-
Thông tin
-
Quiz
Hoạt động chính trị - xã hội - Sinh viên đại học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Hoạt động chính trị - xã hội là toàn bộ những hành động của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội nhằm đem lại quyền và lợi ích hợp pháp cho xã hội nói chung, con người nói riêng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Sinh viên đại học 45 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Hoạt động chính trị - xã hội - Sinh viên đại học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Hoạt động chính trị - xã hội là toàn bộ những hành động của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội nhằm đem lại quyền và lợi ích hợp pháp cho xã hội nói chung, con người nói riêng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Sinh viên đại học 45 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
133. Hoạt động chính trị - xã hội
Hoạt động chính trị - xã hội là toàn bộ những hành động của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi tầng
lớp xã hội nhằm đem lại quyền và lợi ích hợp pháp cho xã hội nói chung, con người nói riêng, đảm
bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội, đem lại cho con người cuộc sống ngày càng hạnh phúc, tươi đẹp hơn.
Các hoạt động chính trị - xã hội không chỉ chứa đựng ý nghĩa về giá trị chính trị - xã hội mà còn
chứa đựng ý nghĩa về giá trị thẩm mỹ. Chúng không chỉ đem lại lợi ích chính trị và xã hội cho đất
nước và còn giáo dục, rèn luyện phẩm chất. Ý chí, tình cảm. lý tưởng cho sinh viên. Chúng góp
phần hình thành và phát triển ý thức, tâm thế và khát vọng đạo đức muốn thế giới tốt hơn, con
người nhân đạo hơn, đẹp hơn hình thành những quan niệm, chuẩn mục đạo đức, niềm tin thẩm mỹ;
phát triển năng lực phán đoán và đánh giá thẩm mỹ, hình thành thị hiểu và lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn.
Các hoạt động chính trị - xã hội của sinh viên trong trường đại học:
- Tham gia học tập tuần giáo dục chính trị công dân cho sinh viên
- Tham gia công tác của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên
+ Phong trào sinh viên tình nguyện: mùa hè xanh, Đội tình nguyện Thăng Long (hướng dẫn du
lịch), Đội tình nguyện Giao thông.
+ Phong trào thiện nguyện: hiến máu nhân đạo, tham gia hoạt động cho các Hội bảo trợ, tổ chức từ thiện...
+ Phong trào hỗ trợ cộng đồng: tham gia các phong trào cộng đồng như Giờ trái đất, đổi rác lấy cây
xanh, xây dựng môi trường học tập xanh, An toàn giao thông....
- Tham gia các câu lạc bộ: tham gia các câu lạc bộ theo sở thích và khả năng của mình nhằm trao
đổi về chuyên môn, sở thích, hoàn thiện bản thân, phát triển kỹ năng mềm. Trong trường Đại học
Thủ đô Hà Nội hiện gân có gần 7 câu lạc bộ cấp Trường và hơn 20 câu lạc bộ cấp khoa: Câu lạc bộ
truyền thông (Media HNMU), Câu lạc bộ Tổ chức sự kiện, CLB Ghita, CLB Dancesport, Câu lạc
bộ Karate, Câu lạc bộ Bổng rổ, Câu lạc bộ Gia sư, CLB NCKHSV...
- Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao: tham gia các cuộc thi do khoa và
Trường tổ chức như: Hội thì nghiệp vụ. Rung chuông vàng. Tiếng hát sinh viên, Sinh viên Got
talent, Duyên dáng sinh viên, Hội thao của trường....
- Tham gia các hoạt động theo nhiệm vụ Nhà trường giao: đón tiếp nguyên thủ, tham gia các Hội
nghị, Hội thảo, sự kiện của Trường và khoa
Tham gia các hoạt động truyền thông, xây dựng hình ảnh cho khoa và Trường.
VD cụ thể hoạt động tiêu biểu nhất của sinh viên Việt Nam:
*Chương trình “Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc”
Chương trình nhằm góp phần bồi đắp tình yêu biển, đảo quê hương, đất nước; định hướng, tuyên
truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc; tạo môi
trường để sinh viên giao lưu, học tập, rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội, tham gia các hoạt động
tình nguyện, an sinh xã hội góp phần xây dựng, phát triển cuộc sống nhân dân và kinh tế trên các
đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Trong giai đoạn 2013- 2018, Chương trình đã được tổ chức tại 06 đảo: đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng
Ngãi, năm 2013), đảo Phú Quốc và Thổ Chu (tỉnh Kiên Giang, năm 2014), Cù Lao Xanh (tỉnh Bình
Định, năm 2015), đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh, năm 2016) và đảo Phú Quí (tỉnh Bình Thuận, năm 2017).
Đã có gần 3.000 hội viên, sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước được tham gia Chương trình.
Trong chương trình, nhiều hoạt động lớn có ý nghĩa thiết thực được tổ chức như: thăm, tặng quà
gia đình thương binh, liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng; tặng quà, động viên thân nhân, gia đình cán
bộ, chiến sĩ đang công tác tại đảo; tặng quà, cờ, ngư cụ cho ngư dân bám biển; hỗ trợ địa phương
phát triển du lịch, kinh tế; các hoạt động tìm hiểu về chủ quyền biển đảo cho sinh viên; tổ chức
chương trình nghệ thuật phục vụ nhân dân trên đảo.
Đặc biệt, trong chương trình, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã tiến hành xây dựng 05 cột cờ
Tổ quốc tại các đảo Lý Sơn, Trần, Cù Lao Xanh, Phú Quý, Hòn La. Đây là công trình tiêu biểu của
Hội Sinh viên Việt Nam trong việc giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, khẳng
định chủ quyền trên biển của Việt Nam; đồng thời các cột cờ cũng trở thành một thắng cảnh thu hút
nhiều du khách và người dân địa phương tới thăm quan, tổ chức hoạt động cộng đồng.
*Giải thể thao Sinh viên Việt Nam - VUG
Giải thể thao sinh viên Việt Nam – VUG là giải thể thao thường niên do Trung ương Hội Sinh viên
Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam tổ chức với các môn bóng đá trong nhà, nhảy đối kháng.
Chính thức bắt đầu từ năm 2013, Giải Thể thao sinh viên Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một
trong những sân chơi thể thao lớn thường niên, uy tín và hấp dẫn trong cộng đồng sinh viên trên cả
nước. Giải đấu đã góp phần thiết thực tạo môi trường cho sinh viên rèn luyện “thể lực tốt”, phấn
đấu trở thành “Sinh viên 5 tốt”. Không chỉ là thể thao, VUG còn là nơi để sinh viên thể hiện sức
sáng tạo, bản sắc và lòng tự hào đối với ngôi trường mình đang theo học.
Qua 6 năm phát triển, từ 03 thành phố lớn ban đầu, đến nay, giải được mở rộng tổ chức tại 6 tỉnh,
thành phố trên cả nước là: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Hải Phòng và Cần
Thơ. Số lượng trường tham gia trong một mùa giải lên tới 88 trường trên toàn quốc.
Trong 5 năm qua, tổng số vận động viên tham gia thi đấu là hơn 5.600 người, số khán giả tới sân
vận động để theo dõi và cổ vũ các trận đấu là gần 01 triệu lượt. VUG trong nhiều năm liền luôn là
sự kiện trong top 10 sự kiện thu hút sự quan tâm của truyền thông tại Việt Nam. Có thể nói, đây là
sân chơi thể thao quy mô nhất, thu hút nhất hiện nay của sinh viên Việt Nam.
*Chương trình “Tiếp sức mùa thi"
Chương trình “Tiếp sức mùa thi” do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp với các đơn vị
liên quan tổ chức, được triển khai hiệu quả, được xã hội quan tâm, đánh giá cao, góp phần vào việc
thực hiện thành công các kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng, thi Trung học phổ thông quốc gia hàng năm.
Với những hoạt động mang ý nghĩa nhân văn, thiết thực, chương trình đã góp phần giảm nhẹ gánh
nặng, chia sẻ những khó khăn của thí sinh và gia đình của họ trong những kỳ thi. Hội Sinh viên các
cấp đã chủ động đổi mới phương thức tổ chức đội hình, nội dung hỗ trợ, phù hợp với công tác tổ
chức kỳ thi; huy động được đa dạng các nguồn lực xã hội trong triển khai chương trình, hỗ trợ tích cực cho các thí sinh.
Giai đoạn 2013- 2018, các tỉnh, thành đã thành lập được 8.048 đội hình “Tiếp sức mùa thi” với
212.000 lượt hội viên, sinh viên tham gia; hỗ trợ 2.530.900 thí sinh và người nhà thí sinh, huy động
hơn 38,798 tỷ đồng tổ chức chương trình.
1.3.4. Hoạt động lao động sản xuất
Hoạt động sản xuất trong tiếng Anh là Production activities. Hệ thống tài khoản quốc gia – SNA
đưa ra hai khái niệm về hoạt động sản xuất như sau: - Trên góc độ sản xuất:
Hoạt động sản xuất là toàn bộ các hoạt động của con người để tạo ra sản phẩm vật chất và sản
phẩm dịch vụ nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của dân cư và xã hội. Những hoạt động đó
người khác phải làm thay được và phải được pháp luật của quốc gia thừa nhận - Trên góc độ thu nhập:
Hoạt động sản xuất là toàn bộ các hoạt động có mục đích của con người (không kể các hoạt động
tự phục vụ bản thân) mà tạo ra thu nhập. Các hoạt động đó người khác làm thay được và phải được
pháp luật cho phép. Đối với sinh viên ở trường đại học, song song với hoạt động học tập lý thuyết
tại Nhà trường là hoạt động học thực tập, thực tế, thực hành tại các doanh nghiệp, đơn vị ngoài xã
hội để thực hành kiến thức, tích lũy kinh nghiệm trang bị cho bản thân phục vụ hoạt động nghề
nghiệp sau khi tốt nghiệp. Hoạt động lao động sản xuất đối với sinh viên có thể được quan niệm
như các hoạt động có tạo ra thu nhập trong thời gian học tập, có thể kể đến một số hoạt động sau: -
Hoạt động sáng tạo, khởi nghiệp
*Cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên “Start-up Student Ideas” lần thứ I
Nhằm góp phần tạo môi trường cho sinh viên lập thân, lập nghiệp; đồng thời tìm kiếm và tôn vinh
những ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức Cuộc
thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên “Start-up Student Ideas” lần thứ I, năm 2016.
Đã có 569 ý tưởng của sinh viên toàn quốc gửi tham dự Cuộc thi. Các ý tưởng tham gia cuộc thi
đều xuất phát từ chính những vấn đề đang tồn tại, những nhu cầu hiện có của thực tế, nhằm giải
quyết được nhiều bài toán trong cuộc sống như: nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi, giải
quyết vấn đề nhà ở trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đến quy trình xử lí và tái chế rác
hữu cơ một cách tiện lợi và an toàn, cùng những phần mềm tin học đáp ứng nhu cầu tìm việc
làm của sinh viên, số hóa các đề thi trắc nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó có
những ý tưởng đã mang đến những giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu và dịch vụ chăm sóc người khiếm thị.
Các đội đạt giải của cuộc thi được thăm quan các mô hình khởi nghiệp, không gian khởi nghiệp tại
thung lũng silicon Mỹ, tại Singapore và tại Việt Nam. Đặc biệt, Đội đạt giải nhất của cuộc thi đã
được Ban tổ chức hỗ trợ 500 triệu đồng để hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp.
Đây là một trong những giải pháp hiệu quả Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã triển khai để
thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, bồi đắp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên Việt Nam. -
Hoạt động làm thêm: Các công việc làm thêm có liên quan đến chuyên môn đào tạo ở trường đại học.
Thực tập trải nghiệm tại các doanh nghiệp là hoạt động thường xuyên của các trường đại học nhằm
rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, giúp sinh viên cập nhật kiến thức thực tế, rèn
luyện kỹ năng nghề nghiệp và có cái nhìn cận cảnh hơn về môi trường làm việc trong tương lai.
Trong quá trình thực tập trải nghiệm tại doanh nghiệp các em sinh viên có cơ hội lắng nghe chia sẻ
về các kỹ năng; vị trí công việc và mô hình tổ chức phòng ban tại công ty; cơ hội nghề nghiệp; kinh
nghiệm làm việc; các tiêu chí tuyển dụng doanh nghiệp cần ở ứng viên, các chia sẻ của quá trình
làm việc của các anh/chị quản lý sản xuất, các lãnh đạo của doanh nghiệp. Ngoài ra, sinh viên còn
tham quan khu vực làm việc, văn hóa doanh nghiệp, không gian làm việc chuyên nghiệp, từ đó sinh
viên nắm được tiêu chí tuyển chọn nhân sự của của các doanh nghiệp để phần nào tự đánh giá được
khả năng của bản thân và chủ động cải thiện năng lực.Chương trình thực tập trải nghiệm không chỉ
giúp sinh viên nâng cao về kiến thức và kỹ năng, mà quan trọng hơn hết là sinh viên hình được thái
độ nghiêm túc, tác phong công nghiệp và chuyên nghiệp trong học tập cũng như công việc để đáp
ứng được yêu cầu của thị trường lao động.Thời gian đi thực tập trải nghiệm thực tế tại doanh
nghiệp các em được doanh nghiệp hỗ trợ tiền lương, được đánh giá kết quả thực tập trải nghiệm
công việc thực tế tại công ty của từng sinh viên về tay nghề, kỹ năng, ý kỷ luật, chuyên cần. -
Hoạt động cộng tác, phụ tá, trợ giảng, cố vấn đồng đẳng