Luật Tố Tụng Hình sự môn Luật Hình Sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Luật Tố Tụng Hình sự môn Luật Hình Sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm Luật tố tụng hình sự Việt Nam
Là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử và thi hành án hình sự.
Theo luật hình sự Việt Nam, hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản bị coi là
tội phạm cướp tài sản và người phạm tội này có thể bị xử phạt đến tử hình...
Theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, làm thế nào để xác định được người đó có phải
là người phạm tội không và hành vi đó có phải là hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm
đoạt tài sản không, phải thông qua các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
Ví dụ: TT đi bắt ếch thì phát hiện dưới lùm cây rậm giữa cánh đồng một bao đựng
những mảnh tử thi người và báo cho Cơ quan điều tra.
Theo bạn, nhận được tin báo các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải làm gì?
1. Cơ quan điều tra phải:
* Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi... để xác định có dấu hiệu của tội
phạm hay không?
* Ra quyết định sự để có cơ sở tiến hành các hoạt động điều tra khởi tố vụ án hình
nhằm xác định: người phạm tội, người bị hại...
* Cơ quan điều tra tiến hành thu thập chứng cứ và thấy rằng:
+Người bị hại là A(40 tuổi) sống độc thân ở khu tập thể X;
+ Bà B ở cùng khu khai rằng, vào đêm A mất tích có một người đàn ông lạ vào nhà
A và khi trở ra có mang theo một túi xách;
+ Chủ quán c báo cho cơ quan điều tra biết, trước ngày A mất tích A có vào quán
uống nước với một người đàn ông và một người đàn bà. Người đàn ông có đặc điểm
trùng với người đàn ông vào khu tập thể X.
* Sau khi thu thập được những thông tin trên, Cơ quan điều tra vạch kế hoạch và
phương hướng điều tra: Tìm người đàn ông và người đàn bà có biểu hiện nghi vấn.
Người đàn bà (là H) đã ra trình báo và khai với Cơ quan điều tra về hành vi phạm
tội của mình (tự thú hay đầu thú?): Theo kế hoạch, H sẽ làm quen với A rồi cùng
bạn tình là M giết A để cướp tài sản. H thuê nhà và hẹn A đến. Khi hai người đang
quan hệ với nhau, H bất ngờ dùng thắt lưng quàng vào cổ A để M siết cổ nạn nhân
cho đến chết. Sau đó, M chặt xác nạn nhân và cho vào bao tải, vứt ra bụi cây giữa
cánh đồng còn H chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.
* Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can H và M, đồng thời ra lệnh truy nã
M.
* Khi bắt được M, Cơ quan điều tra sẽ tiến hành các hoạt động điều tra:
+ Hỏi cung;
+ Khám xét;
+ Thực nghiệm điều tra..
* Khi có đủ chứng cứ, Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị Viện kiểm
sát truy tố H và M.
2. Sau khi nhận được bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố, Viện kiểm sát phải:
* Nghiên cứu hồ sơ.
* Nếu thấy đủ điều kiện truy tố sẽ ra bản cáo trạng và N chuyển hồ sơ vụ án sang
Tòa án.
3. Sau khi nhận được bản cáo trạng và hồ sơ vụ án, Tòa án sẽ:
* và tuyên án với H và M. Xét xử sơ thẩm
* Sau khi tuyên án sơ thẩm, các bị cáo có quyền kháng cáo; Viện kiểm sát có quyền
kháng nghị. Nếu có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ xét xử lại vụ
án.
* Sau khi xét xử, Tòa án cấp tuyên y án sơ thẩm: Xử phạt H tù chung phúc thẩm
thân; xử phạt M tử hình về hai tội: Giết người và cướp tài sản. (Bản án hình sự phúc
thẩm có hiệu lực ngay sau khi tuyên án).
+ H phải chấp hành hình phạt trong trại giam;
+ M, về nguyên tắc án có hiệu lực pháp luật phải được đưa ra thi hành trừ án tử hình
phải có thủ tục kiểm tra lại trước khi thi hành. Chủ thể có quyền kiểm tra lại án tử
hình đã có hiệu lực là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao.
Nếu hai chủ thể này không kháng nghị thì M có quyền làm đơn xin Chủ tịch nước
ân giảm án. Chỉ khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm thì Chánh án Tòa án đã xét
xử sơ thẩm mới ra quyết định thi hành án tử hình và bị cáo mới bị đưa ra pháp
trường hành quyết (bằng tiêm thuốc độc).
LƯU Ý
1) Nếu không có kháng cáo, kháng nghị - THI HÀNH ÁN Nếu bị cáo không đồng ý
với bản án sơ thẩm thì có quyền kháng cáo. Khi đó, Tòa án buộc phải mở phiên tòa
phúc thẩm. Với bản án phúc thẩm bị cáo không có quyền kháng cáo mà chỉ có
quyền khiếu nại. Tòa án sẽ chỉ trả lời khiếu nại chứ không mở phiên tòa.
2). Nếu có kháng cáo, kháng nghị? - XÉT XỬ PHÚc THẨM . THI HÀNH ÁN
3) Nếu có tình tiết mới hoặc có sự vi phạm nghiêm trọng những quy định của Luật
Hình sự hoặc Luật Tố tụng hình sự?
A và B là hai anh em ở chung nhà. Một hôm, vì bực tức A đã cầm đũa đập một cái
vào đầu B. Bị đánh, b uất ức bỏ nhà đi. Vài ngày sau, Uỷ ban nhân dân xã nạo vét
mương phát hiện từ thi có giới tính và lứa tuổi như B nên đã báo với cơ quan điều
tra. Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can A về tội giết
người và người bị hại là B. Tòa án sơ thẩm đã xử phạt A hai mươi năm tù. A không
kháng cáo vì không biết mình có quyền đó. A thi hành án được ba năm thì một
người hàng xóm của A đi đám cưới về đưa tin: B còn sống và đang làm thuê cho
một lò vịt ở Sóc Trăng, Làm thế nào để khẳng định là A vô tội khi đang có một bản
án khẳng định A phạm tội giết người?
- GIAI ĐOẠN ĐẶC BIỆT: GIÁM ĐỐC THẨM HOẶC TÁI THẨM
1.2. Ý nghĩ của việc nghiên cứu Luật Tố tụng hình sự
- Nắm được quá trình giải quyết vụ án hình sự
- Nắm được quyền và nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến
hành tố tụng và những người tham gia tố tụng;
- Bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phạm tội, tránh làm oan hoặc bỏ lọt tội
phạm...
1.3. Đặc điểm của Luật Tố tụng hình
- Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng hình sự Việt Nam là những quan hệ xã hội
phát sinh giữa các chủ thể khác nhau trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
và thi hành án hình sự.
- Phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng hình sự Việt Nam là phương pháp quyền
uy và phương pháp phối hợp - chế Ước.
Cơ quan tiến hành tố tụng
Người tiến hành tố tụng
Người tham gia tố tụng
* Phương pháp phối hợp - chế ước chủ yếu điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ
quan tiến hành tố tụng với nhau. Các cơ quan này (ĐT-TT-XX) phải phối hợp với
nhau để chứng minh tội phạm, nhưng cũng phải chế ước nhau để không làm sai.
Ví dụ:
- Cơ quan điều tra ra lệnh bắt, nhưng nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn?
- Tòa án ra bản án, nhưng nếu Viện kiểm sát kháng nghị?
- Tòa án muốn xét xử, nhưng nếu Viện kiểm sát không truy tố?...
* Phương pháp quyền uy điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng với
người tham gia tố tụng.
? Bạn hãy cho biết những phương pháp có thể được sử dụng để điều chỉnh mối
quan hệ giữa Cơ quan điều tra với người làm chứng trong tố tụng hình sự?
+ Phối hợp: Người làm chứng cung cấp chứng cứ để Cơ quan điều tra đánh giá xem
có hành vi phạm tội xảy ra hay không?...
+ Quyền uy?
Ví dụ: Cơ quan điều tra muốn lấy lời khai của người làm chứng thì phải?
- Tống đạt giấy triệu tập người làm chứng; Trong giấy triệu tập phải ghi rõ: Mấy giờ
phải có mặt; Có mặt ở đâu?Nếu vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào? (dẫn giải)...
1.4. Các giai đoạn tố tụng hình sự
-Khởi tố
-Điều tra
-Truy tố
-Xét xử sơ thẩm
-Xét xử phúc thẩm
-Thi hành án
-Xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
? Bạn hãy cho biết, cơ sở phân quá trình tố tụng thành các giai đoạn khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án? Vì:
? Thẩm phán có thể được xem xét vụ án ngay từ giai đoạn điều tra để nắm chắc diễn
biến của các vụ án phức tạp (Vũ Xuân Trường; Khánh Trắng; Tân Trường Sanh;
Trương Văn Cam; Lã Thị Kim Oanh...), vậy Thẩm phán có phải là chủ thể của giai
đoạn điều tra không? Tại sao?
1- Mỗi giai đoạn có những chủ thể riêng
Ví dụ: Chủ thể của giai đoạn điều tra? truy tố?
? Theo bạn, Hội đồng xét xử có quyền hỏi cung bị cáo không? Tại sao?
2- Mỗi giai đoạn có hành vi tố tụng riêng
Ví dụ: Hỏi cung chỉ diễn ra trong giai đoạn điều tra và chỉ áp dụng đối với bị can.
Trong giai đoạn xét xử không gọi là hỏi cung mà gọi là
• 3 - Mỗi giai đoạn có nhiệm vụ riêng
• Ví dụ: Giai đoạn xem xét vụ án lần đầu là giai đoạn?
• Giai đoạn có nhiệm vụ đưa bản án ra thi hành là giai đoạn?
• ? Bạn hãy cho biết, đoạn trích sau đây có chỗ nào không đúng:
• "Hôm nay, Tòa án nhân dân tỉnh X mở phiên tòa công khai xét xử Trương bị can
Văn Cam cùng đồng bọn..."? #Sửa Bị can thành Bị cáo
? Theo bạn, quyết định khởi tố bị can xuất hiện trong giai đoạn nào? Bản cáo
trạng xuất hiện trong giai đoạn nào?
Bản cáo trạng xuất hiện trong giai đoạn nào?
4- Mỗi giai đoạn có văn bản tố tụng riêng
? Bạn hãy chứng minh điều tra là một giai đoạn tố tụng hình sự độc lập.
| 1/4

Preview text:

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm Luật tố tụng hình sự Việt Nam
Là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử và thi hành án hình sự.
Theo luật hình sự Việt Nam, hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản bị coi là
tội phạm cướp tài sản và người phạm tội này có thể bị xử phạt đến tử hình...
Theo luật tố tụng hình sự Việt Nam, làm thế nào để xác định được người đó có phải
là người phạm tội không và hành vi đó có phải là hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm
đoạt tài sản không, phải thông qua các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
Ví dụ: TT đi bắt ếch thì phát hiện dưới lùm cây rậm giữa cánh đồng một bao đựng
những mảnh tử thi người và báo cho Cơ quan điều tra.
Theo bạn, nhận được tin báo các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải làm gì?
1. Cơ quan điều tra phải:
* Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi... để xác định có dấu hiệu của tội phạm hay không?
* Ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để có cơ sở tiến hành các hoạt động điều tra
nhằm xác định: người phạm tội, người bị hại...
* Cơ quan điều tra tiến hành thu thập chứng cứ và thấy rằng:
+Người bị hại là A(40 tuổi) sống độc thân ở khu tập thể X;
+ Bà B ở cùng khu khai rằng, vào đêm A mất tích có một người đàn ông lạ vào nhà
A và khi trở ra có mang theo một túi xách;
+ Chủ quán c báo cho cơ quan điều tra biết, trước ngày A mất tích A có vào quán
uống nước với một người đàn ông và một người đàn bà. Người đàn ông có đặc điểm
trùng với người đàn ông vào khu tập thể X.
* Sau khi thu thập được những thông tin trên, Cơ quan điều tra vạch kế hoạch và
phương hướng điều tra: Tìm người đàn ông và người đàn bà có biểu hiện nghi vấn.
Người đàn bà (là H) đã ra trình báo và khai với Cơ quan điều tra về hành vi phạm
tội của mình (tự thú hay đầu thú?): Theo kế hoạch, H sẽ làm quen với A rồi cùng
bạn tình là M giết A để cướp tài sản. H thuê nhà và hẹn A đến. Khi hai người đang
quan hệ với nhau, H bất ngờ dùng thắt lưng quàng vào cổ A để M siết cổ nạn nhân
cho đến chết. Sau đó, M chặt xác nạn nhân và cho vào bao tải, vứt ra bụi cây giữa
cánh đồng còn H chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.
* Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can H và M, đồng thời ra lệnh truy nã M.
* Khi bắt được M, Cơ quan điều tra sẽ tiến hành các hoạt động điều tra: + Hỏi cung; + Khám xét;
+ Thực nghiệm điều tra..
* Khi có đủ chứng cứ, Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị Viện kiểm sát truy tố H và M.
2. Sau khi nhận được bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố, Viện kiểm sát phải: * Nghiên cứu hồ sơ.
* Nếu thấy đủ điều kiện truy tố sẽ ra bản cáo trạng và N chuyển hồ sơ vụ án sang Tòa án.
3. Sau khi nhận được bản cáo trạng và hồ sơ vụ án, Tòa án sẽ:
* Xét xử sơ thẩm và tuyên án với H và M.
* Sau khi tuyên án sơ thẩm, các bị cáo có quyền kháng cáo; Viện kiểm sát có quyền
kháng nghị. Nếu có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ xét xử lại vụ án.
* Sau khi xét xử, Tòa án cấp phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm: Xử phạt H tù chung
thân; xử phạt M tử hình về hai tội: Giết người và cướp tài sản. (Bản án hình sự phúc
thẩm có hiệu lực ngay sau khi tuyên án).
+ H phải chấp hành hình phạt trong trại giam;
+ M, về nguyên tắc án có hiệu lực pháp luật phải được đưa ra thi hành trừ án tử hình
phải có thủ tục kiểm tra lại trước khi thi hành. Chủ thể có quyền kiểm tra lại án tử
hình đã có hiệu lực là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nếu hai chủ thể này không kháng nghị thì M có quyền làm đơn xin Chủ tịch nước
ân giảm án. Chỉ khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm thì Chánh án Tòa án đã xét
xử sơ thẩm mới ra quyết định thi hành án tử hình và bị cáo mới bị đưa ra pháp
trường hành quyết (bằng tiêm thuốc độc). LƯU Ý
1) Nếu không có kháng cáo, kháng nghị - THI HÀNH ÁN Nếu bị cáo không đồng ý
với bản án sơ thẩm thì có quyền kháng cáo. Khi đó, Tòa án buộc phải mở phiên tòa
phúc thẩm. Với bản án phúc thẩm bị cáo không có quyền kháng cáo mà chỉ có
quyền khiếu nại. Tòa án sẽ chỉ trả lời khiếu nại chứ không mở phiên tòa.
2). Nếu có kháng cáo, kháng nghị? - XÉT XỬ PHÚc THẨM . THI HÀNH ÁN
3) Nếu có tình tiết mới hoặc có sự vi phạm nghiêm trọng những quy định của Luật
Hình sự hoặc Luật Tố tụng hình sự?
A và B là hai anh em ở chung nhà. Một hôm, vì bực tức A đã cầm đũa đập một cái
vào đầu B. Bị đánh, b uất ức bỏ nhà đi. Vài ngày sau, Uỷ ban nhân dân xã nạo vét
mương phát hiện từ thi có giới tính và lứa tuổi như B nên đã báo với cơ quan điều
tra. Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can A về tội giết
người và người bị hại là B. Tòa án sơ thẩm đã xử phạt A hai mươi năm tù. A không
kháng cáo vì không biết mình có quyền đó. A thi hành án được ba năm thì một
người hàng xóm của A đi đám cưới về đưa tin: B còn sống và đang làm thuê cho
một lò vịt ở Sóc Trăng, Làm thế nào để khẳng định là A vô tội khi đang có một bản
án khẳng định A phạm tội giết người?
- GIAI ĐOẠN ĐẶC BIỆT: GIÁM ĐỐC THẨM HOẶC TÁI THẨM
1.2. Ý nghĩ của việc nghiên cứu Luật Tố tụng hình sự
- Nắm được quá trình giải quyết vụ án hình sự
- Nắm được quyền và nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến
hành tố tụng và những người tham gia tố tụng;
- Bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phạm tội, tránh làm oan hoặc bỏ lọt tội phạm...
1.3. Đặc điểm của Luật Tố tụng hình
- Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng hình sự Việt Nam là những quan hệ xã hội
phát sinh giữa các chủ thể khác nhau trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
- Phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng hình sự Việt Nam là phương pháp quyền
uy và phương pháp phối hợp - chế Ước.
Cơ quan tiến hành tố tụng
Người tiến hành tố tụng Người tham gia tố tụng
* Phương pháp phối hợp - chế ước chủ yếu điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ
quan tiến hành tố tụng với nhau. Các cơ quan này (ĐT-TT-XX) phải phối hợp với
nhau để chứng minh tội phạm, nhưng cũng phải chế ước nhau để không làm sai. Ví dụ:
- Cơ quan điều tra ra lệnh bắt, nhưng nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn?
- Tòa án ra bản án, nhưng nếu Viện kiểm sát kháng nghị?
- Tòa án muốn xét xử, nhưng nếu Viện kiểm sát không truy tố?...
* Phương pháp quyền uy điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng.
? Bạn hãy cho biết những phương pháp có thể được sử dụng để điều chỉnh mối
quan hệ giữa Cơ quan điều tra với người làm chứng trong tố tụng hình sự?

+ Phối hợp: Người làm chứng cung cấp chứng cứ để Cơ quan điều tra đánh giá xem
có hành vi phạm tội xảy ra hay không?... + Quyền uy?
Ví dụ: Cơ quan điều tra muốn lấy lời khai của người làm chứng thì phải?
- Tống đạt giấy triệu tập người làm chứng; Trong giấy triệu tập phải ghi rõ: Mấy giờ
phải có mặt; Có mặt ở đâu?Nếu vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào? (dẫn giải)...
1.4. Các giai đoạn tố tụng hình sự -Khởi tố -Điều tra -Truy tố -Xét xử sơ thẩm -Xét xử phúc thẩm -Thi hành án
-Xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
? Bạn hãy cho biết, cơ sở phân quá trình tố tụng thành các giai đoạn khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án? Vì:

? Thẩm phán có thể được xem xét vụ án ngay từ giai đoạn điều tra để nắm chắc diễn
biến của các vụ án phức tạp (Vũ Xuân Trường; Khánh Trắng; Tân Trường Sanh;
Trương Văn Cam; Lã Thị Kim Oanh...), vậy Thẩm phán có phải là chủ thể của giai
đoạn điều tra không? Tại sao?
1- Mỗi giai đoạn có những chủ thể riêng
Ví dụ: Chủ thể của giai đoạn điều tra? truy tố?
? Theo bạn, Hội đồng xét xử có quyền hỏi cung bị cáo không? Tại sao?
2- Mỗi giai đoạn có hành vi tố tụng riêng
Ví dụ: Hỏi cung chỉ diễn ra trong giai đoạn điều tra và chỉ áp dụng đối với bị can.
Trong giai đoạn xét xử không gọi là hỏi cung mà gọi là
• 3 - Mỗi giai đoạn có nhiệm vụ riêng
• Ví dụ: Giai đoạn xem xét vụ án lần đầu là giai đoạn?
• Giai đoạn có nhiệm vụ đưa bản án ra thi hành là giai đoạn?
• ? Bạn hãy cho biết, đoạn trích sau đây có chỗ nào không đúng:
• "Hôm nay, Tòa án nhân dân tỉnh X mở phiên tòa công khai xét xử bị can Trương
Văn Cam cùng đồng bọn..."? #Sửa Bị can thành Bị cáo
? Theo bạn, quyết định khởi tố bị can xuất hiện trong giai đoạn nào? Bản cáo
trạng xuất hiện trong giai đoạn nào?
Bản cáo trạng xuất hiện trong giai đoạn nào?
4- Mỗi giai đoạn có văn bản tố tụng riêng
? Bạn hãy chứng minh điều tra là một giai đoạn tố tụng hình sự độc lập.