Kỹ năng thuyết trình Chủ đề: Body Shaming | Đại học Tài Chính - Marketing
“Body Shaming” hay “miệt thị ngoại hình” là một thuật ngữ diễn tả những nhận xét tiêu cực hoặc phê bình, chê bai về ngoại hình của người khác khiến cho họ có cảm giác khó chịu, bị xúc phạm. . Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Preview text:
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
CHỦ ĐỀ: BODY SHAMING
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Vui THÀNH VIÊN TRẦN THỊ TÚ ANH LÊ THỊ YẾN NHI PHẠM NGUYỄN PHƯƠNG ANH ĐẶNG HỒNG PHÁT NGUYỄN QUỐC NHIÊN MỤC
• Giới thiệu về BODY SHAMING LỤC 01
• Nạn nhân của Body Shaming
• Biểu hiện của việc Body Shaming là như thế nào? Biểu hiện nào chưa
phải là Body Shaming? Ví dụ minh hoạ. 02 • Nguyên nhân • Hậu quả • Giải pháp • Chốt vấn đề 03
• Thông điệp tới thính giả.
• Giới thiệu về BODY SHAMING 01
• “Body Shaming” hay “miệt thị ngoại hình” là một thuật ngữ diễn tả
những nhận xét tiêu cực hoặc phê bình, chê bai về ngoại hình của
người khác khiến cho họ có cảm giác khó chịu, bị xúc phạm.
• Body Shaming gồm nhiều hành vi khác nhau như gián tiếp hoặc trực
tiếp, chế giễu hình thể của người khác hoặc bản thân tự chối bỏ và
phê phán hình thể của chính mình.
Nạn nhân của “Body Shaming”:
Bất kì ai cũng có thể là đối tượng, nếu bạn là người có sức 02
ảnh hương hoặc là người nổi tiếng thì Body Shaming lại càng dễ xảy ra hơn
Biểu hiện của việc “ Body Shaming”
- Là lấy những điểm khiếm khuyết trên cơ thể ra để hạ thấp, chế nhạo, thậm chí xúc phạm người khác.
- Những câu nói mang tính nhận xét tưởng như vô thưởng vô phạt, nói nặng thì
là bất lịch sự như “béo như lợn”, “gầy như nghiện”...
- Hiệp hội Tâm lý Mỹ cho rằng, Body Shaming gây ra cảm xúc tiêu cực khi so sánh
bản thân với một tiêu chuẩn được phần đông xã hội thừa nhận.
Biểu hiện nào chưa phải là “Body Shaming”
- Là những lời nói góp ý chân thành đúng mực, lời lẽ câu từ khiếm nhã.
- Quan trọng nhất vẫn là thái độ và câu từ cảm thán bạn nói ra, bởi vì… NGUYÊN NHÂN 1. Nguyên nhân khách quan
- Ngày nay, xã hội dần chú trọng một cách thái
quá đến vẻ đẹp ngoại hình mà quên đi các
yếu tố quan trọng khác để đánh giá toàn diện một con người.
- Xã hội tự đặt ra cho mình một tiêu chuẩn về
cái đẹp. Thời đại này của chúng ta nam phải
có body săn chắc, sáu múi, mặt ưa nhìn, nữ
thì phải eo con kiến, chân cũng dài, da trắng,
dáng xinh, body quyến rũ...Điều đó không có
nghĩa là họ trở thành chuẩn mực xã hội về
ngoại hình và tất cả mọi người đều phải đúng khuôn khổ như thế NGUYÊN NHÂN 2. Nguyên nhân chủ quan + Vô ý
- Ngoại hình của người khác là thứ rất nhạy cảm, khi
bạn có ý muốn nhận xét để họ tốt hơn nhưng lại BODY
không suy nghĩ kỹ để lựa lời, hoặc cách biểu đạt của SHAMING
bạn chưa tốt và vô tình ý tốt của bạn lại khiến người khác hiểu lầm
- Đôi khi bạn chỉ đem việc đùa giỡn ra để mang lại
tiếng cười và muốn thân thiết hơn nhưng việc suy
nghĩ đơn giản đó lại vô tình trở thành body shaming ĐÙA GIỠN
- Đùa giỡn quá trớn, chưa đúng mực, không biết điểm
dừng đôi khi sẽ khiến bạn không kiểm soát được hành
động của mình và sẽ thốt ra những lời nói thiếu suy
nghĩ có thể làm tổn thương người khác NGUYÊN NHÂN + Cố tình
- Đa phần con người chúng ta đều có xu hướng so sánh từ học vấn, tiền bạc, địa vị xã hội
đến rất nhiều vấn đề khác… Sự so sánh khiến chúng ta trở nên soi mói người khác và đặc
biệt nhất là ngoại hình - cái mà chúng ta dễ phán xét đầu tiên.
- Ngoài ra, chúng ta phê phán như một thói quen, đem khuyết điểm của người khác ra như
một chủ đề để có chuyện “tám” cho vui. Chúng ta coi việc giễu cợt ngoại hình của người
khác như một cách đề cao điểm mạnh của bản thân, khiến bản thân có giá trị hơn.
- Hơn nữa, người thường xuyên body shaming người khác cũng mang trong mình những
khuyết điểm riêng, họ coi việc chê bai đối phương như một cách để che lấp sự tư ti về
những điểm chưa hoàn hảo ở họ.
- Người miệt thị thân thể của người khác có thể cũng từng là nạn nhân của “trò đùa quái
ác” này và họ muốn đối phương cũng phải trải qua những chuỗi ngày đen tối giống bản thân mình.
H Hiện nay, nhiều người vẫn chưa ý thức được mức độ nguy hiểm mà body
shaming có thể mang lại. Nạn nhân không chỉ chịu đựng sự xúc phạm
mà còn phải chịu những tổn thương sâu sắc về mặt tâm lý lẫn thể xác! Ậ
+ Cảm thấy tự ti:
Có rất nhiều người đã không thể nào
gạt bỏ tâm trạng tự ti sau khi bị chỉ U
trích ngoại hình, họ sẽ không còn cởi
mở khi giao tiếp rồi dẫn đến những Q
chứng bệnh như ngại giao tiếp, ngại
xuất hiện trước đám đông, từ một
người vui vẻ, hoạt bát chuyển sang U
nhút nhát, tránh né người khác Ả
+ Làm đẹp phản khoa học H Ậ U Q
Người bị mặc cảm ngoại hình dễ áp dụng các phương pháp kiểm soát cân U
nặng không lành mạnh, chọn làm đẹp bằng các phương pháp thiếu an toàn hay
lạm dụng viê ̣c phẫu thuâ ̣t thẩm mỹ. Từ việc cảm thấy tự ti một chút thì sau đó Ả
họ có thể dần chuyển sang nhịn ăn, ăn kiêng quá đà hoặc dùng đến các loại
thuốc gây hại ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.
+ Suy sụp tinh thần
H - Ban đầu, nạn nhân của body shaming chỉ cảm
thấy buồn. Sau đó, nếu những lời chỉ trích ngoại Ậ
hình tăng dần, họ sẽ cảm thấy tự ti hơn và khi
cảm giác thất vọng về chính cơ thể mình ngày
càng nhiều sẽ dẫn đến trầm cảm nguy hiểm hơn U
nữa có thể bị ám ảnh đến mức “chỉ muốn chết đi”.
Q - Đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì chính là độ tuổi mà
tâm lý trở nên nhạy cảm nhất. Các bạn thường dễ
bị tổn thương sâu sắc trước những lời đùa cợt về
ngoại hình. Ở tuổi này, các bạn suy nghĩ còn non U
nớt và thường không biết cách để giải quyết vấn
đề. Thay vào đó, các bạn quá để tâm đến lời nói
của người khác và lúc nào cũng chăm chăm vào Ả
những khiếm khuyết trên cơ thể mình dẫn đến
nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra GIẢI PHÁP
Bản thân mỗi người khi sinh ra không có quyền quyết định nhan sắc
của mình xấu hay đẹp. Với những người may mắn có ngoại hình hoàn
mỹ thì chắc chắn họ sẽ có sự tự tin cao hơn, có được nhiều lợi thế nhất
định trong xã hội. Còn những người có hoàn cảnh trái ngược thì họ sẽ
phải làm sao và đối mặt với vấn nạn này như thế nào?
- Nhìn nhận lại và học cách yêu thương bản thân
+ Hãy dành thời gian nhìn nhận lại chính mình và tìm cách cải thiện.
+ Điều bạn cần làm là hãy đặt ra câu hỏi “mình có thể làm được gì để cải thiện
chúng?”. Khắc chế nỗi sợ bằng cách đối mặt với nó. Soi mình trong gương,
chấp nhận những khuyết điểm đang tồn tại ở bản thân và chủ động tìm cách
cải thiện bằng cách lên lịch một chế độ ăn Healthy kết hợp tập luyện thể dục
và chăm sóc bản thân để tôn lên các nét đẹp riêng của mình.Khi bạn đầu tư
chăm sóc cho bản thân thật nhiều thì cũng là lúc sự tự tin và trân trọng bản thân được gia tang.
- Cần nhận thức về việc “ Không ai là hoàn hảo ”
- Theo một nghiên cứu cho rằng cứ 2 người thì sẽ có một người
không hài lòng với ngoại hình của bản thân. Không có ai là hoàn
hảo cả, thực tế những người thường xuyên chỉ trích ngoại hình
người khác cũng là những người luôn cảm thấy tự ti về diện mạo của họ.
- Hãy nói cảm giác của bạn
- Có thể những lời nhận xét về ngoại hình của bạn từ những người thân hay bạn
bè chỉ là những câu nói đùa, mua vui họ không nghĩ rằng những lời nói đó lại
gây nên cảm giác khó chịu và khiến bạn cảm thấy tồi tệ. Lúc này bạn hãy nói
rõ cảm giác của mình cho họ biết, khi đó những người thực sự yêu thương và
quan tâm bạn sẽ hiểu và không lặp lại điều đó nữa.
- Thay vì để tâm tới những lời miệt thị của người khác, bạn hãy chăm sóc và trân
trọng bản thân nhiều hơn. Không có ai là hoàn hảo, hãy tự tin là chính bạn
đừng để body shaming làm tổn thương bạn nhé! KẾT LUẬN
Qua bài thuyết trình của nhóm mình thì các bạn cũng đã
thấy những hậu quả mà body shaming đem lại, đôi khi
chúng ta chỉ nghĩ là 1 lời nói đùa vui nhưng lại có thể giết
chết 1 con người mà ko cần dùng hung khí...
“ Hãy ngừng khắt khe và yêu chính bản thân mình!
Bởi các bạn luôn đẹp khi là chính mình. Mỗi chúng
ta là một cá thể duy nhất, khác biệt, không bắt buộc
phải giống với ai khác. ”
“ Mỗi màu sắc, là một cá tính riêng biệt.
Dù cho bạn là màu sắc gì, bạn là duy nhất! “
“ Đừng tự ti – Hãy tự tin “