-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Làm một bài luận liên hệ bản thân (reflective essay) liên quan tới 3 hoạt động Quản trị Nguồn nhân lực | Bài tập lớn môn Quản trị nhân lực
Làm một bài luận liên hệ bản thân (reflective essay) liên quan tới 3 hoạt động Quản trị Nguồn nhân lực | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Quản trị nhân lực (QTNL01)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45834641
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
Đề tài: Làm một bài luận liên hệ bản thân (reflective essay) liên quan
tới 3 hoạt động Quản trị Nguồn nhân lực. Họ và tên : Trần Hương Giang Mã sinh viên : 11217522 Lớp chuyên ngành : Kinh doanh thương mại 63C Lớp học phần : NLQT1103(122) Giảng viên : TS. Nguyễn Đức Kiên
Hà Nội, ngày 10/11/2022
3 hoạt động quản trị nhân lực em tìm hiểu bao gồm: Đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực, khuyến khích tài chính và tạo động lực trong lao động. I.
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Một công ty dù mới thành lập hay đã có thâm niên thì việc đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực vẫn vô cùng cần thiết. Để tổ chức các hoạt động đào tạo và phát triển một cách
hiệu quả và xứng đáng với chi phí bỏ ra, thì mỗi công ty cần một trình tự xây dựng chương lOMoAR cPSD| 45834641
trình đào tạo/ phát triển cụ thể. Trình tự này gồm 7 bước là xác định nhu cầu đào tạo, xác
định mục tiêu đào tạo, lựa chọn đối tượng đào tạo, xác định chương trình đào tạo và lựa
chọn phương pháp đào tạo, lựa chọn và đào tạo giáo viên, dự tính kinh phí đào tạo, đánh
giá chương trình đào tạo.
Hiện tại, để bớt phụ thuộc vào bố mẹ và kiếm thêm thu nhập, chi trả cho các nhu cầu
cá nhân thì em đang đi làm gia sư tiếng Anh cho một vài học sinh lớp 6. Là một sinh viên
kinh tế, không phải là một người được đào tạo bài bản về sư phạm, mới đầu dạy, em hầu
như sử dụng những phương pháp mà hồi trước em được thầy cô dạy trong 12 năm học để
dạy các em. Tuy nhiên, khi sang năm 2, được học qua hoạt động đào tạo và phát triển trong
Quản trị nhân lực, em đã áp dụng các bước trong trình tự xây dựng chương trình đào tạo/
phát triển vào việc giảng dạy của mình:
Đầu tiên, xác định nhu cầu đào tạo. Để thu thập thông tin để xác định nhu cầu đào
tạo, giống như phỏng vấn cá nhân nhưng ở mức độ ít trang trọng hơn, em sẽ phải hỏi trực
tiếp xem nguyện vọng của họ khi muốn học em: Em muốn học lại từ cơ bản hay là muốn
học nâng cao? Muốn học những kiến thức ở sách giáo khoa trên lớp hay là học sách
ngoài?,… Từ đó, em có thể hiểu một cách sơ qua về năng lực học tập hiện có của học sinh.
Thứ hai, xác định mục tiêu đào tạo. Học sinh muốn đạt được kết quả gì khi học em?
Như những học sinh em đang dạy, họ đều có kiến thức thuộc tầm trung, không quá kém
nhưng cũng không quá giỏi. Vì vậy, mục tiêu của họ sẽ là học thuộc và hiểu được những từ
vựng, ngữ pháp trong từng unit, có thể nắm chắc những kiến thức cơ bản. Mục tiêu ngắn
hạn là đạt được điểm cao trong các bài thi; còn mục tiêu dài hạn là hình thành gốc rễ kiến
thức để sau này học lên cao, học các chứng chỉ như IELTS, TOEIC,… sẽ nhẹ nhàng hơn.
Thứ ba, đối tượng đào tạo.Với năng lực của bản thân, em sẽ nhận những học sinh
đang học trung học cơ sở, với nhu cầu học những kiến thức cơ bản.
Thứ tư, xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo. Chương
trình em dạy sẽ được biên soạn thành từng giáo án, mỗi unit sẽ được dạy trong khoảng 4
buổi. Trong mỗi buổi, đầu tiên các em học sinh sẽ là kiểm tra bài cũ, sau đó sẽ được học lý
thuyết kết hợp với bài tập áp dụng ngay sau đó. Và sau khi học xong 1 unit sẽ là thời gian
để chữa bài tập trong sách bài tập. Vì học sinh em dạy không phải là những người có kiến
thức nền tảng quá vững, em sẽ giảng thật chậm rãi và thường xuyên hỏi các em có hiểu bài không. Trang | 1 lOMoAR cPSD| 45834641
Thứ năm, dự tính chi phí đào tạo. Chi phí của việc dạy của em sẽ gồm chi phí mua
các dụng cụ dạy như là bảng, bút lông, sách giáo khoa và cả chi phí đi lại. Còn chi phí cho
việc học sẽ là học phí.
Thứ sáu, lựa chọn và đào tạo giáo viên. Để được trở thành gia sư, em cũng phải có
một lượng kiến thức và thành tích nhất định. Ngoài ra, em cũng vẫn học thêm tiếng Anh
hàng ngày để nâng cao tri thức của bản thân.
Thứ bảy, đánh giá chương trình và kết quả đào tạo. Em thường xuyên có những bài
kiểm tra sau khoảng 2-3 unit để xem khả năng tiếp thu của học sinh như nào và khả năng
truyền đạt của em ra sao. Ngoài ra, cái thể hiện rõ hơn là điểm số mà học sinh đạt được ở bài kiểm tra trên lớp. II.
CÁC KHUYẾN KHÍCH TÀI CHÍNH
Các khuyến khích tài chính là một nội dung thuộc hoạt động Thù lao và các phúc lợi.
Khuyến khích tài chính là những khoản phụ thêm ngoài tiền công và tiền lương cho người
lao động để họ thực hiện công việc tốt hơn. Đây là một công cụ tạo động, kích thích nỗ lực
làm việc của người lao động, từ đó giúp tăng hiệu quả và năng suất cho tổ chức.
Tiếp tục liên hệ với những công việc em đang làm khi là sinh viên năm 2, ngoài làm
gia sư thì em còn làm một công việc nữa là Booking Media cho một shop quần áo.
Về khái niệm, Booking Media được hiểu là các thương hiệu đặt quảng cáo các dịch
vụ, sản phẩm trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như báo giấy, báo mạng, các
trang mạng xã hội, truyền hình,… để nhiều người dùng biết đến sản phẩm và dịch vụ của
mình. Booking Media giúp thương hiệu phủ sóng rộng rãi hơn, đẩy mạnh nhận diện
thương hiệu, tỷ lệ chuyển đổi,…
Tuy nhiên, công việc của em có phần đơn giản hơn so với khái niệm trên. Nền tảng xã
hội em truyền thông chủ yếu là Tiktok – một nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội đang
rất thịnh hành ở Việt Nam hiện nay. Công việc mà em cần làm đó là tìm những KOC phù
hợp để review về các sản phẩm áo của shop. KOC là từ viết tắt của Key Opinion Customer
– những người sẽ trực tiếp trải nghiệm sản phẩm và đưa ra những đánh giá, nhận xét. Họ có
tác động mạnh mẽ tới quyết định mua hàng của người xem nhờ những chia sẻ nghe có vẻ
khách quan và chân thực hơn so với những người nổi tiếng khác. Mỗi tháng, em sẽ được ra
một KPI là doanh thu mục tiêu và nếu em đạt KPI, em sẽ nhận được tiền thưởng là 2% Trang | 2 lOMoAR cPSD| 45834641
doanh thu đạt được. Nhờ tiền thưởng mà em có động lực phấn đấu hơn, cố gắng tìm những
KOC chất lượng nhất để ra được doanh thu tốt nhất. Tuy nhiên, không có miếng bánh nào
là miễn phí và dễ dàng cả. Em cũng gặp rất nhiều khó khăn để có thể đạt được KPI. Em gặp
rất nhiều những yếu tố ngoài khả năng kiểm soát của mình, ví dụ như một KOC bình thường
có lượt xem trung bình là 10.000 views/ video, nhưng video về sản phẩm của shop em làm
lại chỉ có 2.000 views, như vậy có nghĩa là video đó chưa hiệu quả vì mức độ tiếp cận người
xem là chưa đạt yêu cầu. Lý do xảy ra có thể rất khách quan như là bị Tiktok bóp tương tác
chẳng hạn, đó là điều mà ngay cả KOC hay em cũng không lường trước được, nhưng hậu
quả thì lại là chi phí thì mất nhưng doanh thu thì chẳng thấy đâu. Ngoài ra, việc cân đối giữa
chi phí và doanh thu cũng là điều khiến em đau đầu khi mà những chỉ số để đánh giá đâu là
một KOC tốt chưa rõ ràng và đầy đủ. Do đấy dẫn đến việc, một KOC có chi phí booking
rất đắt nhưng lại không tạo ra doanh thu chuyển đổi, và ngược lại. III.
TẠO ĐỘNG LỰC TRONG LAO ĐỘNG
Em sẽ áp dụng 1 trong 6 học thuyết tạo động lực lao động: Học thuyết nhu cầu của
Maslow. Học thuyết nhu cầu của Maslow chia các nhu cầu thành năm cấp bậc tăng dần: Các
nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự hoàn
thiện. Áp dụng học thuyết này vào công việc tương lai em sẽ làm khi ra trường thì:
Khi mà phải tự chủ tài chính hoàn toàn, em sẽ lại quay lại để thỏa mãn nhu cầu ở bước
số 1 – nhu cầu sinh lý. Khi mới ra trường, em cũng hiểu rằng kiến thức mình học trên ghế
nhà trường chỉ là lý thuyết, em còn chưa có nhiều kinh nghiệm “thực chiến”, vì vậy không
thể đòi hỏi một mức lương quá cao được. Nhất là khi tâm lý muốn học hỏi đang chiếm lĩnh,
thì em có thể chấp nhận một công việc lương ở mức trung bình, thậm chí là thấp nhưng em
cảm nhận được là nó sẽ mang lại cho mình nhiều bài học và kinh nghiệm. Tuy nhiên, nó ít
nhất vẫn phải đủ để em chi trả cho các nhu cầu sinh lý như thuê nhà, ăn uống, chi phí đi lại, …
Và trong cái xã hội mà ngày càng có nhiều thứ bệnh, thì dù làm một công việc văn
phòng thì em vẫn phải tính đến những rủi ro nhất định như tai nạn, ốm đau bệnh tật,… Vì
vậy, lúc này, em sẽ cần phải trang bị cho mình những thứ để đảm bảo cho nhu cầu an toàn
như bảo hiểm lao động, ... Bên cạnh đó, em cũng mong muốn có một môi trường làm việc
đầy đủ tiện nghi và công cụ lao động để có thể toàn tâm toàn ý làm việc. Trang | 3 lOMoAR cPSD| 45834641
Sau khi đáp ứng được 2 nhu cầu mang tính sinh lý thì con người ta mới có thể để ý
đến những nhu cầu tinh thần. Tiếp đến là nhu cầu xã hội. Nhu cầu xã hội nói đơn giản chính
là nhu cầu bạn bè, giao tiếp. Nó bao gồm các mối quan hệ như gia đình, bạn bè, người yêu,
câu lạc bộ, thầy cô,… và sau này khi đi làm thì còn có cả đồng nghiệp. Tùy theo quan điểm
mỗi người mà thứ tự các mối quan hệ kia có thể khác nhau, và theo em, có nhiều mối quan
hệ vẫn tốt hơn là có ít, đương nhiên, đi đôi với việc xây dựng là cả chọn lọc. Khi còn đi học,
không thể nói là chỉ cần có chăm học và có bạn bè giúp thôi là đủ giúp mình học tốt rồi.
Thầy cô dù chỉ dạy ta một học phần thôi thì cũng ít nhất gắn bó với ta cả một kỳ học. Nếu
em học hành chăm chỉ, chăm giơ tay phát biểu thì không có lý nào mà điểm của em lại thấp
cả. Còn sau này khi đi làm, em lại muốn xây dựng quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp của
mình. Môi trường công sở cạnh tranh rất gay gắt để có thể thăng tiến. Tuy nhiên, không vì
thế mà ta bài trừ và coi đồng nghiệp là kẻ thù. Teamwork là một yếu tố rất quan trọng để
giúp công việc có thể được hoàn thành đúng tiến độ và đạt kết quả tốt nhất có thể. Hơn nữa,
chúng ta không thể đi làm chỉ ngồi làm việc một chỗ, làm xong rồi về, sự tương tác với
đồng nghiệp là điều cần thiết để không khiến việc đi làm trở thành địa ngục. Và thử tưởng
tượng, nếu sau này ta được thăng chức cao hơn như quản lý mà ta lại không nhận được sự
ủng hộ và tín nhiệm từ nhân viên cấp dưới thì liệu ta có thể quản lý một cách hiệu quả được hay không?
Thứ tư là nhu cầu được tôn trọng. Nhu cầu này gồm có 2 loại là mong muốn danh
tiếng, sự tôn trọng từ người khác và lòng tự trọng đối với bản thân. Đi làm thì chức vụ và
lương thưởng có thể nói là vô cùng hấp dẫn với một nhân viên. Khi em làm việc hết mình
thì em cũng sẽ mong người khác công nhận sự cố gắng của mình. Khi em thấy bản thân đã
có đủ kỹ năng ở một mức nhất định, hoàn thành tốt công việc được giao, đặc biệt có sự đóng
góp lớn vào thành công của một dự án chẳng hạn, em sẽ mong chờ mình sẽ được đề bạt đến
một chức vụ cao hơn. Và thông thường, nếu bản thân có những thành tựu và được người
khác tôn trọng như vậy thì em cũng sẽ tự tin và hãnh diện về mình.
Cuối cùng là nhu cầu tự hoàn thiện. Nhu cầu này sẽ xuất hiện khi 4 nhu cầu ở dưới đã
được đáp ứng, khi đó có lẽ em đã trở thành một người thành công. Tuy nhiên, liệu lúc đó,
em đã thật sự thỏa mãn những tham vọng của bản thân chưa? Ví dụ như tỷ phú giàu nhất
hành tinh Elon Musk - người sáng lập và điều hành của nhiều những thương hiệu nổi tiếng
như: PayPal, Tesla, Space X, … và mới đây là tiếp quản trang mạng xã hội Twitter. Với số
tài sản ròng mà ông đang có thì nói vui là tiêu 3 đời không hết, nhưng thời gian ông làm
việc vẫn rơi vào trung bình 78 giờ/ tuần và mới đây tăng lên đến 120 giờ/ tuần. Vậy tại sao Trang | 4 lOMoAR cPSD| 45834641
ông lại làm việc “bán sống bán chết” như vậy? Bởi vì ông muốn thay đổi thế giới, ông muốn
được ghi nhận bằng những nỗ lực của bản thân, muốn cống hiến để mang lại những giá trị
lớn hơn cho xã hội và cho thế giới. Vâng, một tỷ phú còn không ngừng cố gắng ở trong
thang 5 của nhu cầu Maslow thì không có lẽ gì một người nhỏ bé như em lại tự thấy hài
lòng với bản thân mình. Tuy nhiên, hiện tại có khá khó nói xem em sẽ làm gì để đáp ưng
nhu cầu này khi mà bốn nhu cầu kia chưa được đáp ứng một cách đầy đủ. Em sẽ có thể tìm
thấy một đam mê khác ẩn giấu khi mà em cảm thấy tiền không còn là vấn đề trong tương lai.
Đó là những liên hệ của em tới bản thân trong tương lai theo học thuyết nhu cầu của Maslow.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Điềm, P. T. (2015). Giáo trình Quản trị nhân lực. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
Huyền, Đ. T. (2022, 7 15). Tháp nhu cầu Maslow và ứng dụng trong Marketing. Retrieved
from GOBRANDING: https://gobranding.com.vn/thap-nhu-cau-maslow/
Khiêm, K. (n.d.). Booking là gì? Tất tần tật về Booking có thể bạn chưa biết. Retrieved
from MARKETING AI: https://marketingai.vn/booking-la-gi/
Tuấn, A. (2022, 11 10). Elon Musk đang ôm đồm quá nhiều việc. Retrieved from Zing news:
https://zingnews.vn/elon-musk-dang-om-dom-qua-nhieu-viecpost1373615.html
Cả 3 lần em đều check ra 6% ạ. Trang | 5 lOMoAR cPSD| 45834641 Trang | 6