Lao động nhà báo - ngôn ngữ báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Từ thư bạn đọc. Khái niệm. Ví dụ. Các hãng thông tấn trong nước và nước ngoài. Hàng ngày, tòa soạn có thể nhận được rất nhiều thư từ của bạn đọc từ khắp nơi gửi
về. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Ngôn ngữ báo chí
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Lao động nhà báo - Từ thư bạn đọc * Khái niệm:
Hàng ngày, tòa soạn có thể nhận được rất nhiều thư từ của bạn đọc từ khắp nơi gửi
về. Qua thư, bạn đọc có thể phản ánh tình hình thực tế ở cơ sở, địa phương, mình;
biểu dương nhân tố mới, phê phán những tiêu cực nảy sinh trong xã hội; đề nghị
giải đáp những vấn đề chưa rõ ràng trong cuộc sống; hoặc khiếu nại về những oan
ức, bất công... Có khi thư từ của bạn đọc lại là những tín hiệu gợi ra đề tài, ý tưởng
hay để phóng viên viết bài. Đã có nhiều tác phẩm hay của phóng viên ra đời bắt
đầu từ những thông tin được tìm hiểu, điều tra qua thư bạn đọc. * Ví dụ:
+ Vào năm 2018, Báo Bắc Giang nhận được đơn của chị Bùi Thị Viên, thôn Tân
Văn 3, xã Tân Dĩnh (Lạng Giang), phản ánh hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, con
lớn bị bại não chữa chạy mười mấy năm, con nhỏ liệt tay, chân bị tật, nhà ở tạm bợ
nhưng vẫn bị địa phương xóa tên hộ nghèo, đưa gia đình vào hoàn cảnh khó khăn hơn.
Nhận đơn, Ban Biên tập đã chỉ đạo phóng viên làm việc với chính quyền địa
phương, cơ quan chuyên môn huyện Lạng Giang, qua đó xác định việc bình xét
chấm điểm hộ nghèo cho hộ chưa chính xác. Sau khi Báo Bắc Giang đăng bài về
sự việc này, UBND xã Tân Dĩnh đã làm lại hồ sơ bổ sung hộ chị Viên vào diện nghèo.
+ Hay tháng 9 vừa qua Báo Lao Động nhận được đơn thư phản ánh của cô giáo
Nguyễn Thị Thảo – giáo viên Trường Mầm non Liên Bạt (Ứng Hoà, Hà Nội) liên
quan đến vấn đề chi trả từ Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, thu chi phục vụ bán trú
và vấn đề tiền làm thêm hè. Sau khi tiếp nhận những phản ánh trên, nhà trường cho
biết sẽ tiếp thu ý kiến và xây dựng kế hoạch cho phù hợp.
- Các hãng thông tấn trong nước và nước ngoài *Khái niệm:
Hằng ngày có vô số các sự kiện diễn ra trên thế giới. Một cơ quan báo chí dù lớn
đến đâu cũng không thể cử phóng viên đi khắp mọi nơi để lấy thông tin. Vì vậy, họ
có thể khai thác một số tin nhanh của các hãng thông tấn để viết báo. Nhìn chung,
các quốc gia trên thế giới đều thành lập các hãng tin tức của riêng mình. Các hãng
thông tấn lớn trên thế giới hầu như kiểm soát toàn bộ việc cung cấp thông tin cho
các phương tiện truyền thông, ví dụ: AP (Mỹ), Reuters (Anh), AFP (Pháp), UPI
(Mỹ), ITAR-TASS (Nga)... Ngoài ra còn có một số hãng tin tức khác có ảnh hưởng
tương đối lớn như của Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... Ở nước ta, Thông tấn xã
Việt Nam mỗi năm cũng phát hành hàng trăm bản tin phục vụ chủ yếu cho báo chí. *Ví dụ:
+ Nước ngoài: trong bài viết “ “Cú hích” cho ngành nông nghiệp Triều Tiên” của
báo điện tử Quân đội nhân dân đã dẫn tin từ Hãng Thông tấn Trung ương Triều
Tiên (KCNA) như sau: Theo Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), lễ
khánh thành trang trại nhà kính Ryonpho ở huyện Hamju thuộc tỉnh Nam
Hamgyong đã diễn ra hồi đầu tuần này với sự tham dự của nhà lãnh đạo Kim Jong
Un. Đây cũng là một trong những sự kiện quan trọng nhân dịp kỷ niệm ngày thành
lập Đảng Lao động Triều Tiên.
+ Trong nước: Trong bài “Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết về tình hình
Ukraine; Việt Nam kêu gọi chấm dứt xung đột”, Báo ảnh Việt Nam đã dẫn tin từ
TTXVN: Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng
Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ khẳng định Việt
Nam theo dõi sát và đặc biệt quan ngại trước các diễn biến gần đây tại Ukraine,
nhấn mạnh sự cần thiết cần bảo đảm tuân thủ Hiến chương LHQ và các nguyên
tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có việc không can thiệp vào công việc
nội bộ, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, giải quyết
hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, và đặc biệt là nguyên tắc tôn
trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.