Khái niệm, đặc điểm và một số loại L/C - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Khái niệm, đặc điểm và một số loại L/C - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Nghiệp vụ ngoại thương (NT 928291e8)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phân loại L/C
1. Khái niệm, đặc điểm
và một số loại L/C 1.1. Khái niệm
Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) là thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu
của người nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán một khoản tiền nhất định,
trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình được một bộ chứng từ
hợp lệ, đúng theo quy định trong LC.
Tổ chức được quyền phát hành L/C
Theo UCP: Chỉ có các tổ chức Ngân hàng mới được phép phát hành L/C, còn các tổ
chức phi Ngân hàng như Công ty tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty Bảo
hiểm...nếu phát hành L/C thì trái với UCP 500 và những L/C đó không có giá trị hiệu lực.
Theo luật Việt Nam: Chỉ có các tổ chức tín dụng là Ngân hàng mới được quyền phát
hành L/C, theo Luật các tổ chức tín dụng – 1997 quy định:
"Tổ chức tín dụng là Ngân hàng được thực hiện...dịch vụ thanh toán quốc tế khi
được Ngân hàng Nhà nước cho phép..."(Điều 66)
"Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng bao gồm Công ty tài chính , Công ty cho thuê tài
chính và các tổ chức tín dụng phi Ngân hàng khác...không được phép nhận tiền
gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán."(Điều 20)
Thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit) là sự thỏa thuận mà Ngân
hàng phát hành Thư tín dụng (L/C) sẽ cam kết trả một số tiền nhất định hoặc chấp
nhận Hối phiếu do người thụ hưởng ký phát, nếu người này xuất trình bộ chứng từ
thanh toán hợp lệ với nội dung quy định của Thư tín dụng. Trong đó “Ngân hàng
phát hành thư tín dụng là ngân hàng phát hành L/C theo yêu cầu của người xin mở
L/C hoặc nhân danh chính mình”. Và “Bên thụ hưởng là bên mà vì quyền lợi của
bên đó mà Thư tín dụng được phát hành.” 1.2. Đặc điểm
- L/C là giao dịch kinh tế hai bên, chỉ giữa ngân hàng phát hành và nhà xuất khẩu (người
thụ hưởng L/C), mọi chỉ thị, yêu cầu của nhà nhập khẩu do ngân hàng phát hành đại diện.
- L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa: L/C thể hiện cam kết thanh toán của ngân
hàng phát hành cho người thụ hưởng khi người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp,
nó hình thành trên cơ sở hợp đồng nhưng sau đó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này.
- L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và chỉ thanh toán căn cứ vào chứng từ: Các ngân hàng
chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để quyết định xem trên bề mặt chứng từ
có tạo thành một xuất trình phù hợp theo yêu cầu của L/C hay không. Khi chứng từ được
xuất trình là phù hợp thì ngân hàng phát hành phải thanh toán vô điều kiện cho nhà xuất khẩu.
- L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: Yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của chứng từ
là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C. Bộ chứng từ phải tuân thủ chặt chẽ các điều
khoản của L/C, bao gồm số loại, số lượng và nội dung của chúng.
- L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro và đôi khi còn là công cụ từ chối thanh toán và
lừa đảo: Từ bản chất của L/C là chỉ giao dịch bằng chứng từ và khi kiểm tra lại chỉ xem
xét trên bề mặt chứng từ, vì vậy mà L/C có thể bị lạm dụng thành công cụ từ chối nhận
hàng, từ chối thanh toán và là công cụ để gian lận, lừa đảo. 1. 3. Một số loại L/C
1.3.1. L/C được sử dụng phổ biến
Căn cứ vào tính thông dụng của thư tín dụng, có 4 loại L/C được sử dụng phổ biến như sau:
(1). L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C): Đây là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở
thư tín dụng và người nhập khẩu có thể tùy ý sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ tại bất kỳ thời
điểm nào mà không cần thông báo trước cho người xuất khẩu.
(2). L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): Đây là loại thư tín dụng mà sau khi đã
mở thì ngân hàng mở L/C không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn
hiệu lực của L/C nếu không có sự đồng ý của các bên liên quan như ngân hàng thông
báo, ngân hàng xác nhận hay người thụ hưởng.
Trong thanh toán quốc tế, thư tín dụng phải ghi rõ có phải là L/C có thể hủy ngang hay
không thể hủy ngang. Một L/C nếu không ghi chữ “Irrevocable” thì vẫn được coi là
không hủy ngang, trừ khi nó nói rõ là có thể hủy ngang.
(3). L/C không hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C): Đây là loại thư tín
dụng không thể hủy bỏ và được 1 ngân hàng khác xác nhận đảm bảo khả năng thanh toán
cho L/C được mở trong trường hợp ngân hàng phát hành không có khả năng thanh toán thư tín dụng.
=> Đây là loại thư tín dụng phổ biến nhất, nó đảm bảo lợi ích cho nhà xuất khẩu.
(4). L/C không hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable without Recourse L/C): Đây là loại
thư tín dụng không thể hủy ngang mà sau khi đã thanh toán tiền cho người thụ hưởng,
ngân hàng mở L/C không có quyền đòi lại số tiền đó trong mọi trường hợp.
1.3.2. Một số loại L/C đặc biệt
(1). L/C chuyển nhượng (Transferable L/C): Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ, trong
đó quy định quyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng mở L/C
chuyển toàn bộ/một nghĩa vụ thực hiện L/C và quyền hưởng lợi L/C cho một hay nhiều
người hưởng lợi trên phần thương vụ họ thực hiện.
(2). L/C giáp lưng (Back-to-Back L/C): Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở
cho người xuất khẩu hưởng, người xuất khẩu dùng L/C này để đi thế chấp mở một L/C
khác cho người hưởng lợi khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu.
L/C mở sau được gọi là L/C giáp lưng và L/C giáp lưng là 1 L/C biệt lập được mở trên cơ sở của L/C gốc.
Điểm khác biệt giữa L/C gốc và L/C giáp lưng:
- Chứng từ yêu cầu đối với L/C giáp lưng phải nhiều hơn L/C gốc.
- Giá trị thanh toán của L/C giáp lưng phải nhỏ hơn giá trị thanh toán của L/C gốc.
- Thời hạn giao hàng của L/C giáp lưng phải sớm hơn L/C gốc
(3). L/C tuần hoàn (Revolving L/C): Là loại L/C không thể hủy ngang, sau khi L/C được
thanh toán và hết thời hạn hiệu lực sẽ tự động có giá trị như cũ, cứ như vậy mà tuần hoàn
cho tới khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện.
- L/C tuần hoàn phải ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng và số lần tuần hoàn.
- L/C tuần hoàn thường áp dụng trong trường hợp các bên mua bán những mặt hàng khối
lượng lớn, cung cấp hàng hóa/dịch vụ thường xuyên, nhiều kỳ trong một năm với số
lượng đều đặn, ít thay đổi.
- Gồm 2 loại chính: Thư tín dụng tuần hoàn tích lũy và thư tín dụng tuần hoàn không tích lũy.
(4). L/C dự phòng (Standby L/C): Là loại thư tín dụng do người bán, người xuất khẩu mở
cho người mua, người nhập khẩu hưởng lợi. Trong đó người xuất khẩu cam kết sẽ hoàn
trả lại số tiền ứng trước, tiền đặt cọc, chi phí mở L/C cho người nhập khẩu trong trường
hợp người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã quy định trong L/C.
(5). L/C đối ứng (Reciprocal L/C): Là loại thư tín dụng chỉ có hiệu lực khi một thư tín
dụng khác đối ứng với nó được mở.
(6). L/C thanh toán dần về sau (Deferred payment L/C): Là loại thư tín dụng không thể
hủy ngang, trong đó ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận thư tín dụng cam kết
với người thụ hưởng sẽ thanh toán dần toàn bộ trị giá của thư tín dụng trong thời gian quy định.
(7). L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C): Thư tín dụng điều khoản đỏ là một sự ủy quyền
của ngân hàng phát hành thư tín dụng với các ngân hàng thông báo ứng trước một khoản
tiền cho người thụ hưởng để giúp người thụ hưởng có kinh phí chuẩn bị nguồn hàng giao
theo yêu cầu của L/C gốc.
Có 2 loại thư tín dụng điều khoản đỏ:
- Thư tín dụng điều khoản đỏ không được đảm bảo: khoản tiền ứng trước cho người xuất
khẩu sẽ không có sự bảo đảm hoàn trả lại, trong trường hợp người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
- Thư tín dụng điều khoản đỏ được đảm bảo: khoản tiền ứng trước cho người xuất khẩu
sẽ được một ngân hàng bảo lãnh hoàn trả, trong trường hợp người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
→ L/C điều khoản đỏ được sử dụng phổ biến trong thanh toán hàng hóa nông, lâm sản. 1.4
. Nội dung chủ yếu của thư tín dụng 1. Ngày mở L/C
Là ngày tính thời hạn hiệu lực của L/C, người mua cam kết mở L/C đúng thời gian đã ghi trong hợp đồng.
Trên phương thức thanh toán L/C ,ngày mở L/C được thể hiện ở trường 31C: Date of
issue và ghi theo kiểu: Năm/tháng/ngày. VD: 31C: DATE OF ISSUE
210102 (tức là ngày 02, tháng 01 năm 2021) 2. Số và loại L/C
Số L/C: Được thể hiện ở trường :20: DOCUMENTARY CREDIT NUMBER VD: 92010140048
Loại L/C Được thể hiện ở trường :40A: FORM OF DOCUMENTARY CREDIT
VD: IRREVOCABLE( Không hủy ngang) 3. Quy tắc áp dụng
Được thể hiện ở trường :40E: APPLICABLE RULES VD: UCP LATEST VERSION
4. Ngày và địa điểm hết hiệu lực
L/C Được thể hiện ở trường :31D: DATE AND PLACE OF EXPIRY
VD: 200825 IN MALAYSIA ( tức là ngày L/C hết hiệu lực là ngày 25 tháng 08 năm
2020 tại nước xuất khẩu Malaysia)
5. Ngân hàng được yêu cầu mở L/C
Được thể hiện ở trường: 51A: APPLICANT BANK
VD: ICBVVNVX920 VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR
INDUSTRY AND TRADE (FORMERLY V BRANCH NO. 5) HO CHI MINH CITY
6. Người yêu cầu mở L/C (Người nhập khẩu)
Được thể hiện tại trường: 50
VD: NHAN LOC MANUFACTURING AND TRADING CO., LTD, ADD: 50 KY HOA
ST, WARD 11, DIST 5, HO CHI MINH CITY, VIETNAM
7. Người thụ hưởng (Người bán)
Được thể hiện tại trường: 59: BENEFICIARY
VD: IVY BEAUTY CORPORATION SDN BHD SEE FIELD 47A
8. Loại tiền và tổng tiền
Được thể hiện tại trường: 32B: CURRENCY CODE, AMOUNT VD: USD 11 228,30
9. Đúng sai của số tiền
Được thể hiện tại trường: 39A: PERCENTAGE CREDIT AMOUNT TOLERANCE VD: 00/05
10. Cách thực hiện L/C
Được thể hiện tại trường: 40D: AVAILABLE WITH … BY…
VD: ANY BANK IN MALAYSIA BY NEGOTIATION L/C trả ngay và Người bán được
phép chiết khấu bộ chứng từ tại bất kỳ ngân hàng nào ở Malaysia (Chiết khấu ngay khi
xuất trình chứng từ cho ngân hàng tại nước ngoài bán)
11. Thời hạn thanh toán của hối phiếu
Được thể hiện tại trường: 42C: DRAFTS AT…
VD:SEE FIELD 47A. Xem chi tiết ở trường điện 47A
12. Người bị ký phát / người trả tiền
Được thể hiện tại trường: 42A: DRAWEE
VD: ICBVVNVX VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR
INDUSTRY AND TRADE (FORMERLY V HEAD OFFICE) Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Công thương Việt Nam (Trụ sở chính)
13. Giao hàng từng phần
Được thể hiện tại trường: 43P: PARTIAL SHIPMENTS
VD: PROHIBITED ( cấm giao hàng từng phần) 14. Chuyển tải
Được thể hiện tại trường: 43T: TRANSSHIPMENT
VD: PERMITTED ( cho phép chuyển tải) 15. Cảng bốc hàng
Được thể hiện tại trường: 44E: PORT OF LOADING VD: PORT KLANG, MALAYSIA 16. Cảng dỡ
Được thể hiện tại trường : 44F: PORT OF DISCHARGING
VD: HOCHIMINH CITY PORT, VIETNAM
17. Ngày giao hàng trễ nhất
Được thể hiện tại trường : 44C: LATEST DATE OF SHIPMENT
VD: 200821 ( tức là vào ngày 21 tháng 8 năm 2020)
18. Bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng
Được thể hiện tại trường: 46A: DOCUMENTS REQUIRED
VD: 1. SIGNED COMMERCIAL INVOICE
FULL (3/3) SET OF ORIGINAL AND O1 COPY OF CLEAN SHIPPED ON BOARD
OCEAN BILL OF LADING MADE OUT TO ORDER OF VIETNAM JOINT
STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE, BRANCH NO. 5 –
HOCHIMINH CITY, MARKED “FREIGHT PREPAID” AND NOTIFY THE
APPLICANT WITH FULL ADDRESS. B/L MUST SHOW NAME, ADDRESS, TEL,
FAX. NO OF SHIPPING AGENT IN VIETNAM DETAILED PACKING LIST
CERTIFICATE OF ORIGIN FORM D ISSUED BY MINISTRY OF INTERNATIONAL
TRADE AND INDUSTRY OF MALAYSIA IN DUPLICATE
CERTIFICATE OF ANALYSIS ISSUED BY MANUFACTURER “ LEIVY LABORATORIES SDN. BHD”
FULL SET OF ORIGINAL PLUS 01 COPY OF INSURANCE POLICY/ CERTIFICATE
IN ASSIGNABLE FORM AND ENDORSED IN BLANK, COVERING CLAUSE ICC
(A) FOR 110 PCT INVOICE VALUE. NAME, ADDRESS, TEL NO. , FAX NO. , OF
THE INSURANCE COMPANY IN HO CHI MINH CITY, VIETNAM MUST BE SHOWN
2. Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ (L/C)
Những nghiệp vụ cơ bản trong thanh toán tín dụng chứng từ:
(1). Người xuất khẩu và người nhập khẩu ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương.
(2). Người nhập khẩu điền đơn xin mở thư tín dụng gửi ngân hàng phát hành, yêu cầu mở
thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng lợi.
=> Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương đã ký người nhập khẩu gửi đơn xin mở thư tín dụng
đến ngân hàng phát hành và tiến hành ký quỹ (nếu có). Ký quỹ có thể 100% hoặc dưới
100% tùy mức độ uy tín của doanh nghiệp theo đánh giá của Ngân hàng nơi mở L/C.
● Trường hợp 1: Ký quỹ 100% trị giá mở L/C
Thông thường với những doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh, uy tín với ngân hàng
chưa cao, không có các máy móc hay tài sản thế chấp tại ngân hàng thì khi đó ngân hàng
thường yêu cầu doanh nghiệp sẽ ký quỹ 100% trị giá mở L/C.
● Trường hợp 2: Ký quỹ dưới 100%
Ngược với trường hợp trên, nếu doanh nghiệp của bạn đã giao dịch với ngân hàng nhiều