Hướng dẫn phần mở bài và kết luận cho đề tài tiểu luận “Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc" | Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

Có thể nói vấn đề dân tộc luôn có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của mỗi quốc gia cả trong lịch sử và trong thế giới hiện đại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

PHẦN MỞ ĐẦU
Có thể nói vấn đề dân tộc luôn có vị trí vô cùng quan trọng trong
đời sống chính trị - xã hội của mỗi quốc gia cả trong lịch sử và trong thế
giới hiện đại. Vấn đề dân tộc mang trong mình tính đặc thù quan trọng,
liên quan đến quốc gia - quốc tế, có tính thời sự cấp bách và rất nhạy
cảm.
Ở nhiều nước trên thế giới, vấn đề dân tộc đang được quan tâm hàng
đầu. Dễ thấy có nhiều cuộc chiến tranh vừa và nhỏ đều bắt đầu từ vấn đề
dân tộc khi chưa thành công trong việc hoạch định và thực thi chiến lược,
chính sách đối với các dân tộc thiểu số...Như vậy, vì chưa giải quyết đúng
đắn và triệt để các vấn đề liên quan đến dân tộc nên từ đó mà nó ảnh
hưởng đến sự ổn định, tồn tại và phát triển của nhà nước, thể chế chính trị
của cả quốc gia.
Nhìn nhận lại quá trình lịch sử phát triển của nhân loại đã xuất hiện
các loại hình cộng đồng dân cư từ thấp đến cao. Và trong quá trình đó,
bậc cao nhất được hình thành là “Dân tộc”. Trên thế giới, hiện nay có
khoảng 2000 dân tộc khác nhau đang cùng sinh sống và tồn tại. Riêng
Việt Nam ta cũng là một quốc gia đa dân tộc (gồm 54 dân tộc). Lẽ đó mà
việc nghiên cứu về vấn đề dân tộc trong xã hội là một điều vô cùng cần
thiết.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã nghiên cứu vấn đề dân tộc một cách có
hệ thống, có cơ sở khoa học, lý luận sắc bén và đầy đủ nhất để nhằm làm
rõ vấn đề dân tộc. Nhờ đó mà học sinh, sinh viên có thể tiếp cận lý luận
xã hội một cách chính xác nhất.
Trên đó là tất cả lí do cho thấy tầm quan trọng của “Vấn đề dân
tộc”. Vì vậy, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin về vấn đề dân tộc” để làm đề tài nghiên cứu.
PHẦN KẾT LUẬN
Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận, là phương
pháp luận khoa học để nhận thức và giair quyết đúng đắn mối quan hệ
giưã giai cấp - dân tộc - nhân loại ngày nay. Đây còn là cơ sở lý luận để
đấu tranh, phê phán các quan điểm sai lầm của các học giả tư sản và chủ
nghĩa cơ hội về vấn đề này hiện nay. (sách)
Trên cơ sở kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề
dân tộc. Việt Nam ta trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã thấm
nhuần tư tưởng đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc giữ vị trí đặc biệt quan
trọng, nhất quán và xuyên suốt trong đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Ngày nay, trên con đường
xây dựng đất nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa bình đẳng, văn minh và
phát triển, thì Đảng và Nhà nước càng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của
khối đại đoàn kết toàn dân, sức mạnh đoàn kết, sự gắn bó giữa các dân
tộc trong quốc gia có ảnh hưởng vô cùng to lớn, mạnh mẽ đến nền kinh
tế, văn hóa, chính trị, xã hội của đất nước.
Chính vì hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề đân tộc, Đảng và Nhà
nước ta luôn chủ chương thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc. Toàn
thể 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam đều được bình đẳng về
quyền lợi và nghĩa vụ. Đồng thời tập trung sức xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở chính trị và cán bộ các dân tộc vững
mạnh, kết hợp hài hòa sự phát triển từng dân tộc với sự phát triển chung
của quốc gia đa dân tộc, thậm chí còn có nhiều chính sách ưu tiên cho
đồng bào dân tộc thiểu số để thông qua đó sớm thu hẹp khoảng cách về
sự chênh lệch ở các mặt giữa các dân tộc, giữ vững an ninh, quốc phòng
ở vùng dân tộc...
Ngoài ra, trong sự nghiệp cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
giải quyết dúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích giai cấp, lượi ích dân tộc và
lợi ích nhân loại. Cho đến ngày nay, với công cuộc đổi mới toàn diện đất
nước Việt Nam chính là một đóng góp quan trọng vào phong trào cách
mạng thế giới và tiến bộ xã hội trong thời đại ngày nay. Trên đà tiến đến
mục tiêu của Cách Mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, cần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp
với sức mạnh của thời đại. Đồng thười với đó, cần vận dụng sáng tạo lý
luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp, về mối quan hệ giữa giai cấp, dân
tộc và nhân loại của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào
điều kiện cụ thể của Việt Nam. Để từ đó đưa sự nghiệp đổi mới đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa đi đến thắng lợi, góp phần tích cực vào
thực hiện tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới. (sách)
Như vậy, thực trạng tình hình dân tộc của nước ta hiện nay là tốt
đẹp hơn bao giờ hết, các dân tộc trên đất nước Việt Nam đang cùng nhau
phát triển, tiến bộ vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
văn minh. Song, cần phải lưu ý rằng: dân tộc là vấn đề chiến lược lớn, là
vấn đề rất dễ nhạy cảm. Hơn nữa, tính chất quan trọng của nó không phải
chỉ là nhất thời mà còn là vấn đề chiến lược lâu dài. Do đó việc thực hiện
chính sách bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, cùng xây
dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, là sức mạnh và điều kiện đảm bảo an
ninh và phát triển bền vững của một nước có nhiều dân tộc như nước ta.
Chiêm nghiệm và học hỏi những tư tưởng đạo lí trong lời dạy của
cha ông ta ngày trước rằng: “Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại
lên hòn núi cao”. Chẳng sức mạnh nào to lớn hơn sức mạnh của đoàn kết,
chẳng một kẻ thù nào có thể đánh bại được một quốc gia trong khi các
dân tộc trên quốc gia ấy một lòng một dạ cùng gắn bó, cùng đắp xây và
phát triển quê hương vững bền và giàu mạnh. Và Việt Nam ta chính là
một quốc gia như thế.
| 1/2

Preview text:

PHẦN MỞ ĐẦU
Có thể nói vấn đề dân tộc luôn có vị trí vô cùng quan trọng trong
đời sống chính trị - xã hội của mỗi quốc gia cả trong lịch sử và trong thế
giới hiện đại. Vấn đề dân tộc mang trong mình tính đặc thù quan trọng,
liên quan đến quốc gia - quốc tế, có tính thời sự cấp bách và rất nhạy cảm.
Ở nhiều nước trên thế giới, vấn đề dân tộc đang được quan tâm hàng
đầu. Dễ thấy có nhiều cuộc chiến tranh vừa và nhỏ đều bắt đầu từ vấn đề
dân tộc khi chưa thành công trong việc hoạch định và thực thi chiến lược,
chính sách đối với các dân tộc thiểu số...Như vậy, vì chưa giải quyết đúng
đắn và triệt để các vấn đề liên quan đến dân tộc nên từ đó mà nó ảnh
hưởng đến sự ổn định, tồn tại và phát triển của nhà nước, thể chế chính trị của cả quốc gia.
Nhìn nhận lại quá trình lịch sử phát triển của nhân loại đã xuất hiện
các loại hình cộng đồng dân cư từ thấp đến cao. Và trong quá trình đó,
bậc cao nhất được hình thành là “Dân tộc”. Trên thế giới, hiện nay có
khoảng 2000 dân tộc khác nhau đang cùng sinh sống và tồn tại. Riêng
Việt Nam ta cũng là một quốc gia đa dân tộc (gồm 54 dân tộc). Lẽ đó mà
việc nghiên cứu về vấn đề dân tộc trong xã hội là một điều vô cùng cần thiết.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã nghiên cứu vấn đề dân tộc một cách có
hệ thống, có cơ sở khoa học, lý luận sắc bén và đầy đủ nhất để nhằm làm
rõ vấn đề dân tộc. Nhờ đó mà học sinh, sinh viên có thể tiếp cận lý luận
xã hội một cách chính xác nhất.
Trên đó là tất cả lí do cho thấy tầm quan trọng của “Vấn đề dân
tộc”. Vì vậy, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin về vấn đề dân tộc” để làm đề tài nghiên cứu. PHẦN KẾT LUẬN
Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận, là phương
pháp luận khoa học để nhận thức và giair quyết đúng đắn mối quan hệ
giưã giai cấp - dân tộc - nhân loại ngày nay. Đây còn là cơ sở lý luận để
đấu tranh, phê phán các quan điểm sai lầm của các học giả tư sản và chủ
nghĩa cơ hội về vấn đề này hiện nay. (sách)
Trên cơ sở kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề
dân tộc. Việt Nam ta trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã thấm
nhuần tư tưởng đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc giữ vị trí đặc biệt quan
trọng, nhất quán và xuyên suốt trong đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Ngày nay, trên con đường
xây dựng đất nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa bình đẳng, văn minh và
phát triển, thì Đảng và Nhà nước càng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của
khối đại đoàn kết toàn dân, sức mạnh đoàn kết, sự gắn bó giữa các dân
tộc trong quốc gia có ảnh hưởng vô cùng to lớn, mạnh mẽ đến nền kinh
tế, văn hóa, chính trị, xã hội của đất nước.
Chính vì hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề đân tộc, Đảng và Nhà
nước ta luôn chủ chương thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc. Toàn
thể 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam đều được bình đẳng về
quyền lợi và nghĩa vụ. Đồng thời tập trung sức xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở chính trị và cán bộ các dân tộc vững
mạnh, kết hợp hài hòa sự phát triển từng dân tộc với sự phát triển chung
của quốc gia đa dân tộc, thậm chí còn có nhiều chính sách ưu tiên cho
đồng bào dân tộc thiểu số để thông qua đó sớm thu hẹp khoảng cách về
sự chênh lệch ở các mặt giữa các dân tộc, giữ vững an ninh, quốc phòng ở vùng dân tộc...
Ngoài ra, trong sự nghiệp cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
giải quyết dúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích giai cấp, lượi ích dân tộc và
lợi ích nhân loại. Cho đến ngày nay, với công cuộc đổi mới toàn diện đất
nước Việt Nam chính là một đóng góp quan trọng vào phong trào cách
mạng thế giới và tiến bộ xã hội trong thời đại ngày nay. Trên đà tiến đến
mục tiêu của Cách Mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, cần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp
với sức mạnh của thời đại. Đồng thười với đó, cần vận dụng sáng tạo lý
luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp, về mối quan hệ giữa giai cấp, dân
tộc và nhân loại của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào
điều kiện cụ thể của Việt Nam. Để từ đó đưa sự nghiệp đổi mới đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa đi đến thắng lợi, góp phần tích cực vào
thực hiện tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới. (sách)
Như vậy, thực trạng tình hình dân tộc của nước ta hiện nay là tốt
đẹp hơn bao giờ hết, các dân tộc trên đất nước Việt Nam đang cùng nhau
phát triển, tiến bộ vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
văn minh. Song, cần phải lưu ý rằng: dân tộc là vấn đề chiến lược lớn, là
vấn đề rất dễ nhạy cảm. Hơn nữa, tính chất quan trọng của nó không phải
chỉ là nhất thời mà còn là vấn đề chiến lược lâu dài. Do đó việc thực hiện
chính sách bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, cùng xây
dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, là sức mạnh và điều kiện đảm bảo an
ninh và phát triển bền vững của một nước có nhiều dân tộc như nước ta.
Chiêm nghiệm và học hỏi những tư tưởng đạo lí trong lời dạy của
cha ông ta ngày trước rằng: “Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại
lên hòn núi cao”. Chẳng sức mạnh nào to lớn hơn sức mạnh của đoàn kết,
chẳng một kẻ thù nào có thể đánh bại được một quốc gia trong khi các
dân tộc trên quốc gia ấy một lòng một dạ cùng gắn bó, cùng đắp xây và
phát triển quê hương vững bền và giàu mạnh. Và Việt Nam ta chính là một quốc gia như thế.