Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ - Kỹ năng giao tiếp | Đại học công nghiệp HCM
Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Preview text:
lOMoARcPSD| 40651217
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH BÀI THUYẾT TRÌNH
CHƯƠNG 2: CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CƠ BẢN
Chủ đề: KỸ NĂNG SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ
Giảng viên: Lê Thị Kim Oanh Nhóm: 2
Lớp: DHMK17GTT - 422000380305 Tháng 9/2022 1 Lời mở đầu :
Lời nói có thể không phải là tất cả.…!!! lOMoARcPSD| 40651217
Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong công việc kinh doanh,chúng ta luôn có
nhiều cơ hội gặp gỡ mọi người và đối tác.Vậy nên việc giao tiếp trở thành kĩ năng tối
thiếu.Nhưng không phải ai cũng có một kĩ năng giao tiếp tốt. Bài tiếu luận của chúng
tui muốn đem đến cho các bạn một góc nhìn mới về kĩ năng giao tiếp
Ngôn ngữ dùng để biểu lộ suy nghĩ, ý định hay trạng thái của mỗi người và cũng có
thể dùng để che dấu, đánh lạc hướng người khác. Vì ngôn ngữ gắn liền với ý thức, nó
được sử dụng một cách chủ định của ý thức. Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan
trọng của giao tiếp bằng lời nhưng không phải lúc nào con người ta cũng có thể dùng
lời nói để diễn đạt suy nghĩ của mình.
Những buổi diễn thuyết, buổi tiệc hay đơn thuần chỉ là một buổi nói chuyện giữa
những người bạn sẽ trở nên thật kém hấp dẫn nếu như không có giao tiếp bằng cử chỉ.
Trong giao tiếp con người không chỉ dùng lời nói mà còn dùng một loại “ngôn ngữ”
khác ít hay không gắn liền với ý thức, nó có thể được biểu lộ bằng một cách tự động,
máy móc mà người khác chưa chắc đã hiểu ra. Đó được gọi là giao tiếp phi ngôn ngữ
hay còn được gọi là giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể, được thể hiện bằng sự gần gũi, nét
mặt, nụ cười, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, diện mạo… trong quá trình giao tiếp và có hệ
mã riêng để thể hiện thái độ, cảm xúc và phản ứng của con người, do đó đòi hỏi người
giao tiếp cần có sự quan sát nhạy bén, tế nhị.
Lý do chọn đề tài :
Trong xã hội hiện đại , giao tiếp phi ngôn ngữ có tầm quan trọng rất lớn . Nó giúp c
ho mỗi người trở nên tinh tế hơn, biết tự kiềm chế cảm xúc, tự ý thức và điều khiển đư
ợc ngôn ngữ cơ thể. Giao tiếp phi ngôn ngữ còn có tầm quan trọng khi ta tiếp xúc lần
đầu với một người khác. Chúng ta không chỉ để ý đến các điệu bộ , cử chỉ của người
đối diện mà còn phải học cách đọc và hiểu ý nghĩa của chúng. Từ đó, chúng ta sẽ có đ
ược kinh nghiệm, giúp nhận biết được người đối diện đang muốn nói gì với chúng ta.
Vì thế nhóm chúng ta đã chọn đề tài này .
Danh sách thành viên: Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Đánh giá Trần Lê Anh Bảo 21087601 Làm ppt 100%
Nguyễn Thị Đức Bình 21053571 Làm word 100%
Phạm Kiều Diễm 21055901 Làm nội dung (1,2,3) + 100% lời mở đầu
Lê Thị Thùy Dung 21057931 Làm nội dung (4,5,6,7) + 100% lý do chọn đề tài + làm lOMoARcPSD| 40651217 bìa lOMoARcPSD| 40651217 MỤC LỤC
2.2. MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG GIAO TIẾP :................................5
2.2.1.Kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp..........................................5 lOMoARcPSD| 40651217
Chương 2 : CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CƠ BẢN
2.2. MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG GIAO TIẾP :
2.2.1.Kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp
2.2.1.2. Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ : + Khái niệm
Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ là kỹ năng thể hiện thông qua sự vận động của cơ t
hể như cử chỉ, tư thế, nét mặt, giọng nói, thông qua cách trang phục hoặc tạo ra khoảng
không gian nhất định trong giao tiếp. + Phân loại giao tiếp phi ngôn ngữ
Theo giác quan thì giao tiếp phi ngôn ngữ được chia thành : -
Giao tiếp thông qua thị giác: các chủ thể sẽ tiếp nhận thông tin của nhau thông
quanét mặt, ánh mắt, nụ cười, điệu bộ, cử chỉ, diện mạo, phục trang đi kèm, khoảng cách… -
Giao tiếp thông qua thính giác: thông tin được tiếp nhận qua giọng nói, tốc độ
nói,âm thanh điệm theo… -
Giao tiếp thông qua khứu giác: các mùi hương trong môi trường giao tiếp, mùi
củacơ thể có thể tác động đến đối tác, tạo nên những phản hồi trong giao tiếp -
Giao tiếp thông qua xúc giác: bắt tay, đụng chạm, ôm hôn… những thông tin
đượctruyền qua xúc giác chịu sự chi phối chặt chẽ bởi đặc trưng của từng nền văn hóa.
Sự đụng chạm như thế này ở xứ sở này là phép xã giao lịch sự nhưng ở xứ sở kia lại là
sự sỉ nhục, xúc phạm. Muốn sử dụng hình thức giao tiếp thông qua xúc giác cần phải
nghiên cứu đặc trưng của nền văn hóa để tránh những hiểu lầm đáng tiếc. -
Giao tiếp thông qua giao tiếp: văn hóa ẩm thực cũng là yếu tố quan trọng trong
giaotiếp. Thông qua các món ăn, thức uống… người giao tiếp chuyển tải thái độ, tình cảm.
Theo mục đích giao tiếp phi ngôn ngữ có hai loại -
Giao tiếp phi ngôn ngữ không chủ định: là những biểu hiện mang tính bản năng
củacác hành vi, tư thế, nét mặt… xuất hiện theo phản xạ, tự động diễn ra không có sự kiểm soát của ý thức -
Giao tiếp phi ngôn ngữ có chủ định: đó là những biểu hiện của các hành vi, cử
chỉ,các biểu cảm nét mặt có ý thức, có mục đích với sự cố gắng của ý chí. lOMoARcPSD| 40651217
+ Đặc điểm của giao tiếp phi ngôn ngữ
Giao tiếp phi ngôn ngữ luôn luôn tồn tại trong giao tiếp một cách có ý thức lẫn vô thức
Giao tiếp phi ngôn ngữ phụ thuộc vào khung cảnh giao tiếp như thời điểm, thời tiết,
không gian, bối cảnh chung quanh… một bức ảnh không phù hợp sẽ gây một sự đáp
ứng và phản hồi ngược lại mong muốn của chủ thể.
Giao tiếp phi ngôn ngữ mang tính đa nghĩa. Cùng một thông điệp đưa ra, chủ thể này
có thể hiểu khác chủ thể kia và có thể khác cả với chủ thể phát ra tín hiệu. Cũng có khi,
chỉ một tính hiệu như người Pháp muốn gửi gắm nhiều ý nghĩa đến đối tác của mình.
Do đó khi Pháp hay nhận những thông điệp không lời cần phải hết sức cân nhắc để tránh
những ngộ nhận đáng tiếc.
Giao tiếp phi ngôn ngữ chịu sự chi phối chặt chẽ bởi đặc trưng của nền văn hóa. Đối
với văn hóa phương Đông, người ta coi trọng sự tế nhị, kín đáo, nhẹ nhàng trong khi
văn hóa phương tây, với nhịp sống gấp gáp của phong cách công nghiệp, người ta mong
muốn một kết quả nhanh chóng nên ngôn ngữ không lời của họ thường rõ ràng, cụ thể,
mạnh mẽ hơn người phương Đông. Bên cạnh đó, các tín hiệu cũng có thể có những ý
nghĩa khác nhau ở từng quốc gia cụ thể. Vì thế, cần phải nhập gia tùy tục trong giao
tiếp, đặc biệt là khi sử dụng ngôn ngữ không lời.
Giao tiếp phi ngôn ngữ còn có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ. Luôn có ranh giới
trong việc sử dụng phi ngôn ngữ trong giao tiếp đối với những chủ thể khác nhau về
giới tín. Giao tiếp phi ngôn ngữ giữa nam-nam khác với giao tiếp không lời giữa nữ-nữ
và càng có sự khác biệt khi chủ thể giao tiếp với nhau là nam-nữ.
+ Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ
Phi ngôn ngữ bổ trợ, đôi khi thay thế cả lời nói “Không ai giữ được bí mật cả. Nếu
miệng không nói thì ngón tay, ngón chân cũng động đậy” (S. Freud).
Phi ngôn ngữ tạo nên sự sinh động, cuốn hút trong giao tiếp. Một câu nói ví von dân
đã thể hiện rõ vai trò của phi ngôn ngữ: “Nói không điệu bộ, cử chỉ, như ăn không muối”.
Phi ngôn ngữ còn có khả năng gửi thông điệp “tế nhị”. Nó giúp cho người ta nói
được những điều khó nói. Nó còn như những “mật mã” giúp con người có những giao
tiếp rất riêng tư, kín đáo ngay giữa một thế giới rất đông người. lOMoARcPSD| 40651217
Phi ngôn ngữ nếu được sử dụng phù hợp, đúng cách sẽ tạo cho chủ thể một sự duyên
dáng, đáng yêu, gây được thiện cảm gần gũi trong giao tiếp.
Phi ngôn ngữ nếu được phát ra, tiếp nhận chính xác, đầy đủ thì những thông điệp
đó rất đáng tin cậy. Dễ dàng nhận thấy trong thế giới thiền, ngôn ngữ không lời trở nên
đắc dụng bởi chỉ có nó mới có thể truyền tải đầy đủ, chính xác những thông điệp mà
chủ thể muốn truyền tải.
Như vậy, bên cạnh việc giao tiếp bằng lời nói, chữ viết, ngôn ngữ không lời đã góp
phần đắc lực trong việc truyền tải và tiếp nhận thông tin. Vấn đề chính là các chủ thể
phải biết vận dụng phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ và chính xác các phương tiện giao tiếp
này để đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp. Tất nhiên, cách vận dụng các phương tiện
giao tiếp này như thế nào phụ thuộc vào kiến thức nhiều mặt của chủ thể.
Nghiên cứu phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ rất quan trọng, nó giúp ta nhạy cảm hơn trong giao tiếp.
+ Chức năng của giao tiếp phi ngôn ngữ: -
Chức năng biểu hiện trạng thái cảm xúc nhất thời. -
Chức năng biểu hiện các đặc trưng cá nhânCác kênh giao tiếp phi ngôn ngữ:
Giao tiếp qua giọng nói (âm điệu, ngữ điệu, nhịp độ của giọng nói) -
Thông qua giọng nói biết được tâm trạng hoặc cảm xúc của người giao tiếp.
Ví dụ: trạng thái vui mừng, ngữ điệu trở nên nhiệt thành, tiếng nói trong trẻo, hồ hởi,
nhiệm nó nhanh hơn, to hơn và diễn cảm hơn. Trạng thái buồn, lời nói nhỏ, chậm, ngắt quãng. -
Thông qua giọng nói biết được tính cách con người:
Người hướng ngoại, giọng nói to, rõ ràng, hồ hởi hoặc năm thép. Người hướng nội,
giọng nói rất nhẹ nhàng, nhịp độ từ tốn, thích nói nhỏ. -
Qua giọng nói hiểu được tính quan trọng hay khẩn cấp của thông tin. (ví dụ: chiếntranh biên giới…) -
Qua giọng nói xác định được tình trạng sức khỏe của người khác.
Một giọng nói tốt phải có ba điều kiện sau: -
Phải có cường độ: tiếng nói càng khoẻ, càng mạnh dễ tác động đến người nghe.
-Phải có âm vực rộng (tức là có thể phát ra những âm thật trầm đến âm thật bồng).
+ Giọng trầm, ngập ngừng: tỏ ra sợ sệt
+ Giọng trầm, đều: gợi sự buồn bã, chán nản. lOMoARcPSD| 40651217
+ Giọng cao, nhầm: có tính chất giục giã -
Phải có nhiều âm sắc: cùng một giọng, một cường độ nhưng người thì phát ra
tiếngtrong trẻo, mềm mại, dễ nghe. Người thì phát ra tiếng the thé, cứng đờ, khó nghe. + Nét mặt
Ciceron: "Khuôn mặt là cái gương của tâm hồn". -
Mỗi người có một khuôn mặt riêng, không ai giống ai, người ta ước tính có
khoảnghơn 20.000 nét mặt khác nhau. -
Charles Dawin làm thí nghiệm và đi đến kết luận rằng nét mặt có thể biểu lộ 6
loại t ình cảm khác nhau: vui buồn, tức giận, ngạc nhiên, ghê tởm, sợ hãi, quan tâm. -
Paul Ekman đã chỉ ra có sáu nét mặt phổ biến tương ứng với các trạng thái cảm
xúc: vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, căm ghét/coi thường và giận dữ. -
Ngoài tính biểu cảm, nét mặt còn cho ta biết ít nhiều về cá tính con người. Người
c ó nét mặt căng thẳng thường là người dứt khoát trực tính; người có nét mặt mềm mại
ở vùng miệng thì hòa nhã, thân mật, biết vui đùa và dễ thích nghi trong giao tiếp.
Nhướng mày thường là dấu hiệu cho biết người ta không hiểu và muốn lặp lại thông
tin. Đôi khi nó chỉ sự không tin tưởng mấy. Nhăn trán, cau mày là dấu hiệu phổ biến
của sự lúng túng và sự lo lắng và đôi khi là biểu hiện của sự giận dữ.
Sự biến đổi của vẻ mặt con người lúc giao tiếp, thể hiện rất rõ ở 3 vùng của bộ mặt:
mắt, mũi, miệng. Qua nét mặt có thể biết trạng thái cảm xúc và các đặc điểm tính khí của họ.
Nét mặt mang giá trị giao tiếp đa dạng và phong phú, khả năng "đọc" nét mặt người
khác phụ thuộc phần nhiều vào kinh nghiệm sống. + Ánh mắt
Theo Ang ghen: "Mắt con chim đại bàng có sức nhìn xa hơn mắt con người, nhưng
mắt con người nhìn thấy trong mỗi vật nhiều thứ hơn mắt đại bàng". Mắt con người
nhìn với toàn bộ sức sống của con người và khi người ta nhìn là cả trí tuệ thông minh
cả sự yêu ghét... Mọi hoạt động của thân thể và tâm hồn dồn vào đôi mắt. Phineas
Fletcher: "Ngôn ngữ của ái tình nằm trong đôi mắt". lOMoARcPSD| 40651217 -
Dân gian có câu “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, bởi lẽ cặp mắt là điểm khởi đầu
chotất cả mọi nghiên cứu, quan sát tìm hiểu, qua ánh mắt con người có thể nói lên rất
nhiều thứ ánh mắt phản ánh trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng và ước
nguyện của con người ra bên ngoài. -
Trong giao tiếp ánh mắt còn đóng vai trò “đồng bộ hóa” câu chuyện, biểu hiện
sựchú ý, tôn trọng, sự đồng tình hay là phản đối. Ánh mắt trong giao tiếp cũng phụ
thuộc vào vị trí xã hội của mỗi bên. Người có địa vị xã hội cao hơn (hay tự cho mình
là có vai trò cao hơn) thường nhìn vào mắt của người kia nhiều hơn, kể cả khi nói lẫn khi nghe.
Ánh mắt của một người còn phản ánh cá tính của người đó: người có óc thực tế thường
có cái nhìn lạnh lùng, người ngay thẳng nhân hậu có cái nhìn thẳng và trực diện, người
nham hiểm đa nghi có cái nhìn xoi mói, lục lọi, người có ý gian không chân thành
thường hay nhìn láo liên, lầm lét... Hình thái mắt biểu hiện tâm tính con người: mắt
tròn: dễ nổi nóng; mắt sâu: có đời sống nội tâm dồi dào, sâu kín, hay suy tư; mắt lim
dim: ích kỷ, phản bội; mắt luôn mở lớn: dễ hốt hoảng, lo sợ vô căn cứ.
Ánh mắt thực hiện các chức năng giao tiếp sau: -
Tín hiệu về sự đồng ý hay không đồng ý (đúng hay sai) -
Tín hiểu về tình cảm (yêu, thích hoặc ghét) -
Tín hiệu về mức độ nhận thức (hiều hay không hiểu). -
Tín hiệu về nhu cầu, lòng mong muốn. -
Tín hiệu điều chỉnh hành vi, thái độ của 2 bên. + Nụ cười
Trong giao tiếp người ta có thể dùng nụ cười để biểu lộ tình cảm thái độ của mình. N
ếu ánh mắt được gọi là “ cửa sổ tâm hồn “ thì nụ cười nên được hiểu là trái tim tình cả
m của con người. Thực chất cười là một loại tác dụng phản xạ thần kinh phức tạp về tâ
m trạng, tình cảm của con người với đời sống tâm lý, tình cảm của cá nhân và xã hội.
Con người có bao nhiêu kiểu cười thì có bấy nhiêu cá tính. Có cái cười tươi tắn, hồn n
hiên, đôn hậu, có cái cười chua chát, miễn cưỡng, danh ác, có cái cười đồng tình, thôn
g cảm, nhưng cũng có cái cười chế giễu, cười khinh bỉ... Mỗi điệu cười đều biểu hiện lOMoARcPSD| 40651217
một thái độ nào đó, cho nên trong giao tiếp, chúng ta phải tinh nhạy quan sát nụ cười c
ủa đối tượng giao tiếp để biết được lòng dạ của họ.
Ví dụ: cười mỉm: người kín đáo, ý tứ, nụ cười nhếch mép, khinh thường: thường là n
gười ích kỷ, lăm mưu mẹo, phản trắc; nụ cười rộng rãi: nụ cười của người tử tế, rộng l
ượng, thành thật, nụ cười thoáng qua: là nụ cười xã giao, thường dấu diếm không muố
n ai biết tâm sự của họ.
Ngoài ra còn chú ý tiếng cười: cười êm ái, hiền hoà, tiếng cười giòn tan (sôi nổi, vui
vẻ), cười gằn (khó chịu), cười phải đúng lúc (“vô duyên chưa nói đã cười”) + Các cử chỉ
Các cử chỉ gồm các chuyển động của đầu (gật đầu, lắc đầu,…), của bàn tay (vẫy, chà
o, khua tay), của cánh tay... Vận động của chúng có ý nghĩa nhất định trong giao tiếp.
Thật vậy, chuyển động của đầu có thể là “đồng ý” hay “không đồng ý”, của bàn tay là
lời mời, sự từ chối, chống đối hay van xin…
Người ta cũng có thể dùng cử chỉ để điều khiển cuộc giao tiếp chẳng hạn như một số
vận động của tay và đầu có ý nhắc người đối thoại nói nhanh, chậm, dừng lại hãy giải thích thêm.
Mũi cũng là phương tiện truyền thông, bởi vì khi nhìn người khác với cái vẻ coi khinh
người ta thường nhìn xuống mũi của mình. Khi động tác này đi kèm theo một cái hít
vào khinh khỉnh thì thái độ phủ nhận lại cũng được gia tăng.
Ngoài cái cử chỉ le lưỡi thiếu tôn kính ra, lưỡi cũng được dùng trong truyền thông
không chủ định. Chúng ta liếm môi khi chúng ta căng thẳng hoặc đứng trước một điều
khích động, và chúng ta lúng búng lưỡi trong miệng khi chúng ta nói một điều gì mà
chúng ta không thực sự muốn nói hoặc không tin tưởng cho lắm.
Một cái cằm hích lên thường biểu hiện thái độ gây gổ. Khi buồn chán người ta thường
chống cằm bằng cả bàn tay. Việc vuốt cằm thường cho thấy là người ta đang suy nghĩ
cân nhắc gì đó và đang chuẩn bị đưa ra một quyết định. lOMoARcPSD| 40651217
Thường thường cử chỉ của bàn tay cũng nói lên nhiều điều. Các ngón tay chụm lại
thành hình tháp chuông trống với cầm chứng tỏ sự nghi ngờ. Đưa bàn tay lên mũi biểu
lộ sự sợ hãi. Đưa bàn tay lên môi chứng tỏ có sự xấu hổ. Khi ngồi mà hai bàn tay để mở
lủng lẳng giữa hai chân chứng tỏ đang thất vọng.
Vị trí của đôi bàn chân khi đứng hay khi ngồi nói chuyện sẽ cho chúng ta biết đối
tượng đang có thái độ, trạng thái như thế nào. Nếu hai đôi bàn chân hướng vào nhau,
tức là hai người không muốn sự tham gia của người thứ ba. Khi đôi bàn chân đặt chếch
nhau hoặc hay hơn nữa, có một bàn chân hướng về phía bạn, thì bạn hãy tự tin rằng
mình đã được chấp nhận tham gia câu chuyện. Trong một đám đông nói chuyện với
nhau, thường chúng ta hướng bàn chân tới người mà mình có cảm tình hơn. Khi đang
đứng nói chuyện với bạn mà hai bàn chân của đối tượng quay về phía cửa, thì chứng tỏ
anh ta đang rất vội muốn đi. + Tư thế
Tư thế cũng là một trong các phương tiện giao tiếp. Nó có liên quan mật thiết với vai
trò, vị trí xã hội của cá nhân. Thường thường, một cách vô thức nó bộc lộ cương vị xã
hội mà cá nhân đang đảm nhận. Ví dụ, tư thế ngồi thoải mái, đầu hơi ngã ra phía sau là
tư thế của bề trên, của lãnh đạo. Tư thế ngồi hơi cúi đầu về phía trước tựa hồ lắng nghe
là tư thế của cấp dưới
Tư thế có vai trò biểu cảm, có thể nhìn thấy qua tư thế trạng thái tinh thần thoải mái
hay căng thẳng. Những tư thế để “mở” tay và chân, tự như tạo điều kiện để tiếp cận,
gần gũi cho người đối thoại, phản ánh một thái độ cởi mở, hòa hợp Tư thế đi
Tư thế đi đẹp là đi nhanh và nhẹ nhàng, đầu ngẩng cao, ngực hơi ưỡn ra phía trước
một chút. Tư thế đi như vậy không những chứng tỏ đó là con người tự tin, năng động,
giàu nghị lực, đang hướng đến những công việc quan trọng, mà còn góp phần tạo nên
những phẩm chất đó. Đó chính là tác động trở lại của hành vi đối với tâm lý.
Khi đi, nếu bạn xách cặp, thì hãy dùng tay trái, để tôi phải luôn sẵn sàng chìa ra để bắt tay. lOMoARcPSD| 40651217 Tư thế đứng
Tư thế đứng đẹp là tư thế đứng thẳng người, ngẩng cao đầu, vai không nhô ra phía
trước, ngực thẳng, hai tay buông xuôi tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào trong, ngón tay
giữa hơi chạm vào quần; nhìn một bên, từ mép tai cho đến mắt cá chân phải là một
đường thẳng. Tư thế đứng như vậy sẽ làm cho người khác cảm thấy chúng ta là một con
người đường hoàng, tự tin và phóng khoáng. Không đứng đút tay túi quần, không chắp
tay ra sau lưng hoặc khoăn tay, vì đó là dấu hiệu của sự thiếu cởi mở, sự tự mãn. Tư thế ngồi
Khi ngồi phải có tư thế đứng đắn, thoải mái, tự nhiên, thanh thản. Trong những quan
hệ giao tiếp chính thức, dù là ngồi trên ghế thường hay trên ghế đệm sa lông, tốt nhất
không nên ngôi choán hết chỗ, không nghiêng về một bên, lưng và đầu phải thẳng để tỏ
ra bạn là người có tinh thần cao và đang sẵn sàng tiếp chuyện, tuy nhiên đừng để người
đối thoại cảm thấy tư thế của bạn là cứng nhắc. Nếu ngồi lâu, cảm thấy mệt, bạn có thể
tựa lưng, nhưng không được duỗi chân ra theo kiểu nửa nằm, nửa ngồi.
Khi ngồi, tay để lên tay vịn của ghế hoặc lên đùi, hoặc lên bàn nếu có bàn ở phía trước,
hai chân nên khép lại hoặc chỉ để hở một chút, nam giới có thể bắt chéo chân nhưng
không ghếch chân quá cao, không rung chân; nữ giới có thể gác bàn chân lên nhau
nhưng không được duỗi tháng ra phía trước. Trước khi ngồi, cần kiểm tra xem ghế có
bị bẩn hay không. Khi bắt đầu ngồi xuống, cần phải nhẹ nhàng, chắc chắn và nếu là nữ
giới mặc váy hay áo dài nên lưu ý đừng để váy, áo bị gấp hoặc bị nhàu. + Diện mạo
Là những đặc điểm tự nhiên, ít thay đổi được như tạng người (cao hay thấp, mập hay
ốm, mặt vuông hay dài, môi mỏng hay môi dày...), sắc da (trắng hay đen, xanh xao,
vàng vọt hay “ngăm ngăm"...) và những đặc điểm thay đổi được như tóc, râu, trang
điểm, trang sức, trang phục...
Diện mạo có thể gây ấn tượng rất mạnh, nhất là lần đầu tiên. Ví dụ, đàn ông cao ráo,
có vẻ mạnh khỏe, sẽ gây ấn tượng tốt hơn là người thấp bé hay gầy đét; một người “tốt
tướng” thường được mọi người tôn trọng từ cái nhìn đầu tiên. lOMoARcPSD| 40651217
Cách trang sức cũng nói lên nhiều cá tính, văn hóa, nghề nghiệp của một cá nhân. Cách
ăn mặc cũng giúp chúng ta đoán được trạng thái tình cảm và các phẩm chất tâm lý của
một người. Người mặc quần áo rực rỡ thường có tâm trạng vui vẻ, sảng khoái.
Người luôn mặc quần áo sáng màu là những người thích giao du, hướng ngoại.
Cách ăn mặc cũng phản ánh nghề nghiệp, địa vị, lứa tuổi. Các nghề có đồng phục đặc
biệt biểu hiện quyền lực, vị trí xã hội: Ví dụ, đồng phục không quân, hải quân thường
gây ấn tượng mạnh đối với giới trẻ. Tại công sở, việc ăn mặc nghiêm túc, lịch sự cho
mọi người thấy chúng ta là người có lương tâm, có trách nhiệm nghề nghiệp, coi trọng
công việc. Trong trường hợp xã giao, nói chung, có hai cách ăn mặc: một là lễ phục,
hay là thường phục. Trong những trường hợp long trọng, nghiêm trang, nghi lễ chính
thức thuê lễ phục phù hợp hơn; còn trong những trường hợp thông thường thì mặc
thường phục. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, ăn mặc đều phải sạch sẽ, chỉnh
tề, phù hợp với khổ người, màu da, khuôn mặt, không chỉ kích thước mà còn về hoa
văn, màu sắc và kiểu dáng + Khoảng cách giao tiếp
Trong giao tiếp, khoảng cách giữa chúng ta và người đối thoại cũng có những ý nghĩa
nhất định. Chúng ta tiến đến sát gần một người bạn thân để trò chuyện nhưng dừng lại
ở một khoảng cách nhất định khi đó là một người chưa thật quen biết. Theo nhiều nhà
giao tiếp học (Edward Hall, Allan Pease…), sự tiếp xúc giữa con người diễn ra trong
bốn vùng phản cách sau đây: -
Khoảng cách công cộng (public zone, khoảng trên 3,5m)
Khoảng cách này thích hợp với các cuộc tiếp xúc với đám đông tụ tập lại thành từng nhóm.
Ví dụ: Khi bạn nói chuyện tại cuộc mít tinh, diễn thuyết trước công chúng thì khoảng
cách thuận lợi nhất từ nơi bạn đứng đến dãy bàn đầu tiên dành cho người nghe là trên 3,5m
-Khoảng cách xã hội (social zone, từ khoảng 1,2m - 3,5m)
Đây là vùng khoảng cách thường được chúng ta duy trì khi tiếp xúc với những người
xa lạ. Ví dụ, khi chúng ta hỏi giờ; hỏi đường… lOMoARcPSD| 40651217 -
Khoảng cách cá nhân (personal zone, từ khoảng 0,45m - 1,2m)
Chúng ta thưởng đứng cách người khác ở khoảng cách này khi cùng họ tham dự các
bữa tiệc, khi giao tiếp ở cơ quan hay khi gặp mặt bạn bè -
Khoảng cách thân mật (intimate zone, từ Om - 0,45m)
Đây là "khoảng trời riêng" của mỗi con người. Chỉ những ai thật thân thiết, gần gũi,
chiếm được thiện cảm của chủ nhân mới được bước vào, ví dụ như cha mẹ, vợ chồng,
con cái, anh em, bạn bè thân, người yêu, bà con gần.
Về các vùng khoảng cách trong giao tiếp được nêu ở trên, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau đây: -
Thứ nhất, các vùng khoảng cách giao tiếp chịu ảnh hưởng của yếu văn hóa,
nhữngngười đến từ những nền văn hóa khác nhau thường có vùng giao tiếp khác nhau.
Chẳn g hạn, người ta nhận thấy rằng nhiều người châu Âu có vùng thân mật hẹp hơn
người Mỹ. Hơn nữa, vùng thần mặt của cư dân sống ở thị thành cũng hẹp hơn vùng thân
mật của cư dân sống ở nông thôn. -
Thứ hai, trong giao tiếp, chúng ta cần chú ý chọn khoảng cách cho phù hợp với
tinh chất của mỗi quan hệ. -
Thứ ba, tùy theo mục đích giao tiếp mà thay đổi khoảng cách cho phù hợp để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đạt mục đích. -
Thứ tư, trong quá trình giao tiếp nên linh hoạt thay đổi khoảng cách cho phù hợp
với tình huống giao tiếp.
Như vậy, việc sử dụng khoảng cách như là một phương tiện giao tiếp là một việc kh
ông đơn giản. Nó đòi hỏi sự nhạy cảm, tinh tế, linh hoạt của chúng ta trong giao tiếp v
à phản ảnh nghệ thuật giao tiếp của chúng ta. + Quà tặng
Trong giao tiếp, người ta hay dùng nhiều đồ vật như bưu ảnh, hoa đồ trang sức... để
tặng cho nhau. Những đồ vật này thường trở thành và giả đối với người được tặng bởi
chúng chứa đựng tình cảm, mong muốn của nguời tặng. lOMoARcPSD| 40651217
Tặng quà là một trong những cách nhanh nhất để tạo tình cảm và những ấn tốt đẹp ở
người khác về chúng ta. Là con người, ai cũng tượng thích được quan tâm, vì vậy m à
ai cũng thích được nhận quà. Từ đứa trẻ vài ba tuổi đã thích được người lớn cho bán h,
cho kẹo, cho đến những cụ già mãi nâng niu chiếc áo mới hay những viên thuốc bổ mà
con cái và người thân biếu tặng. Vào dịp lễ, tết, các công ty cũng thường tặng quà cho
nhân viên và gia đình của họ. Vào những dịp thích hợp, người ta cũng thường tặn g quà
cho đối tác làm ăn với mình. Một lãng hoa kèm theo bưu thiếp chúc mừng vào d ịp đối
tác khai trương cửa hàng hay được để bạt, thăng tiến chắc chắn sẽ làm đối tác c ảm động.
Cách tặng quà cũng là điểm cần lưu ý. Có người cho rằng, quà tặng không bằng các
h tặng. Để quá tặng trở nên có ý nghĩa với người nhận, cần lưu ý một số điểm sau đây: -
Khi tặng quà cần chú ý đến nhu cầu, sở thích của người được tặng. -
Quà tặng phải phù hợp với mối quan hệ giữa người tặng (hoặc công ty) và bên
được tặng. Quà tặng cũng cần thể hiện được thái độ nghiêm túc và chân thành. Có thể
sử dụng sản phẩm của địa phương hoặc của công ty làm quà tặng. Quà tặng như vậy
khô ng những thể hiện được tình cảm chân thành, mà còn có ý nghĩa quảng cáo. -
Cách tặng quà không nên cầu kỳ, phô trương, mà nên đơn giản, thể hiện sự chân thành và nghiêm túc. -
Quà tặng thường được gói ghém cẩn thận. Khi nhận quà, cần tỏ thái độ vui vẻ và
đừng quên cảm ơn người tặng. Nếu quả tặng được gửi qua đường bưu điện hoặc qua ng
ười khác thì cần gọi điện hoặc gửi thư để nói lời cảm ơn. -
Không nên mở quà ngay để xem mà hãy chờ sau khi khách ra về, trừ trường hợp
người tặng đề nghị làm điều đó. Trong trường hợp này, nên nói lời gì đó biểu thị cảm x
úc tích cực của mình đối với món quà, rồi cảm ơn người tặng lần nữa.
Sau khi mở quà, nếu thấy món quả “trên mức tình cảm”, không tiện nhận, nên tìm cá
ch gửi trả lại người tặng kèm theo lời giải thích với thái độ ôn tồn, vui vẻ. Nếu việc nh
ận được quả là một bất ngờ, người nhận không kịp chuẩn bị quả đáp lễ thì chở dịp khá
c mà không nên vội vàng lo lắng. Mùi lOMoARcPSD| 40651217
Mùi hương có thể tác động tới hiệu quả làm việc của não. Ở Nhật cổ một công ty th
ử nghiệm vào những giờ nhất định cho nhân viên của họ ngời những mùi nhất định, kế
t quả cho thấy hiệu quả công việc đã tăng đáng kể. Mùi hương yêu thích có thể làm ch
o não chúng ta hưng phấn làm việc tốt hơn. Ngược lại, một mùi khó chịu nếu toả ra từ
một người số khiến những những đối tượng giao tiếp đánh giá không tốt, thậm chí là x
a lánh ta. Mùi khó chịu trong hội trường có thể gây mất tập trung, tạo nên tâm lý
khôn g thoải mái cho thính giả và gây sự mất tự tin cho chính diễn giả khi xuất hiện trước c ông chúng.
Với thời tiết nóng nực như mùa hè ở nước ta, mồ hôi dễ làm phát sinh những mùi k
hó chịu trên cơ thể. Thông thường ta không thể nhận biết mùi của chính mình; hãy ngă
n ngừa trường hợp đó. Với nữ giới thường dùng nước hoa cũng phải lưu ý chọn mùi h
ương phù hợp. Khi giao tiếp, được ngài một mùi hương yêu thích sẽ làm ta rất phấn k hích.
Mỗi phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đều có tác dụng nhất định, có ý nghĩa nhất
định. Tuy nhiên, trong giao tiếp, chúng thường được sử dụng kết hợp. Hơn nữa, các bi
ểu hiện bề ngoài của một người còn phụ thuộc vào tình huống giao tiếp, nghĩa là vào t
hái độ của đối tượng giao tiếp. Vì vậy, muốn giao tiếp có hiệu quả, cần nắm vùng ý ng
hĩa của từng phương tiện, rèn luyện kỹ năng sử dụng từng phương tiện và biết kết hợp
sử dụng chúng một cách nhuần nhuyễn, hợp lý, biết phân tích và tổng hợp ý nghĩa của
chúng trong mối liên hệ chặt chẽ với tình huống giao tiếp.