Khảo sát nhu cầu mua sắm trực tuyến - Môn thống kê trong kinh tế và kinh doanh| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Thống kê trong kinh tế và kinh doanh
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THỐNG KÊ
BÀI TẬP NGHIÊN CỨU
THỐNG KÊ TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH Đề tài:
Nghiên cứu khảo sát nhu cầu mua sắm trực tuyến của sinh viên 63D
Marketing trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Thành viên:
1. Hoàng Thanh Xuân - 11217329 4. Lê Thị Huyền -
2. Trịnh Quỳnh Trang - 11217325 5. Hoàng Văn Đoàn - 11191068
3. Nguyễn Thị Trang - 11215840 Hà Nội – 5/2022 I. GIỚI THIỆU
Theo số liệu từ của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công
Thương), thương mại điện tử ngày càng giữ vai trò quan trọng trong sự phát
triển của nền kinh tế. Năm 2021, thị trường bị ảnh hưởng khá nặng nề bởi dịch
bệnh Covid-19 và các vấn đề hạn chế đi lại, thương mại điện tử Việt Nam vẫn
đạt mức tăng trưởng 18%, quy mô thị trường đạt 11,8 tỷ USD. Theo khảo sát về
tình hình sử dụng Internet ở Việt Nam do Data Reportal được thực hiện trong
năm 2021, số lượng người dùng Internet tại Việt Nam đã lên đến 68,72 triệu
người, chiếm 70,3% dân số. Sự thay đổi của xu hướng trong hành vi của người
tiêu dùng đòi hỏi các doanh nghiệp phải kịp thời nắm bắt sự thay đổi của thị
trường để thay đổi các chiến lược quảng cáo, bán hàng, phân phối, sản xuất để
mở rộng thị trường trên các thương mại điện tử.
Trong những năm gần đây, mua sắm trực tuyến đang ngày càng phổ biến
với người tiêu dùng, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch Covid-19 đang diễn biến
phức tạp và những hạn chế về đi lại đã tạo nên thói quen mua sắm mới của
người tiêu dùng, nhất là thế hệ gen Z, là đối tượng thường xuyên sử dụng
internet và cập nhật xu hướng mua sắm trực tuyến.
Đặc biệt sinh viên là đối tượng đáng chú ý vì ngày nay giới trẻ là khách
hàng mục tiêu của đại đa số các doanh nghiệp kinh doanh online, gần như sinh
viên nào cũng sử dụng hình thức mua sắm online. Tiềm năng phát triển mua bán
online hướng tới sinh viên có tiềm năng rất cao vì vậy “sinh viên” là đối tượng
được nghiên cứu trong đề tài này. Và thêm đó “sinh viên” thuộc độ tuổi tiếp xúc
với công nghệ nhiều nhất nên gần như sử dụng hình thức mua hàng online nhiều nhất.
Với những lí do trên, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “Nhu cầu mua
sắm trực tuyến” trên đối tượng là các bạn sinh viên lớp 63D Marketing trường
Đại học Kinh Tế Quốc Dân để thực hiện nghiên cứu khảo sát.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Thông tin nghiên cứu
Khảo sát được thực hiện vào tháng 9/2022 với 41 người tham gia trong độ
tuổi từ 18 – 20. Tất cả những người tham gia cuộc khảo sát đã từng có trải
nghiệm mua sắm trực tuyến, trong đó có 30 người là nữ và 11 người nam. Tỷ lệ
nữ gấp gần 3 lần so với nam.
2. Kết quả khảo sát
Bảng 1: Tần suất mua sắm trực tuyến trong 1 tháng Mức độ Số người Tỷ trọng % Không bao giờ 1 2,4 Ít mua 2 4,8 Thỉnh thoảng 16 39 Thường xuyên 17 41,4 Rất thường xuyên 5 12,4 Tổng 41 100
Tần suất mua hàng thể hiện mức độ thường xuyên trong việc thực hiện
hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Hầu hết mọi người đều mua
sắm online nằm ở mức thường xuyên với 17 người, chiếm đến 41,4% và mua
hàng ít nhất một lần trong tháng cho thấy các bạn sinh viên ưu chuộng phương
thức mua sắm này hơn so với phương thức truyền thống.
Hầu hết những người tham gia khảo sát đều mua sắm trực tuyến mỗi tháng
với các tần suất thỉnh thoảng mua, thường xuyên mua đều trên mức 20% . Số
người thường xuyên mua gấp 17 lần so với số người không bao giờ mua sắm
trực tuyến chỉ với 2,4%. Lượng người có tần suất ít mua sắm và không bao giờ
mua chiếm tỷ lệ cực kỳ thấp chiếm 2,4% và 4,8%. Điều này cho thấy mua sắm
trực tuyến đã trở thành xu hướng cực kỳ phổ biến trong giới trẻ.
Bảng 1.1: Tương quan giữa giới tính và tần suất mua sắm Tần suất Nam Nữ Không bao giờ 0 0 Ít khi 2 1 Thỉnh thoảng 7 9 Thường xuyên 2 15 Rất thường xuyên 0 5
Từ biểu đồ có thể thấy nữ giới có xu hướng mua sắm nhiều hơn nam giới
khi nữ giới có tần suất thường xuyên và rất thường xuyên cao hơn rất nhiều so với nam giới.
+ Tại tần suất rất thường xuyên, số lượng mua sắm với sinh viên nam là 0
còn đối với sinh viên nữ thì cao hơn 5 lần so với nam.
+ Tại tần suất thường xuyên mua thì tỷ lệ nữ giới mua sắm gấp hơn 7 lần
so với nam. Điều này cho thấy nữ giới mua sắm thường xuyên hơn so với nam
giới, họ không chỉ mua sắm cho bản thân mà còn mua cho cả gia đình, bạn bè, …
Bảng 2: Các kênh mua hàng trực tuyến Nền tảng Số lượt chọn Tỷ lệ % Shopee 40 65,5 Lazada 5 8,1 Tiki 6 10 Tiktok shop 8 13,1 Baemin 1 1,6 Instagram 1 1,6 Tổng 61 100
Từ bảng khảo sát trên dễ dàng nhận thấy trang web được các bạn sinh viên
ưu chuộng nhất là Shopee với 40 lượt bình chọn, chiếm đến 65,5%. Điều này
cho thấy Shopee đã rất thành công trong việc thu hút khách hàng mua sắm tại
nền tảng này. Các trang thương mại điện tử khách cũng phổ biến như Tiktok
shop (13,1%), Tiki (10%). Tuy nhiên, trang web khác như Baemin chỉ chiếm
1,6% người quan tâm do ứng dụng này chỉ đang giới hạn về đặt đồ ăn, chưa
được mở rộng sang nhiều mặt hàng khác nên vẫn còn hạn chế số người sử dụng.
Vì vậy, các trang thương mại điện tử cần mở rộng các mặt hàng từ thực phẩm
cho đến quần áo, đồ gia dụng để thu hút nhiều đối tượng khách hàng
Bảng 3: Mức chi tiêu cho mua sắm trực tuyến trong 1 tháng Sồ tiền (đồng) So người Tỷ trọng (%) Dưới 500.000 29 70,7 500.000 – 1.000.000 10 24,4 1.000.000 – 1.500.000 1 2,4 Trên 1.500.000 1 2,4 Tổng 41 100
Từ bảng thống kê, chúng ta dễ dàng nhận thấy hầu hết sinh viên đều chi
tiêu trung bình từ 500.000 đồng mỗi tháng cho mua sắm trực tuyến chiếm đến
hơn 70%. Vì độ tuổi khảo sát từ 18-20 nên thu nhập của nhóm đối tượng này
chưa cao nên mức chi tiêu mỗi tháng còn thấp. Chỉ có 2 người được hỏi chiếm
5% chi tiêu từ 1.000.000 trở lên trong 1 tháng cho mua hàng online. Do đó, nhà
bán lẻ nên đưa ra chiến lược giá cả cạnh tranh, phù hợp với thu nhập với đối
tượng khách hàng này để thúc đẩy nhu cầu mua sắm của họ.
Bảng 4: Các loại sản phẩm thường mua trực tuyến Hàng hoá Số lượt chọn Tỷ lệ % Mĩ phẩm 26 19,6 Quần áo 36 27,2 Đồ gia dụng 8 6 Đồ dùng học tập 21 16 Đồ trang trí 16 12,1 Đồ ăn 17 12,8 Đồ điện tử 7 5,3 Sách, truyện 1 1 Tổng 132 100
Phần lớn người tham gia cuộc khảo sát là nữ chiếm đến hơn 70% nên nhu
cầu mua sắm chủ yếu là quần
áo (27,2%), mĩ phẩm (19,6%), đồ dùng học tập
(16%) và sách, truyện là sản phẩm mà được chọn lựa ít nhất khi mua hàng qua
các trang thương mại điện tử (1%). Tỷ lệ mua sắm gấp gần 30 lần so với nhu
cầu mua sách và truyện. Điều này cho thấy người dùng thường lựa chọn các mặt
hàng đáp ứng các nhu cầu cơ bản hơn các mặt hàng xa xỉ. Vì độ tuổi khảo sát từ
18 – 22 nên các bạn sinh viên quan tâm đến việc chăm sóc, làm đẹp và thoả mãn đam mê ăn uống.
Bảng 4.1: Tương quan giữa giới tính và hàng hoá được mua nhiều nhất Hàng hoá Nam Nữ Quần áo 10 26 Mỹ phẩm 1 25 Đồ dùng học tập 4 17 Điện tử 5 1
Từ biểu đồ cho thấy xu hướng chung là các bạn sinh viên chủ yếu quan
tâm đến các hàng hoá liên quan đến làm đẹp. Với mặt hàng quần áo, cả sinh
viên nam và nữ đều thích mua sắm mặt hàng này trên các trang thương mại điện
tử dẫn đầu với 10 và 26 lượt chọn. Tuy nhiên, nữ giới quan tâm đến mỹ phẩm
nhiều hơn (25 lượt chọn) còn nam giới quan tâm đến đồ điện tử (5 lượt chọn).
Vì độ tuổi khảo sát từ 18 – 20 nên các bạn sinh viên đều lựa chọn mua sắm đồ
dùng học tập trong các loại hàng hoá thường mua sắm. Nhìn chung, các loại
hàng hoá sinh viên chọn mua thường có giá trị không lớn vì lo ngại rủi ro và thu nhập chưa cao.
Bảng 5: Thời gian sử dụng internet để mua sắm online mỗi ngày Thời gian Số người Tỷ lệ % Dưới 30 phút 22 53,7 30 phút – 1 giờ 18 43,9 1 giờ - 2 giờ 1 2,4 Trên 2 giờ 0 0 Tổng 41 100
Trong tổng số 41 người tham gia khảo sát, đa số họ sẽ dành dưới 30
phút/ngày lướt qua các trang thương mại điện tử (53,7%), 43,9% dành 30 phút –
1 giờ và không có người nào dành trên 1.5 giờ/ngày sử dụng internet. Điều này
cho thấy sinh viên chỉ ghé qua các kênh bán hàng khi có nhu cầu vì thu nhập
của những người trong lứa tuổi này không cao. Có lẽ, nhu cầu của người này chỉ
gia tăng vào các dịp khuyến mãi lớn trong năm. Bởi vì, những tháng gần đây,
lạm phát tăng cao nên người trẻ đang tìm cách hạn chế chi tiêu để vượt qua giai
đoạn dịch bệnh và chỉ chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết, tránh lãng phí.
Bảng 5.1: Tương quan giữa giới tính và thời gian 1 ngày để truy cập vào các trang TMĐT Thời gian Nam Nữ Dưới 30 phút 10 12 30 phút – 1 giờ 1 17 1 giờ - 1.5 giờ 0 1 Trên 2 giờ 0 0
Từ biểu đồ có thể thấy nữ giới có xu hướng dành nhiều thời gian trong
ngày để truy cập vào các trang TMĐT hơn so với nam giới. Tại mức từ 30 phút
– 1 giờ, tỷ lệ nữ giới cao gấp 17 lần so với nam giới. Tuy nhiên, tại mức dưới 30
phút thì tỷ lệ nam và nữ tương đương nhau đều ở mức 10 – 12 lượt chọn. Điều
này cho thấy sinh viên nữ quan tâm đến mua sắm trực tuyến hơn so với nam
giới. Có lẽ, sinh viên nam chỉ mua sắm online khi có nhu cầu.
Bảng 6: Mức độ hài lòng của người tiêu dùng khi trải nghiệm mua hàng trực tuyến Mức độ hài lòng Số người Tỷ lệ % Thất vọng 0 0 Hơi thất vọng 0 0 Bình thường 20 48,8 Hài lòng 21 51,2 Rất hài lòng 0 0 Tổng 41 100
Hầu hết mọi người đều cảm thấy hài lòng với trải nghiệm mua sắm online
chiếm 51,2% và 48,8% . Tuy nhiên, vì không giá trị không lớn nên mọi người
đều cảm thấy chấp nhận đối với các sản phẩm đã mua. Những người tham gia
cuộc khảo sát đều không cảm thấy quá hài lòng hay thất vọng với những sản
phẩm đã mua. Điều này cho thấy người tiêu dùng vẫn chưa đặt nhiều niềm tin
vào sản phẩm và chủ yếu chỉ mua các mặt hàng theo có giá trị vừa phải và chấp
nhận rủi ro khi mua hàng trực tuyến.
Bảng 7: Các tiêu chí mà người tiêu dùng hài lòng khi mua sắm trực tuyến Lý do hài lòng Số lượt chọn Tỷ lệ Mặt hàng đa dạng, phong 31 19,8 phú
Giá rẻ, nhiều khuyến mãi 36 23 Giao hàng nhanh 26 16,6 Nhiều phương thức thanh 22 14,1 toán Có hình ảnh, video nhận 18 11,5
xét từ khách hàng về sản phẩm Giao diện dễ sử dụng 15 9,6
Chất lượng sản phẩm tốt 8 5,4 Tổng 156 100
Hầu hết người tham gia cuộc khảo sát có độ tuổi từ 18 – 22 nên khả năng
tài chính của họ còn hạn chế nên họ thường bị hấp dẫn với các chương trình
khuyến mại và giá cả cạnh tranh của nhiều mặt hàng khác nhau trên các trang
thương mại điện tử để tiết kiệm chi phí sinh hoạt.
Các lý do để thu hút sinh viên mua hàng lần lượt là giá rẻ, nhiều chương
trình khuyến mãi (23%), vận chuyển và giao hàng nhanh (16,6%), các mặt hàng
đa dạng, phong phú, nhiều lựa chọn (19,8%).
Các nhà bán lẻ nên đẩy mạnh các chương trình ưu đãi, khuyến mại vào
những dịp lễ hội, cuối năm sẽ dễ dàng thu hút khách hàng mua hàng với số
lượng lớn để thúc đẩy doanh số bán hàng. Các trang mạng thương mại điện tử
cũng nên đẩy mạnh các hình thức mua sắm săn sale qua Livestream để thu được
doanh thu cao hơn. Tuy nhiên, lý do thu hút người dùng mua hàng online vì chất
lượng sản phẩm tốt chỉ chiếm 8 lượt chọn (5,4%). Đây cũng là lý do người dùng
còn băn khoăn, e ngại với mua sắm trực tuyến.
Bảng 8: Các tiêu chí mà người dùng không hài lòng khi mua hàng trực tuyến Lý do không hài lòng Số lượt chọn Tỷ lệ Chất lượng sản phẩm 26 25,5 kém so với quảng cáo
Dịch vụ vận chuyển và 12 11,7 giao hàng kém Lo ngại về thông tin cá 16 15,6 nhân bị rò rỉ
Giá cả không đồng nhất 10 9,8
Cách thức đặt hàng rắc 2 2 rồi Dịch vụ chăm sóc khách 8 7,8 hàng thiếu chuyên nghiệp
Dịch vụ đổi trả phức tạp, 21 20,5 tốn nhiều thời gian khác 8 7,8 Tổng 102 100
Những lý do dẫn đầu khiến người dùng vẫn còn e ngại với trải nghiệm mua
sắm trực tuyến là chất lượng sản phẩm kém so với quảng cáo với 26 lượt chọn
(25,5%), tiếp theo là dịch vụ đổi trả phức tạp, tốn thời gian với 21 lượt chọn
(20,5%), thấp nhất với 2 lượt chọn (2%) là mọi người cảm thấy cách thức đặt
hàng rắc rối. Tỷ lệ các vấn đề liên quan đến chất lượng và dịch vụ về sản phẩm
chiếm đến 25,5%, cao hơn 13 lần so với tỷ lệ người cảm thấy giao diện mua hàng phức tạp.
Qua cuộc khảo sát cho thấy vấn đề chủ yếu về mọi người không đánh giá
cao về chất lượng sản phẩm, và có nhiều lo ngại về việc bị lộ thông tin cá nhân
và dịch vụ đổi trả hàng hoá quá rắc rối. Do đó, nhà bán lẻ nên cung cấp sản
phẩm đúng nguồn gốc, xuất xứ, thành phần, cấu tạo,… để tạo niềm tin đối với
khách hàng. Bên cạnh đó, các trang thương mại điện tử cũng đã làm tốt phần
thiết kế giao diện dễ sử dụng tạo cho người dùng trải nghiệm mua sắm tốt hơn.
III. KẾT LUẬN VẦ KIẾN NGHỊ
Mua sắm online sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống
hàng ngày của giới trẻ. Hành vi mua sắm của người tiêu dùng cũng đã thay đổi
và bị tác động mạnh mẽ bởi tác động của đại dịch covid-19. Qua cuộc khảo sát,
nhóm cũng đã đưa ra một số xu hướng trong hành vi mua sắm của giới trẻ.
- Hầu hết giới trẻ hiện nay đều mua sắm online như một thói quen trong
cuộc sống hàng ngày. Do đó, các nhà bán lẻ nên đẩy mạnh phát triển bán hàng
qua kênh mua sắm này bằng cách cung cấp hàng hoá đa dạng, phù hợp với nhu
cầu của nhóm khách hàng này. Vì độ tuổi của những người mua sắm online đều
trẻ nên thu nhập chưa cao nên các nhà bán lẻ nên có các chương trình ưu đãi,
giảm giá trong năm để kích thích nhu cầu mua sắm của những đối tượng này
- Kênh mua sắm trực tuyến được ưu chuộng hàng đầu bởi nhóm đối tượng
này là Shopee. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nên mở rộng nhiều gian hàng
trên nền tảng mua sắm này để có thể tiếp cận gần hơn với nhóm khách hàng này
- Các nhóm hàng được mua phổ biến chủ yếu là đồ quần áo, mỹ phẩm, đồ
gia dụng, thực phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực này nên tận
dụng lợi thế để phát triển kênh bán hàng trực tuyến để đảm bảo sự hài lòng của
khách hàng thông qua các sản phẩm chất lượng, giá cả cạnh tranh và chú trọng
vào các dịch vụ chăm sóc khách hàng, giải quyết các sự cố cho người mua nếu hàng hoá bị lỗi.