Luật cạnh tranh - Quản trị kinh doanh | Trường đại học Hồng Đức
Luật cạnh tranh - Quản trị kinh doanh | Trường đại học Hồng Đức được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
I.
Đối tượng điều chỉnh, phạm vi áp dụng của LCT
1. Đối tượng điều chỉnh -
Đối tượng điều chỉnh của luật cạnh tranh là các chủ
thể tiến hành các hoạt động kinh tế, theo đuổi mục
đích lợi nhuận.( chủ yếu là các doanh nghiệp) -
Tiêu chí để xác định một chủ thể là doanh nghiệp:
Có tiến hành hoạt động kinh tế.
Có tính độc lập trong việc ra quyết định.
Tiêu chí thứ nhất có một số ngoại lệ. trong rất nhiều
trường hợp, những chủ thể không theo đuổi mục
đích lợi nhuận (như bảo hiểm xã hội) vẫn có thể bị
coi là doanh nghiệp và đối tượng điều chỉnh của luất cạnh tranh.
Còn tiêu chí thứ hai cho phép loại bỏ những công ty
con, đại lý, văn phòng đại diện… không có thẩm
quyền ra quyết định kinh doanh một cách độc lập
do quan hệ trực thuộc với công ty mẹ. -
Đối tượng điều chỉnh của luật cạnh tranh còn có thể là
các nhóm doanh nghiệp liên kết với nhau dưới hình
thức hiệp hội doanh nghiệp, các nghiệp đoàn.
2. Xác định thị trường liên quan
Tiêu chí xác định tính thay thế lẫn nhau (k2,3 Điều 4 NĐ 35) - Đặc tính:
Đặc điểm của hàng hoá, dịch vụ
Thành phần của hàng hoá, dịch vụ
Tính chất vật lý, hoá học của hàng hoá
Tính năng kỹ thuật của hàng hoá, dịch vụ
Tác dụng phụ của hàng hoá, dịch vụ đối với người sử dụng
Khả năng hấp thu của người sử dụng
Tính chất riêng biệt khác của hàng hoá, dịch vụ -
Mục đích sử dụng: mục đích sử dụng chủ yếu nhất -
Thay thế cho nhau về giá cả: hàng hoá, dịch vụ được
coi là có thể thay thế cho nhau về giá cả khi giá của
hàng hoá, dịch vụ chênh lệch nhau không quá 5%
trong điều kiện giao dịch tương tự. Trường hợp có sự
chênh lệch nhau trên 5% UBCTQG xác định hàng hoá,
dịch vụ có thể thay thế cho. Nhau về giá cả căn cứ
thêm vào một số yếu tố quy định tại khoản 5 hoặc
thực hiện theo phương pháp quy định tại khoản 6 điều này. -
Khả năng thay thế về cung: là việc các doanh nghiệp
đang sản xuất, kinh doanh một loại hàng hoá, dịch vụ
có khả năng gia tăng sản lượng, số lượng bán hoặc các
doanh nghiệp khác bắt đầu hoặc chuyển sang sản
xuất, kinh doanh sản phẩm đó trong thời gian dưới 06
tháng mà không có sự tăng lên đáng kể về chi phí nếu
giá cả của hàng hoá, dịch vụ đó tăng lên từ 5% đến 10%.
3. Cách xác định thị trường địa lý liên quan -
Khu vực địa lý cụ thể:
Có các sản phẩm có thể thay thế cho nhau k5 Đ4 NĐ 35 + Đặc tính + Mục đích sử dụng + Giá cả
Cùng điều kiện cạnh tranh tương tự
+ Thị trường có nhiều doanh nghiệp cùng cạnh
tranh đối với sản phẩm có tính đồng nhất
+ Chế độ, chính sách pháp luật + Thông tin thị trường
+ Điều kiện DN xuất hoặc gia nhập ngành
Có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận
+ Khác biệt về khoảng cách địa lý
+ Rào cản gia nhập thị trường -
Khu vực địa lý được coi là có điều kiện cạnh tranh
tương tự và khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý
lân cận nếu thoả mãn một trong các tiêu chí sau đây:
Chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển olamf
giá của hàng hoá, dịch vụ tăng không quá 10%;
Có sự hiện diện. của một trong các rào cản gia
nhập, mở rộng thị trường quy định tại Điều 8 của nghị định này. 4. Xác định thị phần
Thị phần= doanh thu bán ra/ doanh số mua vào của DN
đối với 1 loại HH-DV : tổng doanh thu/ doanh số mua vào
của tất cả các DN kinh doạnh loại HH-DV đó trên TTLQ theo tháng, quý, năm
5. Nguyên tắc xử lý đối với thoả thuận hạn chế cạnh tranh (đ12 LCT) - Cấm tuyệt đối (1):
Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh
nghiệp khác phát triển kinh doanh.
Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh
nghiệp không phải là các bên của thoả thuận.
Thông đồng để một hoặc các bên tham gia thoả
thuận thắng thấu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ. - Cấm tuyệt đối (2):
Các thoả thuận nói trên bị Luật cạnh tranh cấm
trong mọi trường hợp mà không cần căn cứ vào thị
phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia.
Không áp dụng miễn trừ đối với các thoả thuận trên -
Cấm có chọn lọc: cấm có chọn lọc áp dụng đối với các
thoả thuận hạn chế cạnh tranh không phải là các thoả
thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối nêu trên:
(1) thoả thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại
các khoản 1,2,3 Điều 11 của Luật này.
(3) thoả thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại
các khoản 7,8,9,10 và 11 Điều 11 của Luật này khi
thoả thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây
tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể thị trường.
(4) thoả thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong
cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối
với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định quy định
tại các k1,2,3,7,8,9,10 và 11 Điều 11 của Luật này
khi thoả thuận đó gây tác động hoặc có khả năng
gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
6. Xác định vị trí thống lĩnh thị trường (1) -
Theo Điều 24 LCT, một doanh nghiệp được coi là có vị
trí thống lĩnh thị trường nếu:
Có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan
Có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo
quy định tại Điều 26 của luật này -
Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị
trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh
tranh một cách đáng kể và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên
trên thị trường liên quan;
b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên
trên thị trường liên quan;
c) Bốn doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85%
trở lên trên thị trường liên quan;
d) Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ
85% trở lên trên thị trường liên quan. -
Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy
định tại khoản 2 Điều 24 không bao gồm doanh nghiệp
có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan. II. Câu hỏi
1. Phân biệt chính sách miễn trừ & chính sách khoan hồng - Về mục đích:
Đối với miễn trừ: Theo thông lệ quốc tế, các trường
hợp miễn trừ được xây dựng dựa trên nguyên tắc
lập luận hợp lý (rule of reason), theo đó, nguyên tắc
đánh giá tính bất hợp pháp của một thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh trên cơ sở cân nhắc giữa các tác
động tích cực và tiêu cực, đặc biệt là tác động thúc
đẩy cạnh tranh và tác động hạn chế cạnh tranh
hoặc giữa tác động hạn chế cạnh tranh với hiệu quả
hay lợi ích kinh tế mà hành vi thỏa thuận mang lại.
Xét về bản chất, khi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
đã cấu thành đủ các dấu hiệu để kết luận là vi phạm
luật cạnh tranh, tuy nhiên, nếu lợi ích đối với nền
kinh tế và người tiêu dùng mà thỏa thuận đó có thể
mang lại cao hơn tác động hạn chế cạnh tranh thì
thỏa thuận đó có thể được cơ quan cạnh tranh cho phép thực hiện.
Hiện nay, tại Việt Nam theo quy định mới của LCT
2018, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm sẽ
được miễn trừ có thời hạn nếu nó có lợi cho người
tiêu dùng và đáp ứng một trong bốn điều kiện sau đây:
(1) Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ,
nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;
(2) Tăng cường sức cạnh tranh của DN Việt Nam
trên thị trường quốc tế; (3) Thúc đẩy việc áp dụng
thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ
thuật của chủng loại sản phẩm;
(4) Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng,
giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến
giá và các yếu tố của giá. Như vậy, mục đích hướng
tới khi xây dựng cơ chế miễn trừ cho các thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh bị cấm là thúc đẩy cạnh tranh
trên thị trường, bên cạnh đó còn mang đến lợi ích cho người tiêu dùng.
Đối với chính sách khoan hồng: Trên một phương
diện khác so với miễn trừ, CSKH được xây dựng
nhằm thu hút tham gia khai báo, hợp tác của các
thành viên trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, từ
đó khiến cho những thỏa thuận bất chính được đưa
ra ánh sáng và xử lý theo quy định. Điều này cho
thấy CSKH và cơ chế miễn trừ được thiết kế với mục
đích hoàn toàn khác biệt: một bên hỗ trợ công tác
phát hiện và điều tra, xử lý các hành vi vi phạm,
một bên thúc đẩy lợi ích của kinh tế và quyền lợi cho người tiêu dùng. -
Thời điểm áp dụng và thủ tục
Thủ tục miễn trừ và CSKH mang bản chất của thủ tục
hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật
cạnh tranh. Do vậy, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
hưởng quyền miễn trừ hoặc hưởng quyền khoan hồng
không mặc nhiên được áp dụng khi thỏa mãn các điều
kiện do luật định về mặt nội dung mà bắt buộc phải
nhận được quyết định chấp thuận của cơ quan quản lý cạnh tranh (CQQLCT).
Cụ thể, để được hưởng chính sách miễn trừ thì các
thành viên dự định tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh bị cấm phải tiến hành nộp hồ sơ đề nghị hưởng
miễn trừ cho CQQLCT có thẩm quyền. Căn cứ trên hồ
sơ đề nghị hưởng miễn trừ, CQQLCT ra quyết định chấp
thuận hoặc quyết định không chấp thuận cho các bên
được hưởng miễn trừ. Theo đó, các bên tham gia thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh đáp ứng điều kiện được
hưởng miễn trừ chỉ được thực hiện thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh sau khi có quyết định hưởng miễn trừ. Điều
cho thấy chính sách miễn trừ bắt đầu xác lập trước khi
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đưa vào hoạt động.
Trong khi đó, doanh nghiệp (DN) đã hoặc đang tham
gia với vai trò là một bên của thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh muốn xin hưởng khoan hồng phải tiến hành liên
hệ với CQQLCT để khai báo và xin được miễn, giảm
mức phạt tiền theo CSKH. Qua đó, chúng ta thấy rằng
CSKH lại đặt ra đối với những thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh đã được xây dựng và vận hành, khi mà có thành
viên nào đó đứng ra khai báo về hoạt động bất chính của thỏa thuận. -
PHẠM VI LỢI ÍCH MÀ DOANH NGHIỆP NHẬN ĐƯỢC
Nếu như CSKH cho phép các DN khai báo được hưởng
quyền giảm trừ, thậm chí có thể miễn trừ hoàn toàn
hình phạt mà lẽ ra phải bị xử lý theo quy định thì ở
khía cạnh khác, chính sách miễn trừ lại đưa đến cơ hội
cho các DN có một khoảng thời hạn nhất định được
hưởng miễn trừ việc áp dụng các chế tài, trên cơ sở đó
tạo điều kiện cho các DN có thể dành thời gian tập
trung nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc
thực hiện các thỏa thuận hợp tác với các DN khác là
đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, thấy phần
thưởng mà các bên trong thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh nhận được từ CSKH tồn tại dưới 02 mức độ khác
nhau, có thể được giảm trừ hoặc miễn trừ hình phạt
tùy thuộc vào điều kiện mà DN đó thỏa mãn. Mặt khác,
CSKH không đặt ra thời hạn áp dụng, điều này được
hiểu là nếu một DN nhận được quyết định cho hưởng
CSKH thì đương nhiên nhận được quyền miễn/giảm
trên cơ sở xem xét toàn bộ quá trình hoạt động của
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đó. Trong khi đó, các
DN được hưởng chính sách miễn trừ sẽ thoát khỏi hoàn
toàn hình phạt (tức miễn trừ hoàn toàn) và quyết định
cho hưởng miễn trừ không có giá trị vĩnh viễn, chúng
luôn có giá trị trong một thời hạn nhất định (trong
quyết định cho hưởng miễn trừ luôn xác định thời hạn
cho hiệu lực) hoặc có thể được xem xét lại và có thể bị
bãi bỏ theo quy định của pháp luật.
2. Phân biệt thỏa thuận ngăn cản doanh nghiệp khác tham
gia thị trường và thỏa thuận tại khoản 9 điều 11. -
Thỏa thuận ngăn cản không cho doanh nghiệp khác
tham gia thị trường có thể hiểu là việc thống nhất
không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa
thuận (tẩy chay) hoặc cùng hành động dưới các hình
thức như yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình
không mua, bán hàng hóa, không sử dụng dịch vụ của
doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận; mua, bán
hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp
không tham gia thỏa thuận không thể tham gia thị trường liên quan. -
Thỏa thuận ngăn cản không cho doanh nghiệp khác
phát triển kinh doanh có thể hiểu là việc thống nhất
không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa
thuận (tẩy chay) hoặc cùng hành động dưới các hình
thức như: yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ các nhà phân phối,
các nhà bán lẻ đang giao dịch với mình phân biệt đối
xử khi mua, bán hàng hóa của doanh nghiệp không
tham gia thỏa thuận theo hướng gây khó khan cho
việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp này; mua,
bán hàng hóa, dịch vụ với đủ mức giá đủ để doanh
nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể mở rộng
quy mô kinh doanh… khác với trường hợp trên (đối
tượng bị tác động là các doanh nghiệp chưa gia nhập
thị trường), đối tượng bị tác động trong trường hợp này
là các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường liên quan. -
Như vậy, loại thỏa thuận này được áp dụng với các
doanh nghiệp đang muốn gia nhập thị trường hoặc
phát triển kinh doanh không phải là các bên của thỏa
thuận bằng cách tẩy chay hoặc phong tỏa mạng lưới
phân phối, tiêu thụ hoặc nguồn cung cấp hàng hóa của
mình hoặc thống nhất tăng giá mua hoặc giảm giá bán
hàng hóa và chấp nhận giảm lợi nhuận(thậm chí không
có lợi nhuận) nhằm ngăn chặn các doanh nghiệp khác
gia nhập thị trường hoặc mở rộng thị phần. -
Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham
gia thỏa thuận: về bản chất đây chính là một hình thức
của thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh
nghiệp khác tham gia thị trường phát triển kinh doanh
được tách ra thành một loại thỏa thuận riêng được quy
định tài khoản 9 điều 11 LCT 2018. Muc đích của loại
thỏa thuận này chính là để ngăn cản, kìm hãm, không
cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triền kinh doanh.
3. Phân biệt thỏa thuận tại khoản 3 và khoản 10 điều 11 luật cạnh tranh -
Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối
lượng sản xuất, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
đây là loại thỏa thuận trong đó các bên thống nhất
cắt, giảm số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan
so với trước đó; hoặc thống nhất ấn định lượng, khối
lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường. -
Việc kiểm soát hay hạn chế này thùng làm bóp méo
nguồn cung trên thị trường, tạo ra sự khan hiếm giả
tạo và đẩy giá hàng hóa lên cao, gây thiệt hại cho
người tiêu dùng, cũng giống như thỏa thuận ẩn định
giá, về bản chất, loại thỏa thuận này có tác động hạn
chế cạnh trạnh đáng kể và thường bị cấm triệt đẻ theo
pháp luật của các nước. -
Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm: về
bản chất, đây chính là một hình thức của thỏa thuận
ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác
tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh được
tách ra thành một loại thỏa thuận riêng đươc quy định
tại khoản 10 Điều 11. Mục đích của loại thỏa thuận này
chính là để ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh
nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh
doanh. Tuy nhiên, thỏa thuận này khác với loại thỏa
thuận quy định tại khoản 9 Điều 11 ở chỗ , nếu như
thỏa thuận quy định tại khoản 9 Điều 11 là thỏa thuận
không giao dịch thì thỏa thuận thì thỏa thuận quy định
tại khoản 10 Điều 11 là thỏa thuận hạn chế thị trường
tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung
ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
4. Hành vi nào sau đây không bị cấm? chọn và giải thích vì sao?
a. TT cùng TTLQ về việc không giao dịch với doanh
nghiệp không tham gia giao dịch với các doanh nghiệp
không tham gia thỏa thuận biết thị phần kết hợp của thị phần tham gia =4.5% -
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được coi là không gây
ra hoặc không có khả năng gây tác động hạn chế cạnh
tranh một cách đáng kể nếu thuộc một trong các trường hợp sau: -
Đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trên cùng thị trường liên quan, khi thị phần kết
hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận nhỏ hơn 5%.
b. Thỏa thuận ấn định giá của 5 doanh nghiệp cùng thị trường liên quan.
c. Thỏa thuận phân chia khách hàng giữa 6 doanh nghiệp
cùng thị trường liên quan.
d. Thỏa thuận loại bỏ doanh nghiệp khác khỏi thị trường.
5. Ngoài các tiêu chí đặc tính, mục đích sử dụng còn tiêu chí
nào có thể sử dụng đánh giá tiêu chí hàng hóa có thể
thay thế cho nhau không? (nhu cầu của khách hàng)
hàng hóa dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về
giá cả khi giá của hàng hóa, dịch vụ chênh lệch nhau
không quá 5% trong điều kiện giao dịch tương tự.
6. Để xác định thị trường liên quan thì ngoài đặc tính, mục
đích sử dụng và giá cả còn có những tiêu chí nào khác để
xác định hay không? Thị trường địa lý liên quan là khu
vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ
được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện
cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các
khu vực địa lý lân cận.
7. Chứng minh tại sao phải xác định thị trường liên quan? -
Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 luật cạnh tranh 2018 có
quy định về giải thích từ ngữ: Thị trường liên quan là
thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế
cho nhau về đặc tinh, mục đích sử dụng và giá cả
trong khu vực địa lý cụ thể có các điều kiện cạnh tranh
tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận. -
Như vậy, có thể thấy việc xác định thị trường liên quan
có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình xử lý vụ việc cạnh tranh. -
Thứ nhất, xác định thị trường liên quan là công việc
đầu tiên để xác định thị phần của từng doanh nghiệp
trong vụ việc cạnh tranh. Tại Việt Nam, việc xác định
thị trường liên quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng
khi mà pháp luật cạnh tranh thường sử dụng tiêu chí
thị phần làm cơ sở để áp dụng các quy định cấm. Thị
phần là cơ sở để xác định liệu các doanh nghiệp tham
gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có bị cấm thực hiện
đó hay không; xác định vị trí thống lĩnh thị trường của
doanh nghiệp/ nhóm doanh nghiệp; xác định trường
hợp tập trung kinh tế bị cấm và trường hợp các doanh
nghiệp tập trung kinh tế cần phải thông báo cho Cục
quản lý Cạnh tranh trước khi tiến hành. -
Thứ hai, xác định thị trường liên quan là cơ sở quan
trọng để xác định hai doanh nghiệp phải là đối thủ
cạnh tranh của nhau hay không. Các doanh nghiệp chỉ
có thể là đối thủ cạnh tranh của nhau nếu những
doanh nghiệp này cùng hoạt động trên cùng một thị trường liên quan. -
Thứ ba, xác định thị trường liên quan giúp cho việc xác
định mức độ gây hạn chế cạnh tranh do hành vi vi
phạm các quy định của Luật Cạnh tranh gây ra.
8. Phân biệt k5, k6 Dd44 luật cạnh tranh? -
Sự khác biệt giữa 2 khoản theo Luật cạnh tranh là:
Khoản 5: trường hợp các DN rơi vào ngưỡng thông
báo việc TTKT tại Điều 31 LCT thì các DN có nghĩa
vụ phải thông báo việc TTKT. Lúc này các DN sẽ nộp
hồ sơ để UBCTQG thẩm định, tuy nhiên sau khi
thẩm định chính thức bị rơi vào TH quy định tại Đ30
và UBCTQG đã ra quyết định về TTKT này bị cấm
nhưng DN vẫn thực hiện thì việc tập trung kinh tế
trong trường hợp này sẽ vi phạm vào khoản 5 DD44 LCT.
Khoản 6: trường hợp các DN không rơi vào ngưỡng
phải thông báo việc tập trung kinh tế tại Dd31,
nhưng trên thực tế, việc TTKT này bằng một phương
thức nào đó vẫn gây hạn chế cạnh tranh 1 cách
đáng kể theo như DD30 LCT thì TH này sẽ vi phạm vào K6 DD44 LCT.
9. Tập trung kinh tế có được hưởng miễn trừ hay không? Vì sao? -
Không. Vì nếu việc TTKT có khả năng gây tác động hạn
chế cạnh tranh 1 cách đáng kể nhưng có khả năng
đem lại lợi ích hoặc có tác động tích cực nhiều hơn cho
nền kinh tế sẽ được cho phép thực hiện nếu các DN
đáp ứng 1 hoặc 1 số điều kiện được quy định tại DD42
LCT 2018. Tuy nhiên, đây không thể xem là trường hợp
miễn trừ vì nếu các DN không thực hiện và đáp ứng
các yêu cầu mà UBCTQG đưa ra theo quyết định tại
DD42 LCT 2018, thì sẽ không được thực hiện việc TTKT
khác với quy định trong trường hợp được miễn trừ tại Đ19 LCT 2004.
10. Có phải mọi trường hợp tập trung kinh tế đều phải thông báo hay không? -
Không. Chỉ các TH TTKT rơi vào ngưỡng phải thông báo
việc TTKT tại Đ33 LCT thì mới có nghĩa vụ phải thông
báo, nếu không rơi vào các TH được quy định tại điều
này thì các DN không cần phải thông báo việc TTKT.
11. Có phải mọi trường hợp TTKT đều phải thẩm định 2 lần hay không? -
Không. Vì căn cứ theo quy định tại K2 và K3 Đ36 LCT,
có 2 trường hợp chỉ cần thẩm định 1 lần:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ
TBTTKT đầy đủ, hợp lệ, nếu UBCTQG đưa ra thông
báo kết quả thẩm định sơ bộ việc TTKT được thực
hiện thì các DN được chính thức thực hiện việc TTKT
mà không cần phải thẩm định lần 2 (thẩm định chính thức)
Nếu sau khi kết thúc thời hạn quy định tại K2 Đ36
LCT mà UBCTQG chưa ra thông báo kết quả thẩm
định sơ bộ thì việc TTKT được thực hiện và UBCTQG
không được ra thông báo với nội dung quy định việc
phải thẩm định lại lần 2
Vậy, việc TTKT không phải thẩm định 2 lần là
thẩm định sơ bộ và thẩm định chính thức nếu
việc TTKT rơi vào các TH nêu trên.
12. Quyết định giải quyết vụ việc dân sự có thể giải quyết
theo thủ tục giám đốc thẩm hay không?
13. Quyết định hủy phán quyết trọng tài của tòa án có phải là việc dân sự không?
14. Quy định hủy phán quyết trọng tài không được kháng cáo
kháng nghị được quy định tại văn bản nào?
15. Tại khoản 1 Điều 68 có phải khi hủy phán quyết trọng tài
đều là do lỗi trọng tài viên hay không?