiên cứu đã được sử dụng trong bộ môn khoa học này hay bộ môn khoa học khác.
+ Đồng nhất phương pháp luận với triết học, coi triết học là chân lý luận vạn ănng về phương pháp.
+ Trong nhiều ông trình nghiên cứu, phương pháp luận lại được xem như cách
tiếp cận nghiên cứu và xem nó là điểm tựa, cơ sở xuất phát cho sự nghiên cứu, xác định và
lựa chọn hướng nghiên cứu.
Phương pháp luận được phân loại theo 3 cấp độ:
Phương pháp luận chung nhất: Phương pháp luận chung nhất khái quát các
nguyên tắc, quan điểm chung nhất., xubộ môn và phương phápất ohats điểm cho sự lựa chọn
và sử dụng các phương pháp chung, chi phối cả phương pháp nhận thức và phương pháp hoạt động thực tiễn.
Phương pháp luận chung: là những quan điểm, nguyên tắc xác định các phương
pháp nhằm giải quyết các vấn đề của nhóm các ngành khoa học có những quan điểm chung
nhất định đó. Chẳng hạn, đối với việc nghiên cứu khoa học nhóm ngành khoa học xã hội và
nhân văn thì quan điêmr giai cấp, tiếp cận lợi ích... là những nguyên tắc không thể xa rời.
Phương pháp luận bộ môn ( PPL riêng) : là những luận điểm, lý thuyết cơ bản
và góc tiếp cận đặc thù của mỗi ngành khoa học, mỗi đề tài khoa học cụ thể. Chẳng hạn,
phương pháp luận sử học, phương pháp luận văn học,... là phương pháp luận mà mỗi đề tài cụ
thể luôn có. Nó là những nguyên tắc tương ứng, phù hợp với đối tượng mà người nghiên cứu xác định.
8. Quy trình thực hiện và yêu cầu của phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp thu thập thông tin khoa học trên cơ sở
nghiên cứu tài liệu đã có, thông qua các thao tác tư duy để rút ra kết luận khoa học * Quy trình thực hiện + Phân loại tài liệu + Phân tích tài liệu
+ Đọc, Ghi chép và tóm tắt tài liệu khoa học. Yêu cầu phương pháp
- Phương pháp thu thập và phân loại tài liệu
+ Thu thập tài liệu là bước đầu tiên, cần thiết và quan trọng cho bất kỳ hoạt động
nghiên cứu khoa học nào. Việc thu thập tài liệu giúp nhà nghiên cứu tránh được sự trùng lặp
với các nghiên cứu đã hoàn thành; người nghiên cứu cóthêm kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực
nghiên cứu đang theo đuổi, làm rõ hơn đềtài nghiên cứu đã lựa chọn.
Căn cứ vào vấn đề nghiên cứu và xuất phát từ giả thuyết khoa học, nhànghiên cứu tiến
hành xác định nguồn tài liệu, tìm kiếm và lựa chọn những tàiliệu cần thiết nhằm làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận và thực tiễn để chứng minhcho giả thuyết khoa học của mình.
Về nguyên tắc, tất cả những tài liệu chứa đựng các thông tin liên quan đếnnhiệm vụ
nghiên cứu của đề tài đều phải được thu thập. Song hiện nay, sự pháttriển khoa học cùng với
cuộc cách mạng khoa học công nghệ, cách mạng thôngtin diễn ra trên toàn cầu tác động
mạnh mẽ tới quy luật tồn tại và phát triển tàiliệu khoa học. Người ta dự đoán cứ sau 10 năm
số tài liệu khoa học lại tăng gấpđôi và tiếp tục gia tăng theo hàm số mũ. Tính hữu ích của một
tài liệu khoa họcđược xác định bằng giá trị nội dung, tính thời sự cũng như khả năng tương
thíchcủa nó đối với vấn đề nghiên cứu mà nhà khoa học quan tâm.
Đối với một vấnđề nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, tính hữu ích của thông tin
và giá trịcủa tài liệu trùng khớp khi nó tương đồng với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứucụ thể.
Điều này phân biệt với việc xem xét giá trị và tính hữu ích của thông tinkhoa học công nghệ và kỹ thuật.
+ Phân loại tài liệu được tiến hành sau khi thu thập tài liệu để chuẩn bịcho quá trình đọc, khai thác nội dung.
Phân loại tài liệu là phương pháp sắp xếp tài liệu khoa học thành hệ thống logic chặt
chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu theo từng
mục đích sử dụng của nhà nghiên cứu.
Các hình thức phân loại phổ biến hiện naylà phân loại theo tên tác giả, phân loại theo
thời gian công bố, hình thức côngbố.
Ngoài ra còn nhiều cách phân loại khác, tuy theo mục đích nghiên cứu củađề tài mà nhà
nghiên cứu phân loại cho phù hợp.
- Phân tích và tổng hợp tài liệu:
+ Phân tích tài liệu nhằm xác định độ tin cậy, tính khách quan, tính cậpnhật của tài
liệu, giới hạn và phạm vi của vấn đề mà tài liệu đề cập đến.
Mục đích của việc phân tích tài liệu là thông qua phân tích hình thức và nội dung
tàiliệu, nhà nghiên cứu xác định tính hữu ích của tài liệu và phạm vi có thể kế thừanội dung
tài liệu đó đối với đề tài họ triển khai. Thông qua việc phân tích hình thức tài liệu, xác định
nguồn tài liệu, nhà nghiên cứu xác định mức độ phải xử lý tài liệu theo mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
Sau khi phân tích cácdấu hiệu hình thức, người nghiên cứu tiến hành phân tích một số
tiêu chí cơ bảnvề nội dung tài liệu.
Theo cách này, người nghiên cứu lập một phiếu phân tíchtài liệu đối với mỗi tài liệu hay nhóm tài liệu cụ thể.
Căn cứ vào mục tiêu,nhiệm vụ nghiên cứu và khung lý thuyết của đề tài để thiết kế nội
dung của mỗiphiếu phân tích tài liệu.
Phiếu phân tích tài liệu xây dựng theo các tiêu chí: chủđề chính của tài liệu, nội dung cơ
bản, mục đích, phạm vi nghiên cứu cũng nhưmức độ sử dụng của thông tin trong tài liệu.
+ Tổng hợp tài liệu được thực hiện trên nhiều tài liệu phong phú về đối tượng. Tổng
hợp tài liệu được thực hiện trên cơ sở kết quả phân tích tài liệu, chophép nhà nghiên cứu có
những thông tin toàn diện và khái quát về nghiên cứudựa trên những tài liệu đã có
- Phương pháp đọc và ghi chép tài liệu
+ Đọc tài liệu: Phương pháp đọc tài liệu gắn liền với hành vi tư duy.
Yêucầu đạt được khi đọc tài liệu là ghi nhớ được tên tài liệu, nguồn, tác giả tài liệu,nội
dung cơ bản, những dữ kiện được đề cập đến trong tài liệu, khả năng sửdụng chúng trong
giải quyết vấn đề khoa học của nhà nghiên cứu.
Đối với từngtài liệu, căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của từng đề tài cụ thể có thể có
nhiềucách đọc khác nhau: đọc thông thường, đọc nhanh, đọc trượt, đọc quét, đọc sâu.Để cso
thể thu được những thông tin hiệu quả, nhà nghiên cứu còn cần biết điềuchỉnh tốc độ đọc,
phương pháp đọc một cách phù hợp.
Thông thường, trình tựđọc một tài liệu là: đọc tổng quát tài liệu nhằm xác định những
phần, nhữngtrang phải đọc kỹ; Đọc kỹ những phần đã đánh dấu và tiến hành ghi chép.
+ Ghi chép tài liệu: Sau khi đọc lướt toàn bộ tài liệu, nhà khoa học tiếnhành đọc kỹ và
ghi chép những nội dụng tài liệu có ý nghĩa đới với nhà khoahọc và liên quan đến vấn đề nghiên cứu của mình.
Đối với các tài liệu khoa học,có thể tiến hành ghi chép nội dung tài liệu theo những quy tắc ghi nhớ.
Những ghi chép ban đầu này chính là vật liệu thông tin đầu tiên làm tiền đề cho các nhàkhoa
học tiến hành xử lý thông tin trong quá trình nghiên cứu tài liệu. Đó là thực hiện tóm tắt tài liệu khoa học
- Phương pháp thực hiện tóm tắt khoa học:
+ Tóm tắt lược thuật là văn bản do nhà nghiên cứu thực hiện nhằm ghichép lại một
cách cô đọng, trung thực thông tin về kết quả nghiên cứu của mộthay một nhóm tài liệu đã
được phân loại có liên quan trực tiếp đến mục tiêu,nhiệm vụ nghiên cứu cần thực hiện của một đề tài khoa học.
+ Tóm tắt tổng thuật là bản trình bày tổng hợp về một hay một số vấn đềliên quan đến
mục tiêu, nhiệm vụ của một đề tài nghiên cứu dựa trên nhiều tàiliệu cùng đề cập đến các vấn
đề đó.Bản tóm tắt lược thuật và tổng thuật tài liệu là căn cứ, dữ liệu khoa học quan trọng đẻ
nhà nghiên cứu thông qua hoạt động tư duy sáng tạo của mìnhhình thành các ý tưởng nghiên
cứu, tìm kiếm luận cứ chứng minh giả thuyết.
9. Trình bày các phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu khoa
học và nêu ví dụ minh họa.
Khái niệm phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:
Thực nghiệm là một phương pháp thu thập thông tin được thực hiện bởinhững quan sát và
môi trường xung quanh đối tượng khảo sát một cách có chủđịnh.Phương pháp thực nghiệm
được áp dụng phổ biến không chỉ trong nghiêncứu tự nhiên, kỷ thuật, y học mà cả trong xã
hội và các lĩnh vực nghiên cứukhác.
* Phân loại thực nghiệm: Phân loại theo diễn trình thời gian tiến hành thực nghiệm có:
- Thực nghiệm cấp diễn: là thực nghiệm để xác định sự tác dụng của cácgiải pháp tác
động hoặc ảnh hưởng của tác nhân lên đối tượng nghiên cứu trongmột thời gian ngắn.
- Thực nghiệm trường diễn: là thực nghiệm nhằm xác định sự tác độngcủa các giải
pháp tác động hoặc ảnh hưởng của tác nhân lên đối tượng nghiêncứu trong một thời gian lâu dài, liên tục.
- Thực nghiệm bán cấp diễn: diễn ra ở mức độ trung gian giữa hai quátrình thực
nghiệm nêu trên.Phân loại theo nơi tiến hành thực nghiệm: Quá trình thực nghiệm có thể
được tiến hành ở nhiều môi trường khácnhau tùy theo yêu cầu của nghiên cứu ta có:
- Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: Người ta nghiên cứu hoàn toànchủ động, tạo
dựng mô hình thực nghiệm và khống chế các tham số, hạn chế làkết quả thu được trong
phòng thí nghiệm hiếm khi được áp dụng thẳng vào điềukiện thực tế
VD: Người ta tiến hành lại tạo gen các loại giống lúa trong phòng thínghiệm sau đó quan
sát kết quả để thực hiện nhân giống đại trà ngoài thực địa.
- Thực nghiệm tại hiện trường: Nếu thực nghiệm trong phòng là sự môphỏng hiện thực thì
thực nghiệm tại hiện trường được tiến hành trong môitrường hiện thực. Tại đây người nghiên
cứu được tiếp cận mọi tham số và nhữngđiều kiện hoàn toàn thực. Nhưng bị hạn chế về khả
năng khống chế các tham sốvà các điều kiện tham dự vào quá trình nghiên cứu.
VD: Ta làm một thí nghiệm sinh học ngoài trời không thể tạo các điềukiện về nhiệt độ khác với tự nhiên.
- Thực nghiệm trong quần thể xã hội: Đây là dạng thực nghiệm được tiếnhành trên một
cộng đồng người, trong những điều kiện sống của họ. Trong thựcnghiệm này người nghiên
cứu thay đổi các điều kiện sinh hoạt của họ, tác độngvào đó những yếu tố cần được kiểm chứng trong nghiên cứu.
VD: Trong chiến dịch tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình cho một cộng đồng dân tộc ít
người vùng cao, ta cần phổ biến cách phòng tránh thai bằng các biện pháp y tế nhằm thay đổi
quan niệm của họ về việc phòng tránh thai. Sau đó so sánh kết quả nhận thức của họ so với
trước khi tổ chức hướng dẫn tuyên truyền.
Phân loại theo mục đích thực nghiệm ta có:
- Thực nghiệm thăm dò: được tiến hành để phát hiện bản chất của đối tượng nghiên
cứu. Đây là phương pháp được sử dụng trong xây dựng giả thuyết khoa học.
VD: Trong lĩnh vực kinh tế muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị
trường, một công ty đã tiến hành thiết kế và đưa ra thị trường một sản phẩm mới, khuyến
khích người tiêu dùng sử dụng, sau đó thu thập ý kiến phản hồi từ người tiêu dùng để quyết
định chiến lược sản xuất kinh doanh của sản phẩm mới đó.
- Thực nghiệm kiểm tra ( kiểm chứng ): là thực nghiệm nhằm kiểm tra tính chính xác
của các giả thuyết nghiên cứu.
VD: Ta chọn hai giống cá như nhau, nhưng cách nuôi và chăm sóc khác nhau, nuôi
trong môi trường như nhau. Sau đó quan sát và so sánh kết quả cách chăm sóc nào giúp cá đạt kết quả hơn.
Phân loại theo phương thức tiến hành ta có:
- Thực nghiệm song hành: Là thực nghiệm được tiến hành đối với hai hay nhiều đối
tượng khác nhau trong những điều kiện thực nghiệm như nhau, nhằm rút ra kết luận về ảnh
hưởng của thực nghiệm trên các đối tượng khác nhau.
VD: Trong lĩnh vực nuôi trông thủy sản ta có thể chọn giống tôm như nhau, dùng loại
thức ăn như nhau, các điều kiện, kỷ thuật chăm sóc như nhau. Nhưng nuôi ở hai địa điểm
khác nhau. Sau một thời gian ta so sánh kết quả khu vực nào tốt để nhân giống đại trà
- Thực nghiệm đối nghịch: Là những thực nghiệm được tiến hành trên haihay nhiều đối
tượng như nhau trong các điều kiện thực nghiệm ngược chiềunhau, nhằm xác định mức độ
chịu ảnh hưởng của cùng một loại đối tượng dướitác động của những điều kiện thực nghiệm
khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau.
VD: ta tổ chức cho 02 nhóm sinh viên cùng áp dụng một phương phápđọc sách, cùng
nghiên cứu một loại tài liệu. Một nhóm được đọc trong thư việnvới điều kiện tốt nhất, nhóm
còn lại đọc tại sân trường vào giờ ra chơi, kết quảlĩnh hội của mỗi nhóm sẽ đánh giá tác dụng
của phương pháp, đồng thời chothấy tác động của điều kiện môi trường đối với việc đọc sách.
- Thực nghiệm đối chứng hay ( so sánh): Là thực nghiệm được tiến hànhtrên hai đối
tượng khác nhau, trong đó một trong hai đối tượng được chọn làmđối chứng, nhằm tìm chỗ
khác biệt giữa các phương pháp, giữa các hậu quả sovới đối chứng.
VD: Tổ chức cho 02 nhóm sinh viên có trình độ như nhau, cùng học một nội dung nhưng
bằng 02 phương pháp dạy học khác nhau ( một nhóm tự học ở nhà, một nhóm học trên lớp).
Kết quả lĩnh hội kiến thức của mỗi nhóm sẽ phảnánh hiệu quả của hai phương pháp dạy học khác nhau.
10. Trình bày các phương pháp nghiên cứu được phân loại theo logic biện chứng.
1. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Có phân tích là phương pháp phân chia cái toàn bộ ra thành từng bộ phận để đi sâu nhận
thức các bộ phận đó. Còn tổng hợp là phương pháp thống nhất các bộ phận đã được phân
tích nhằm nhận thức cải toàn bộ.
Phân tích và tổng hợp là 2 phương pháp nhận thức đối lập nhưng thống nhất với nhau
giúp tìm hiểu đối tượng như một chỉnh thể toàn vẹn. Không có phân tích thì không hiểu được
những cái bộ phận cấu thành cái toàn bộ và ngược lại, không có tổng hợp thì không hiểu cái
toàn bộ như một chỉnh thể được tạo thành như thế nào từ những cái bộ phận nào.
2. Phương pháp quy nạp và diễn dịch
Quy nạp là phương pháp suy luận đi từ tiền đề chứa đựng tri thức riêng đến kết luận
chứa đựng tri thức trung.
Còn diễn dịch là phương pháp suy luận đi từ tiền đề chứa đựng tri thức trung đến kết
luận chứa đựng tri thức riêng.
Quy nạp và diễn dịch là 2 phương pháp nhận thức đối lập nhưng thống nhất với nhau
giúp phát hiện ra những tri thức mới về đối tượng
Sự đối lập của quy nạp và diễn dịch thể hiện ở chỗ: Quy nạp được dùng để khái quát các tài
liệu quan sát, thí nghiệm nhằm xây dựng các giả thuyết, nguyên lý, định luật tổng quát
của khoa học, vì vậy quy nạp, đặc biệt là quy nạp khoa học, có giá trị lớn trong khoa học
thực nghiệm. Diễn dịch được dùng để cụ thể hóa các giả thuyết, nguyên lý, định luật tổng
quát của khoa học trong các điều kiện tình hình cụ thể, vì vậy diễn dịch, đặc biệt là
phương pháp giả thuyết - diễn dịch, phương pháp tiên đề, có giá trị lớn trong khoa học lý thuyết.
Sự thống nhất của quy nạp và diễn dịch thể hiện ở chỗ :Quy nạp xây dựng tiền đề cho diễn
dịch, còn diễn dịch bổ sung thêm tiền đề cho quy nạp để thêm chắc chắn. Không có quy nạp
thì không hiểu được cái chung tồn tại trong cái riêng như thế nào, và ngược lại, không có diễn
dịch thì không hiểu cái riêng có liên hệ với cái chung ra sao. Vì vậy, muốn hiểu thực chất của
đối tượng mà chỉ có quy nào hoặc chỉ có diễn dịch không thôi thì chưa đủ mà phải kết hợp
chúng với nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiên cứu nhất định, ở bản thân mỗi
phương pháp vẫn có ưu thế riêng của mình .
3. Phương pháp lịch sử - logic
Lịch sử là phạm trù dùng để chỉ quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong của sự vật
trong tính đa dạng, sinh động của nó.
Còn logic là phạm trù dùng để chỉ tính tất yếu– quy luật của sự vật ( logic khách quan) .
Phương pháp lịch sử là phương pháp đòi hỏi phải tái hiện lại trong 4 duy quá trình lịch
sử– cụ thể với những chi tiết của nó, nghĩa là phải nắm lấy sự vận động phải phát triển lịch
sử của sự vật trong toàn bộ tính phong phú của nó.
Phương pháp logic là phương pháp đòi hỏi vạch ra bản chất, tính tất nhiên– quy luật
của quá trình vận động phải phát triển của sự vật dưới hình thức trừu tượng và khái quát của
nó, nghĩa là phải loại bỏ cái ngẫu nhiên, vụn vặt ra khỏi tiến trình nhận thức sự vận động phẩi
phát triển của sự vật .
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là 2 phương pháp nghiên cứu đối lập nhau
nhưng thống nhất biện chứng với nhau giúp xây dựng hình ảnh cụ thể và sâu sắc về sự vật.
Bởi vì, muốn hiểu bản chất và quy luật của sự vật thì phải hiểu lịch sử phát sinh, phát triển
của nó, đồng thời còn nắm được bản chất và quy luật của sự vật thì mới nhận thức được lịch
sử của nó một cách đúng đắn và sâu sắc. Khi nghiên cứu cái lịch sử phải phương pháp lịch sử
cũng phải nắm lấy” sợi dây” Logic của nó để thông qua đó mà phân tích các sự kiện phải
biến cố lịch sử. Còn khi tìm hiểu bản chất phải quy luật, Phương pháp logic cũng không thể
không dựa vào các tài liệu lịch sử để uốn nắn, chỉnh lý chúng.Tuy nhiên, tùy theo đối tượng
và nhiệm vụ nghiên cứu mà nhà khoa học có thể sử dụng phương pháp nào là chủ yếu.
4. Phương pháp đi từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể
Cái cụ thể là phạm trù dùng để chỉ sự tồn tại trong tính đa dạng.
Cái trừu tượng là phạm trù dùng để chỉ kết quả của sự trừu tượng hóa tách một mặt, một
mối liên hệ nào đó ra khỏi cái tổng thể phong phú đa dạng của sự vật. Vì vậy, cái trừu tượng
là một bộ phận, một mặt của cái cụ thể, là một bậc thang trong quá trình Xem xét cái cụ
thể ( khách quan).Từ những cái trừu tượng 4 duy tổng hợp lại thành cái cụ thể ( trong tư duy).
Nhận thức khoa học là sự thống nhất của 2 quá trình nhận thức đối lập : Từ cụ
thể( cảm tính) Đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể ( trong tư duy).Từ cụ thể đến trừu
tượng là phương pháp đòi hỏi phải xuất phát từ những tài liệu cảm tính thông qua phân tích
xây dựng các khái niệm đơn giản, những định nghĩa trừu tượng phản ánh từng mặt, từng
thuộc tính của sự vật. Từ trừu tượng đến cụ thể là phương pháp đòi hỏi phải xuất phát từ
những khái niệm đơn giản, những định nghĩa trừu tượng thông qua tổng hợp biện chứng đi đến cái cụ thể.
11. Trình bày quy trình thực hiện và yêu cầu của phương pháp điều
tra bằng bảng hỏi (chú ý phương thức xác định mẫu điều tra và xây dựng bảng hỏi điều tra)
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp phỏng vấn viết nhằm thu thập thông tin
bằng cách giao tiếp gián tiếp, dữ liệu sơ cấp, phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Hoạt động
thu thập dữ liệu được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng câu hỏi in sẵn,
người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy
ước đã được thống nhất hoặc sẽ có một đội ngũ điều tra viên tham gia lấy ý kiến và đánh dấu
câu trả lời vào phiếu hỏi.
Bước 1: Chuẩn bị điều tra
Trong giai đoạn chuẩn bị điều tra, nhà nghiên cứu cần xác định mục tiêu điều tra, phạm vi và
mức độ thu thập thông tin. Bên cạnh đó, còn lập kế hoạch điều tra, tổ chức nguồn nhân lực,
chuẩn bị điều kiện vật chất, phương tiện, chọn mẫu điều tra và hoàn thành bảng hỏi
Bước 2: Tiến hành điều tra
Một cuộc điều tra được thực hiện theo các bước
Thì một là, điều tra thử trên một phạm vi nhỏ nhằm kiểm tra tính hợp lý và khả năng thu thập
thông tin từ bạn hỏi phải tính toán chi phí, điều chỉnh nhân lực...
Hai là, trung tập, tập huấn cho cán bộ điều tra
Ba là, triển khai điều tra theo kế hoạch. Khi tiến hành điều tra cần tổ chức giám sát người đi
theo điều tra, sao cho đảm bảo yêu cầu điều tra đúng đối tượng, đúng số người định hỏi theo
kế hoạch, nắm bắt những khó khăn gặp phải trong quá trình điều tra
Bước 3: Xử lý số liệu
Kết thúc công việc điều tra, nhà nghiên cứu tiến hành tập hợp bảng hỏi. Bảng hỏi thu được
cần được sắp xếp cẩn thận và tiến hành phân loại theo khu vực điều tra, theo đối tượng điều tra... kiểm tra bảng hỏi
Kiểm tra bảng hỏi là công việc cần thiết trước khi xử lý số liệu . Công đoạn này giúp nhà
nghiên cứu xác định lại độ tin cậy và quá trình điều tra, mức độ sử dụng thông tin trong các
phiếu hỏi và đánh giá khả năng của điều tra viên.
* Yêu cầu: Cần chú ý đến việc chọn mẫu và thiết kế bảng hỏi - Chọn mẫu
Mẫu điều tra là số lượng cá thể hay đơn vị được chọn để trả lời câu hỏi của nhà nghiên cứu.
Việc chọn mẫu phải đảm bảo tính ngẫu nhiên và tính đại diện.
Tính đại diện của mẫu phụ thuộc chủ yếu và các nhân tố sau :
- Mẫu sẽ có tính đại diện cho tổng thể từ đó nó được chọn lựa nếu tất cả các thành viên của
tổng thể đều có cơ hội ngang bằng để được lựa chọn vào mẫu
- Mẫu sẽ đại diện cho tổng thể nếu bản chấ, cấu trúc của nó phản ánh bản chất, cấu trúc của
tổng thể tức là phải gồm đủ những đặc tính chứa trong tổng thể
- Tính đại diện của mẫu không cần đại diện cho mọi khía cạnh của tổng thể mà chỉ giới hạn
đến những đặc tính phù hợp cho những nhu cầu cơ bản của mục tiêu nghiên cứu
- Tính đại diện của mẫu phụ thuộc chủ yếu vào kích cở mẫu và tính đồng nhất của mẫu. Mẫu
càng lớn, càng đồng nhất thì tính đại diện càng cao. Thiết kế bảng hỏi
Bảng câu hỏi gồm các câu hỏi đưa ra để các cá nhân, đơn vị trả lời. Kết quả tổng hợp ý
kiến trả lời sẽ được xử lý, sử dụng nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã được đề ra. Do
vậy, cần căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và những nội dung cần điều tra để xây
dựng bảng hỏi. Bên cạnh đó, thiết kế bảng hỏi cần dựa trên việc xác định đối tượng
nghiên cứu cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng ấy, trình độ học vấn, điều
kiện kinh tế xã hội của người được hỏi, tập quán văn hóa, ở lối sống... Của đối tượng điều tra
Cấu trúc của bảng hỏi
Phần mở đầu của bảng hỏi được bắt đầu bằng việc đặt tên cho bảng hỏi, tên gọi của
bảng hỏi phải phản ánh được nội dung của đề tài nghiên cứu, việc chọn những thuật ngữ
dùng trong phần mở đầu phụ thuộc vào loại điều tra phải đối tượng của nó, vào các đặc điểm
văn hóa của mẫu nghiên cứu...
Lời giới thiệu của bảng hỏi bao gồm những chỉ dẫn về chủ đề được khảo sát, những chỉ
dẫn kỹ thuật. Lời giới thiệu không được quá dài và phải dễ hiểu
Các câu hỏi của bảng hỏi nhằm thu thập thông tin của đề tài nghiên cứu. Việc sắp đặt
những câu hỏi chuẩn bị cho người được hỏi cần có thái độ cởi mở, tích cực đối với việc
nghiên cứu. Việc sắp xếp câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp, từ chung đến riêng. Những câu
hỏi sau làm rõ những câu hỏi trước. Các câu hỏi, phải câu hỏi chức năng, câu hỏi đơn giản và
phức tạp cần được đặt xen kẽ trong bảng hỏi các câu hỏi liên quan đến đặc điểm cá nhân như
giới tính, tuổi, tình trạng gia đình... Được đặt ở cuối bảng hỏi để làm cho người trả lời có cảm
giác không bị động chạm đến các vấn đề riêng tư cá nhân và không làm giảm đi tính khuyết
danh của việc trả lời.
Trong phần cuối bảng hỏi bày tỏ lời cảm ơn người trả lời về sự hợp tác, tham gia nghiên cứu . Các loại câu hỏi
Theo phương án trả lời có câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi hỗn hợp
Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi đã có những phương án trả lời, bạn hỏi đã đưa ra một vài
câu trả lời khác nhau. Người được hỏi lựa chọn câu trả lời phù hợp với ý kiến của họ
Câu hỏi đóng giúp cho người được hỏi thuận tiện phải nhanh chóng trong lựa chọn phương
án trả lời. Loại câu hỏi này cũng sẽ tổng hợp phải xử lý và sử dụng kết quả.
Câu hỏi mở là câu hỏi không có phương án trả lời, do người được hỏi tự trả lời.Chúng
cho phép người được hỏi thông tin một cách tốt nhất suy nghĩ của họ về một vấn đề. Số
lượng thời gian, chỗ trống hoặc số dòng dành cho câu trả lời về mỗi câu hỏi giúp cho người
được hỏi xác định rằng , tay người ta muốn nhận được từ bản thân mình câu trả lời dài và cặn kẽ tới mức nào
Câu hỏi hỗn hợp là loại câu hỏi bao gồm cả thành phần của câu hỏi mở và câu hỏi đóng,
có đưa ra một số lượng nhất định các phương án trả lời.
12. Phân tích những căn cứ để nhà khoa học lựa chọn một đề tài nghiên cứu.
Việc lựa chọn đề tài khoa học có ý nghĩa quan trọng. Đề tài được lựa chọnsẽ là kéo theo sự
đầu tư trí tuệ, thời gian, kinh phí … của người làm khoa học.Đối với nhà nghiên cứu trẻ, lựa
chọn đề tài đôi khi còn là điểm khởi đầu cho mộtphương hướng nghiên cứu chuyên môn của họ.
Thông thường, để đi đến quyết định chọn một đề tài nghiên cứu cần thỏamãn cả điều kiện khách quan và chủ quan.
- Về điều kiện khách quan: Đề tài được nhà nghiên cứu lựa chọn phải chưa có ai nghiên
cứu hoặc đãcó người nghiên cứu nhưng kết quả không thỏa đáng so với nhu cầu nhận
thứccủa nhà nghiên cứu hoặc đòi hỏi của thực tiễn. Đề tài nghiên cứu được lựa chọn khi nó
có thể đã được nhiều nhà khoa học luận giải những kết quả khác nhau,trái ngược nhâu.
Trường hợp khác, kết quả nghiên cứu đề tài ấy đã có nhưngkhông áp dụng được vào tình
huống, lĩnh vực hay địa phương cụ thể do nhữngkhác biệt về yếu tố kinh tế, văn hóa, chính trị, …
Vấn đề nghiên cứu được lựa chọn phải được giới chuyên môn quan tâm.Việc thực hiện đề tài
nghiên cứu góp phần phát triển hệ thống lý thuyết của mộtkhoa học. Đồng thời, nhà nghiên
cứu có điều kiện nghiên cứu về thông tin, địabàn khảo sát, .
- Về điều kiện chủ quan:
Người nghiên cứu phải thực sự quan tâm đến vấn đề nghiên cứu dù đề tàicó thể được áp đặt
từ cơ quan quản lý, từ đơn vị đặt hàng nghiên cứu,..
Người nghiên cứu có tri thức, vốn sống, kinh nghiệm ở mức độ nhất địnhliên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
Bên cạnh đó, người nghiên cứu phái có đủ khả năng, thời gian, tài chínhđể triển khai thực hiện đề tài
13. Nội dung cơ bản trong cơ sở lý thuyết của một đề tài nghiên cứu.
Một đề tài nghiên cứu cần chú ý những cơ sở lý thuyết sau:
Một là, khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Khách thể nghiên cứu là những sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan xung quanh vấn đề
mà ngườinghiên cứu cần tìm hiểu.
Khách thể là nơi chứa đựng vấn đề mà người nghiêncứu cần tìm hiểu và cách thức giải quyết phù hợp.
Đối tượng nghiên cứu là những mặt, thuộc tính, mối liên hệ tồn tại trongsự vật, hiện tượng
hay quá trình nhà nghiên cứu cần làm rõ.
Trong đề tài nghiêncứu khoa học, đối tượng nghiên cứu được giới hạn trong một phạm vi
nhất định:quy mô xem xét đối tượng, phạm vi không gian, thời gian.
Hai là, đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu.
Trong đó, đối tượng khảo sát là đủ đại diện của khách thể nghiên cứu được người nghiên
cứu lựachọn để xem xét.
Phạm vi nghiên cứu hay giới hạn nghiên cứu là một phần giớihạn của nghiên cứu liên
quan đến đối tượng khảo sát và nội dung nghiên cứu, cơsở này được xác định bởi góc tiếp
cận nội dung, thể hiện quy mô nội dung đượcgiải quyết trong khuôn khổ đề tài bao gồm
phạm vi về không gian, thời giantrong tiến trình khảo sát của đề tài.
Cơ sở để xác định phạm vi, giới hạn nghiên cứu của một đề tài thườngđược xác định
bởi: Một bộ phận nội tính đại diện của khách thể, bao chứa đốitượng nghiên cứu; quỹ thời
gian để hoàn thành đề tài nghiên cứu; khả năng vềkinh phí, phương tiện, thiết bị thực nghiệm
để đảm bảo quá trình nghiên cứuđược thận lợi nhất.
Ba là, khái niệm trung tâm của đề tài nghiên cứu là khái niệm bao chứađối tượng
nghiên cứu được nhà nghiên cứu sử dụng như một công cụ nhận thứctrong quá trình triển
khai thực hiện đề tài.