Hướng dẫn sử dụng hệ thống phanh khí nén | Tài liệu môn Công nghệ kĩ thuật Ô tô Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Tàu hỏa, xe buýt và các xe đầu kéo đều lựa chọn phanh khí nén mà không sử dụng phanh thuỷ lực bởi nhiều tính năng nổi trội sau đây chúng ta cùng xem một số hướng dẫn khi sử dụng hệ thống phanh này .1. Khi xe chưa nổ máy: Khi xe ô tô không chuyển động và chưa nổ máy thì ta cần kiểm tra hệ thống an toàn, ta cần kiểm tra xem các ống nối và các đường ống có kín khít hay không và Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Công nghệ kĩ thuật oto (OTO21)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Hướng dẫn sử dụng hệ thống phanh khí nén
Tàu hỏa, xe buýt và các xe đầu kéo đều lựa chọn phanh khí nén mà không sử dụng
phanh thuỷ lực bởi nhiều tính năng nổi trội sau đây chúng ta cùng xem một số
hướng dẫn khi sử dụng hệ thống phanh này .
1. Khi xe chưa nổ máy:
Khi xe ô tô không chuyển động và chưa nổ máy thì ta cần kiểm tra hệ thống an
toàn, ta cần kiểm tra xem các ống nối và các đường ống có kín khít hay không và
khi mà các khớp nối bằng ống nối bị dò rỉ thì sẽ gây cho áp suất trong hệ thống bị
giảm và kéo theo hiệu quả phanh bị giảm sút gây nguy hiểm cho người và xe.
Khi kiểm tra ta quan sát các đường ống trong phần dẫn động bằng thuỷ lực, kiểm tra các phớt làm kín. 2. Khi xe nổ máy:
Trước hết ta cần kiểm tra áp suất khí và dầu trong hệ thốn bằng cách quan sát đồng
hồ áp suất trên buồng lái (táplô), trên đồng hồ chỉ áp suất khí nén cho phép xe
chạy vào khoảng 5,2-5,4 KG/m2 trở lên. Đồng thời khi muốn cho xe chạy cần đạp
thử phanh xem độ làm việc của bàn đạp phanh và thử xem lực phanh trên bàn đạp
bằng cảm giác nếu mà bàn đạp phanh không có cảm giác thì chứng tỏ dẫn động bị
trục trặc và khi mà hành trình tự do của bàn đạp phanh lớn thì cần chỉnh lại hành
trình tự do nếu để hành trình tự do lớn quá 180mm thì làm giảm quá trình tác dụng
phanh do đó gây nguy hiểm cho người và xe đồng thời khi mà cảm giác hành trình
tự do nhỏ hơn 120mm thì làm cho hệ thống phanh làm việc bị đột ngột và xe bị
giật. Khi kiểm tra phanh chính cần kiểm tra phanh tay hơn nữa trong quá trình thử
phanh không được cho xe chạy quá tốc độ 10-15km/h.
3. Khi xe đang chạy trên đường:
Khi xe đang hoạt động trên đường thì người lái cần thường xuyên chú ý đến đồng
hồ báo áp suất hơi trong hệ thống. Khi quan sát thấy có hiện tượng sụt áp suất
trong hệ thống phanh cần dừng xe lại để kiểm tra và sử lý kịp thời, khi hoạt động
nếu phanh xe cảm giác khó ăn hơn và má phanh bị dính dầu, nước thì cần dà
phanh để đảm bảo khả năng tin cậy khi phanh.
4. Chú ý khi sử dụng hệ thống phanh:
Trong khi sử dụng hệ thống phanh cũng như hệ thống nào trên xe ô tô thì không
nên đột ngột tác dụng lực vào hệ thống. Hệ thống phanh cũng như vậy không nên
tác dụng đột ngột lên phanh chân hay phanh tay làm cho xe bị giật và làm cho bị
lết bánh xe dẫn đến mòn lốp không đều và hiệu quả phanh không cao.
Do đặc điểm hệ thống phanh là dẫn động bằng khí nén và dòng khì có áp suất cao
là do máy nén khí cung cấp do vậy mà khi xuống dốc hay trong trưòng hợp nào đó
không được phép tắt máy vì như vậy thì sẽ làm cho máy nén khí không làm việc
đồng thời làm cho toàn bộ hệ thống dẫn động khí nén ngừng làm việc gây tụt áp
suất khí nén trong bình khí nén gây hậu quả khôn lường. Khi xe bị hỏng cần kéo
xe bằng cáp cứng và lúc đó hệ thống phanh không làm việc được.
Không giật mạnh phanh tay khi xe chưa dừng hẳn gây nguy hiểm.
Khi bảo dưỡng hay sửa chữa hệ thống phanh tuyệt đối không để dính dầu phanh
vào mắt và da thịt vì trong dầu phanh có các hoá chất ảnh hưởng tới sức khoẻ và
hệ tiêu hoá của con người.