-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Kinh tế thương mại | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Sự phát triển của công nghệ thông tin: Công nghệ giúp thương mại trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn, đặc biệt là với sự ra đời của thương mại điện tử. Yếu tố kinh tế vĩ mô: Tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát và tăng trưởng kinh tế đều là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kinh tế thương mại.
Thương mại điện tử(TMDT1) 16 tài liệu
Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 1 K tài liệu
Kinh tế thương mại | Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Sự phát triển của công nghệ thông tin: Công nghệ giúp thương mại trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn, đặc biệt là với sự ra đời của thương mại điện tử. Yếu tố kinh tế vĩ mô: Tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát và tăng trưởng kinh tế đều là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kinh tế thương mại.
Môn: Thương mại điện tử(TMDT1) 16 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp
Preview text:
3.2.4.2, 3.2.4.3 (Tr54,55)
3.2.4.2 . Các chỉ tiêu chủ yếu biểu hiện kết quả trong thương mại hàng hoá
Chỉ tiêu 1: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá là kết quả hoạt động thương mại nội địa hay lưu
thông hàng hoá trong nước được đo lường bằng cách tính toàn bộ kết quả hoạt động
trao đổi theo trị giá, đồng nội tệ(bản tệ).
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn phản ánh kết quả dưới hình thái giá trị các
giao dịch thương mại diễn ra trên thị trường giữa các nhà doanh nghiệp với nhau
trong hoạt động mua bán buôn, hàng hoá vẫn nằm trong khâu lưu thông, chưa kết
thúc khâu bán lẻ để tới người tiêu dùng cuối cùng.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ (hay tổng mức bán lẻ xã hội) phản ánh kết
quả cuối cùng của hoạt động lưu thông hàng hoá trong nước. Tất cả kết quả các giao
dịch mua bán giữa chủ thể người bán với người tiêu dùng cuối cùng trên thị trường
dưới hình thái giá trị đều được phản ánh qua chỉ tiêu tổng mức lưu chuyển hàng hoá
bán lẻ. Chỉ tiêu này rất cần thiết cho các phân tích kinh tế vĩ mô về cân đối cung cầu,
quỹ mua và nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư và xã hội. Đây là chỉ tiêu
quan trọng và là bộ phận hợp thành chủ yếu của tổng mức lưu chuyển hàng hóa trong nền kinh tế.
Ví dụ 1: Hà Nội: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 2 tăng mạnh
Hoạt động thương mại tháng 2 đầu năm 2023 Hà Nội tiếp tục xu hướng tăng cao so
với cùng kỳ năm trước. Trong đó: tổng mức bán lẻ đạt 53.244 tỷ đồng, tăng 6,2% so
tháng trước và tăng 28,6% so cùng kỳ.
Do Tết Nguyên đán năm nay rơi vào thời điểm giữa tháng 2, vì vậy, ngay từ đầu
tháng, hệ thống siêu thị đã tăng cường thêm lượng hàng hóa từ 15%-20% để phục vụ
nhu cầu sắm tết của người dân.
Lượng hàng phục vụ Tết khá dồi dào, giá bán một số nhóm hàng phục vụ Tết có tăng so
ngày thường nhưng do các đơn vị sản xuất, kinh doanh đã có kế hoạch chuẩn bị sẵn
sàng nguồn hàng nên không xảy ra hiện tượng thiếu hàng và tăng giá bán đột biến.
Ước tính, tổng lượng hàng hóa dự trữ tăng thêm của hệ thống phân phối, bán lẻ trên
địa bàn thành phố phục vụ thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán trị giá
khoảng 26 nghìn tỷ đồng. Lượng hàng dự trữ tập trung ở nhóm hàng lương thực, thực
phẩm, bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát, mặt hàng tiêu dùng may mặc, các mặt
hàng lâm sản, trong đó chú trọng đến một số nhóm hàng thiết yếu có nhu cầu tiêu
dùng cũng như nguồn cung biến động mạnh trong dịp Tết.
Dự kiến, tổng mức lưu chuyển hàng hóa 2 tháng đầu năm đạt 432.174 tỷ đồng, tăng
17,7% so cùng kỳ năm 2017, trong đó bán lẻ đạt 103.359 tỷ đồng tăng 20,5%.
Chia theo thành phần kinh tế, trong tổng mức bán ra, kinh tế nhà nước ước tính đạt
127.380 tỷ đồng, tăng 18,9% so cùng kỳ, kinh tế ngoài nhà nước 285.319 tỷ đồng
tăng 17,8% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19.475 tỷ đồng, tăng 10%.
Trị giá xuất khẩu tháng 2 ước tính đạt 993 triệu USD, giảm 9,9% so tháng trước và
tăng 19,5% so cùng kỳ. Ước tính 2 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đạt
2.095 triệu USD, tăng 25,1% so cùng kỳ.
Đóng góp nhiều nhất vào tăng kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm nay là nhóm
hàng linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi, tăng 50% so cùng kỳ năm 2017; nhóm
hàng dệt may, tăng 30%; nhóm hàng xuất khẩu giảm so cùng kỳ là nhóm hàng điện
tử giảm 13,8% so cùng kỳ.
Chỉ tiêu 2: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu phản ánh toàn bộ hoạt động thương mại quốc tế hai
chiều (ngoại thương) của một quốc gia, bao gồm kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu .
Kim ngạch xuất khẩu phản ánh kết quả hoạt động ngoại thương 1 chiều xuất khẩu
của quốc gia trong thời kỳ nhất định.
Kim ngạch nhập khẩu phản ánh kết quả hoạt động ngoại thương khi nhập hàng từ nước ngoài về.
→Chỉ tiêu này cũng phản ánh quy mô và cơ cấu cán cân thương mại của quốc gia
trong từng thời kỳ cụ thể. Nó cho phép đánh giá chiến lược, chính sách thương mại,
cũng như phân tích các xu hướng tăng trưởng, phát triển kinh tế, vị thế của thương
mại từng quốc gia trong nền thương mại toàn cầu và khu vực.
Ví dụ 2: Trích từ Hai tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt 96,06 tỷ USD
Hai tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 96,06 tỷ
USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 10,4%; nhập
khẩu giảm 16%.Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong tháng 02/2023 đã
cho thấy những tín hiệu khởi sắc khi bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng. Trong tháng Hai,
tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 49,46 tỷ USD, tăng 6,1% so với
tháng trước và tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Điểm sáng của hoạt động xuất,
nhập khẩu trong hai tháng đầu năm 2023 là cán cân thương mại hàng hóa ước tính
xuất siêu 2,82 tỷ USD, trái ngược với trạng thái thâm hụt 300 triệu USD của cùng kỳ
năm 2022.Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 02/2023 ước đạt 25,88 tỷ USD, tăng
9,8% so với tháng trước và tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa hai tháng đầu năm 2023, Hoa Kỳ là thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 13,1 tỷ USD. Trung
Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 14,6 tỷ
USD. Trong hai tháng đầu năm 2023, xuất siêu sang EU ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng
1,8% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 6,4 tỷ USD, giảm 39,8%;
nhập siêu từ Hàn Quốc 4,7 tỷ USD, giảm 27,2%; nhập siêu từ ASEAN 1,5 tỷ USD,
giảm 23,9%; nhập siêu từ Nhật Bản 237,2 triệu USD, tăng 4,5%.
Để gia tăng kim ngạch xuất khẩu, thì các nước cần đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó tập trung vào các giải pháp:
● Tăng trưởng quy mô nền kinh tế: Thông qua việc đổi mới đồng bộ, nhanh
chóng thể chế chính trị, kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô…Nâng cao năng xuất
trong quản lý nhà nước, giảm thiểu tối đa các bất cập trong thủ tục hành chính,
thuế, phí… Nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và hấp dẫn đối
với các nhà đầu tư từ đó tạo động lực cho việc sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu
● Đẩy mạnh sản xuất và chế biến hàng hóa xuất khẩu
● Cần tập trung cơ cấu lại toàn bộ quy trình sản xuất nông nghiệp theo
hướng hiện đại hơn hình thành những mô hình, những khu sản xuất quy mô
lớn đảm bảo thuận lợi cho việc áp dụng kỹ thuật cao vào sản xuất
● Phát triển giao thông và vận tải nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển, và rủi
ro cho sản phẩm; tập trung đầu tư cho công tác bảo quản sản phẩm để sản
phẩm đảm bảo chất lượng, tăng thời gian sử dụng và có giá trị cao hơn
● Tập trung vào những thị trường ở gần: Kết quả nghiên cứu cũng đã cho
thấy, ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam là rất lớn
đặc biệt là các nhóm hàng thô hoặc chưa qua chế biến. Vì vậy, nên đẩy mạnh
xuất khẩu các mặt hàng này vào các thị trường gần hơn như Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc để hạn chế được những tác động này. Tuy nhiên, về lâu dài cần
phải phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, vận tải để giảm tối thiểu chi phí, rủi
ro cho doanh nghiệp khi tiếp cận những thị trường ở xa hơ
Chỉ tiêu 3: Giá trị gia tăng trong thương mại hàng hoá.
Chỉ tiêu này phản ánh khoảng cách chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả đạt được và chi
phí nguồn lực bỏ ra trong trao đổi thương mại hàng hoá của quốc gia.
Giá trị gia tăng là chỉ tiêu phản ánh kết quả tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Nó cho phép phân tích, đánh giá sự tham gia, đóng góp của thương mại vào thu nhập
quốc dân của nền kinh tế.
Là lợi ích đi kèm với các sản phẩm
Ví dụ 3 về các giá trị gia tăng: Bạn mua một chiếc máy tính có giá 10.000.000 đồng
được giao hàng miễn phí, được tư vấn, hiệu quả và phù hợp với mục đích mua để tiêu
dùng. Như vậy bạn bỏ 10.000.000 đồng ra để mua máy tính thì bạn được nhận bao
gồm cả chiếc máy tính những lợi ích đi kèm với nó.
Ngoài ra, còn có chỉ tiêu trị giá thương mại hàng gia công.
Trong thương mại, ngoài kết quả trao đổi theo các giao dịch thông thường, còn có gia
công, lắp ráp, chế biến sản phẩm. Kết quả của các hoạt động này tuy mang tính chất
sản xuất nhưng lại diễn ra trong khâu lưu thông nên được tính vào giá trị thương mại.
Trị giá hàng hoá gia công trong thương mại quốc tế được coi là kim ngạch xuất khẩu.
Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá hiệu quả xã hội của thương mại thể
hiện ở thu hút việc làm, khai thác lợi thế về nhân công dồi dào, giá rẻ.
Ví dụ 4 @@ t hông hiểu nên ko tìm dc vd
3.2.4.3 Đặc điểm phát triển có tính quy luật trong thương mại hàng hoá
a. Quy mô thương mại hàng hoá ngày càng tăng lên trên cả thị trường nội địa và
thị trường xuất khẩu, tỷ trọng thương mại có xu hướng giảm trong tổng thương mại.
Cơ sở: Do nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và đời sống xã hội ngày càng tăng lên. Sản
xuất hàng hoá ngày càng phát triển với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến.
Chiến lược và các chính sách phát triển kinh tế và thương mại của quốc gia ngày
càng phù hợp với quá trình tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá kinh tế thế giới. Sự
phát triển của thương mại dịch vụ và thương mại điện tử.
Biểu hiện: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá trên thị trường nội địa, kim ngạch xuất
nhập khẩu ngày càng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước về trị giá thương mại. Các
nước phát triển sẽ gia tăng thương mại đối với những hàng hoá có yêu cầu đổi mới
công nghệ và chuyển giao kỹ thuật, phát triển quy mô thương mại ở thị trường nước ngoài.
Các nước đang và chậm phát triển tăng quy mô thương mại trên cơ sở khai thác quá
trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm
kinh doanh quản lý quốc tế. Thương mại hàng hoá không chỉ tăng lên về quy mô, mà
còn có khả năng gia tăng tốc độ, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đều, tỷ trọng có
xu hướng giảm trong tổng thương mại.
b. Cơ cấu thương mại hàng hoá ngày càng thay đổi theo hướng đa dạng hơn,
phong phú hơn và đáp ứng ngày càng nhanh hơn, tốt hơn nhu cầu thị trường.
Cơ sở:Do yêu cầu của thị trường ngày càng cao về chất lượng, đa dạng về chủng
loại, nhanh chóng về thời gian cung cấp. Do chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút
ngắn nhờ tiến bộ khoa học công nghệ. Do cạnh tranh ngày càng quyết liệt đòi hỏi
phải nâng cao chất lượng và hiệu quả thương mại. Do những xu hướng tiêu dùng, do
ảnh hưởng của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đến phân bổ nguồn lực thương mại,
phát triển và thay đổi các luồng thương mại quốc tế.
Biểu hiện: Những hàng hoá đã qua chế biến, hàng hoá có hàm lượng lao động kỹ
thuật, chất xám cao, các hàng hoá đắt tiền, có giá trị lớn ngày càng gia tăng làm thay
đổi cơ cấu, tỷ trọng thương mại.
Những hàng hoá có tính mốt gia tăng nhanh và rất đa dạng. Kiểu mốt hàng hoá thay
đổi nhanh chóng. Xu hướng này diễn ra trên cả thị trường trong và ngoài nước. Hàng
hoá có giá trị dinh dưỡng cao, an toàn vệ sinh, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng
cuộc sống ngày càng được quan tâm và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống, tiêu dùng xã hội.
Ví dụ 6 Mô hình kinh doanh được thay đổi để thích ứng với xu hướng tiêu dùng mới:
Covid-19 đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống cá nhân người tiêu
dùng, buộc doanh nghiệp cũng phải sáng tạo, phản ứng nhanh để thích ứng với xu
hướng và cách thức tiêu dùng mới của người dân.
Theo đó, thay đổi mô hình kinh doanh, từ sản xuất đến phân phối, vận chuyển, tiêu
thụ, là giải pháp tốt nhất giúp doanh nghiệp phát triển trong tình hình mới: Phát triển
thương mại điện tử Do tính chất lây nhiễm cao của vi rút Covid-19 và tính tiện lợi từ
việc giao-đặt hàng online, các dịch vụ mua bán hàng hóa không tiếp xúc gia tăng
mạnh. Theo một khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường của Hoa Kỳ - Forrester,
năm 2020, 58% người tiêu dùng chọn chi tiêu trực tuyến, tăng 12% so với mức trước đại dịch.
Xét ở nhiều góc độ, không chỉ ảnh hưởng bởi dịch bệnh, số người tiêu dùng trực
tuyến ngày càng tăng còn do thế hệ Z – thế hệ được sinh ra sau khi internet trở nên
phổ biến rộng rãi, được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ - đang dần trở thành
lực lượng dân số chính hiện nay. Vì vậy, ứng dụng công nghệ số trong chi tiêu, mua
sắm là xu hướng tất yếu của những người tiêu dùng trẻ hiện đại.
Ví dụ 7 Kinh doanh có ý thức
Theo worldbank, tính bền vững là một yếu tố được người tiêu dùng hiện đại quan
tâm khi mua sắm. 71% người tiêu dùng trên toàn thế giới cho rằng biến đổi khí hậu
cũng quan trọng như Covid và họ sẵn sàng góp phần xây dựng môi trường sống bền
vững thông qua chi tiêu vào các sản phẩm được chứng nhận “xanh”, “không ảnh hưởng môi trường”.
Người tiêu dùng thiện cảm nhiều hơn đối với các thương hiệu có tinh thần trách
nhiệm, có thể giúp làm cho thế giới sạch hơn. Chính vì vậy, doanh nghiệp cũng sẽ
phải thay đổi mô hình sản xuất – kinh doanh, từ tìm nguồn cung ứng tiêu chuẩn và
bền vững đến xây dựng quy trình sản xuất không ô nhiễm, tác động tiêu cực đến môi
trường, phân phối các sản phẩm có “nhãn xanh” thân thiện môi trường đến tay người tiêu dùng.
Thương hiệu Nestle: Nestle có nhiều bước đi lớn nhằm hiện thực hóa mục tiêu sản xuất
không phát thải ra môi trường, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà
kính.Suốt nhiều năm, tập đoàn đã lựa chọn cách tiếp cận tạo giá trị chung (CSV), tức tạo ra
giá trị bền vững cho cộng đồng, xã hội, kinh tế và hành tinh. Trong đó, nỗ lực phát triển
bền vững về môi trường được thực hiện đồng thời qua các giải pháp nhằm đóng góp trong
bảo tồn, tái sinh nguồn tài nguyên. Hiện nay, bốn lĩnh vực ưu tiên mà Nestlé tập trung
gồm: phòng chống và thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển bao bì bền vững; thu mua
bền vững; và quản lý nguồn nước.
c. Hàng hoá ngày càng phong phú về nhãn hiệu, có xuất xứ ngày càng đa dạng và được tiêu chuẩn hoá.
Cơ sở: Do đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng và sản xuất ngày càng phát
triển. Do cạnh tranh và hội nhập trong thương mại quốc tế thúc đẩy sự đa dạng của
hàng hoá, nâng cao uy tín thương hiệu, nhãn hiệu. Do yêu cầu đặt ra của hệ thống
luật pháp cũng như các thông lệ buôn bán quốc tế.
Biểu hiện: Nhiều nhãn hiệu sản phẩm mới ra đời và được cung ứng trên thị trường.
Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, chứng nhận ISO ngày càng gia tăng. Sản phẩm
trao đổi ngày càng chú trọng đến các tiêu chuẩn về lao động, vệ sinh, môi trường.
Sản phẩm có xuất xứ đa dạng, khác nhau, nhưng rõ ràng về nguồn gốc là xu hướng
mang tính phổ biến trong thương mại hàng hóa quốc tế. Ví dụ 8
+ Nhiều nhãn hiệu sản phẩm:(Xử lý đơn đăng ký sáng chế năm 2021: Tăng 9% so với
năm 2020 - NGHIÊN CỨU - ĐÀO TẠO - TUYÊN TRUYỀN VỀ SỞ HỮU TRÍ
TUỆ) Theo Cục Sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có ý thức
hơn trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu. Riêng năm 2021 có hơn
9.000 đơn sáng chế; 52.926 đơn nhãn hiệu quốc gia, 9.495 đơn nhãn hiệu quốc tế;
11 đơn chỉ dẫn địa lý và 253 đơn đăng ký quốc tế
có nguồn gốc Việt Nam.Sản phẩm trao đổi ngày càng chú trọng đến các tiêu chuẩn về lao động, vệ sinh, môi trường.
+ nâng cao uy tín thương hiệu, nhãn hiệu và sản phẩm trao đổi ngày càng chú
trọng đến các tiêu chuẩn về lao động, vệ sinh, môi trường. Ví dụ:Tiêu chuẩn
ISO là các quy tắc được chuẩn hóa quốc tế để giúp cho các tổ chức hoạt động
phát triển bền vững, tạo ra các năng lực nâng cao giá trị của doanh nghiệp tổ
chức trong mọi lĩnh vực thuộc sản xuất, thương mại, dịch vụ. Và các tiêu
chuẩn ISO được coi là những cột mốc cơ bản của 1 sản phẩm chất lượng sản
phẩm được làm ra đáp ứng được yêu cầu chất lượng của người dùng.
Tóm lại: Tiêu chuẩn ISO được coi như là 1 chuẩn mực của thế giới mà doanh
nghiệp cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn trong đó nếu muốn đạt được chứng