Kinh tế Vĩ mô Tiểu luận | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường sức khỏe và phát triển của quốc gia. Nghiên cứu về tình hình tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện chính sách quốc gia, chiến lược kinh doanh doanh nghiệp và quyết định cá nhân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46831624
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường sức khỏe và phát
triển của quốc gia. Nghiên cứu về tình hình tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện chính sách
quốc gia, chiến lược kinh doanh doanh nghiệp và quyết định cá nhân. Công việc này
cũng đóng góp vào việc cải thiện đời sống và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển bền
vững, đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam đối mặt với các thách
thức và yêu cầu cấp bách.
COVID-19 là cột mốc đánh dấu suy thoái toàn cầu. Trong năm 2020, đại dịch
gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, với tốc độ giảm khoảng
3,2% và thương mại toàn cầu giảm 5,2% (Jackson et al., 2021). Ở Việt Nam, vốn đầu tư
toàn xã hội tăng 3,4% trong 6 tháng đầu năm 2020, mức tăng thấp nhất từ năm 2016
(Thuấn, 2020). Mặc dù vậy, đại dịch cũng mở ra cơ hội mới cho phát triển kinh tế, đặt
ra thách thức nhưng cũng tạo ra cơ hội để hình thành chiến lược phát triển lâu dài.
Việt Nam đã xây dựng mối quan hệ ngoại giao với 192 quốc gia trên toàn cầu,
bao gồm 190/193 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc, và tham gia tích cực trong
nhiều tổ chức quốc tế. Nước ta đã đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu
và góp phần quan trọng trong việc tìm hiểu động lực kinh tế và đề xuất chính sách hợp lý trong tương lai.
Là sinh viên ngành tài chính quốc tế, chúng em nhận thức rõ tầm quan trọng của
yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam và muốn đóng góp thông qua việc nghiên cứu
về tình hình kinh tế từ năm 2020 đến nay để đề xuất giải pháp khắc phục vấn đề.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nêu cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, từ đó liên hệ với thực trạng tăng
trưởng kinh tế Việt Nam nhằm đề ra một số giải pháp hợp lý.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nói trên, nhóm tác giả cần thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu cụ thể sau:
Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết liên quan đến tăng trưởng kinh tế.
o Khảo sát, trình bày thực trạng của việc tăng trưởng kinh tế từ năm 2020
đến thời điểm hiện tại qua các nội dung về GDP, GNP, mức độ tăng trưởng
từng nhóm ngành kinh tế. lOMoAR cPSD| 46831624
Xác định và phân tích những vấn đề gặp phải trong nền kinh tế giai đoạn
vừa qua dựa trên những thực trạng đã trình bày.
o Từ những kết quả phân tích được, đưa ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả.
4. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: lãnh thổ Việt Nam.
Phạm vi về nội dung: yếu tố thúc đẩy tốc độ tăng trưởng, đánh giá cơ cấu kinh
tế, tác động của các yếu tố ngoại vi, chính sách kinh tế và định hướng phát triển.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp sau:
o Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: thu thập tài liệu, tìm hiểu các báo
cáo, nghiên cứu, sách và các nguồn thông tin trên Internet như Google
Scholar, JSTOR về các thông tin liên quan đến tăng trưởng kinh tế Việt
Nam. Tập trung vào dữ liệu kinh tế, thống kê và các báo cáo từ những tổ
chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, IMF, ADB và các cơ quan chính
phủ Việt Nam từ năm 2020 đến nay.
o Phương pháp phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập thì tiến hành xử lý dữ
liệu thứ cấp bằng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so
sánh,vẽ biểu đồ. Từ đó đưa ra những đánh giá làm sáng tỏ vấn đề, rút ra
những nhận định và đề xuất chiến lược và chính sách mới hoặc cải tiến để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho tương lai.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, tổng kết và tài liệu tham khảo, nội dung của tiểu luận gồm 3 phần chính:
o Chương 1: Khung lý thuyết về tăng trưởng kinh tế.
o Chương 2: Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay.
o Chương 3: Giải pháp và chính sách trong tương lai. lOMoAR cPSD| 46831624
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng về giá trị sản xuất kinh tế của một
quốc qua hoặc khu vực trong một khoảng thời gian nhất định. Thường được đo bằng tỷ
lệ phần trăm tăng so với năm trước đó. Tăng trưởng kinh tế liên quan đến sự gia tăng về
sản xuất, tiêu dùng, việc làm, thu nhập, và được đánh giá dựa trên các chỉ số GDP hoặc
GNP, qua đó đo lường hiệu suất một quốc gia.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ
cuối cùng được sản xuất trong một quốc gia tại một khoảng thời gian nhất định, thường
là một năm. Công thức tính GDP thường được biểu diễn như sau: GDP = C + I + G + (X – M) Trong đó:
o ( C ): tiêu dùng cá nhân.
o ( I ): đầu tư. o ( G ): chi tiêu chính phủ. o ( X ): xuất khẩu. o ( M ): nhập khẩu.
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất bởi công dân của một quốc gia, cả trong nước và ngoài nước, trong một
khoảng thời gian nhất định. GNP cũng có thể hiểu là GDP cộng với thu nhập từ tài sản
và lao động của công dân của quốc gia đó ở nước ngoài và trừ đi thu nhập của người
nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở quốc gia đó. Được thể hiện qua công thức sau:
GNP = GDP + Thu nhập ròng từ nước ngoài Trong đó:
o GDP: tổng sản phẩm quốc nội.
o Thu nhập ròng từ nước ngoài = Thu nhập từ yếu tố xuất khẩu – Thu nhập
từ yếu tố nhập khẩu.
Trên thực tế, để đạt được những phúc lợi khi tăng trưởng mang đến lại rất khó.
Điều này đòi hỏi quốc gia phải tận dụng hợp lí, đồng thời phát huy tối đã các mô hình kinh tế.
o Mô hình Harrod-Domar, phát triển vào những năm 1939 và 1946, tập
trung vào tương quan giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế, với ICOR là yếu lOMoAR cPSD| 46831624
tố quan trọng. Mô hình Solow-Swan, ra đời từ những năm 1950, tập trung
vào yếu tố quyết định tăng trưởng dài hạn, với mức sản xuất tiềm năng là
điểm hội tụ. Mô hình Endogenous mở rộng tầm nhìn, nhấn mạnh vào tầm
quan trọng của yếu tố nội tại như năng lực đổi mới và nghiên cứu phát triển.
o Ba mô hình này cung cấp cái nhìn tổng quan về tăng trưởng kinh tế, đặt
nền móng cho việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp.
o Tích luỹ vốn, năng suất lao động và tài nguyên thiên nhiên đều đóng vai
trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Hệ thống thể chế cũng đóng vai
trò không thể phủ nhận, ảnh hưởng đến sự tự do kinh doanh và đầu tư.
o Chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, giáo dục và đổi mới sáng tạođều
là các công cụ quan trọng để thúc đẩy và điều chỉnh tăng trưởng kinh tế,
giống như các bánh răng hoạt động trong một hệ thống để đạt được hiệu suất tối ưu.