Lý luận của chủ nghĩa Mac-Lênin về vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất-liên hệ thực tiễn| Tiểu luận môn Triết học Mác – Lênin
Lực lượng sản xuất là một khái niệm trung tâm củanchủ nghĩa duy vật lịch sử. Việc nghiên cứu rõ nội hàm của khái niệm này là cơ sở để hiểu toàn bộ sự vận động và phát triển của quá trình sản xuất vật chất trong lịch sử xã hội loài người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: TRIT HỌC M C - LÊNIN
ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT-LIÊN HỆ THỰC TIỄN GVHD: Bùi Xuân Dũng
SVTH: Triệu Hậu Tuấn-22143169
Nguyễn Thế Trung-22143164 Đặng Thế vinh-22153172
Mã lớp học: LLCT130105_04CLC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Điểm: ………………………… KÝ TÊN MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:.......................................................................2
NỘI DUNG...........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: KH I QU T CHUNG VỀ TRIT HỌC M C – LÊNIN
VÀ VAI TRÒ CỦA TRIT HỌC M C – LÊNIN TRONG ĐỜI SỐNG
XÃ HỘI.............................................................................................................3
1.1. Khái lược sự ra đời và phát triển của triết học Mác – Lênin...................3
1.2. Đối tượng và chức năng của Triết học Mác – Lênin.............................13
1.3. Vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội........................13
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ VÀI TRÒ CỦA TRIT HỌC M C LÊ-NIN
TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM...................................................................................18
KT LUẬN........................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................23 A. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nguồn lao động là tài sản quý giá và to lớn với một quốc gia ,đó vừa là tiền đề,vừa
là động lực ,vừa là mục tiêu để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của
đất nước.Quan tâm đến nguồn lao động là quan tâm đến mọi mặt vấn đề liên quan
đến người lao động,từ đó bộc lộ bản chất ,tính ưu việt của chế độ,trên cở sở của
chủ nghĩa Mác-Lê nin về vai trò của người lao động trong lực
lượng sản xuất , liên hệ với thực trạng phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay không chỉ mang ý nghĩa
kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị ,là vấn đề cấp
thiết,vậy nên chúng tôi muốn nghiên cứu đi sâu vào phân tích Lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin về vai trò của người lao động trong lực lượng
sản xuất, liên hệ với thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Việt Nam hiện nay” 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Tìm hiểu về lý luận của chủ nghĩa Mac-Lênin về vai trò của
người lao động trong lực lượng sản xuất và liên hệ các vấn đề
phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam ngày nay
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
m hiểu ,tra cứu ,tổng hợp ,chắt lọc tài liệu ,đưa ra nhận xét .Phân tích và tổng
hợp các giải pháp đưa ra dựa trên thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt
Nam hiện nay đồng thời liên hệ trách nhiệm sinh viên trong phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao ở Việt Nam 4. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Tiểu luận được trình bày gồm 5 phần nội dung chính :
I.Lý luận của triết học Mác Lê-Nin về người lao động và lực lượng sản xuất
II. Vai trò của người lao động, một số yêu cầu đặt ra và một số
tác động đến người lao động trong lực lượng sản xuất
III.Thực trạng và những nguyên nhân cơ bản trong phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao
IV.Giải pháp trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam
V.Liên hệ trách nhiệm của sinh viên của sinh viên trong phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao
1.Khái niệm lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là một khái niệm trung tâm củanchủ nghĩa
duy vật lịch sử. Việc nghiên cứu rõ nội hàm của khái niệm này
là cơ sở để hiểu toàn bộ sự vận động và phát triển của quá trình
sản xuất vật chất trong lịch sử xã hội loài người. Vì vậy, các nhà
sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã sớm nghiên cứu về khái niệm lực
lượng sản xuất. Trong các tác phẩm của mình, mặc dù C.Mác
không trực tiếp đưa ra khái niệm lực lượng sản xuất nhưng nội
hàm của khái niệm này đã được ông đề cập đến ngay từ những tác phẩm đầu tay.
Năm 1845, khi viết tác phẩm “Về cuốn sách của Phiđrích Lixtơ
“Học thuyếtdân tộcvề kinh tếchính trịhọc”. Ở đây,nC.Mác đã
phê phán quan điểm duy tâm của Lixtơ về lực lượng sản xuất,
vạch trần tính chất tư sản của lý luận đó. Các Mác chỉ ra rằng:
lực lượng sản xuất không phải là cái “bản chất tinh thần” nào
đó như Lixtơ nghĩ ra, mà là một sức mạnh vật chất. Ông viết:
“Để xua tan vầng hào quang thần bí có tác dụng cải biến “sức
sản xuất”, chỉ cần mở ra bản tổng quan thống kê đầu tiên ta
gặp là đủ. Ở đó có nói về sức nước, sức hơi nước, sức người, sức
ngựa. Tất cả những thứ ấy đều là “lực lượng sản xuất”.
nKhi phân tích các yếu tố của lực lượng sản xuất C. Mác sử dụng
nhiều cách phân loại khác nhau như: phân loại theo công dụng
của lực lượng sản xuất thành tư liệu sản xuất và sức lao động.
Trong tư liệu sản xuất lại bao gồm: tư liệu lao động ( công cụ
lao động, phương tiện lao động) và đối tượng lao động; hoặc
phân loại theo chủ thể sức sản xuất thành sức sản xuất tự
nhiên và sức sản xuất của con người.
Theo cách phân chia thứ nhất, C. Mác cho rằng, khi xem xét
quá trình lao động một cách trừu tượng, không phụ thuộc vào
các hình thức lịch sử của nó, như là một quá trình giữa người và
tự nhiên, thì “Nếu đứng về mặt kết quả của nó, tức là đứng về
mặt sản phẩm mà xét toàn bộ quá trình, thì cả tư liệu lao động
lẫn đối tượng lao động đều biểu hiện ra là tư liệu sản xuất, còn
bản thân lao động thì biểu hiện ra là lao động sản xuất…. Định
nghĩa này về lao động sản xuất, xét trên quan điểm của một
quá trình lao động giản đơn”.
Theo cách phân chia thứ hai, “con người, với tính cách lực lượng
sản xuất, không những sáng tạo ra của cải vật chất, mà cùng
với sức sản xuất tự nhiên trở thành lực lượng cách mạng thúc
đẩy sự phát triển của xã hội”.
C. Mác cho rằng sức sản xuất tự nhiên là tiền đề cho mọi quá
trình sản xuất. Ông viết: “Nếu không nói đến hình thái ít nhiều
phát triển của nền sản xuất xã hội, thì năng suất lao động gắn
liền với những điều kiện tự nhiên... Về mặt kinh tế, những điều
kiện tự nhiên ở bên ngoài chia thành hai loại lớn: sự phong phú
tự nhiên về những tài nguyên dùng làm tư liệu sinh hoạt, nghĩa
là tính chất màu mỡ của đất đai, những dòng nước lắm cá, v.v.,
và sự phong phú tự nhiên về những tài nguyên dùng làm tư liệu
lao động như thác nước chảy xiết, sông ngòi mà thuyền bè có
thể đi lại được, gỗ, kim loại, than đá, v.v.. Vào buổi đầu của nền
văn minh, loại tài nguyên thứ nhất có ý nghĩa quyết định, ở giai
đoạn phát triển cao hơn thì loại tài nguyên thiên nhiên thứ hai
có ý nghĩa quyết định”. Tuy nhiên, C. Mác nhấn mạnh rằng sức
sản xuất tự nhiên không đóng vai trò quyết định sự phát triển
theo chiều hướng tiến bộ (tức chiều hướng phát triển nhờ tăng
năng suất lao động xã hội), ngược lại, “Một thiên nhiên quá hào
phóng sẽ dắt con người đi như dắt tay một đứa trẻ em mới tập
đi. Nó không làm cho sự phát triển của con người thành một sự tất yếu tự nhiên”.
C. Mác đề cao sức sản xuất của con người. Ông viết: “Chính sự
cần thiết phải có sự kiểm soát của xã hội đối với một lực lượng
nào đó của tự nhiên để tiết kiệm nó, chính sự cần thiết phải
chiếm lấy nó hoặc phải thuần thục nó bằng những công trình
đại quy mô do bàn tay con người dựng nên, - chính sự cần thiết
đó đã đóng một vai trò hết sức quyết định trong lịch sử công nghiệp”
Lịch sử phát triển của loài người là lịch sử phát triển của các
hình thái kinh tế – xã hội mà thước đo là trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Với tư cách
là biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên
trong quá trình sản xuất vật chất, lực lượng sản xuất thường
xuyên vận động và phát triển.
Ngày nay, khi khoa học – công nghệ trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp. Sự xâm nhập của khoa học – công nghệ vào mọi
yếu tố của lực lượng sản xuất ngày càng cao, hàm lượng ngày
càng lớn làm cho lực lượng sản xuất phát triển rất nhanh chóng
cả về chất lẫn về lượng. Chính vì vậy, quan niệm về lực lượng
sản xuất cũng luôn được thay đổi.
Tóm lại,những luận điểm cơ bản về lực lượng sản xuất của
C.Mác và Ph.Ăngghen vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa thời
đạiđược đúc kết như sau:
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu
sản xuất, tạo ra sức sản xuất vànnăng lựcnthực tiễn làm biến đổỉ
các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định
của con người và xã hội.
Nếu như quan hệ sản xuất dùng để chỉ quan hệ giữa con người
với con người, thì Lực lượng sản xuất dùng để chỉ quan hệ giữa
con người với tự nhiên và là sự biểu hiện của mối quan hệ phức
tạp đó trong quá trình sản xuất.
Về cấu trúc, lực lượng sản xuất được xem xét trên cả hai mặt,
đó là mặt kinh tế – kỹ thuật (tư liệu sản xuất) và mặt kinh tế –
xã hội (người lao động). Lực lượng sản xuất chính là sự kết hợp
giữa “lao động sống” với “lao động vật hóa” tạo ra sức sản
xuất, là toàn bộ những năng lực thực tiễn dùng trong sản xuất
của xã hội ở các thời kỳ nhất định.
Như vậy, lực lượng sản xuất là một hệ thống gồm các yếu tố
(người lao động và tư liệu sản xuất) cùng mối quan hệ (phương
thức kết hợp), tạo ra thuộc tính đặc biệt (sức sản xuất) để cải
biến giới tự nhiên, sáng tạo ra của cải vật chất theo mục đích
của con người. Đây là sự thể hiện năng lực thực tiễn cơ bản
nhất – năng lực hoạt động sản xuất vật chất của con người.
2. Những yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất
1/ Người lao độngnlà con người cóntri thức, kinh nghiệm, kỹ
năng lao động và năng lực sáng tạo nhất định trong quá trình
sản xuất của xã hội. Người lao động là chủ thể sáng tạo, đồng
thời là chủ thể tiêu dùng mọi của cải vật chất xã hội. Đây là
nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất. Ngày nay,
trong nền sản xuất xã hội, tỷ trọng lao động cơ bắp đang có xu
thế giảm, trong đó lao động có trí tuệ và lao động trí tuệ ngày càng tăng lên.
2/ Tư liệu sản xuấtnlà điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức
sản xuất, bao gồmntư liệu lao động và đối tượng lao động.
– Đối tượng lao độngnlà những yếu tố vật chất của sản xuất
mà lao động con người dùng tư liệu lao động tác động lên,
nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích sử dụng của con người.
– Tư liệu lao độngnlà những yếu tố vật chất của sản xuất mà
con người dựa vào đó để tác động lên đối tượng lao động nhằm
biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu
sản xuất của con người. Tư liệu lao động gồm công cụ lao động
và phương tiện lao động.
+ Phương tiện lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất,
cùng với công cụ lao động mà con người sử dụng để tác động
lên đối tượng lao động trong quá trình sản xuất vật chất.
+ Công cụ lao động là những phương tiện vật chất mà con
người trực tiếp sử dụng để tác động vào đối tượng lao động
nhằm biến đổi chúng nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu
câu con người và xã hội.
Công cụ lao động là yếu tố vật chất “trung gian”, “truyền dẫn”
giữa người lao động và đối tượng lao động trong tiến hành sản
xuất. Đây chính là “khí quan” của bộ óc, là tri thức được vật thể
hóa do con người sáng tạo ra và được con người sử dụng làm
phương tiện vật chất của quá trình sản xuất. Công cụ lao động
giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Ngày nay, trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại đang phát triển, công cụ lao động được tin học
hoá, tự động hoá và trí tuệ hoá càng có vai trò đặc biệt quan
trọng. Công cụ lao động là yếu tố động nhất, cách mạng nhất
trong lực lượng sản xuất, là nguyên nhân sâu xa của mọi biến
đổi kinh tế xã hội trong lịch sử; là thước đo trình độ tác động,
cải biến tự nhiên của con người và tiêu chuẩn để phân biệt các
thời đại kinh tế khác nhau. Chính vì vậy, C.Mác khẳng định:
“Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản
xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với
những tư liệu lao động nào”.