Khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN 2023 | Kinh tế chính trị | HVNH

Khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN 2023 với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

Chương II:
2.1. Khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN 2023
2.1.1. Quy mô đầu tư FDI ở VN
Vốn FDI vào Việt Nam đạt 36,61 tỉ USD (tính đến ngày 20/12/2023), giải ngân đạt
23,18 tỉ USD - mức cao kỉ lục trong giai đoạn 2018 - 2023, tăng 32,1% so với cùng
kì, bao gồm tổng vốn đầu tư mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần
vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài. Cụthể:
+ Đầu tư mới: Có 3.188 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng
56,6% so với năm trước), tổng vốn đăng ký đạt gần 20,19 tỷ USD (tăng 62,2% so
với năm trước).
+ Điều chỉnh vốn: Có 1.262 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 14%
so với năm trước), tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt hơn 7,88 tỷ USD (giảm 22,1% so
với năm trước).
+ Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp: Có 3.451 giao dịch GVMCP của nhà
đầu tư nước ngoài (giảm 3,2% so với năm trước), tổng giá trị vốn góp đạt hơn 8,5
tỷ USD (tăng 65,7% so với năm trước).
( Vốn đầu tư nước ngoài các năm 2019- 2023)
2.1.2. Cơ cấu đầu tư vào VN theo đối tác đầu tư
Trong năm 2023, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.
Trong đó:
+ Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 6,8 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn
đầu tư vào Việt Nam( tăng 5,4% so với năm trước )
+ Nhật Bản đứng thứ 2 với gần 6,57 tỷ USD, chiếm hơn 17,9% tổng vốn đầu tư
( tăng 37,3% so với năm trước).
+ Đặc khu hành chính Hồng Kông đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn
4,68 tỷ USD, chiếm gần 12,8% tổng vốn đầu tư( gấp 2,1 lần so với năm trước) .
+ Tiếp theo là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,…
- Xét về số dự án, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 22,2%). Hàn
Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 25,9%) và góp vốn mua cổ
phần (chiếm 27,8%).
2.1.3. Cơ cấu đầu tư FDI vào VN theo ngành
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế
quốc dân. Trong đó:
+ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 23,5 tỷ
USD, chiếm 64,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 39,9% so với năm trước.
+ Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ
USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 4,8% so với năm trước.
+ Các ngành sản xuất, phân phối điện; tài chính ngân hàng xếp thứ 3 và 4 với tổng
vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 2,37 tỷ USD (tăng 4,9%) và gần 1,56 tỷ USD (gấp
gần 27 lần).
+ Còn lại là các ngành khác chiếm 8,8%.
( Đầu tư nước ngoài năm 2023 theo ngành kinh tế)
2.1.4. Cơ cấu đầu tư FDI vào VN theo địa phương
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 56 tỉnh, thành phố trên cả nước trong
năm 2023.
+ TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu về vốn đầu tư thu hút được với tổng vốn đầu tư đăng
ký hơn 5,85 tỷ USD, chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 48,5% so với
năm trước năm 2022.
+ Hải Phòng xếp thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,26 tỷ USD, chiếm
8,9% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng 66,2% so với năm trước.
+ Tiếp theo lần lượt là Quảng Ninh đạt 3,11 tỷ USD, chiếm 8,5% và tăng 31,3%
Bắc Giang đạt 3,01 tỷ USD, chiếm 8,2%, tăng 148,3%…
Nếu xét về số dự án, TP. Hồ Chí Minh là địa bàn dẫn đầu cả nước cả về số dự án
mới (37,7%), số lượt dự án điều chỉnh (23,5%) và góp vốn mua cổ phần (67,1%).
2.2. Đánh giá chung về đầu tư nước ngoài vào VN trong thời gian qua
2.2.1. Những tác động tích cực trong viêc thu hút FDI của VN
+ Tác động của FDI đến môi trường
Khu vực FDI đã tích cực tham gia vào quá trình chuyển giao công nghệ xanh, thực
hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội, xây dựng và nâng cao nhận thức về nền kinh tế
xanh cho người lao động và người tiêu dùng. Có thể kể đến lợi thế của FDI đối với
việc phát triển bảo vệ môi trường tại Việt Nam như Dự án hệ thống xử lý nước thải
y tế tại Bệnh viện Chợ Rẫy; Công ty Điện lực Phú Mỹ 3 với việc cài đặt hệ thống
phát hiện rò rỉ tự động và trồng 4.000 cây xanh xung quanh công ty…
+ Tác động của FDI trong cải tiến khoa học - công nghệ
Các doanh nghiệp nước ngoài thường mang theo công nghệ tiên tiến và quản lý
hiện đại, giúp nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Nam
Vd: Việt Nam bước đầu đã nhận được dòng đầu tư mới vào ngành công nghệ cao
như từ Intel và Samsung
+ Tạo việc làm
Các doanh nghiệp FDI thường mở rộng hoặc xây dựng các nhà máy, cơ sở sản xuất
mới tại Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động địa phương.
+ Phát triển nguồn nhân lực
Các doanh nghiệp FDI thường đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,
cung cấp cơ hội học tập, đào tạo và thăng tiến cho người lao động. Điều này giúp
nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng của lao động Việt Nam.
2.2.2. Những thách thức và triển vọng phát triển
Một là, sự bất ổn kinh tế toàn cầu khiến tình hình phục hồi kinh tế chậm. Giá
lương thực và năng lượng tăng vọt do xung đột Nga - Ukraine kéo dài dẫn tới tiến
trình phục hồi của thế giới bị đình trệ đột ngột. Các quốc gia Mỹ, Trung Quốc -
những đối tác thương mại và nhà đầu tư FDI chính của Việt Nam, được dự báo sẽ
tăng trưởng chậm trong những năm tới.
Hai là, xu hướng đầu tư lân cận (nearshoring) được nhiều quốc gia (Hàn Quốc,
Nhật Bản…) hướng tới sau đại dịch Covid-19. Trong khi Mỹ và một số nước EU
đều đang cố gắng hạn chế đầu tư ra nước ngoài bằng cách giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp và ưu đãi đầu tư trong nước để thu hồi vốn đầu tư nước ngoài, thì
những xu hướng này làm tăng thêm thách thức cho Việt Nam trong thu hút FDI.
Ba là, việc đề xuất thiết lập mức thuế tối thiểu cho các Tập đoàn đa quốc gia trên
toàn thế giới nhằm mục tiêu ngăn chặn các tập đoàn đa quốc gia tham gia vào
chiến lược lập kế hoạch thuế cực đoan (chuyển dịch lợi nhuận và xói mòn cơ sở
thuế để giảm thiểu nghĩa vụ thuế). Mức thuế tối thiểu toàn cầu có thể khác nhau
tùy thuộc vào thỏa thuận được đề xuất giữa các quốc gia. Mục tiêu chung là ấn
định mức thuế tối thiểu các tập đoàn đa quốc gia phải nộp, bất kể khu vực tập đoàn
đa quốc gia hoạt động.
Bốn là, các nước láng giềng trong khu vực (Thái Lan và Malaysia) với nguồn lực
tốt hơn đã tăng cường thu hút FDI bằng cách giảm thuế, hỗ trợ nhiều hơn cho các
nhà đầu tư nước ngoài, do đó dẫn đến Việt Nam trở thành điểm đến kém hấp dẫn
hơn trước vì vậy VN cần phải dựa trên các khía cạnh khác (cơ sở hạ tầng vững
chắc, lao động lành nghề, khả năng thích ứng với công nghệ mới và các yếu tố phi
thuế hấp dẫn) chứ không đơn thuần là mức tiền công lao động thấp.
| 1/5

Preview text:

Chương II:
2.1. Khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN 2023
2.1.1. Quy mô đầu tư FDI ở VN
Vốn FDI vào Việt Nam đạt 36,61 tỉ USD (tính đến ngày 20/12/2023), giải ngân đạt
23,18 tỉ USD - mức cao kỉ lục trong giai đoạn 2018 - 2023, tăng 32,1% so với cùng
kì, bao gồm tổng vốn đầu tư mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần
vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài. Cụthể:
+ Đầu tư mới: Có 3.188 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng
56,6% so với năm trước), tổng vốn đăng ký đạt gần 20,19 tỷ USD (tăng 62,2% so với năm trước).
+ Điều chỉnh vốn: Có 1.262 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 14%
so với năm trước), tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt hơn 7,88 tỷ USD (giảm 22,1% so với năm trước).
+ Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp:Có 3.451 giao dịch GVMCP của nhà
đầu tư nước ngoài (giảm 3,2% so với năm trước), tổng giá trị vốn góp đạt hơn 8,5
tỷ USD (tăng 65,7% so với năm trước).
( Vốn đầu tư nước ngoài các năm 2019- 2023)
2.1.2. Cơ cấu đầu tư vào VN theo đối tác đầu tư
Trong năm 2023, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó:
+ Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 6,8 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn
đầu tư vào Việt Nam( tăng 5,4% so với năm trước )
+ Nhật Bản đứng thứ 2 với gần 6,57 tỷ USD, chiếm hơn 17,9% tổng vốn đầu tư
( tăng 37,3% so với năm trước).
+ Đặc khu hành chính Hồng Kông đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn
4,68 tỷ USD, chiếm gần 12,8% tổng vốn đầu tư( gấp 2,1 lần so với năm trước) .
+ Tiếp theo là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,…
- Xét về số dự án, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 22,2%). Hàn
Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 25,9%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 27,8%).
2.1.3. Cơ cấu đầu tư FDI vào VN theo ngành
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó:
+ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 23,5 tỷ
USD, chiếm 64,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 39,9% so với năm trước.
+ Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ
USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 4,8% so với năm trước.
+ Các ngành sản xuất, phân phối điện; tài chính ngân hàng xếp thứ 3 và 4 với tổng
vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 2,37 tỷ USD (tăng 4,9%) và gần 1,56 tỷ USD (gấp gần 27 lần).
+ Còn lại là các ngành khác chiếm 8,8%.
( Đầu tư nước ngoài năm 2023 theo ngành kinh tế)
2.1.4. Cơ cấu đầu tư FDI vào VN theo địa phương
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 56 tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm 2023.
+ TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu về vốn đầu tư thu hút được với tổng vốn đầu tư đăng
ký hơn 5,85 tỷ USD, chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 48,5% so với năm trước năm 2022.
+ Hải Phòng xếp thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,26 tỷ USD, chiếm
8,9% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng 66,2% so với năm trước.
+ Tiếp theo lần lượt là Quảng Ninh đạt 3,11 tỷ USD, chiếm 8,5% và tăng 31,3%
Bắc Giang đạt 3,01 tỷ USD, chiếm 8,2%, tăng 148,3%…
Nếu xét về số dự án, TP. Hồ Chí Minh là địa bàn dẫn đầu cả nước cả về số dự án
mới (37,7%), số lượt dự án điều chỉnh (23,5%) và góp vốn mua cổ phần (67,1%).
2.2. Đánh giá chung về đầu tư nước ngoài vào VN trong thời gian qua
2.2.1. Những tác động tích cực trong viêc thu hút FDI của VN
+ Tác động của FDI đến môi trường
Khu vực FDI đã tích cực tham gia vào quá trình chuyển giao công nghệ xanh, thực
hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội, xây dựng và nâng cao nhận thức về nền kinh tế
xanh cho người lao động và người tiêu dùng. Có thể kể đến lợi thế của FDI đối với
việc phát triển bảo vệ môi trường tại Việt Nam như Dự án hệ thống xử lý nước thải
y tế tại Bệnh viện Chợ Rẫy; Công ty Điện lực Phú Mỹ 3 với việc cài đặt hệ thống
phát hiện rò rỉ tự động và trồng 4.000 cây xanh xung quanh công ty…
+ Tác động của FDI trong cải tiến khoa học - công nghệ
Các doanh nghiệp nước ngoài thường mang theo công nghệ tiên tiến và quản lý
hiện đại, giúp nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
Vd: Việt Nam bước đầu đã nhận được dòng đầu tư mới vào ngành công nghệ cao như từ Intel và Samsung + Tạo việc làm
Các doanh nghiệp FDI thường mở rộng hoặc xây dựng các nhà máy, cơ sở sản xuất
mới tại Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động địa phương.
+ Phát triển nguồn nhân lực
Các doanh nghiệp FDI thường đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,
cung cấp cơ hội học tập, đào tạo và thăng tiến cho người lao động. Điều này giúp
nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng của lao động Việt Nam.
2.2.2. Những thách thức và triển vọng phát triển
Một là, sự bất ổn kinh tế toàn cầu khiến tình hình phục hồi kinh tế chậm. Giá
lương thực và năng lượng tăng vọt do xung đột Nga - Ukraine kéo dài dẫn tới tiến
trình phục hồi của thế giới bị đình trệ đột ngột. Các quốc gia Mỹ, Trung Quốc -
những đối tác thương mại và nhà đầu tư FDI chính của Việt Nam, được dự báo sẽ
tăng trưởng chậm trong những năm tới.
Hai là, xu hướng đầu tư lân cận (nearshoring) được nhiều quốc gia (Hàn Quốc,
Nhật Bản…) hướng tới sau đại dịch Covid-19. Trong khi Mỹ và một số nước EU
đều đang cố gắng hạn chế đầu tư ra nước ngoài bằng cách giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp và ưu đãi đầu tư trong nước để thu hồi vốn đầu tư nước ngoài, thì
những xu hướng này làm tăng thêm thách thức cho Việt Nam trong thu hút FDI.
Ba là, việc đề xuất thiết lập mức thuế tối thiểu cho các Tập đoàn đa quốc gia trên
toàn thế giới nhằm mục tiêu ngăn chặn các tập đoàn đa quốc gia tham gia vào
chiến lược lập kế hoạch thuế cực đoan (chuyển dịch lợi nhuận và xói mòn cơ sở
thuế để giảm thiểu nghĩa vụ thuế). Mức thuế tối thiểu toàn cầu có thể khác nhau
tùy thuộc vào thỏa thuận được đề xuất giữa các quốc gia. Mục tiêu chung là ấn
định mức thuế tối thiểu các tập đoàn đa quốc gia phải nộp, bất kể khu vực tập đoàn
đa quốc gia hoạt động.
Bốn là, các nước láng giềng trong khu vực (Thái Lan và Malaysia) với nguồn lực
tốt hơn đã tăng cường thu hút FDI bằng cách giảm thuế, hỗ trợ nhiều hơn cho các
nhà đầu tư nước ngoài, do đó dẫn đến Việt Nam trở thành điểm đến kém hấp dẫn
hơn trước vì vậy VN cần phải dựa trên các khía cạnh khác (cơ sở hạ tầng vững
chắc, lao động lành nghề, khả năng thích ứng với công nghệ mới và các yếu tố phi
thuế hấp dẫn) chứ không đơn thuần là mức tiền công lao động thấp.