-
Thông tin
-
Quiz
Kế hoạch truyền thông bếp ấm vùng cao | Lý thuyết truyền thông
Thu hút được sự quan tâm, tạo dựng thiện cảm và ủng hộ từ cộng đồng vì mục tiêu mang tính nhân văn và ý nghĩa tích cực của dự án. Dự án có thể tạo ra ảnh hưởng xã hội tích cực khi góp phần vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và hỗ trợ những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lý thuyết truyền thông 33 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Kế hoạch truyền thông bếp ấm vùng cao | Lý thuyết truyền thông
Thu hút được sự quan tâm, tạo dựng thiện cảm và ủng hộ từ cộng đồng vì mục tiêu mang tính nhân văn và ý nghĩa tích cực của dự án. Dự án có thể tạo ra ảnh hưởng xã hội tích cực khi góp phần vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và hỗ trợ những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý thuyết truyền thông 33 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ----------
KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG DỰ ÁN
“BẾP ẤM VÙNG CAO”
Họ và tên sinh viên:
1. Vũ Thị Thùy Trang – 2356060045
2. Nguyễn Như Thùy – 2155300059
3. Trịnh Lê Vi – 2356060050
4. Nguyễn Lê Thảo – 2356060042 5. Vi Hà Ngân – 2356060034
6. Mạc Thanh Hiền – 2356060018
7. Nguyễn Nhật Linh – 2356060023
8. Phạm Hồng Thái – 2356060041
9. Trần Kim Chi – 2356060006
10. Lê Quang Dũng – 2356060008
Học phần: Lý thuyết truyền thông
Lớp tín chỉ: BC02801_K43_4 Hà Nội, 2024 1 MỤC LỤC
1. THỰC TRẠNG....................................................................................................1
1.1. Điểm mạnh (Strengths).......................................................................................................1
1.2. Điểm yếu (Weaknesses).......................................................................................................1
1.3. Cơ hội (Opportunities)........................................................................................................ 1
1.4. Thách thức (Threats)..........................................................................................................2
2. NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG............................................................................2
2.1. Đối tượng trực tiếp (đối tượng mục tiêu)..............................................................................2
2.2. Đối tượng gián tiếp............................................................................................................. 2
2.3. Nghiên cứu đối tượng mục tiêu............................................................................................3
3. MỤC TIÊU:.........................................................................................................4
3.1. Mục tiêu truyền thông, đối ngoại:........................................................................................4
3.2. Mục tiêu thực hiện:.............................................................................................................4
3.3. Phân tích theo mô hình SMART..........................................................................................4
3.3.1. S - SPECIFIC............................................................................................................... 4
3.3.2. M - MEASURABLE (Có thể đo lường được).................................................................5
3.3.3. A - ACHIEVABLE (Khả thi)........................................................................................5
3.3.4. R - RELEVANT (Phù hợp)...........................................................................................6
3.3.5. T- TIME-BOUND (Phạm vi thời gian)..........................................................................6
4. THÔNG ĐIỆP......................................................................................................6
5. LỰA CHỌN KÊNH TRUYỀN THÔNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN
THÔNG....................................................................................................................7
5.1. Lựa chọn kênh truyền thông............................................................................................... 7
5.2. Các hoạt động truyền thông................................................................................................9
KHÂU CHUẨN BỊ:............................................................................................................... 9
GIAI ĐOẠN 1: THU HÚT SỰ CHÚ Ý...................................................................................9
GIAI ĐOẠN 2 (KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG):..........................................................................10
GIAI ĐOẠN 3 (THỰC HIỆN):............................................................................................11
6. ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH..................................................................................12 2
KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO DỰ ÁN “BẾP ẤM VÙNG CAO” 1. THỰC TRẠNG
1.1. Điểm mạnh (Strengths)
Thu hút được sự quan tâm, tạo dựng thiện cảm và ủng hộ từ cộng đồng vì
mục tiêu mang tính nhân văn và ý nghĩa tích cực của dự án.
Dự án có thể tạo ra ảnh hưởng xã hội tích cực khi góp phần vào việc giải
quyết các vấn đề xã hội và hỗ trợ những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.
1.2. Điểm yếu (Weaknesses)
Ngân sách bị phụ thuộc khá nhiều vào nhà tài trợ: việc ngân sách hạn chế sẽ
ảnh hưởng đến khả năng truyền thông cũng như khả năng đạt được mục tiêu của dự án.
Quy mô và danh tiếng của dự án “Bếp ấm vùng cao” còn nhỏ, là dự án mới
khai sinh nên chưa có thành tựu trước đó.
1.3. Cơ hội (Opportunities)
Cơ hội nhận được sự hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có
ảnh hưởng để mở rộng phạm vi, quy mô cho dự án. Dự án có thể tận dụng các
nguồn lực từ tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ, như các khoản tài trợ, chương
trình giáo dục và sự hỗ trợ kỹ thuật để phát triển và thực hiện dự án.
Tạo tiền đề để mở rộng quy mô và nâng cao danh tiếng cho các hoạt động
tương tự trong tương lai của tổ chức.
Góp phần truyền cảm hứng đến với cộng đồng, giúp nâng cao nhận thức.
Tạo ra một môi trường tích cực và cung cấp cho các em nhỏ những bữa ăn dinh dưỡng.
Tận dụng sự phát triển của các kênh truyền thông để lan tỏa về dự án tới
đông đảo công chúng hơn. 3
1.4. Thách thức (Threats)
Tài chính và nguồn lực hạn chế: Khả năng hạn chế về tài chính và nguồn lực
có thể gây ra rủi ro cho sự bền vững của dự án.
Thách thức trong việc tạo dựng niềm tin: Dự án có thể bị ảnh hưởng bởi
những thông tin từ thiện lừa đảo khác đã từng xảy ra trước đó
Nguy cơ bị một số thành phần bôi xấu, nhằm làm tổn hại danh dự và uy tín của dự án
Địa hình và thời tiết gây khó khăn: Vùng cao thường chịu ảnh hưởng từ
thiên tai,thời tiết khắc nghiệt và địa hình đồi núi, gây ra khó khăn trong việc tiếp cận cũng như di chuyển.
2. NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG
2.1. Đối tượng trực tiếp (đối tượng mục tiêu)
Nhà hảo tâm, nhà tài trợ: Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm
xã hội, mong muốn đóng góp cho cộng đồng.
2.2. Đối tượng gián tiếp
- Cộng đồng: Bao gồm các cá nhân, tổ chức quan tâm đến hoạt động thiện
nguyện, đặc biệt là những người có khả năng hỗ trợ tài chính, vật chất hoặc tham gia nấu ăn.
- Tình nguyện viên: Các cá nhân có tinh thần thiện nguyện, mong muốn giúp
đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
- Người hưởng lợi: Các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về bữa ăn.
2.3. Nghiên cứu đối tượng mục tiêu
- Độ tuổi: 15 tuổi - 65 tuổi
- Giới tính: nam, nữ
- Đặc điểm: quan tâm đến các vấn đề xã hội, đặc biệt liên quan đến trẻ em, có tính nhân đạo cao,... - Hành vi: 4
+ Hành vi 1: Khi tiếp cận đến những nội dung bài viết có liên quan đến
những người gặp hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là những em không
được ăn đủ bữa, người đọc sẽ không khỏi xót xa, thương cảm và sẵn
sàng giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn bằng cách quyên
góp hiện vật hoặc tài chính phù hợp với điều kiện của họ. Bên cạnh
đó, có những người có xu hướng trực tiếp tham gia các dự án, chương
trình thiện nguyện với hy vọng các em sẽ được ăn đủ bữa.
+ Hành vi 2: thấy bạn bè, cộng đồng chia sẻ (bài viết truyền thông kêu
gọi hỗ trợ dự án) thì có xu hướng làm theo, theo hiệu ứng đám đông
- Vấn đề trở ngại
Mỗi đối tượng sẽ có những hạn chế khác nhau, có thể nói đến đối tượng học
sinh - sinh viên khi tài chính còn hạn hẹp và phụ thuộc vào gia đình.
Trước đó, có một số người nổi tiếng đứng ra làm đại diện nhằm quyên góp,
giúp đỡ cho người gặp khó khăn rất uy tín cho đến khi bị bóc trần là ăn chặn tiền
từ thiện, hoặc lợi dụng lòng thương của mọi người để thêu dệt nên câu chuyện
nhằm chiếm đoạt tiền từ thiện. Nên có thể sẽ có người cảm thấy nghi ngờ dự án và
chưa hoàn toàn tin tưởng khi quyên góp tiền mặt hoặc hiện vật. 3. MỤC TIÊU:
3.1. Mục tiêu truyền thông, đối ngoại:
- Số quỹ ủng hộ đạt được 80 triệu (tăng theo thời gian thực hiện dự án)
- Các trang mạng xã hội của dự án đạt tổng 5000 lượt thích
- Tổ chức dự án liên kết với 2 dự án thiện nguyện khác, kêu gọi thành công 2
nhà tài trợ kim cương, 3 nhà tài trợ vàng, 5 nhà tài trợ bạc, không giới hạn
nhà tài trợ đồng hành (tổng 12 nhà tài trợ).
- Số lượng kênh truyền thông uy tín đưa tin/hỗ trợ truyền thông: Có khoảng
30 - 50 kênh truyền thông uy tín/hỗ trợ truyền thông.
3.2. Mục tiêu thực hiện:
- Nấu thành công 9000 suất ăn cho 150 em học sinh 1 trường Tiểu học. 5
3.3. Phân tích theo mô hình SMART 3.3.1. S - SPECIFIC
Mục tiêu của nhóm cụ thể: - Mạng xã hội:
Facebook: 2000 lượt thích Fanpage.
Bài đăng giới thiệu dự án (bao gồm cả bộ nhận diện): khoảng 1000 lượt thích.
Bài đăng duy trì: khoảng 200 lượt thích.
Bài đăng trả quyền lợi nhà tài trợ: tùy theo yêu cầu
Bài đăng kêu gọi nhà hảo tâm: 500 lượt thích... Tik Tok.
Instagram: 2000 lượt theo dõi.
- Mục tiêu là nấu 9000 suất ăn cho các em học sinh 1 trường Tiểu học.
- Tổ chức dự án liên kết với 2 dự án thiện nguyện khác, kêu gọi thành công 2
nhà tài trợ kim cương, 3 nhà tài trợ vàng, 5 nhà tài trợ bạc, không giới hạn
nhà tài trợ đồng hành (tổng 12 nhà tài trợ).
- Mục tiêu quỹ đạt 80 triệu trong đó 60 triệu ủng hộ và 20 triệu quỹ dự án dành cho chi phí phát sinh.
3.3.2. M - MEASURABLE (Có thể đo lường được)
So với các báo cáo và đo lường trước, ở chiến dịch này có thể đạt:
Tăng thêm 15% lượt follow, like, tương tác trên fanpage, web
Tăng độ nhận diện thương hiệu: 20-30%
Tăng độ hiểu biết và tin tưởng: 10-20%
Tăng lượng truy cập hàng giờ: 5-10%
Bữa ăn sẽ đến với 100% học sinh trường A.
3.3.3. A - ACHIEVABLE (Khả thi)
Có sự quan tâm và ủng hộ của nhiều cá nhân, nhiều nhà tài trợ. 6
Đội ngũ dự án chủ yếu là những người làm truyền thông, năng động, trách
nhiệm, có kinh nghiệm sản xuất, thiết kế, tổ chức sự kiện liên quan đến hoạt động thiện nguyện…
Nguồn kinh phí đáp ứng đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị nấu ăn, chi phí cho đoàn.
Liên hệ với nhà cung cấp thực phẩm tươi sạch, giá cả hợp lý.
Trang Fanpage Facebook, Tiktok, Instagram có nhiều tiến triển tích cực.
Đoàn hỗ trợ đã phân chia thời gian hợp lý để thực hiện dự án trong thời gian dài.
3.3.4. R - RELEVANT (Phù hợp)
Trên cơ sở mục tiêu chung của tổ chức và nguồn lực đang có sẽ triển khai dự
án “Bếp ấm vùng cao” nhằm phù hợp với tầm nhìn chung của dự án - mục tiêu tiếp
cận, phủ sóng đến nhiều đối tượng, giúp lan tỏa nhiều điều tích cực, có thêm nhiều
suất cơm cho các em học sinh, tăng thêm số quỹ tài trợ ủng hộ và kêu gọi nhiều nguồn lực.
3.3.5. T- TIME-BOUND (Phạm vi thời gian)
Dự án được thực hiện trong 11 tháng. (từ tháng 1/6/2024 - tháng 1/3/2025) 4. THÔNG ĐIỆP
“ MỘT BỮA ĂN NHỎ - MỘT HẠNH PHÚC TO”
Chúng mình chọn thông điệp “Một bữa ăn nhỏ - Một hạnh phúc to” cho dự
án lần này với mong muốn sẽ lan tỏa được những điều tích cực đến cộng đồng
cũng như sẽ tiếp cận được nhiều tấm lòng hảo tâm trên cả nước. “Bữa ăn nhỏ” ở
đây chỉ là những suất ăn giản dị do chính tay chúng mình nấu có thể cung cấp đầy
đủ dinh dưỡng để các em được ấm bụng, yên tâm học tập. “Một hạnh phúc to”,
không chỉ là những niềm vui của các em khi no bụng mà còn là sự mãn nguyện của
chúng mình khi thấy các em được ăn những bữa cơm ngon lành và sạch sẽ.
Bên cạnh đó thông điệp cũng đã nói lên được ý nghĩa nhân văn sâu sắc và
thể hiện tính bền vững của dự án. Bởi những gì các em nhận được sẽ nuôi dưỡng 7
thể chất và tinh thần, thắp lên niềm tin để các em có thêm ý chí, động lực trong
cuộc sống, từ đó không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập, phấn đấu trở thành
người có ích cho gia đình và xã hội.
5. LỰA CHỌN KÊNH TRUYỀN THÔNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
5.1. Lựa chọn kênh truyền thông ● Tổng quan:
Cùng với sự phổ biến của Internet và các mạng xã hội, rất nhiều tổ chức tình
nguyện đã sử dụng phương thức kêu gọi bằng cách đưa ra những thông tin cụ thể
về chương trình như: Địa điểm thực hiện, thời gian tổ chức và số tài khoản nhận
tiền quyên góp cũng như thông tin liên lạc của các thành viên đại diện… lên
Fanpage (là trang chia sẻ chuyên nghiệp của một nhóm/tổ chức với nhiều thành
viên) của nhóm và trang cá nhân của từng thành viên.
Với sự chia sẻ rộng rãi và nhanh chóng bởi những người dùng trên Facebook
và TikTok, việc thông báo, kêu gọi ủng hộ, tài trợ cho chiến dịch từ thiện “Bếp ấm
vùng cao” là việc cần thiết. ● Facebook:
Đây là MXH đã có mặt từ rất lâu tại Việt Nam, với sự tham gia của rất nhiều
người ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Những người tham gia Facebook có thể kể đến từ những trẻ em 13 tuổi cho
đến những người lớn 80 tuổi.
Với sự chia sẻ rộng rãi và dễ dàng, mọi người có thể chia sẻ, tag bạn bè
người thân vào 1 vấn đề được đăng tải trên MXH và từ đó vấn đề ấy được truyền tải rộng rãi hơn.
Nắm chắc được đặc điểm ấy, “Bếp ấm vùng cao” lựa chọn Facebook để lập
kênh Truyền thông chính, với mục đích là quảng bá, kêu gọi các nhà hảo tâm (chủ
yếu là những người lớn 30-60 tuổi) ● Tiktok 8
Đây là MXH mới có mặt tại Việt Nam từ 2016, với chủ yếu người tham gia
là các bạn trẻ. Những năm gần đây còn có sự tham gia của những người lớn ở độ tuổi 40-60.
Trên MXH Tiktok, người sử dụng thường tự tạo 1 video ngắn và đăng tải lên
tài khoản của mình. Khi 1 video trở nên viral trên Tik Tok thì nhanh chóng người
đăng tải và nội dung video ấy trở thành hiện tượng mạng trong khoảng thời gian
ngắn (có thể là 1 tháng).
Đối tượng sử dụng Tik Tok mà “Bếp ấm vùng cao muốn hướng đến” là các
bạn trẻ, vì đó là thế hệ gen Z, thế hệ sử dụng công nghệ, nắm bắt thông tin, truyền
tải thông tin 1 cách nhanh chóng. ● Trang web:
Tạo trang web riêng cho dự án để giới thiệu thông tin chi tiết, mục tiêu, hoạt động và kết quả.
Cung cấp thông tin liên hệ, hướng dẫn đăng ký tham gia và quyên góp. - Lý do:
Tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho dự án.
Cung cấp thông tin đầy đủ, cập nhật liên tục cho các bên liên quan.
Tiếp cận đối tượng mục tiêu quan tâm đến dự án một cách trực tiếp.
(Bên cạnh việc truyền tải thông điệp của dự án qua các mxh, việc xây dựng
trang web giúp nhóm/đơn vị tổ chức dự án có thể làm việc với các bên liên quan,
đặc biệt là với các nhà hảo tâm, nhà tài trợ một cách hiệu quả hơn (Tiếp cận đối
tượng mục tiêu quan tâm đến dự án một cách trực tiếp). Nếu sử dụng MXH để làm
tăng mức độ phủ sóng, độ “viral” cho dự án, tập trung cho việc nâng cao độ nhận
diện của dự án với công chúng. Trang web sẽ cung cấp thông tin một cách chi tiết
và đầy đủ nhất về cách dự án hoạt động, cách thức hỗ trợ, quyên góp, đăng ký các
thông tin đến các đơn vị tài trợ, những tổ chức/ người muốn tham gia dự án. Đồng
thời, trang web sẽ cập nhập liên tục những thông tin, giai đoạn hoạt động của dự
án. Việc tạo dựng trang web cho dự án cũng đưa đến một cái nhìn chỉn chu cho
cách mà dự án hoạt động, tạo dựng lòng tin cho các đối tượng mục tiêu, hoàn thành
các mục tiêu mà dự án đã đề ra hiệu quả nhất.) 9 ● Email
Email marketing: Gửi email thông tin về dự án đến các nhà tài trợ tiềm năng, tình nguyện viên, v.v.
Tạo lập form kêu gọi, cảm ơn, trả lời một số các câu hỏi có tần suất lặp lại. - Lý do:
Đây là cách thức kêu gọi tài trợ khá phổ biến đối với các doanh nghiệp, tổ chức, nhà tài trợ.
Thể hiện được cách làm việc chỉn chu, sự lịch sự và tâm huyết.
5.2. Các hoạt động truyền thông KHÂU CHUẨN BỊ:
- Tuyển thành viên của các ban.
- Màu sắc chủ đạo, thiết kế bộ nhận diện cho dự án.
- Lên kế hoạch truyền thông.
- Làm hồ sơ tài trợ, khảo sát các brand để xin tài trợ (dự trù chi phí).
- Chọn hai điểm trường thực hiện dự án “Bếp ấm vùng cao”.
- Lên kế hoạch làm photobooth cho hội chợ.
GIAI ĐOẠN 1: THU HÚT SỰ CHÚ Ý
(Từ ngày 1/6/2024 - 15/6/2024)
Đăng tải bài viết, video trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Instagram, TikTok)
Giới thiệu về dự án: tên dự án, lý do thành lập dự án, mục tiêu và ý nghĩa
của dự án, bộ nhận diện của dự án.
Thông điệp của dự án, kèm hashtag cho dự án để mọi người dễ dàng theo
dõi và tìm kiếm thông tin.
Những câu chuyện về cuộc sống, ước mơ, và những khó khăn mà các em
nhỏ vùng cao phải đối mặt, đặc biệt là vấn đề dinh dưỡng. 10
Thực trạng dinh dưỡng ở trẻ em vùng cao tại Việt Nam hiện nay. Sử dụng số
liệu thống kê để chứng minh, tăng sức thuyết phục. Kêu gọi nhà tài trợ.
GIAI ĐOẠN 2 (KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG):
(Từ ngày 16/6/2024 - 2/9/2024)
Đây là hoạt động mấu chốt của dự án, được thực hiện khi đã có những hiệu
quả nhất định từ các kênh truyền thông khác.
- Kêu gọi hỗ trợ truyền thông trên các page có chủ đề liên quan. Đưa ra những
lợi ích cũng như chia sẻ về dự án để giúp thu hút TNV tham gia trực tiếp dự
án, tài chính từ các nhà hảo tâm.
- Mở các hoạt động quảng bá như góc check in, photobooth ở khu vực các
trường đại học,…. => giúp tăng độ nhận diện dự án, kêu gọi sự tham gia trực tiếp.
- Photobooth với chủ đề “ Bếp ấm vùng cao”
- Đăng tải các bài viết kêu gọi nhà tài trợ và giới thiệu nhà tài trợ, mở đơn
tuyển tình nguyện viên tham gia dự án, gây quỹ từ thiện.
- Kế hoạch dự phòng (nhằm dự phòng cho việc số hiện kim nhận được từ các
nhà tài trợ không đáp ứng được đủ nhu cầu của dự án): Bán các sản phẩm
thủ công do các thành viên thuộc BTC và các tình nguyện viên làm ra.
- Phối hợp với các trường học, clb và các tổ chức thiện nguyện, xã hội để tổ
chức hoạt động tình nguyện để gây quỹ.
GIAI ĐOẠN 3 (THỰC HIỆN): (Từ 4/12/2024 - 1/3/2025)
● Hai tuần đầu của giai đoạn 3 (4/12/2024 - 17/12/2024):
Đây là giai đoạn cụ thể hóa mục đích của dự án bằng hành động, thể hiện
khả năng và nâng cao uy tín của dự án thông qua những hình ảnh, video được chụp và ghi hình lại.
- Livestream thực hiện quá trình nấu ăn cho các em tại điểm trường. 11
Hoạt động này cho những người theo dõi và ủng hộ dự án có thể được chứng
kiến cách dự án hoạt động, từ đó nâng cao uy tín cho dự án. Bên cạnh đó là quan
sát về cuộc sống và tương tác với các em học sinh tại điểm trường mà dự án đi đến.
Thực hiện trong hai buổi đầu và buổi cuối tại hai điểm trưởng
- Hình ảnh và video về hành trình thực hiện dự án
Đăng tải hình ảnh và video về dự án trên ba nền tảng mạng xã hội giúp mọi
người có cái nhìn khái quát và rõ nét hơn về từng chặng của dự án, thể hiện nét riêng của dự án.
Bên cạnh đó việc đăng tải hình ảnh và video cũng giúp cho hình ảnh của dự
án được lan tỏa đến khắp nơi, nâng cao uy tín và đồng thời kêu gọi các bên liên
quan cần phải có trách nhiệm hơn nữa trong việc quan tâm đến đời sống của những
trẻ em trên vùng cao, có hoàn cảnh khó khăn.
● Những tuần sau của giai đoạn 3 (18/12/2024 - 1/3/2025):
- Thời gian này, ban tổ chức của dự án sẽ trao tặng lại quỹ từ thiện đã quyên
góp được cho hai điểm trường. Thầy cô sẽ là người phụ trách bữa ăn cho các em học sinh.
- Ban tổ chức trong giai đoạn này sẽ cử một đội lên trực và cập nhật tình hình
bữa ăn của các em học sinh bằng hình ảnh và video gửi cho ban truyền
thông để đăng bài với tần suất 3-4 bài/tuần.
- Sau khi dự án kết thúc, ban truyền thông sẽ làm những việc như sau:
Bài đăng cảm ơn sự đồng hành của nhà tài trợ, nhà hảo tâm và các tình nguyện viên.
Để có thể đem đến những bữa ăn đầy đủ và dinh dưỡng cho các em học sinh
tại hai điểm trường không thể không thiếu sự đồng hành của các nhà tài trợ, nhà
hảo tâm và các tình nguyện viên. Vì vậy, sau khi kết thúc thì gửi lời cảm ơn đến
những người đã đồng hành và giúp đỡ dự án đi đến thành công.
● Tổng kết dự án 12
Tổng kết lại cả ba giai đoạn thực hiện truyền thông, gửi lời cảm ơn cuối
cùng đến tới các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm, các đơn vị đồng hành, các thành viên
và tình nguyện viên đã tham gia dự án
6. ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH
Đánh giá hiệu quả truyền thông so với kế hoạch đã đề ra về việc truyền
thông cho Dự án "Bếp ấm vùng cao" là bước thực hiện quan trọng. Đánh giá dựa
trên những tiêu chí như sau:
- Đánh giá số lượng và chất lượng của các hoạt động được xác định trong
kế hoạch truyền thông
+ Đánh giá việc lựa chọn kênh truyền thông và chuẩn bị tài liệu
+ Đánh giá việc thiết kế và mức độ phù hợp của thông điệp
+ Số lượng lượt tiếp cận, tương tác, chia sẻ bài đăng truyền thông trên các nền tảng
- Đánh giá nguồn lực đầu tư
+ Xác định sự tương quan giữa kết quả đạt được trong thực tế thực hiện
kế hoạch truyền thông với chi phí đã sử dụng (chi phí di chuyển, chi
phí in ấn, nhân lực, vật lực...)
- Đánh giá tiến độ, thời gian thực hiện
+ Xác định mức độ đạt được mục tiêu so với thời gian dự định hoàn
thành và các hoạt động khác nằm trong kế hoạch 13