-
Thông tin
-
Quiz
Kỹ năng quản trị - Quản trị chiến lược | Trường Đại Học Duy Tân
Với cách tiếp cận “Quản trị doanh nghiệp là một nghề” thì nhà quản trị là những người làm nghề quản trị trong doanh nghiệp và để làm tốt được nghề của mình thì họ cần có những kỹ năng quản trị. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị chiến lược (MGT403) 137 tài liệu
Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Kỹ năng quản trị - Quản trị chiến lược | Trường Đại Học Duy Tân
Với cách tiếp cận “Quản trị doanh nghiệp là một nghề” thì nhà quản trị là những người làm nghề quản trị trong doanh nghiệp và để làm tốt được nghề của mình thì họ cần có những kỹ năng quản trị. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị chiến lược (MGT403) 137 tài liệu
Trường: Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Duy Tân
Preview text:
Bài 1: Tổng quan về kỹ năng quản trị
BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG QUẢN TRỊ Hướng dẫn học
Với cách tiếp cận “Quản trị doanh nghiệp là một nghề” thì nhà quản trị là những người
làm nghề quản trị trong doanh nghiệp và để làm tốt được nghề của mình thì họ cần có
những kỹ năng quản trị. Tùy theo từng vị trí và từng loại công việc, vai trò mỗi nhà quản
trị sẽ được thể hiện ở mức độ khác nhau và yêu cầu về các kỹ năng cần có đối với nhà
quản trị cũng khác nhau. Bài này giới thiệu tổng quan các vấn đề cơ bản về nhà quản trị,
vai trò nhà quản trị và kỹ năng quản trị. Sinh viên sau khi học sau bài này cần nắm được:
khái niệm nhà quản trị; phân loại nhà quản trị; vai trò của nhà quản trị, khái niệm kỹ năng
quản trị, phân loại các kỹ năng quản trị. Với mỗi nội dung học được, sinh viên cũng cần
liên hệ được với thực tiễn như nhận diện được các nhà quản trị trong doanh nghiệp cụ thể,
phân tích được vai trò của họ, hay chỉ ra được những kỹ năng mà một nhà quản trị nào đó
cần có trong một hoạt động quản trị cụ thể.
Để học tốt bài này, sinh viên cần chú ý một số các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn Đọc tài liệu:
1. Giáo trình “Kỹ năng quản trị”, PGS. TS Ngô Kim Thanh và TS. Nguyễn Thị
Hoài Dung chủ biên, NXB Đại học kinh tế Quốc dân.
2. Giáo trình “Quản trị doanh nghiệp”, PGS. TS Ngô Kim Thanh chủ biên, NXB
Đại học kinh tế Quốc dân.
Sinh viên làm viêc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp hoặc qua email. Trang web môn học. Nội dung
Bài này gồm các nội dung cụ thể sau:
Nhà quản trị: Khái niệm và phân loại nhà quản trị.
Vai trò nhà quản trị: 10 vai trò theo Mintzberg.
Kỹ năng quản trị: Khái niệm, phân loại các kỹ năng quản trị. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần trả lời được các câu hỏi sau:
Trong doanh nghiệp những ai được gọi là nhà quản trị? Họ thuộc cấp quản trị nào? Vai
trò của họ là gì? Liên hệ với một tình huống cụ thể.
Kỹ năng quản trị là gì? Tại sao nhà quản trị phải có kỹ năng quản trị? Có những kỹ
năng quản trị nào? Nhà quản trị cần đến những kỹ năng quản trị nào? Liên hệ tình huống cụ thể. TXQTKD16_Bai1_v1.0014112210 1
Bài 1: Tổng quan về kỹ năng quản trị Tình huống dẫn nhập
Câu chuyện khởi nghiệp của ông chủ KFC
Giờ đây khi KFC trở thành thương hiệu không chỉ là gà rán mà
còn là hãng đồ ăn nhanh số 1 thế giới nhưng lại ít ai biết đến câu
chuyện khởi nghiệp ở tuổi 60 đầy gian khổ của ông chủ KFC.
Không sinh ra trong một gia đình giàu có, Harland Sander mồ côi
cha năm 6 tuổi. Năm 1896, thân phụ của ông Harland qua đời nên
người mẹ phải lao động để trang trải cho gia đình. Vào cái tuổi
lên 6, cậu bé Harland đã phải lo lắng việc chăm sóc cho các em
nhỏ của mình và làm rất nhiều công việc bếp núc. Một năm sau
đó cậu đã thành thạo một vài món ăn địa phương. Trong suốt 30
năm sau, Sanders đã trải qua rất nhiều công việc khác nhau, từ người điều khiển giao thông đến
nhân viên đại lý bảo hiểm, nhưng trong suốt thời gian này, trình độ nấu ăn của ông vẫn không hề thay đổi.
Vào thập niên 30, Sanders khởi đầu sự nghiệp bằng việc chế biến gà rán phục vụ cho hành khách
dừng chân ở trạm xăng nơi ông đang làm việc tại Corbin, bang Kentucky. Vì lúc ấy ông chưa có
nhà hàng nên những vị khách phải ăn trên những chiếc bàn đặt tại trạm xăng của khu phố nhỏ bé.
Sau đó ông lại tạo ra một món ăn gọi là “món thay thế bữa ăn ở nhà” để bán cho những gia đình
bận rộn. Ông gọi nó là “Buổi ăn tối ngày chủ nhật, bảy ngày trong một tuần”.
Tuy nhiên, đến năm 1950, một dự án về đường cao tốc liên bang và sự xuống dốc của nền kinh
tế buộc Sanders phải bán lại cơ nghiệp ở Corbin, tiểu bang Kentucky, với số tiền chỉ vừa đủ để
đóng thuế. Tự tin vào hương vị món ăn của mình nên tuy đã vào tuổi 60, với 105 USD tiền trợ
cấp xã hội nhận được, ông vẫn lên đường bán những gói gia vị và cách chế biến gà rán đồng nhất
cho những chủ nhà hàng nằm độc lập trên toàn nước Mỹ.
Trong chuyến đi dọc đất nước, Sanders đã bị từ chối 1.009 lần. Ban đầu, chỉ một số ít ông chủ
nhà hàng thấy họ có lợi nếu mua công thức mà Sanders đang bán. Dave Thomas, sau này là
người lập ra Wendy - chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh chuyên về bánh hamburgers, là một trong
những khách hàng đầu tiên của Sanders. Nhưng không phải dễ dàng mà Sanders có được mối
quan hệ làm ăn đó. "Lúc đầu, tôi rất băn khoăn về việc tại sao chúng tôi lại mất tiền cho một ông
già như thế", Dave kể. Tuy nhiên, lòng đam mê và sự kiên định của Sanders đã thuyết phục được
Thomas và hàng trăm cơ sở kinh doanh khác.
Khi nhu cầu và những đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng về thức ăn lên cao, ông đã di chuyển
nhiều nơi nhằm nâng cao năng suất của mình. Trong một thập kỷ sau, ông đã thành công với
công thức pha chế bí mật của 11 loại hương vị và thảo mộc cùng với kỹ thuật nấu cơ bản mà vẫn
được áp dụng đến ngày hôm nay.
Năm 1955, tự tin với chất lượng món gà rán của mình, ông tự phát triển và thành lập doanh
nghiệp nhượng quyền thương hiệu. Xấp xỉ 10 năm sau, Sanders đã có hơn 600 franchise ở Mỹ và
ở Canada. Năm 1964 ông đã bán phần lợi nhuận 2 triệu USD của mình trong công ty Mỹ cho
một nhóm các nhà đầu tư, trong đó có John Y. Brown JR, người sau này trở thành thống đốc bang Kentucky. 2 TXQTKD16_Bai1_v1.0014112210
Bài 1: Tổng quan về kỹ năng quản trị
Sanders là một người tỉ mỉ và thể hiện điều đó trong mọi việc ông làm. Ông biết đồ ăn ngon và
việc tiếp thị có thể là không đủ với khách hàng. Ông đảm bảo mỗi cửa hàng đều duy trì tiêu
chuẩn cao nhất về độ sạch sẽ và phục vụ khách hàng tốt nhất. Mọi thứ được sơn trắng để bất kỳ
vết bẩn nào cũng bị phát hiện và xử lý ngay lập tức. Ông cũng là một trong những người kinh
doanh nhà hàng đầu tiên đặt các lỗ giữa tường nhà bếp và phòng ăn để cho khách hàng nhìn thấy
bếp và các món ăn được chuẩn bị như thế nào.
Đặc biệt sau khi chế biến xong, ông đến chỗ khách dùng món gà rán của mình và làm cái mà ông
gọi là "Coloneling" để đảm bảo khách hàng hài lòng với món ăn và sự phục vụ. Ông đã bán bí
quyết của mình với giá là 5 xu trên mỗi miếng gà bán tại các đại lý, và hầu hết các cuộc làm ăn
được giao kèo chỉ với một cái bắt tay. Với Sanders, thái độ phục vụ, chất lượng và độ sạch là
những ưu tiên hàng đầu với bất kỳ cơ sở nào. Ông muốn mọi thứ phải được thực hiện đúng cách.
Dù đó đơn thuần là việc lau sàn hay chỉ cho người đầu bếp cách chuẩn bị nước sốt đặc biệt.
Không có việc gì trong một nhà hàng mà Sanders không sẵn sàng làm.
KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất với hơn 10.000 nhà hàng tại 92 quốc gia. Tại
Việt Nam sau 14 năm hoạt động, KFC đã trở thành một cái tên quen thuộc với người tiêu dùng.
Hiện, KFC có hơn 3.000 lao động, trải dài khắp 19 tỉnh, thành, hàng năm thu hút khoảng 20 triệu
lượt khách trong nước, chiếm khoảng 60% thị trường thức ăn nhanh Việt Nam.
1. Harland Sander là quản trị viên thuộc cấp nào? Phân tích các vai trò quản trị
của ông trong tình huống trên.
2. Hãy chỉ ra những kỹ năng quản trị giúp Sander thành công?
3. Theo bạn, Sander chú trọng vai trò nào nhất và kỹ năng nào được Sander sử dụng thành công nhất? TXQTKD16_Bai1_v1.0014112210 3
Bài 1: Tổng quan về kỹ năng quản trị 1.1. Nhà quản trị
Trong doanh nghiệp, đội ngũ lao động được
Nhà quản trị trong doanh nghiệp là những
chia thành 2 loại là lao động trực tiếp và lao
người làm việc trong các doanh nghiệp,
động gián tiếp. Bộ máy điều hành doanh
điều khiển công việc của người khác và
nghiệp bao gồm các lao động gián tiếp, lao
chịu trách nhiệm về những kết quả hoạt
động của họ. Nhà quản trị là người lập kế
động quản lý. Những người tham gia chỉ huy
hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát
trong bộ máy điều hành doanh nghiệp được
con người, tài chính, vật chất, và thông tin gọi là nhà quản trị.
một cách có hiệu quả để đạt được mục
tiêu dài hạn của doanh nghiệp
Nhà quản trị trong doanh nghiệp là những
người làm việc trong các doanh nghiệp, điều khiển công việc của người khác và chịu
trách nhiệm về những kết quả hoạt động của họ. Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất, và thông tin một cách có
hiệu quả để đạt được mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Đội ngũ các nhà lãnh đạo và
kiểm soát con người, tài chính, vật chất, và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được
mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Đội ngũ các nhà lãnh đạo, nhà quản trị kinh doanh
có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự vững mạnh của
lực lượng nhà quản trị trong doanh nghiệp là nguồn lực, tài sản vô hình quý giá của
các doanh nghiệp trong thời đại hiện nay.
Lực lượng nhà quản trị trong doanh nghiệp được chi theo ba nhóm dựa trên việc phân
cấp nhà quản trị. Đó là: Nhà quản trị viên cấp cao; Nhà quản trị viên trung gian; Nhà
quản trị viên cấp cơ sở.
Nhà quản trị viên cấp cao
Là nhà quản trị hoạt động ở bậc cao nhất trong doanh nghiệp, là người chịu trách
nhiệm về những thành quả cuối cùng của doanh nghiệp.
o Nhiệm vụ: Đưa ra các quyết định chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược để
duy trì và phát triển doanh nghiệp trong dài hạn.
o Các chức danh của nhà quản trị viên cấp cao: Chủ tịch hội đồng quản trị, phó
chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc…
Nhà quản trị viên cấp trung gian
Là nhà quản trị hoạt động ở các bộ phận tham mưu, các bộ phận chức năng hoặc
các cấp quản lý trung gian trong bộ máy quản trị doanh nghiệp.
o Nhiệm vụ: Đưa ra các quyết định chiến thuật, thực hiện các kế hoạch và chính
sách của doanh nghiệp, phối hợp các hoạt động, các công việc để hoàn thành mục tiêu chung.
o Các chức danh của nhà quản trị viên cấp trung gian: Trưởng phòng, phó
phòng, trưởng ban, phó ban, quản đốc phân xưởng, phó quản đốc phân xưởng… 4 TXQTKD16_Bai1_v1.0014112210
Bài 1: Tổng quan về kỹ năng quản trị QUẢN TRỊ
Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Giám đốc ... CẤP CAO
Xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động &
phát triển của tổ chức.
Trưởng phòng, Quản đốc, Cửa hàng trưởng QUẢN TRỊ CẤP ...
Đưa ra các quyết định chiến thuật để thực TRUNG GIAN
hiện kế hoạch và chính sách của tổ chức.
Tổ trưởng, Nhóm trưởng, trưởng ca ... QUẢN TRỊ CẤP CƠ SỞ
Hướng dẫn, đốc thúc, điều khiển công
nhân trong công việc hàng ngày. Người thừa hành
Nhà quản trị viên cấp cơ sở
Là nhà quản trị hoạt động ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống tổ chức của doanh nghiệp.
o Nhiệm vụ: Đưa ra các quyết định tác nghiệp nhằm đốc thúc, hướng dẫn điều
khiển các công nhân viên trong các công việc sản xuất kinh doanh cụ thể hang
ngày nhằm thực hiện mục tiêu chung.
o Các chức danh của nhà quản trị viên cấp trung gian: Tổ trưởng sản xuất, tổ
trưởng các tổ bán hàng, đốc công, trưởng ca… 1.2. Vai trò của quản trị
Mintzberg đã đưa ra 10 vai trò thể hiện 10 hoạt động của nhà quản trị. Trong đó mỗi
hoạt động được giải thích ít nhất trên góc độ một vai trò, mặc dù nhiều hoạt động liên
quan đến nhiều vai trò khác nhau. Các vai trò quản trị áp dụng cho bất kỳ nhà quản trị
nào nhưng tầm quan trọng có thể khác biệt tùy theo kiểu người quản lý, lĩnh vực quản
lý. Vai trò chủ yếu quy định bởi tính chất của vị trí quản trị tuy nhiên thường có sự
khác biệt trong cách hiểu và thực hiện vai trò của từng nhà quản trị. Trong 10 vai trò,
Mintzberg đưa ra có 3 vai trò liên quan đến hành vi giao tiếp, 3 vai trò liên quan đến
hành vi xử lý thông tin và 4 vai trò liên quan đến hành vi quyết định của nhà quản trị.
Các vai trò này chia thành 3 nhóm:
Nhóm vai trò quan hệ với con người
Nhà quản trị trong doanh nghiệp luôn phải giao tiếp với cấp trên và cấp dưới, đều
phải giải quyết các mối quan hệ giữa con người với con người trong nội bộ doanh TXQTKD16_Bai1_v1.0014112210 5
Bài 1: Tổng quan về kỹ năng quản trị
nghiệp cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Trong hoạt động giao tiếp, nhà quản trị có những vai trò sau:
o Vai trò đại diện: Nhà quản trị đại diện cho công
ty và những người dưới quyền trong doanh
nghiệp. Với cương vị là một trong những người
đứng đầu trong bộ máy quyền lực của tổ chức,
nhà quản trị phải có nghĩa vụ thực hiện một số
nhiệm vụ có tính chất ngoại giao và pháp lý như
ký kết hợp đồng, văn bản, chủ trì một số cuộc họp và các sự kiện lễ nghi, tham
dự, chủ trì và đón khách. Nhà quản trị phải tham gia vào các hoạt động này
mặc dù chúng không liên quan nhiều đến công tác quản lý.
o Vai trò lãnh đạo: Phối hợp và kiểm tra công việc của nhân viên cấp dưới,
tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn, khích lệ nhân viên. Với vai trò người lãnh đạo,
nhà quản trị chịu trách nhiệm về việc thực hiện chức năng trong đơn vị mình
như một thể thống nhất nhằm đạt được mục tiêu chung. Vì vậy phải định
hướng cho cấp dưới, tạo điều kiện thuận lợi cho họ làm việc. Một số hoạt động
quản trị liên quan trực tiếp đến vai trò này bao gồm tuyển dụng, đào tạo, chỉ
đạo, khen thưởng, phê bình, bổ nhiệm, sa thải...
o Vai trò liên lạc: Quan hệ với người khác để hoàn thành công việc được giao
cho đơn vị của họ. Với vai trò của người liên lạc, bao gồm hành vi thiết lập và
duy trì mạng lưới các mối quan hệ với các cá nhân và tổ chức bên ngoài, xây
dựng mối quan hệ mới, duy trì liên lạc, tạo cơ hội và lợi ích cho cả đôi bên. Nhóm vai trò thông tin
Nhà quản trị ở các cấp đều là những trung tâm thông tin, có nhiệm vụ tiếp nhận,
truyền đạt và quản trị hệ thống thông tin quản trị của doanh nghiệp. Thông tin
quản trị là tài sản của doanh nghiệp, do vậy quản trị thông tin cũng là một vai trò
quan trọng của nhà quản trị. Vai trò thông tin của các nhà quản trị cụ thể là:
o Vai trò thu thập và tiếp nhận thông tin: Nhà quản trị có nhiệm vụ thường
xuyên xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức để thu thập những tin
tức, sự kiện có ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Với vai trò là người
theo dõi, nhà quản trị phải liên tục tìm kiếm những thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau để vừa thực hiện vai trò là người truyền đạt cho cấp dưới, vừa đóng
vai trò là người phát ngôn cho người ngoài tổ chức. Hầu hết các thông tin được
phân tích để phát hiện vấn đề và cơ hội, để hiểu rõ các biến cố bên ngoài và các
quá trình nội bộ trong tiểu đơn vị của tổ chức.
o Vai trò phổ biến, truyền đạt thông tin: Nhà quản trị phổ biến cho mọi người có
liên quan tiếp xúc các thông tin cần thiết đối với công việc của họ. Trước hết,
nhà quản trị phải đóng vai trò là người truyền đạt, vì nhà quản trị có thể tiếp
cận nguồn thông tin mà cấp dưới không thể và không có điều kiện tiếp cận.
Việc thể hiện thông tin thể hiện rõ vai trò của nhà quản trị như một trung tâm
đầu não của tổ chức. Vai trò truyền đạt hoạt động theo hai cách: (1) Nhà quản
trị truyền đạt những thông tin tiếp nhận được từ bên ngoài đến các thành viên
trong nội bộ tổ chức, những người có thể sử dụng được những thông tin này; 6 TXQTKD16_Bai1_v1.0014112210
Bài 1: Tổng quan về kỹ năng quản trị
(2) Nhà quản trị truyền đạt những thông tin từ cấp trên đến cấp thấp hơn hoặc
đến các thành viên khác trong tổ chức, những người có thể sử dụng thông tin
một cách hiệu quả nhất.
o Vai trò cung cấp, phát ngôn thông tin: Nhà quản trị thay mặt doanh nghiệp để
đưa tin tức ra bên ngoài với mục đích cụ thể có lợi cho doanh nghiệp. Trong
vai trò là người phát ngôn, nhà quản trị cũng có nghĩa vụ truyền đạt thông tin
cho những người ngoài hiểu về những vấn đề như kế hoạch, chính sách, kết
quả hoạt động, nhà quản trị cấp dưới báo cáo lên cấp trên. Mỗi quản trị viên
này phải đóng vai trò là người vận động hành lang khi tiếp xúc với cấp trên
hoặc bên ngoài tổ chức.
Nhóm vai trò quyết định
Đặc trưng của nghề quản trị là ra quyết định. Sản
phẩm của nhà quản trị là những quyết định và các
giải pháp giải quyết những vấn đề đặt ra trong sản
xuất kinh doanh. Vai trò quyết định của nhà quản
trị được thể hiện cụ thể:
o Vai trò doanh nhân: Vai trò này thể hiện khi
nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của doanh nghiệp như việc áp dụng
công nghệ mới hay điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng. Với vai trò là doanh
nhân, nhà quản trị phải hành động như một người khởi xướng và nhà thiết kế
của những chương trình thay đổi để tận dụng các cơ hội cải thiện tình hình.
Hay với vai trò là doanh nhân, nhà quản trị phải là người luôn ở điểm xuất phát
của mọi sự thay đổi, cải tiến, khai thác cơ hội mới.
o Vai trò giải quyết vấn đề: Nhà quản trị cần ứng phó với những tình huống bất
ngờ làm xáo trộn hoạt động bình thường của doanh nghiệp nhằm đưa doanh
nghiệp sớm trở lại ổn định. Với vai trò là người giải quyết rắc rối, nhà quản trị
phải giải quyết các khủng hoảng bất ngờ xảy ra mà không thể làm ngơ, có các
hoạt động kịp thời khi phải đối mặt với những biến cố bất ngờ gây ra những
khủng hoảng, những khó khăn không lường trước được và phải dành ưu tiên
giải quyết trước bất kỳ vấn đền nào khác.
o Vai trò phân bổ tài nguyên: Phân bổ tài nguyên hợp lý giúp đạt hiệu quả cao.
Các tài nguyên bao gồm con người, tiền bạc, thời gian, quyền hạn, trang bị hay
vật liệu. Với vai trò này, nhà quản trị phải biết dùng thẩm quyền của mình để
phân bổ các nguồn lực như tiền, nhân sự, nguyên liệu, thiết bị, cơ sở vật chất
và các dịch vụ. Thông qua đó nhà quản trị có thể duy trì quyền kiểm soát đối
với việc xây dựng chiến lược và thực hiện phối hợp và kết nối các hoạt động
của cấp dưới nhằm mục tiêu chiến lược.
o Vai trò đàm phán: Nhà quản trị thay mặt doanh nghiệp để thương thuyết với
những đơn vị khác cũng như với bên ngoài. Với vai trò này, nhà quản trị với
thẩm quyền của mình thể hiện sự đại diện cho tổ chức thương lượng, đàm
phán, ký kết các hợp đồng tùy theo các lĩnh vực của nhà quản trị. Với vai trò
này, nhà quản trị như là một chuyên gia trong lĩnh vực ngoại giao trong các
cuộc tiếp xúc với các các đối tác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung. TXQTKD16_Bai1_v1.0014112210 7
Bài 1: Tổng quan về kỹ năng quản trị
Ngày nay, trong bối cảnh của một xã hội tiên tiến, khoa học kỹ thuật phát triển vượt
bậc, các nhà quản trị vẫn hội đủ mười vai trò như Mintzberg đã đưa ra trong nghiên
cứu của mình. Nó là cơ sở để xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của các
nhà quản trị ở từng cấp.
Mục tiêu chung của nhà quản trị là duy trì và thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhằm
đảm bảo sự tồn tại và vận hành của toàn bộ doanh nghiệp, hướng vào thực hiện mục
tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tựu chung lại, các vai trò của nhà quản trị một lần
nữa cho thấy các hoạt động mà nhà quản trị phải làm đó là: Hoạch định, tổ chức, chỉ
huy, phối hợp và kiểm tra. 1.3. Kỹ năng quản trị
Khái niệm kỹ năng quản trị được phát triển từ khái
niệm về kỹ năng. Kỹ năng là năng lực hay khả
Kỹ năng quản trị là những khả
năng, kinh nghiệm, kỹ xảo và
năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc
mức độ thành thạo trong việc
nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải
thực hiện công việc trong các lĩnh
quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh
vực, chức năng quản trị doanh
nghiệp, trong điều kiện và hoàn
trong cuộc sống hay trong công việc. cảnh nhất định.
Kỹ năng bao gồm những khả năng, kinh nghiệm, kỹ xảo và mức độ thành thạo trong
việc thực hiện một công việc nhất định, trong điều kiện và hoàn cảnh nhất định.
Quản trị là quá trình làm việc cùng với và thông qua các cá nhân, các nhóm và các
nguồn lực khác. Quản trị được thử thách và đánh giá qua việc đạt được các mục tiêu
thông qua sự tổ chức và thực hiện các kỹ năng khác nhau. Để các công việc được hoàn
thành có hiệu quả, đòi hỏi người thực hiện công việc phải có những kỹ năng tương
ứng với yêu cầu của công việc đó. Trong quản trị cũng vậy, để hoàn thành tốt các
chức năng quản trị, đòi hỏi nhà quản trị phải có các kỹ năng quản trị cơ bản ở mức độ
nhất định đảm bảo thực hiện tốt những công việc đảm nhận. Trước tiên, nhà quản trị
phải có một vốn kiến thức nhất định về lĩnh vực quản trị trong doanh nghiệp, các hệ
thống luật và thuế trong kinh doanh, về marketing, tài chính doanh nghiệp, dây
chuyền, công nghệ sản xuất… Đây là yêu cầu tiên quyết vì nó gắn liền với hiệu quả
của quá trình ra quyết định. Và để trở thành nhà quản trị tài năng thì cần phải có
những kỹ năng quản trị cần thiết.
Kỹ năng quản trị là những khả năng, kinh nghiệm, kỹ xảo và mức độ thành thạo trong
việc thực hiện công việc trong các lĩnh vực, chức năng quản trị doanh nghiệp, trong
điều kiện và hoàn cảnh nhất định.
Kỹ năng cần có của nhà quản trị có thể được phân nhóm theo nhiều cách tiếp cận khác
nhau. Theo Robert L. Katz thì kỹ năng quản trị được xem xét trên quan điểm hành
động có hiệu quả trong những điều kiện khác nhau. Giả định rằng, nhà quản trị là
người định hướng các hoạt động những người khác và chịu trách nhiệm đạt được
những mục tiêu thông qua những cố gắng của doanh nghiệp. Với giả định đó thì nhà
quản trị thành công phải dựa trên ba nhóm kỹ năng quản trị cơ bản. Đó là: Kỹ năng
chuyên môn, Kỹ năng nhân sự, Kỹ năng tư duy. Tầm quan trọng tương đối của ba kỹ
năng này sẽ thay đổi tùy theo cấp quản trị, vị trí và mức độ trách nhiệm điều hành của
các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp căn cứ vào yêu cầu về kỹ năng
quản trị để lựa chọn và đào tạo và đề bạt các nhà quản trị. 8 TXQTKD16_Bai1_v1.0014112210
Bài 1: Tổng quan về kỹ năng quản trị
Kỹ năng chuyên môn (technical skills)
Kỹ năng chuyên môn là những khả năng cần thiết
để thực hiện một công việc cụ thể. Nói cách khác là
trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị,
bao hàm sự hiểu biết và thành thạo về một loại hình
hoạt động đặc biệt, nhất là loại hình hoạt động có
liên quan đến phương pháp, các chu trình, các thủ
tục hay các kỹ thuật của lĩnh vực, chức năng của
nhà quản trị đang đảm nhận.
Trong số ba kỹ năng được mô tả, kỹ năng chuyên
môn là quen thuộc nhất bởi vì nó cụ thể nhất.
Chúng ta có thể dễ dàng mường tượng những kỹ năng chuyên môn của bác sỹ
phẫu thuật, nghệ sỹ dương cầm, nhạc sỹ, nhân viên kế toán, hay giáo viên…Trong
thời đại chuyên môn hóa ngày nay, kỹ năng này là kỹ năng được đòi hỏi nhiều
nhất. Hầu hết các chương trình hướng nghiệp và đào tạo vừa học vừa làm chủ yếu
quan tâm đến việc phát triển kỹ năng chuyên môn này vì nó gắn cụ thể với lĩnh
vực quản trị và nghề cụ thể của họ.
Kỹ năng nhân sự (human skills)
Kỹ năng nhân sự là khả năng cùng làm việc, động viên, điều khiển con người và
tập thể trong doanh nghiệp, dù những người đó là thuộc cấp, đồng nghiệp ngang
hàng hay cấp trên. Kỹ năng nhân sự là khả năng của nhà quản trị có thể điều hành
một cách có hiệu quả với tư cách là một thành viên của nhóm và động viên cố
gắng hợp tác trong nhóm mà nhà quản trị phụ trách hay lãnh đạo. Nếu kỹ năng
chuyên môn trước hết đề cập đến chuyện làm việc với “ các đồ vật” (các chu trình
hay các đối tượng vật chất) thì kỹ năng nhân sự trước hết đề cập đến làm việc với con người.
Kỹ năng này được thể hiện qua hành vi và cách ứng xử của nhà quản trị trong giao
tiếp với cấp trên, đồng nghiệp ngang cấp và cấp dưới. Nhà quản trị có kỹ năng
nhân sự phát triển cao là người có đủ nhạy cảm đối với nhu cầu và động cơ của
người khác trong doanh nghiệp đến mức anh ta có thể đánh giá những phản ứng có
thể và những hậu quả trước những hành động khác nhau mà anh ta có thể làm. Với
sự nhạy cảm như vậy nhà quản trị có khả năng và mong muốn hành động theo
cách nào đó nhưng luôn tính đến nhận thức và thái độ của những người khác nhằm
thực hiện tốt những mục tiêu của doanh nghiệp.
Kỹ năng tư duy (conceptional skills)
Kỹ năng tư duy là khả năng tư duy hệ thống, biết phân tích mối liên hệ giữa các
vấn đề một cách logic,… Đây là một kỹ năng rất khó và đặc biệt hiểu rõ mức độ
phức tạp của môi trường và biết cách giảm thiểu sự phức tạp đó xuống một mức có
thể đối phó được. Kỹ năng này là khả năng bao quát doanh nghiệp như một tổng
thể, nó bao gồm việc thừa nhận các bộ phận khác nhau của tổ chức phụ thuộc lẫn
nhau như thế nào và những thay đổi trong một bộ phận bất kỳ ảnh hưởng đến tất
cả những bộ phận khác ra sao. Vì thế, sự thành công của bất cứ quyết định nào đều
phụ thuộc vào kỹ năng tư duy của những người đưa ra quyết định và những người TXQTKD16_Bai1_v1.0014112210 9
Bài 1: Tổng quan về kỹ năng quản trị
biến quyết định thành hành động. Không chỉ có việc phối hợp một cách có hiệu
quả các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp mà toàn bộ đường hướng và sắc thái
doanh nghiệp, toàn bộ tính chất phản ứng của doanh nghiệp và quyết định “bản sắc
của doanh nghiệp” đều phụ thuộc vào kỹ năng tư duy của nhà quản trị.
Mối quan hệ giữa ba cấp quản trị và nhà quản trị
Trên thực tế, các kỹ năng này có liên quan mật thiết với nhau đến mức khó phân
định rạch ròi từng kỹ năng một. Tất cả ba kỹ năng trên đều cần thiết đối với các
nhà quản trị ở từng cấp quản trị, song tầm quan trọng tương đối của kỹ năng
chuyên môn, kỹ năng nhân sự, và kỹ năng tư duy cũng thay đổi tùy theo vai trò,
trách nhiệm và vị trí khác nhau của nhà quản trị trong một doanh nghiệp. Tại các
cấp thấp hơn, kỹ năng chuyên môn là yếu tố tạo ra nhiều điểm ưu việt của công
nghiệp hiện đại. Vì vậy, kỹ năng chuyên môn có tầm quan trọng lớn hơn ở cấp
quản trị viên cơ sở. Khi nhà quản trị ở những vị trí cấp cao hơn thì nhu cầu về kỹ
năng chuyên môn trở nên ít quản trị hơn trong khi kỹ năng tư duy thì thì ngược lại
ngày càng quan trọng hơn.
Cấp quản trị càng cao thì kỹ năng chuyên môn càng giảm dần tầm quan trọng, kỹ
năng tư duy càng cần phải cao hơn. Cấp quản trị càng thấp thì càng đòi hỏi phải có
kỹ năng chuyên môn giỏi vì nhà quản trị phải gắn liền với công việc mang tính
chuyên môn nghiệp vụ. Kỹ năng nhân sự thì lại rất cần thiết đối với nhà quản trị ở
tất cả các cấp, vì nhà quản trị nào cũng phải làm việc với con người, phải giao tiếp
và xử lý các công việc liên quan đến con người
Tại tất cả các cấp quản trị, đều đòi hỏi phải có một trình độ nào đó về ba kỹ năng
nói trên. Nhận thức rõ ràng về những kỹ năng này và về những phương pháp đánh
giá trình độ của các nhà quản trị về mỗi loại kỹ năng sẽ là công cụ hiệu quả cho
những nhà quản trị cấp cao nhất, không chỉ để đánh giá cán bộ mà còn để lựa
chọn, đào tạo, và đề bạt các cán bộ quản trị ở tất cả các cấp trong doanh nghiệp,
nhằm xây dựng lực lượng đội ngũ nhà quản trị kinh doanh có năng lực trình độ và
kỹ năng giỏi mang tính chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. 10 TXQTKD16_Bai1_v1.0014112210
Bài 1: Tổng quan về kỹ năng quản trị
Tóm lược cuối bài
Nhà quản trị là những người làm việc trong các doanh nghiệp, điều khiển công việc của người
khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ. Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ
chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát con người, tài chính và các nguồn lực khác một cách có hiệu
quả để đạt được mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Đội ngũ nhà quản trị đóng vai trò đến sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự vững mạnh của lực lượng nhà quản trị trong doanh nghiệp là
nguồn lực, tài sản vô hình quý giá của các doanh nghiệp trong thời đại hiện nay. Do đó, để trở
thành những nhà quản trị giỏi mang tính chuyên nghiệp, cần phải có các kỹ năng quản trị giỏi. TXQTKD16_Bai1_v1.0014112210 11
Bài 1: Tổng quan về kỹ năng quản trị Câu hỏi ôn tập
Các hỏi đúng/sai? Tại sao?
1. Quản đốc phân xưởng đòi hỏi phải có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt.
2. Yêu cầu đòi hỏi về kỹ năng giải ra quyết định và lập kế hoạch đối với các nhà quản trị ở các cấp khác nhau.
3. Kinh doanh ngày nay đòi hỏi nhà quản trị cần có kỹ năng giỏi và mang tính chuyên nghiệp.
4. Đối với giám đôc doanh nghiệp, kỹ năng chuyên môn là quan trọng nhất.
5. Kỹ năng nhân sự chỉ quan trọng với các quản trị viên cấp cao.
6. Tùy theo cấp bậc của nhà quản trị doanh nghiệp, mức quan trọng của mỗi loại kỹ năng quản trị cũng khác nhau.
7. Các kỹ năng quản trị không thể dạy được mà chỉ có thể tiếp thu được qua kinh nghiệm.
8. Muốn có kỹ năng quản trị giỏi phải được thử thách trên thương trường kinh doanh.
9. Quản đốc phân xưởng đòi hỏi phải có kỹ năng tư duy tốt và không cần kỹ năng nhân sự.
10. Yêu cầu về các loại kỹ năng quản trị của nhà quản trị ở các cấp trong doanh nghiệp như nhau.
11. Quản trị là làm việc và thực hiện mục tiêu của mình thông qua người khác.
12. Có ý kiến cho rằng: “Cờ đến tay ai người ý phất” và ai cũng có thể làm giám đốc giỏi được. 12 TXQTKD16_Bai1_v1.0014112210
Bài 1: Tổng quan về kỹ năng quản trị Câu hỏi tự luận
1. Phân tích vai trò của nhà quản trị theo quan điểm của Mintzberg và lấy ví dụ minh họa?
2. Phân tích mối quan hệ giữa cấp quản trị và kỹ năng quản trị? Lấy ví dụ cụ thể minh họa. TXQTKD16_Bai1_v1.0014112210 13
Bài 1: Tổng quan về kỹ năng quản trị Bài tập tình huống Tâm sự của anh Huy
Ông Tân tuyển dụng một trợ lý mới, anh Huy, để đảm nhận một số công việc cải tiến tổ chức của
công ty – một doanh nghiệp đã phát triển từ một văn phòng chỉ với 5 nhân viên thành một công
ty lên tới 100 nhân viên; là một công ty thương mại cổ phần xuất và nhập khẩu rất nhiều loại mặt
hang. Văn phòng chính của công ty đặt ở thành phố Hà nội. Ngoài ra còn có 6 chi nhánh khác
đặt ở miền Nam va các nước Đông Âu và Đài Loan.
Trở về nước sau khi tốt nghiệp QTKD của một trường đại học nước ngoài, Huy đã làm việc tại
bộ phận Marketing của một công ty lớn. Ông Tân đã có ấn tượng rất tốt đẹp về người thanh niên
này và đã mời anh về làm việc cho công ty với quy định anh sẽ báo cáo trực tiếp với ông. Công
việc của Huy đươc giao là tìm hiểu về công ty và đưa ra một số biện pháp nhằm cải tổ bởi công
ty đã phát triển tốt trong những năm qua song không phải mọi quyết định của công ty đều đã
hoàn hảo. Chẳng hạn, hệ thống lương bổng chưa được tiêu chuẩn hóa, mức độ phân quyền trong
việc ra quyết định chưa rõ ràng. Yếu điểm này đã bộc lộ khi một số quản trị viên đưa ra nhiều
quyết định mà không hề báo cáo với ông Tân.
Huy đã bắt đầu công việc của mình với tất cả lòng nhiệt tình. Tuy nhiên, anh ta nghiệm thấy có
sự chống đối từ nhiều chi nhánh. Không ai hợp tác và cũng không ai tỏ ra thân thiện với anh.
Huy nhận ra rằng anh chỉ có thể yêu cầu cung cấp một số thông tin nào đó mà không thể đọc trực
tiếp những gì anh muốn thu thập tìm hiểu. Huy quyết định phải học cách tìm hiểu công ty và tìm
ra các thực hiện nhiệm vụ của mình. Câu hỏi thảo luận:
1. Bạn hãy gợi ý cho Huy nên làm gì để giải quyết tình huống này?
2. Theo bạn, Huy cần có những kỹ năng gì để thực hiện công việc này?
3. Bạn hãy đưa ra lời khuyên cho Huy và ông Tân? 14 TXQTKD16_Bai1_v1.0014112210