Khái quát quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vật chất, ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức | Tài liệu môn Triết học Mác - Lênin
Trước khi nghiên cứu nội dung của phạm trù vật chất theo định nghĩa của Lê-nin, cần tìm hiểu phương pháp Lê-nin định nghĩa vật chất . Thông thường khi định nghĩa một khái niệm nào đó, người ta quy nó vào một khái niệm khúc rộng hơn .Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
II. NỘI DUNG
Chương 1. Khái quát quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vật chất, ý thức và
mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
1.1. Quan niệm về vật chất của chủ nghĩa Mác-Lênin
Trước khi nghiên cứu nội dung của phạm trù vật chất theo định nghĩa của Lê-nin, cần tìm
hiểu phương pháp Lê-nin định nghĩa vật chất . Thông thường khi định nghĩa một khái
niệm nào đó, người ta quy nó vào một khái niệm khúc rộng hơn, đồng thời chỉ ra những
đặc điểm riêng của nó, Thí dụ, muốn định nghĩa hinh chữ nhật , người ta quy nó về hình
bình hành và chỉ ra đặc điểm về đường chéo hoặc về góc. Định nghĩa hoàn chỉnh hình
chữ nhật : Hình chữ nhật là một hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau hoặc hình
chữ nhật là một hình bình hành có một góc vuông. Nhưng phạm trù vật chất như Lê-nin
đã chỉ ra là một trong những phạm trù rộng nhất. Vì vậy, để định nghĩa phạm trù, vật
chất không thể dùng phương pháp định nghĩa thông thường đã nêu trên, Để định nghĩa
vật chất thì Lê-nin đã đặt vật chất đối lập với ý thức, hiểu vật chất là tất cả những gì tác
động vào giác quan của con người thì gây nên cảm giác. Vật chất thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác, vật chất tồn tại độc lập với ý thức. Đem đối
lập với ý thức để định nghĩa vật chất là đặc điểm mới của triết học Mác-Lê-nin
Nhà triết học Mác-Lê-nin đã đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất mà đến nay các
nhà khoa học hiện đại coi là định nghĩa kinh điển như sau:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại
cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao gồm các nội dung sau:
Thứ nhất, vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan - cái có
thật, hiện thực bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thức.
Với tư cách là một phạm trù triết học thì vật chất là một sự trừu tượng hóa. Bởi tính
trừu tượng này bắt nguồn từ cơ sở hiện thực, chỉ các đặc tính khái quát nhất, bao quát
nhất mọi tồn tại của vật chất, đó là tính tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con
người. Đây cũng chính là đặc điểm để phân biệt cái nào là vật chất, cái nào không
phải là vật chất, đặc biệt là sự đối lập tuyệt đối giữa vật chất và ý thức theo quan
niệm của V.I.Lênin. Vật chất gồm hai khía cạnh tồn tại gắn bó với nhau, đó là tính
trừu tượng và tính hiện thực cụ thể. Nếu tuyệt đối hóa tính trừu tượng sẽ không thấy
vật chất đâu cả mà sẽ rơi vào quan điểm duy tâm. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa tính
hiện thực cụ thể sẽ đồng nhất vật chất với khối lượng – quan điểm về vật chất trước
Mác. Do vậy, chủ nghĩa duy vật Mác luôn luôn cho rằng vật chất là cái hiện thực khách quan.
Thứ hai, thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác.
V.I.Lênin đã khẳng định về mối quan hệ giữa vật chất và cảm giác rằng, vật chất là
cái có trước, là nguồn gốc của cảm giác; còn cảm giác là cái có sau, phụ thuộc vào vật chất.
Thứ ba, thực tại khách quan được cảm giác chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh.
V.I.Lênin đã chứng minh rằng, chỉ có duy nhất một thế giới, đó là thế giới vật chất.
Trong thế giới đó, tồn tại song song hai hiện tượng, đó là hiện tượng vật chất và hiện
tượng tinh thần. Các hiện tượng vật chất luôn tồn tại khách quan, không phụ thuộc
vào các hiện tượng tinh thần, nhưng không phải là tồn tại vô hình mà được biểu hiện
qua các sự vật, hiện tượng cụ thể, và bằng giác quan của mình, con người có thể nhận
biết được. Như vậy, vật chất không những biểu hiện qua tính tồn tại khách quan mà
còn được biểu hiện qua tính có thể nhận thức được của con người. Trong thế giới vật
chất ấy, không có gì là không biết, chỉ là chưa nhận thức được mà thôi.
Chúng ta cùng xét ví dụ sau: Kim loại đông nóng chảy ở 1084.62 độ C.
Đây là một ví dụ về vật chất và quy luật này là vật chất. Bởi vì, đây là một hiện
tượng có thật, hiện thực bên ngoài mà con người có thể nhìn thấy (được đem lại cho
con người trong cảm giác), truyền cho nhau thông tin về hiện tượng này (được cảm
giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh) và dù có con người hay không thì quy
luật này vẫn đúng, vẫn tồn tại (vật chất tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác).
Như vậy, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản
của triết học một cách toàn điện, đúng đắn nhất. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa phương
pháp luận đối với chúng ta trong nhận thức và thực tiễn, đó chính là nguyên tắc
khách quan – xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng khách quan, nhận thức và
vận dụng đúng đắn quy luật khách quan.
1.2. Quan niệm về ý thức của chủ nghĩa Mác-Lênin
1.2.1 “Ý thức” là gì ?
Định nghĩa “ý thức” được hai nhà triết học đưa ra quan điểm như sau:
- Lênin cho rằng: “Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”.
- Mác cho rằng: “Ý thức là cái vật chất được “di chuyển” vào bộ óc con người và
được cải biến đi ở trong đó”.
Từ hai quan điểm trên, ta có thể định nghĩa ý thức như sau:
Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản của triết học, thể hiện đời sống tinh thần
của con người (tri thức, tình cảm, cảm giác,...); là sự phản ánh năng động sáng tạo thế
giới khách quan vào bộ óc con người.
Để tìm hiểu rõ hơn về phạm trù ý thức, ta cùng đi tìm hiểu bản chất và nguồn gốc của ý thức.
1.2.2 Bản chất của ý thức
- Tính phụ thuộc vào thực tại khách quan. - Tính chủ quan - Tính xã hội
1.2.3 Nguồn gốc của ý thức a. Nguồn gốc tự nhiên
* Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lý học thần kinh,
chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định rằng: ý thức chỉ là thuộc tính của vật
chất nhưng không phải mọi dạng vật chất, mà là thuộc tính của một dạng vật chất
sống có tổ chức cao nhất là bộ não con người. Bộ não là khí quan vật chất của ý thức
còn ý thức là chức năng bộ não người khi hoạt động bình thường. Mối quan hệ giữa
bộ não người hoạt động bình thường và ý thức là không thể tách rời. Ý thức sẽ không
diễn ra khi tách rời hoạt động của bộ não người.
* Giới tự nhiên: Phản ánh là thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất, được biểu
hiện trong sự liên hệ, tác động qua lại giữa các đối tượng vật chất với nhau. Phản ánh
là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở một hệ thống vật chất
khác trong quá trình tác động qua lại của chúng. Sự phản ánh phụ thuộc vào vật tác
động và vật nhận tác động; đồng thời luôn mang nội dung thông tin của vật tác động.
Đó là những đặc trưng cơ bản để làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Như vậy, sự xuất hiện của con người và hình thành bộ não của con người có năng
lực phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. b. Nguồn gốc xã hội
C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhiều lần chỉ rõ rằng, ý thức không những có nguồn gốc
tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội và là một hiện tượng mang bản chất xã hội.
Ý thức không phải được hình thành qua quá trình con người tiếp nhận thụ động
mà chủ yếu từ hoạt động thực tiễn. Hoạt động lao động sáng tạo của con người tác
động vào đối tượng hiện thực, bắt chúng phải bộc lộ thành những hiện tượng, kết cấu,
thuộc tính,... nhất định và các hiện tượng này tác động vào bộ não con người. Nhờ sự
tác động vào thế giới mà con người khám phá ra nhiều điều mới mẻ của thế giới và
làm phong phú, sâu sắc hơn nhận thức của mình về thế giới.
Nhu cầu lao động đã làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm. Từ đó,
ngôn ngữ dần được hình thành và hoàn thiện trong bộ não con người. Không có ngôn
ngữ - hệ thống tín hiệu, thì ý thức không thể hình thành và phát triển được.
Như vậy, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi bộ não của con người
nhưng không phải cứ có thế giới khách quan và bộ não là có ý thức mà phải đặt
chúng trong mối quan hệ với thực tiễn xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, một hiện
tượng xã hội đặc trưng của loài người.
1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Mối quan hệ vật chất và ý thức là “ Vấn đề cơ bản của mọi triết học, đặc biệt là
của triết học hiện đại”. (Trích Giáo trình Triết học 2019). Tùy theo lập trường thế
giới quan khác nhau, khi giải quyết vấn đề này đã hình thành những đường lối khác
nhau. Nhưng các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã khái quát đúng đắn về
mặt triết học hai lĩnh vực lớn nhất của thế giới là vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa chúng.
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ
biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
1.3.1 Vật chất quyết định ý thức
Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được thể hiện qua các nội dung sau:
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức:Con người do giới tự nhiên,
vật chất sinh ra, cho nên lẽ tất nhiên, ý thức – một thuộc tính của bộ phận con
người – cũng do giới tự nhiên, vật chất sinh ra. Các thành tựu khoa học hiện đại đã
chứng minh được rằng, giới tự nhiên có trước con người; vật chất là cái có trước,
còn ý thức là cái có sau. Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và là
nguồn gốc sinh ra ý thức. Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động của bộ não con
người (vật chất) trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan. Sự vận độngcủa
thế giới vật chất là yếu tố quyết định sự ra đời của cái vật chất có tư duy là bộ não người.
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức:Ý thức dưới bất kỳ hình thức
nào, đều là phản ánh hiện thực khách quan. Nội dung của ý thức chẳng qua là kết
quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ não con người. Sự phát
triển của hoạt động thực tiễn cả về bề rộng và chiều sâu là động lực mạnh mẽ nhất
quyết định tính phong phú và độ sâu sắc của nội dung tư duy, ý thức con người.
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức:
Khác với chủ nghĩa duy vật cũ, xem thế giới vật chất là những sự vật, hiện tượng
cảm tính, chủ nghĩa duy vật biện chứng xem thế giới vật chất là thế giới của con
người trong hoạt động thực tiễn. Chính thực tiễn là hoạt động vật chất có tính cải
biến thế giới của con người – là cơ sở để hình thành, phát triển ý thức, trong đó ý
thức của con người vừa phản ánh, vừa sáng tạo, phản ánh để sáng tạo và sáng tạo để phản ánh.
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.Mọi sự tồn tại, phát
triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến đổi của vật chất; vật chất thay đổi
thì sớm hay muộn, ý thức cũng phải thay đổi theo. Con người - một sinh vật có
tính xã hội ngày càng phát triển cả thể chất và tinh thần, thì dĩ nhiên ý thức - một
hình thức phản ánh của óc người cũng phát triển cả về nội dung và hình thức phản
ánh của nó, Đời sống xã hội ngày càng văn minh và khoa học phát triển đã chứng
minh điều đó. Nội dung này được biểu hiện rõ rệt ở vai trò của kinh tế đối với
chính trị, đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần, tồn tại xã hội đối với ý thức
xã hội. Trong xã hội, sự phát triển của kinh tế xét đến cùng quy định sự phát triển
của văn hóa; đời sống vật chất thay đổi thì sớm muộn đời sống tinh thần cũng thay đổi theo.
1.3.2 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất.
Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức : Ý thức là sự phản ánh thế giới vật
chất vào trong bộ não con người, nhưng ý thức cũng có “đời sống” riêng, có quy
luật vận động, phát triển riêng. Ý thức một khi ra đời thì có tính độc lập tương đối,
tác động trở lại vật chất.
Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực
tiễn của con người, còn tự bản thân ý thức thì không thể biến đổi được hiện thực.
Con người dựa trên những tri thức và hiểu biết về thế giới khách quan, từ đó đề ra
mục tiêu, phương hướng, bỉện pháp và ý chí quyết tâm để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định.
Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành động của con
người; nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành
công hay thất bại. Khi phản ánh đúng hiện thực, ý thức có thể hình thành nên
những lý luận đúng đắn, góp phần động viên, cổ vũ, khai thác mọi tiềm năng sáng
tạo. Ngược lại, ý thức có thể tác động tiêu cực khi nó phản ánh sai lệch hiện thực.
Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong
thời đại ngày nay, thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại,khi
mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong bối cảnh toàn
cầu hóa, vai trò của tri thức khoa học, của tư tưởng chính trị, tư tưởng nhân văn là hết sức quan trọng.