Hoạt động nhận thức trong học tập - Sinh viên đại học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Hoạt động nhận thức trong học tập của sinh viên diễn ra ở cường độ cao. Các quá trình nhận thức như: tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng … đều được huy động tối đa để đáp ứng yêu cầu học tập theo phương thức tự nghiên cứu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Trường:

Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu

Thông tin:
19 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Hoạt động nhận thức trong học tập - Sinh viên đại học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Hoạt động nhận thức trong học tập của sinh viên diễn ra ở cường độ cao. Các quá trình nhận thức như: tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng … đều được huy động tối đa để đáp ứng yêu cầu học tập theo phương thức tự nghiên cứu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

42 21 lượt tải Tải xuống
PHẦN LÝ THUYẾT
1. Hoạt động nhận thức trong học tập của sinh viên.
- Hoạt động nhận thức trong học tập của sinh viên diễn ra ở cường độ cao. Các quá trình nhận thức như: tri
giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng … đều được huy động tối đa để đáp ứng yêu cầu học tập theo phương thức
tự nghiên cứu.
- Đối tượng học của sinh viên không phải chỉ là những tri thức khoa học hấp dẫn mà còn bao gồm rất nhiều tri
thức khoa học vừa khó, vừa khô khan, nhưng sinh viên đều phải tập trung lĩnh hội và tham gia vào bài giảng
nên tri giác có chủ định, chú ý có chủ định được huy động là chủ yếu.
- Hầu hết các tri thức khoa học ở đại học đều đòi hỏi phải ghi nhớ ý nghĩa, vì thế sinh viên phải biết tổ chức
ghi nhớ để có trí nhớ dài hạn.
- Sinh viên có những phẩm chất tư duy tốt như: óc phân tích, tổng hợp, khả năng phê phán, tính độc lập, khả
năng khái quát vấn đề; đồng thời có sự sáng tạo trong vận dụng tri thức sao cho phù hợp với yêu cầu của thực
tiễn.
- Khả năng tưởng tượng của sinh viên được phát triển ở mức độ cao; sinh viên có khả năng xây dựng những
hình ảnh mới, độc đáo mà học sinh phổ thông chưa có được, nhờ đó họ có thể lĩnh hội tốt các tri thức có tính
chất trừu tượng ở đại học.
2. Sự phát triển tình cảm, khả năng tự đánh giá, tính tích cực xã hội, xu hướng phát triển nhân cách
của sinh viên
a) Sự phát triển tình cảm
- Sinh viên đã trưởng thành về tâm, sinh lý nên đời sống tình cảm rất phong phú, sâu sắc và bền vững. Tình
cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mỹ của sinh viên phát triển đến mức độ tích cực nhất.
- Tình cảm trí tuệ của sinh viên biểu hiện rõ qua thái độ tích cực đối với việc chiếm lĩnh tri thức khoa học.
Nhiều sinh viên chủ động tìm tòi, khám phá các phương pháp học tập phù hợp với điều kiện và yêu cầu môn
học nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.
- Tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mỹ của sinh viên phát triển có chiều sâu. Sinh Viên có thể lý giải, phân
tích một cách có cơ sở những gì mà họ yêu thích.
- Tình bạn của sinh viên phát triển mạnh và có chiều sâu. Tình bạn góp phần làm cho nhân cách của sinh viên
phát triển mạnh. Tình yêu nam nữ của sinh viên cũng rất phát triển. Tình yêu sinh viên thường là những mối
tình đẹp, nhưng vẫn còn tồn tại một số lệch lạc trong quan hệ tình bạn khác giới và tình yêu.
- Trí tuệ cảm xúc của sinh viên đã phát triển. Sinh viên có những kinh nghiệm nhất định về các lĩnh vực tình
cảm; có khả năng kiềm chế bản thân trước những ham muốn tiêu cực, biết phân tích và đánh giá các hiện
tượng trong đời sống xã hội và của bản thân. Sự phát triển đời sống tình cảm của thanh niên đã đạt tới mức
trưởng thành và ổn định. Trong các lĩnh vực tình cảm: đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, tình bạn, tình yêu của lứa tuổi
này đã có sự gắn kết hài hoà giữa nhận thức - xúc cảm - hành động ý chí và đã thực sự trở thành động lực
mạnh mẽ, thúc đẩy thanh niên hành động. Nói cách khác, tình cảm ở thanh niên phát triển và đã thực sự trở
thành các phẩm chất, các thuộc tính tâm lí ổn định và bền vững trong cấu trúc nhân cách tuổi thanh niên.
Tình bạn tuổi thanh niên:
- Tình bạn đã được nâng lên mức đồng chí (cùng chí hướng). Khác với tuổi thiếu niên chủ yếu là đồng tính
cách, sở thích, thói quen …
- Tuổi thiếu niên diễn ra quá trình tìm kiếm tình bạn căng thẳng. Tuổi thanh niên cũng vậy, hơn nữa còn đi
vào chiều sâu hơn. Tiêu chí kết bạn là sự tâm tình, thân mật, tình cảm ấm áp và cùng chí hướng phân đấu vì
giá trị nào đó. Do tự ý thức phát triển mạnh, thanh niên có nhu cầu tìm kiếm “cái tôi” khác, ở bên ngoài tôi.
Nhu cầu này lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc đời cá nhân và là sơ sở để tuổi thanh niên thường “dốc bầu tâm
sự”’ với bạn, được chia sẻ những rung cảm của mình.
- Tính chất và mức độ tâm tình của tuổi thanh niên có sự khác nhau về giới. Nhìn Chung, nhu cầu tình bạn
thân mật ở nữ thanh niên xuất hiện sớm hơn so với nam giới. Quan niệm về tình bạn của thanh niên cũng có
phần khác biệt về mặt cá nhân. Một số cho rằng đã là bạn thân thì chỉ có một vài người, số khác quan niệm, có
thể có nhiều bạn thân.
- Một trong những điểm nổi bật trong tình bạn tuổi thanh niên là tính cảm xúc cao. Trong đa số trường hợp,
tình bạn khác giới tuổi thanh niên có nhiều điểm của tình yêu nam - nữ: cũng say mê, nồng nàn, sự trung
thành, hy sinh, hạnh phúc, thẹn thùng, ghen tuông và đau khổ phải chia ly…. Trên thực tế, có nhiều trường
hợp từ tình bạn khác giới chuyển sang tình yêu và đi đến hôn nhân
- Tình bạn của thanh niên rất bền vững. Những quan hệ bạn bè trong thời kì thanh niên thường được lưu giữ
trong suốt cả đời người.
Tình yêu tuổi thanh niên:
- Một trong những đặc trưng điển hình nhất của tuổi thanh niên là tình yêu. Tình yêu là tuyệt tác chỉ có ở con
người và lần đầu tiên xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên theo đúng nghĩa của nó.
- Thực ra, ở cuối tuổi thiếu niên, các em trai và gái đã xuất hiện những rung động đầu đờiđối với bạn khác
giới. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những cảm xúc có phần mơ hồ và khôngổn định. ở tuổi thanh niên, tình yêu
nam nữ là sự hoà hợp giữa sự say mê, cuồng nhiệt vàđằm thắm của tình yêu với tình dục và với trách nhiệm
xã hội. Tình yêu của thanh niên nhất là thanh niên trưởng thành, đã mang tính hiện thực, ổn định và sâu sắc.
Đa số hướng tới hôn nhân. Về phương diện cá nhân, nếu trong giai đoạn này tình yêu không được thoả mãn
hoặc bị vấp váp, thất bại, thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong tiến trình tìm kiếm bạn đờiở các giai đoạn sau.
- Có thể nhận biết tình yêu nam nữ qua một số dấu hiệu: Quan tâm chăm sóc đặc biệt người mình yêu, mong
muốn được giúp đỡ người mình yêu; rất cần đến người mình yêu; có khát vọng mãnh liệt được ở bên cạnh
người yêu và được người yêu chăm sóc, chiều chuộng; tin tưởng vào người yêu: trao đổi, tâm sự với nhau;
khoan dung, độ lượng với người yêu, ngay cả với sai lầm và khuyết điểm của người yêu.
- Tình yêu của thanh niên có thể được thúc đẩy bởi nhiều định hướng giá trị khác nhau. Có thể kể ra một số
định hướng chính.
1) Yêu vì vẻ đẹp. Những thanh niên yêu vì vẻ đẹp thường bị hấp dẫn, cuốn hút bởi thể chất, bởi cái đẹp cơ
thể. Họ yêu vẻ đẹp của cơ thể. Tình yêu vẻ đẹp rất mãnh liệt nhưng chóng tàn.
2) Tình yêu - bạn bè. Đây là tình yêu được nảy sinh từ tình bạn hay như tình bạn. Đó làsự đồng điệu, đồng
cảm giữa hai tâm hồn. Tình yêu này khi đã được nảy sinh thì ngày càng sâu sắc hơn. Trong trường hợp tình
yêu phai nhạt, sẽ nhạt từ từ và có thể chuyển sang tình bạn
3) Tình yêu vị tha, là tình yêu dâng hiến, trinh trắng và không đòi hỏi. Đây là tình yêu nhuốm màu lãng mạn,
tiểu thuyết và lí tưởng hoá
4) Tình yêu - trò chơi. Tình yêu được coi như là trò chơi, giải trí, thú tiêu khiển trongcuộc sống. Những thanh
niên yêu nhau với tư cách là trò chơi thường có xu hướng thô tục hoá, đơn giản hoá tình yêu. Họ thường bất
cẩn và thiếu trách nhiệm, thiếu nghiêm túc với tình yêu, thậm chí cả danh dự
5) Tình yêu thực dụng. Những người có tình yêu thực dụng coi tình yêu, thậm chí hôn nhân như một loại
hàng hoá, đổi chác. Họ dùng lí trí để phân tích thiệt hơn trong tình yêu và rất quan tâm tới địa vị, xuất thân,
hoàn cảnh, học vấn của người định yêu. Nếu tìm được đối tác phù hợp, họ sẽ tiếp cận và tình yêu sẽ nảy nở.
Tình yêu thực dụng như con dao hai lưỡi, rất dễ làm vỡ mộng và tổn thương những người trong cuộc.
- Các kiểu định hướng giá trị yêu cơ bản nêu trên có thể thay đổi theo lứa tuổi. Chẳng hạn, thanh niên mới lớn
thiên về tình yêu vẻ đẹp và vị tha, còn thanh niên trưởng thành chấp nhận tình yêu mang tính thực tế hơn.
Cũng cần lưu ý, ngoài các định hướng chính nêu trên, trong thực tiễn còn có các loại pha trộn giữa chúng.
- Có sự khác nhau rõ nét về kì vọng trong tình yêu của thanh niên nam và nữ. Thanh niên nam có xu hướng
tách tình yêu ra khỏi tình dục, còn nữ giới lại mong gắn kết hai lĩnh vực đó với nhau. Trong quan hệ yêu
đương, khi nữ giới tìm kiếm quan hệ tình cảm thì một sốnam giới chủ động tìm kiếm quan hệ tình dục. Sự
khác biệt này đôi khi làm cho nữ giới lâm vào tình cảnh khó khăn, dằn vặt: nếu đồng ý thì sợ người yêu sẽ
được thoả mãn và bỏ rơi mình, còn nếu không đồng ý thì sợ người ta sẽ nói “anh rất kính trọng em” và rồi
cũng chia tay.
- Nhìn chung, tình yêu ở lứa tuổi thanh niên về cơ bản là tình cảm lành mạnh. Vì vậy, người trưởng thành và
xã hội không nên can thiệp thô bạo vào thế giới tình cảm của họ, càng không được chế diễu, quở trách, cấm
đoán thanh niên khi ở họ xuất hiện tình yêu, mà nên trao đổi, tham vấn và trợ giúp họ khi gặp khó khăn, đặc
biệt đối với thanh niên mới lớn. Mặt khác, cũng cần khắc phục, hạn chế các hiện tượng thiếu lành mạnh của
một số thanh niên trong quan hệ nam - nữ, nhất là trong điều kiện phương tiện thông tin phát triển nhanh và
xu hướng thực dụng ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại.
b) Khả năng tự đánh giá:
Cũng như thiếu niên, thanh niên khao khát muốn biết họ là người như thế nào, có năng lực gì. Vì vậy tự đánh
giá là một nét tâm lí điển hình của lứa tuổi này. Tự đánh giá của thanh niên có các đặc điểm sau:
Thứ nhất: Tự đánh giá của thanh niên có chủ kiến rõ ràng và đã có sự đối chiếu với các chuẩn chung
của xã hội.
Điều này khác với các lứa tuổi trước, ở đó đánh giá về bản thân thường lặp lại ý kiến đánh giá của người lớn.
Thanh niên, khi đánh giá bản thânthường chủ yếu dựa vào nhận thức của mình. Tuy nhiên, do khả năng nhận
thức về bản thân chưa thực sự khái quát và sâu sắc, nên nhiều thanh niên chưa đánh giá đúng, khách quan bản
thân mình
Thứ hai: Sự phản tỉnh về các phẩm chất tâm lí của mình là một trong những đặc trưng điển hình của
tuổi thanh niên.
Phản tỉnh là sự quay vào bên trong bản thân của ý thức, làm cho các phẩm chất tâm lí củacá nhân được phản
ánh rõ nét hơn. Sự phản tỉnh của tuổi thanh niên, giúp họ không chỉ ý thức được rõ hơn “cái tôi” của bản thân,
mà còn ý thức rõ hơn địa vị xã hội của mình trong gia đình, nhà trường và xã hội. Những vấn đề như tôi là ai?
Tôi là người như thế nào? Tôi có những năng lực vượt trội nào? Lí tưởng của tôi là gì? Ai là bạn, ai là thù của
tôi? Tôi muốn trở thành người như thế nào? Tôi phải làm gì để cho bản thân tôi cũng như cho mọi người xung
quanh được tốt hơn? v.v là những vấn đề trăn trở trong suốt thời kì thanh niên, nhất là giai đoạn đầu thanh
xuân. Chúng trở thành nhu cầu và là một yếu tố quan trọng của sự tự xác định về mặt đạo đức - xã hội của
thanh niên, quy định các hành vi tu dưỡng của họ. Nhu cầu tự phân tích bản thân, đặt ra những yêu cầu cao
đối với bản thân, là tiền đề của tự giáo dục có mục đích của thanh niên và là dấu hiệu để xác định sự phát triển
về mặt nhân cách của lứa tuổi này. Về phương diện thực tiễn, biểu hiện dễ nhận thấy sự phản tỉnh của thanh
niên là đa số có sổ tu dưỡng, nhật kí dưới nhiều hình thức; thông qua sự quan tâm đến các hành động tự tu
dưỡng, xây dựng và “ướm thử” theo các mẫu người lí tưởng mà thanh niên ngưỡng mộ trong văn học, nghệ
thuật, thể thao v.v. Chiều sâu và cường độ của sự phản tỉnh phụ thuộc vào đặc điểm tâm lí cá nhân (xu hướng
nhân cách: hướng nội hay hướng ngoại; khả năng nhận thức, trình độ học vấn v.v) và phụ thuộc vào các nhân
tố xã hội của cá nhân đó (điều kiện giáo dục gia đình, nhà trường, môi trường xã hội v.v).
Thứ ba: Tự đánh giá của thanh niên có chiều sâu và khái quát hơn nhiều so vớituổi thiếu niên. Thanh
niên không chỉ ý thức và đánh giá về “cái tôi” hiện thực (tôi là ai?), mà còn đánh giá “cái tôi” lí tưởng
(tôi muốn trở thành người như thế nào?), “cái tôi” năng động (tôi sẽ cố gắng để thành người như thế
nào?). Mặt khác, thanh niên không còn đánh giá từng đặc điểm thể chất hay phẩm chất tâm lí riêng của
mình như tuổi thiếu niên mà đã đánh giá khái quát về thể chất, tâm lí và nhân cách của mình dựa trên
cơ sở phân tích và khái quát hóa các đặc trưng riêng
Điều cần lưu ý, dù tự đánh giá của thanh niên đã có tính độc lập, có chiều sâu và mang tính khái quát, nhưng
do ít dựa vào ý kiến của người khác, nên không phải bao giờ cũng phù hợp với cái thực có của mình. Nhiều
thanh niên đánh giá quá cao bản thân mình, dẫn đến tự cao, coi thường người khác hoặc đánh giá quá thấp, coi
mình là bất tài, vô dụng. Nhìn chung, yếu tố “lí tưởng hoá” vẫn phổ biến trong tự ý thức và tự đánh giá của
thanh niên.
Thứ tư: sự tự đánh giá của thanh niên được thực hiện theo hai cách.
- Cách thứ nhất: so sánh mức độ kì vọng, mong muốn của mình với kết quả đạt được. Đa Số thanh niên đánh
giá cao năng lực và các phẩm chất tâm lí - xã hội của mình. Để khẳng định khả năng của mình, thanh niên sẵn
sàng cao làm những công việc khó khăn, mạohiểm (thậm chí qúa sức hoặc nguy hại đến bản thân). Nhiều
thanh niên không thích, coi thường những công việc bình thường hàng ngày. Coi đó là những việc làm không
tương xứng với họ. Kết quả là một mặt, thanh niên thường có những hành động quả cảm, phi thường mà các
lứa tuổi khác không có. Mặt khác. Cũng do đặc điểm này, ở thanh niên có thể xuất hiện các hành động nguy
hại mà người trưởng thành không chấp nhận, cho là “điên rồ” như càn quấy, ngang tàng, các trò chơi mạo
hiểm, phạm luật v.v. Những thanh niên có hành vi này thường bị quy kết về đạo đức. Thực ra không hoàn
toàn như vậy, phần lớn trong số họ chỉ muốn thử thách, kiểm tra sức mạnh và các phẩm chất tâm lí của mình.
Vì vậy xã hội không nên cấm đoán họ, cần tạo điều kiện và định hướng họ vào các trò chơi, các hành động
phù hợp với xã hội và với tâm lí thanh niên. Sự kì vọng về bản thân và tính sẵn sàng cao để khẳng định mình
là đặc điểm tâm lí quý báu của thanh niên. Là cơ sở của tính tích cực hoạt động của tuổi thanh niên. Tuy
nhiên, trong thực tiễn, không phải bao giờ cũng có sự phù hợp giữa kì vọng về bản thân và tính sẵn sàng của
thanh niên với kết quả hành động. Trong nhiều trường hợp, do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên
thanh niên có thể thất bại (theo kì vọng của họ và của xã hội). Từ đó thường xuất hiện sự tiêu cực khi đánh giá
về bản thân. Trong trường hợp như vậy, người trưởng thành cần giúp đỡ, động viên các bạn trẻ, giúp họ lượng
giá đúng khả năng của mình và biết cách khắc phục những trở ngại để thực hiện mục tiêu của mình.
- Cách thứ hai để thanh niên tự đánh giá các phẩm chất tâm lí của mình là so sánh, đốichiếu với ý kiến đánh
giá của người xung quanh về bản thân. Thanh niên rất nhạy cảm với các ý kiến của người khác đánh giá về
mình và thường coi đó là các tiêu chuẩn để đánh giá và đánh giá lại. Trong quá trình tiếp nhận sự đánh giá
ngoài, các ý kiến của người lớn rất được thanh niên coi trọng. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý kiến
của bạn ngang hàng với của người lớn (đặc biệt đối với các chuẩn đạo đức), thanh niên thường theo ý kiến của
người lớn. Vì vậy, khi đánh giá của người lớn không đúng hoặc không thống nhất (giữa lời nói và việc làm) sẽ
tạo ra tổn thất lớn về niềm tin trong thanh niên.
c) Tính tích cực xã hội:
So với các lứa tuổi trước, tuổi thanh niên có tính tích cực xã hội rất cao và được thể hiện qua nhiều khía cạnh
sau:
Nhu cầu tinh thần của thanh niên rất cao. Thanh niên là tầng lớp rất nhạy cảm với các sự kiện chính
trị- xã hội, kinh tế v.v. của đất nước. Họ không chỉ quan tâm tới hoạt động chính của họ (học tập hoặc lao
động sản xuất) mà còn quan tâm sâu sắc đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa trong nước và trên thế
giới.
Hứng thú nhận thức và hứng thú tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, nghệ thuật, thể thao như đọc
sách, xem phim, ca nhạc, các hoạt động thể thao, du lịch, các câu lạc bộ, các diễn đàn tuổi trẻ về mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội, đặc biệt là các vấn đề liên quan trực tiếp tới thanh niên
Một trong những biểu hiện rõ nhất của tính tích cực xã hội của thanh niên là phạm vi và mức độ tham
gia các hoạt động xã hội.
- Phạm vi hoạt động xã hội của thanh niên rất rộng. Dù rất bận học tập hoặc lao động sản xuất, thanh niên vẫn
say mê các hoạt động xã hội, từ các hoạt động mang ý nghĩa chính trị, liên quan tới vận mệnh của xã hội, quốc
gia đến các phong trào xã hội hàng ngày. Họ là lực lượng chủ yếu và đi đầu trong các sự kiện trọng đại của
đất nước, dân tộc.
- Thanh niên tham gia các hoạt động chính trị xã hội với tinh thần lãng mạn và nhiệt huyếtcủa tuổi trẻ, dám
nghĩ, dám làm, muốn cống hiến sức lực của mình cho sự nghiệp lớn lao nào đó. Vì vậy nhiều thanh niên đã
làm được những việc phi thường. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức về chính trị- xã hội của một số thanh niên
chưa cao nên nhiều khi dẫn đến các hành động sai lầm
+ Sự phát triển định hướng giá trị của sinh viên
Vào học đại học nghĩa là sinh viên đã lựa chọn giá trị là trình độ học vấn cao, đượclao động ở trình độ
cao, được đãi ngộ hơn các tầng lớp lao động khác trong xã hội. Tuy nhiên, lý do chọn nghề ở những sinh viên
khác nhau có sự khác nhau.
Do tác động của kinh tế thị trường, của xu thế hội nhập, các giá trị truyền thống ít nhiều thay đổi. Sinh
viên hướng vào bản thân nhiều hơn, coi trọng cá nhân hơn, đồng thời cũng chấp nhận thách thức của thực tế,
sẵn sàng hợp tác những cũng chấp nhận cạnh tranh. Sinh viên là lớp người trẻ, có vốn kiến thức khoa học cơ
bản và đang được trang bị những kiến thức thuộc lĩnh vực chuyên môn nhất định.
Sinh viên có khát vọng vươn lên nhưng cũng bộc lộ tính bồng bột của tuổi trẻ nên việc thực hiện các dự
định cho tương lai không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi.
d) Xu hướng phát triển nhân cách của sinh viên
- Sinh viên là người đang học nghề nên xu hướng phát triển nhân cách của sinh viên là xu hướng phát triển
nhân cách nghề nghiệp. Mô hình nhân cách mà sinh viên hướng tới là nhân cách của người lao động có trình
độ cao trong lĩnh vực chuyên môn mà sinh viên đã chọn.
- Sinh viên tiếp tục nhận thức rõ hơn, hiểu kỹ hơn về nghề nghiệp và các yêu cầu của nghề nghiệp đã chọn,
đồng thời dần dần hình thành tình cảm nghề nghiệp.
- Xu hướng nghề nghiệp dần được ổn định và từng bước hình thành phẩm chất, năng lực cần thiết của nghề.
- Tình cảm đạo đức, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng phát triển mạnh; tình cảm bạn bè, tình yêu nam nữ
phát triển và có tính chất bền vững
- Do nhận thức về nghề nghiệp đầy đủ hơn nên sinh viên đã đặt kỳ vọng về nghề nghiệp tương lai. Sinh viên
tự đối chiếu bản thân với yêu cầu của xã hội để hoàn thiện mình nhằm đáp ứng các yêu cầu đó.
- Sự phát triển nhân cách sinh viên diễn ra theo hướng tăng dần khả năng đáp ứng các yêu cầu về phẩm chất
và năng lực của nghề đã chọn từ năm đầu đến năm cuối.
4. Vai trò, ý nghĩa của việc tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học đối với sinh viên
- Nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo ở trường
đại học, qua đó hình thành tư duy và phương pháp NCKH, thực hiện phương châm “giảng dạy kết hợp với
thực nghiệm và NCKH”.
- NCKH có rất nhiều lợi ích đối với sinh viên:
· NCKH không những giúp sinh viên nắm chắc kiến thức mà còn tiếp cận nhiều hơn kiến thức mới
Mỗi sinh viên thi tham gia NCKH đều đòi hỏi phải có nền tảng kiến thức cơ bản, nhưng không chỉ dừng lại ở
các kiến thức đó, trong quá trình nghiên cứu còn đòi hỏi người nghiên cứu không ngừng bổ sung, hoàn thiện
kiến thức của mình. Do đó việc tìm kiếm và đọc thêm các tài liệu bổ trợ là cần thiết. Điều này tạo cho sinh
viên kỹ năng nghiên cứu và kiến thức phục vụ cho đề tài của sinh viên sẽ tăng lên. Đồng thời, các em có cơ
hội được làm việc cùng với giảng viên hướng dẫn (GVHD) nên sẽ được định hướng và chỉ dẫn thấu đáo hơn
đối với các vấn đề nghiên cứu.
· Nghiên cứu khoa học giúp sinh viên phát triển và rèn luyện các kỹ năng tư duy sáng tạo, làm việc độc lập
và làm việc theo nhóm
Khi tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ tập làm quen với một đề tài nghiên cứu quy mô nhỏ (dành cho
một sinh viên tham gia nghiên cứu), sinh viên sẽ được tiếpcận với những vấn đề cụ thể, có ý thức đào sâu suy
nghĩ và tập cách tư duy để tự nghiên cứu giải quyết một vấn đề. Trong quá trình thực hiện đề tài sinh viên sẽ
nảy sinh ra nhiều hướng giải quyết khác nhau. Quá trình này sẽ giúp sinh viên rèn luyện tư duy độc lập, biết
bảo vệ lập trường khoa học của mình. Đối với đề tài khoa học có quy mô lớn hơn thường do một nhóm từ hai
sinh viên trở lên cùng thực hiện. Vì vậy việc cùng thực hiệnmột đề tài nghiên cứu cũng giúp sinh viên phát
triển các kỹ năng làm việc theo nhóm với sự chia sẻ ý thức và trách nhiệm, thêm vào đó là biết phân công
công việc phù hợp với khả năng và sở trường của từng thành viên.
· Phát triển và rèn luyện kĩ năng mềm trong đó có kỹ năng thuyết trình để bảo vệ đề tài nghiên cứu của
mình
Bên cạnh đó, việc thực hiện và bảo vệ một đề tài nghiên cứu khoa học sẽ rèn giũa cho sinh viên kỹ năng diễn
đạt, trình bày một vấn đề, kỹ năng thuyết trình, tập cho sinh viên phong thái tự tin khi bảo vệ trước hội đồng
khoa học. Đây cũng là trải nghiệm rấtquý báu và thú vị mà không phải bất kỳ sinh viên nào cũng có được
trong quãng đời sinh viên của mình.
· Xây dựng hành trang cho mình bằng những thành tích đạt được và cơ hội việc làm sau khi tốt
nghiệp
Bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm thu được thông qua việc nghiên cứu khoa học, sinh viên còn tạo
dựng được những thành tích tốt trong quá trình học tập. Mỗi sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học, thực
hiện đề tài nghiên cứu sẽ được cộng thêm điểm rèn luyện. Những đề tài đạt giải được Nhà trường và các tổ
chức trong xã hội khen thưởng. Đây cũng là cách thức giúp xây dựng hành trang trước khi tốt nghiệp của
mình. Với những thành tích đạt được trong quá trình học tập, những sinh viên tích cực NCKH sẽ được các
công ty, doanh nghiệp để ý đến và tạo cơ hội vào làm việc ưu tiên hơn cả.
5. Các hình thức cơ bản trong hoạt động học tập của sinh viên (học tập trên lớp/ tự học/ thực hành, thực
tập)
- : hoạt động học trên lớp của sinh viên, có thể được hiểu là sự tham gia của sinh Hoạt động học tập trên lớp
viên vào tiến trình dạy học trên lớp, có thể được nhìn nhận dưới 2 góc độ. Thứ nhất là sự tham gia biểu hiện
bên ngoài, bề mặt, thông qua hành vi, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, hoặc đơn giản chỉ là sự có mặt của sinh viên
trong lớp (classroom participation); và thứ hai là sự gắn kết vào tiến trình dạy học trên lớp (classroom
engagement) thông qua hoạt động tâm lý thực sự đang diễn ra bên trong họ trong suốt giờ học. Một sinh viên
gắn kết với hoạt động trong lớp học có thể được xem là người đóng vai trò chủ động trong việc học của mình
- : Hoạt động tự học của SV là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo dưới sự hướng Hoạt động tự học
dẫn gián tiếp của giáo viên nhằm chiếm lĩnh những tri thức khoa học bằng hành động của bản thân và đạt
được mục tiêu của giáo dục và đào tạo.
+ Hoạt động tự học là một hoạt động tìm ra ý nghĩa làm chủ kỹ xảo nhận thức, tạora cầu nối nhận thức trong
tình huống học tập; tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách thu lượm và xử lý thông tin từ môi
trường sống xung quanh mình; tự tìm kiến thức bằng hành động của chính mình, cá nhân hoá việc học tập
đồng thời hợp tác với bạn bè trong cuộc sống cộng đồng lớp học dưới sự huớng dẫn của thầy cô giáo.
+ Tự học của SV với tư cách là một hoạt động nên nó có đặc điểm và cấu trúc của hoạt động nói chung. Nó
được thúc đẩy bởi động cơ và hướng tới mục đích với đối tượng cụ thể đồng thời được thực hiện thông qua
hành động cụ thể bằng những thao tác trí tuệ linh hoạt, sáng tạo trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau.
+ Hoạt động tự học mang màu sắc của hoạt động tâm lý thực hiện chủ yếu thôngqua hành động trí tuệ, thao
tác tinh thần rất căng thẳng và phức tạp. Tính chất này thể hiện ở tính cơ bản thống nhất, tính khoa học và tính
khái quát cao.
+ Đặc trưng của hoạt động tự học khác hẳn các hoạt động khác. Nó không chủ yếu hướng vào làm biến đổi
khách thể của hoạt động (tri thức, KN, KX) ... những phương thức hành vi, những giá trị mà chủ yếu hướng
vào làm biến đổi chủ thể của hoạt động – biến đổi nhân cách sinh viên. Tự học của SV là hoạt động mang tính
chất nghiên cứu (tựtìm tòi tự phát hiện tự nghiên cứu mức độ cao).
Như vậy trong hoạt động tự học, việc tích cực, độc lập nhận thức của SV không tách rời vai trò tổ chức điều
khiển của giáo viên đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò.
Theo các nhà Sư phạm: Qúa trình dạy tự học là một hệ thống toàn vẹn bao gồm ba thành tố: Thầy (dạy) – Trò
(tự học) và tri thức, chúng tương tác, thâm nhập vào nhau và qui định lẫn nhau… tạo ra chất lượng và hiệu
quả của giáo dục và đào tạo.
- Hoạt động học thực hành, thực tế, thực tập (gọi chung là học thực hành)
Hoạt động học thực hành là hoạt động kết hợp giữa học lý thuyết với thực hành ở tại Trường hoặc bên ngoài
trường nhằm giúp sinh viên nâng cao nhận thức về vai trò của giáodục trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước. Nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân trong sự phát triển của xã hội, từ đó
hình thành ý thức và tình cảm với nghề nghiệp. Tạo điều kiện để sinh viên vận dụng kiến thức lý thuyết đã
học vào thực tiễn, từ đó hình thành các kỹ năng nghề nghiệp. Kết quả thực hành thực tập là một trong những
điều kiện để đánh giá khả năng và năng lực của người học
7. Quy trình ưu điểm của phương pháp học tập nhóm(phương pháp thiết lập và tổ chức học nhóm),
a) Quy trình:
Ngày nay việc tổ chức nhóm chính là con đường để hoàn tất công việc nhanh nhất. Trong học tập nhằm để
giúp sinh viên thể hiện được khả năng tương tác và thích ứng với môi trường học tập thì việc kết hợp học tập
với các bạn là một trong những phương pháp học hiệu quả. Tầm quan trọng của phương pháp học nhóm cũng
đã được đề cập cụ thể ở nội dung trên. Bản thân sinh viên khi tham gia vào môi trường học tập tại trường đại
học cũng nhận thức được vai trò của học nhóm tới kết quả của của mình. Tuy nhiên để thực hiện phương pháp
học tập này hiệu quả cần phải thực hiện có quy trình và tập trung thành thục các kỹ năng trong làm việc nhóm.
· Thiết lập nhóm:
Xác định số lượng thành viên của mỗi nhóm trong khoảng 5 đến 8m thành viên, với số lượng này nhóm sẽ
hoạt động đạt hiệu quả hơn. Việc xác định số lượng thành viên nhóm có thể do giáo viên hoặc giáo viên giao
cho sinh viên tự tiến thực hiện.
Nhóm hình thành trên sự cộng tác kết hợp của các sinh viên cùng có chí hướng thực hiện một vấn đề nào đó
cùng với nhau; tuy nhiên để dễ dàng cho việc hoạt động và trao đổi, tốt nhất là nên thành lập nhóm từ những
thành viên có cùng điều kiện về hoạt động (thời gian, vị trí, công việc)
Các thành viên được kết nạp vào nhóm không có bất đầu riêng tư từ trước, nếu cóhãy giải quyết bất đồng
hoặc tham gia vào một nhóm khác nếu có thể.
Sau khi tập hợp đủ số thành viên, nhóm tiến hành bầu nhóm trưởng. Bầu nhóm trưởng trên cơ sở tự thỏa
thuận với nhau. Tiêu chí để bầu nhóm trưởng là:
- Nhóm trưởng là người có khả năng giao tiếp, kết nối và tạo được mối quan hệ thân thiện với các thành viên
trong nhóm.
- Có khả năng đánh giá, tổng hợp một vấn đề.
- Có khả năng nhân sự: phân chia nhiệm vụ, giao nhiệm vụ cho các thành viên, đánh giá vấn đề…, ngoài khả
năng chuyên môn, khả năng này cũng rất quan trọng, nóđảm bảo công việc được thực hiện với hiệu quả cao
nhất.
- Thống nhất mục tiêu chiến lược cho nhóm
- Chủ trì các cuộc họp
- Đảm bảo tiến độ thực hiện các công việc, nhiệm vụ đã đề ra
- Kiểm tra, phân tích, khắc phục sai sót
- Là đại diện chính thức của nhóm
- Phân nhiệm vụ thực hiện cho từng thành viên
· Giai đoạn tiến hành thực hiện hoạt động nhóm
Nhóm hoạt động chủ yếu bằng hình thức họp nhóm. Thời gian và địa điểm donhóm tự thống nhất và quyết
định. Thường thời gian họp nhóm tiến hành trong khoảng 45-75 phút, vì sau thời gian này mức độ tập trung
không được cao. Các buổi họp nhóm càng diễn ra thường xuyên càng tốt.
* Thực hiện xây dựng phân công nhiệm vụ trên cơ sở mục tiêu và kế hoạch chungcủa nhóm của nhóm.
- Sau khi xây dựng mục tiêu tổng quát xong, chia các mục tiêu đó thành nhiều dự án ngắn hạn.
- Xây dựng các dự án cụ thể dựa trên các dự án ngắn hạn đó.
- Xây dựng các chỉ tiêu cụ thể cần thực hiện
- Xây dựng các qui tắc, qui định riêng cho nhóm, thực hiện trong nhóm và mọi thành viên trong nhóm phải
thực hiện nghiêm túc các qui định đó.
* Tiến hành họp nhóm
- Mở đầu:
+ Các thành viên ổn định vị trí của mình, tắt chuông điện thoại hoặc các thiết bị khác để không ảnh hưởng đến
quá trình làm việc của nhóm.
+ Nhóm trưởng hoặc một thành viên nào đó trong nhóm nêu ra các vấn đề cần được giải quyết trong buổi họp.
Sau đó các thành viên thống nhất thứ tự giải quyết các vấn đề.
- Tiến hành giải quyết vấn đề
+ Cách thức làm việc theo nhóm và tính cách kín đáo, bảo thủ, áp đặt không thểsống chung với nhau. Mọi
người đều có khả năng đưa ra nhiều ý tưởng khác nhau, khi ý tưởng được trình bày các thành viên nên chú ý
lắng nghe trọn vẹn ý tưởng, không nên phản ứng, cắt ngang ý tưởng của thành viên khác.
+ Nhóm cùng thống nhất ý tưởng và đưa ra phương án hành động. Nếu có nhiều ý tưởng và phương án có khả
năng thực hiện như nhau, nhóm tiến hành lấy ý kiến bằng hình thức biểu quyết để thống nhất ý tưởng và
phương án hành động.
+ Các vấn đề, các công việc đòi hỏi nhiều sự sáng tạo và tư duy ưu tiên giải quyếttrước
+ Trên cơ sở kết quả làm việc của các thành viên, căn cứ vào thời gian hoạt động của nhóm tiến hành thống
nhất và đưa ra sản phẩm làm việc.
· Báo cáo sản phẩm và rút kinh nghiệm hoạt động của nhóm
Kết quả làm việc nhóm là sản phẩm khẳng định hiệu quả làm việc của tất cả thànhviên. Nó mang đến niềm tự
hào và kích thích sự cố gắng của các thành viên ở các nhiệm vụ tiếp theo. Chính vì thế việc báo cáo sản phẩm
nhóm cho giảng viên và cả lớp là một nhiệm vụ rất quan trọng. Khi làm việc nhóm tất cả các thành viên đều
phải am hiểu về các vấn đề trong nhiệm vụ cần thực hiện. Nếu không có yêu cầu từ phía giảng viên, nhóm có
thể chọn 1 bạn sinh viên có tố chất về giọng nói, diễn đạt để thực hiện báo cáo nhằm đưa đến kết quả tốt nhất.
Tuy nhiên nếu giảng viên yêu cầu bất kỳ thành viên nào thì cả nhóm cũng đã có tinh thần chuẩn bị trước để
diễn đạt kết quả làm việc của mình. Lưu ý cố gắng trình bày cô đọng, súc tích và đầy đủ kết quả làm việc của
nhóm theo yêu cầu của giảng viên.
Nhóm trưởng tập hợp bảng chấm công về kết quả làm việc của các thành viên trong nhóm. Thống nhất nội bộ
việc ghi nhận đóng góp của các thành viên. Rút kinh nghiệm những điều chưa thực hiện được. Sau đó báo cáo
trước giảng viên
b) Ưu điểm của phương pháp học tập nhóm
- Góp phần xây dựng tinh thần đồng độ và các mối quan hệ tương hỗ, đồng thời thúc đẩy sự tích cực học tập
của cá nhân, tạo nên sự gắn kết trong một “cộng đồng” bởi trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy
sinh từ đó yêu cầu giải quyết và đểgiải quyết cần sự cố gắng của mỗi cá nhân cùng với trí tuệ của cả tập thể.
- Tăng khả năng hòa nhập, có thêm tinh thần học hỏi và biết lắng nghe người khácthông qua phần trình bày
của bản thân và sự phản hồi của mọi người xung quanh.
- Tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, mỗi người bổ sung một ý, từ đó sản phẩm của học
tập sẽ giàu tính sáng tạo và mang tính tập thể.
- Rèn luyện khả năng thuyết trình trước tập thể, kỹ năng giao tiếp và tính tự giác của mỗi cá nhân, khả năng
làm cho người khác hiểu điều mình hiểu – đây là điểm yếu của đa số sinh viên hiện nay.
Những kỹ năng được rèn luyện trong khi làm việc nhóm là rất quan trọng cho môi trường làm việc mới sau
này, đây sẽ là tiền đề để ta biết cách làm việc trong một môi trường tập thể.
8. Kỹ thuật ghi chép trong học tập ( )lựa chọn, phân tích 1 kỹ thuật ghi chép trong chương trình
- Phương pháp tạo sơ đồ tư duy:
Phương pháp ghi chép này tạo ra một sơ đồ tư duy bằng việc từ 1 Central idea (ýchính), ý chính
thường được triển khai từ trung tâm của mặt giấy. Từ trung tâm tạo ra các nhánh (bao gồm: nhánh
chính và nhánh phụ, các nhánh được vẽ dưới dạng đường cong) kèm theo các từ khóa, các chữ viết
ngắn ngọn trên các nhánh và các icon, biểu tượng, hình vẽ đi kèm.
Giống với Sketchnote, phương pháp này có đặc điểm: mang tính sáng tạo, kháiquát, sinh động, được
minh họa bằng nhiều hình ảnh, màu sắc nhưng các thông tin được liên kết thành các nhánh, sơ đồ.
9. Đặc điểm chung của kỹ năng mềm
Việc xác lập định nghĩa về kỹ năng mềm là một việc làm hết sức khó khăn, vì vậy phân tích các đặc điểm của
kỹ năng mềm càng không phải là vấn đề đơn giản. Tuy vậy, có thể nhấn mạnh đến những đặc điểm cơ bản
sau:
- Kỹ năng mềm không phải là yếu tố thuộc về bẩm sinh của con người. Kỹ năng mềm không phải là sự “chín
muồi” của những tố chất, hay cũng không hẳn là sự “phát sáng” theo kiểu bẩm sinh đã có kỹ năng mềm ấy ở
chủ thể mà tất cả đều phải trải qua sự nỗ lực, tập luyện và phát triển một cách đích thực, có biện pháp và
phương pháp của chủ thể.
- Kỹ năng mềm không phải chỉ là biểu hiệ của trí tuệ cảm xúc. Ở một vài định nghĩa đã đề cập cũng như quan
điểm của một số tác giả, kỹ năng mềm liên quan chặt đến khả năng tương tác với người khác, vì vậy họ mặc
nhiên xem rằng đây là biểu hiện của chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ – Emotional Quotient). Theo tôi, nếu kỹ năng
mềm là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc thì việc sử dụng khái niệm trí tuệ cảmxúc lại rất bao quát và đầy đủ thì
không nhất thiết phải sử dụng thêm thuật ngữ kỹ năng mềm. Mỗi cá nhân đều có trí tuệ cảm xúc, nhưng trí tuệ
cảm xúc đó phải đạt đến một mức độ cụ thể nào đó mới có thể được gọi là kỹ năng. Vì vậy không thể đồng
nhất hai khái niệm kỹ năng mềm và trí tuệ cảm xúc.
- Kỹ năng mềm được hình thành bằng con đường trải nghiệm đích thực chứ không phải là sự “nạp” kiến thức
đơn thuần. Có thể nhận ra rằng việc con người được rèn luyện ở một nghề nghiệp thì ngoài những yêu cầu về
đạo đức nghề nghiệp thì các kỹ năng nghề theo mô hình thao tác nghề nghiệp nhằm đạt được sản phẩm luôn
được ưu tiên. Cũng chính vì vậy, những kỹ năng cơ bản và đặc trưng của nghề nghiệp thường được ưu tiên
đào tạo và phát triển. Thực tế cho thấy, những kỹ năng hỗ trợ cho nghề hoặc tạo điều kiện để vận dụng những
kỹ năng mang tính thao tá cấy lại có thể bị bỏ rơi hoặc bỏ quên. Vì vậy, sự thiếu hụt kỹ năng mềm ở SV và
người lao động đã diễn ra. Thông thường, kỹ năng mềm thường khó khăn hơn để có được vì tính chất đặc thù
của nó trong mối quan hệ với con người và hoàn cảnh.
- Kỹ năng mềm không thể “cố định” với những ngành nghề khác nhau. Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có một
mô hình kỹ năng nghề khác nhau. Chính trong việc xác định kỹ năng nghề thì những kỹ năng cơ bản và đặc
trưng mang tính chuyên môn - nghiệp vụ và những kỹ năng mềm cũng chưa được phân định rạch ròi. Nhưng
một thựctế không thể phủ nhận là ở mỗi một nghề nghiệp sẽ có những kỹ năng nghề nghiệp cơbản và những
kỹ năng hỗ trợ nghề nghiệp theo hướng giúp chủ thể nghề nghiệp thíchứng - thích nghi, dễ hoà nhập với môi
trường mang tính “xã hội”, chủ động và linh hoạt để vận dụng - triển khai kỹ năng nghề nghiệp đó chính là kỹ
năng mềm. Vì thế, mỗi nghề nghiệp khác nhau không thể có những kỹ năng mềm giống nhau
Kỹ năng mềm là những kỹ năng không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn mà thiên về mặt tinh
thần của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho quá trình thích ứng với người khác, công việc nhằm duy trì tốt mối
quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện công việc một cách hiệu quả.
10. Các nền tảng cơ bản hình thành kỹ năng phát triển bản thân (nền tảng giá trị, thái độ, kiến thức và
kỹ năng)
a) Nền tảng giá trị:
Người luôn muốn mình trở nên xuất sắc, muốn bản thân làm được những điều mà người khác không
làm được, muốn phát triển xa và rộng hơn là người sở hữu nền tảng giá trị cốt lõi rất cứng rắn, những người
thuộc nhóm này không bao giờ muốn thỏa hiệp với những giá trị đó. Chẳng hạn như, khi bản thân xác định
được giá trị của mình là dũng cảm, trong mọi hoạt cảnh, phải vượt qua để giữ vững nền tẳng giá trị mình đã
đặt ra (không phó mặc và đổ thừa cho hoàn cảnh, không bỏ qua giá trị của mình là dũng cảm).
b) Nền tảng về thái độ:
- Trong cuộc sống, bản chất của mọi sự việc, mọi vấn đề là như nhau. Cùng làmột sự thất bại, nhưng có người
vì đó mà tích lũy kinh nghiệm, rút ra bài học quý giá cho bản thân, đứng lên và tìm kiếm cơ hội mới. Nhưng
cũng có không ít người vì đó mà lún sâu vào buồn phiền, chán nản, muốn bỏ cuộc và thậm chí là không thể
nào vực dậy tinh thần. Nói như vậy để thấy rằng, mọi sự việc và kết quả chuyển biến như thế nào sau đó là tùy
vào cách tiếp cận của mỗi người, tích cực hay tiêu cực mà thôi.
- Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thường nghe thấy câu: “Thái độ quan trọng hơn trình độ”, trong công việc
vẫn thường hay nói: “Tuyển dụng về thái độ, huấn luyện về kỹ năng”. Đó chính là lý do những người ban đầu
đã có thái độ không tốt, thì rất khó để dạy bảo và tự phát triển bản thân mình. Thái độ đúng sẽ giúp cho chúng
ta nhìn nhận vấn đề đúng để từ đó ta tích cực trong công việc, học hỏi và cầu tiến để chuyên môn được hoàn
thiện mỗi ngày, đáp ứng tốt cho công việc.
c) Nền tảng về kiến thức:
Kiến thức, tri thức là những gì mà chúng ta được tiếp cận từ lúc còn nhỏ, đặc biệt trong quãng thời gian
12 năm học phổ thông và cả những năm tháng đại học dài đằng đẵng. Tuy nhiên, kiến thức ở đây không chỉ
giới hạn bởi những gì mà chúng ta được dạy ở trường, ở lớp. Trong một thế kỷ rất khác, kiến thức là một đại
dương và có lẽ, sự rộng lớn, vĩ đại của nó sẽ là nguồn động lực để chúng ta phát triển bản thân cả đời. Và xưa
và nay đã khác xã rất nhiều, ngày xưa chúng ta bịhạn chế bởi các nguồn tài liệu nhưng nay với công nghệ phát
triển, chỉ cần một cái máy điện thoại thông minh đã giúp ta khám phá nhiều hơn để phát triển trí tuệ của mình.
d) Nền tảng về kĩ năng:
- Thật sự rất hạn chế với những người có kiến thức, nhưng lại thiếu về kỹ năng. Trên thực tế, kỹ năng sống,
kỹ năng mềm là những thứ mà chúng ta bị hạn chế nhất, thậm chí trước đây chúng còn chẳng được nhắc đến
trong thời gian cònngồi trên ghế nhà trường. Không trau dồi và chịu khóa tự học kỹ năng của sinh viên là một
điểm yếu của giới trẻ. Kỹ năng là một trong những yếu tố cốt lõi để phát triển bản thân mỗi ngày.
- Trên hành chính phát triển của mỗi người, chúng ta đều phải cần học hỏi và rèn luyện bốn nhóm nền tảng
này. Đó là những gì sẽ giúp chúng ta định hướng được cụ thể cái gì cần nâng cao, cần học hỏi một cách có hệ
thống để phát triển bản thân liên tục, về mọi khía cạnh, mà không đơn thuần dừng lại ở việc tiếp nhận dữ liệu
và thông tin.
11. Mối quan hệ của kỹ năng mềm, kỹ năng cứng và kỹ năng sống trong phát triển nghề nghiệp
- : KNS bao hàm cả KNM; KNM là một bộ Mối quan hệ giữa kỹ năng sống (KNS) và kỹ năng mềm (KNM)
phận quan trọng của KNS. KNS giúp con người sống hạnh phúc trong cuộc sống thì KNM giúp con người
hạnh phúc trong công việc mà công việc là một bộ phận quan trọng cấu thành nên cuộc sống.
+ KNS theo nghĩa rộng là giúp cho con người có khả năng tồn tại và thích ứng trước cuộc sống thực tế, là một
năng lực quan trọng để con người làm chủ được bản thân và chung sống và thích ứng với mọi người xung
quanh, với xã hội; với môi trường, với thiên nhiên, … một cách hiệu quả.
+ KNM giúp cá nhân tồn tại và thành công trong công việc và trong những mối quan hệ với người khác; nó
hướng đến giúp mỗi cá nhân thích nghi trong công việc, tương tác hiệu quả với người khác và thúc đẩy công
việc đạt hiệu quả cao. KNM phụ thuộc vào nghề nghiệp mà đặc biệt là đối tượng của nghề nghiệp hướng đến.
- Mối quan hệ giữa KNC và KNM trong phát triển nghề nghiệp: Mỗi con người để có một công việc, tất yếu
họ phải được đào tạo đủ KN chuyên môn (KNC) đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của vị trí công việc. KNC giúp
cho con người bước vào ngưỡng cửa của nghề nghiệp, vị trí làm việc, …Nhưng các KNM mới là thứ giúp
chohọ vững vàng trong nghề nghiệp, giữ được việc làm và thành đạt trong cuộc sống. Thái độ đối với công
việc, giao tiếp, trí tuệ tình cảm và các đức tính, giá trị cá nhân khác là những KNM không thể thiếu để mỗi
người phát triển nghề nghiệp. KNM luôn đồng hành cùng KNC và KNM bổ trợ cho các KNC được phát huy,
phát triển. Nhờ có sự kết hợp giữa KNC và KNM giúp cho mỗi cá nhân có được sự thành công trong quá trình
phát triển nghề nghiệp của mình, họ khẳng định được vị trí của mình trong tổ chức, trong xã hội.
12. Các hoạt động ( ) hình thành kỹ năng mềm cho sinh viên trong môi trường đại họccác con đường
a) Thông qua hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy học là hoạt động cơ bản và quan trọng của nhà trường. Hoạt động dạy học có tổ chức sư
phạm đặc biệt. Với vai trò của GV trong dạy học là tổ chức, điều khiển làm cho người học tự giác, tích cực,
chủ động, tự điều khiển hoạt động nhận thức để tìm tòi, khám phá tri thức, hình thành và phát triển KN. Tổ
chức dạy học GV lồng ghép phát triển KNM cho SV vào các bài học, môn học; quá trình tổ chức dạyhọc sử
dụng các hình thức hoạt động (thảo luận nhóm, seminar chuyên đề, bài tập tình huống...), các phương pháp
dạy học tương tác tạo môi trường thuận lợi để SV thực hành trải nghiệm và rèn luyện KN (KN chuyên môn,
KNM). Phát triển KNM cho SVthông qua hoạt động dạy học là con đường cơ bản, quyết định việc hình thành
và phát triển KNM cho SV.
b) Thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tổ chức lớp ngoại khóa về rèn luyện các KNM gắn với môn học, chuyên ngành ĐT. Nội dung được
thiết kế theo chủ đề và được tổ chức hoạt động tương tác, tích cựctạo điều kiện cho SV được hoạt động trong
môi trường thuận lợi để rèn luyện và phát triển KNM. Đoàn thanh niên, Hội SV tổ chức các hoạt động: Văn
nghệ, thể thao; CLB SV (SV thanh lịch; tình bạn; nghệ thuật, kinh doanh, hùng biện, kế toán, Tiếng Anh…).
Tham gia các hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội SV tổ chức SV được phát huy khả năng, tố chất cá nhân; tự
điều chỉnh nhận thức, hành vi; trao đổi kinh nghiệm; phát huy mặt tích cực; ngăn chặn, sửa chữa các biểu hiện
tiêu cực, lạc hậu; kích thích tính chủ động, sáng tạo và tự tin thể hiện mình trong mọi tình huống. Phát triển
KNM cho SV thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là con đường quan trọng giúp SV
trải nghiệm, rèn luyện và phát triển KNM.
c) Thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm lao động nghề nghiệp
Các hoạt động trải nghiệm lao động nghề nghiệp được tổ chức đảm bảo các yêucầu sư phạm là cơ hội
tốt để SV tiếp cận với môi trường làm việc thực tế; vận dụng thực hành các KN (KN cứng, KNM), đồng thời
học hỏi những kinh nghiệm, hình thành những KN mới trong lao động nghề nghiệp. Sự trải nghiệm lao động
nghề nghiệp sẽ giúp SV củng cố kiến thức, thực hành KN, có những thao tác phù hợp để hoàn thiện các KN
(KN nghề nghiệp, KNM).
d) Thông qua tổ chức hoạt động cộng đồng, xã hội
Ngày nay, SV không chỉ vận dụng những KNM vào công việc và cuộc sống củariêng họ, mà còn chia
sẻ với cộng đồng, XH. Trong các hoạt động cộng đồng, xã hộiSV được trải nghiệm KNM thông qua công việc
vận dụng những KNM để giải quyết vấn đề xảy ra trong thực tiễn, đồng thời thông qua đó khám phá những
khả năng tiềm ẩn của chính mình và phát triển KN mới. Vì vậy, tổ chức các hoạt động xã hội giúp cho SV
được trải nghiệm và phát triển KNS, trong đó có KNM
e) Thông qua hoạt động tự rèn luyện của SV
Tính tích cực, tự giác rèn luyện của SV là yếu tố quyết định kết quả rèn luyện KNM của SV. Tự giác
tích cực thực hiện nhiệm vụ cá nhân, tham gia hoạt động nhóm, cộng đồng XH là yếu tố giúp SV ngày càng
hoàn thiện KNM. Trong quá trình giảng dạy, rèn luyện nghề nghiệp, GV cần đưa ra những định hướng, chỉ
dẫn để SV tự rèn luyện, tự trải nghiệm cuộc sống, thực tế nghề nghiệp nhằm phát triển KNM cho bản thân.
PHẦN THỰC HÀNH
1. Lựa chọn, mô tả và một kỹ năng mềm cụ thể mà phân tích nội dung, ý nghĩa, cách thức hình thành
anh chị cho là đối với sinh viên. hữu ích, cần thiết
- Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cơ bản, hữu ích và cần thiết đối với sinh viên.
- Kỹ năng giao tiếp là khả năng truyền đạt thông tin, ý kiến và cảm xúc một cách hiệu quả và hiệu quả đến
người khác. Kỹ năng giao tiếp bao gồm khả năng nghe và hiểu người khác, sử dụng ngôn ngữ phù hợp, sử
dụng cử chỉ và biểu đạt thể hiện thông điệp một cách rõ ràng, logic và linh hoạt.
- Ý nghĩa: .
Kỹ năng giao tiếp tốt không chỉ giúp ta truyền đạt ý kiến và thông tin một cách hiệu quả, mà còn giúp
xây dựng mối quan hệ tốt, giải quyết xung đột, thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác, và tạo ra môi trường
làm việc tích cực và thân thiện.
- Nội dung:
Kỹ năng giao tiếp giúp bạn truyền tải thông tin một cách rõ ràng, chính xác và hiệu quả.
Ngoài việc sử dụng từ ngữ, kỹ năng Giao tiếp còn liên quan đến ngôn ngữ cơ thể, bao gồm cử chỉ, biểu
hiện khuôn mặt, và giọng điệu.
Giao tiếp không chỉ là việc nói mà còn là việc lắng nghe. Sự hiểu biết và phản hồi tốt từ người khác là
quan trọng.
Trong môi trường công việc, xung đột không thể tránh được. Kỹ năng giao tiếp giúp bạn giải quyết
xung đột một cách hiệu quả, bằng cách lắng nghe và hiểu quan điểm của người khác, tạo ra sự thông
cảm và tìm kiếm các giải pháp hoà hợp. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng giúp tránh hiểu lầm và xung đột
không cần thiết.
- Cách thức hình thành:
Giao tiếp là một kỹ năng có thể được luyện tập hàng ngày thông qua việc tham gia vào các cuộc trò
chuyện, thảo luận, và thậm chí qua việc viết.
Đừng bỏ qua việc thường xuyên trau dồi, nâng cao vốn từ vựng và ngữ pháp ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn
để có thể diễn đạt ý kiến và thông tin một cách chính xác và rõ ràng. Đọc sách, báo, và luyện viết để
cải thiện khả năng sử dụng ngôn ngữ.
Giao tiếp không chỉ dựa trên ngôn ngữ nói, mà còn bao gồm cử chỉ, biểu cảm và thái độ cơ thể. Hãy
chú ý đến cách bạn diễn đạt thông điệp bằng cách sử dụng cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm khuôn
mặt. Điều này giúp bạn truyền tải thông điệp một cách toàn diện và hiệu quả hơn.
Nhận phản hồi từ người khác là một cách quan trọng để cải thiện kỹ năng giao tiếp. Học hỏi từ kinh
nghiệm và đề xuất cải tiến
Tự tin trong giao tiếp giúp bạn truyền đạt ý kiến và thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả. Hãy kiên
nhẫn và không sợ thất bại. Giao tiếp là một quá trình học tập liên tục, và việc phát triển kỹ năng sẽ đòi
hỏi thời gian và nỗ lực.
Kỹ năng Giao tiếp không chỉ là khóa để mở cửa thành công cá nhân mà còn là yếu tố quan trọng trong quá
trình học tập và phát triển sự nghiệp. Điều này đặc biệt quan trọng trong một thế giới nơi mà sự kết nối giữa
con người ngày càng quan trọng.
2. Phân tích sự khác nhau giữa môi trường học tập phổ thông và môi trường đại học
Môi trường học tập phổ thông Môi trường đại học
Hoạt động học tập
hoạt động chính trị
xã hội
Môi trường học tập phổ thông thường
cấu trúc giáo dục chung chủ yếu tập
trung vào việc truyền đạt kiến thức
bản. Hoạt động ngoại khóa các sự
kiện văn hóa thường được tổ chức nhưng
không nhiều.
môi trường đại học, sự linh hoạt
cao hơn trong việc chọn lựa chương trình
học tập. Hoạt động hội chính trị
thường rộng lớn hơn, với sự tham gia
của sinh viên vào các câu lạc bộ, tổ chức
sinh viên, và các hoạt động cộng đồng.
Hình thức đào tạo
chương trình học tập
Học sinh thường theo chương trình học
tập chung vào các môn học bắt buộc
giáo viên thường dạy nhiều lĩnh vực.
Sinh viên khả năng lựa chọn chương
trình học tập chuyên sâu hơn theo sở
thích cá nhân. Có nhiều lựa chọn chương
trình và các khóa học chuyên ngành.
Nội dung học tập
phương pháp học tập
Nội dung học tập chủ yếu kiến thức
bản, phương pháp học tập thường
dựa vào giảng dạy trực tiếp kiểm tra
định kỳ.
Nội dung học tập phức tạp hơn, đòi hỏi
sự nghiên cứu phân tích sâu sắc hơn.
Phương pháp học tập linh hoạt với sự kết
hợp giữa giảng dạy, thảo luận, dự án
nghiên cứu.
Thầy cô và bạn bè Học sinh thường ít thầy hơn
mối quan hệ thường chủ yếu tập trung
trong giáo viên và học sinh.
Sinh viên thường mối quan hệ với
nhiều giáo viên bạn bè. Môi trường
đại học khuyến khích sự độc lập tìm
hiểu từ người học.
Kế hoạch học tập
tự quản lý thời gian
Kế hoạch học tập thường được quy định
sẵn trong lịch trình học lớp. Sinh viên
Sinh viên tự do lớn hơn trong việc
xây dựng kế hoạch học tập quản
thường ít tự do quản thời gian của
mình.
thời gian. Sự tự chủ và tự quản lý trở nên
quan trọng.
Sự khác nhau giữa môi trường học tập phổ thông và đại học thường phản ánh sự chuyển đổi từ học sinh
trung học đến sinh viên đại học, với sự tự do và trách nhiệm lớn hơn trong quá trình học tập và phát triển cá
nhân.
3. Hãy chứng minh, tham gia các hoạt động chính trị xã hội có nhiều ý nghĩa trong việc hình thành các
kỹ năng mềm, kỹ năng sống ở sinh viên.
- Một số hoạt động chính trị xã hội trong trường học:
Tham gia tuần sinh hoạt công dân của sinh viên năm nhất
Sự kiện chào tân sinh viên của trường
Chiến dịch tình nguyện hiến máu nhân đạo
Tham gia các câu lạc bộ của trường, các sự kiện của trường
Đến trường tri ân, tặng hoa cho các thầy cô nhân ngày 20/11
- Ý nghĩa:
Xây dựng mạng lưới quan hệ xã hội và những mối quan hệ mới
Phát triển được các kĩ năng mềm, kĩ năng sống cho bản thân
Cải thiện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, giúp bản thân tự tin, cởi mở hơn với bạn bè và mọi người xung
quanh
Việc đến trường tri ân, tặng hoa cho các thầy cô nhân ngày 20/11 để tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô
đã dẫn dắt mình
- Một số kỹ năng mềm, kỹ năng sống ở sinh viên được hình thành trong các hoạt động chính trị xã hội:
Kỹ Năng Giao Tiếp: Tham gia các buổi thảo luận, diễn đàn chính trị, sinh viên cần giao tiếp hiệu quả
để truyền đạt ý kiến và lắng nghe ý kiến khác.
Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian: Tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội đồng nghĩa với việc sinh
viên cần phải cân nhắc và phân bổ thời gian một cách hợp lý giữa học tập, công việc, và các hoạt động
xã hội.
Kỹ Năng Tìm Kiếm Thông Tin và Nghiên Cứu: Để tham gia vào các chiến dịch và diễn đàn chính trị,
sinh viên thường cần phải nghiên cứu và tổ chức thông tin. Điều này phát triển kỹ năng tìm kiếm
thông tin và nghiên cứu của họ.
Tình Thần Tự Giác và Tự Chủ: Tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội thường đòi hỏi tình thần
tự giác và sự tự chủ. Sinh viên cần phải đảm nhận trách nhiệm và tự quản lý các hoạt động của mình.
- Ví dụ: một hoạt động em đã tham gia là tuần sinh hoạt công dân đầu năm đối với sinh viên năm nhất mới
vào trường. Qua đó, em thấy được tuần sinh hoạt công dân có nhiều lợi ích. Tuần sinh hoạt công dân giúp sinh
viên hiểu rõ hơn về trách nhiệm và vai trò của mình. Tuần sinh hoạt công dân tạo ra cơ hội để sinh viên gặp
gỡ, tương tác với nhau, xây dựng mối những mối quan hệ mới. Tuần sinh hoạt công dân còn giúp em hiểu hơn
về trường và các thầy cô đang giảng dạy tại trường.
4. Hãy lựa chọn một đầu sách tâm, giới thiệu và biện luận theo các nội dung (ý nghĩa, sự phù hợp với
sinh viên; chỉ ra được các bài học giá trị đối với bạn và mọi người)
Tên quyển sách: "Người Hiểu Và Người Được Hiểu" của tác giả Stephen R. Covey
- Nội dung quyển sách: Đề cập đến việc phát triển cá nhân và quản lý bản thân. Tác giả trình bày một kết cấu
7 thói quen mạnh mẽ, được xem là nguyên lý căn bản để đạt được hiệu suất cao trong cuộc sống cá nhân và
nghề nghiệp. Những thói quen này không chỉ giúp định hình tư duy và hành động của người đọc mà còn tạo
nên cơ sở vững chắc cho mối quan hệ giữa con người với chính bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường
xã hội.
- Ý nghĩa:
Cuốn sách tập trung vào kỹ năng giao tiếp và giúp sinh viên hiểu rõ hơn về quá trình tìm kiếm ý nghĩa
cuộc sống và xây dựng mối quan hệ tích cực với người xung quanh. Với tình hình đầy áp lực và thách
thức trong cuộc sống sinh viên, việc hiểu đúng bản thân và xây dựng mối quan hệ tích cực là quan
trọng.
Cuốn sách khuyến khích người đọc nhìn nhận và hiểu rõ về bản thân, điều này giúp họ phát triển lòng
tự trọng và tự lập.
Bằng cách áp dụng 7 thói quen, người đọc có cơ hội xây dựng nền tảng vững chắc cho sự hiệu quả
trong công việc và cuộc sống.
Tác giả giúp độc giả hiểu cách quản lý thời gian hiệu quả và xác định ưu tiên công việc quan trọng
nhất.
Tác giả khám phá cách xử lý mối quan hệ giữa con người, làm thế nào để hiểu biết và tôn trọng người
khác, từ đó xây dựng mối quan hệ tích cực.
- Bài học:
Ưu tiên công việc quan trọng trước công việc khẩn cấp là chìa khóa của hiệu suất cao. Điều này giúp
xây dựng nền tảng bền vững và định hình đúng hướng cho cuộc sống.
Tìm hiểu về những giá trị cốt lõi và mục tiêu lớn trong cuộc sống, sau đó hành động theo hướng đó.
Bằng cách này, cuộc sống trở nên có ý nghĩa và đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn cá nhân.
Xây dựng các mối quan hệ dựa trên nguyên tắc win - win, nơi mà cả hai bên đều có lợi và đạt được
mục tiêu cá nhân. Điều này tạo ra sự hỗ trợ và hài lòng trong mối quan hệ.
Tích cực lắng nghe và hiểu rõ người khác trước khi đưa ra ý kiến của bản thân.
Sự học hỏi liên tục và việc đầu tư vào bản thân là chìa khóa để phát triển cá nhân và duy trì hiệu suất
cao trong mọi lĩnh vực.
Cuốn sách này không chỉ mang lại lợi ích cho các mối quan hệ cá nhân mà còn là một nguồn cảm hứng để
phát triển bản thân, quản lý công việc, và định hình tư duy tích cực trong cuộc sống.
5. Anh/ chị hãy vận dụng kiến thức để xây dựng kế hoạch học tập của một học phần cụ thể/ một học kỳ/
một năm học. (Nhận diện bản thân và các điều kiện học tập; Xác định mục tiêu học tập của học phần; Xác
định nội dung học tập của học phần/học kỳ/năm học và lựa chọn biện pháp thực hiện; cách thức triển khai)
KẾ HOẠCH HỌC TẬP HỌC KỲ I NĂM NHẤT
- Em tên là …, hiện đang là sinh viên năm nhất ngành Ngôn ngữ Anh
- Mục tiêu:
Hoàn thành chương trình học học kì 1 và đạt tối thiểu 3.0 trung bình các học phần
Rèn luyện các kỹ năng để phát triển bản thân
Môn học Thời gian kết
thúc học phần
Nội dung công việc Phương pháp
Hà Nội học 25/9/2023 –
26/11/2023
- Thảo luận với các thành viên
về bài thuyết trình của nhóm về
chủ đề: Nét đẹp của người Hà
Nội xưa và nay
- Tìm hiểu, nghiên cứu về các
chủ đề khác liên quan tới vẻ đẹp
Hà Nội
- Dành ra 1 – 2 tiếng để tìm hiểu bài
- Có thể tham khảo tài liệu trên
internet, các trang báo,… và mượn
sách, tài liệu của thư viện để mở
rộng kiến thức
- Vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống kiến
thức
Sinh viên
đại học
- Cùng các thành viên trong
nhóm thảo luận, chia sẻ về bài
tập giảng viên giao
- Đọc giáo trình và tìm hiểu nội
dung bài
Triết học
Mác -
Lênin
- Tìm hiểu về các vấn đề triết
học
- Đọc trước các bài học trong
giáo trình
- Hệ thống lại kiến thức và nghe
lại bài giảng sau mỗi buổi học
- Đây là môn khó nên nếu gặp khó
khăn hoặc không hiểu bài thì phải
hỏi giảng viên, bạn bè
- Có thể tham khảo tài liệu trên
internet, các trang báo,… và mượn
sách, tài liệu của thư viện để mở
rộng kiến thức
Ngữ âm
thực hành
- Luyện đọc, phát âm và chú ý
đến các trọng âm, cách lên
xuống khi đọc trong mỗi câu,
mỗi văn bản, hội thoại
- Học từ vựng
- Tập nói, giao tiếp
- Dành ra 2 – 3 tiếng để học môn
chuyên ngành
- Nghe các video như TED Talks,…
hoặc xem các bộ phim nước ngoài
để cải thiện kỹ năng nghe, nói
- Ôn lại từ vựng hàng ngày
- Ghi âm giọng nói của mình hoặc
tập nói trước gương để có thể sửa
lại phát âm và tự tin trước đám
đông
GDQP -
AN1 và 2
25/9/2023 –
29/10/2023
- Tìm hiểu trong giáo trình về
các bài học về quốc phòng an
ninh
- Nghe giảng và note lại những
kiến thức mà giảng viên nhắc
đến
- Vẽ lại sơ đồ tư duy hệ thống kiến
thức
| 1/19

Preview text:

PHẦN LÝ THUYẾT
1. Hoạt động nhận thức trong học tập của sinh viên.
- Hoạt động nhận thức trong học tập của sinh viên diễn ra ở cường độ cao. Các quá trình nhận thức như: tri
giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng … đều được huy động tối đa để đáp ứng yêu cầu học tập theo phương thức tự nghiên cứu.
- Đối tượng học của sinh viên không phải chỉ là những tri thức khoa học hấp dẫn mà còn bao gồm rất nhiều tri
thức khoa học vừa khó, vừa khô khan, nhưng sinh viên đều phải tập trung lĩnh hội và tham gia vào bài giảng
nên tri giác có chủ định, chú ý có chủ định được huy động là chủ yếu.
- Hầu hết các tri thức khoa học ở đại học đều đòi hỏi phải ghi nhớ ý nghĩa, vì thế sinh viên phải biết tổ chức
ghi nhớ để có trí nhớ dài hạn.
- Sinh viên có những phẩm chất tư duy tốt như: óc phân tích, tổng hợp, khả năng phê phán, tính độc lập, khả
năng khái quát vấn đề; đồng thời có sự sáng tạo trong vận dụng tri thức sao cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
- Khả năng tưởng tượng của sinh viên được phát triển ở mức độ cao; sinh viên có khả năng xây dựng những
hình ảnh mới, độc đáo mà học sinh phổ thông chưa có được, nhờ đó họ có thể lĩnh hội tốt các tri thức có tính
chất trừu tượng ở đại học.
2. Sự phát triển tình cảm, khả năng tự đánh giá, tính tích cực xã hội, xu hướng phát triển nhân cách của sinh viên
a) Sự phát triển tình cảm
- Sinh viên đã trưởng thành về tâm, sinh lý nên đời sống tình cảm rất phong phú, sâu sắc và bền vững. Tình
cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mỹ của sinh viên phát triển đến mức độ tích cực nhất.
- Tình cảm trí tuệ của sinh viên biểu hiện rõ qua thái độ tích cực đối với việc chiếm lĩnh tri thức khoa học.
Nhiều sinh viên chủ động tìm tòi, khám phá các phương pháp học tập phù hợp với điều kiện và yêu cầu môn
học nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.
- Tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mỹ của sinh viên phát triển có chiều sâu. Sinh Viên có thể lý giải, phân
tích một cách có cơ sở những gì mà họ yêu thích.
- Tình bạn của sinh viên phát triển mạnh và có chiều sâu. Tình bạn góp phần làm cho nhân cách của sinh viên
phát triển mạnh. Tình yêu nam nữ của sinh viên cũng rất phát triển. Tình yêu sinh viên thường là những mối
tình đẹp, nhưng vẫn còn tồn tại một số lệch lạc trong quan hệ tình bạn khác giới và tình yêu.
- Trí tuệ cảm xúc của sinh viên đã phát triển. Sinh viên có những kinh nghiệm nhất định về các lĩnh vực tình
cảm; có khả năng kiềm chế bản thân trước những ham muốn tiêu cực, biết phân tích và đánh giá các hiện
tượng trong đời sống xã hội và của bản thân. Sự phát triển đời sống tình cảm của thanh niên đã đạt tới mức
trưởng thành và ổn định. Trong các lĩnh vực tình cảm: đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, tình bạn, tình yêu của lứa tuổi
này đã có sự gắn kết hài hoà giữa nhận thức - xúc cảm - hành động ý chí và đã thực sự trở thành động lực
mạnh mẽ, thúc đẩy thanh niên hành động. Nói cách khác, tình cảm ở thanh niên phát triển và đã thực sự trở
thành các phẩm chất, các thuộc tính tâm lí ổn định và bền vững trong cấu trúc nhân cách tuổi thanh niên. •
Tình bạn tuổi thanh niên:
- Tình bạn đã được nâng lên mức đồng chí (cùng chí hướng). Khác với tuổi thiếu niên chủ yếu là đồng tính
cách, sở thích, thói quen …
- Tuổi thiếu niên diễn ra quá trình tìm kiếm tình bạn căng thẳng. Tuổi thanh niên cũng vậy, hơn nữa còn đi
vào chiều sâu hơn. Tiêu chí kết bạn là sự tâm tình, thân mật, tình cảm ấm áp và cùng chí hướng phân đấu vì
giá trị nào đó. Do tự ý thức phát triển mạnh, thanh niên có nhu cầu tìm kiếm “cái tôi” khác, ở bên ngoài tôi.
Nhu cầu này lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc đời cá nhân và là sơ sở để tuổi thanh niên thường “dốc bầu tâm
sự”’ với bạn, được chia sẻ những rung cảm của mình.
- Tính chất và mức độ tâm tình của tuổi thanh niên có sự khác nhau về giới. Nhìn Chung, nhu cầu tình bạn
thân mật ở nữ thanh niên xuất hiện sớm hơn so với nam giới. Quan niệm về tình bạn của thanh niên cũng có
phần khác biệt về mặt cá nhân. Một số cho rằng đã là bạn thân thì chỉ có một vài người, số khác quan niệm, có
thể có nhiều bạn thân.
- Một trong những điểm nổi bật trong tình bạn tuổi thanh niên là tính cảm xúc cao. Trong đa số trường hợp,
tình bạn khác giới tuổi thanh niên có nhiều điểm của tình yêu nam - nữ: cũng say mê, nồng nàn, sự trung
thành, hy sinh, hạnh phúc, thẹn thùng, ghen tuông và đau khổ phải chia ly…. Trên thực tế, có nhiều trường
hợp từ tình bạn khác giới chuyển sang tình yêu và đi đến hôn nhân
- Tình bạn của thanh niên rất bền vững. Những quan hệ bạn bè trong thời kì thanh niên thường được lưu giữ
trong suốt cả đời người. • Tình yêu tuổi thanh niên:
- Một trong những đặc trưng điển hình nhất của tuổi thanh niên là tình yêu. Tình yêu là tuyệt tác chỉ có ở con
người và lần đầu tiên xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên theo đúng nghĩa của nó.
- Thực ra, ở cuối tuổi thiếu niên, các em trai và gái đã xuất hiện những rung động đầu đờiđối với bạn khác
giới. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những cảm xúc có phần mơ hồ và khôngổn định. ở tuổi thanh niên, tình yêu
nam nữ là sự hoà hợp giữa sự say mê, cuồng nhiệt vàđằm thắm của tình yêu với tình dục và với trách nhiệm
xã hội. Tình yêu của thanh niên nhất là thanh niên trưởng thành, đã mang tính hiện thực, ổn định và sâu sắc.
Đa số hướng tới hôn nhân. Về phương diện cá nhân, nếu trong giai đoạn này tình yêu không được thoả mãn
hoặc bị vấp váp, thất bại, thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong tiến trình tìm kiếm bạn đờiở các giai đoạn sau.
- Có thể nhận biết tình yêu nam nữ qua một số dấu hiệu: Quan tâm chăm sóc đặc biệt người mình yêu, mong
muốn được giúp đỡ người mình yêu; rất cần đến người mình yêu; có khát vọng mãnh liệt được ở bên cạnh
người yêu và được người yêu chăm sóc, chiều chuộng; tin tưởng vào người yêu: trao đổi, tâm sự với nhau;
khoan dung, độ lượng với người yêu, ngay cả với sai lầm và khuyết điểm của người yêu.
- Tình yêu của thanh niên có thể được thúc đẩy bởi nhiều định hướng giá trị khác nhau. Có thể kể ra một số định hướng chính.
1) Yêu vì vẻ đẹp. Những thanh niên yêu vì vẻ đẹp thường bị hấp dẫn, cuốn hút bởi thể chất, bởi cái đẹp cơ
thể. Họ yêu vẻ đẹp của cơ thể. Tình yêu vẻ đẹp rất mãnh liệt nhưng chóng tàn.
2) Tình yêu - bạn bè. Đây là tình yêu được nảy sinh từ tình bạn hay như tình bạn. Đó làsự đồng điệu, đồng
cảm giữa hai tâm hồn. Tình yêu này khi đã được nảy sinh thì ngày càng sâu sắc hơn. Trong trường hợp tình
yêu phai nhạt, sẽ nhạt từ từ và có thể chuyển sang tình bạn
3) Tình yêu vị tha, là tình yêu dâng hiến, trinh trắng và không đòi hỏi. Đây là tình yêu nhuốm màu lãng mạn,
tiểu thuyết và lí tưởng hoá
4) Tình yêu - trò chơi. Tình yêu được coi như là trò chơi, giải trí, thú tiêu khiển trongcuộc sống. Những thanh
niên yêu nhau với tư cách là trò chơi thường có xu hướng thô tục hoá, đơn giản hoá tình yêu. Họ thường bất
cẩn và thiếu trách nhiệm, thiếu nghiêm túc với tình yêu, thậm chí cả danh dự
5) Tình yêu thực dụng. Những người có tình yêu thực dụng coi tình yêu, thậm chí hôn nhân như một loại
hàng hoá, đổi chác. Họ dùng lí trí để phân tích thiệt hơn trong tình yêu và rất quan tâm tới địa vị, xuất thân,
hoàn cảnh, học vấn của người định yêu. Nếu tìm được đối tác phù hợp, họ sẽ tiếp cận và tình yêu sẽ nảy nở.
Tình yêu thực dụng như con dao hai lưỡi, rất dễ làm vỡ mộng và tổn thương những người trong cuộc.
- Các kiểu định hướng giá trị yêu cơ bản nêu trên có thể thay đổi theo lứa tuổi. Chẳng hạn, thanh niên mới lớn
thiên về tình yêu vẻ đẹp và vị tha, còn thanh niên trưởng thành chấp nhận tình yêu mang tính thực tế hơn.
Cũng cần lưu ý, ngoài các định hướng chính nêu trên, trong thực tiễn còn có các loại pha trộn giữa chúng.
- Có sự khác nhau rõ nét về kì vọng trong tình yêu của thanh niên nam và nữ. Thanh niên nam có xu hướng
tách tình yêu ra khỏi tình dục, còn nữ giới lại mong gắn kết hai lĩnh vực đó với nhau. Trong quan hệ yêu
đương, khi nữ giới tìm kiếm quan hệ tình cảm thì một sốnam giới chủ động tìm kiếm quan hệ tình dục. Sự
khác biệt này đôi khi làm cho nữ giới lâm vào tình cảnh khó khăn, dằn vặt: nếu đồng ý thì sợ người yêu sẽ
được thoả mãn và bỏ rơi mình, còn nếu không đồng ý thì sợ người ta sẽ nói “anh rất kính trọng em” và rồi cũng chia tay.
- Nhìn chung, tình yêu ở lứa tuổi thanh niên về cơ bản là tình cảm lành mạnh. Vì vậy, người trưởng thành và
xã hội không nên can thiệp thô bạo vào thế giới tình cảm của họ, càng không được chế diễu, quở trách, cấm
đoán thanh niên khi ở họ xuất hiện tình yêu, mà nên trao đổi, tham vấn và trợ giúp họ khi gặp khó khăn, đặc
biệt đối với thanh niên mới lớn. Mặt khác, cũng cần khắc phục, hạn chế các hiện tượng thiếu lành mạnh của
một số thanh niên trong quan hệ nam - nữ, nhất là trong điều kiện phương tiện thông tin phát triển nhanh và
xu hướng thực dụng ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại.
b) Khả năng tự đánh giá:
Cũng như thiếu niên, thanh niên khao khát muốn biết họ là người như thế nào, có năng lực gì. Vì vậy tự đánh
giá là một nét tâm lí điển hình của lứa tuổi này. Tự đánh giá của thanh niên có các đặc điểm sau:
Thứ nhất: Tự đánh giá của thanh niên có chủ kiến rõ ràng và đã có sự đối chiếu với các chuẩn chung của xã hội.
Điều này khác với các lứa tuổi trước, ở đó đánh giá về bản thân thường lặp lại ý kiến đánh giá của người lớn.
Thanh niên, khi đánh giá bản thânthường chủ yếu dựa vào nhận thức của mình. Tuy nhiên, do khả năng nhận
thức về bản thân chưa thực sự khái quát và sâu sắc, nên nhiều thanh niên chưa đánh giá đúng, khách quan bản thân mình
Thứ hai: Sự phản tỉnh về các phẩm chất tâm lí của mình là một trong những đặc trưng điển hình của tuổi thanh niên.
Phản tỉnh là sự quay vào bên trong bản thân của ý thức, làm cho các phẩm chất tâm lí củacá nhân được phản
ánh rõ nét hơn. Sự phản tỉnh của tuổi thanh niên, giúp họ không chỉ ý thức được rõ hơn “cái tôi” của bản thân,
mà còn ý thức rõ hơn địa vị xã hội của mình trong gia đình, nhà trường và xã hội. Những vấn đề như tôi là ai?
Tôi là người như thế nào? Tôi có những năng lực vượt trội nào? Lí tưởng của tôi là gì? Ai là bạn, ai là thù của
tôi? Tôi muốn trở thành người như thế nào? Tôi phải làm gì để cho bản thân tôi cũng như cho mọi người xung
quanh được tốt hơn? v.v là những vấn đề trăn trở trong suốt thời kì thanh niên, nhất là giai đoạn đầu thanh
xuân. Chúng trở thành nhu cầu và là một yếu tố quan trọng của sự tự xác định về mặt đạo đức - xã hội của
thanh niên, quy định các hành vi tu dưỡng của họ. Nhu cầu tự phân tích bản thân, đặt ra những yêu cầu cao
đối với bản thân, là tiền đề của tự giáo dục có mục đích của thanh niên và là dấu hiệu để xác định sự phát triển
về mặt nhân cách của lứa tuổi này. Về phương diện thực tiễn, biểu hiện dễ nhận thấy sự phản tỉnh của thanh
niên là đa số có sổ tu dưỡng, nhật kí dưới nhiều hình thức; thông qua sự quan tâm đến các hành động tự tu
dưỡng, xây dựng và “ướm thử” theo các mẫu người lí tưởng mà thanh niên ngưỡng mộ trong văn học, nghệ
thuật, thể thao v.v. Chiều sâu và cường độ của sự phản tỉnh phụ thuộc vào đặc điểm tâm lí cá nhân (xu hướng
nhân cách: hướng nội hay hướng ngoại; khả năng nhận thức, trình độ học vấn v.v) và phụ thuộc vào các nhân
tố xã hội của cá nhân đó (điều kiện giáo dục gia đình, nhà trường, môi trường xã hội v.v).
Thứ ba: Tự đánh giá của thanh niên có chiều sâu và khái quát hơn nhiều so vớituổi thiếu niên. Thanh
niên không chỉ ý thức và đánh giá về “cái tôi” hiện thực (tôi là ai?), mà còn đánh giá “cái tôi” lí tưởng
(tôi muốn trở thành người như thế nào?), “cái tôi” năng động (tôi sẽ cố gắng để thành người như thế
nào?). Mặt khác, thanh niên không còn đánh giá từng đặc điểm thể chất hay phẩm chất tâm lí riêng của
mình như tuổi thiếu niên mà đã đánh giá khái quát về thể chất, tâm lí và nhân cách của mình dựa trên
cơ sở phân tích và khái quát hóa các đặc trưng riêng
Điều cần lưu ý, dù tự đánh giá của thanh niên đã có tính độc lập, có chiều sâu và mang tính khái quát, nhưng
do ít dựa vào ý kiến của người khác, nên không phải bao giờ cũng phù hợp với cái thực có của mình. Nhiều
thanh niên đánh giá quá cao bản thân mình, dẫn đến tự cao, coi thường người khác hoặc đánh giá quá thấp, coi
mình là bất tài, vô dụng. Nhìn chung, yếu tố “lí tưởng hoá” vẫn phổ biến trong tự ý thức và tự đánh giá của thanh niên.
Thứ tư: sự tự đánh giá của thanh niên được thực hiện theo hai cách.
- Cách thứ nhất: so sánh mức độ kì vọng, mong muốn của mình với kết quả đạt được. Đa Số thanh niên đánh
giá cao năng lực và các phẩm chất tâm lí - xã hội của mình. Để khẳng định khả năng của mình, thanh niên sẵn
sàng cao làm những công việc khó khăn, mạohiểm (thậm chí qúa sức hoặc nguy hại đến bản thân). Nhiều
thanh niên không thích, coi thường những công việc bình thường hàng ngày. Coi đó là những việc làm không
tương xứng với họ. Kết quả là một mặt, thanh niên thường có những hành động quả cảm, phi thường mà các
lứa tuổi khác không có. Mặt khác. Cũng do đặc điểm này, ở thanh niên có thể xuất hiện các hành động nguy
hại mà người trưởng thành không chấp nhận, cho là “điên rồ” như càn quấy, ngang tàng, các trò chơi mạo
hiểm, phạm luật v.v. Những thanh niên có hành vi này thường bị quy kết về đạo đức. Thực ra không hoàn
toàn như vậy, phần lớn trong số họ chỉ muốn thử thách, kiểm tra sức mạnh và các phẩm chất tâm lí của mình.
Vì vậy xã hội không nên cấm đoán họ, cần tạo điều kiện và định hướng họ vào các trò chơi, các hành động
phù hợp với xã hội và với tâm lí thanh niên. Sự kì vọng về bản thân và tính sẵn sàng cao để khẳng định mình
là đặc điểm tâm lí quý báu của thanh niên. Là cơ sở của tính tích cực hoạt động của tuổi thanh niên. Tuy
nhiên, trong thực tiễn, không phải bao giờ cũng có sự phù hợp giữa kì vọng về bản thân và tính sẵn sàng của
thanh niên với kết quả hành động. Trong nhiều trường hợp, do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên
thanh niên có thể thất bại (theo kì vọng của họ và của xã hội). Từ đó thường xuất hiện sự tiêu cực khi đánh giá
về bản thân. Trong trường hợp như vậy, người trưởng thành cần giúp đỡ, động viên các bạn trẻ, giúp họ lượng
giá đúng khả năng của mình và biết cách khắc phục những trở ngại để thực hiện mục tiêu của mình.
- Cách thứ hai để thanh niên tự đánh giá các phẩm chất tâm lí của mình là so sánh, đốichiếu với ý kiến đánh
giá của người xung quanh về bản thân. Thanh niên rất nhạy cảm với các ý kiến của người khác đánh giá về
mình và thường coi đó là các tiêu chuẩn để đánh giá và đánh giá lại. Trong quá trình tiếp nhận sự đánh giá
ngoài, các ý kiến của người lớn rất được thanh niên coi trọng. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý kiến
của bạn ngang hàng với của người lớn (đặc biệt đối với các chuẩn đạo đức), thanh niên thường theo ý kiến của
người lớn. Vì vậy, khi đánh giá của người lớn không đúng hoặc không thống nhất (giữa lời nói và việc làm) sẽ
tạo ra tổn thất lớn về niềm tin trong thanh niên.
c) Tính tích cực xã hội:
So với các lứa tuổi trước, tuổi thanh niên có tính tích cực xã hội rất cao và được thể hiện qua nhiều khía cạnh sau: •
Nhu cầu tinh thần của thanh niên rất cao. Thanh niên là tầng lớp rất nhạy cảm với các sự kiện chính
trị- xã hội, kinh tế v.v. của đất nước. Họ không chỉ quan tâm tới hoạt động chính của họ (học tập hoặc lao
động sản xuất) mà còn quan tâm sâu sắc đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa trong nước và trên thế giới. •
Hứng thú nhận thức và hứng thú tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, nghệ thuật, thể thao như đọc
sách, xem phim, ca nhạc, các hoạt động thể thao, du lịch, các câu lạc bộ, các diễn đàn tuổi trẻ về mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội, đặc biệt là các vấn đề liên quan trực tiếp tới thanh niên •
Một trong những biểu hiện rõ nhất của tính tích cực xã hội của thanh niên là phạm vi và mức độ tham
gia các hoạt động xã hội.
- Phạm vi hoạt động xã hội của thanh niên rất rộng. Dù rất bận học tập hoặc lao động sản xuất, thanh niên vẫn
say mê các hoạt động xã hội, từ các hoạt động mang ý nghĩa chính trị, liên quan tới vận mệnh của xã hội, quốc
gia đến các phong trào xã hội hàng ngày. Họ là lực lượng chủ yếu và đi đầu trong các sự kiện trọng đại của đất nước, dân tộc.
- Thanh niên tham gia các hoạt động chính trị xã hội với tinh thần lãng mạn và nhiệt huyếtcủa tuổi trẻ, dám
nghĩ, dám làm, muốn cống hiến sức lực của mình cho sự nghiệp lớn lao nào đó. Vì vậy nhiều thanh niên đã
làm được những việc phi thường. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức về chính trị- xã hội của một số thanh niên
chưa cao nên nhiều khi dẫn đến các hành động sai lầm
+ Sự phát triển định hướng giá trị của sinh viên
Vào học đại học nghĩa là sinh viên đã lựa chọn giá trị là trình độ học vấn cao, đượclao động ở trình độ
cao, được đãi ngộ hơn các tầng lớp lao động khác trong xã hội. Tuy nhiên, lý do chọn nghề ở những sinh viên
khác nhau có sự khác nhau.
Do tác động của kinh tế thị trường, của xu thế hội nhập, các giá trị truyền thống ít nhiều thay đổi. Sinh
viên hướng vào bản thân nhiều hơn, coi trọng cá nhân hơn, đồng thời cũng chấp nhận thách thức của thực tế,
sẵn sàng hợp tác những cũng chấp nhận cạnh tranh. Sinh viên là lớp người trẻ, có vốn kiến thức khoa học cơ
bản và đang được trang bị những kiến thức thuộc lĩnh vực chuyên môn nhất định.
Sinh viên có khát vọng vươn lên nhưng cũng bộc lộ tính bồng bột của tuổi trẻ nên việc thực hiện các dự
định cho tương lai không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi.
d) Xu hướng phát triển nhân cách của sinh viên
- Sinh viên là người đang học nghề nên xu hướng phát triển nhân cách của sinh viên là xu hướng phát triển
nhân cách nghề nghiệp. Mô hình nhân cách mà sinh viên hướng tới là nhân cách của người lao động có trình
độ cao trong lĩnh vực chuyên môn mà sinh viên đã chọn.
- Sinh viên tiếp tục nhận thức rõ hơn, hiểu kỹ hơn về nghề nghiệp và các yêu cầu của nghề nghiệp đã chọn,
đồng thời dần dần hình thành tình cảm nghề nghiệp.
- Xu hướng nghề nghiệp dần được ổn định và từng bước hình thành phẩm chất, năng lực cần thiết của nghề.
- Tình cảm đạo đức, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng phát triển mạnh; tình cảm bạn bè, tình yêu nam nữ
phát triển và có tính chất bền vững
- Do nhận thức về nghề nghiệp đầy đủ hơn nên sinh viên đã đặt kỳ vọng về nghề nghiệp tương lai. Sinh viên
tự đối chiếu bản thân với yêu cầu của xã hội để hoàn thiện mình nhằm đáp ứng các yêu cầu đó.
- Sự phát triển nhân cách sinh viên diễn ra theo hướng tăng dần khả năng đáp ứng các yêu cầu về phẩm chất
và năng lực của nghề đã chọn từ năm đầu đến năm cuối.
4. Vai trò, ý nghĩa của việc tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học đối với sinh viên
- Nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo ở trường
đại học, qua đó hình thành tư duy và phương pháp NCKH, thực hiện phương châm “giảng dạy kết hợp với thực nghiệm và NCKH”.
- NCKH có rất nhiều lợi ích đối với sinh viên:
· NCKH không những giúp sinh viên nắm chắc kiến thức mà còn tiếp cận nhiều hơn kiến thức mới
Mỗi sinh viên thi tham gia NCKH đều đòi hỏi phải có nền tảng kiến thức cơ bản, nhưng không chỉ dừng lại ở
các kiến thức đó, trong quá trình nghiên cứu còn đòi hỏi người nghiên cứu không ngừng bổ sung, hoàn thiện
kiến thức của mình. Do đó việc tìm kiếm và đọc thêm các tài liệu bổ trợ là cần thiết. Điều này tạo cho sinh
viên kỹ năng nghiên cứu và kiến thức phục vụ cho đề tài của sinh viên sẽ tăng lên. Đồng thời, các em có cơ
hội được làm việc cùng với giảng viên hướng dẫn (GVHD) nên sẽ được định hướng và chỉ dẫn thấu đáo hơn
đối với các vấn đề nghiên cứu.
· Nghiên cứu khoa học giúp sinh viên phát triển và rèn luyện các kỹ năng tư duy sáng tạo, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm
Khi tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ tập làm quen với một đề tài nghiên cứu quy mô nhỏ (dành cho
một sinh viên tham gia nghiên cứu), sinh viên sẽ được tiếpcận với những vấn đề cụ thể, có ý thức đào sâu suy
nghĩ và tập cách tư duy để tự nghiên cứu giải quyết một vấn đề. Trong quá trình thực hiện đề tài sinh viên sẽ
nảy sinh ra nhiều hướng giải quyết khác nhau. Quá trình này sẽ giúp sinh viên rèn luyện tư duy độc lập, biết
bảo vệ lập trường khoa học của mình. Đối với đề tài khoa học có quy mô lớn hơn thường do một nhóm từ hai
sinh viên trở lên cùng thực hiện. Vì vậy việc cùng thực hiệnmột đề tài nghiên cứu cũng giúp sinh viên phát
triển các kỹ năng làm việc theo nhóm với sự chia sẻ ý thức và trách nhiệm, thêm vào đó là biết phân công
công việc phù hợp với khả năng và sở trường của từng thành viên.
· Phát triển và rèn luyện kĩ năng mềm trong đó có kỹ năng thuyết trình để bảo vệ đề tài nghiên cứu của mình
Bên cạnh đó, việc thực hiện và bảo vệ một đề tài nghiên cứu khoa học sẽ rèn giũa cho sinh viên kỹ năng diễn
đạt, trình bày một vấn đề, kỹ năng thuyết trình, tập cho sinh viên phong thái tự tin khi bảo vệ trước hội đồng
khoa học. Đây cũng là trải nghiệm rấtquý báu và thú vị mà không phải bất kỳ sinh viên nào cũng có được
trong quãng đời sinh viên của mình.
· Xây dựng hành trang cho mình bằng những thành tích đạt được và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm thu được thông qua việc nghiên cứu khoa học, sinh viên còn tạo
dựng được những thành tích tốt trong quá trình học tập. Mỗi sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học, thực
hiện đề tài nghiên cứu sẽ được cộng thêm điểm rèn luyện. Những đề tài đạt giải được Nhà trường và các tổ
chức trong xã hội khen thưởng. Đây cũng là cách thức giúp xây dựng hành trang trước khi tốt nghiệp của
mình. Với những thành tích đạt được trong quá trình học tập, những sinh viên tích cực NCKH sẽ được các
công ty, doanh nghiệp để ý đến và tạo cơ hội vào làm việc ưu tiên hơn cả.
5. Các hình thức cơ bản trong hoạt động học tập của sinh viên (học tập trên lớp/ tự học/ thực hành, thực tập)
- Hoạt động học tập trên lớp: hoạt động học trên lớp của sinh viên, có thể được hiểu là sự tham gia của sinh
viên vào tiến trình dạy học trên lớp, có thể được nhìn nhận dưới 2 góc độ. Thứ nhất là sự tham gia biểu hiện
bên ngoài, bề mặt, thông qua hành vi, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, hoặc đơn giản chỉ là sự có mặt của sinh viên
trong lớp (classroom participation); và thứ hai là sự gắn kết vào tiến trình dạy học trên lớp (classroom
engagement) thông qua hoạt động tâm lý thực sự đang diễn ra bên trong họ trong suốt giờ học. Một sinh viên
gắn kết với hoạt động trong lớp học có thể được xem là người đóng vai trò chủ động trong việc học của mình
- Hoạt động tự học: Hoạt động tự học của SV là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo dưới sự hướng
dẫn gián tiếp của giáo viên nhằm chiếm lĩnh những tri thức khoa học bằng hành động của bản thân và đạt
được mục tiêu của giáo dục và đào tạo.
+ Hoạt động tự học là một hoạt động tìm ra ý nghĩa làm chủ kỹ xảo nhận thức, tạora cầu nối nhận thức trong
tình huống học tập; tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách thu lượm và xử lý thông tin từ môi
trường sống xung quanh mình; tự tìm kiến thức bằng hành động của chính mình, cá nhân hoá việc học tập
đồng thời hợp tác với bạn bè trong cuộc sống cộng đồng lớp học dưới sự huớng dẫn của thầy cô giáo.
+ Tự học của SV với tư cách là một hoạt động nên nó có đặc điểm và cấu trúc của hoạt động nói chung. Nó
được thúc đẩy bởi động cơ và hướng tới mục đích với đối tượng cụ thể đồng thời được thực hiện thông qua
hành động cụ thể bằng những thao tác trí tuệ linh hoạt, sáng tạo trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau.
+ Hoạt động tự học mang màu sắc của hoạt động tâm lý thực hiện chủ yếu thôngqua hành động trí tuệ, thao
tác tinh thần rất căng thẳng và phức tạp. Tính chất này thể hiện ở tính cơ bản thống nhất, tính khoa học và tính khái quát cao.
+ Đặc trưng của hoạt động tự học khác hẳn các hoạt động khác. Nó không chủ yếu hướng vào làm biến đổi
khách thể của hoạt động (tri thức, KN, KX) ... những phương thức hành vi, những giá trị mà chủ yếu hướng
vào làm biến đổi chủ thể của hoạt động – biến đổi nhân cách sinh viên. Tự học của SV là hoạt động mang tính
chất nghiên cứu (tựtìm tòi tự phát hiện tự nghiên cứu mức độ cao).
Như vậy trong hoạt động tự học, việc tích cực, độc lập nhận thức của SV không tách rời vai trò tổ chức điều
khiển của giáo viên đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò.
Theo các nhà Sư phạm: Qúa trình dạy tự học là một hệ thống toàn vẹn bao gồm ba thành tố: Thầy (dạy) – Trò
(tự học) và tri thức, chúng tương tác, thâm nhập vào nhau và qui định lẫn nhau… tạo ra chất lượng và hiệu
quả của giáo dục và đào tạo.
- Hoạt động học thực hành, thực tế, thực tập (gọi chung là học thực hành)
Hoạt động học thực hành là hoạt động kết hợp giữa học lý thuyết với thực hành ở tại Trường hoặc bên ngoài
trường nhằm giúp sinh viên nâng cao nhận thức về vai trò của giáodục trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước. Nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân trong sự phát triển của xã hội, từ đó
hình thành ý thức và tình cảm với nghề nghiệp. Tạo điều kiện để sinh viên vận dụng kiến thức lý thuyết đã
học vào thực tiễn, từ đó hình thành các kỹ năng nghề nghiệp. Kết quả thực hành thực tập là một trong những
điều kiện để đánh giá khả năng và năng lực của người học 7. Quy trình
ưu điểm của phương pháp học tập nhóm
(phương pháp thiết lập và tổ chức học nhóm), a) Quy trình:
Ngày nay việc tổ chức nhóm chính là con đường để hoàn tất công việc nhanh nhất. Trong học tập nhằm để
giúp sinh viên thể hiện được khả năng tương tác và thích ứng với môi trường học tập thì việc kết hợp học tập
với các bạn là một trong những phương pháp học hiệu quả. Tầm quan trọng của phương pháp học nhóm cũng
đã được đề cập cụ thể ở nội dung trên. Bản thân sinh viên khi tham gia vào môi trường học tập tại trường đại
học cũng nhận thức được vai trò của học nhóm tới kết quả của của mình. Tuy nhiên để thực hiện phương pháp
học tập này hiệu quả cần phải thực hiện có quy trình và tập trung thành thục các kỹ năng trong làm việc nhóm. · Thiết lập nhóm:
Xác định số lượng thành viên của mỗi nhóm trong khoảng 5 đến 8m thành viên, với số lượng này nhóm sẽ
hoạt động đạt hiệu quả hơn. Việc xác định số lượng thành viên nhóm có thể do giáo viên hoặc giáo viên giao
cho sinh viên tự tiến thực hiện.
Nhóm hình thành trên sự cộng tác kết hợp của các sinh viên cùng có chí hướng thực hiện một vấn đề nào đó
cùng với nhau; tuy nhiên để dễ dàng cho việc hoạt động và trao đổi, tốt nhất là nên thành lập nhóm từ những
thành viên có cùng điều kiện về hoạt động (thời gian, vị trí, công việc)
Các thành viên được kết nạp vào nhóm không có bất đầu riêng tư từ trước, nếu cóhãy giải quyết bất đồng
hoặc tham gia vào một nhóm khác nếu có thể.
Sau khi tập hợp đủ số thành viên, nhóm tiến hành bầu nhóm trưởng. Bầu nhóm trưởng trên cơ sở tự thỏa
thuận với nhau. Tiêu chí để bầu nhóm trưởng là:
- Nhóm trưởng là người có khả năng giao tiếp, kết nối và tạo được mối quan hệ thân thiện với các thành viên trong nhóm.
- Có khả năng đánh giá, tổng hợp một vấn đề.
- Có khả năng nhân sự: phân chia nhiệm vụ, giao nhiệm vụ cho các thành viên, đánh giá vấn đề…, ngoài khả
năng chuyên môn, khả năng này cũng rất quan trọng, nóđảm bảo công việc được thực hiện với hiệu quả cao nhất.
- Thống nhất mục tiêu chiến lược cho nhóm - Chủ trì các cuộc họp
- Đảm bảo tiến độ thực hiện các công việc, nhiệm vụ đã đề ra
- Kiểm tra, phân tích, khắc phục sai sót
- Là đại diện chính thức của nhóm
- Phân nhiệm vụ thực hiện cho từng thành viên
· Giai đoạn tiến hành thực hiện hoạt động nhóm
Nhóm hoạt động chủ yếu bằng hình thức họp nhóm. Thời gian và địa điểm donhóm tự thống nhất và quyết
định. Thường thời gian họp nhóm tiến hành trong khoảng 45-75 phút, vì sau thời gian này mức độ tập trung
không được cao. Các buổi họp nhóm càng diễn ra thường xuyên càng tốt.
* Thực hiện xây dựng phân công nhiệm vụ trên cơ sở mục tiêu và kế hoạch chungcủa nhóm của nhóm.
- Sau khi xây dựng mục tiêu tổng quát xong, chia các mục tiêu đó thành nhiều dự án ngắn hạn.
- Xây dựng các dự án cụ thể dựa trên các dự án ngắn hạn đó.
- Xây dựng các chỉ tiêu cụ thể cần thực hiện
- Xây dựng các qui tắc, qui định riêng cho nhóm, thực hiện trong nhóm và mọi thành viên trong nhóm phải
thực hiện nghiêm túc các qui định đó. * Tiến hành họp nhóm - Mở đầu:
+ Các thành viên ổn định vị trí của mình, tắt chuông điện thoại hoặc các thiết bị khác để không ảnh hưởng đến
quá trình làm việc của nhóm.
+ Nhóm trưởng hoặc một thành viên nào đó trong nhóm nêu ra các vấn đề cần được giải quyết trong buổi họp.
Sau đó các thành viên thống nhất thứ tự giải quyết các vấn đề.
- Tiến hành giải quyết vấn đề
+ Cách thức làm việc theo nhóm và tính cách kín đáo, bảo thủ, áp đặt không thểsống chung với nhau. Mọi
người đều có khả năng đưa ra nhiều ý tưởng khác nhau, khi ý tưởng được trình bày các thành viên nên chú ý
lắng nghe trọn vẹn ý tưởng, không nên phản ứng, cắt ngang ý tưởng của thành viên khác.
+ Nhóm cùng thống nhất ý tưởng và đưa ra phương án hành động. Nếu có nhiều ý tưởng và phương án có khả
năng thực hiện như nhau, nhóm tiến hành lấy ý kiến bằng hình thức biểu quyết để thống nhất ý tưởng và phương án hành động.
+ Các vấn đề, các công việc đòi hỏi nhiều sự sáng tạo và tư duy ưu tiên giải quyếttrước
+ Trên cơ sở kết quả làm việc của các thành viên, căn cứ vào thời gian hoạt động của nhóm tiến hành thống
nhất và đưa ra sản phẩm làm việc.
· Báo cáo sản phẩm và rút kinh nghiệm hoạt động của nhóm
Kết quả làm việc nhóm là sản phẩm khẳng định hiệu quả làm việc của tất cả thànhviên. Nó mang đến niềm tự
hào và kích thích sự cố gắng của các thành viên ở các nhiệm vụ tiếp theo. Chính vì thế việc báo cáo sản phẩm
nhóm cho giảng viên và cả lớp là một nhiệm vụ rất quan trọng. Khi làm việc nhóm tất cả các thành viên đều
phải am hiểu về các vấn đề trong nhiệm vụ cần thực hiện. Nếu không có yêu cầu từ phía giảng viên, nhóm có
thể chọn 1 bạn sinh viên có tố chất về giọng nói, diễn đạt để thực hiện báo cáo nhằm đưa đến kết quả tốt nhất.
Tuy nhiên nếu giảng viên yêu cầu bất kỳ thành viên nào thì cả nhóm cũng đã có tinh thần chuẩn bị trước để
diễn đạt kết quả làm việc của mình. Lưu ý cố gắng trình bày cô đọng, súc tích và đầy đủ kết quả làm việc của
nhóm theo yêu cầu của giảng viên.
Nhóm trưởng tập hợp bảng chấm công về kết quả làm việc của các thành viên trong nhóm. Thống nhất nội bộ
việc ghi nhận đóng góp của các thành viên. Rút kinh nghiệm những điều chưa thực hiện được. Sau đó báo cáo trước giảng viên
b) Ưu điểm của phương pháp học tập nhóm
- Góp phần xây dựng tinh thần đồng độ và các mối quan hệ tương hỗ, đồng thời thúc đẩy sự tích cực học tập
của cá nhân, tạo nên sự gắn kết trong một “cộng đồng” bởi trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy
sinh từ đó yêu cầu giải quyết và đểgiải quyết cần sự cố gắng của mỗi cá nhân cùng với trí tuệ của cả tập thể.
- Tăng khả năng hòa nhập, có thêm tinh thần học hỏi và biết lắng nghe người khácthông qua phần trình bày
của bản thân và sự phản hồi của mọi người xung quanh.
- Tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, mỗi người bổ sung một ý, từ đó sản phẩm của học
tập sẽ giàu tính sáng tạo và mang tính tập thể.
- Rèn luyện khả năng thuyết trình trước tập thể, kỹ năng giao tiếp và tính tự giác của mỗi cá nhân, khả năng
làm cho người khác hiểu điều mình hiểu – đây là điểm yếu của đa số sinh viên hiện nay.
Những kỹ năng được rèn luyện trong khi làm việc nhóm là rất quan trọng cho môi trường làm việc mới s ⇒ au
này, đây sẽ là tiền đề để ta biết cách làm việc trong một môi trường tập thể.
8. Kỹ thuật ghi chép trong học tập (lựa chọn, phân tích 1 kỹ thuật ghi chép trong chương trình)
- Phương pháp tạo sơ đồ tư duy:
● Phương pháp ghi chép này tạo ra một sơ đồ tư duy bằng việc từ 1 Central idea (ýchính), ý chính
thường được triển khai từ trung tâm của mặt giấy. Từ trung tâm tạo ra các nhánh (bao gồm: nhánh
chính và nhánh phụ, các nhánh được vẽ dưới dạng đường cong) kèm theo các từ khóa, các chữ viết
ngắn ngọn trên các nhánh và các icon, biểu tượng, hình vẽ đi kèm.
● Giống với Sketchnote, phương pháp này có đặc điểm: mang tính sáng tạo, kháiquát, sinh động, được
minh họa bằng nhiều hình ảnh, màu sắc nhưng các thông tin được liên kết thành các nhánh, sơ đồ.
9. Đặc điểm chung của kỹ năng mềm
Việc xác lập định nghĩa về kỹ năng mềm là một việc làm hết sức khó khăn, vì vậy phân tích các đặc điểm của
kỹ năng mềm càng không phải là vấn đề đơn giản. Tuy vậy, có thể nhấn mạnh đến những đặc điểm cơ bản sau:
- Kỹ năng mềm không phải là yếu tố thuộc về bẩm sinh của con người. Kỹ năng mềm không phải là sự “chín
muồi” của những tố chất, hay cũng không hẳn là sự “phát sáng” theo kiểu bẩm sinh đã có kỹ năng mềm ấy ở
chủ thể mà tất cả đều phải trải qua sự nỗ lực, tập luyện và phát triển một cách đích thực, có biện pháp và
phương pháp của chủ thể.
- Kỹ năng mềm không phải chỉ là biểu hiệ của trí tuệ cảm xúc. Ở một vài định nghĩa đã đề cập cũng như quan
điểm của một số tác giả, kỹ năng mềm liên quan chặt đến khả năng tương tác với người khác, vì vậy họ mặc
nhiên xem rằng đây là biểu hiện của chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ – Emotional Quotient). Theo tôi, nếu kỹ năng
mềm là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc thì việc sử dụng khái niệm trí tuệ cảmxúc lại rất bao quát và đầy đủ thì
không nhất thiết phải sử dụng thêm thuật ngữ kỹ năng mềm. Mỗi cá nhân đều có trí tuệ cảm xúc, nhưng trí tuệ
cảm xúc đó phải đạt đến một mức độ cụ thể nào đó mới có thể được gọi là kỹ năng. Vì vậy không thể đồng
nhất hai khái niệm kỹ năng mềm và trí tuệ cảm xúc.
- Kỹ năng mềm được hình thành bằng con đường trải nghiệm đích thực chứ không phải là sự “nạp” kiến thức
đơn thuần. Có thể nhận ra rằng việc con người được rèn luyện ở một nghề nghiệp thì ngoài những yêu cầu về
đạo đức nghề nghiệp thì các kỹ năng nghề theo mô hình thao tác nghề nghiệp nhằm đạt được sản phẩm luôn
được ưu tiên. Cũng chính vì vậy, những kỹ năng cơ bản và đặc trưng của nghề nghiệp thường được ưu tiên
đào tạo và phát triển. Thực tế cho thấy, những kỹ năng hỗ trợ cho nghề hoặc tạo điều kiện để vận dụng những
kỹ năng mang tính thao tá cấy lại có thể bị bỏ rơi hoặc bỏ quên. Vì vậy, sự thiếu hụt kỹ năng mềm ở SV và
người lao động đã diễn ra. Thông thường, kỹ năng mềm thường khó khăn hơn để có được vì tính chất đặc thù
của nó trong mối quan hệ với con người và hoàn cảnh.
- Kỹ năng mềm không thể “cố định” với những ngành nghề khác nhau. Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có một
mô hình kỹ năng nghề khác nhau. Chính trong việc xác định kỹ năng nghề thì những kỹ năng cơ bản và đặc
trưng mang tính chuyên môn - nghiệp vụ và những kỹ năng mềm cũng chưa được phân định rạch ròi. Nhưng
một thựctế không thể phủ nhận là ở mỗi một nghề nghiệp sẽ có những kỹ năng nghề nghiệp cơbản và những
kỹ năng hỗ trợ nghề nghiệp theo hướng giúp chủ thể nghề nghiệp thíchứng - thích nghi, dễ hoà nhập với môi
trường mang tính “xã hội”, chủ động và linh hoạt để vận dụng - triển khai kỹ năng nghề nghiệp đó chính là kỹ
năng mềm. Vì thế, mỗi nghề nghiệp khác nhau không thể có những kỹ năng mềm giống nhau
Kỹ năng mềm là những kỹ năng không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn mà thiên về mặt tinh
thần của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho quá trình thích ứng với người khác, công việc nhằm duy trì tốt mối
quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện công việc một cách hiệu quả.
10. Các nền tảng cơ bản hình thành kỹ năng phát triển bản thân (nền tảng giá trị, thái độ, kiến thức và kỹ năng)
a) Nền tảng giá trị:
Người luôn muốn mình trở nên xuất sắc, muốn bản thân làm được những điều mà người khác không
làm được, muốn phát triển xa và rộng hơn là người sở hữu nền tảng giá trị cốt lõi rất cứng rắn, những người
thuộc nhóm này không bao giờ muốn thỏa hiệp với những giá trị đó. Chẳng hạn như, khi bản thân xác định
được giá trị của mình là dũng cảm, trong mọi hoạt cảnh, phải vượt qua để giữ vững nền tẳng giá trị mình đã
đặt ra (không phó mặc và đổ thừa cho hoàn cảnh, không bỏ qua giá trị của mình là dũng cảm).
b) Nền tảng về thái độ:
- Trong cuộc sống, bản chất của mọi sự việc, mọi vấn đề là như nhau. Cùng làmột sự thất bại, nhưng có người
vì đó mà tích lũy kinh nghiệm, rút ra bài học quý giá cho bản thân, đứng lên và tìm kiếm cơ hội mới. Nhưng
cũng có không ít người vì đó mà lún sâu vào buồn phiền, chán nản, muốn bỏ cuộc và thậm chí là không thể
nào vực dậy tinh thần. Nói như vậy để thấy rằng, mọi sự việc và kết quả chuyển biến như thế nào sau đó là tùy
vào cách tiếp cận của mỗi người, tích cực hay tiêu cực mà thôi.
- Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thường nghe thấy câu: “Thái độ quan trọng hơn trình độ”, trong công việc
vẫn thường hay nói: “Tuyển dụng về thái độ, huấn luyện về kỹ năng”. Đó chính là lý do những người ban đầu
đã có thái độ không tốt, thì rất khó để dạy bảo và tự phát triển bản thân mình. Thái độ đúng sẽ giúp cho chúng
ta nhìn nhận vấn đề đúng để từ đó ta tích cực trong công việc, học hỏi và cầu tiến để chuyên môn được hoàn
thiện mỗi ngày, đáp ứng tốt cho công việc.
c) Nền tảng về kiến thức:
Kiến thức, tri thức là những gì mà chúng ta được tiếp cận từ lúc còn nhỏ, đặc biệt trong quãng thời gian
12 năm học phổ thông và cả những năm tháng đại học dài đằng đẵng. Tuy nhiên, kiến thức ở đây không chỉ
giới hạn bởi những gì mà chúng ta được dạy ở trường, ở lớp. Trong một thế kỷ rất khác, kiến thức là một đại
dương và có lẽ, sự rộng lớn, vĩ đại của nó sẽ là nguồn động lực để chúng ta phát triển bản thân cả đời. Và xưa
và nay đã khác xã rất nhiều, ngày xưa chúng ta bịhạn chế bởi các nguồn tài liệu nhưng nay với công nghệ phát
triển, chỉ cần một cái máy điện thoại thông minh đã giúp ta khám phá nhiều hơn để phát triển trí tuệ của mình.
d) Nền tảng về kĩ năng:
- Thật sự rất hạn chế với những người có kiến thức, nhưng lại thiếu về kỹ năng. Trên thực tế, kỹ năng sống,
kỹ năng mềm là những thứ mà chúng ta bị hạn chế nhất, thậm chí trước đây chúng còn chẳng được nhắc đến
trong thời gian cònngồi trên ghế nhà trường. Không trau dồi và chịu khóa tự học kỹ năng của sinh viên là một
điểm yếu của giới trẻ. Kỹ năng là một trong những yếu tố cốt lõi để phát triển bản thân mỗi ngày.
- Trên hành chính phát triển của mỗi người, chúng ta đều phải cần học hỏi và rèn luyện bốn nhóm nền tảng
này. Đó là những gì sẽ giúp chúng ta định hướng được cụ thể cái gì cần nâng cao, cần học hỏi một cách có hệ
thống để phát triển bản thân liên tục, về mọi khía cạnh, mà không đơn thuần dừng lại ở việc tiếp nhận dữ liệu và thông tin.
11. Mối quan hệ của kỹ năng mềm, kỹ năng cứng và kỹ năng sống trong phát triển nghề nghiệp
- Mối quan hệ giữa kỹ năng sống (KNS) và kỹ năng mềm (KNM): KNS bao hàm cả KNM; KNM là một bộ
phận quan trọng của KNS. KNS giúp con người sống hạnh phúc trong cuộc sống thì KNM giúp con người
hạnh phúc trong công việc mà công việc là một bộ phận quan trọng cấu thành nên cuộc sống.
+ KNS theo nghĩa rộng là giúp cho con người có khả năng tồn tại và thích ứng trước cuộc sống thực tế, là một
năng lực quan trọng để con người làm chủ được bản thân và chung sống và thích ứng với mọi người xung
quanh, với xã hội; với môi trường, với thiên nhiên, … một cách hiệu quả.
+ KNM giúp cá nhân tồn tại và thành công trong công việc và trong những mối quan hệ với người khác; nó
hướng đến giúp mỗi cá nhân thích nghi trong công việc, tương tác hiệu quả với người khác và thúc đẩy công
việc đạt hiệu quả cao. KNM phụ thuộc vào nghề nghiệp mà đặc biệt là đối tượng của nghề nghiệp hướng đến.
- Mối quan hệ giữa KNC và KNM trong phát triển nghề nghiệp: Mỗi con người để có một công việc, tất yếu
họ phải được đào tạo đủ KN chuyên môn (KNC) đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của vị trí công việc. KNC giúp
cho con người bước vào ngưỡng cửa của nghề nghiệp, vị trí làm việc, …Nhưng các KNM mới là thứ giúp
chohọ vững vàng trong nghề nghiệp, giữ được việc làm và thành đạt trong cuộc sống. Thái độ đối với công
việc, giao tiếp, trí tuệ tình cảm và các đức tính, giá trị cá nhân khác là những KNM không thể thiếu để mỗi
người phát triển nghề nghiệp. KNM luôn đồng hành cùng KNC và KNM bổ trợ cho các KNC được phát huy,
phát triển. Nhờ có sự kết hợp giữa KNC và KNM giúp cho mỗi cá nhân có được sự thành công trong quá trình
phát triển nghề nghiệp của mình, họ khẳng định được vị trí của mình trong tổ chức, trong xã hội.
12. Các hoạt động (các con đường) hình thành kỹ năng mềm cho sinh viên trong môi trường đại học
a) Thông qua hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy học là hoạt động cơ bản và quan trọng của nhà trường. Hoạt động dạy học có tổ chức sư
phạm đặc biệt. Với vai trò của GV trong dạy học là tổ chức, điều khiển làm cho người học tự giác, tích cực,
chủ động, tự điều khiển hoạt động nhận thức để tìm tòi, khám phá tri thức, hình thành và phát triển KN. Tổ
chức dạy học GV lồng ghép phát triển KNM cho SV vào các bài học, môn học; quá trình tổ chức dạyhọc sử
dụng các hình thức hoạt động (thảo luận nhóm, seminar chuyên đề, bài tập tình huống...), các phương pháp
dạy học tương tác tạo môi trường thuận lợi để SV thực hành trải nghiệm và rèn luyện KN (KN chuyên môn,
KNM). Phát triển KNM cho SVthông qua hoạt động dạy học là con đường cơ bản, quyết định việc hình thành và phát triển KNM cho SV.
b) Thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tổ chức lớp ngoại khóa về rèn luyện các KNM gắn với môn học, chuyên ngành ĐT. Nội dung được
thiết kế theo chủ đề và được tổ chức hoạt động tương tác, tích cựctạo điều kiện cho SV được hoạt động trong
môi trường thuận lợi để rèn luyện và phát triển KNM. Đoàn thanh niên, Hội SV tổ chức các hoạt động: Văn
nghệ, thể thao; CLB SV (SV thanh lịch; tình bạn; nghệ thuật, kinh doanh, hùng biện, kế toán, Tiếng Anh…).
Tham gia các hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội SV tổ chức SV được phát huy khả năng, tố chất cá nhân; tự
điều chỉnh nhận thức, hành vi; trao đổi kinh nghiệm; phát huy mặt tích cực; ngăn chặn, sửa chữa các biểu hiện
tiêu cực, lạc hậu; kích thích tính chủ động, sáng tạo và tự tin thể hiện mình trong mọi tình huống. Phát triển
KNM cho SV thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là con đường quan trọng giúp SV
trải nghiệm, rèn luyện và phát triển KNM.
c) Thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm lao động nghề nghiệp
Các hoạt động trải nghiệm lao động nghề nghiệp được tổ chức đảm bảo các yêucầu sư phạm là cơ hội
tốt để SV tiếp cận với môi trường làm việc thực tế; vận dụng thực hành các KN (KN cứng, KNM), đồng thời
học hỏi những kinh nghiệm, hình thành những KN mới trong lao động nghề nghiệp. Sự trải nghiệm lao động
nghề nghiệp sẽ giúp SV củng cố kiến thức, thực hành KN, có những thao tác phù hợp để hoàn thiện các KN (KN nghề nghiệp, KNM).
d) Thông qua tổ chức hoạt động cộng đồng, xã hội
Ngày nay, SV không chỉ vận dụng những KNM vào công việc và cuộc sống củariêng họ, mà còn chia
sẻ với cộng đồng, XH. Trong các hoạt động cộng đồng, xã hộiSV được trải nghiệm KNM thông qua công việc
vận dụng những KNM để giải quyết vấn đề xảy ra trong thực tiễn, đồng thời thông qua đó khám phá những
khả năng tiềm ẩn của chính mình và phát triển KN mới. Vì vậy, tổ chức các hoạt động xã hội giúp cho SV
được trải nghiệm và phát triển KNS, trong đó có KNM
e) Thông qua hoạt động tự rèn luyện của SV
Tính tích cực, tự giác rèn luyện của SV là yếu tố quyết định kết quả rèn luyện KNM của SV. Tự giác
tích cực thực hiện nhiệm vụ cá nhân, tham gia hoạt động nhóm, cộng đồng XH là yếu tố giúp SV ngày càng
hoàn thiện KNM. Trong quá trình giảng dạy, rèn luyện nghề nghiệp, GV cần đưa ra những định hướng, chỉ
dẫn để SV tự rèn luyện, tự trải nghiệm cuộc sống, thực tế nghề nghiệp nhằm phát triển KNM cho bản thân. PHẦN THỰC HÀNH
1. Lựa chọn, mô tả và phân tích nội dung, ý nghĩa, cách thức hình thành một kỹ năng mềm cụ thể mà
anh chị cho là hữu ích, cần thiết đối với sinh viên.
- Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cơ bản, hữu ích và cần thiết đối với sinh viên.
- Kỹ năng giao tiếp là khả năng truyền đạt thông tin, ý kiến và cảm xúc một cách hiệu quả và hiệu quả đến
người khác. Kỹ năng giao tiếp bao gồm khả năng nghe và hiểu người khác, sử dụng ngôn ngữ phù hợp, sử
dụng cử chỉ và biểu đạt thể hiện thông điệp một cách rõ ràng, logic và linh hoạt. - Ý nghĩa: .
● Kỹ năng giao tiếp tốt không chỉ giúp ta truyền đạt ý kiến và thông tin một cách hiệu quả, mà còn giúp
xây dựng mối quan hệ tốt, giải quyết xung đột, thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác, và tạo ra môi trường
làm việc tích cực và thân thiện. - Nội dung:
● Kỹ năng giao tiếp giúp bạn truyền tải thông tin một cách rõ ràng, chính xác và hiệu quả.
● Ngoài việc sử dụng từ ngữ, kỹ năng Giao tiếp còn liên quan đến ngôn ngữ cơ thể, bao gồm cử chỉ, biểu
hiện khuôn mặt, và giọng điệu.
● Giao tiếp không chỉ là việc nói mà còn là việc lắng nghe. Sự hiểu biết và phản hồi tốt từ người khác là quan trọng.
● Trong môi trường công việc, xung đột không thể tránh được. Kỹ năng giao tiếp giúp bạn giải quyết
xung đột một cách hiệu quả, bằng cách lắng nghe và hiểu quan điểm của người khác, tạo ra sự thông
cảm và tìm kiếm các giải pháp hoà hợp. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng giúp tránh hiểu lầm và xung đột không cần thiết. - Cách thức hình thành:
● Giao tiếp là một kỹ năng có thể được luyện tập hàng ngày thông qua việc tham gia vào các cuộc trò
chuyện, thảo luận, và thậm chí qua việc viết.
● Đừng bỏ qua việc thường xuyên trau dồi, nâng cao vốn từ vựng và ngữ pháp ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn
để có thể diễn đạt ý kiến và thông tin một cách chính xác và rõ ràng. Đọc sách, báo, và luyện viết để
cải thiện khả năng sử dụng ngôn ngữ.
● Giao tiếp không chỉ dựa trên ngôn ngữ nói, mà còn bao gồm cử chỉ, biểu cảm và thái độ cơ thể. Hãy
chú ý đến cách bạn diễn đạt thông điệp bằng cách sử dụng cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm khuôn
mặt. Điều này giúp bạn truyền tải thông điệp một cách toàn diện và hiệu quả hơn.
● Nhận phản hồi từ người khác là một cách quan trọng để cải thiện kỹ năng giao tiếp. Học hỏi từ kinh
nghiệm và đề xuất cải tiến
● Tự tin trong giao tiếp giúp bạn truyền đạt ý kiến và thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả. Hãy kiên
nhẫn và không sợ thất bại. Giao tiếp là một quá trình học tập liên tục, và việc phát triển kỹ năng sẽ đòi
hỏi thời gian và nỗ lực.
Kỹ năng Giao tiếp không chỉ là khóa để mở cửa thành công cá nhân mà còn là yếu tố quan trọng trong quá
trình học tập và phát triển sự nghiệp. Điều này đặc biệt quan trọng trong một thế giới nơi mà sự kết nối giữa
con người ngày càng quan trọng.
2. Phân tích sự khác nhau giữa môi trường học tập phổ thông và môi trường đại học
Môi trường học tập phổ thông Môi trường đại học
Hoạt động học tập và Môi trường học tập phổ thông thường có Ở môi trường đại học, có sự linh hoạt
hoạt động chính trị cấu trúc giáo dục chung và chủ yếu tập cao hơn trong việc chọn lựa chương trình xã hội
trung vào việc truyền đạt kiến thức cơ học tập. Hoạt động xã hội và chính trị
bản. Hoạt động ngoại khóa và các sự thường rộng lớn hơn, với sự tham gia
kiện văn hóa thường được tổ chức nhưng của sinh viên vào các câu lạc bộ, tổ chức không nhiều.
sinh viên, và các hoạt động cộng đồng.
Hình thức đào tạo và Học sinh thường theo chương trình học Sinh viên có khả năng lựa chọn chương chương trình học tập
tập chung vào các môn học bắt buộc và trình học tập chuyên sâu hơn theo sở
giáo viên thường dạy nhiều lĩnh vực.
thích cá nhân. Có nhiều lựa chọn chương
trình và các khóa học chuyên ngành.
Nội dung học tập và Nội dung học tập chủ yếu là kiến thức Nội dung học tập phức tạp hơn, đòi hỏi
phương pháp học tập cơ bản, và phương pháp học tập thường sự nghiên cứu và phân tích sâu sắc hơn.
dựa vào giảng dạy trực tiếp và kiểm tra Phương pháp học tập linh hoạt với sự kết định kỳ.
hợp giữa giảng dạy, thảo luận, và dự án nghiên cứu. Thầy cô và bạn bè
Học sinh thường có ít thầy cô hơn và Sinh viên thường có mối quan hệ với
mối quan hệ thường chủ yếu tập trung nhiều giáo viên và bạn bè. Môi trường
trong giáo viên và học sinh.
đại học khuyến khích sự độc lập và tìm hiểu từ người học.
Kế hoạch học tập và Kế hoạch học tập thường được quy định Sinh viên có tự do lớn hơn trong việc tự quản lý thời gian
sẵn trong lịch trình học lớp. Sinh viên xây dựng kế hoạch học tập và quản lý
thường ít có tự do quản lý thời gian của thời gian. Sự tự chủ và tự quản lý trở nên mình. quan trọng.
Sự khác nhau giữa môi trường học tập phổ thông và đại học thường phản ánh sự chuyển đổi từ học sinh
trung học đến sinh viên đại học, với sự tự do và trách nhiệm lớn hơn trong quá trình học tập và phát triển cá nhân.
3. Hãy chứng minh, tham gia các hoạt động chính trị xã hội có nhiều ý nghĩa trong việc hình thành các
kỹ năng mềm, kỹ năng sống ở sinh viên.
- Một số hoạt động chính trị xã hội trong trường học:
● Tham gia tuần sinh hoạt công dân của sinh viên năm nhất
● Sự kiện chào tân sinh viên của trường
● Chiến dịch tình nguyện hiến máu nhân đạo
● Tham gia các câu lạc bộ của trường, các sự kiện của trường
● Đến trường tri ân, tặng hoa cho các thầy cô nhân ngày 20/11 - Ý nghĩa:
● Xây dựng mạng lưới quan hệ xã hội và những mối quan hệ mới
● Phát triển được các kĩ năng mềm, kĩ năng sống cho bản thân
● Cải thiện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, giúp bản thân tự tin, cởi mở hơn với bạn bè và mọi người xung quanh
● Việc đến trường tri ân, tặng hoa cho các thầy cô nhân ngày 20/11 để tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô đã dẫn dắt mình
- Một số kỹ năng mềm, kỹ năng sống ở sinh viên được hình thành trong các hoạt động chính trị xã hội:
● Kỹ Năng Giao Tiếp: Tham gia các buổi thảo luận, diễn đàn chính trị, sinh viên cần giao tiếp hiệu quả
để truyền đạt ý kiến và lắng nghe ý kiến khác.
● Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian: Tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội đồng nghĩa với việc sinh
viên cần phải cân nhắc và phân bổ thời gian một cách hợp lý giữa học tập, công việc, và các hoạt động xã hội.
● Kỹ Năng Tìm Kiếm Thông Tin và Nghiên Cứu: Để tham gia vào các chiến dịch và diễn đàn chính trị,
sinh viên thường cần phải nghiên cứu và tổ chức thông tin. Điều này phát triển kỹ năng tìm kiếm
thông tin và nghiên cứu của họ.
● Tình Thần Tự Giác và Tự Chủ: Tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội thường đòi hỏi tình thần
tự giác và sự tự chủ. Sinh viên cần phải đảm nhận trách nhiệm và tự quản lý các hoạt động của mình.
- Ví dụ: một hoạt động em đã tham gia là tuần sinh hoạt công dân đầu năm đối với sinh viên năm nhất mới
vào trường. Qua đó, em thấy được tuần sinh hoạt công dân có nhiều lợi ích. Tuần sinh hoạt công dân giúp sinh
viên hiểu rõ hơn về trách nhiệm và vai trò của mình. Tuần sinh hoạt công dân tạo ra cơ hội để sinh viên gặp
gỡ, tương tác với nhau, xây dựng mối những mối quan hệ mới. Tuần sinh hoạt công dân còn giúp em hiểu hơn
về trường và các thầy cô đang giảng dạy tại trường.
4. Hãy lựa chọn một đầu sách tâm, giới thiệu và biện luận theo các nội dung (ý nghĩa, sự phù hợp với
sinh viên; chỉ ra được các bài học giá trị đối với bạn và mọi người)
Tên quyển sách: "Người Hiểu Và Người Được Hiểu" của tác giả Stephen R. Covey
- Nội dung quyển sách: Đề cập đến việc phát triển cá nhân và quản lý bản thân. Tác giả trình bày một kết cấu
7 thói quen mạnh mẽ, được xem là nguyên lý căn bản để đạt được hiệu suất cao trong cuộc sống cá nhân và
nghề nghiệp. Những thói quen này không chỉ giúp định hình tư duy và hành động của người đọc mà còn tạo
nên cơ sở vững chắc cho mối quan hệ giữa con người với chính bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường xã hội. - Ý nghĩa:
● Cuốn sách tập trung vào kỹ năng giao tiếp và giúp sinh viên hiểu rõ hơn về quá trình tìm kiếm ý nghĩa
cuộc sống và xây dựng mối quan hệ tích cực với người xung quanh. Với tình hình đầy áp lực và thách
thức trong cuộc sống sinh viên, việc hiểu đúng bản thân và xây dựng mối quan hệ tích cực là quan trọng.
● Cuốn sách khuyến khích người đọc nhìn nhận và hiểu rõ về bản thân, điều này giúp họ phát triển lòng tự trọng và tự lập.
● Bằng cách áp dụng 7 thói quen, người đọc có cơ hội xây dựng nền tảng vững chắc cho sự hiệu quả
trong công việc và cuộc sống.
● Tác giả giúp độc giả hiểu cách quản lý thời gian hiệu quả và xác định ưu tiên công việc quan trọng nhất.
● Tác giả khám phá cách xử lý mối quan hệ giữa con người, làm thế nào để hiểu biết và tôn trọng người
khác, từ đó xây dựng mối quan hệ tích cực. - Bài học:
● Ưu tiên công việc quan trọng trước công việc khẩn cấp là chìa khóa của hiệu suất cao. Điều này giúp
xây dựng nền tảng bền vững và định hình đúng hướng cho cuộc sống.
● Tìm hiểu về những giá trị cốt lõi và mục tiêu lớn trong cuộc sống, sau đó hành động theo hướng đó.
Bằng cách này, cuộc sống trở nên có ý nghĩa và đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn cá nhân.
● Xây dựng các mối quan hệ dựa trên nguyên tắc win - win, nơi mà cả hai bên đều có lợi và đạt được
mục tiêu cá nhân. Điều này tạo ra sự hỗ trợ và hài lòng trong mối quan hệ.
● Tích cực lắng nghe và hiểu rõ người khác trước khi đưa ra ý kiến của bản thân.
● Sự học hỏi liên tục và việc đầu tư vào bản thân là chìa khóa để phát triển cá nhân và duy trì hiệu suất cao trong mọi lĩnh vực.
Cuốn sách này không chỉ mang lại lợi ích cho các mối quan hệ cá nhân mà còn là một nguồn cảm hứng để
phát triển bản thân, quản lý công việc, và định hình tư duy tích cực trong cuộc sống.
5. Anh/ chị hãy vận dụng kiến thức để xây dựng kế hoạch học tập của một học phần cụ thể/ một học kỳ/
một năm học. (Nhận diện bản thân và các điều kiện học tập; Xác định mục tiêu học tập của học phần; Xác
định nội dung học tập của học phần/học kỳ/năm học và lựa chọn biện pháp thực hiện; cách thức triển khai)
KẾ HOẠCH HỌC TẬP HỌC KỲ I NĂM NHẤT
- Em tên là …, hiện đang là sinh viên năm nhất ngành Ngôn ngữ Anh - Mục tiêu:
● Hoàn thành chương trình học học kì 1 và đạt tối thiểu 3.0 trung bình các học phần
● Rèn luyện các kỹ năng để phát triển bản thân Môn học Thời gian kết Nội dung công việc Phương pháp thúc học phần Hà Nội học 25/9/2023 –
- Thảo luận với các thành viên
- Dành ra 1 – 2 tiếng để tìm hiểu bài 26/11/2023
về bài thuyết trình của nhóm về - Có thể tham khảo tài liệu trên
chủ đề: Nét đẹp của người Hà
internet, các trang báo,… và mượn Nội xưa và nay
sách, tài liệu của thư viện để mở
- Tìm hiểu, nghiên cứu về các rộng kiến thức
chủ đề khác liên quan tới vẻ đẹp - Vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống kiến Hà Nội thức Sinh viên
- Cùng các thành viên trong đại học
nhóm thảo luận, chia sẻ về bài tập giảng viên giao
- Đọc giáo trình và tìm hiểu nội dung bài Triết học
- Tìm hiểu về các vấn đề triết
- Đây là môn khó nên nếu gặp khó Mác - học
khăn hoặc không hiểu bài thì phải Lênin
- Đọc trước các bài học trong hỏi giảng viên, bạn bè giáo trình
- Có thể tham khảo tài liệu trên
- Hệ thống lại kiến thức và nghe internet, các trang báo,… và mượn
lại bài giảng sau mỗi buổi học
sách, tài liệu của thư viện để mở rộng kiến thức Ngữ âm
- Luyện đọc, phát âm và chú ý
- Dành ra 2 – 3 tiếng để học môn thực hành
đến các trọng âm, cách lên chuyên ngành
xuống khi đọc trong mỗi câu,
- Nghe các video như TED Talks,…
mỗi văn bản, hội thoại
hoặc xem các bộ phim nước ngoài - Học từ vựng
để cải thiện kỹ năng nghe, nói - Tập nói, giao tiếp
- Ôn lại từ vựng hàng ngày
- Ghi âm giọng nói của mình hoặc
tập nói trước gương để có thể sửa
lại phát âm và tự tin trước đám đông GDQP - 25/9/2023 –
- Tìm hiểu trong giáo trình về
- Vẽ lại sơ đồ tư duy hệ thống kiến AN1 và 2 29/10/2023
các bài học về quốc phòng an thức ninh
- Nghe giảng và note lại những
kiến thức mà giảng viên nhắc đến