Lý luận của Triết học Mác – Lênin về vấn đề dân tộc- liên hệ thực tiễn | Tiểu luận môn Triết học Mác - Lênin

Dân tộc là một khái niệm đa nghĩa, giống như những khái niệm văn hóa và những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, người ta thường có định nghĩa về vấn đề dân tộc khác nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trình bày ngày 15 thámg 11 năm 2022
Đề tài: - LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MAC – LENIN
VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
- LIÊN HỆ THỰC TIỄN
MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN
TIỂU LUẬN
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ
SINH VIÊN
TỈ LỆ %
HOÀN
THÀNH
1 Nguyễn Văn Luân 22110373 100
2 Nguyễn Ngọc Phương Thảo 22160035 100
3 Vũ Hoàng Long 22110368 100
4 Nguyễn Đức Thành 22110033 100
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Điểm: ……………………………..
CHỮ KÝ CỦA GIẢNG VIÊN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MAC – LENIN VỀ
CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI TRƯỚC KHI HÌNH THÀNH DÂN
TỘC ..............................................................................................................................
1.1 Những hình thức tổ chức xã hội trước khi có gia cấp ............................................
1.2 Sự hình thành và phát triển các hình thức cộng đồng người trong xã
hội có giai cấp ...............................................................................................................
CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MAC – LENIN VỀ
DÂN TỘC ....................................................................................................................
2.1 Tổng quan về khái niệm và các xu hướng phát triển của dân tộc ...........................
2.2 Quan điểm của Triết học Mac – Lenin về dân tộc ..................................................
2.3 Ý nghĩa phương pháp luận .....................................................................................
CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM VÀ LIÊN HỆ
THỰC TẾ ....................................................................................................................
3.1 Các đặc trưng cơ bản của dân tộc Việt Nam ...........................................................
3.2 Lịch sử dân tộc Việt Nam qua các giai đoạn ..........................................................
3.3 Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề dân tộc
hiện nay .........................................................................................................................
KẾT LUẬN ..................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ...............................................................................................
PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC ....................................................
PHẦN MỞ ĐẦU
1 – Lý do chọn đề tài
Dân tộc là một khái niệm đa nghĩa, giống như những khái niệm văn hóa
và những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, người ta thường có
định nghĩa về vấn đề dân tộc khác nhau. Vấn đề dân tộc là một nội dung
có ý nghĩa chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa và trong giai
đoạn hiện nay nó vẫn đang là một vấn đề thực tiễn nóng bỏng nhất. Thế
giới ngày nay đang đứng trước những biến đổi nhanh chóng và phức
tạp, tác động mạnh mẽ đến xu hướng phát triển của nhân loại và con
đường đi lên của mỗi quốc gia dân tộc. Những biến đổi đó đã làm cho
mối quan hệ giữa các dân tộc trở nên phức tạp hơn. Việt Nam là một
quốc gia đa dân tộc với hơn 54 dân tộc anh em, các dân tộc sống đan
xen trên toàn bộ lãnh thổ cả nước, có quan hệ lâu đời ở nhiều lĩnh vực
trong quá trình tồn tại và phát triển. Đặc trưng nổi bật trong mối quan hệ
giữa các dân tộc là sự đoàn kết, hòa hợp trong một cộng đồng thống
nhất đã trở thành truyền thống, thành sức mạnh và đã được thử thách
qua những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc, xây dựng
đất nước mấy nghìn năm lịch sử cho đến nay. Các dân tộc có ngôn ngữ,
đặc trưng văn hóa và trình độ phát triển khác nhau, trong đó phần lớn
các dân tộc thiểu số sống ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải
đảo - đây là những nơi có trình độ phát triển kinh tế, xã hội thấp, vẫn có
sự chênh lệch về nhiều mặt so với các dân tộc ở đồng bằng, thành thị.
Tính khác biệt tạo nên nên sự phong phú đa dạng nhưng bản thân nó
cũng gây ra sự phân biệt nếu vấn đề về dân tộc không được giải quyết
tốt. Nhận thức rõ vị thế đó, từ khi thành lập cho đến nay, Đảng ta luôn
coi trọng giải quyết vấn đề dân tộc và coi đó là vấn đề có ý nghĩa chiến
lược, là nhân tố quan trọng đảm bảo cho xã hội phát triển và ổn định.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “ Các dân
tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp
nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa”.
Khi đề cập đến khái niệm dân tộc, Mac - Lênin cho rằng: “Dân tộc là
hình thức cộng đồng người xuất hiện sau bộ lạc và là cộng đồng người
gắn liền với xã hội có giai cấp, nhà nước” Theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, vấn đề dân tộc là một bộ phận của những vấn đề
chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản. Do đó, giải quyết
vấn đề dân tộc phải gắn với cách mạng vô sản và trên cơ sở của cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Mỗi dân tộc đều có quyền tự quyết và mối quan
hệ giữa các dân tộc được duy trì và phát triển theo nguyên tắc bình
đẳng. Trên cơ sở kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
về vấn đề dân tộc và xuất phát từ thực tế tình hình dân tộc ở nước ta,
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề ra những chính sách dân tộc đúng đắn
qua từng thời kì cách mạng để củng cố tinh thần đoàn kết và mang lại
giá trị dân tộc. Vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc là
những vấn đề rất lớn, phức tạp và nhạy cảm, nhiều nội dung của vấn đề
này đang cần được nghiên cứu, giải quyết cả về lý luận và thực tiễn.
Những vấn đề thời sự liên quan đến dân tộc, quan hệ dân tộc trên thế
giới cũng như trong nước đang làm cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về
những nội dung trở lên rất quan trọng và bức thiết. Chính vì những lý do
đó, nhóm em đã quyết định lựa chọn đề tài “Lý luận của triết học
Mac-Lênin về vấn đề dân tộ.Liên hệ thực tiễn” cho bài tiểu luận lần
này.
2 - Mục đích bài nghiên cứu:
- Làm khái niệm về dân tộc, lịch sử cộng đồng người nói chung
dân tộc Việt Nam nói riêng qua từng giai đoạn.
- Đặt ra những vần đề cần nghiên cứutìm hiểu một số yếu tố bản
sở khách quan bảo đảm cho sự phát triển vững chắc quan hệ giữa
các dân tộc ở nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Chỉ ra những nội dung cơ bản trong chính sách của Đảng và nhà nước
đối với vấn đề dân tộc hiện nay.
- Làm căn cứ khoa học để nhận biết, xây dựng và tiếp cận những yếu tố
cụ thể tác động đến sự phát triển vấn đề dân tộc ở nước ta hiện nay.
- Phân tích những quan điểm của triết học Mac-Lênin về vấn đề dân tộc
và ý nghĩa của phương pháp luận.
- Đưa ra những ví dụ thực tiễn để hiểu rõ vấn đề dân tộc trong chủ nghĩa
Mác-Lênin.
3 – Đối tượng nghiên cứu
- Mối quan hệ giữa các dân tộc
- Các chính sách về dân tộc hiện nay
- Các vấn đề về dân tộc
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ MÁC VỀ CÁC HÌNH THỨC
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI TRƯỚC KHI HÌNH THÀNH DÂN TỘC
1.1.Những hình thức tổ chức xã hội trước khi có giai cấp
a. Thị tộc
Thị tộc là một hình thức cộng đồng người cơ bản trong thời kỳ nguyên
thủy, đồng thời cũng là một tập thể sản xuất xã hội đầu tiên của xã hội
nguyên thủy mang tính cộng đồng về nguồn gốc, ngôn ngữ, phong tục
tập quán và văn hóa chung. Cơ sở kinh tế của thị tộc là sở hữu công
cộng nguyên thủy. Hình thức thị tộc đầu tiên là thị tộc mẫu quyền, lúc
này vai trò quyết định trong đời sống kinh tế xã hội thuộc về người phụ
nữ; bởi vì trong thời kỳ này nghề săn bắn của đàn ông là nghề không ổn
định, ngược lại, nghề hái lượm, chuẩn bị thức ăn, trông coi lửa và giữ
nhà lại có khả năng bảo đảm sự ổn định của thị tộc. Nhưng về sau, do sự
phát triển của lực lượng sản xuất trong xã hội nguyên thủy dẫn đến sự
phát triển của trồng trọt và chăn nuôi nên vai trò của người đàn ông
trong đời sống thị tộc tăng lên. Và từ đó, thị tộc mẫu quyền dần bị thay
thế bởi thị tộc phụ quyền.
b. Bộ lạc
Bộ lạc là một cộng đồng người lớn hơn so với thị tộc, phát triển từ thị
tộc. Mỗi một bộ lạc bao gồm nhiều thị tộc khác nhau và ít nhất có hai thị
tộc. Những thị tộc hợp thành bộ lạc có quan hệ huyết thống và quan hệ
hôn nhân với nhau. Cũng như thị tộc, mỗi bộ lạc có tên gọi riêng, các
thành viên nói chung một thứ tiếng và có những tập quán, tín ngưỡng
chung. Bộ lạc là một hình thức mới của nền sở hữu xã hội. Nó bao gồm
sở hữu thị tộc và sở hữu bộ lạc, thể hiện về lãnh thổ. Một nhu cầu mới
nảy sinh là vấn đề lãnh đạo bộ lạc nên nó làm xuất hiện các thủ lĩnh,
những người tế lễ, những người coi sóc công việc chiến tranh và các cơ
quan điều hành như hội đồng bộ lạc, hội nghị chiến binh, hội nghị các
thành viên cao tuổi trong bộ lạc.
1.2. Sự hình thành và phát triển các hình thức cộng đồng người
trong xã hội có giai cấp
Bộ tộc
Bộ tộc là một hình thức phát triển của cộng đồng người trong lịch sử,
xuất hiện vào thời kỳ lao động chăn nuôi tách khỏi trồng trọt và nghề thủ
công ra đời. Bộ tộc xuất hiện vào thời kỳ chiếm hữu nô lệ, hoặc chế độ
phong kiến ở những quốc gia bỏ qua phương thức sản xuất chiếm hữu
nô lệ.
Đặc điểm cơ bản của bộ tộc là việc hình thành lãnh thổ chung, tiếng nói
chung, văn hóa và lối sống chung, nó đánh dấu sự tan rã của các quan hệ
sản xuất nguyên thủy hình thành quan hệ sản xuất của xã hội có giai cấp.
Cơ sở hình thành bộ tộc không còn là quan hệ huyết thống mà dựa trên
quan hệ lãnh thổ giữa những người ở các bộ lạc khác nhau, gắn bó với
nhau thông qua hoạt động sản xuất, thương mại và các quan hệ kinh tế
khác. Quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất xuất hiện và quan hệ bóc
lột xuất hiện. .
Bộ tộc tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, tích lũy và trao đổi kinh
nghiệm sản xuất, văn hoá, v.v... Nhưng khi nền sản xuất hàng hóa thay
thế dần nền kinh tế tự nhiên thì bộ tộc trở thành sức cản đối với sự phát
triển của sản xuất và trao đổi. Vậy nên dân tộc xuất hiện từ đó, thay thế
dần hình thức bộ tộc.
CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LENIN VỀ
DÂN TỘC
2.1 Khái niệm dân tộc, xu hướng phát triển
2.1.1 Khái niệm dân tộc
Dân tộc là hình thức cộng đồng người phát triển cao nhất từ trước đến
nay được dùng theo hai nghĩa:
Nghĩa thứ nhất dùng để chỉ các quốc gia ( Việt Nam, Campuchia, Anh,
Pháp,…), hay một cộng đồng chính trị -hội lớn được thiết lập trên
một lãnh thổ nhất định. Theo nghĩa này, dân tộc toàn bộ nhân dân
của quốc gia đó quốc gia dân tộc. Ví dụ: dân tộc Việt Nam, dân tộc
Pháp,...
Nghĩa thứ hai dùng để chỉ các dân tộc đa số thiểu số trong một
quốc gia ( dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Hmông, Vân Kiều, Êđê, Khme,
…). Theo nghĩa này, dân tộc một bộ phận của quốc gia quốc gia
nhiều dân tộc. Ví dụ : Việt Nam có đến 54 dân tộc, trong đó dân tộc đa
số là dân tộc Kinh, dân tộc thiểu số là dân tộc Tày, dân tộc Mường,…
Ngoài ra, theo quan điểm của các nhà kinh điển C.Mác, Ph.Ăngghen và
V.I.Lênin, có thể khái quát: Dân tộc là một cộng đồng người ổn định
được hình thành trong lịch sử trên cơ sở một lãnh thổ thống nhất, một
ngôn ngữ thống nhất, một nền kinh tế thống nhất, một nền văn hóa và
tâm lý, tính cách thống nhất, với một nhà nước và pháp luật thống nhất.
2.1.2 Xu hướng phát triển
Khi nghiên cứu về dân tộc và phong trào dân tộc trong chủ nghĩa tư bản,
Lênin đã phân tích và chỉ ra hai xu hướng phát triển có tính khách quan
của dân tộc:
Xu hướng thứ nhất: xu hướng tách ra để hình thành cộng đồng dân tộc
độc lập, phản ánh sự chín muồi về ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyền
sống của dân tộc và phát triển thành phong trào dân tộc. Các cộng đồng
cư dân muốn tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Trong
giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, hàng loạt các dân tộc vùng lên đấu
tranh để lập nên các quốc gia dân tộc độc lập, xác lập quyền lựa chọn
chế độ chính trị và con đường phát triển dân tộc mình.
Xu hướng thứ hai: Các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả nhiều quốc gia
muốn liên hiệp lại với nhau. Thậm chí muốn phá vỡ rào cản ngăn cách
để liên hiệp lại trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện phù hợp với sự phát triển
khách quan của lực lượng sản xuất và phong trào mở rộng giao lưu kinh
tế, văn hóa, thúc đẩy sự xích gần lại nhau giữa các dân tộc.
Việc nắm bắt hai xu hướng khách quan song song tồn tại trong sự phát
triển của các dân tộc và quan hệ dân tộc có ý nghĩa rất quan trọng đối
với các chính đảng của quốc gia nhằm không chỉ giải quyết tốt mối quan
hệ dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc, mà còn giải quyết đúng đắn
phù hợp quan hệ dân tộc trên thế giới trong bối cảnh hội nhập rộng mở.
2.2 Quan điểm của triết học Mác-Lênin về dân tộc
Dựa trên cơ sở tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc;
sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới và
cách mạng Nga; phân tích sâu sắc hai xu hướng khách quan của phong
trào dân tộc gắn liền với quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhất
là khi đã bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, V.I. Lênin đã khái quát
lại thành "Cương lĩnh dân tộc" của Đảng Cộng sản. Trong tác phẩm,
Người nêu rõ: "Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được
quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại".
2.2.1 Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
Bình đẳng dân tộc là quyền được đối xử như nhau của mọi dân tộc. Các
dân tộc “dù đông người hay ít người, có trình độ phát triển cao hay thấp
đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, không có đặc quyền đặc lợi về
kinh tế, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc nào”. Lênin viết:
"Nguyên tắc bình đẳng hoàn toàn gắn liền chặt chẽ với việc đảm bảo
quyền lợi của các dân tộc thiểu số... bất cứ một thứ đặc quyền nào dành
riêng cho một dân tộc, và bất cứ một sự vi phạm nào đến quyền lợi của
một dân tộc thiểu số, đều bị bác bỏ". Đây là quyền thiêng liêng của các
dân tộc, kể cả các cộng đồng bộ tộc và chủng tộc. Các dân tộc hoàn toàn
bình đẳng không một dân tộc nào được đặc quyền đặc lợi và đi áp bức
bóc lột dân tộc khác trong phạm vi một quốc gia cũng như trên thế giới.
Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc
không chỉ dừng lại ở tư tưởng, ở pháp lý mà quan trọng hơn là phải được
thực hiện ngay trong thực tế mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó,
việc phấn đấu khắc phục chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn
hóa do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản và then chốt. Trên phạm vi thế
giới, đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các dân tộc trong giai đoạn hiện
nay gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc,
chủ nghĩa thượng đẳng, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa phát xít
mới; đồng thời, gắn liền với cuộc đấu tranh xây dựng một trật tự thế giới
mới, chống áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các
nước chậm phát triển về kinh tế. Qua đó, việc thực hiện quyền bình đẳng
giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và thúc
đẩy tiến trình xóa bỏ các chủ nghĩa phân biệt góp phần xây dựng mối
quan hệ hợp tác hòa hợp giữa các dân tộc trên thế giới.
2.2.2 Các dân tộc được quyền tự quyết
V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa rất rõ ràng, quyền dân tộc tự quyết của
các dân tộc chính là quyền tự quyết về chính trị: “Quyền dân tộc tự
quyết có nghĩa là quyền phân lập về mặt Nhà nước của các dân tộc đó ra
khỏi tập thể dân tộc khác, có nghĩa là sự thành lập một quốc gia dân tộc
độc lập”, Người nói rõ hơn: “Quyền dân tộc tự quyết hoàn toàn chỉ có
nghĩa là các dân tộc có quyền độc lập chính trị, có quyền tự do phân lập
về mặt chính trị khỏi dân tộc áp bức họ”. Như vậy, quyền dân tộc tự
quyết là quyền của một dân tộc có thể tách ra trở thành một quốc gia dân
tộc độc lập với việc tự quyết định thể chế chính trị của mình khỏi một
dân tộc khác đang áp bức họ.
Quyền dân tộc tự quyết bao gồm quyền tự do độc lập về chính trị của
dân tộc mình, các dân tộc có quyền tách ra thành lập một quốc gia độc
lập vì lợi ích của các dân tộc. Mặt khác, cũng bao gồm quyền tự nguyện
liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi để có đủ
sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ
quyền và có thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia
dân tộc.
Quyền của một dân tộc tự quyết là một nguyên tắc chung trong luật pháp
quốc tế hiện đại (thường được coi là quy tắc jus cogens ), mang tính ràng
buộc. Nó tuyên bố rằng một dân tộc, dựa trên tôn trọng nguyên tắc bình
đẳng quyền và bình đẳng công bằng của cơ hội, có quyền tự do lựa chọn
chủ quyền của họ và tình trạng chính trị quốc tế mà không có sự can
thiệp từ bất kì quốc gia dân tộc nào khác.
Khi xem xét, giải quyết quyền tự quyết của dân tộc, cần đứng vững trên
lập trường của giai cấp công nhân, ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ
phù hợp với lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực đế quốc và phản động lợi dụng chiêu bài “dân tộc tự quyết” để can
thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
2.2.3 Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc quy định mục tiêu, đường lối,
phương pháp xem xét cách giải quyết quyền dân tộc tự quyết, quyền
bình đẳng giữa các dân tộc. Giai cấp công nhân ở mỗi nước phải lấy việc
đoàn kết công nhân các dân tộc làm mục tiêu hành động và phối hợp
nhau trong đấu tranh chung chống kẻ thù giai cấp, xóa bỏ hận thù dân
tộc.
Liên hiệp công nhận tất cả các dân tộc là tư tưởng cơ bản và quan trọng
trong cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin, nó phản ánh bản chất quốc tế
của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải
phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Đồng thời đó cũng là yếu tố tạo
nên sức mạnh đảm bảo cho giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức
chiến thắng kẻ thù của mình. Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc
là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động rộng rãi
thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc
lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc là
sự thể hiện thực tế tinh thần yêu nước mà thời đại ngày nay đã trở thành
sức mạnh cực kỳ to lớn .Vì vậy, nội dung liên hiệp công nhân các dân
tộc đóng vai trò liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh thành một chỉnh
thể. Nội dung đó phù hợp với tinh thần quốc tế chân chính đang lên
tiếng kêu gọi các dân tộc, quốc gia xích lại gần nhau.
Tổng kết lại: Cương lĩnh dân tộc của Đảng Cộng Sản là một bộ phận
trong cương lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp;
là cơ sở lý luận của đường lối, chính sách dân tộc của các Đảng Cộng
Sản và Nhà nước Xã hội chủ nghĩa.
2.2.4 Ý nghĩa phương pháp luận
Đây là cơ sở lý luận của đường lối, chính sách dân tộc đối với Đảng
Cộng sản và Nhà nước XHCN, tạo điều kiện cho cách mạng vô sản ở
các quốc gia bị thực dân, đế quốc xâm lược sớm nổ ra. Bên cạnh đó,
cương lĩnh dân tộc còn giúp cho các nước khi giai cấp công nhân và
nhân dân lao động giành được chính quyền, nhằm cải tạo xã hội cũ, xây
dựng xã hội mới và thực hiện chính sách dân tộc phù hợp với cương lĩnh
mà Lênin đã nêu ra.
Trong gian đoạn đổi mới hiện nay, đan xen giữa những thời cơ và thách
thức thì việc kế thừa và tiếp thu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
vấn đề dân tộc trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng và Nhà nước ta
đã đề ra chiến lược lâu dài về vấn đề dân tộc. Vì vậy, tình hình dân tộc
của nước ta hiện nay là tốt đẹp hơn bao giờ hết, các dân tộc đang cùng
đồng bào cả nước phát triển tiến bộ vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, văn minh. Đồng thời, nhà nước ta đang huy động mọi
nguồn lực làm cho miền núi và vùng dân tộc thiểu số phát triển nhanh
hơn, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mọi mặt giữa vùng đồng bào
dân tộc thiểu số với các vùng khác. Từ đó, càng khẳng định cho chân lý
sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam là một, dân tộc
Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy
không bao giờ thay đổi”.
CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM VÀ LIÊN HỆ
THỰC TẾ
3.1 Các đặc trong cơ bản của dân tộc Việt Nam
3.1.1 Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc
Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc cùng chung sống, với 54 anh
em dân tộc khác nhau. Theo số liệu của
vietnam.opendevelopementmekong, dân tộc Kinh (hay dân tộc Việt) có
số dân đông nhất( khoảng 78,32 triệu dân) - chiếm khoảng 85.4% dân
số; 53 dân tộc còn lại chiếm khoảng 14.6% dân số, phân bố rải rác trên
khắp các địa bàn cả nước, cụ thể: 10 dân tộc có số dân từ 100 ngàn
người đến dưới 1 triệu ng)ười là: Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơme,
Mông, Dao, Jrai ( Gia Rai), Bana, Êđê; 20 dân tộc có số dân dưới 100
ngàn người, 16 dân tộc có số dân từ 1 ngàn đến dưới 10 ngàn người; 6
dân tộc có số dân dưới 1 ngàn người (Cống, Sila, Pupéo, Rơmăm, Ơ đu,
Brâu).
3.1.2 Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết
trong đấu tranh dựng nước, giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân
tộc thống nhất
Theo Bác Hồ: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay
Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu
Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng
khổ cùng nhau, no đói có nhau”. Sống chung trên một lãnh thổ, cùng
chung một trang sử vàng với các mốc son chói lọi và cuộc sống phụ
thuộc vào ngành nông nghiệp lúa nước- biểu trưng cho “cái nôi” của nền
văn minh lúa nước ở một quốc gia nhiệt đới gió mùa ; các cộng đồng
dân tộc đã sớm xây dựng được tình đoàn kết bền chặt, luôn quan tâm
giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Suốt hơn 4000 năm lịch sử, từ khi bắt đầu
hình thành nhà nước đầu tiên- nhà nước Văn Lang, các dân tộc cùng
chung sống trên dải đất Việt Nam có nhu cầu tự nhiên là phải liên kết
với nhau để chống chọi với các điều kiện hà khắc của tự nhiên như:
thiên tai, bão lũ hay để phá bỏ guồng xích của giặc ngoại xâm( 1000
năm Bắc thuộc dưới ách thống trị của các triều đại quân Hán, quân
Đường, quân Triệu…); dần trở thành một cộng đồng bền chặt-đại gia
đình các dân tộc Việt Nam, cùng nhau dựng nước và giữ nước. Trong sự
nghiệp cách mạng, dưới ánh sáng lý tưởng và sự lãnh đạo sáng suốt, tài
tình của Đảng Cộng sản Việt Nam thì truyền thống đoàn kết, thống nhất
dân tộc không ngừng được củng cố và phát triển, đồng bào các dân tộc
ta đã đứng lên, kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi cùng nhau, tạo nên sức
mạnh vĩ đại để chế ngự thiên tai, chiến thắng từng loại “giặc” như “giặc
đói- giặc dốt” (1945) và với mục tiêu lớn nhất là đánh đổ thực dân- đế
quốc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất
nước Việt Nam ta- đây chính là sức mạnh tiềm tàng, là nội lực vô tận
cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
3.1.3 Các dân tộc Việt Nam cư trú phân tán, xen kẽ nhau, có
trình độ phát triển kinh tế – xã hội không đồng đều, nhưng không có
sự phân chia lãnh thổ và chế độ xã hội riêng
Hình thái cư trú xen kẽ giữa nhiều dân tộc anh em đã phản ánh mối quan
hệ đoàn kết, thống nhất của cộng đồng dân tộc Việt Nam trong một quốc
gia. Những năm gần đây, gắn liền với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã
hội, tính chất đan xen đó ngày càng có xu hướng tăng lên. Hiện nay, tình
trạng cư trú xen kẽ của các dân tộc chủ yếu dẫn tới sự giao lưu kinh tế-
văn hoá giữa các dân tộc cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Do điều
kiện tự nhiên và do địa bàn cư trú, phong tục tập quán cũng như tâm lý,
lối sống của các dân tộc nên đã tồn tại sự chênh lệch trình độ phát triển
kinh tế, xã hội giữa các dân tộc, giữa các vùng dân cư không đồng đều,
thể hiện rõ thông qua một số đặc điểm điển hình như: Ðịa bàn cư trú của
người Kinh chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du; còn các dân tộc
ít người cư trú chủ yếu ở các vùng miền núi và vùng cao, một số dân tộc
như Khơ -me, Hoa, một số ít người Chăm sống tập trung chủ yếu ở các
đô thị, nhất là ở TP HCM. Các dân tộc thiểu số có sự tập trung ở một số
vùng, nhưng không cư trú thành những khu vực riêng biệt mà xen kẽ với
các dân tộc khác trong phạm vi của tỉnh, huyện, xã và bản mường.
Trong khi điều kiện kinh tế- xã hội ở các đô thị, thành phố lớn phát triển
mạnh thì điều kiện kinh tế- xã hội của một số dân tộc có dân số ít, ở
vùng sâu, vùng xa, như: Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu,... còn
chậm phát triển, tình trạng du canh, du cư, di dân tự do vẫn còn diễn
biến phức tạp. Kết cấu hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, dịch vụ) ở
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới vẫn còn khó khăn, nhiều nơi môi
trường sinh thái tiếp tục bị suy thoái. Giữa nhiều khu vực khác nhau còn
có sự chênh lệch thể hiện ở: Đường giao thông, phương tiện, dịch vụ
chăm sóc y tế, giáo dục… Tuy nhiên Đảng ta đã đề ra chiến lược phát
triển kinh tế linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của từng
khu vực, tỉnh thành trong cả nước.
3 .1.4 Mỗi dân tộc có ngôn ngữ , b ản sắc văn hóa riêng, tạo nên
nền văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú, thống nhất.
Theo hanoietoco.com, các dân tộc Việt Nam được xếp theo 3 ngữ hệ và
8 nhóm ngôn ngữ bao gồm: Việt – Mường, Tày - Thái, Mông - Dao, Ka
Đai, Tạng Miến, Nam Đảo, Hán, trong đó:
Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc: Kinh, Mường, Thổ, Chứt..
Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái có 8 dân tộc: Tày, Thái, Nùng, Giáy, Lào,
Lự, Sán Chay, Bố Y.
Nhóm ngôn ngữ Mông - Dao có 3 dân tộc: Mông, Dao, Pà Thẻn
Nhóm ngôn ngữ Ka Đai có 4 dân tộc: La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo
Nhóm ngôn ngữ Tạng Miến có 6 dân tộc: Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì, La
Hủ, Cống, Si La.
Nhóm Môn - Khmer có 21 dân tộc là: Ba na, Brâu, Bru-Vân kiều,
Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ,
Mảng, M'Nông, Ơ-đu, Rơ-măm, Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng.
Nhóm ngôn ngữ Hán: Gồm các dân tộc Hoa, Ngái, Sán Dìu.
Nhóm ngôn ngữ Nam Đảo có 5 dân tộc: Chăm, Jrai, ÊĐê, Raglai, Chu
Ru.
Bên cạnh sự đa dạng về ngôn ngữ, thì mỗi dân tộc lại có phong tục tập
quán mang những giá trị và sắc thái văn hoá riêng. Cùng với nền văn
hóa cộng đồng, mỗi dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam có
đời sống văn hóa mang bản sắc riêng, góp phần làm phong phú thêm nên
văn hóa của cộng đồng như:
Người Chăm ở duyên hải miền Trung có những đền tháp, tác phẩm
điêu khắc đá, những bia ký trên đá.
Người Khơ- me Nam Bộ: có một kho tàng văn học Phật giáo, nghệ
thuật điêu khắc và kiến trúc Phật giáo khá lớn, có những ngôi chùa là
một trung tâm văn hoá và nhiều lễ hội độc đáo.
Người Tày- Thái: ở vùng núi cao phía Bắc lại có những nếp nhà sàn,
có một kho tàng văn học dân gian đa dạng…
Văn hoá Việt Nam là sự thống nhất trong đa dạng từ văn hoá Đông Nam
Á thời tối cổ, thời tiền sử trên dải đất Việt Nam hiện nay xuất hiện ba
nền văn hoá- tạo thành tam giác văn hóa Việt: nền văn hóa Đông Sơn (ở
châu thổ đồng bằng Bắc Bộ- lưu vực sông Hồng với sự cai trị của chế độ
phong kiến Trung Quốc hơn 1000 năm), nền văn hóa Sa Huỳnh ( duyên
hải Trung Bộ- tạo nên văn hóa Chăm pa), nền văn hóa Đồng Nai (mở
đầu cho truyền thống văn hóa bản địa ở Nam Bộ- văn hóa Óc Eo).
3.1.5 Địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số có vị trí chiến lượt
đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hía, an ninh, quốc
phòng, đối ngoại và bảo vệ bền vững môi trường sinh thái
Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ trong dân số cả nước
(14.6%) nhưng lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng
về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế như suốt
dọc tuyến biên giới phía Bắc, Tây và Tây Nam, có nhiều cửa ngõ thông
thương giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là
địa bàn có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, có hệ thống rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước
và bảo vệ bền vững môi trường sinh thái. Trong tình hình hiện nay, miền
núi là địa bàn tiềm năng, mang tính chiến lược cơ bản( đặc biệt là trong
quân sự biên phòng) cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự
phân bố dân cư của một số dân tộc thiểu số được thể hiện rõ rệt, theo số
liệu của daibansamac.blogspot, dân tộc Tày(dân tộc có số dân đông nhất
sau dân tộc Kinh trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam, với số dân
gần 1 triệu người), sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao
Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, dân tộc Thái
(khoảng 520.000 người) cư trú tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La,
Hòa Bình, Nghệ An..., dân tộc Dao (khoảng 237.000 người ) cư trú chủ
yếu dọc biên giới Việt- Trung, Việt- Lào và ở một số tỉnh trung du và
ven biển Bắc bộ Việt Nam, dân tộc Mường (khoảng 914.600 người)
sống chủ yếu tại tỉnh Hòa Bình, các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa một
số huyện miền núi của Nghệ An, ...
3.2. Lịch sử dân tộc Việt Nam qua các giai đoạn
Lịch sử Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn mà khó có nước nào trên
thế giới đã trải qua. Sau nhiều lần chạy tị nạn do sức ép của các tộc
người Hoa Hạ từ phía bắc Trung Quốc, nhiều bộ tộc người Việt đã dần
hình thành nhà nước riêng của mình. Điển hình đó là nhà nước Văn
Lang được thành lập vào thế kỉ 8 trước công nguyên. Theo các nhà khoa
| 1/31

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 
MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN TIỂU LUẬN
Đề tài: - LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MAC – LENIN
VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
- LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Trình bày ngày 15 thámg 11 năm 2022
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN STT
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ TỈ LỆ % SINH VIÊN HOÀN THÀNH 1 Nguyễn Văn Luân 22110373 100 2
Nguyễn Ngọc Phương Thảo 22160035 100 3 Vũ Hoàng Long 22110368 100 4 Nguyễn Đức Thành 22110033 100
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Điểm: ……………………………..
CHỮ KÝ CỦA GIẢNG VIÊN MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MAC – LENIN VỀ
CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI TRƯỚC KHI HÌNH THÀNH DÂN
TỘC ..............................................................................................................................

1.1 Những hình thức tổ chức xã hội trước khi có gia cấp ............................................
1.2 Sự hình thành và phát triển các hình thức cộng đồng người trong xã
hội có giai cấp ...............................................................................................................
CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MAC – LENIN VỀ
DÂN TỘC ....................................................................................................................

2.1 Tổng quan về khái niệm và các xu hướng phát triển của dân tộc ...........................
2.2 Quan điểm của Triết học Mac – Lenin về dân tộc ..................................................
2.3 Ý nghĩa phương pháp luận .....................................................................................
CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM VÀ LIÊN HỆ
THỰC TẾ ....................................................................................................................

3.1 Các đặc trưng cơ bản của dân tộc Việt Nam ...........................................................
3.2 Lịch sử dân tộc Việt Nam qua các giai đoạn ..........................................................
3.3 Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề dân tộc
hiện nay .........................................................................................................................
KẾT LUẬN ..................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ...............................................................................................
PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC .................................................... PHẦN MỞ ĐẦU
1 – Lý do chọn đề tài
Dân tộc là một khái niệm đa nghĩa, giống như những khái niệm văn hóa
và những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, người ta thường có
định nghĩa về vấn đề dân tộc khác nhau. Vấn đề dân tộc là một nội dung
có ý nghĩa chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa và trong giai
đoạn hiện nay nó vẫn đang là một vấn đề thực tiễn nóng bỏng nhất. Thế
giới ngày nay đang đứng trước những biến đổi nhanh chóng và phức
tạp, tác động mạnh mẽ đến xu hướng phát triển của nhân loại và con
đường đi lên của mỗi quốc gia dân tộc. Những biến đổi đó đã làm cho
mối quan hệ giữa các dân tộc trở nên phức tạp hơn. Việt Nam là một
quốc gia đa dân tộc với hơn 54 dân tộc anh em, các dân tộc sống đan
xen trên toàn bộ lãnh thổ cả nước, có quan hệ lâu đời ở nhiều lĩnh vực
trong quá trình tồn tại và phát triển. Đặc trưng nổi bật trong mối quan hệ
giữa các dân tộc là sự đoàn kết, hòa hợp trong một cộng đồng thống
nhất đã trở thành truyền thống, thành sức mạnh và đã được thử thách
qua những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc, xây dựng
đất nước mấy nghìn năm lịch sử cho đến nay. Các dân tộc có ngôn ngữ,
đặc trưng văn hóa và trình độ phát triển khác nhau, trong đó phần lớn
các dân tộc thiểu số sống ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải
đảo - đây là những nơi có trình độ phát triển kinh tế, xã hội thấp, vẫn có
sự chênh lệch về nhiều mặt so với các dân tộc ở đồng bằng, thành thị.
Tính khác biệt tạo nên nên sự phong phú đa dạng nhưng bản thân nó
cũng gây ra sự phân biệt nếu vấn đề về dân tộc không được giải quyết
tốt. Nhận thức rõ vị thế đó, từ khi thành lập cho đến nay, Đảng ta luôn
coi trọng giải quyết vấn đề dân tộc và coi đó là vấn đề có ý nghĩa chiến
lược, là nhân tố quan trọng đảm bảo cho xã hội phát triển và ổn định.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “ Các dân
tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp
nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Khi đề cập đến khái niệm dân tộc, Mac - Lênin cho rằng: “Dân tộc là
hình thức cộng đồng người xuất hiện sau bộ lạc và là cộng đồng người
gắn liền với xã hội có giai cấp, nhà nước” Theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, vấn đề dân tộc là một bộ phận của những vấn đề
chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản. Do đó, giải quyết
vấn đề dân tộc phải gắn với cách mạng vô sản và trên cơ sở của cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Mỗi dân tộc đều có quyền tự quyết và mối quan
hệ giữa các dân tộc được duy trì và phát triển theo nguyên tắc bình
đẳng. Trên cơ sở kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
về vấn đề dân tộc và xuất phát từ thực tế tình hình dân tộc ở nước ta,
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề ra những chính sách dân tộc đúng đắn
qua từng thời kì cách mạng để củng cố tinh thần đoàn kết và mang lại
giá trị dân tộc. Vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc là
những vấn đề rất lớn, phức tạp và nhạy cảm, nhiều nội dung của vấn đề
này đang cần được nghiên cứu, giải quyết cả về lý luận và thực tiễn.
Những vấn đề thời sự liên quan đến dân tộc, quan hệ dân tộc trên thế
giới cũng như trong nước đang làm cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về
những nội dung trở lên rất quan trọng và bức thiết. Chính vì những lý do
đó, nhóm em đã quyết định lựa chọn đề tài “Lý luận của triết học
Mac-Lênin về vấn đề dân tộ.Liên hệ thực tiễn” cho bài tiểu luận lần này.
2 - Mục đích bài nghiên cứu:
- Làm rõ khái niệm về dân tộc, lịch sử cộng đồng người nói chung và
dân tộc Việt Nam nói riêng qua từng giai đoạn.
- Đặt ra những vần đề cần nghiên cứu và tìm hiểu một số yếu tố cơ bản
là cơ sở khách quan bảo đảm cho sự phát triển vững chắc quan hệ giữa
các dân tộc ở nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Chỉ ra những nội dung cơ bản trong chính sách của Đảng và nhà nước
đối với vấn đề dân tộc hiện nay.
- Làm căn cứ khoa học để nhận biết, xây dựng và tiếp cận những yếu tố
cụ thể tác động đến sự phát triển vấn đề dân tộc ở nước ta hiện nay.
- Phân tích những quan điểm của triết học Mac-Lênin về vấn đề dân tộc
và ý nghĩa của phương pháp luận.
- Đưa ra những ví dụ thực tiễn để hiểu rõ vấn đề dân tộc trong chủ nghĩa Mác-Lênin.
3 – Đối tượng nghiên cứu
- Mối quan hệ giữa các dân tộc
- Các chính sách về dân tộc hiện nay
- Các vấn đề về dân tộc
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ MÁC VỀ CÁC HÌNH THỨC
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI TRƯỚC KHI HÌNH THÀNH DÂN TỘC

1.1.Những hình thức tổ chức xã hội trước khi có giai cấp a. Thị tộc
Thị tộc là một hình thức cộng đồng người cơ bản trong thời kỳ nguyên
thủy, đồng thời cũng là một tập thể sản xuất xã hội đầu tiên của xã hội
nguyên thủy mang tính cộng đồng về nguồn gốc, ngôn ngữ, phong tục
tập quán và văn hóa chung. Cơ sở kinh tế của thị tộc là sở hữu công
cộng nguyên thủy. Hình thức thị tộc đầu tiên là thị tộc mẫu quyền, lúc
này vai trò quyết định trong đời sống kinh tế xã hội thuộc về người phụ
nữ; bởi vì trong thời kỳ này nghề săn bắn của đàn ông là nghề không ổn
định, ngược lại, nghề hái lượm, chuẩn bị thức ăn, trông coi lửa và giữ
nhà lại có khả năng bảo đảm sự ổn định của thị tộc. Nhưng về sau, do sự
phát triển của lực lượng sản xuất trong xã hội nguyên thủy dẫn đến sự
phát triển của trồng trọt và chăn nuôi nên vai trò của người đàn ông
trong đời sống thị tộc tăng lên. Và từ đó, thị tộc mẫu quyền dần bị thay
thế bởi thị tộc phụ quyền. b. Bộ lạc
Bộ lạc là một cộng đồng người lớn hơn so với thị tộc, phát triển từ thị
tộc. Mỗi một bộ lạc bao gồm nhiều thị tộc khác nhau và ít nhất có hai thị
tộc. Những thị tộc hợp thành bộ lạc có quan hệ huyết thống và quan hệ
hôn nhân với nhau. Cũng như thị tộc, mỗi bộ lạc có tên gọi riêng, các
thành viên nói chung một thứ tiếng và có những tập quán, tín ngưỡng
chung. Bộ lạc là một hình thức mới của nền sở hữu xã hội. Nó bao gồm
sở hữu thị tộc và sở hữu bộ lạc, thể hiện về lãnh thổ. Một nhu cầu mới
nảy sinh là vấn đề lãnh đạo bộ lạc nên nó làm xuất hiện các thủ lĩnh,
những người tế lễ, những người coi sóc công việc chiến tranh và các cơ
quan điều hành như hội đồng bộ lạc, hội nghị chiến binh, hội nghị các
thành viên cao tuổi trong bộ lạc.
1.2. Sự hình thành và phát triển các hình thức cộng đồng người
trong xã hội có giai cấp Bộ tộc
Bộ tộc là một hình thức phát triển của cộng đồng người trong lịch sử,
xuất hiện vào thời kỳ lao động chăn nuôi tách khỏi trồng trọt và nghề thủ
công ra đời. Bộ tộc xuất hiện vào thời kỳ chiếm hữu nô lệ, hoặc chế độ
phong kiến ở những quốc gia bỏ qua phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ.
Đặc điểm cơ bản của bộ tộc là việc hình thành lãnh thổ chung, tiếng nói
chung, văn hóa và lối sống chung, nó đánh dấu sự tan rã của các quan hệ
sản xuất nguyên thủy hình thành quan hệ sản xuất của xã hội có giai cấp.
Cơ sở hình thành bộ tộc không còn là quan hệ huyết thống mà dựa trên
quan hệ lãnh thổ giữa những người ở các bộ lạc khác nhau, gắn bó với
nhau thông qua hoạt động sản xuất, thương mại và các quan hệ kinh tế
khác. Quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất xuất hiện và quan hệ bóc lột xuất hiện. .
Bộ tộc tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, tích lũy và trao đổi kinh
nghiệm sản xuất, văn hoá, v.v... Nhưng khi nền sản xuất hàng hóa thay
thế dần nền kinh tế tự nhiên thì bộ tộc trở thành sức cản đối với sự phát
triển của sản xuất và trao đổi. Vậy nên dân tộc xuất hiện từ đó, thay thế
dần hình thức bộ tộc.
CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LENIN VỀ DÂN TỘC
2.1 Khái niệm dân tộc, xu hướng phát triển
2.1.1 Khái niệm dân tộc
Dân tộc là hình thức cộng đồng người phát triển cao nhất từ trước đến
nay được dùng theo hai nghĩa:
• Nghĩa thứ nhất dùng để chỉ các quốc gia ( Việt Nam, Campuchia, Anh,
Pháp,…), hay một cộng đồng chính trị - xã hội lớn được thiết lập trên
một lãnh thổ nhất định. Theo nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân dân
của quốc gia đó – quốc gia dân tộc. Ví dụ: dân tộc Việt Nam, dân tộc Pháp,...
• Nghĩa thứ hai dùng để chỉ các dân tộc đa số và thiểu số trong một
quốc gia ( dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Hmông, Vân Kiều, Êđê, Khme,
…). Theo nghĩa này, dân tộc là một bộ phận của quốc gia – quốc gia
nhiều dân tộc. Ví dụ : Việt Nam có đến 54 dân tộc, trong đó dân tộc đa
số là dân tộc Kinh, dân tộc thiểu số là dân tộc Tày, dân tộc Mường,…
Ngoài ra, theo quan điểm của các nhà kinh điển C.Mác, Ph.Ăngghen và
V.I.Lênin, có thể khái quát: Dân tộc là một cộng đồng người ổn định
được hình thành trong lịch sử trên cơ sở một lãnh thổ thống nhất, một
ngôn ngữ thống nhất, một nền kinh tế thống nhất, một nền văn hóa và
tâm lý, tính cách thống nhất, với một nhà nước và pháp luật thống nhất.
2.1.2 Xu hướng phát triển
Khi nghiên cứu về dân tộc và phong trào dân tộc trong chủ nghĩa tư bản,
Lênin đã phân tích và chỉ ra hai xu hướng phát triển có tính khách quan của dân tộc:
 Xu hướng thứ nhất: xu hướng tách ra để hình thành cộng đồng dân tộc
độc lập, phản ánh sự chín muồi về ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyền
sống của dân tộc và phát triển thành phong trào dân tộc. Các cộng đồng
cư dân muốn tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Trong
giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, hàng loạt các dân tộc vùng lên đấu
tranh để lập nên các quốc gia dân tộc độc lập, xác lập quyền lựa chọn
chế độ chính trị và con đường phát triển dân tộc mình.
 Xu hướng thứ hai: Các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả nhiều quốc gia
muốn liên hiệp lại với nhau. Thậm chí muốn phá vỡ rào cản ngăn cách
để liên hiệp lại trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện phù hợp với sự phát triển
khách quan của lực lượng sản xuất và phong trào mở rộng giao lưu kinh
tế, văn hóa, thúc đẩy sự xích gần lại nhau giữa các dân tộc.
Việc nắm bắt hai xu hướng khách quan song song tồn tại trong sự phát
triển của các dân tộc và quan hệ dân tộc có ý nghĩa rất quan trọng đối
với các chính đảng của quốc gia nhằm không chỉ giải quyết tốt mối quan
hệ dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc, mà còn giải quyết đúng đắn
phù hợp quan hệ dân tộc trên thế giới trong bối cảnh hội nhập rộng mở.
2.2 Quan điểm của triết học Mác-Lênin về dân tộc
Dựa trên cơ sở tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề dân tộc;
sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới và
cách mạng Nga; phân tích sâu sắc hai xu hướng khách quan của phong
trào dân tộc gắn liền với quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhất
là khi đã bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, V.I. Lênin đã khái quát
lại thành "Cương lĩnh dân tộc" của Đảng Cộng sản. Trong tác phẩm,
Người nêu rõ: "Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được
quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại". 2.2.1 Các
dân tộc hoàn toàn bình đẳng
Bình đẳng dân tộc là quyền được đối xử như nhau của mọi dân tộc. Các
dân tộc “dù đông người hay ít người, có trình độ phát triển cao hay thấp
đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, không có đặc quyền đặc lợi về
kinh tế, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc nào”. Lênin viết:
"Nguyên tắc bình đẳng hoàn toàn gắn liền chặt chẽ với việc đảm bảo
quyền lợi của các dân tộc thiểu số... bất cứ một thứ đặc quyền nào dành
riêng cho một dân tộc, và bất cứ một sự vi phạm nào đến quyền lợi của
một dân tộc thiểu số, đều bị bác bỏ". Đây là quyền thiêng liêng của các
dân tộc, kể cả các cộng đồng bộ tộc và chủng tộc. Các dân tộc hoàn toàn
bình đẳng không một dân tộc nào được đặc quyền đặc lợi và đi áp bức
bóc lột dân tộc khác trong phạm vi một quốc gia cũng như trên thế giới.
Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc
không chỉ dừng lại ở tư tưởng, ở pháp lý mà quan trọng hơn là phải được
thực hiện ngay trong thực tế mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó,
việc phấn đấu khắc phục chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn
hóa do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản và then chốt. Trên phạm vi thế
giới, đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các dân tộc trong giai đoạn hiện
nay gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc,
chủ nghĩa thượng đẳng, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa phát xít
mới; đồng thời, gắn liền với cuộc đấu tranh xây dựng một trật tự thế giới
mới, chống áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các
nước chậm phát triển về kinh tế. Qua đó, việc thực hiện quyền bình đẳng
giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và thúc
đẩy tiến trình xóa bỏ các chủ nghĩa phân biệt góp phần xây dựng mối
quan hệ hợp tác hòa hợp giữa các dân tộc trên thế giới. 2.2.2 Các
dân tộc được quyền tự quyết
V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa rất rõ ràng, quyền dân tộc tự quyết của
các dân tộc chính là quyền tự quyết về chính trị: “Quyền dân tộc tự
quyết có nghĩa là quyền phân lập về mặt Nhà nước của các dân tộc đó ra
khỏi tập thể dân tộc khác, có nghĩa là sự thành lập một quốc gia dân tộc
độc lập”, Người nói rõ hơn: “Quyền dân tộc tự quyết hoàn toàn chỉ có
nghĩa là các dân tộc có quyền độc lập chính trị, có quyền tự do phân lập
về mặt chính trị khỏi dân tộc áp bức họ”. Như vậy, quyền dân tộc tự
quyết là quyền của một dân tộc có thể tách ra trở thành một quốc gia dân
tộc độc lập với việc tự quyết định thể chế chính trị của mình khỏi một
dân tộc khác đang áp bức họ.
Quyền dân tộc tự quyết bao gồm quyền tự do độc lập về chính trị của
dân tộc mình, các dân tộc có quyền tách ra thành lập một quốc gia độc
lập vì lợi ích của các dân tộc. Mặt khác, cũng bao gồm quyền tự nguyện
liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi để có đủ
sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ
quyền và có thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia dân tộc.
Quyền của một dân tộc tự quyết là một nguyên tắc chung trong luật pháp
quốc tế hiện đại (thường được coi là quy tắc jus cogens ), mang tính ràng
buộc. Nó tuyên bố rằng một dân tộc, dựa trên tôn trọng nguyên tắc bình
đẳng quyền và bình đẳng công bằng của cơ hội, có quyền tự do lựa chọn
chủ quyền của họ và tình trạng chính trị quốc tế mà không có sự can
thiệp từ bất kì quốc gia dân tộc nào khác.
Khi xem xét, giải quyết quyền tự quyết của dân tộc, cần đứng vững trên
lập trường của giai cấp công nhân, ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ
phù hợp với lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực đế quốc và phản động lợi dụng chiêu bài “dân tộc tự quyết” để can
thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
2.2.3 Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc quy định mục tiêu, đường lối,
phương pháp xem xét cách giải quyết quyền dân tộc tự quyết, quyền
bình đẳng giữa các dân tộc. Giai cấp công nhân ở mỗi nước phải lấy việc
đoàn kết công nhân các dân tộc làm mục tiêu hành động và phối hợp
nhau trong đấu tranh chung chống kẻ thù giai cấp, xóa bỏ hận thù dân tộc.
Liên hiệp công nhận tất cả các dân tộc là tư tưởng cơ bản và quan trọng
trong cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin, nó phản ánh bản chất quốc tế
của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải
phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Đồng thời đó cũng là yếu tố tạo
nên sức mạnh đảm bảo cho giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức
chiến thắng kẻ thù của mình. Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc
là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động rộng rãi
thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc
lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc là
sự thể hiện thực tế tinh thần yêu nước mà thời đại ngày nay đã trở thành
sức mạnh cực kỳ to lớn .Vì vậy, nội dung liên hiệp công nhân các dân
tộc đóng vai trò liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh thành một chỉnh
thể. Nội dung đó phù hợp với tinh thần quốc tế chân chính đang lên
tiếng kêu gọi các dân tộc, quốc gia xích lại gần nhau.
Tổng kết lại: Cương lĩnh dân tộc của Đảng Cộng Sản là một bộ phận
trong cương lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp;
là cơ sở lý luận của đường lối, chính sách dân tộc của các Đảng Cộng
Sản và Nhà nước Xã hội chủ nghĩa.

2.2.4 Ý nghĩa phương pháp luận
Đây là cơ sở lý luận của đường lối, chính sách dân tộc đối với Đảng
Cộng sản và Nhà nước XHCN, tạo điều kiện cho cách mạng vô sản ở
các quốc gia bị thực dân, đế quốc xâm lược sớm nổ ra. Bên cạnh đó,
cương lĩnh dân tộc còn giúp cho các nước khi giai cấp công nhân và
nhân dân lao động giành được chính quyền, nhằm cải tạo xã hội cũ, xây
dựng xã hội mới và thực hiện chính sách dân tộc phù hợp với cương lĩnh mà Lênin đã nêu ra.
Trong gian đoạn đổi mới hiện nay, đan xen giữa những thời cơ và thách
thức thì việc kế thừa và tiếp thu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
vấn đề dân tộc trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng và Nhà nước ta
đã đề ra chiến lược lâu dài về vấn đề dân tộc. Vì vậy, tình hình dân tộc
của nước ta hiện nay là tốt đẹp hơn bao giờ hết, các dân tộc đang cùng
đồng bào cả nước phát triển tiến bộ vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, văn minh. Đồng thời, nhà nước ta đang huy động mọi
nguồn lực làm cho miền núi và vùng dân tộc thiểu số phát triển nhanh
hơn, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mọi mặt giữa vùng đồng bào
dân tộc thiểu số với các vùng khác. Từ đó, càng khẳng định cho chân lý
sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam là một, dân tộc
Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy
không bao giờ thay đổi”.
CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ
3.1 Các đặc trong cơ bản của dân tộc Việt Nam
3.1.1 Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc
Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc cùng chung sống, với 54 anh
em dân tộc khác nhau. Theo số liệu của
vietnam.opendevelopementmekong, dân tộc Kinh (hay dân tộc Việt) có
số dân đông nhất( khoảng 78,32 triệu dân) - chiếm khoảng 85.4% dân
số; 53 dân tộc còn lại chiếm khoảng 14.6% dân số, phân bố rải rác trên
khắp các địa bàn cả nước, cụ thể: 10 dân tộc có số dân từ 100 ngàn
người đến dưới 1 triệu ng)ười là: Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơme,
Mông, Dao, Jrai ( Gia Rai), Bana, Êđê; 20 dân tộc có số dân dưới 100
ngàn người, 16 dân tộc có số dân từ 1 ngàn đến dưới 10 ngàn người; 6
dân tộc có số dân dưới 1 ngàn người (Cống, Sila, Pupéo, Rơmăm, Ơ đu, Brâu). 3.1.2 Các
dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết
trong đấu tranh dựng nước, giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất
Theo Bác Hồ: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay
Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu
Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng
khổ cùng nhau, no đói có nhau”. Sống chung trên một lãnh thổ, cùng
chung một trang sử vàng với các mốc son chói lọi và cuộc sống phụ
thuộc vào ngành nông nghiệp lúa nước- biểu trưng cho “cái nôi” của nền
văn minh lúa nước ở một quốc gia nhiệt đới gió mùa ; các cộng đồng
dân tộc đã sớm xây dựng được tình đoàn kết bền chặt, luôn quan tâm
giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Suốt hơn 4000 năm lịch sử, từ khi bắt đầu
hình thành nhà nước đầu tiên- nhà nước Văn Lang, các dân tộc cùng
chung sống trên dải đất Việt Nam có nhu cầu tự nhiên là phải liên kết
với nhau để chống chọi với các điều kiện hà khắc của tự nhiên như:
thiên tai, bão lũ hay để phá bỏ guồng xích của giặc ngoại xâm( 1000
năm Bắc thuộc dưới ách thống trị của các triều đại quân Hán, quân
Đường, quân Triệu…); dần trở thành một cộng đồng bền chặt-đại gia
đình các dân tộc Việt Nam, cùng nhau dựng nước và giữ nước. Trong sự
nghiệp cách mạng, dưới ánh sáng lý tưởng và sự lãnh đạo sáng suốt, tài
tình của Đảng Cộng sản Việt Nam thì truyền thống đoàn kết, thống nhất
dân tộc không ngừng được củng cố và phát triển, đồng bào các dân tộc
ta đã đứng lên, kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi cùng nhau, tạo nên sức
mạnh vĩ đại để chế ngự thiên tai, chiến thắng từng loại “giặc” như “giặc
đói- giặc dốt” (1945) và với mục tiêu lớn nhất là đánh đổ thực dân- đế
quốc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất
nước Việt Nam ta- đây chính là sức mạnh tiềm tàng, là nội lực vô tận
cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
3.1.3 Các dân tộc Việt Nam cư trú phân tán, xen kẽ nhau, có
trình độ phát triển kinh tế – xã hội không đồng đều, nhưng không có
sự phân chia lãnh thổ và chế độ xã hội riêng

Hình thái cư trú xen kẽ giữa nhiều dân tộc anh em đã phản ánh mối quan
hệ đoàn kết, thống nhất của cộng đồng dân tộc Việt Nam trong một quốc
gia. Những năm gần đây, gắn liền với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã
hội, tính chất đan xen đó ngày càng có xu hướng tăng lên. Hiện nay, tình
trạng cư trú xen kẽ của các dân tộc chủ yếu dẫn tới sự giao lưu kinh tế-
văn hoá giữa các dân tộc cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Do điều
kiện tự nhiên và do địa bàn cư trú, phong tục tập quán cũng như tâm lý,
lối sống của các dân tộc nên đã tồn tại sự chênh lệch trình độ phát triển
kinh tế, xã hội giữa các dân tộc, giữa các vùng dân cư không đồng đều,
thể hiện rõ thông qua một số đặc điểm điển hình như: Ðịa bàn cư trú của
người Kinh chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du; còn các dân tộc
ít người cư trú chủ yếu ở các vùng miền núi và vùng cao, một số dân tộc
như Khơ -me, Hoa, một số ít người Chăm sống tập trung chủ yếu ở các
đô thị, nhất là ở TP HCM. Các dân tộc thiểu số có sự tập trung ở một số
vùng, nhưng không cư trú thành những khu vực riêng biệt mà xen kẽ với
các dân tộc khác trong phạm vi của tỉnh, huyện, xã và bản mường.
Trong khi điều kiện kinh tế- xã hội ở các đô thị, thành phố lớn phát triển
mạnh thì điều kiện kinh tế- xã hội của một số dân tộc có dân số ít, ở
vùng sâu, vùng xa, như: Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu,... còn
chậm phát triển, tình trạng du canh, du cư, di dân tự do vẫn còn diễn
biến phức tạp. Kết cấu hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, dịch vụ) ở
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới vẫn còn khó khăn, nhiều nơi môi
trường sinh thái tiếp tục bị suy thoái. Giữa nhiều khu vực khác nhau còn
có sự chênh lệch thể hiện ở: Đường giao thông, phương tiện, dịch vụ
chăm sóc y tế, giáo dục… Tuy nhiên Đảng ta đã đề ra chiến lược phát
triển kinh tế linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của từng
khu vực, tỉnh thành trong cả nước. 3 .1.4
Mỗi dân tộc có ngôn ngữ , b
ản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa V
iệt Nam đa dạng, phong phú, thống nhất.
Theo hanoietoco.com, các dân tộc Việt Nam được xếp theo 3 ngữ hệ và
8 nhóm ngôn ngữ bao gồm: Việt – Mường, Tày - Thái, Mông - Dao, Ka
Đai, Tạng Miến, Nam Đảo, Hán, trong đó:
 Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc: Kinh, Mường, Thổ, Chứt..
 Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái có 8 dân tộc: Tày, Thái, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Sán Chay, Bố Y.
 Nhóm ngôn ngữ Mông - Dao có 3 dân tộc: Mông, Dao, Pà Thẻn
 Nhóm ngôn ngữ Ka Đai có 4 dân tộc: La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo
 Nhóm ngôn ngữ Tạng Miến có 6 dân tộc: Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì, La Hủ, Cống, Si La.
 Nhóm Môn - Khmer có 21 dân tộc là: Ba na, Brâu, Bru-Vân kiều,
Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ,
Mảng, M'Nông, Ơ-đu, Rơ-măm, Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng.
 Nhóm ngôn ngữ Hán: Gồm các dân tộc Hoa, Ngái, Sán Dìu.
 Nhóm ngôn ngữ Nam Đảo có 5 dân tộc: Chăm, Jrai, ÊĐê, Raglai, Chu Ru.
Bên cạnh sự đa dạng về ngôn ngữ, thì mỗi dân tộc lại có phong tục tập
quán mang những giá trị và sắc thái văn hoá riêng. Cùng với nền văn
hóa cộng đồng, mỗi dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam có
đời sống văn hóa mang bản sắc riêng, góp phần làm phong phú thêm nên
văn hóa của cộng đồng như:
 Người Chăm ở duyên hải miền Trung có những đền tháp, tác phẩm
điêu khắc đá, những bia ký trên đá.
 Người Khơ- me Nam Bộ: có một kho tàng văn học Phật giáo, nghệ
thuật điêu khắc và kiến trúc Phật giáo khá lớn, có những ngôi chùa là
một trung tâm văn hoá và nhiều lễ hội độc đáo.
 Người Tày- Thái: ở vùng núi cao phía Bắc lại có những nếp nhà sàn,
có một kho tàng văn học dân gian đa dạng…
Văn hoá Việt Nam là sự thống nhất trong đa dạng từ văn hoá Đông Nam
Á thời tối cổ, thời tiền sử trên dải đất Việt Nam hiện nay xuất hiện ba
nền văn hoá- tạo thành tam giác văn hóa Việt: nền văn hóa Đông Sơn (ở
châu thổ đồng bằng Bắc Bộ- lưu vực sông Hồng với sự cai trị của chế độ
phong kiến Trung Quốc hơn 1000 năm), nền văn hóa Sa Huỳnh ( duyên
hải Trung Bộ- tạo nên văn hóa Chăm pa), nền văn hóa Đồng Nai (mở
đầu cho truyền thống văn hóa bản địa ở Nam Bộ- văn hóa Óc Eo).
3.1.5 Địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số có vị trí chiến lượt
đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hía, an ninh, quốc
phòng, đối ngoại và bảo vệ bền vững môi trường sinh thái

Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ trong dân số cả nước
(14.6%) nhưng lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng
về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế như suốt
dọc tuyến biên giới phía Bắc, Tây và Tây Nam, có nhiều cửa ngõ thông
thương giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là
địa bàn có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, có hệ thống rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước
và bảo vệ bền vững môi trường sinh thái. Trong tình hình hiện nay, miền
núi là địa bàn tiềm năng, mang tính chiến lược cơ bản( đặc biệt là trong
quân sự biên phòng) cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự
phân bố dân cư của một số dân tộc thiểu số được thể hiện rõ rệt, theo số
liệu của daibansamac.blogspot, dân tộc Tày(dân tộc có số dân đông nhất
sau dân tộc Kinh trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam, với số dân
gần 1 triệu người), sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao
Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, dân tộc Thái
(khoảng 520.000 người) cư trú tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La,
Hòa Bình, Nghệ An..., dân tộc Dao (khoảng 237.000 người ) cư trú chủ
yếu dọc biên giới Việt- Trung, Việt- Lào và ở một số tỉnh trung du và
ven biển Bắc bộ Việt Nam, dân tộc Mường (khoảng 914.600 người)
sống chủ yếu tại tỉnh Hòa Bình, các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa một
số huyện miền núi của Nghệ An, ...
3.2. Lịch sử dân tộc Việt Nam qua các giai đoạn
Lịch sử Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn mà khó có nước nào trên
thế giới đã trải qua. Sau nhiều lần chạy tị nạn do sức ép của các tộc
người Hoa Hạ từ phía bắc Trung Quốc, nhiều bộ tộc người Việt đã dần
hình thành nhà nước riêng của mình. Điển hình đó là nhà nước Văn
Lang được thành lập vào thế kỉ 8 trước công nguyên. Theo các nhà khoa