Khái niệm về môi trường kinh doanh - Quản trị kinh doanh | Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Khái niệm về môi trường kinh doanh - Quản trị kinh doanh | Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu Giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Môn: Quản trị kinh doanh (MBA)
Trường: Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1. KHÁI NIỆM
- Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, các nhân tố (bên
ngoài và bên trong) vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp
và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Môi trường kinh doanh là giới hạn không gian mà nơi đó doanh nghiệp tồn tại.
- Từ góc độ chiến lược, phân tích môi trường kinh doanh rất quan
trọng để phát triển các chiến lược hiệu quả để phát triển công ty.
Môi trường tạo ra những cơ hội và nguy cơ đe doạ đến tổ chức.
Nghiên cứu môi trường giúp tổ chức xác định được hướng đi
đúng đắn khi ra các quyết định. Dự báo xu hướng phát triển của thị trường.
- Chúng ta có thể phân biệt môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
thành 2 loại như: môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.
Đối với moio trường kinh doanh bên ngoài thì được phân chia
thành môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
2. CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
2.1.MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ - Môi trường kinh
tế : Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh
tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền
kinh tế. Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên các phân tích về
các yếu tố kinh tế sau để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực.
Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ,
trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh
nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình.
Các yếu tố tác động đến nền kinh tế. Ví dụ: Lãi suất, lạm phát,…
Các chính sách kinh tế của Chính phủ. Ví dụ: Luật tiền lương cơ
bản, các chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ, các chính
sách ưu đãi cho các ngành: Giảm thuế, trợ cấp….
Triển vọng kinh tế trong tương lai. Ví dụ: Tốc độ tăng trưởng, mức
gia tăng GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư…
- Môi trường chính trị- pháp luật:
Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng
tới tất cả các ngành kinh doanh trên một khu vực lãnh thổ, các yếu tố
thể chế, luật pháp có thể ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và phát triển
của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các
doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp
tại khu vực đó. Yếu tố này thường phân tích các khía cạnh sau:
Sự bình ổn: Phương pháp này sẽ phân tích sự bình ổn trong các
yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể
chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc
hoạt động kinh doanh. Ngược lại, các thể chế không ổn định,
xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.
Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các
thuế tiêu thụ, thuế thu nhập… sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao
động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá …
Chính sách: Các chính sách của Nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới
doanh nghiệp. Chúng có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với
doanh nghiệp. Có thể kể đến các chính sách thương mại, chính
sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách
điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng…
- Hoạt động của công ty cần tuân thủ:
Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Các bộ luật (luật kinh doanh, luật đầu tư, luật thương mại, luật
chống độc quyền, chống bán phá giá, luật cạnh tranh, luật bảo hộ thương hiệu) Pháp lệnh (pháp lệnh quảng cáo
, pháp lệnh giá, pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng) Các , thông tư
(chống hàng giả, quảng cáo, dán nhãn) nghị định
Các vấn đề về đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm Luật quốc tế - Yếu tố
văn hoá – xã hội : Các yếu tố văn hóa xã hội có liên quan đến
nhân khẩu học theo một nghĩa nào đó nhưng liên quan nhiều hơn đến
dân số và cách họ hành xử dựa trên sở thích và giá trị. Các xã hội và
nhóm văn hóa khác nhau được đặc trưng bởi các nhu cầu khác nhau,
thường dựa trên các giá trị và sở thích cốt lõi khác nhau.
Các nền văn hóa thường phát triển tâm lý nhóm, đi theo các giá trị cốt
lõi và niềm tin chung. Nó định hình cách các cá nhân trong những nền
văn hóa như vậy mua sắm và những gì họ chọn để tiêu tiền. Doanh
nghiệp cần chú ý đến sự khác biệt về văn hóa xã hội, đặc biệt là khi
chuyển sang các thị trường mới.
Văn hóa là tổng thể các giá trị, chuẩn mực, niềm tin, thói quen, lối
sống của một xã hội. Văn hóa ảnh hưởng đến hành vi, nhận thức,
nhu cầu của con người, từ đó tác động đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Xã hội bao gồm các yếu tố như dân số, nhân khẩu học, lối sống,
giáo dục, tôn giáo, chính trị, pháp luật,... Các yếu tố này ảnh hưởng
đến quy mô thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng, môi trường kinh doanh,...
Yếu tố văn hóa - xã hội trong môi trường vĩ mô tác động đến doanh
nghiệp theo nhiều cách khác nhau, trong đó phải kể đến như:
Văn hóa và xã hội là những yếu tố hình thành nên nhu cầu của
người tiêu dùng. Ví dụ, ở các nước Hồi giáo, người tiêu dùng
thường không ăn thịt lợn. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thịt lợn.
Tác động đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Ví dụ, ở các
nước phương Tây, người tiêu dùng thường coi trọng việc mua sắm
hàng hiệu. Điều này ảnh hưởng đến chiến lược Marketing của các
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng hiệu.
Yếu tố trong môi trường vĩ mô này cũng ảnh hưởng đến môi
trường kinh doanh. Ví dụ, ở các nước có nền kinh tế phát triển,
người tiêu dùng thường có xu hướng quan tâm đến các vấn đề môi
trường. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp. - Yếu tố
nhân khẩu học: Yếu tố nhân khẩu học trong môi trường vĩ
mô có tác động sâu sắc đến hoạt động của doanh nghiệp, được thể
hiện qua các khía cạnh như:
Quy mô và cơ cấu dân số theo các yếu tố như độ tuổi, giới tính,
nghề nghiệp, thu nhập,... sẽ tác động đến quy mô và cơ cấu thị
trường. Khi quy mô dân số tăng, thị trường sẽ mở rộng và có
nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Ngược lại, khi quy mô dân số
giảm, thị trường sẽ thu hẹp và doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn.
Hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố, trong đó có các yếu tố nhân khẩu học. Độ tuổi, giới tính,
thu nhập, nghề nghiệp,... sẽ tác động đến sở thích, nhu cầu và
hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng đối với hoạt động của
doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp cần có chiến lược tuyển
dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với các yếu
tố nhân khẩu học để đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh.
Sự già hóa dân số ở các nước phát triển tạo ra cơ hội cho các
doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm/ dịch vụ phục vụ nhu cầu
của người cao tuổi, chẳng hạn như các sản phẩm chăm sóc sức
khỏe, dịch vụ nghỉ dưỡng,... o Môi
trường khoa học – kỹ thuật: Yếu tố khoa học – kỹ thuật
trong môi trường vĩ mô có tác động mạnh mẽ trong việc thay đổi
cách thức sản xuất, Marketing và quản lý doanh nghiệp. Điều này
được thể hiện qua các khía cạnh như:
Các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới có thể tạo ra các sản phẩm,
dịch vụ mới, mở ra các thị trường mới cho doanh nghiệp. Ví
dụ, sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo ra các cơ hội
kinh doanh mới cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương
mại điện tử, dịch vụ trực tuyến,...
Môi trường khoa học – kỹ thuật giúp doanh nghiệp giảm chi
phí sản xuất, quản lý,... Ví dụ, sự phát triển của tự động hóa đã
giúp doanh nghiệp giảm chi phí lao động.
Công nghệ góp phần lớn vào việc tăng năng suất lao động, từ
đó nâng cao hiệu quả hoạt động. Ví dụ, sự phát triển của trí tuệ
nhân tạo đã giúp doanh nghiệp tự động hóa các quy trình, từ
đó giải phóng thời gian và công sức cho nhân viên.
Công nghệ cho phép doanh nghiệp linh hoạt và nhanh chóng thích ứng
với các biến đổi trong môi trường kinh doanh. Chẳng hạn như việc đáp
ứng nhanh chóng với thay đổi về yêu cầu của khách hàng hoặc thích ứng
với sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới.
Môi trường tự nhiên: Ngày nay, việc quan tâm đến bảo vệ môi trường
tự nhiên là một vấn đề cấp bách trên toàn cầu. Với sự phát triển không
ngừng của khoa học và công nghệ trong những quốc gia tiên tiến, môi
trường thiên nhiên đang chịu những tổn thương nghiêm trọng. Sự mất
cân đối sinh thái đe dọa tạo ra những hậu quả không thể đoán trước
được. Do đó, các doanh nghiệp cần nhận thức về các mối đe dọa và cơ
hội liên quan đến môi trường tự nhiên.
Môi trường tự nhiên cung cấp các tài nguyên cần thiết cho các
ngành công nghiệp như nguyên liệu, năng lượng, nước và nguyên
liệu thực phẩm. Sự khan hiếm, suy giảm chất lượng hoặc gián đoạn
cung cấp tài nguyên có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và
hoạt động của doanh nghiệp.
Sự biến đổi khí hậu có thể gây ra thay đổi trong môi trường kinh
doanh, bao gồm tăng nhiệt đới, biến đổi môi trường và tăng mực
nước biển. Điều này có thể ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp
liên quan đến nông nghiệp, du lịch, địa ốc và hậu cần.
Các quy định về môi trường ngày càng tăng cường, và các doanh
nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. Nếu vi
phạm, doanh nghiệp có thể đối mặt với việc ảnh hưởng tiêu cực
đến hình ảnh thương hiệu cũng như hoạt động kinh doanh.
Nhận thức và chuẩn mực của khách hàng: Ngày càng có nhiều
người tiêu dùng quan tâm và ưu tiên lựa chọn các sản phẩm và
dịch vụ có tác động tốt đến môi trường. Doanh nghiệp phải đáp
ứng các yêu cầu và kỳ vọng này để duy trì và tăng cường quan hệ với khách hàng.
2.2.MÔI TRƯỜNG VI MÔ: oNhà
cung ứng: Là những tổ chức hoặc cá nhân cung cấp các nguồn lực
cần thiết cho doanh nghiệp, chẳng hạn như nguyên vật liệu, dịch vụ, lao
động,... Yếu tố môi trường vi mô này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng, giá thành, thời gian sản xuất của sản phẩm/ dịch vụ.
Giá của các nguồn lực do nhà cung cấp cung cấp có ảnh hưởng trực
tiếp đến giá thành sản phẩm/ dịch vụ cuối cùng của doanh nghiệp. Do
đó, doanh nghiệp cần có mối quan hệ hợp tác tốt với nhà cung cấp để
có được mức giá ưu đãi, giảm giá thành sản phẩm/ dịch vụ, nâng cao
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Khách hàng: Khách hàng là một trong 6 yếu tố cốt lõi trong môi trường
vi mô của doanh nghiệp. Bởi vai trò to lớn của họ trong việc tạo thu
nhập, ảnh hưởng chiến lược kinh doanh và tạo ra môi trường kinh doanh
cạnh tranh. Doanh nghiệp phải làm tất cả mọi cách để có thể đáp ứng
nhu cầu, kỳ vọng, cung cấp phản hồi, xây dựng lòng tin và mối quan hệ bền vững với họ.
Khách hàng của doanh nghiệp có thể được phân loại theo nhiều
tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như theo nhân khẩu học (tuổi tác,
giới tính, thu nhập,...), theo tâm lý (thái độ, lối sống,...), theo hành
vi (sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp như thế nào,...).
Việc phân loại khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu
cầu và mong muốn của từng nhóm khách hàng, từ đó có thể đưa ra
các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Khách hàng có nhu cầu, kỳ vọng ngày càng cao và thay đổi không
ngừng. Doanh nghiệp cần nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu và mong
muốn của họ để có thể đáp ứng một cách tốt nhất.
Sức mua của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ
sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đánh giá
sức mua của khách hàng để có thể định giá sản phẩm, dịch vụ một cách hợp lý.
Thái độ của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng, sự trung thành
của khách hàng và hình ảnh của doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh là các công ty, tổ chức hoặc cá
nhân hoạt động trong cùng một ngành công nghiệp và cung cấp các sản
phẩm/ dịch vụ tương tự hoặc tương đương với doanh nghiệp. Đây là yếu
tố có tính thách thức đối với doanh nghiệp trong môi trường vi mô. Yếu tố này bao gồm:
Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Đây là những doanh nghiệp đang
hoạt động trong cùng ngành với doanh nghiệp, cung cấp các sản
phẩm/ dịch vụ tương tự hoặc thay thế cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Đây là những doanh nghiệp có khả
năng gia nhập ngành trong tương lai. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có
thể gây áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp, do đó doanh
nghiệp cần phải theo dõi sát sao các động thái của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Sản phẩm thay thế: Đây là những sản phẩm/ dịch vụ có thể thay
thế cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Sản phẩm thay thế có
thể gây áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp, do đó doanh
nghiệp cần phải đảm bảo rằng sản phẩm/ dịch vụ của mình có
những lợi thế cạnh tranh so với sản phẩm thay thế.
Đối thủ cạnh tranh cung cấp một tiêu chuẩn để đánh giá hiệu suất và
thực hiện cải thiện. Doanh nghiệp cần theo dõi và đánh giá đối thủ của
mình để nắm bắt xu hướng thị trường và phản ứng nhanh chóng để tăng
cường lợi thế cạnh tranh.
oCác nhóm áp lực khác: Trung
gian: Trung gian là các công cụ, tổ chức hoặc cơ chế mà
các cá nhân hoặc doanh nghiệp sử dụng để tạo ra, phân phối hoặc
tiêu thụ hàng hóa/ dịch vụ. Trung gian giúp kết nối nguồn cung và
nguồn cầu trong một thị trường và thực hiện các hoạt động trung
gian như vận chuyển, lưu trữ, quảng cáo, bán lẻ và bán buôn.
Trung gian đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị và tăng
cường hiệu quả của một hệ thống môi trường vi mô. Các tổ chức
này có thể bao gồm: đại lý phân phối, nhà bán lẻ,nhà bán sỉ,các
nhà vận tải,các nhà dịch vụ tài chính.
Yếu tố trung gian giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường mục tiêu một
cách hiệu quả hơn. Doanh nghiệp có thể tập trung vào sản xuất và phát
triển sản phẩm, dịch vụ, còn các tổ chức trung gian sẽ chịu trách nhiệm
về phân phối sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Đội
ngũ nhân viên: Nhân viên là người trực tiếp thực hiện các
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực, trình
độ và thái độ làm việc của nhân viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng sản phẩm, dịch vụ, hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong môi trường vi mô, nhân viên cũng đại diện cho hình ảnh doanh
nghiệp. Thái độ, tác phong của nhân viên có tác động mạnh mẽ đến cảm
nhận của khách hàng, đối tác đối với doanh nghiệp. Nhân viên là nguồn
lực sáng tạo, là động lực thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới, phát triển.
Đối với yếu tố vi mô này, doanh nghiệp cần nhận thức rõ tầm quan trọng
của họ, có chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân viên phù hợp
để đảm bảo nhân viên có trình độ, kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, tạo môi trường làm việc
tích cực để khuyến khích nhân viên phát huy tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết trong công việc.
Hệ thống quản trị nhân sự của doanh nghiệp cũng cần được xây dựng và
vận hành hiệu quả để đảm bảo quyền lợi, sự hài lòng của nhân viên. Thu
hút, giữ chân nhân tài, tạo động lực cho nhân viên phát triển và cống hiến cho doanh nghiệp.
Cổ đông: Trong môi trường vi mô, cổ đông đầu tư vốn cho doanh
nghiệp, vốn này được sử dụng để mua tài sản cố định, tài sản lưu động,
phát triển sản xuất kinh doanh,... Vốn đầu tư của cổ đông là yếu tố quan
trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cổ đông có
quyền tham gia quản lý doanh nghiệp thông qua việc bầu đại diện tham
gia hội đồng quản trị, ban lãnh đạo,... Cổ đông có thể đưa ra ý kiến,
quyết định về chiến lược, hoạt động của doanh nghiệp.
Cổ đông là những người bỏ vốn ra kinh doanh, họ có quyền đòi hỏi lợi
nhuận từ doanh nghiệp. Có thể nói, cổ đông là một yếu tố quan trọng
trong môi trường vi mô của doanh nghiệp. Cổ đông có thể tạo ra cơ hội
hoặc thách thức cho doanh nghiệp, được thể hiện qua việc:
Nếu cổ đông có mục tiêu đầu tư ngắn hạn, họ sẽ yêu cầu doanh
nghiệp tập trung vào việc gia tăng lợi nhuận ngay lập tức. Điều này
có thể khiến doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí, đầu tư,... để đạt
được mục tiêu của cổ đông. Tuy nhiên, việc cắt giảm chi phí, đầu
tư có thể ảnh hưởng đến lâu dài của doanh nghiệp.
Cổ đông có thể là những nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước
ngoài thường có những yêu cầu khắt khe về quản trị doanh nghiệp, môi trường kinh doanh,...
Cổ đông có thể là những nhà đầu tư mạo hiểm, họ thường đầu tư
vào những doanh nghiệp mới thành lập, có tiềm năng tăng trưởng
cao. Tuy nhiên, nhà đầu tư mạo hiểm cũng có thể yêu cầu doanh
nghiệp chia sẻ nhiều quyền kiểm soát với họ. o THỰC
TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VINAMILK GIỚI THIỆU:
o Tên doanh nghiệp: công ty cổ phần sữa Việt Nam(Vinamilk)
o Lĩnh vực hoạt động sản xuất sữa và các chế phẩm từ sữa
o Trụ sở chính: số 10, phố Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, Tp.HCM
o Vinamilk được thành lập vào năm 1976 trên cơ sở tiếp quản3
nhà máy sữa ở chế độ cũ: nhà máy sữa Thống Nhất, nhà máy
sữa Trường Thọ và nhà máy sữa bột Dielac. Qua nhiều năm xây
dựng và phát triển, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại
Việt Nam, đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý.
Quan trọng phải kể đến: Huân chương Độc lập hạng Nhì
(2010), Huân chương Độc lập hạng Ba(2005)…..
o Danh mục sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng với trên 200 mặt
hàng sữa và các sản phẩm từ sữa. Phần lớn được cung cấp cho
thị trường dưới thuongư hiệu Vinamilk, thương hiệu này được
bình chọn là một thương hiệu nổi tiếng và là một trong nhóm
100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ công thương bình chọn nam
2006. Vinamilk. Cũng được bình chọn trong nhóm top 10 hãng
Việt Nam chất lượng cao từ năm 1995 đến 2007.
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH o NGÂN LÀM
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY:
o chiến lược phát triển của Vinamilk sẽ hướng đến 3 mũi nhọn
là; thứ nhất, phát triển sản phẩm và trải nghiệm ưu việt cho
người tiêu dùng, tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu thị trường.