Lý luận chung về lạm phát môn Kinh tế vĩ mô
Lý luận chung về lạm phát môn Kinh tế vĩ mô với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
I.
Lý luận chung về lạm phát 1. Khái niệm
Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng
hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó.
Ví dụ: Giá xăng từ đầu năm 2022 đến giữa năm 2022 đã tăng 12 lần, trong đó, tổng
cộng xăng E5RON92 đã tăng 7.967 đồng/lít; xăng RON95-III đã tăng 8.505 đồng/lít
trong năm 2022 (số liệu tính đến ngày 13/6/2022).
Ngoài ra, bên cạnh cách hiểu về lạm phát trong một quốc gia thì theo một nghĩa khác,
lạm phát còn có thể hiểu ngoài phạm vi một quốc gia. Cụ thể, so với quốc gia khác,
lạm phát được coi là sự giảm giá trị tiền tệ của quốc gia này so với loại tiền tệ của quốc gia khác.
2. Nguyên nhân gây ra lạm phát
a. Lạm phát do cầu kéo:
Xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tự nhiên.
Khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về
giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến
sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về
cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là "lạm phát do cầu kéo".
Lạm phát do cầu kéo
( Nguồn: Giáo trình Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân )
b. Lạm phát do chi phí đẩy:
Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ
nền kinh tế ( như tiền lương tăng, giá cả yếu tố đầu vào ( điện, xăng , nước,…) tăng
lên…) làm cho tổng cung giảm, đường tổng cung dịch sang trái, trạng thái cân bằng
của nền kinh tế đạt được ở mức giá cao hơn gây ra lạm phát.
Lạm phát do chi phí đẩy
( Nguồn: Giáo trình Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân )
c.Lạm phát ỳ: là loại lạm phát tăng lên theo một tỷ lệ khá ổn định và hoàn toàn có thể tự tính trước được
Khi xảy ra lạm phát ỳ, cả đường tổng cung và đường tổng cầu cùng dịch chuyển lên
trên với tốc độ như nhau. Sản lượng luôn được duy trì ở mức tự nhiên, trong khi mức
giá tăng với một tỉ lệ ổn định theo thời gian. Lạm phát ỳ
( Nguồn: Giáo trình Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân )
d. Các nguyên nhân khác
- Lạm phát do cơ cấu: Theo xu hướng của thị trường, các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh yếu kém buộc phải tăng lương cho nhân viên, điều này khiến giá thành sản
phẩm tăng dẫn đến giá sản phẩm tăng dẫn đến phát sinh lạm phát.
- Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng, sản phẩm được thu gom để xuất khẩu,
dẫn đến lượng cung trong nước giảm. Điều này khiến mất cân bằng cung cầu trong
nước, dẫn đến phát sinh lạm phát.
- Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng dẫn đến mức giá bán hàng
hóa đó trong nước bị đội lên, khiến mức giá chung của hàng hóa trong nước tăng theo hình thành lạm phát.
- Lạm phát tiền tệ: Lượng cung tiền trong lưu thông tăng do chi tiêu của Chính Phủ
tăng được bù đắp bằng cách in tiền, ngân hàng trung ương thu mua ngoại tệ,...dẫn đến phát sinh lạm phát.
3. Một số quốc gia lạm phát và biểu hiện 3.1. Đức
Ngày 1/3, Văn phòng Thống kê liên bang Đức (Destatis) công bố số liệu sơ bộ cho
thấy, tỷ lệ lạm phát của Đức trong tháng 2/2023 tăng cao hơn so với dự báo. Destatis
cho biết, giá thực phẩm và năng lượng đã tăng mạnh kể từ khi xung đột Nga –
Ukraine nổ ra, tác động đáng kể đến tỷ lệ lạm phát ở Đức.
Ngay cả khi có các biện pháp cứu trợ từ Chính phủ Đức, giá lương thực đã tăng 21,8%
trong tháng 2/2023 so với cùng kỳ năm ngoái và tăng từ mức 20,2% trong tháng trước
đó, trong khi giá năng lượng vẫn cao hơn 19,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Do vậy, năng lượng và thực phẩm vẫn là nguyên nhân chính thúc đẩy lạm phát ở Đức.
Trong khi đó, chi phí dịch vụ tăng trung bình 4,7% so với tháng 2/2022. 3.2. Lào
Ngày 7/2/2023, Cục Thống kê Lào cho biết tỷ lệ lạm phát của nước này so với cùng
kỳ năm ngoái tiếp tục leo thang, lên tới 40,3% trong tháng 1/2023, tăng 1,03% so với
tháng 12/2022. Đây là mức lạm phát cao nhất từng được ghi nhận trong 23 năm qua tại Lào.
Chỉ số giá tiêu dùng đã tăng vọt ngoài dự đoán kể từ đầu năm ngoái. Tính chung, lạm
phát trung bình của Lào trong năm 2022 lên tới 23%, tăng mạnh so với mức 3,8% trong năm 2021.
Đây có thể là đợt lạm phát tồi tệ nhất mà Lào phải chứng kiến kể từ cuộc khủng hoảng
tài chính châu Á 1997-1998, với việc đồng kip mất giá đáng kể so với đồng baht của Thái Lan và USD.
Tỷ lệ lạm phát tại Lào
( Nguồn: Tradingeconomics.com ) 3.3. Anh
Theo công bố của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) vào ngày 22/3, tỷ lệ lạm
phát giá tiêu dùng hàng năm đã tăng lên 10,4% trong tháng 2/2023.
Hiện nay, giá thuê phòng trung bình ở London đang ở mức cao kỷ lục 952 bảng Anh
(gần 1.200 USD) mỗi tháng.
Lạm phát chung đối với thực phẩm và đồ uống không cồn ở Anh đã tăng lên 18%
trong tháng 2, mức cao nhất kể từ năm 1977.
Dữ liệu chỉ ra rằng người tiêu dùng Anh đang ngày càng thay đổi thói quen mua sắm
để tiết kiệm tiền trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng trầm
trọng. Các hộ gia đình thiếu tiền mặt đang trở nên dễ bị ảnh hưởng hơn khi tăng
trưởng tiền lương không theo kịp với tỷ lệ lạm phát và tăng giá hàng hoá lớn nhất trong 40 năm qua.
Tác động của lạm phát đến các vấn đề khác Lãi suất
● Trước tình trạng mức lạm phát cao chưa từng thấy trong 40 năm qua, Cục dự trữ
liên bang Mỹ - FED, với vai trò là NHTW của Hoa Kỳ, đã phải thực hiện nhiệm vụ
kiểm soát lạm phát ngay lập tức. Nhưng FED không thể trực tiếp thay đổi giá cả hàng
hóa mà phải can thiệp gián tiếp thông qua việc thay đổi cung tiền của nền kinh tế.
Công cụ hiệu quả nhất hiện tại cho Fed là tăng lãi suất.
● Ngày 1/2/2023 (giờ địa phương), FED đã quyết định nâng lãi suất cơ bản thêm 0,25
điểm phần trăm lên biên độ 4,5-4,75%.
Ngày 22/3, FED tăng lãi suất cho vay thêm 0,25%, nâng lãi suất tham chiếu lên mức
4,75 - 5%, mức cao nhất kể từ năm 2007. Đây là lần tăng thứ 9 liên tiếp của Ngân
hàng này kể từ tháng 3/2022.
FED nâng lãi suất lên 0,25 điểm %
( Nguồn: baotintuc.vn ) Thị trường lao động
● Chạy đua với lạm phát, tỷ lệ người Mỹ bỏ việc để tìm cơ hội mới lương tốt hơn
đang ở mức cao lịch sử. Nhu cầu tuyển dụng đang vượt quá số người tìm kiếm việc
làm. Mức lương hiện tại đang tăng nhanh chóng vì có quá ít người lao động để đáp
ứng nhu cầu của các công ty.
Thay đổi mức lương trung bình theo giờ tại Mỹ qua từng năm
( Nguồn: zingnews.vn )
● Tỉ lệ công nhân Mỹ bỏ việc đã lập kỷ lục vào đầu năm 2022. Sau khi đạt 2,9% vào
mùa xuân 2022, tỉ lệ bỏ việc đã giảm xuống còn 2,7% vào tháng 7, theo dữ liệu do Bộ Lao động công bố.
Số lượng người tìm kiếm việc làm với mức lương 20 USD/giờ đã tăng cao hơn những
người tìm kiếm 15 USD/giờ vào tháng 6-2022. Số lượng người tìm việc với lương 25
USD/giờ đã tăng 122% trong 12 tháng qua.
Áp lực bỏ việc để tìm một công việc được trả lương cao hơn đã tăng cao ở khu vực tư
nhân, nơi 3,5% lực lượng lao động rời bỏ công ty hiện tại của họ vào tháng 7.
Nhiều biển quảng cáo tuyển dụng được đặt khắp nơi trên đường phố Mỹ ( Nguồn: AL JAZEERA )
Thu nhập và chi tiêu thực tế
● Theo CNN, người lao động Mỹ đang được tăng lương với tốc độ nhanh nhất kể từ
giữa những năm 1980. Nhưng lạm phát quá nóng đã làm xói mòn thu nhập của người
lao động, khiến thu nhập thực tế giảm.
Kể từ tháng 3/2021, mức lương thực tế của người lao động không hề tăng.
Mức tăng thu nhập trung bình của người lao động qua các năm.
( Nguồn: zingnews.vn )
● Tương tự tiền lương, sức mua của người tiêu dùng tại Mỹ cũng bị ảnh hưởng bởi
lạm phát. Người Mỹ phải chi nhiều tiền hơn vì giá cả tăng, nhưng sau khi điều chỉnh
theo lạm phát, tiêu dùng thực tế của họ giảm so với trước đó.
Theo số liệu được Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố hôm 13/7, chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) tháng 6 của Mỹ đã tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức cao nhất
trong vòng 40 năm qua. Con số này cũng vượt xa dự báo trước đó của giới quan sát.
Lạm phát khiến khoảng cách giữa mức chi tiêu danh nghĩa và thực tế đối với các mặt
hàng xăng dầu lên tới 10%. Điều này có nghĩa là ngay cả khi trả nhiều tiền hơn, người
Mỹ vẫn phải hạn chế di chuyển.
Chênh lệch giữa mức tiêu dùng thực tế và giá cả.
( Nguồn: zingnews.vn )
Thị trường chứng khoán
● Lạm phát cao thường được coi là tín hiệu tiêu cực cho thị trường chứng khoán vì
khiến cho chi phí vay, chi phí đầu vào (nguyên vật liệu, lao động) tăng theo, và giảm
mức sống của người dân. Điều quan trọng nhất là lạm phát sẽ khiến cho tăng trưởng
thu nhập kỳ vọng giảm xuống, gây áp lực cho giá cổ phiếu.
● Những thông tin về dữ liệu lạm phát đã làm nhiều nhà đầu tư lo ngại và đã ngay lập
tức ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Mỹ. Chốt phiên giao dịch đêm 16/02/2023,
cả 3 chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm mạnh trước
những thông tin cho thấy lạm phát tại Mỹ đang xấu đi. Trong đó, chỉ số Dow Jones
giảm hơn 1%, chốt phiên ở 33.696 điểm.
Tài liệu tiếng Việt:
1. Nguyễn Hương, (2022), Lạm phát là gì? Nguyên nhân nào khiến lạm phát bùng
nổ?, truy cập từ https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/lam-phat-la-gi-883- 90329-article.html
2. Minh Lan, (2019), Lạm phát (Inflation) là gì? Nguyên nhân gây ra lạm phát,
truy cập từ https://vietnambiz.vn/lam-phat-inflation-la-gi-nguyen-nhan-gay-ra- lam-phat-20190806142325208.htm
3. H.Hà, (2023), Châu Âu tiếp tục trong “vòng xoáy” lạm phát, truy cập từ
https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/chau-au-tiep-tuc-trong-vong-xoay-lam- phat-632686.html
4. Thời báo Tài chính Việt Nam, (2022), Lào: Lạm phát cao nhất trong 22 năm,
giá nhiên liệu leo thang chóng mặt, truy cập từ
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/lao-lam-phat-cao-nhat-trong-22-nam-gia-
nhien-lieu-leo-thang-chong-mat-116113.html
5. Mai Ly, (2023), Anh: Người đi thuê nhà ở thủ đô London chật vật vì giá tăng
vọt, truy cập từ https://www.vietnamplus.vn/anh-nguoi-di-thue-nha-o-thu-do-
london-chat-vat-vi-gia-tang-vot/857485.vnp
6. Quỳnh Chi, (2023), Người Anh cắt giảm mua hàng xa xỉ, truy cập từ
https://vtv.vn/the-gioi/nguoi-anh-cat-giam-mua-hang-xa-xi- 20230413152124554.htm
7. H.Hà, (2023), FED tăng lãi suất lần thứ 9 liên tiếp, truy cập từ
https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/fed-tang-lai-suat-lan-thu-9-lien-tiep- 634106.html
8. Gia Minh, (2022), Tại sao người Mỹ tiếp tục bỏ việc trong bối cảnh lạm phát
cao?, truy cập từ https://tuoitre.vn/tai-sao-nguoi-my-tiep-tuc-bo-viec-trong-boi-
canh-lam-phat-cao-20220902132316434.htm
9. Hằng Nga, (2022), Thu nhập và sức mua của người Mỹ bị lạm phát ăn mòn,
truy cập từ https://zingnews.vn/thu-nhap-va-suc-mua-cua-nguoi-my-bi-lam- phat-an-mon-post1336976.html
10. Hoàng Hải, (2023), Dữ liệu lạm phát xấu, chứng khoán Mỹ lao dốc, truy cập từ
https://vtv.vn/kinh-te/du-lieu-lam-phat-xau-chung-khoan-my-lao-doc- 20230217084740862.htm