Kinh doanh quốc tế - Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Kinh doanh quốc tế - Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị kinh doanh (B00A01)
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nhóm 7
VĂN HÓA KINH DOANH TẠI TRUNG QUỐC
Câu 1: Những vấn đề đạo đức nào có thể phát sinh khi hệ thống guangxigang
chi phối những hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc? Hệ thống Guanxigang
đã giới hạn việc thực hiện những tiêu chuẩn đạo đức của các doanh nghiệp
phương tây như thế nào?
1.1. Khi hệ thống guangxigang chi phối những hoạt động kinh doanh ở Trung
Quốc có thể phát sinh những vấn đề đạo đức: * Mặt Xấu:
- Các Doanh nghiệp có thể dùng thủ đoạn hối lộ để tăng mối quan hệ ( Ranh giới
giữa việc xây dựng mối quan hệ vs hối lộ). Mối quan hệ chi phối hoạt động kinh
doanh sẽ chèn ép các doanh nghiệp không có mối quan hệ, từ đó gây ra sự không
công bằng trong thương trường, các doanh nghiệp có mối quan hệ thường dựa dẫm
vào mối quan hệ mà không quan tâm đến an toàn của khách hàng. ( Ví dụ: Nếu
một chủ kinh doanh có mối quan hệ với bên nhóm điều tra an toàn thực phẩm, thì
họ sẽ không ngần ngại Kinh doanh mặt hàng kém chất lượng để thu lại lợi nhuận
cao mà không lo sợ bị phạt hay bị phát hiện)
- Guangxigang chi phối hoạt động kinh doanh không có cơ sở luật pháp sẽ gây ra
tình trạng các doanh nghiệp sẽ chỉ lo đi tạo dựng mối quan hệ, không quan tâm về
vấn đề xã hội như nước thải chưa qua xử lý, sản xuất gây ô nhiễm môi trường, sản
xuất những thực phẩm từ những thứ độc hại gây nguy hiểm con người, sử dụng các
chất hoá học vào trong lương thực - thực phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
- Những vị trí mà nhân viên có kinh nghiệm, có học vấn, có năng lực tốt xứng đáng
để nhận vị trí công việc đó nhưng không có quyền thế, họ không mối quan hệ do
đó vị trí này sẽ được thay thế bởi các người con ông cháu cha, có mối quan hệ tốt
với cấp trên. Điều này làm cho những nhân viên giỏi, xuất sắc bị thất nghiệp, chán
nản, khiến cho nhiều gia đình đi vào cảnh lầm than. Các doanh nghiệp dễ đi theo
lối kinh doanh dựa trên mối quan hệ dẫn đến nền kinh tế không được đảm bảo.
“Xem xét trường hợp một hợp đồng kinh doanh có lợi được xem xét trong hơn 1
năm giữa một doanh nghiệp quốc doanh lớn của Trung Quốc với hai công ty đa
quốc gia cạnh tranh nhau. Sau một tháng đàm phán, phía Trung Quốc đã lựa chọn
tiếp tục đàm phán với một công ty, đó là công ty vừa mới thuê con trai của chính
trị gia người Trung Quốc với mức lương cao. Bất chấp một thực tế công ty được
lựa chọn có năng lực kém hơn công ty bị từ chối.”
Trong những năm gần đây, các hậu quả đạo đức của guanxi đã được đặt ra câu hỏi.
Mặc dù guanxi có thể mang lại lợi ích cho mọi người trực tiếp trong mạng lưới
guanxi , nhưng nó cũng có khả năng gây hại cho các cá nhân, xã hội và quốc gia
khi bị lạm dụng hoặc lạm dụng. Ví dụ, nghĩa vụ đối ứng lẫn nhau là một thành
phần chính của guanxi . Tuy nhiên, ngày, giờ và cách thức cụ thể thường không
được xác định. Do đó, guanxi có thể bị nghi ngờ về mặt đạo đức khi một bên lợi
dụng lợi ích cá nhân của người khác mà không tìm cách đáp lại. Một ví dụ phổ
biến về nghĩa vụ đối ứng phi đạo đức liên quan đến việc lạm dụng quan hệ giữa
doanh nghiệp và chính phủ. Năm 2013, một quan chức của Đảng Cộng sản Trung
Quốc (CPC) chỉ trích các quan chức chính phủ sử dụng công quỹ hơn 10.000 nhân
dân tệ cho các bữa tiệc chiêu đãi. Tổng số tiền này lên tới khoảng 48 tỷ đô la giá trị
các bữa tiệc mỗi năm. Guanxi cũng có thể cho phép các nghĩa vụ giữa các cá nhân
được ưu tiên hơn các nghĩa vụ công dân. * Mặt tốt:
- Người ta thường thích làm ăn kinh doanh với một gia đình, các doanh nghiệp có
thể tương tác với nhau theo cách tương tự như cách họ xem và tương tác với các
thành viên trong gia đình; bởi vì guanxi, mối quan hệ giữa hai người bạn có thể
được mỗi người bạn ví như mối quan hệ anh chị em giả và mỗi người bạn sẽ hành
động tương ứng dựa trên mối quan hệ đó.
- Việc tạo dựng mối quan hệ tốt để hợp tác lâu dài, bền bỉ ( người Trung Quốc
thường xây dựng các guanxigang ( các mối quan hệ) dựa trên nền tảng đôi bên
cùng có lợi để duy trì mang lưới quan hệ này. Trong xã hội thiếu những qui định
trên cơ sở pháp luật truyền thống thì việc vi phạm những thoả thuận trong kinh
doanh thường xuyên xảy ra, do đó guanxi là cơ chế quan trọng để xây dựng một
mối quan hệ kinh doanh dài lâu và khởi sự thành công tại Trung Quốc)
- Là không kinh doanh những thứ có hại thuần phong mỹ tục ảnh hưởng đến giáo dục con người
- Giúp thúc đẩy phát triển kinh tê của Trung Quốc, không phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài
- Mối tương quan win-win là một mạng lưới quan hệ hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau
1.2. Hệ thống Guanxigang đã giới hạn việc thực hiện những tiêu chuẩn đạo đức
của các doanh nghiệp phương tây như thế nào?
Vì hệ thống Guangxigang nên tình trạng hối lộ hay xây dựng mối quan hệ là rất
phổ biến ( bởi vì ranh giới của hối lộ và xây dựng mối quan hệ là rất mỏng manh).
Việc này đã khiến cho các tiêu chuẩn chống tham nhũng của nước ngoài đã bị hạn
chế. Chính vì các công ty hoạt động dựa trên có sự chống lưng, có quan hệ tốt với
những người có quyền thế, địa vị cao nên về chất lượng sản phẩm, dịch vụ là điều
lo lắng cho xã hội khi các công ty làm ăn phi pháp. Điều này làm ảnh hưởng đến
tiêu chuẩn chất lượng của nước Trung Quốc.
Việc xây dựng mối quan hệ đã làm mất tính công bằng trong kinh doanh. Những
doanh nghiệp chân chính sẽ bị thua thiệt so với các doanh nghiệp biết nịnh bợ.
* Một số tiêu chuẩn đạo đưsc của doanh nghiệp phương Tây:
- Tính chính trực - Thẳn thắng và trung thực trong hoạt đông nghề nghiệp và trong
các mối quan hệ với khách hàng, trung thực với dịch vụ cung cấp kiến thức được
áp dụng và những kinh nghiệm có được.
- Chất lượng - Cung cấp các dịch vụ/ sản phẩm có chất lượng với sự kết hợp.
- Công bằng trong hoạt động nghề nghiệp Tôn trọng các đối thủ cạnh tranh và thực
hiện kinh doanh công bằng.
- Chống tham nhũng Chống tham nhũng không đưa hối lộ hoặc cũng không nhận
hối lộ không xúi giục hay cho phép bất cứ bên nào khác thực hiện hay nhận hối lộ thay.
Câu 2: Tại sao MacDonald lại thua kiện trong vụ kiện đòi lại quyền sử dụng
mặt bằng? Việc thua kiện đã gây thiệt hại như thế nào đối với hoạt động kinh
doanh của MacDonald tại Bắc Kinh, Trung Quốc?
2.1. Tại sao MacDonald lại thua kiện trong vụ kiện đòi lại quyền sử dụng mặt bằng?
Kiện chính quyền thành phố Bắc Kinh ra toà vì việc đã vi phạm hợp đồng cho thuê
mặt bằng. Tuy nhiên toà án bác bỏ đơn kiện và buộc MacDonald phải di chuyển đi
nơi khác. Những nhà quan sát Trung Quốc đã có một lời giải thích đơn giản cho sự
việc trên, đó là MacDonald thiếu “mối quan hệ” mà những nhà đầu tư Hồng Kong có.
2.2. Việc thua kiện đã gây thiệt hại như thế nào đối với hoạt động kinh doanh của
MacDonald tại Bắc Kinh, Trung Quốc?
- Ảnh hưởng xấu từ truyền thông, không bán được nhiều sản phẩm nữa, dễ mất
niềm tin, mối quan hệ với đối tác, chính phủ, nhân viên,...
- Kinh tế của Mc Donald bị ảnh hưởng lớn
Việc di chuyển khiến mất đi khách hàng hiện có, họ có thể không mua nữa. Khó
tiếp cận khách hàng mới tại địa điểm mới, tốn chi phí chiêu thị, quảng bá, chi phí
xây dựng và cả thời gian bị mất đi,... Khách hàng phải biết rằng bạn đã có mặt ở đó.
“Tọa lạc tại Quảng Trường Thiên An Môn, trái tim của thủ đô Bắc Kinh. Việc lựa
chọn địa điểm đã đem lại doanh số bán hàng vượt qua mọi kỳ vọng trong vòng 2
năm của MacDonald”. Khó kiếm được 1 nơi nào như thế vì đây là nơi tập trung
khách du lịch rất lớn, người dân đông dễ tiếp cận khách hàng hơn,...
Lựa chọn vị trí khó khăn: có thể mở rộng trong tương lai, ở vị trí trung tâm tốt,
phải thuận tiện cho nhân viên, thuận tiện giao thông, vận chuyển và giao hàng
nhanh, phải có sẵn lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng phù hợp, phải điều tra về
thông tin về nhân khẩu học, thăm dò người địa phương, đảm bảo bạn có nơi đỗ xe
thuận tiện và đủ chỗ, Khoảng cách với đối thủ cạnh tranh, gần các đại siêu thị- Đó
là những cửa hàng khổng lồ với tầm cỡ quốc gia dưới dạng 1 trung tâm thương
mại, mua sắm. Chẳng hạn, Albertson’s, Nordstrom, Wal-Mart sẽ giúp thu hút
khách hàng vào trong các trung tâm.
Câu 3: Doanh nghiệp phương tây phải làm gì để thích ứng với văn hoá kinh
doanh của Trung Quốc nhằm giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn?
Tìm hiểu văn hoá, phong tục, tập quán, cách giao tiếp ứng xử của người Trung
Quốc vì mỗi quốc gia có mỗi cách ứng xử giao tiếp khác nhau, tìm hiểu ẩm thực
địa phương. Cần biết ít nhiều lịch sử và văn hóa Trung Hoa khi đến đây làm ăn.
Người Trung Quốc rất thích những người khách yêu mến lịch sử và văn hóa đất
nước họ. Tìm hiểu rõ từng khía cạnh văn hóa liên quan đến ngành hàng, sản phẩm
kinh doanh để tránh vi phạm các giá trị, chuẩn mực và có thể kinh doanh thành
công. Cần tìm hiểu luật phát, các chính sách của chính phủ Trung Quốc đặt ra cho
các công ty thâm nhập vào thị trường này.
Cách thức đàm phán kinh doanh của người phương Tây và người Trung Quốc rất
khác nhau. Chào bằng tiếng Hoa và trao danh thiếp bằng hai tay thể hiện sự bày tỏ
lòng kính trọng và chắc chắn ngay sau đó bạn sẽ nhận được sự tôn kính từ họ.
Điều chỉnh phương thức làm việc và giao tiếp, nhập gia tùy tục cho đến việc đầu tư kinh doanh.
Mối tương quan win-win là một mạng lưới quan hệ hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau, mà
trong tiếng Hoa thì có nghĩa là Guanxi-điều mà không có nhà kinh doanh nào
thành công ở Trung quốc lại không hiểu. Thiết lập được một mạng lưới các mối
quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức là một hoạt động chủ chốt trong chiến lược kinh doanh.
Vận động chính phủ phương Tây xây dựng quan hệ thương mại, hợp tác, hữu nghị
và làm việc tốt hơn với Trung Quốc.
“Người thứ ba” Nên biết rằng quan hệ marketing quốc tế tại Trung Quốc nói riêng
và châu Á nói chung chỉ hiệu quả khi bạn xây dựng quan hệ và làm việc trực tiếp
với đội ngũ nhân viên người bản địa. Hãy sử dụng “trung gian” bởi đó là điều
không thể thiếu khi làm việc với người Trung Quốc, thậm chí ngay cả sau khi bạn
đã từng gặp gỡ đối tác.
Có đi, có lại. Các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh xâm nhập thị trường nước
ngoài. Nếu bạn ra tay giúp thì khi cần họ sẽ đáp lại nhiệt tình hơn.
Thương nhân Trung Quốc luôn muốn có một sự quan tâm đặc biệt, được hưởng
những ưu đãi hơn hẳn người khác và ngược lại họ càng không muốn thua thiệt bất
kỳ ai. Do vậy, khi giao dịch với họ, doanh nghiệp phải luôn thể hiện sự công bằng,
kiên định và có một quan điểm chính kiến thống nhất.
Tập trung vào việc tìm giải pháp thỏa đáng cho từng vấn đề cụ thể, thay cho sự cãi
vã là sự thương lượng đi đến sự phân xử thỏa đáng.
Ví dụ: McDonald’s liên kết với Tập đoàn Dầu khí và Hóa chất Trung Quốc
(SINOPEC) và 3 tập đoàn năng lượng lớn khác của Ấn Độ để được quyền chọn mở
nhà hàng tại những địa điểm đẹp nhất trong tổng số gần 100.000 trạm nhiên liệu
của họ ở 2 quốc gia này. Đây là cách để McDonald’s tạo ra thói quen mua thức ăn
nhanh ngay xe hơi (drive-thru) cho người tiêu dùng nơi đây, để rồi sau đó đã khiến
cho Yum! Brands cũng phải “bắt chước” để tránh bị giành mất thị trường.