-
Thông tin
-
Quiz
Kênh phát thanh VOV Giao thông | Bài kiểm tra lý thuyết truyền thông
Lịch sử phát triển và đặc điểm của phát thanh. Khái niệm. Khái lược những bước phát triển. Đặc điểm của phát thanh. Xu hướng và hình thức ứng dụng của phát thanh ở Việt Nam và thế giới. Tại Việt Nam. Phát Sóng Trực Tuyến và Podcas. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lý thuyết truyền thông 33 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Kênh phát thanh VOV Giao thông | Bài kiểm tra lý thuyết truyền thông
Lịch sử phát triển và đặc điểm của phát thanh. Khái niệm. Khái lược những bước phát triển. Đặc điểm của phát thanh. Xu hướng và hình thức ứng dụng của phát thanh ở Việt Nam và thế giới. Tại Việt Nam. Phát Sóng Trực Tuyến và Podcas. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý thuyết truyền thông 33 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN -----a&b----- BÀI KIỂM TRA
Môn: LÍ THUYẾT TRUYỀN THÔNG
KÊNH PHÁT THANH: VOV GIAO THÔNG
Thành viên: Ngô Thùy Trang Nguyễn Đỗ Lê Na Vi Dương Linh Lê Thị Na Nguyễn Thị Hạnh Hoàng Như Quỳnh Nguyễn Thị Trà My Ngô Thị Thơm Hà Nội, 2024 Mục Lục
Kênh phát thanh VOV Giao thông.................................................................................2
I. Lịch sử phát triển và đặc điểm của phát thanh:...........................................................3
1. Khái niệm:.................................................................................................................3
2. Khái lược những bước phát triển:.............................................................................3
3. Đặc điểm của phát thanh............................................................................................6
II. Xu hướng và hình thức ứng dụng của phát thanh ở Việt Nam và thế giới:.............11
*Tại Việt Nam:.............................................................................................................12
1. Phát Sóng Trực Tuyến và Podcast:..........................................................................12
2. Ứng Dụng Di Động:.................................................................................................12
3. Tương Tác qua Mạng Xã Hội:.................................................................................12
4. Chương Trình Thực Tế và Sự Kiện:........................................................................12
*Trên Thế Giới:............................................................................................................12
1. Podcasting Toàn Cầu:...............................................................................................12
2. Phát Sóng Quốc Tế và Hợp Tác Liên Đội:...............................................................13
3. Tích Hợp Âm Thanh 3D và Công Nghệ VR:...........................................................13
4. Tích Hợp Trí Tuệ Nhân Tạo (AI):............................................................................13
5. Nghe Tập Trung và Podcast Học Thuật:..................................................................13
III. Kênh phát thanh VOV Giao thông:........................................................................13
1. Giới thiệu về VOV Giao thông:...............................................................................13
2. 7 Yếu tố của hoạt động truyền thông- Kênh phát thanh VOV Giao thông:.............17
3. Mô hình truyền thông:..............................................................................................17 1
Kênh phát thanh VOV Giao thông
I. Lịch sử phát triển và đặc điểm của phát thanh: 1.Kháiniệm:
Phát thanh là kênh truyền thông đại chúng sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ
thống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác động trực tiếp vào thính giác công chúng.
Chất liệu chính của phát thanh là nghệ thuật sử dụng lời nói, tiếng động và âm
nhạc trong việc phản ánh cuộc sống. Thông điệp được mã hóa truyền qua kênh
phát thanh và người nhận phải có máy thu thanh hoặc phương tiện truyền thông cá
nhân có khả năng tham gia môi trường Internet mới tiếp nhận được thông điệp.
Hiện nay, thuật ngữ phát thanh hiện đại chủ yếu được dùng để chỉ phương thức
sản xuất chương trình với sự hỗ trợ của kỹ thuật và công nghệ số nhằm hướng tới
thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin phát thanh của công chúng hiện đại. Theo đó,
mô hình tổ chức, phương thức tổ chức hoạt động, sản phẩm truyền thông của các
cơ quan phát thanh, tích hợp đa kỹ năng của người làm phát thanh...cũng đang thay đổi nhanh chóng.
2.Kháilượcnhữngbướcpháttriển:
Sự phát triển của khoa học - công nghệ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX đã tạo tiền
đề phát triển nhảy vọt cho phát thanh. Bắt đầu từ ý tưởng của Ambrose Fleming là
truyền tin không dây.Tiếp đến là phát minh của Faraday, Maxwell về sóng điện từ.
Kể từ khi phát minh ra sóng điện từ, sự phát triển của ngành phát thanh lan truyền
như vũ bão. Chỉ trong một thời gian ngắn, rdio đã tràn ngập các quốc gia:
- Năm 1895, nhà bác học người Nga A.S. Popov đã phát minh ra phát thanh vô
tuyến điện. Ngày 7/5/1895, ông giới thiệu máy thu sóng điện từ đầu tiên tại Saint 2
Petersburg. Cùng thời gian ấy, nhà bác học người Italia G.Marconi thực hiện thành
công thí nghiệm truyền tín hiệu vô tuyến với khoảng cách 400m, rồi 2000m.
- Năm 1912, những máy radio nghiệp dư bắt được tín hiệu kêu cứu (SOS) của tàu
chở khách Titanic phát đi.
- Năm 1915, nước Đức phát chương trình phát thanh quốc tế đầu tiên, mỗi ngày một bản tin.
- Năm 1920, thao diễn đầu tiên về radio ở Australia. Pháp sản xuất các máy thu
thanh có đèn và tai nghe chạy bằng pin. Mùa thu năm ấy, Liên Xô bắt đầu chương
trình phát thanh ra nước ngoài. Hàng loạt đài phát thanh trên thế giới đã xuất hiện:
BBC (British Broadcasting Corporation), VOA (Voice of America), ABC
(Australian Broadcasting Corporation)… Ở châu Á, đài phát thanh của Trung Quốc ra đời năm 1922.
- Năm 1925, Liên hiệp Quốc tế phát thanh (UIR) được thành lập tại Geneve do Hội Quốc liên bảo vệ.
- Ngày 23/02/1927, Hoa Kỳ đưa ra đạo luật :Các cơ quan phát thanh muốn phát đi
chương trình của mình phải có giấy phép.
- Tháng 10/1929, Đài phát thanh quốc tế Matxcơva bắt đầu phát sóng ngắn bằng
tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Anh theo đúng tiến độ ghi trong kế hoạch năm năm lần thứ nhất.
- Năm 1936: Công ước về sử dụng truyền thanh vào lợi ích của hòa bình được ký
tại Geneve (Thụy sĩ).Năm 1936 cũng là mốc phát thanh trực tiếp ra đời. Lần đầu
tiên, đài BBC đã tường thuật về vụ cháy “Lâu đài pha lê” (Crystal Palace) tại 3
London kèm theo lời bình trực tiếp tại chỗ cùng với tiếng động xung quanh là cách thông tin đặc biệt
- Năm 1937,quảng cáo thu lợi 70 triệu đô cho các đài phát thanh thương mại của Mỹ.
- Năm 1939, nước Đức phát thanh ra nước ngoài bằng 26 thứ tiếng.
- Ngày 01 đến 5/6/1944, đài BBC thông báo các bức điện mã hóa nhằm thông báo
Đồng minh đã đổ bộ lên Normandie (Pháp) và phát tín hiệu hành động cho những người kháng chiến.
- Ngày 15/8/1945, lần đầu tiên Hoàng đế Nhật Bản đích thân lên đài phát thanh
tuyên bố sự đầu hàng của Nhật Bản, kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Phát thanh ra đời là điển hình của sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học, kỹ
sư chế tạo, nhà doanh nghiệp với công chúng truyền thông. Qua nhiều năm tháng,
tuy máy móc kĩ thuật trong ngành phát thanh có nhiều cải biến, nhưng tựu chung
lại, vẫn là thuộc loại yêu cầu kỹ thuật thấp, và có thể dễ dàng đáp ứng đượ.Quá
trình phát triển kỹ thuật phát thanh trên thế giới có 2 bước nhảy vọt quan trọng. Đó
là phát thanh FM ra đời vào những năm 40 và phát thanh số ra đời vào cuối thế kỉ
XXc. Ngày nay, với sự hỗ trợ của kỹ thuật và công nghệ truyền thông số, cùng với
quá trình đô thị hóa, toàn cầu hóa và dân trí nâng cao, phát thanh số đã và đang
chiếm lĩnh thị trường, tạo ra một mạng lưới dày đặc len lỏi vào các nhóm công
chúng, phát huy tác dụng trở thanh công cụ truyền tải thông tin đắc lực ở mọi quốc gia.
Ở Việt Nam, phát thanh phát triển nhanh chóng từ sau khi giành được độc lập
năm 1945 (trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam không có đài phát 4
thanh với tư cách là tiếng nói quốc gia, mà chỉ có đài phát thanh tư nhân thương
mại, hoặc đài phát thanh thuộc Pháp dùng để phục vụ công cuộc cai trị).
. Phát thanh Việt Nam có lịch sử vẻ vang, đóng góp to lớn vào thắng lợi vĩ đại của
hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược cũng như
trong hòa bình xây dựng. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, phát
thanh có những ưu thế đặc biệt, là tiếng kèn xung trận thúc giục các đoàn quân tiến
lên giết giặc cứu nước; đồng thời là tiếng nói tâm tình, là trường học giáo dục con
người, lối sống, chia sẻ thôn Ngày 7/9/1945, Đài Tiếng nói Việt Nam ra đời. Đến
nay, ngoài đài phát thanh quốc gia, 4 đài khu vực, hệ thống phát thanh, truyền
thanh trong cả nước đã lớn mạnh hoàn chỉnh với 64 đài phát thanh tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương; hơn 600 đài truyền thanh, phát thanh huyện cùng với hàng
ngàn đài phát thanh cấp xã, phường là mạng lưới rộng khắp chuyển tải thông tin-
truyền thông phục vụ nhu cầu dân sinh và phát triểng tin, là lời động viên tạo nên
sức mạnh tinh thần vô song cho quân và dân mọi nơi, mọi lúc.
3.Đặcđiểmcủaphátthanh
a. Một số đặc điểm của xã hội hiện đại tác động đến phát thanh
- Sự tác động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa: Quá trình toàn cầu hóa, hội
nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nước giao lưu, trao
đổi trong đó có việc chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại. Nhờ
thuận lợi đó phát thanh dễ dàng tiếp cận các xu hướng, công nghệ, kỹ thuật mới,
hiện đại, không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, truyền thông.
- Khoa học công nghệ phát triển, làm thay đổi toàn diện đời sống: Cuộc cách
mạng 4.0 đã tạo ra bước ngoặt lớn với sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI), vạn
vật kết nối- internet of things (IOT) và dữ liệu lớn (Big Data). Khoa học công nghệ
phát triển đã tác động mạnh mẽ đến báo phát thanh, tạo ra sự thay đổi to lớn, từ 5
phương thức sản xuất chương trình đến thay đổi về nội dung thông tin và thay đổi
cả về phương thức tiếp cận công chúng.
- Sự xuất hiện và phổ biến của mạng xã hội: Mạng xã hội ra đời và được sử dụng
phổ biến cạnh tranh với các loại hình truyền thông nhờ vào lợi thế thông tin nhanh
và dễ dàng tiếp cận. Sự xuất hiện của mạng xã hội có tác động không nhỏ đến phát
thanh cũng như nhiều kênh thông tin truyền thống, nhiều kênh thông tin truyền
thống đã buộc phải “ bắt tay” với mạng xã hội, tận dụng mạng xã hội như là môi
trường để quảng bá và truyền tải thông tin. Có thể thấy sự xuất hiện của mạng xã
hội vừa là thời cơ, vừa là thách thức tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy phát thanh
không ngừng cải tiến, phát triển.
- Sự gia tăng các vấn đề toàn cầu: Các vấn đề liên quan đến môi trường, biến đổi
khí hậu, tội phạm, khủng bố nảy sinh khiến các quốc gia xích lại gần nhau để cùng
hợp tác giải quyết. Những vấn đề này trực tiếp hay gián tiếp đều tác động đến lĩnh
vực tư tưởng- văn hóa trong đó có phát thanh.
b. Đặc điểm của báo phát thanh hiện đại
Phát thanh có 2 loại hình: phát thanh qua sóng điện từ và phát thanh truyền qua hệ
thống dây dẫn. Theo Lois Baird, tác giả cuốn Hướng dẫn sản xuất chương trình
phát thanh của Trường phát thanh truyền hình và điện ảnh Australia đã nêu ra và
phân tích 11 đặc tính của phát thanh: · Radio là hình ảnh
· Radio là thân mật riêng tư
· Radio dễ tiếp cận và dễ mang theo · Radio là trực tiếp 6
· Radio có ngôn ngữ riêng của mình
· Radio có tính tức thời · Radio không đắt tiền
· Radio có tính lựa chọn · Radio gợi nên cảm xúc
· Radio làm công việc thông tin và giáo dục · Radio là âm nhạc
- Đặc trưng cơ bản của phát thanh là sử dụng chất liệu âm thanh. Vì vậy, đối
tượng tiếp nhận thông tin của phát thanh là người nghe, việc tiếp nhận thông tin
bằng thính giác thường có liên tưởng rất phong phú.
- Phát thanh hiện đại là thông tin có chất lượng. Tính chân thực là một điều kiện
tiên quyết đối với thông tin đại chúng. Thêm vào đó, các thông tin phải đạt được sự
khách quan trong cách tiếp cận sự kiện, trung thực đến từng chi tiết của sự kiện,
chính xác tới từng con số đưa ra.
- Phát thanh hiện đại kết hợp được chức năng thông tin và chức năng giải trí: Âm
nhạc là phương tiện giao lưu với bạn bè, các nền văn hóa trên thế giới.Âm nhạc
xen kẽ giữa các chương trình tin tức, thời sự, chuyên đề sẽ giúp cho thính giả có
một thời gian thư giãn hợp lý, đủ để tiếp nhận những thông tin nóng hổi và đầy ắp
những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
- Phát thanh hiện đại đổi mới phong cách diễn đạt, trình bày thông điệp: Ngày
nay, chất giọng văn là một tài sản quý giá nhưng nó không còn là nhân tố quyết
định đối với người phát thanh viên. Phong cách đọc văn bản phát thanh hiện nay đã 7
dần thay thế bằng sự giao tiếp giữa phát thanh viên, phóng viên, biên tập viên với
thính giả. Hiện nay phong cách được ưa chuộng là “giao tiếp trên sóng”
- Phát thanh hiện đại là âm thanh có chất lượng cao: Đây chính là sự kết hợp giữa
nội dung thông tin và công nghệ phát thanh hiện đại. Trong thế kỷ XXI, thế kỷ đầy
biến động và nắm thách thức, thế kỷ của khoa học và công nghệ, của trí tuệ và
những bước nhảy vọt, phát thanh đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số cũng như các
thành tựu khoa học kĩ thuật.
- Chương trình phát thanh mở là một trong những xu hướng xây dựng chương
trình phát thanh hiên đại: phát thanh mở cho thính giả tham gia trực tiếp vào
chương trình bằng nhiều cách. Thính giả theo dõi một chương trình có thể trực tiếp
gọi điện thoại đến phòng thu, bày tỏ quan điểm của mình. Những ý kiến này được
đưa trực tiếp lên sóng, góp phần tạo nên sự đa dạng, khách quan trong cách cách
tiếp cận và phân tích vấn đề.
c. Thế mạnh và hạn chế 1) Thế mạnh
- Thứ nhất, tính tỏa khắp. Cùng một lúc, phát thanh có thể tác động đến hàng triệu
người, chi phối hàng triệu người và thậm chí lũng đoạn hàng triệu người trên khắp
hành tinh, không phân biệt biên giới quốc gia, lãnh thổ. Phát thanh cũng có thể tiếp
cận đến các vùng sâu vùng xa dễ dàng hơn các loại hình khác.
- Thứ hai, thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời. Với lợi thế đơn giản về kĩ thuật
phát thanh có thể thu thanh trực tiếp, phát sóng trực tiếp từ hiện trường, ngay cả
khi không phát thanh trực tiếp phát thanh cũng có thể cung cấp thông tin nhanh
hơn so với báo in, báo mạng điện tử, báo truyền hình,... Báo in chỉ cho phép tiếp
nhận từng người một, đơn lẻ, còn phát thanh thì hàng triệu người có thể cùng nghe, 8
cùng theo dõi, cùng phản ứng. Do đó, phát thanh có sức mạnh đặc biệt trong việc
hình thành dư luận xã hội rộng khắp và tức thì.
- Thứ ba, sống động, riêng tư, thân mật. Thế mạnh của phát thanh là sử dụng thế
giới âm thanh bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc trong việc phản ánh hiện thực
và tạo dựng nên bức tranh sinh động, thu phục người nghe. Giọng nói có sức
truyền cảm mạnh mẽ, nhờ chất giọng và kỹ năng nói như cao độ, cường độ, tiết
tấu, ngữ điệu, diễn cảm. Chương trình phát thanh hướng tới số đông, nhưng người
nghe lại nghe radio với tư cách cá nhân thân mật..
- Thứ tư, phát thanh là kênh truyền thông ít tốn kém đối với công chúng. Với
công nghệ hiện nay, một chiếc radio chỉ bán với giá vài chục ngàn đồng, một điện
thoại di động, hợp với túi tiền đại đa số người dân, lại nghe đủ loại chương trình.
- Thứ năm, phát thanh có thể nghe kết hợp với làm việc khác, không phải tập
trung mọi giác quan vào việc tiếp nhận thông tin. Điều này rất có lợi cho những người bận rộn.
- Thứ sáu, phát thanh đến với mọi đối tượng, không phân biệt trình độ văn hóa,
biết chữ hay không, chỉ cần có khả năng nghe. Đồng thời, phát thanh có khả năng
phục vụ giải trí cho công chúng với chất lượng cao qua các chương trình âm nhạc, ca nhạc, văn nghệ.
- Thứ bảy, phát thanh có lợi thế trong việc giữ gìn ngôn ngữ lời nói của các dân
tộc. Với lợi thế sử dụng âm thanh phát thanh có thể dễ dàng truyền tải được thông
tin bằng nhiều ngôn ngữ. 2) Hạn chế 9
- Thứ nhất, do tác động theo tuyến tính thời gian nên có thể nghe đoạn đầu mà bỏ
mất đoạn cuối, nếu không tập trung sự chú ý của thính giác liên tục.
- Thứ hai, thông tin tiếp nhận qua phát thanh dễ quên, khả năng lưu trữ thông tin
tuy đã được cải thiện nhờ có Internet nhưng còn hạn chế.
- Thứ ba, trên sóng phát thanh, khó có thể trình bày, phân tích những vấn đề phức
tạp, nhất là việc phân tích những số liệu, bởi thế mạnh của phát thanh là thông tin
nhanh, lướt và cổ động.
- Thứ tư, phát thanh cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, điều kiện
ngoại cảnh. Tuy với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại có thể khắc
phục phần nào ảnh hưởng nhưng ngoại cảnh cũng là một trong những vấn đề ảnh
hưởng không nhỏ tới phát thanh.
- Thứ tư, với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), mạng xã hội, cũng như các
loại hình thông tin, truyền thông khác cũng tạo sức ép cạnh tranh lớn cho phát
thanh. Phát thanh chủ yếu sử dụng giọng nói điều này cũng có phần hạn chế so với
báo in, báo truyền hình,... bởi các loại hình khác có khả năng cung cấp cả những
hình ảnh lôi cuốn, thu hút công chúng.
Mặc dù còn có những hạn chế nhất định nhưng phát thanh vẫn đang chứng tỏ vị trí
của một kênh thông tin- truyền thông quan trọng với những lợi thế nhanh, dễ tiếp
cận và chi phí thấp của mình. Phát thanh hiện đại không ngừng đổi mới, cải tiến để
đáp ứng nhu cầu của công chúng, mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho thính giả.
II. Xu hướng và hình thức ứng dụng của phát thanh ở Việt Nam và thế giới: 10
Phương tiện truyền thông phát thanh vẫn đang phát triển và thích ứng với các xu
hướng công nghệ mới cả tại Việt Nam và trên thế giới. Dưới đây là một số xu
hướng và hình thức ứng dụng của phát thanh: *TạiViệtNam:
1. Phát Sóng Trực Tuyến và Podcast:
- Các đài phát thanh tại Việt Nam ngày càng chú trọng vào việc cung cấp dịch vụ
phát sóng trực tuyến. Podcast cũng đang trở thành một xu hướng ngày càng phổ
biến, cung cấp nền tảng cho các chủ đề đa dạng và nội dung tùy chỉnh. 2. Ứng Dụng Di Động:
- Các đài phát thanh tại Việt Nam đã tích hợp vào các ứng dụng di động để cung
cấp trải nghiệm người nghe linh hoạt. Người nghe có thể dễ dàng truy cập và nghe
lại chương trình yêu thích thông qua ứng dụng di động.
3. Tương Tác qua Mạng Xã Hội:
- Phương tiện truyền thông phát thanh tại Việt Nam cũng tận dụng mạng xã hội
để tương tác với người nghe. Việc chia sẻ thông tin, tương tác qua các trang mạng
xã hội là một hình thức phổ biến để duy trì và mở rộng cộng đồng người nghe.
4. Chương Trình Thực Tế và Sự Kiện:
- Các đài phát thanh tổ chức các chương trình thực tế, sự kiện trực tiếp để tạo sự
tương tác với khán giả. Đây có thể là cuộc thi, chương trình talk show, hay sự kiện âm nhạc.
*TrênThếGiới: 1. Podcasting Toàn Cầu: 11
- Podcasting đã trở thành một xu hướng phổ biến trên toàn cầu. Các đài phát
thanh và cá nhân sáng tạo nội dung có thể chia sẻ thông điệp và ý kiến thông qua
các bản podcast, không giới hạn về địa lý.
2. Phát Sóng Quốc Tế và Hợp Tác Liên Đội:
- Hợp tác giữa các đài phát thanh quốc tế ngày càng trở nên phổ biến, tạo ra nền
tảng để chia sẻ nội dung, ý kiến và chương trình giải trí qua biên giới.
3. Tích Hợp Âm Thanh 3D và Công Nghệ VR:
- Xu hướng tích hợp âm thanh 3D và công nghệ thực tế ảo (VR) vào nội dung
phát thanh giúp tạo ra trải nghiệm người nghe tương tác và hấp dẫn hơn.
4. Tích Hợp Trí Tuệ Nhân Tạo (AI):
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo được sử dụng để tối ưu hóa nội dung và gợi ý
chương trình dựa trên sở thích và lịch sử nghe của người nghe.
5. Nghe Tập Trung và Podcast Học Thuật:
- Nhu cầu về nội dung nghe tập trung và podcast học thuật đang tăng lên. Các đài
phát thanh cung cấp chương trình với nội dung chất lượng cao và kiến thức chuyên
sâu để đáp ứng nhu cầu này.
Cả Việt Nam và thế giới đều chứng kiến sự đổi mới và sự chuyển đổi trong lĩnh
vực phát thanh. Các đài phát thanh ngày càng tận dụng các công nghệ mới.
III. Kênh phát thanh VOV Giao thông:
1.GiớithiệuvềVOVGiaothông: 12
Truyền thông hiện nay ở nước ta đang là một lĩnh vực rất được chú trọng và phát
triển. Nhìn từ góc độ văn hóa học, truyền thông thực sự là một công cụ đắc lực hỗ
trợ không nhỏ cho sự “lan truyền văn hóa”, giúp cho cộng đồng xã hội tiếp cận đến
văn hóa truyền thống cũng như văn hóa hiện đại một cách nhanh nhất. Sự lên ngôi
của truyền thông đa phương tiện đặc biệt là sự lấn át của truyền hình và mạng xã
hội internet là hiện tượng phổ biến và tất yếu của thời đại CNH – HĐH. Vì thế chỗ
đứng của các loại hình truyền thống như phát thanh bị hạn chế hơn trước rất nhiều.
Phát thanh hiện nay là phát thanh hiện đại, không tự nảy sinh mà là sự kế thừa và
phát triển của phát thanh truyền thống. Ở thời điểm này, bức tranh chung về hệ
thống phát thanh ở Việt Nam mang cả hai gam màu sáng – tối; gam màu tối là sự
lấn át của truyền hình, báo in , báo mạng. Hiện tượng này khá phổ biến ở hệ thống
các đài phát thanh cấp tỉnh, cấp huyện, thị và cấp thị xã, phường tại các địa phương
trong cả nước, đặc biệt là tại các tỉnh miền núi vốn còn nghèo tại các vùng sâu
vùng xa.... Gam màu tươi sáng chủ yếu được thể hiện trong sự vận động phát triển
của Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) và một số Đài địa phương mạnh như Đài
Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh, Đài Tiếng nói Nhân dân tỉnh Phú Yên... Là
đối tượng thính giả thường xuyên nghe Đài và nhận thấy Kênh VOV Giao thông là
một chương trình thành công của Đài TNVN phát trên tần số FM 91MHz, Em
nhận thấy Kênh VOV Giao thông là một đối tượng nghiên cứu rất mới mẻ, thú vị
và là một đề tài mang tính thực tiễn vì vậy có thể thu thập được những vấn đề
thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu thông qua việc nghe thường xuyên và lập
phiếu điều tra, khảo sát thính giả. Dưới góc nhìn Văn hóa học thì Kênh phát thanh
VOV Giao thông trên tần số FM 91Mhz đã và đang có những vai trò và ảnh hưởng
đáng kể tới đời sống văn hóa của người dân Thủ đô, góp phần tạo nên một bộ mặt
văn hóa đô thị và văn hóa giao thông mới của Hà Nội.Chương trình VOV Giao
thông là một phiên bản phát thanh mới của Đài Tiếng nói Việt Nam. Ra đời từ năm
2009 đến nay, những hoạt động của Kênh đã mang lại lợi ích rất lớn cho không chỉ 13
những người tham gia giao thông và cả những nhà kinh doanh trong lĩnh vực giải
trí. Sự thành công của Kênh VOV Giao thông như ngày hôm nay, đồng nghĩa với
việc khẳng định thương hiệu và vị trí của truyền thông phát thanh ở nước ta đã lấy
lại được chỗ đứng của mình trong lĩnh vực truyền thông, trong đó có Đài Tiếng nói
Việt Nam. Kênh VOV giao thông được phát thử nghiệm vào ngày 18/5/209 tại Hà
Nội. Cho đến hiện tại, VOV giao thông đã trở thành kênh phát thanh chuyên biệt
của Đài Tiếng nói Việt Nam. Được đầu tư về hệ thống công nghệ hiện đại gồm: 1
máy phát sóng FM tại Hà Nội có bán kính phủ sóng 200km; 2 máy phát song FM
tại TPHCM có bán kính phủ phóng trên 300km; khoảng gần 300 camera đặt tại các
vị trí khác nhau. Và giờ đây mở VOV giao thông dường như đã trở thành thói quen
không thể thiếu của các tài xế.
Người bạn đồng hành VOV giao thông
Giữa những kênh truyền thông hiện đại phát triển như hiện nay. Radio tưởng
chừng như không còn được phổ biến nữa. Tuy nhiên thực tế cho thấy, phần lớn số
lượng thính giả vẫn đông đảo và lựa chọn nghe radio như một thói quen mỗi
ngày. Kênh VOV giao thông là kênh radio chuyên biệt về tình hình giao thông trên
cả nước; được phát trên tần số 91Mhz. Và chỉ trong một khoảng thời gian
ngắn,VOV giao thông đã nhận được sự đón nhận đông đảo và độ tương tác cao từ
các thính giả nghe đài trên cả nước.
Hình thức tương tác của VOV giao thông
VOV giao thông cho phép thính giả trực tiếp tham gia vào quá trình làm báo. VOV
giao thông hiện có hàng nghìn cộng tác viên ở khắp nơi trên cả nước. Họ vừa là
thính giả vừa là những người có thể cung cấp thông tin nhanh nhất tới người nghe.
Chính nhờ sự tương tác đặc biệt đó đã dẫn đến sự thành công của VOV giao thông. 14
VOV giao thông trong thời đại phát triển
Giao thông luôn là đề tài nóng hổi tại Việt Nam. VOV giao thông ra đời cho đến
nay hỗ trợ giao thông trên cả nước. Và chiếm được sự quan tâm đông đảo của hàng ngàn thính giả.
Hiện nay trên cả nước có 2 triệu ô tô, con số này vẫn đang gia tăng mỗi năm. Tại
Hà Nội, xe con tăng 17,23%/năm và tại thành phố Hồ Chí Minh, con số này là 14.88%/năm.
57/63 tỉnh thành hiện nay có hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe
bus. Với tổng cộng 684 tuyến xe bus trên cả nước.
Hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh vận chuyển 803,4 triệu lượt hành khách mỗi năm.
100% xe bus cam kết nghe VOV giao thông
Với những thống kê trên. Có thể nhận thấy rằng kênh VOV giao thông luôn chiếm
một lượng khán giả lớn nhất định
Tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp qua VOV giao thông
Với số lượng thính giả đông đảo, đa dạng mọi lứa tuổi từ học sinh – sinh viên, hay
người đi làm, các người nội trợ hay các tài xế và nhiều đối tượng khác. Ở bất kì đối
tượng nào thì VOV giao thông vẫn có thể đưa đến lượng thông tin nhất định.
Chính vì vậy VOV giao thông là một cơ hội vàng cho các doanh nghiệp muốn phát
triển thương hiệu. Qua các quảng cáo trên VOV giao thông.
Giá quảng cáo trên VOV Giao thông trong giờ cao điểm rẻ hơn 60 lần so với
giá quảng cáo trong giờ vàng trên truyền hình quốc gia. 15
Trong khi đó, lượng thính giả VOV Giao thông giờ cao điểm xấp xỉ bằng
một nửa lượng khán giả truyền hình VTV giờ vàng, tính riêng ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. Lựa chọn quảng cáo trên VOV Giao thông
, bạn có thể tiết kiệm chi phí, đồng thời
tiếp cận khách hàng thường xuyên hơn với tần suất nhắc lại liên tục hơn.
Kênh VOV giao thông giờ đây đã trở thành một người bạn không thể thiếu đối
với các tài xế trên mọi nẻo đường. Không chỉ hỗ trợ về giao thông trên cả nước mà
còn tăng giá trị tinh thần cho thính giả nghe phát thanh như thói quen mỗi ngày.
Thông qua đó đây cũng là mảnh đất đầu tư màu mỡ cho các doanh nghiệp.
2.7Yếutốcủahoạtđộngtruyềnthông-KênhphátthanhVOVGiaothông: A.Nguồn phát:
Kênh phát thanh VOV Giao thông , nguồn phát chính là Đài tiếng nói Việt
Nam ,Sự ra đời của Kênh VOV Giao thông là sự chỉ đạo quan tâm sâu sắc của
Lãnh đạo Đài Tiếng Nói Việt Nam, các đơn vị chức năng qua các thời kỳ. Đặc biệt
là sự quyết tâm và gắn bó của đội ngũ cán bộ, nhân viên nòng cốt, từ phóng viên,
biên tập viên, kỹ thuật viên, MC, cộng tác viên,.
Mỗi người bằng trách nhiệm, bằng tinh thần yêu radio đã làm cho Kênh VOV Giao
thông ngày càng phát triển. Trong đó, sự đóng góp, đồng hành của quý bác tài, của
thính giả gần xa; sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền đã tạo nên sự thành
công của Kênh VOV Giao thông ngày hôm nay. B. Thông điệp: 16
Thông điệp truyền thông là thông điệp được truyền tải qua các phương tiện truyền
thông như đài phát thanh, truyền hình, báo chí, tạp chí, quảng cáo, mạng xã hội,
email, tin nhắn văn bản, video và các hình thức truyền thông khác.
Đối với VOV Giao thông, kênh luôn hướng đến phương châm hàng đầu là giao
thông, đáp ứng hầu hết nhu cầu mà thính giả cần khi lưu thông trên khắp các nẻo
đường những hành trình an toàn và thuận lợi nhất. Thông qua kênh VOV Giao
thông người dân sẽ tiếp cận được nhiều hơn những nội dung liên quan đến luật giao thông đường bộ
VOV Giao thông cung cấp những bản tin toàn cảnh về các vấn đề, tình trạng giao
thông, thời tiết, những cảnh báo khả năng tai nạn, những chỉ dẫn về giải pháp lưu
thông tối ưu cho các phương tiện, truyền tải thông tin, sự cố hạ tầng giao thông,
nguyện vọng của người dân nhanh chóng đến với cơ quan chức năng, giúp cơ quan
chức năng sớm tìm ra giải pháp hỗ trợ và tháo gỡ kịp thời. Kênh còn phát huy được
bản sắc của người dân phương qua từng loại hình nghệ thuật như cải lương, ca cổ,
hò vè… để phục vụ văn hóa tình thần của người dân ngày càng phong phú. C. Kênh truyền thông:
Kênh VOVgiaothông là kênh phát thanh chuyên biệt về tình hình giao thông trên
cả nước với nhiều đối tượng thính giả khác nhau. Chỉ trong thời gian ngắn, VOV
giaothôngđã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của người dân. Bởi thông tin
cập nhật mỗi ngày và có sự tương tác cao với thính giả.
Kể từ khi được thử nghiệm năm 2009 cho đến nay VOVgiaothông đã trở thành
kênh phát thanh chuyên biệt của Đài tiếng nói Việt Nam. Tính đến năm 2023 VOV
Giaothông dễ dàng tiếp cận 540.000 – 800.000 xe tương ứng với 1 triệu – 1 triệu 6 người nghe. 17
Không chỉ phát sóng dừng lại ở Hà Nội và TPHCM, với mục đích làm giảm ùn tắc
và tai nạn giao thông tại các đô thị và các thành phố lớn trên cả nước, năm 2017,
VOVGiaothông đã mở rộng phạm vi phủ sóng đến các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu
Long với Kênh giao thông MeKongFM90Mhz và nhanh chóng nhận được sự yêu
mến và đồng hành của thính giả, cũng như các cấp chính quyền địa phương tại khu vực. D. Người nhận
Trải qua hơn một thập kỷ hình thành và phát triển, kênh phát thanh VOV Giao
Thông đã và đang thu hút được nhiều thính giả đón nhận và theo dõi. Với nội dung
cuốn hút, phong phú, cập nhật tin tức nhanh vậy nên đối tượng thính giả của kênh
phủ rộng từ lứa tuổi học sinh, sinh viên, người đi làm, nội trợ đến người lớn tuổi.
Đặc biệt VOV Giao Thông trở thành người bạn đồng hành trên mọi nẻo đường của
các tài xế, không chỉ cung cấp thông tin về tình hình đường xá mà kênh còn là
phương tiện giải trí trên những cung đường căng thẳng. Chắc hẳn mỗi chúng ta đều
đã từng được nghe những bản phát thanh của kênh khi di chuyển trên xe bus, ô tô
cá nhân. Vậy nên có thể khẳng định người nhận của kênh rất rộng rãi, đa dạng ở
mọi lứa tuổi, ngành nghề. E. Phản hồi
Cho đến nay, kênh phát thanh VOV Giao Thông đã nhận lại những phản hồi tích
cực từ người nghe về những nội dung giá trị và chất lượng mà kênh đã cung cấp cho thính giả.
Đặc biệt là cơ chế phối hợp, hỗ trợ kịp thời với các Sở ngành thành phố trong công
tác thông tin, tuyên truyền giao thông, các mặt của đời sống xã hội, Ông Nguyễn 18
Ngọc Tường - Phó Trưởng ban chuyên trách Ban an toàn giao thông TPHCM khẳng định:
"TôiđánhgiárấtcaovaitròvàsựđónggópcủaKênhVOVGiaothôngtrong10
nămquatrênnhiềulĩnhvực.Đặcbiệttôirấttâmđắctrongviệctruyềnthông,
tuyêntruyềnđếnngườidânthànhphốvàcảnướcvềtìnhhìnhtrậttựgiaothông.
TôicũngxinghinhậnvàcảmơnlãnhđạođàiKênhVOVGiaothông,cũngnhư
tấtcảcácphóngviêncủađàitrong10nămquađãchủđộngphốihợpcùngcácSở
ngànhThànhphốvàBanAntoàngiaothônglàmrấttốtcôngtáctuyêntruyền,
nhằmgiúpchongườithamgiagiaothôngngàycàngnângcaonhậnthứcvàtự
giácchấphànhphápluậtvềthamgiagiaothông.”
Nói về lợi ích của việc nghe kênh khi tham gia giao thông, một bác tài chia sẻ:
“Nghecảchụcnăm,rấtlàtốtgiúpíchrấtnhiều,nhấtlàbáctài.Nhữngxecộqua
đâykẹtxehaylàkẹtxethìcũngnhờVOVGiaothôngmìnhmớibiếtđược,mìnhné
được.Chươngtrìnhnàocũngthích,nhấtlàthôngtinvềgiaothông.Vớilạithông
báochonhữngcảnhsátgiaothôngtrựctạingãtưđiềutiếtchothôngthoáng".
Không chỉ làm tốt về mảng giao thông, thái độ tiếp đón nhân dân và các nội dung
khác của VOV Giao Thông cũng được người nghe đón nhận, một người dân chia
sẻ: “Nóichungnghecũnglâurồi.Ngaycảmìnhgọiđiệnbáolêntổngđàithìnhân
viênnóichuyệncũngrấtlàdễthương.CáichươngtrìnhVOVGiaothôngmình
thấyrấtlàhữuích.AimàbắtđượcKênhnghesẽnénhữngđườngđóđểhạnchế
tìnhtrạngkẹtxenênthấychươngtrìnhnàytuyệtvời.
Thứhainữalàvềcónhữngphảnánhtiêucực,vềđườngxá,nhữngthôngtinvà
vănhóa,nóichunglànhữngvấnđềansinhmìnhthấytốtđó.Cáiđómìnhcũng 19