Khái quát các quan niệm về vật chất trong lịch sử triết học trước Mác. Phân tích và nêu ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lênin | Bài tập môn triết học Mác
Khái quát các quan niệm Lời bình: Chủ nghĩa duy tâm gồm chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan đều thừa nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế giới nhưng lại phủ nhận đặc trưng “tự thân tồn tại” của chúng. Tuy vậy cùng với tiến bộ của lịch sử quan niệm của các nhà triết học duy vật về vật chất. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Khái quát các quan niệm về vật chất trong lịch sử triết học trước Mác. Phân tích và nêu ý
nghĩa định nghĩa vật chất của Lênin
Khái quát các quan niệm
Lời bình: Chủ nghĩa duy tâm gồm chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ
quan đều thừa nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế giới nhưng lại phủ nhận
đặc trưng “tự thân tồn tại” của chúng.
Tuy vậy cùng với tiến bộ của lịch sử quan niệm của các nhà triết học duy vật về vật chất
cũng từng bước phát triển theo hướng càng ngày sâu sắc và trừu tượng hóa khoa học hơn đó là
CHỦ NGHĨA DUY VẬT THỜI CỔ ĐẠI đặc biệt là ở Hy Lạp - La Mã, Trung Quốc, Ấn Độ
đã xuất hiện chủ nghĩa duy vật với quan niệm chất phác về giới tự nhiên, về vật chất
quy vật chất về những vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài như
Tứ Đại ở Ấn Độ ( đất- nước- lửa- gió), Thuyết Ngũ Hành ở Trung Quốc (kim- mộc-
thuỷ- hoả- thổ) coi đó là cái đầu tiên sinh ra mọi thứ còn lại.
Bước tiến quan trọng nhất của sự phát triển phạm trù vật chất là định nghĩa vật chất
của Đêmôcrít với Thuyết nguyên tử,
+ nguyên tử là những hạt vật chất nhỏ nhất, không thể phân chia, đa dạng về hình dáng
+ là một lớp các phần tử hữu hình rộng rãi nằm sâu trong mỗi sự vật, hiện tượng
Lời bình: Quan niệm này không những thể hiện một bước tiến khá xa của các nhà triết
học duy vật trong quá trình tìm kiếm một định nghĩa đúng đắn về vật chất.
Lời bình: Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XV - XVIII phương Tây có bước phát triển mạnh
mẽ, thuyết nguyên tử vẫn được các nhà khoa học nghiên cứu, khẳng định trên lập trường duy vật.
Tuy nhiên họ xem mọi hiện tượng của thế giới theo những chuẩn mực thuần túy cơ
học; xem vật chất, vận động, không gian, thời gian như những thực thể khác nhau,
không có mối liên hệ nội tại với nhau.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong vật lý học đã có nhiều phát minh quan trọng điển hình:
+ Năm 1895, Rơnghen phát hiện ra tia X
+ Năm 1896, Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ của nguyên tố Urani
+ Năm 1897, Tôm Xơn phát hiện ra điện tử
Đặc biệt là năm 1901, Kaufman đã chứng minh được khối lượng của điện
tử không phải bất biến mà thay đổi theo vận tốc vận động của nguyên tử
Lời bình: Nhờ những phát hiện đó đã chứng tỏ được rằng nguyên tử không phải là
phần tử nhỏ nhất, mà có thể phân chia, chuyển hoá được. Chính những thành tựu trên
đã dẫn đến sự phá sản các quan điểm duy hình về vật chất.
Phân tích định nghĩa của Lênin
Lời bình: Ta thường định nghĩa vật chất là những thứ như tiền bạc, xe cộ, là những thứ
hữu hình, nhìn thấy được. Nhưng Vật chất trong định nghĩa của Lênin là “phạm trù
triết học” là một phạm trù rộng và khái quát nhất, là sự trừu tượng hoá, không có sự tồn tại cảm tính. ● Có 3 nội dung sau:
Thứ nhất: Vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại bên ngoài không lệ thuộc vào ý thức
- Vật chất này là hiện tượng không phải hư vô, hiện thực này mang tính khách quan không phải chủ quan
- Là “phạm vi hết sức hạn chế” mà ở đó sự đối lập giữa vật chất và ý thức là tuyệt đối
- Từ vi mô đến vĩ mô. từ những cái chưa biết đến những cái đã biết, từ những sự
vật “đơn giản nhất” đến hiện tượng “kỳ lạ nhất” đều là đối tượng tồn tại khách
quan, độc lập với ý thức con người.
Lời bình: khẳng định trên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phê phán thế giới quan
duy tâm vật lý học, thoát khỏi cuộc khủng hoảng thế giới quan, từ đó các nhà khoa
học đi sâu tìm hiểu về thế giới vật chất, khám phá ra những thuộc tính mới, làm phong
phú tri thức của con người về thế giới.
Thứ hai: Vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem
lại cho con người cảm giác
- Vật chất luôn biểu hiện đặc tính khách quan, không phụ thuộc vào ý thức sự vật, hiện tượng
- Tồn tại dưới dạng thực thể nên khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào các
giác quan sẽ đem lại cho con người cảm giác
- Trong Chủ nghĩa duy vật biện chứng có xét thì vật chất là cái có trước, là cội
nguồn của cảm giác (ý thức) còn cảm giác ( ý thức) là cái có sau, phụ thuộc vào vật chất
Thứ ba: Vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó
Lời bình: Trong thế giới vật chát, có một thời điểm mà tồn tại cả hai hiện tượng cùng
lúc : hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần
- Hiện tượng vật chất tồn tại khách quan không lệ thuộc vào tinh thần nhưng
hiện tượng tinh thần ( cảm giác, tư duy, ý thức) lại luôn có nguồn gốc từ hiện tượng vật chất
- Hiện tượng tinh thần là những bản sao, chép lại, chụp lại của sự vật, hiện tượng
tồn tại với tư cách là hiện thực khách quan.
Lời bình: Trong thế giới vật chất không có gì là không biết chỉ có những cái đã biết
hoặc những cái chưa biết, do hạn chế của con người trong thời kỳ xưa; nó còn có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong việc bác bỏ thuyết “bất khả tri”
Ý nghĩa của định nghĩa vật chất của Lênin
1. Định nghĩa vật chất của Lênin đã giải quyết được 2 vấn đề cơ bản của triết học
trên lập trường Chủ nghĩa duy vật biện chứng, từ đó đấu tranh chống lại chủ
nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri
2. Là cơ sở khoa học cho việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội, điều kiện
sinh hoạt vật chất, quan hệ vật chất xã hội giữa người với người đúng quy luật khách quan
3. Tạo sự liên kết giữa Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật cổ đại
thành 1 hệ thống lý luận thống nhất, góp phần tạo nền tảng lý luận khoa học.