Lý luận nhận thức | môn Triết học Mác -Lênin | Đại học sư phạm Hà nội
Lý luận nhận thức | môn Triết học Mác -Lênin | Đại học sư phạm Hà nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 39651089 LÝ LUẬN NHẬN THỨC
1. Quan niệm về nhận thức trong LS Triết học.
-Lý luận nhận thức có nguồn gốc Hy lạp cổ được ghép từ hai từ “Gnosis” là tri thức và “Logos”
là lời nói, học thuyết.
-Lý luận nhận thức là một bộ phận của triết học, nghiên cứu bản chất của nhận thức, những
hình thức, các giai đoạn của nhân thức, con đường để đạt chân lý, tiêu chuẩn của chân lý...
-Lý luận nhận thức là khía cạnh thứ 2 của vấn đề cơ bản của triết học. Lý luận nhận thức phải
giải quyết mối quan hệ của tri thức, của tư duy con người đối với hiện thực xung quanh, trả lời
câu hỏi con người có thể nhận thức được thế giời hay không?
* Các nguyên tắc xây dựng lí luận của CNDVBC:
• Thừa nhận sự vật khác quan tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức của con
• Cảm giác , tri giác , ý thức nói chung là hình ảnh của thế giới khách quan
• Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý thức nói chung
2. Lí luận nhận thức của CNDVBC.
a) Nguồn gốc, bản chất của nhận thức * Nguồn gốc
- Thế giới vật chất tồn tại khách quan là nguồn gốc duy nhất và cuối cùng của nhận thức.
Giải thích cho nguồn gốc: Triết học Mac – Lênin thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế
giới và cho rằng thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức. Không phải ý thức của
con người sản sinh ra thế giới mà thế giới vật chất tồn tại độc lập với con người, đó là
nguồn gốc “duy nhất và cuối cùng” của nhận thức.
- Triết học Mac – Lênin khẳng định: Con người có khả năng nhận thức thế giới.
Lênin chỉ rõ: có những thứ mà con người chưa biết chứ không có cái gì không thế biết. * Bản chất:
- Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, là hoạt động
tìm hiểu khách thể của chủ thể. Thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập đối với ý thức lOMoAR cPSD| 39651089
của con người tuy nhiên không có cái gì là không thể nhận thức được mà chỉ có cái con
người chưa nhận thức được mà thôi.
VD: Trong công xã nguyên thủy, con người ban đầu chỉ biết săn bắn hái lượm, về sau con
người bắt đầu nhận thức về vấn đề ăn chín uống sôi và tạo ra rửa, chế tạo công cụ lao động
- Nhận thức là một quá trình biện chứng có sự vận động và phát triển. Khẳng định sự phản
ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo. Quá trình phản ánh ấy
diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ hiện tượng đến bản chất.
VD: Quá trình học tập của sinh viên năm nhất với môn Triết. Khi mới trở thành sinh viên
đại học, sv năm nhất biết đến môn triết từ các anh chị khóa trên hoặc nghe mọi người nói,
chỉ là biết đến chứ chưa biết được môn triết là gì. Sau một thời gian học, sinh viên năm
nhất có thể dần hình dung ra được môn triết như thế nào, gồm những gì, đó là qtr nhận thức
có sự vận động và phát triển, từ chưa biết đến biết ít, và sau này sẽ biết nhiều hơn.
- Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể thông qua hoạt
động thực tiễn của con người. Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận
thức, là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
VD: Trong chiến tranh thì con người chỉ nghĩ lamg thế nào để bảo vệ gìn giữ dân tộc. Khi
cách mạng thành công thì đi lên mọi người nhận thức được bảo vệ dân tộc là phải phát triển
mọi mặt của xã hội từ kinh tế, chính trị, đời sống, tri thức... b) Thực tiễn và vai trò của
thực tiễn vs nhận thức. B1) Thực tiễn
-KN: thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã
hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
VD: hoạt động gặt lúa của nông dân sử dụng liềm, máy gặt tác động vào cây lúa để thu
hoạch thóc lấy gạo để ăn; hay hoạt động lao động của các công nhân trong các nhà máy,
xí nghiệp tác động vào máy móc trên các loại vải, da,.. để tạo ra sản phẩm tiêu dùng
như quần áo, giày dép phục vụ đời sống con người… - Đặc trưng của hoạt động thực tiễn:
• Thực tiễn là hoạt động vật chất - cảm tính của con người.
• Thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử - xã hội của con người.
• Thực tiễn là hoạt động có mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con người. lOMoAR cPSD| 39651089
- Phân loại hoạt động thực tiễn:
+ Hoạt động sản xuất vật chất:
• Là hình thức hoạt động cơ bản , đầu tiên của thực tiễn
• Là hoạt động mà trong đó con người phải sử dụng công cụ lao động tác động vào giới
tự nhiên để tạo ra của cải,vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và
phát triển của con người và xã hội loài ngườn.
VD: trồng lúa, trồng khoai, dệt vải, sản xuất giày dép, ô tô, xe máy +
Hoạt động chính trị – xã hội:
• Là hoạt động của các tổ chức, cộng đồng những người khác nhau trong xã hội nhằm
cải biến những mối quan hệ chính trị-xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển Dạng hoạt
động này nhằm biến đổi các quan hệ xã hội, chế độ xã hội.
VD: Đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri, Thanh
niên tham gia tình nguyện giúp đồng bào vùng sâu vùng xa...
+Hoạt động thực nghiệm khoa học
• Là hình thức hoạt động đặc biệt của thực tiễn.Đây là hoạt động tiến hành trong những
điều kiện do con người tạo ra gần giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự Nhiên và
xã hội, nhằm xác định những quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu
Dạng hoạt động này ra đời cùng với sự xuất hiện của các ngành khoa học.
• Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay (cách mạng 4.0), hoạt động
thực nghiệm khoa học ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.
Tại sao nói, trong các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn, hoạt động
sản xuất vật chất đóng vai trò quyết định nhất? - Thực tiễn ( Định nghĩa,
tính chất, các hình thức) - Tại sao?
+ Sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã loài người
+ Sản xuất vật chất là cơ sở hình thành nên các quan hệ xã hội
+ Sản xuất vật chất là cơ sở sáng tạo ra toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội
+ Sản xuất vật chất là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người + SXVC
là cơ sở cho sự tồn tại của các hình thức thực tiễn khác cũng như các hoạt động
sống khác của con người lOMoAR cPSD| 39651089 B2 ) Nhận thức
-KN: Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực , tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ
óc của con người trên cơ sở thực tiễn nhằm sáng tạo ra những tri thức mới về thế giới khách quan. - Bản chất nhận thức:
+Thừa nhận đối tượng nhận thức là thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập ý thức con ng
+ Khẳng định con người có khả năng nhận thức thế giới vc
+ Nhận thức là quá trình biện chứng từ chưa biết đến biết, biết ít đến biết nhiều, chưa toàn diện đến toàn diện hơn
+Thực tiễn là cơ sở trực tiếp và chủ yếu hình thành quá trình nhận thức
B3) Vai trò thực tiễn đvs nhận thức
- Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
+ TT cung cấp những tài liệu, vật liệu cho nhận thức con người
+ TT rèn luyện các giác quan của con ng ngày càng tinh tế hơnn hoàn thiện hơn
+ TT là cơ sở để tạo ra máy móc, phương tiện hiện đại,.. mở hiện rộng khí quan và khả năng nhận thức của con ng
+ TT luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng phát triển của nhận thức.
VD: Từ sự đo đạc ruộng đất, đo lường vật thể mà con người có tri thức về toán học
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức
+ Nhận thức của con người nhằm phục vụ TT, dẫn dắt, chỉ đạo TT
+ Tri thức chỉ có ý nghĩa khi nó đc áp dụng vào thực tiễn để phục vụ con ng
VD: Khi trời nóng bức con người cần làm giảm nhiệt độ xung quanh mình, áp dụng những kiến
thức khoa học đã được học con người đã sản xuất ra máy điều hòa nhiệt độ.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn ktra chân lý
+ Tri thức là kq của nhận thức, tri thức đó có thể phản ánh đúng/ ko đúng hiện thực nên phải ktra trong TT lOMoAR cPSD| 39651089
+ TT có nhiều hình thức nên khi kiểm tra chân lý có thể bằng thực nghiệm khoa học hoặc vận
dụng lí luận chính trụ vào qtrinh cải biến xh
+ Cần fai quán triệt quan điểm TT trong nhận thức và hoạt động để khắc phục bệnh giáo điều
+ Chỉ có qua thực nghiệm ms có thể ác định tính đg đắn của tri thức.
VD: Nhà bác học Ga-li-lê rất coi trọng thí nghiệm, ông thường dùng thí nghiệm để
chứng minh lập luận của mình. Một lần nghe người ta dạy cho học sinh: Các vật
nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ. Nhà bác học liền phản đối.Ga-li-lê đã
làm một thí nghiệm thả hai hòn đá nặng, nhẹ khác nhau cùng từ trên một tháp cao
xuống. Kết quả ông đã phát hiện ra không khí có sức cản. Khi thả rơi những vật
trong ống đã rút hết không khí thì quả nhiên tốc độ rơi của các vật nặng, nhẹ đều bằng nhau.
Ý nghĩa của nó trong quá trình học tập của sv: -
Phải có quan điểm thực tiễn, từ đk thực tế cụ thể của mỗi sv từ đó vạch
ralộtrình học tập nghien cứu phù hợp
.- Không ngừng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để trau dồi vốn kiến thức củabản thân. -
Tránh học theo lý thuyết rồi xa dời thực tiễn, luôn nhớ mục đích học
tậplàgắn liền với thực tiễn, học tập để phục vụ tổ quốc, góp phần nâng cao đời sống xãhội nhân dân.
c) Các giai đoạn của quá trình nhận thức:
• Khái quát: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến
thực tiễn là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý.
VD: Đứa bé khi mới sinh ra đời thì lúc đầu chỉ mới có sự nhận thức từ sự tiếp xúc giữa các
giác quan với thế giới khách quan: mùi hương, màu sắc,... cảm nhận được hình ảnh bên
ngoài sự vật, rồi sau đó có tư duy tri thức, lớn dần lên thì họ lại có sự nhận thức vào bản
chất bên trong,phổ biến, tất yếu của sự vật. - 2 giai đoạn
+ Nhận thức cảm tính(Trực quan sinh động): Cảm giác, Tri giác, Biểu tượng
+ Nhận thức lý tính(Tư duy trừu tượng): Khái niệm, Phán đoán, Suy luận lOMoAR cPSD| 39651089
C1 ) Nhận thức cảm tính (TQSD)
- Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức gắn liền với thực tiễn, ở giai đoạn này nhậnthức
của con người phản ánh trực tiếp khách thể thông qua các giác quan - Các hình thức Cảm giác
+là sự phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng đang tác động
trực tiếp vào các giác quan của con người.
+Nguồn gốc và nội dung: thế giới khách quan +Bản
chất: hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan +Vai trò:
• Đem lại tài liệu đầu tiên cho quá trình nhận thức
• Từ những cảm giác, nhận thức cảm tính chuyển sang hình thức cao hơn: tri giác
VD: Nhìn vào quả cam,quả cam tác động đến thị giác: màu cam, hình cầu
Chạm vào cốc nước sôi sẽ thấy nóng
Tri giác: là hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự vật khi nó đang trực tiếp tác động vào các giác
quan, là sự tổng hợp của nhiều cảm giác
Ví dụ: Qua sự tiếp xúc của tất cả các giác quan, ta sẽ có tri giác về quả cam một cách toàn diện:
Thị giác:hình cầu,màu cam; Vị giác:ăn có vị ngọt/chua; Xúc giác:vỏ sần,...
Biểu tượng: là hình ảnh tương đối hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng còn lưu lại trong bộ óc
con người khi sự vật đó không còn trực tiếp tác động vào các giác quan.
VD: Tri giác về quả cam đã được lưu lại trong bộ não của con người, nên dù không còn trực
tiếp tiếp xúc với quả cam nữa,ta vẫn có một hình dung,tái hiện đầy đủ những đặc điểm, tính chất của quả cam. - Đăc điểm giai đoạn
+Là sự p/a trực tiếp đối tg bằng các giác quan của chủ thể nhận thức
+Chỉ phản ánh đc cái bề ngoài, có cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và ko bản chất lOMoAR cPSD| 39651089
C2) Nhận thức lý tính( TDTT)
- Là giai đoạn phản ánh gián tiếp, trừu tượng, khái quát những thuộc tính, những đặc điểm bản
chất của sự vật, hiện tượng - Các hthuc
Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh khái quát, gián tiếp một hoặc
một số thuộc tính chung có tính bản chất nào đó của một nhóm sự vật, hiện tượng được biểu
thị bằng một từ hoặc một cụm từ. Khái niệm là cơ sở để hình thành phán đoán
VD: Số tự nhiên A chia hết cho số tự nhiên B thì số tự nhiên A được coi là bội của B còn B là ước của A.
Khái niệm con cá đã khái quát những thuộc tính chung của mọi loài cá: có xương sống,thở
bằng mang, bơi bằng vây và sống ở dưới nước.
Phán đoán là một hình thức của tư duy trừu tượng, bằng cách liên kết các khái niệm lại để
khẳng định hay phủ định một thuộc tính nào đó của sự vật.
VD: Ví dụ: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng" là phán đoán bởi ở đây có sự liên kết
giữa hai khái niệm “Dân tộc Việt Nam" và “anh hùng" để khẳng định tính cách của người Việt Nam.
+Phán đoán đơn nhất: những thuộc tính chỉ xuất hiện ở sự vật hiện tượng này , không xuất hiện
ở sự vật,hiện tượng khác (VD: Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam)
+Phán đoán đặc thù: nét riêng biệt phân biệt sự vật này với sự vật cùng loại khác (VD: Bất kỳ
vận động cơ giới nào ở trong quá trình ma sát cũng nhất định chuyển thành nhiệt # vận động
sinh học,xã hội (con người lớn lên, hình thái xã hội)
+Phán đoán phổ biến: có tính chất chung, áp dụng cho tập hợp các sự vật,hiện tượng (VD: Mọi
kim loại đều dẫn điện)
Suy luận: cũng là hình thức của tư duy trừu tượng, trong đó các phán đoán đã liên kết với
nhau theo quy tắc: phán đoán cuối cùng (kết luận) được suy ra từ những phán đoán đã biết làm tiền đề. lOMoAR cPSD| 39651089
+Suy luận diễn dịch: là loại hình suy luận trong đó từ tiền đề là tri thức chung cho cả lớp đối
tượng. Người ta rút ra kết luận là tri thức về riêng từng đối tượng hay bộ phận từng đối tượng
tức là tư duy vận động từ cái chung đến cái ít chung hơn, đến cái đơn nhất
(VD: Mọi kim loại đều dẫn điện. Đồng: kim loại -> đồng dẫn điện)
+Suy luận quy nạp: là loại hình suy luận mà trong đó từ tiền đề là những tri thức về riêng từng
đối tượng người ta khái quát thành chi thức chung cho cả lớp đối tượng. Tức là tư duy vận động
từ cái đơn nhất đến cái chung,cái phổ biến
(VD: Đồng, sắt,nhôm: dẫn điện -> Mọi kim loại đều dẫn điện)
C3) MQH giữa hai giai đoạn
- Có sự thống nhất với nhau, liên hệ, bổ sung cho nhau trong quá trình nhận thức của con ng
- NTCT cung cấp hình ảnh chân thực, bề ngoài của SV,HT, là cơ sở cho NTLT
-NTLT cung cấp cơ sở lí luận và các phương pháp nhận thức cho NTCT nhanh và đầy, có định
hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn.
-Tránh tuyệt đối hóa NTCT vì sẽ rơi vào chủ nghĩa duy cảm; hoặc phủ nhận vai trò của NTCT
sẽ rơi vào chủ nghĩa duy lý sẽ rơi vào chủ nghĩa duy lý cực đoan.
C4) Sự thống nhất giữa NTCT, NTLT và TT
- Quá trình nhận thức đc bắt đầu từtTT và kiểm tra trong TT
- Kết quả của NTCT và NTLT đc thực hiện hóa trên cơ sở của hoạt động TT
- Vòng khâu của nhận thức đc lặp đi lặp lại nhưng sâu hơn về bản chất, là quá trình giải
quyếtmâu thuẫn nảy sinh trong nhận thức, giữa chưa bt và bt, giữa ít bt và bt nhiều, giữa chân lý và sai lầm C5) Ý nghĩa
-Để nhận thức đúng đắn thì con ng phải tuân theo quy luật mà Lê- Nin đã vạch ra. Tức là đi từ TQSD TDTT TT lOMoAR cPSD| 39651089
- Chống chủ nghĩa duy cảm(tuyệt đối hóa cảm tính) và chủ nghĩa duy lý(tuyệt đối hóa lý tính),
phủ nhận mối quan hệ của nó vs hiện thực.