-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lý luận về liên minh giai cấp và tầng lớp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa môn Triết học Mác - Lênin | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Lý luận về liên minh giai cấp và tầng lớp trong cách mạng xã hội chủnghĩa là một trong những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, gắn liền với xây dựng chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, hệ lý luận về liên minh giai cấp và các tầng lớp trong xã hội được Đảng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Triết học Mác-Lênin(HUBT) 46 tài liệu
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Lý luận về liên minh giai cấp và tầng lớp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa môn Triết học Mác - Lênin | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Lý luận về liên minh giai cấp và tầng lớp trong cách mạng xã hội chủnghĩa là một trong những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, gắn liền với xây dựng chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, hệ lý luận về liên minh giai cấp và các tầng lớp trong xã hội được Đảng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác-Lênin(HUBT) 46 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 48599919
Lý luận về liên minh giai cấp và tầng lớp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
là một trong những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, gắn liền với xây dựng
chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, hệ lý luận
về liên minh giai cấp và các tầng lớp trong xã hội được Đảng ta kiên định thực hiện
và bổ sung, phát triển, xây dựng nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mác và Ph.Ăngghen đã luận bàn đến liên minh công - nông và đi đến kết luận
rằng, những cuộc cách mạng sắp tới chỉ có thể thu được những thắng lợi nếu giai
cấp nông dân ủng hộ những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, nếu không thì bài
“đơn ca” cách mạng của giai cấp vô sản sẽ trở thành bài “ai điếu”.
Kế thừa, bổ sung và phát triển quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về vị trí, vai
trò của liên minh công - nông, V.I.Lênin cho rằng, liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức là nguyên tắc tối cao của chuyên chính vô sản.
V.I.Lênin chỉ rõ: “Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên
minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiên phong của những người lao động, với
đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nông
dân, trí thức, v.v.) hoặc với phần lớn những tầng lớp đó; liên minh nhằm chống lại
tư bản, liên minh nhằm lật đổ hoàn toàn tư bản, tiêu diệt hoàn toàn sự chống cự của
giai cấp tư sản và những mưu toan khôi phục của giai cấp ấy, nhằm thiết lập và củng
cố vĩnh viễn chủ nghĩa xã hội”
Như vậy, theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức không chỉ là nhu cầu nội tại của cách
mạng xã hội chủ nghĩa, mà nó còn xuất phát từ những cơ sở khách quan khác, cụ
thể: Thứ nhất, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp
trí thức là điều kiện đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, là điều kiện
quyết định thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và công cuộc cải tạo
và xây dựng xã hội mới. Thứ hai, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và tầng lớp trí thức là mối liên hệ tự nhiên gắn bó và sự thống nhất lợi ích
cơ bản của tất cả các giai cấp, tầng lớp. Thứ ba, liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là do sự gắn bó thống nhất giữa sản xuất lOMoAR cPSD| 48599919
công nghiệp, nông nghiệp với khoa học kỹ thuật. Nếu không có sự liên minh chặt
chẽ của cả 3 lực lượng này thì các ngành kinh tế sẽ khó phát triển. Đúng như V.I.
Lênin đã khẳng định: “… thực hiện liên minh công nông là một việc khó, nhưng vô
luận thế nào đó cũng là khối liên minh vô địch duy nhất để chống lại bọn tư bản”
Tại sao giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng?
Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội nhưng chỉ đóng vai
trò là lực lượng tham gia cách mạng. Giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh đạo cách mạng vì: •
Tư tưởng cách mạng không triệt để. Không triệt để là do giai cấp nông dân vẫn
còn tư liệu sản xuất của mình như ruộng đất, hoặc làm thuê cho địa chủ phong
kiến. Chính vì vậy mà họ chỉ đấu tranh khi bị sưu cao thuế nặng, cuộc đấu tranh
sẽ dừng khi đòi được những quyền lợi như giảm tô, giảm thuế. •
Không có hệ tư tưởng độc lập, không được tiếp thu trực tiếp nhưng tư tưởng tiến
bộ của chủ nghĩa Mác-lenin. Là những người nông dân có học thức hạn chế, họ
không có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng tiến bộ của chủ nghĩa Máclenin. Do
vậy, họ không thể hình thành hệ tư tưởng cấp tiến, không thể thành lập chính đảng của riêng mình. •
Mang nặng tư tưởng phong kiến. Là một giai cấp cũ, họ có những tư tưởng phong
kiến ăn sâu bén rễ qua nhiều đời. Suy nghĩ của họ gắn liền và bó buộc với ruộng
đất, với thôn quê, một phần đã quen với sự áp bức của địa chủ nên họ không có
tầm nhìn xa trong việc giải phóng bản thân, đòi lại tự do cho mình. •
Không đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ. Khác với công nhân, nông dân
không được làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, không có điều kiện tiếp xúc
với máy móc, phương thức sản xuất tiến tiến.
Liên hệ Việt Nam: nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về liên minh
giai cấp, tầng lớp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa đối với Việt Nam hiện nay
* Quá trình nhận thức của Đảng ta về liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức
Trung thành, vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác
Lênin về liên minh giai cấp, tầng lớp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa,tư tưởng lOMoAR cPSD| 48599919
Hồ Chí Minh về liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ
trí thức vào điều kiện cụ thể cách mạng Việt Nam, ngay từ văn kiện Đại hội lần thứ
II của Đảng Lao động Việt Nam năm 1951, Đảng ta đã chỉ rõ: “Chính quyền của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là chính quyền dân chủ của nhân dân… Lấy liên
minh công nhân, nông dân và lao động trí thức làm nền tảng do giai cấp công nhân lãnh đạo”.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam năm 1991, Đảng ta xác định: xây dựng khối liên minh công - nông - trí
làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đại hội IX của Đảng chỉ rõ: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là khối
đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và trí thức do Đảng lãnh đạo”17.
Tổng kết thành tựu của 25 năm đổi mới, trong văn kiện Đại hội XI, Đảng ta
đã chỉ một trong năm bài học kinh nghiệm lớn là: “Sự nghiệp cách mạng là của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi của lịch sử”.
Hiện nay, vấn đề liên minh công - nông đã được mở rộng thành liên minh giữa
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và trở thành nòng cốt của
khối đại đoàn kết dân tộc. Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định, phải “tăng
cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo”, để lực lượng này thực sự
trở thành nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”.