Lập và quản trị dự án đầu tư một tiệm bánh ngọt tự trải nghiệm | Kinh tế & quản lý | Đại học Ngoại thương
Với mong muốn kiến tạo nên một môi trường cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, thân thiện dành cho những người có
chung niềm đam mê về bánh ngọt, nơi các bạn trẻ có thể thỏa mãn đam mê tìm hiểu, trao đổi và tự tay làm ra những sản phẩm bánh ngọt mang màu sắc hương vị riêng của chính mình, nhóm quyết định lựa chọn đề tài “Xây dựng tiệm bánh ngọt tự trải nghiệm” để nghiên cứu, lập và quản trị dự án. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
53
27 lượt tải
Tải xuống
lOMoARcPSD|40651217
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –
Tự do – Hạnh phúc
--------- ---------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TIỆM BÁNH NGỌT TỰ TRẢI NGHIỆM BAKER’S HOUSE
ĐỊA ĐIỂM: QUẬN TÂY HỒ, HÀ NỘI
CHỦ ĐẦU TƯ: NHÓM 1 – LỚP KINH TẾ & QUẢN LÝ K38
Hà Nội, Tháng 9 năm 2021
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................1
lOMoARcPSD|40651217
1. Lý do lựa chọn dự án...................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2
NỘI DUNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ.....................................................2
Chương 1: Cơ sở pháp lý và sự cần thiết......................................................2
1.1. Cơ sở pháp lý.........................................................................................2
1.2. Sự cần thiết đầu tư..................................................................................3
1.3. Mục tiêu của dự án.................................................................................3
Chương 2: Địa điểm thực hiện dự án............................................................4
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật – công nghệ..................................................6
3.1. Tiêu chuẩn về kỹ thuật công nghệ..........................................................6
3.2. Các yếu tố đầu vào...............................................................................10
Chương 4: Dự toán tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư dự án............11
4.1. Cơ sở pháp lý.......................................................................................11
4.2. Hình thức huy động vốn.......................................................................11
4.3. Tổng mức đầu tư..................................................................................11
Chương 5: Phương án kinh doanh...............................................................13
5.1. Nghiên cứu, phân tích về thị trường sản phẩm....................................13
5.2. Thông tin về đối thủ cạnh tranh...........................................................14
5.3. Thông tin về khách hàng......................................................................15
5.4. Phân tích SWOT của Baker’s House...................................................16
5.5. Chiến lược kinh doanh của Baker’s House..........................................17
Chương 6: Hiệu quả kinh tế - xã hội............................................................23
6.1. Hiệu quả kinh tế...................................................................................23
6.2. Hiệu quả xã hội....................................................................................25
6.3. Những rủi ro có thể gặp........................................................................25
Chương 7: Tổ chức thực hiện và tiến độ.....................................................25
7.1. Hình thức quản lý dự án.......................................................................25
7.2. Kế hoạch tiến độ triển khai dự án........................................................26
lOMoARcPSD|40651217
Chương 8: Đánh giá tác động môi trường và giải pháp phòng chống cháy
.........................................................................................................................27
nổ.....................................................................................................................27
8.1. Đánh giá tác động môi trường..............................................................27
8.2. Giải pháp phòng chống cháy nổ...........................................................28
Chương 9: Kết luận và kiến nghị.................................................................29
9.1. Kết luận................................................................................................29
9.2. Kiến nghị..............................................................................................29
PHỤ LỤC....................................................................................31
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng lương nhân viên............................................................................12
Bảng 2: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất – kinh doanh hàng tháng.....................13
Bảng 3: Bảng giá bán các loại sản phẩm tại Baker’s House...............................17
Bảng 4: Bảng giá dịch vụ tại Baker’s House.......................................................18
Bảng 5: Dòng tiền của dự án...............................................................................23
Bảng 6: Sơ đồ GANTT dự kiến tiến độ triển khai dự án....................................26
Bảng 7: Bảng chi tiết chi phí tài sản cố định.......................................................30
Bảng 8: Chi tiết chi phí mua nguyên vật liệu hàng tháng...................................31
lOMoARcPSD|40651217
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Lý do lựa chọn dự án
Hà Nội - Thủ đô của đất nước, trung tâm văn hóa chính trị kinh tế của
Việt Nam luôn là một mảnh đất màu mỡ giàu tiềm năng đón chào các đơn vị đầu
tư ở đủ mọi loại hình dịch vụ. Trong giai đoạn vừa qua, Hà Nội đã tăng cường
cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư trên địa bàn thành phố. Thực hiện Chương
trình 03, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được Thành phố Hà Nội xác định là phải
cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức
cạnh tranh của kinh tế Thủ đô. Thực tế cho thấy, Hà Nội đã thực sự có bước
chuyển biến mạnh mẽ trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút
được nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau, đặc biệt là đầu tư vào nhóm ngành dịch
vụ.
Ngành Thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B) được đánh giá cao về tiềm
năng phát triển lâu dài, đặc biệt là thị trường Việt Nam trong những năm gần
đây đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Mặc dù vấp phải nhiều thách thức
nhưng ngành F&B vẫn giữ vị thế nhất định trong nền kinh tế quốc gia. Không
giống với nhiều thị trường khác, thị trường F&B luôn thu hút sự quan tâm của
nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư lẫn các start-up non trẻ gia nhập với nhiều định
hướng phát triển đa dạng, tùy vào từng khu vực và văn hóa mà mỗi nơi sẽ có thế
mạnh riêng trong ngành F&B. Bên cạnh đó, ngành thực phẩm và dịch vụ ăn
uống nhìn chung luôn có khách hàng và có tiềm năng phát triển vì đây là những
nhu cầu thiết yếu của con người.
Trong bức tranh lớn giàu tiềm năng của thị trường F&B Việt Nam, thị
trường bánh ngọt ngày càng trở nên sôi nổi trong những năm gần đây, với nhiều
loại hình kinh doanh khác nhau: kinh doanh online qua facebook, zalo, những
tiệm bánh ngọt, cà phê mang ý tưởng độc đáo… Thị trường bánh ngọt Việt Nam
đang tận hưởng mức tăng trưởng kép hàng năm lên tới 20 – 30% trong những
năm gần đây và hiện có giá trị thị trường 700 triệu USD.
Ngành bánh ngọt đang ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng tăng cao đã
mở ra nhiều cơ hội làm giàu từ việc kinh doanh bánh ngọt đối với những người
có đam mê. Mở cửa hàng bánh ngọt để kinh doanh luôn là mơ ước và hướng đi
của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ có đam mê với bánh ngọt và kinh
doanh bánh ngọt.
Hiện trạng thị trường hiện nay cho thấy hầu hết các tiệm bánh ngọt đều
được phát triển theo hướng bán sản phẩm được làm sẵn hoặc cho phép khách
hàng đặt theo một số mẫu cố định do tiệm cung cấp. Tuy cách thức ấy phần nào
lOMoARcPSD|40651217
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về bánh ngọt nhưng lại thiếu đi tính trải
nghiệm sáng tạo khi thực tế là có không ít khách hàng tò mò, muốn biết cách
làm ra một chiếc bánh hoặc muốn tự tay làm nên những chiếc bánh đặc biệt
dành tặng người thân, bạn bè hoặc đơn giản là cho chính bản thân mình bởi ý
nghĩa tinh thần to lớn mà nó mang lại.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn kiến tạo nên một môi
trường cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, thân thiện dành cho những người có
chung niềm đam mê về bánh ngọt, nơi các bạn trẻ có thể thỏa mãn đam mê tìm
hiểu, trao đổi và tự tay làm ra những sản phẩm bánh ngọt mang màu sắc hương
vị riêng của chính mình, nhóm quyết định lựa chọn đề tài “Xây dựng tiệm bánh
ngọt tự trải nghiệm” để nghiên cứu, lập và quản trị dự án.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc làm rõ các yếu tố địa điểm thực hiện dự án, dự kiến về
quy mô dự án, từ đó nhóm đầu tư tính toán được các yếu tố về quy mô, cách
thức huy động vốn đầu tư cho cơ sở vật chất – kỹ thuật, chi phí nguyên vật liệu,
chi phí lương nhân viên, chi phí xúc tiến thương mại,... và quản lý, phân bổ một
cách hợp lý, hiệu quả.
Thông qua việc dự toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận bằng các phương
pháp khoa học, nhóm đầu tư có thể tính toán được hiệu quả đầu tư của dự án
cũng như lập ra kế hoạch triển khai, quản lý dự án nhằm đảm bảo hiệu quả đầu
tư dự kiến và đánh giá khả năng tài chính cũng như rủi ro có thể xảy ra.
Thông qua việc nghiên cứu về thị trường, khách hàng, đối thủ để nắm
được triển vọng thị trường, khoanh vùng khách hàng mục tiêu, đưa ra các chính
sách kinh doanh phù hợp, mang lại hiệu quả cao và thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng.
NỘI DUNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Chương 1: Cơ sở pháp lý và sự cần thiết
1.1. Cơ sở pháp lý
Căn cứ Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài và Nghị định 139/2016/NĐ-CP về lệ
phí môn bài đối với hộ kinh doanh
Căn cứ Khoản 5 Điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2020
lOMoARcPSD|40651217
Căn cứ Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
1.2. Sự cần thiết đầu tư
Đây là loại hình kinh doanh đơn giản, không đòi hỏi nhiều vốn cũng như
công nghệ kĩ thuật phức tạp.
Chi phí đầu tư không quá cao, có thể huy động vốn từ nhiều nguồn như
gia đình, bạn bè, ngân hàng…
Bánh kem và bánh ngọt với nhiều hương vị khác nhau là nhu cầu không
thể thiếu của tất cả người dân hiện nay. Trong một bữa tiệc sinh nhật thì không
thể thiếu bánh kem và bánh ngọt bây giờ được nhiều người dùng để làm đồ ăn
nhẹ cho bữa sáng, vì vậy có thể nói đây là một sản phẩm rất tiềm năng.
Xã hội ngày càng phát triển, con người tham gia rất nhiều hoạt động,
nhiều công việc để có thể đáp ứng được nhu cầu của bản thân song con người lại
càng có ít thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi, do đó nhu cầu đặt ra của thị trường
là một mô hình cửa hàng có không gian thư giãn hợp lí, độc đáo, giá cả thích
hợp và cách trang trí đẹp là rất cần thiết.
Với việc mức thu nhập, mức sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu thư
giãn sẽ tăng, và có tương lai phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy, những trải nghiệm
thư giãn của khách hàng hiện nay không chỉ dừng lại ở việc thưởng thức những
sản phẩm được bán sẵn tại tiệm bánh mà xu thế mới là đề cao sự tự trải nghiệm,
tận hưởng quá trình hơn là thành quả cuối cùng. Chính vì vậy, có rất nhiều
người, đặc biệt là các bạn trẻ có nhu cầu, mong muốn được tự tay làm ra những
chiếc bánh ngọt của riêng mình từ hương vị cho đến hình dáng.
Tuy nhiên, không phải ai có niềm đam mê, yêu thích đó cũng có điều kiện
kinh tế hoặc thời gian để chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, dụng cụ làm bánh. Nắm
bắt được tâm lí đó nên Baker’s House được ra đời để đáp ứng đầy đủ nhu cầu
của khách hàng và thỏa mãn niềm đam mê với bánh ngọt của mọi đối tượng khi
đến với cửa hàng.
1.3. Mục tiêu của dự án
Môi trường kinh tế ngày càng nhiều biến động, hội nhập mang lại nhiều
cơ hội kinh doanh mới, những luồng văn hóa mới, nhu cầu giải trí - thư giãn của
con người ngay càng tăng cao, song song với nó là nhiều dịch vụ giải trí khác
nhau cũng phát triển mạnh mẽ. Baker’s House không chỉ đơn thuần là phục vụ
nhu cầu ăn uống của con người mà còn đi kèm đó là những dịch vụ giải trí, thư
lOMoARcPSD|40651217
giãn, nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng hoặc sau những giờ học mệt
mỏi, những lúc chia sẻ cảm xúc vui, buồn cùng bạn bè…
Đến với Baker’s House, khách hàng không chỉ đến để ngồi nghe nhạc
thưởng thức những chiếc bánh ngọt nóng hổi vừa mới ra lò và thưởng thức ly cà
phê đậm đà nữa mà cửa hàng còn có khu vực cho khách tự tay làm những chiếc
bánh hình ngộ nghĩnh đáng yêu để tặng những người thân yêu của mình.
Dự án tiệm bánh tự trải nghiệm Baker’s House ra đời nhằm hướng đến
mục tiêu không ngừng nỗ lực đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng:
- Cung cấp không gian, thiết bị, dụng cụ cần thiết cũng như hướng dẫn
cáchlàm và công thức để khách hàng có thể tự tay làm ra những chiếc bánh ngọt
của riêng mình.
- Đội ngũ nhân viên trẻ trung, chuyên nghiệp, luôn luôn niềm nở và
tậntâm, kết hợp với phong cách phục vụ chuyên nghiệp sẽ mang lại cho bạn một
cảm giác thật gần gũi và ấm cúng…
- Bên cạnh đó, tiệm bánh cũng phục vụ khách hàng các loại bánh ngọt
vàđồ uống tương đối đa dạng trong một không gian ấm cúng với phong cách
hiện đại, trở thành nơi thư giãn, gặp gỡ giao lưu bạn bè thú vị sau những những
khoảng thời gian mệt mỏi.
Về mục tiêu lợi nhuận, dự án tiệm bánh ngọt tự trải nghiệm Baker’s
House phấn đấu: Đạt được lợi nhuận ngay từ năm đầu hoạt động và thu hồi vốn
trong vòng 3 năm đầu đi vào hoạt động.
Chương 2: Địa điểm thực hiện dự án
Quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm theo định
hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020. Theo đó, Tây Hồ là khu vực
trung tâm của Thủ đô Hà Nội. Tây Hồ có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các
nguồn lực để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của Quận Tây Hồ nói
riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung.
Quận Tây Hồ nằm ở phía bắc phần nội thành của thành phố Hà Nội, có vị
trí địa lý:
• Phía đông giáp quận Long Biên với ranh giới tự nhiên là sông Hồng
• Phía tây giáp quận Bắc Từ Liêm
• Phía nam giáp các quận Ba Đình (với ranh giới là khu dân cư An
Dương,đường Thanh Niên và đường Hoàng Hoa Thám), Cầu Giấy
• Phía bắc giáp huyện Đông Anh với ranh giới tự nhiên là sông Hồng.
lOMoARcPSD|40651217
Quận Tây Hồ được nhận định sẽ có sự tăng trưởng rất mạnh do hạ tầng tại
đây khá hiện đại, có quỹ đất lớn, gần trung tâm, thừa hưởng những điều kiện tự
nhiên tốt, một bên là sông, một bên là hồ lớn nhất Hà Nội. Do đó khu vực này có
sức hút rất lớn với những người muốn an cư, những chủ đầu tư hoặc các doanh
nghiệp muốn chuyển hoạt động về đây.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, đây cũng là khu vực có quy hoạch phân
khu hợp lý, nhờ đó mật độ xây dựng, mật độ dân số thấp, không gian dành cho
cây xanh hồ nước chiếm đại đa số, là nơi có nhiều tiện ích này sẽ là nơi phù hợp
với việc phát triển các dự án mang tính cao cấp. Và thực tế, trong những năm
gần đây, một số chủ đầu tư đã công bố dự định và một số dự án đã bắt đầu triển
khai, tạo ra bộ mặt mới cho khu vực.
Hơn nữa, hiện nay hạ tầng của khu vực Hồ Tây tương đối hoàn thiện, khi
cầu Nhật Tân được đưa vào sử dụng từ 2015 và mới đây đường cao tốc Võ Chí
Công chính thức thông xe, giúp giảm áp lực hạ tầng giao thông đô thị tại khu
vực này. Theo các chuyên gia, khi kết nối giao thông, khoảng cách di chuyển từ
khu vực Hồ Tây vào trung tâm nội đô, hoặc trung tâm hành chính của thành phố
về phía Tây đã rất thuận tiện, các tiện ích gia tăng thì nhu cầu về dịch vụ tại khu
vực này cũng sẽ tăng lên.
Với sự chủ động, sáng tạo, nhiều chương trình, kế hoạch, đề án được triển
khai, quận Tây Hồ đã tranh thủ mọi nguồn lực, phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng xã
hội, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế vững chắc theo hướng tăng tỷ trọng các
ngành dịch vụ, du lịch gắn với lợi thế văn hóa, di tích của khu vực Hồ Tây.
Trong đó, doanh thu thương mại, du lịch, dịch vụ đạt 55.775,7 tỷ đồng
(100,2% kế hoạch năm), tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, doanh
thu của khối DN ngoài quốc doanh chiếm 90,4%, khối cá thế chiếm 9,6% tổng
doanh thu thương mại, dịch vụ, du lịch, tạo bền vững cho sự phát triển của quận.
Với các giải pháp hỗ trợ cụ thể, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho
DN, năm 2019, trên địa bàn quận có thêm 685 DN mới, nâng tổng số DN đang
quản lý lên con số 5.345. Với sự phát triển kinh tế bền vững, đã góp phần đưa
tổng thu ngân sách trên địa bàn quận năm 2019 đạt 2.345,688 tỷ đồng (105,52%
kế hoạch năm), trong đó thu ngoài quốc doanh đạt 1.043,41 tỷ đồng, cao nhất
trong 5 năm trở lại đây.
Phát triển kinh tế, đô thị luôn gắn với xây dựng đời sống văn hóa, xã hội,
đó là quan điểm được lãnh đạo quận Tây Hồ quán triệt trong suốt quá trình phát
lOMoARcPSD|40651217
triển năm vừa qua. Quận Tây Hồ tiếp tục duy trì là đơn vị có hệ thống hạ tầng
văn hóa, giáo dục phát triển, một số lĩnh vực dẫn đầu thành phố.
Quận Tây Hồ là một quận nội thành Hà Nội có mật độ dân số tuy không
cao nhưng người dân thường có mức sống cao. Không chỉ có người Việt Nam
sinh sống, người nước ngoài khi đến sống và làm việc tại Việt Nam rất thích
chọn các phố ven Hồ Tây để đặt văn phòng làm việc và để ở. Vì thế khu vực
Tây Hồ dần hình thành một cộng đồng người nước ngoài sinh sống, trong đó có
nhân viên cao cấp của Chính phủ các nước, lãnh đạo của các công ty đa quốc
gia.
Ngoài ra, Hồ Tây từ lâu có lẽ đã là một điểm đến quen thuộc đối với giới
trẻ Hà Thành. Dạo quanh một vòng hồ, thật dễ dàng để có thể nhìn thấy rất
nhiều những quán cà phê có view đẹp, mặt tiền quay ra hồ lộng gió rất mát mẻ.
Những quán trên hồ không chỉ sở hữu view đẹp lung linh mà nơi đây còn có
thiết kế không gian cực độc đáo cùng với những món đồ ăn đồ uống chất lượng.
Đây cũng là địa điểm thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến để
thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên độc đáo. Hồ Tây là một điều rất đặc biệt
trong lòng người Hà Nội và du khách.
Có thể thấy, quận Tây Hồ nói chung và khu vực lân cận Hồ Tây nói riêng là
một địa điểm có đặc điểm về vị trí địa lý cũng như nhân khẩu học rất thuận lợi cho
việc phát triển dự án một tiệm bánh ngọt tự trải nghiệm với những đặc điểm về
dịch vụ khác biệt, độc đáo hơn hẳn những tiệm bánh hoạt động theo cách bán và
đặt hàng thông thường.
Chương 3: Giải pháp kỹ thuật – công nghệ
3.1. Tiêu chuẩn về kỹ thuật công nghệ
3.1.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ về dụng cụ, máy móc
Hiện nay, thị trường bánh tại Việt Nam không ngừng phát triển và mở
rộng với sự du nhập của nhiều loại bánh từ các nước phương Tây. Để có được
sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp mắt thì vai trò của máy móc, kỹ thuật, công
nghệ, trang thiết bị hiện đại là vô cùng quan trọng.
Nắm bắt xu thế thị trường, Baker’s House sẽ tập trung vào bánh ngọt,
ngoài ra còn có bánh yến mạch dành cho người ăn kiêng. Vì thế, để tạo ra những
chiếc bánh chất lượng, Baker’s House chúng tôi đã bỏ ra một khoản lớn trong
tổng số vốn mình để đầu tư vào máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình
làm bánh và cho khách hàng tự làm bánh a. Các thiết bị cơ bản trong bếp bánh
lOMoARcPSD|40651217
- Máy trộn bột mì: Lựa chọn máy trộn bột mì 7kg có công suất cao hơn,
tốcđộ đánh bột nhanh và khỏe giúp bột có độ nhuyễn mịn, dẻo. Máy loại này sẽ
trộn được khoảng 4kg bột khô, cùng 2- 2.5 lít nước để tạo thành ~7kg bột thành
phẩm.
- Máy đánh kem lồng cầu: Có khả năng đánh trứng, đánh kem tốt, giá
thànhrẻ với nhiều mức điều chỉnh tốc độ đánh khác nhau.
- Lò nướng bánh ngọt: Tiệm bánh lựa chọn lò nướng đối lưu
(convectionoven) với chức năng phun nước (steam) và có quạt thổi, giúp cho bề
mặt bánh vàng đều, tạo được nhiều layer đẹp mắt.
- Tủ lạnh trưng bày bánh: Loại tủ chuyên nghiệp cao 1,2m, kính cong,
cónhiệt độ lạnh phù hợp để bảo quản bánh kem, kèm công nghệ làm lạnh chống
đọng nước đóng tuyết để bánh kem không bị hỏng và khách hàng khó quan sát.
b. Các thiết bị, dụng cụ để khách làm bánh
- Máy đánh trứng cầm tay (hand-mixer)
- Dụng cụ đo lường
+ Cân: Sử dụng cân đồng cân điện tử có thể đong đếm đến 1gram
hoặc 0,1gram.
+ Bộ thìa đong theo đơn vị teaspoon, tablespoon
+ Cốc đong (cup) theo đơn vị Cup: Những chiếc cup này có chia vạch
để đong các nguyên liệu lỏng như sữa, nước, si-rô...
- Các dụng cụ khác
+ Âu trộn bột: chọn âu inox cao khoảng 15-20cm, đường kính miệng
khoảng 20-30cm để tránh văng bột ra ngoài.
+ Phới trộn bột (Spatula): Là dụng có có hình dạng giống chiếc xẻng,
chất liệu có thể là nhựa hoặc silicon (silicon thì tốt hơn). Phới này mềm
không chỉ giúp trộn bột tốt mà còn giúp vét thành và đáy âu sạch, gọn hơn.
+ Phới lồng (whisk): Phới lồng để trộn nguyên liệu, đặc biệt các loại
nguyên liệu bông nhẹ như kem tươi, trứng đánh bông… + Thìa gỗ, chổi
quét bơ, dao phết kem,...
+ Rây lưới: Rây bột có mắt lưới rất nhỏ, phải rây bột để giúp cho bột
mịn, tơi xốp và không bị vón cục.
+ Chày cán bột (rolling pin)
+ Giá để nguội bánh (cooling rack): Dùng để đặt bánh sau khi nướng
cho bánh nguội mà không hấp hơi nước do nó thoáng cả trên lẫn dưới.
lOMoARcPSD|40651217
+ Giấy nến: Là loại giấy để lót khuôn bánh hay lót bên dưới đáy
khuôn khi làm bánh với mục đích chống dính.
+ Các loại khuôn như: Khuôn cupcake mini, khuôn giấy, khuôn bánh
sò, khuôn bánh ngọt, khuôn hình trái tim, hình con vật, hình ngôi nhà, khay
phẳng,...
3.1.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ về thiết bị, nội thất cửa hàng
- Bàn ghế: đầu tư đồng bộ ghế gỗ, sử dụng cốc thủy tinh
- Lựa chọn gam màu gỗ, màu pastel tone be,… trong cửa hàng phù hợp
vớiđối tượng khách hàng trẻ tuổi, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, ấm cúng.
- Thiết kế lối đi giữa các quầy, kệ thông thoáng tận dụng tối đa mà
khôngbỏ lỡ không gian của cửa hàng bánh ngọt, cùng với một không gian ấm
áp, yên tĩnh, gam màu dịu nhẹ, tạo phong cách riêng, sự thoải mái tối đa, vì khi
đến cửa hàng khách thường mang tâm lý trải nghiệm, thưởng thức là chính.
- Đầu tư hệ thống ánh sáng: kết hợp màu sắc trong ánh sáng như ánh
sángvàng và trắng vào 1 hệ thống để tùy vào thời tiết có thể đổi màu ánh sáng để
phù hợp hơn.
- Sắp xếp, bố trí sản phẩm vừa tầm mắt, đơn giản chọn lọc đối với
ngườidùng và bảo đảm sự thu hút ấn tượng khi người tiêu dùng chỉ vừa mới
thoáng qua đến chúng.
- Sử dụng những vật liệu có hiệu ứng ánh sáng tốt tốt sẽ giúp tiết kiệm
chiphí sử dụng đèn điện.
- Các phụ kiện trang trí đi kèm:
+ Những cuốn sách tạp chí liên quan tới các loại bánh hay cuốn giới
thiệu về cửa hàng. Điều này thật tuyệt vời, khi khách hàng vừa có thể tìm
hiểu công thức làm ra những chiếc bánh ngon để thưởng thức: Sách dạy
nấu ăn, công thức làm bánh, những kinh nghiệm những tips bổ ích...
+ Những bức ảnh mang tính chất nghệ thuật liên quan tới nghề bánh
khi trang trí cửa hàng bánh ngọt như: đầu bếp, chuyên gia có tầm ảnh
hưởng tới ẩm thực đồ ngọt, hình ảnh về những chiếc bánh ngọt nổi tiếng,
được nhào nặn bởi những người có ảnh hưởng.
+ Lọ hoa khô nhỏ xinh đặt trên bàn.
+ Âm nhạc: Việc lựa chọn loại nhạc nào cũng tùy thuộc vào đối tượng
khách hàng. Nếu họ là các bạn trẻ năng động thì các bài hát thịnh hành là
ưu tiên số 1. Ngược lại, lựa chọn những bản nhạc ballad trữ tình sẽ phù hợp
hơn với dân văn phòng trung tuổi.
lOMoARcPSD|40651217
3.1.3. Kỹ thuật làm bánh ngọt của Baker’s House
a. Bánh bông lan
Baker’s House chọn dòng bánh Angel Food Cake: Đây có lẽ là loại bánh
ngọt bông nhẹ và "healthy" nhất. Bởi thành phần làm bánh thì chỉ có lòng trắng
trứng, đường và bột mà không có bất kỳ chất béo nào từ bơ, dầu hay lòng đỏ
trứng.
Tỉ lệ theo khối lượng của các nguyên liệu là 3 lòng trắng : 1,5 đường : 1
bột. Do đó với 100g bột, cần khoảng 9-10 lòng trắng trứng.
Tiếp theo, dùng máy đánh trứng có cái lồng cầu để đánh lên. Nướng bánh
bằng lò đa năng. Bánh tách tròng kiểu Đài Loan cho ra bánh bông lan ngon nhất.
b. Bánh ngọt
Làm từ bột mì (loại đạm cao), trứng, đường, hương liệu, phụ gia… đánh
lên. Dùng máy nhồi chuyên dùng. Bột sau khi nhào thì đem ra cán mềm, chia
định lượng và cuốn tạo hình. Mỗi loại bánh mì ngọt khác nhau sẽ dùng nhân
khác nhau sẽ làm ra nhiều loại bánh: Bánh mặn và bánh ngọt. Về cơ bản bột
nhào là giống nhau. Bánh mì ngọt thì không cần ủ lên men bột trước khi nướng.
Sau khi tạo hình và pha trộn với nhân thì sẽ đem nướng. c. Bánh yến mạch
Yến mạch vốn là một loại thực phẩm được các chị em phụ nữ, người ăn
kiêng tin dùng trong việc loại bỏ mỡ thừa trong cơ thể. Vì thế, Baker’s house
cho ra công thức đơn giản, dễ làm cho khách hàng.
Bước 1: Cho yến mạch đã chuẩn bị ra một cái tô lớn, sau đó thêm vào đó
muối và bơ. Trộn thật đều hỗn hợp này lên. Sau đó tiếp tục cho nước ấm vào
hỗn hợp và trộn thật đều và để hỗn hợp này trong vòng từ 5-10 phút. Yến mạch
sẽ thấm nước và nở ra.
Bước 2: Trong thời gian chờ yến mạch nở ra, bật lò nướng tới 180 độ C
hoặc 350 độ F.
Bước 3: Sau khi yến mạch đã nở, múc những phần bột vừa phải, rắc bột
yến mạch khô lên xung quanh phần yến mạch ướt này rồi để khô lại, chúng ta sẽ
có được lớp vỏ áo bánh yến mạch.
Bước 4: Cán bột cho mỏng, dẹt ra nhưng đừng cán quá mỏng. Với dụng
cụ cắt bánh quy, cắt lớp bột đã tán mỏng và loại bớt những phần bột thừa để
giúp bánh thêm đẹp mắt sau khi nướng.
lOMoARcPSD|40651217
Bước 5: Khi lò đã nóng, cho khay bánh vào nướng khoảng 15 phút rồi lật
bánh lại và nướng thêm trong 5 phút nữa cho bánh chín vàng đều.
3.2. Các yếu tố đầu vào
Nguyên vật liệu chính là yếu tố quan trọng không thể thiếu để làm nên
những chiếc bánh thơm ngon và hấp dẫn. Vì vậy, ngoài việc chuẩn bị các dụng
cụ cần thiết thì Baker’s House còn lựa chọn nguyên liệu tươi nhất, không dùng
hóa chất bảo quản và được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng. Đồng thời, cửa
hàng cũng sẽ thống nhất loại nguyên liệu, tránh việc thay đổi khiến khách hàng
khó chịu vì chất bánh thay đổi liên tục.
- Bột làm bánh ngọt
Trong số các thương hiệu uy tín trên thị trường hiện nay phải kể đến dòng
bột làm bánh ngọt trộn sẵn Tegral sử dụng công nghệ Acti-Fresh. Các loại bột
trộn sẵn mang lại sự tiện lợi, nhanh chóng, rất dễ làm và không cần pha trộn
nhiều loại nguyên liệu cùng lúc để làm nên một chiếc bánh hoàn hảo.
Acti-Fresh là giải pháp độc đáo được sáng tạo dựa trên công nghệ enzyme
và chất nhũ hoá, có tác động tích cực không chỉ ở mùi vị mà còn ở cấu trúc bánh
như: độ mềm mại, độ ẩm mịn, độ kết dính và độ đàn hồi. Loại bột đa ứng dụng
này còn giúp cải thiện đáng kể độ tươi của chiếc bánh trong suốt thời hạn sử
dụng, để người dùng thỏa sức sáng tạo với layer cake, cupcake, mousse,
muffin…
- Phụ gia bánh ngọt: Với lượng 2%-5% trên tổng lượng bột. - Nguyên
liệu trang trí
+ Lựa chọn kem sữa thực vật cao cấp Ambiante: là sản phẩm kem phủ
trang trí bánh đa ứng dụng với hương vị béo thơm, ưu điểm nổi trội là
không cần cấp đông mà chỉ cần bảo quản ở nhiệt độ mát. Có màu trắng
đẹp, vị ngọt béo hài hòa (24% chất béo và 20% đường) và cấu trúc mịn
màng. Ngoài ra, Ambiante dùng được cho cả các loại thức uống như: Pha
chế các loại thức uống: trà, cà phê, sinh tố, đá xay…; Làm lớp kem bọt sữa
(milk foam).
+ Mứt trái cây:
• Topfil: 40% xác trái cây thực đã được cắt và nghiền nhỏ,
khôngchứa hương hoặc màu nhân tạo, dùng cho trang trí và làm nhân.
lOMoARcPSD|40651217
• Hotfil: Mứt có hàm lượng trái cây nghiền nhuyễn dưới 20%,
cóđộ ổn định cao sau khi nướng. Gồm hai vị: cam và dâu.
• Decofil: Là dòng mứt trang trí dùng để phủ bóng mặt bánh
vớihương trái cây tự nhiên và màu sắc đẹp mắt, có khả năng ổn định
khi trữ lạnh, giữ độ ẩm cho bánh và độ sáng bóng cho phần trang trí.
Gồm có các vị: chanh, chuối, việt quất, xoài, cam, dưa và dâu.
+ Socola: Baker’s House sử dụng hai dòng socola compound và
nguyên chất trong việc làm nhân bánh nướng, món tráng miệng, đặc biệt rất
đẹp khi dùng để trang trí bánh.
- Yến mạch nguyên hạt để làm các loại bánh ăn kiêng
Bên cạnh đó, Baker’s House cũng chuẩn bị thêm một số nguyên liệu như:
muối, hạnh nhân, mật ong, vanni, ca cao, dầu ăn,… để phục vụ cho quá trình
làm bánh.
Chương 4: Dự toán tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư dự án
4.1. Cơ sở pháp lý
Căn cứ theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP về Quy chế quản lý tài chính của
Công ty.
4.2. Hình thức huy động vốn
100% vốn huy động từ nguồn vốn tự có của nhóm chủ đầu tư dự án.
4.3. Tổng mức đầu tư
4.3.1. Tóm tắt dự án đầu tư
Dự án được đầu tư trên tổng nguồn vốn: 600.000.000 VNĐ
Dự án có tổng vốn đầu tư cho chi phí cố định ban đầu là: 401.630.000
VNĐ
Dự kiến kết quả kinh doanh hàng tháng của dự án như sau:
- Trong 2 năm đầu:
o Giá vốn hàng bán và các chi phí khác: 141.953.000VNĐ
o Doanh thu: 145.000.000 VNĐ
- Trong 3 năm sau:
o Giá vốn hàng bán và các chi phí khác: 128.953.000 VNĐ o
Doanh thu: 160.000.000 VNĐ
lOMoARcPSD|40651217
Thuế TNDN 20%
Chi phí sử dụng vốn 15%/năm
Dự án mở cửa hàng bao gồm hai khu vực: tầng trệt dành cho việc bán
bánh ngọt và phục vụ khách hàng dùng bánh tại cửa hàng. Tầng 2 dành cho dịch
vụ khách hàng làm bánh và trang trí bánh kem tại cửa hàng. 4.3.2. Xây dựng kế
hoạch kinh doanh
a. Chi phí đầu tư cho tài sản cố định
Dự toán tổng chi phí đầu tư cho các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ, các
thiết bị phục vụ sản xuất và kinh doanh là 401.630.000 VNĐ. (Chi tiết các hạng
mục tại Bảng 7: Chi tiết chi phí tài sản cố định – phần Phụ lục)
Dự án tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng trong 5
năm:
- Chi phí khấu hao hàng năm là: 401.630.000 / 5 = 80.326.000 VNĐ/năm
- Chi phí khấu hao hàng tháng là: 80.326.000 / 12 = 6.693.000 VNĐ/tháng
b. Chi phí lương nhân viên
Bảng 1: Bảng lương nhân viên
(Đơn vị tính: nghìn VNĐ)
c. Chi phí sản xuất kinh doanh hàng tháng
Dự toán tổng chi phí mua nguyên liệu phục vụ sản xuất và kinh doanh
hàng tháng là 26.460.000 VNĐ/tháng. (Chi tiết các hạng mục tại Bảng 8: Chi
tiết chi phí mua nguyên vật liệu hàng tháng – phần Phụ lục) Chi phí thuê mặt
bằng hàng tháng: 25.000.000 VNĐ/tháng
Chi phí marketing hàng tháng:
- Trong 2 năm đầu: 20.000.000 VNĐ/tháng
STT Vị trí
Lương
tháng
Số
lượng
Thành ền
48001 Nhân viên thu ngân 2 9600
48002 Nhân viên phục vụ 4 19200
7000Nhân viên làm bánh3 2 14000
4 6000Nhân viên order và pha chế 2 12000
45005 2 9000Bảo vệ
63800Tổng
lOMoARcPSD|40651217
- Trong 3 năm sau: 7.000.000 VNĐ/tháng
Tổng chi phí phục vụ duy trì sản xuất và kinh doanh hàng tháng bao gồm:
- Chi phí nguyên liệu - Chi phí lương nhân viên
- Chi phí thuê mặt bằng - Chi phí khấu hao
- Chi phí marketing
Bảng 2: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất – kinh doanh hàng tháng
(Đơn vị tính: nghìn VNĐ)
ST Giá trị trong Giá trị trong
Chỉ tiêu
T 2 năm đầu 3 năm sau
1 Chi phí nguyên liệu 2646026460
2 Chi phí thuê mặt bằng 2500025000
3 Chi phí marketing 200007000
4 Chi phí lương nhân viên 6380063800
5 Chi phí khấu hao 6693 6693
Tổng 141953 128953
Chương 5: Phương án kinh doanh
5.1. Nghiên cứu, phân tích về thị trường sản phẩm
5.1.1. Dung lượng thị trường
Ngành bánh ngọt Việt Nam được dự báo sẽ có nhiều tiềm năng phát triển
hơn trong thời gian tới. Hiện nay, cơ hội cho ngành bánh ngọt phát triển được
nhiều yếu tố hậu thuẫn, trong đó cần nói đến sự thay đổi của xu hướng tiêu
dùng. Khi dân số trẻ tập trung đông ở các đô thị.
Nhìn nhận về mức độ phát triển của thị trường, ông Kao Siêu Lực, Chủ
tịch Hiệp hội Bánh mì quốc tế khu vực Đông Nam Á, Tổng giám đốc Công ty
TNHH MTV Bánh kẹo Á Châu (ABC Bakery), cho rằng thị trường bánh trong
nước đang có mức tăng trưởng 20% - 30% mỗi năm và dân số đông của Việt
Nam được cho là thị trường rất lớn, người dân ở các đô thị sẽ là tiền đề cho
nhiều loại hình kinh doanh phát triển.
5.1.2. Xu hướng tiêu dùng
Bánh ngọt đã trở thành một món ăn nhanh gon đối với dân văn phòng, các
bạn học sinh sinh viên vào mỗi buổi sáng hay những lúc bận rộn. Bên cạnh đó
còn là một món ăn vặt ưa thích của nhiều người. Không chỉ dừng lại ở đó, Bánh
lOMoARcPSD|40651217
ngọt, bánh kem đang dần trở thành một món quà ý nghĩa trong những dịp đặc
biệt như sinh nhật, lễ tình nhân, đám cưới.
5.1.3. Nhu cầu về hiện tại và tương lai của dự án
Với tiêu chí đem lại hạnh phúc và nụ cười được gửi gắm trong từng miếng
bánh, cửa hàng chính là nơi cung cấp sự vui vẻ cho khách hàng, cho những
người mà họ yêu thương. Bên cạnh đó, không chỉ bán niềm vui qua những chiếc
bánh mà còn là ngôi nhà nhỏ yêu thương giúp những khách hàng có sở thích làm
bánh nhưng không có điều kiện học tập hay mua các dụng cụ chuyên làm bánh
có thể học tập trải nghiệm cảm giác tự làm ra chiếc bánh và thành quả của chính
mình.
Công nhân viên chức, giới trẻ là nhóm có nhu cầu ăn uống, giải trí, thư
giãn cao. Hiện nay có một xu hướng ăn uống khá phổ biến trong giới trẻ, đó là
ăn đồ ăn hạn chế đường vì nỗi lo sợ béo phì, hay bệnh tiểu đường. Nên mặc dù
họ rất thích ăn bánh kem, bánh ngọt bởi chúng rất hấp dẫn từ màu sắc đến mùi
thơm. Thấu hiểu được điều này, cửa hàng bánh của chúng tôi cung cấp cả các
loại bánh từ các nguyên liệu hạn chế tối đa chất béo như bột yến mạch.
Hồ Tây chính là một trong những địa điểm đẹp, nổi tiếng và được nhiều
người yêu thích, không chỉ là người dân trong nước mà còn có cả những du
khách nước ngoài. Điều này giúp thu hút một lượng khách lớn đến với của hàng,
có thể ghé qua mua một vài chiếc bánh nhỏ xinh hay có thể ngồi lại quán nhâm
nhi chút đồ uống, ăn chút bánh và thư giãn ngắm cảnh, cũng có thể trở thành
một ngôi nhà nhỏ, một thú vui mới đối với những người đến với Hồ Tây khi
muốn tự mình làm ra những chiếc bánh ngọt.
5.2. Thông tin về đối thủ cạnh tranh
5.2.1. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp của Baker’s House, chính là những quán
bánh ngọt nổi tiếng, được nhiều người yêu thích trên địa bàn Hà Nội ngoại trừ
các quán bánh ngọt tại địa bàn gần Hồ Tây và các quán bánh ngọt cho khách
hàng trải nghiệm làm bánh tại cửa hàng.
Theo Toplist.vn, thì hiện tại ở Hà Nội có các thương hiệu bánh ngọt nổi
tiếng với nhiều cơ sở là: Paris Gateaux, Bánh tươi Fresh Garden, Bánh ngọt Anh
Hòa, Thu Hương Bakery, Nguyễn Sơn Bakery,…Đều là những thương hiệu
bánh lâu đời, thu hút khách.
lOMoARcPSD|40651217
5.2.2. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của cửa hàng gồm hai nhóm:
Một là, nhóm những cửa hàng bánh ngọt có địa chỉ trên quận Tây Hồ, cụ
thể là các cửa hàng thuộc những khu vực lân cận Hồ Tây. Có thể kể đến những
quán bánh ngọt nổi tiếng (Theo toplist) sau:
- Bánh Crepe Nhân Kem Tươi (Địa chỉ: 19 Ngõ 324 Thụy Khuê, Quận
Tây Hồ, Hà Nội: Giờ mở cửa: 09:00 – 21:00 - Giá: 15.000 – 50.000 đồng
- O’Douceurs (Địa chỉ: 90 Tô Ngọc Vân, Quận Tây Hồ, Hà Nội): Giờ
mở cửa: 07:00 – 22:30 - Giá: 50.000 – 300.000 đồng
Hai là, các cửa hàng bánh tại Hà Nội cung cấp trải nghiệm làm bánh tại
quán cho khách hàng. Hiện nay ở Hà Nội xuất hiện rất ít những quán bánh ngọt
mà khách hàng có thể đến và tự tay tạo ra những chiếc bánh ngọt với nhiều hình
ngộ nghĩnh để tặng những người thân của mình. Khi bạn có chuyện buồn có thể
đến đây để tự tay mình làm bánh và thưởng thức bạn sẽ thấy đỡ buồn hơn.
5.2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Hiện nay thị trường cho lĩnh vực bánh ngọt tại Việt Nam, đặc biệt là các
thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh đang rất phát triển. Nắm bắt được
điều đó, rất nhều người đang nhen nhóm ý tưởng mở cửa hàng kinh doanh bánh
ngọt. Tương lai, xu hướng trải nghiệm cho khách hàng làm bánh tại cửa hàng
phát triển, sẽ có rất nhiều cửa hàng sẽ bổ sung trải nghiệm này vào hệ thống cửa
hàng của mình. Chính vì vậy, muốn duy trì hoạt động kinh doanh của cửa hàng
một cách ổn định trong tương lai thì ngay từ đầu phải tạo cho khách hàng cảm
giác độc đáo vui vẻ, thú vị khi được trải nghiệm dịch vụ làm bánh tai quán. Bên
cạnh đó, phải tạo ra được công thức bánh của riêng mình khiến cho khách hàng
chỉ có thể cảm nhận được hương vị bánh này tại cửa hàng Baker’s House.
5.3. Thông tin về khách hàng
5.3.1. Khách hàng tiềm năng
Là tất cả những người dân trên địa bàn Hà Nội có nhu cầu thưởng thức
bánh ngọt, cụ thể là những khách hàng hiện tại của đối thủ cạnh tranh gián tiếp
và trực tiếp.
5.3.2. Khách hàng mục tiêu
Baker’House nhắm đến những khách hàng mục tiêu bao gồm: Học sinh,
sinh viên, giới trẻ, dân văn phòng, những người có thu nhập tung bình và ổn
lOMoARcPSD|40651217
định, những người thích ăn kiêng và những khách hàng có niềm đam mê được
trải nghiệm làm bánh.
5.3.3. Đặc điểm của khách hàng (chân dung khách hàng)
Do khách hàng của Baker’s House là tất cả mọi tầng lớp từ những người
tầng lớp thượng lưu, khách du lịch đến tầng lớp là sinh viên,... Mỗi người có
cách sống riêng của họ có người thì thích sự sang trọng, có người thì thích sự
đơn giản. Nhưng khi đến quán, điều mà họ quan tâm nhất là hình thức phục vụ
và không gian có thoải mái hay không… Ngoài ra, theo tìm hiểu, thì khách hàng
có những vấn để quan tâm sau khi đến với một cửa hàng bánh ngọt: Không gian
cửa hàng, vấn đề về vệ sinh thực phẩm và chất lượng bánh, về giá cả và phục vụ.
Khách hàng có rất nhiều nhu cầu khác nhau, vì vậy đáp ứng được tất cả
nhu cầu của họ sẽ mang lại cho quán một lợi thế cạnh tranh lớn trong môi trường
kinh doanh thư giãn ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ như hiện nay.
5.4. Phân tích SWOT của Baker’s House
5.4.1. Điểm mạnh
- Sản phẩm chất lượng tốt, giá cả hợp lý,
- Không gian buôn bán và giao thông thuận lợi
- Nằm gần Hồ Tây nơi yêu thích của rất nhiều người, tiếp cận
được với lượng khách hàng lớn
- Đội ngũ nhân viên nhiệt tình vui vẻ sẽ thu hút khách hàng tiềm
năng
- Loại hình dịch vụ trải nghiệm mới mẻ: Làm bánh tại cửa hàng
5.4.2. Điểm yếu
Nhóm kinh doanh cửa hàng vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong viêc
kinh doanh và tự mở cửa hàng, dẫn đến việc khó khăn trong quản lý toàn bộ
nhân viên, cũng như là có cái nhìn sáng suốt trước mọi cơ hội và thách thức, các
bước chuyển mình của thị trường chưa có đủ sự chín chắn để đối đầu với những
khó khăn.
5.4.3. Cơ hội
- Loại hình kinh doanh mới kết hợp trải nghiệm làm bánh tại cửa hàng
đi kèm là các dịch vụ về tinh thần điều này chưa có cửa hàng bánh nổi tiếng nào
kinh doanh về loại dịch vụ này
lOMoARcPSD|40651217
- Tận dụng những ưu đãi của Nhà nước, của UBND quận Tây Hồ về
phát triển kinh doanh.
5.4.4. Thách thức
- Tiệm mới thành lập chưa có khách hàng quen thuộc
- Độ bao phủ thị trường thấp
- Hiện nay đã có rất nhiều cửa hàng bánh với những thương hiệu
nổi tiếng đến từ nhiều nước trên thế giới họ đã kinh doanh lâu, có nhiều
kinh nghiệm và có lượng khách hàng trung thành lớn. Cạnh tranh và tìm
được chỗ đứng cho mình là rất khó
5.5. Chiến lược kinh doanh của Baker’s House
5.5.1. Chiến lược sản phẩm
Đặc điểm bật của sản phẩm:
- Mỗi một chiếc bánh được xây dựng công thức với hương vị riêng
- Giảm lượng đường và chất béo ở mức cho phép đối với bánh ngọt
thông thường bằng cách thay thế bằng hương liệu hoa quả.
- Đối với những sản phẩm bánh ngọt dành cho những khách hàng ăn
kiêng thì được sản xuất từ bột yến mạch, sữa chua và hoa quả
- Trình bày theo khuôn mẫu đa dạng, dễ thương, sáng tạo
- Khách hàng được tự thiết kế và gửi thông điệp trong từng chiếc bánh,
nhân viên của Baker’s House sẽ luôn bên cạnh khách hàng để có thể gợi ý và
hướng dẫn.
- Đề cao tính cá nhân hóa của từng khách hàng
- Đóng gói lịch sự, tiện dụng: Khách hàng có thể lựa chọn loại giấy,
hộp gói mà mình yêu thích trong những mẫu có sẵn của Baker’s House hay cũng
có thể tự đưa ra thiết kế cho mẫu giấy của riêng mình bằng cách dặt bánh trước
vài ngày.
- Baker’s House có sẵn những tấm thiệp phục vụ những khách hàng
mua bánh làm quà và muốn nhắn gửi tình cảm đến với người họ yêu thương.
Danh mục sản phẩm, dịch vụ và giá:
Bấm Tải xuống để xem toàn bộ.