Lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn. sự vận dụng quan điểm này trong thực tiễn | Tiểu luận cuối kỳ môn Triết học Mác – Lênin
Từ thời xa xưa , để nhắc nhở , động viên con cháu chăm chỉ học hành , xây dựng đất nước , ông bà ta đã có câu “học đi đôi với hành”. Điều này cũng đúng trong triết học Mác-Lênin , vấn đề quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn có một tầm quan trọng đặc biệt . Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: TRIT HỌC M C - LÊNIN
ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NHẬN THỨC
VÀ THỰC TIỄN. SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM NÀY TRONG THỰC TIỄN GVHD: Bùi Xuân Dũng SVTH: 1. Nguyễn Thành Châu 2. Hồ Gia Kiệt 3. Phạm Ngọc Thạch 4. Nguyễn Minh Trí 5. Ngô Minh Thuận
Mã lớp học: LLCT130105_21_1_41CLC
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Mức ST độ Họ và Tên MSSV Nội dung T hoàn thành Nguyễn Thành
Lý do chọn đề tài, mục tiêu 1 21110816 Tốt Châu nghiên cứu, kết luận
Tác động của nhận thức đến thực 2 Hồ Gia Kiệt 21110224
tiễn, vận dụng quan điểm để giải Tốt
quyết vấn đề thực tiễn
Thực tiễn và tính chất thực tiễn, ý 3 Phạm Ngọc Thạch 21110853 Tốt nghĩa phương pháp luận
Tác động của thực tiễn đến 4 Nguyễn Minh Trí 21110858 Tốt nhận thức 5 Ngô Minh Thuận
21110314 Nhận thức và tính chất nhận thức Tốt
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Điểm: ……………………. KÝ TÊN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1
…………………………………………………………………………...
1. Lí do chọn đề tài 1
…………………………………………………….
2. Mục tiêu nghiên cứu 1
……………………………………………...... NỘI DUNG 2
…………………………………………………………………………
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NHẬN
THỨC VÀ THỰC TIỄN…………………………………………………………..2
1. Quan điểm của triết học Mác-Lê nin về thực tiễn và nhận thức 2 ……...
1.1. Thực tiễn và tính chất thực tiễn…………………………………..2
1.2. Nhận thức và tính chất nhận thức………………………………...4
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn 10 ……………….
2.1. Tác động của nhận thức đến thực tiễn…………………………..10
2.2. Tác động của thực tiễn đến nhận thức…………………………..11
3. Ý nghĩa phương pháp luận 13
……………………………………………
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM ĐỂ GIẢI QUYT VẤN ĐỀ TRONG
THỰC TIỄN……………………………………………………………………...13 KT LUẬN 16
……………………………………………………………………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….17 MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Từ thời xa xưa , để nhắc nhở , động viên con cháu chăm chỉ học hành , xây
dựng đất nước , ông bà ta đã có câu “học đi đôi với hành”. Điều này cũng đúng
trong triết học Mác-Lênin , vấn đề quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn có một tầm quan trọng đặc biệt .
Nước ta trong thời kì sau chiến tranh , nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ , tăng
trưởng chậm , đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn . Đảng ta đã quyết định họp
và vận dụng lí luận về mối quan hệ giữa nhận thực và thực tiễn trong triết học Mác-
Lênin . Cuối cùng thì thành quả cũng đến khi chuyển được từ nền kinh tế quan liêu
bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng của xã hội chủ nghĩa .
Với mục đích tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này nên nhóm em chọn đề tài “Lý luận về
mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn –Sự vận dụng quan điểm này
trong thực tiễn” . Để xem thử quan điểm này trong thời đại công nghiệp hóa , hiện
đại hóa , thời đại của công nghệ có còn đúng không .
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Cống hiến vĩ đại,to lớn nhất của các nhà sáng lập triết học Mác - Lênin là
lần đầu tiên trong lịch sử đã khám phá ra vai trò quyết định của thực tiễn xã hội đối
với lý luận. Họ đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng, thực tiễn của con người
không những là cơ sở quan trọng nhất và mục đích cuối cùng của toàn bộ nhận
thức, mà còn là tiêu chuẩn quyết định của chân lý. Mối quan hệ đặc biệt giữa nhận
thức và thực tiễn có mối quan hệ trao đổi, tác động lẫn nhau để hình thành nên hoạt
động sản xuất vật chất, phản ánh mặt tinh thần và thực tiễn xã hội. Có thể nhìn
thấy, thực tiễn là cơ sở, động lực của lý luận , hoạt động thực tiễn là hoạt động đặc
trưng và bản chất của con người, được tiến hành một cách tất yếu khách quan và 1
được thực hiện trong các quan hệ xã hội, hoạt động mang tính năng động, sáng tạo
là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội loài người. Đảng ta tìm hiểu,
vận dụng một cách đúng đắn , triệt để vấn đề này của triết học Mác-Lênin để làm
công cuộc xây dựng và đổi mới của đất nước ta , vận dụng những vấn đề đó để giải
quyết những vấn đề thực tiễn . NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA
NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN
1. Quan điểm của triết học Mác-Lê nin về thực tiễn và nhận thức
1.1. Thực tiễn và tính chất thực tiễn
Thực tiễn là tổng thể những hoạt động vật chất có mục đích, sáng tạo, có tính
lịch sử-xã hội do con người thực hiện nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Không giống
với các loại hoạt động khác, hoạt động thực tiễn là hoạt động trong đó con người
dùng công cụ vật chất tác động vào đối tượng vật chất nhất định và biến đổi chúng
theo mục đích của mình. Đây là những hoạt động đặc trưng và là bản chất của con
người. Đó là tất yếu và khách quan, là sự phát triển không ngừng của con người
trong các thời kỳ lịch sử. Vì vậy, hoạt động thực tiễn luôn có mục đích, sáng tạo,
mang tính lịch sử và xã hội.
Thực tiễn có 3 hình thức cơ bản đó là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động
chính trị xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học.
1. Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức thực tiễn xuất hiện sớm nhất, cơ
bản nhất và quan trọng nhất. Bởi vì ngay từ khi loài người mới xuất hiện trên trái
đất đã phải tiến hành sản xuất vật chất đơn giản để có thể tồn tại. Sản xuất vật chất
thể hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, là phương thức tồn tại cơ bản của
con người và xã hội loài người. Không có sản xuất vật chất thì con người và xã hội
loài người không thể tồn tại và phát triển. Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho các
hình thức hiện thực khác và mọi hoạt động khác của con người. 2
Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động của lao động chân tay, lao động trí óc,
cộng với tư liệu sản xuất, công cụ lao động, máy móc và công nghệ sản xuất các
nguyên vật liệu (sản phẩm, hàng hoá) để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xã hội.
Ví dụ hoạt động sản xuất ra các loại hàng hóa,sản phẩm tiêu dùng; sản xuất ra đồ
ăn, thức uống; hoạt động xây dựng như xây nhà cửa, công trình,...Sáng chế ra các
loại ô tô, xe máy, máy móc phục vụ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp...
2. Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động thực tiễn thể hiện tính tự giác cao
của con người nhằm thay đổi, cải tạo xã hội, phát triển các hệ thống, quan hệ xã
hội, ... nhằm tạo ra môi trường có lợi cho sự phát triển của con người. Hoạt động
chính trị - xã hội bao gồm đấu tranh giai cấp và các hoạt động khác; đấu tranh giải
phóng dân tộc; đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; phấn đấu cải thiện
các quan hệ chính trị, xã hội, tạo môi trường xã hội dân chủ, lành mạnh, thuận lợi
cho sự phát triển của con người. Nếu không có hình thức thực hành này, con người
và xã hội loài người không thể phát triển bình thường.
Ví dụ hoạt động của các tổ chức: Phong trào đền ơn đáp nghĩa, Hoạt động của hội
chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí minh ...
3. Hoạt động thực nghiệm khoa học là một dạng hoạt động thực tiễn đặc biệt.
Vì trong hoạt động thực nghiệm khoa học, con người chủ động tạo ra những điều
kiện mà tự nhiên và xã hội không có được, tiến hành thực nghiệm khoa học theo
đúng mục tiêu đã xác lập. Trên cơ sở đó, ứng dụng khoa học kỹ thuật và thành tựu
công nghệ vào sản xuất vật chất, cải tạo chính trị xã hội, chính trị xã hội phục vụ
nhân dân. Dạng hoạt động này có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội,
đặc biệt trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại…
Ví dụ việc trồng các loại thực vật trong nhà kính, xây dựng các công viên quốc gia,
nuôi cấy mô tế bào, nghiên cứu vũ trụ, nghiên cứu thực nghiệm các môn học về khoa học tự nhiên… 3
Kết luận: Mỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn đều có những chức
năng quan trọng khác nhau. Chúng không thể thay thế cho nhau, nhưng chúng có
quan hệ mật thiết và tương tác với nhau. Trong mối quan hệ này, hoạt động sản
xuất vật chất có vai trò quan trọng nhất và có vai trò quyết định đối với các hoạt
động thực tiễn khác. Vì là hoạt động sơ khai, khách quan, thường xuyên nhất trong
đời sống của con người, tạo ra những điều kiện và của cải, quyết định nhất cho sự
tồn tại và phát triển của con người. Không có hoạt động sản xuất vật chất thì không
thể hình thành hoạt động thực tế nào khác. Suy cho cùng, các hình thức hoạt động
thực tiễn khác cũng bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất vật chất và phục vụ cho thực
tiễn sản xuất vật chất. Tuy nhiên, hai hình thức hoạt động thực tiễn kia là hoạt động
chính trị - xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học có ảnh hưởng quan trọng tới sản
xuất vật chất vì nếu không có chúng thì hoạt động sản xuất vật chất không thể phát triển được.
Như vậy, thực tiễn là cầu nối con người với tự nhiên, xã hội, nhưng đồng thời
thực tiễn cũng tách con người khỏi thế giới tự nhiên, để “làm chủ” tự nhiên, Nói
khác đi, thực tiễn “tách” con người khỏi tự nhiên là để khẳng định con người với tư
cách là chủ thể trong quan hệ với tự nhiên, nhưng muốn “tách” con người khỏi tự
nhiên thì trước hết phải “nối” con người với tự nhiên đã. Cầu nối này chính là hoạt động thực tiễn.
1.2. Nhận thức và tính chất nhận thức 1.2.1. Nhận thức là gì?
Theo cách hiểu thông thường, nhận thức là một hành động hay quá trình tiếp
thu kiến thức thông qua giác quan, suy nghĩ và kinh nghiệm thực tế.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản
ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không
ngừng tiến đến gần khách thể. 4
Theo quan điểm của Triết học Mác-Lênin, nhận thức là quá trình phản ảnh hiện
thức khách quan vào bộ óc người; là quá trình tạo thành tri thức về thế giới khách
quan trong bộ óc con người.
Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và là quá trình đi từ chưa biết
đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn.
Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể nhận thức và khách thể
nhận thức trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người.
Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tích cực, chủ động,
sáng tạo bởi con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể.
1.2.2. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng
Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khác quan bên ngoài và độc lập với
ý thức con người. Đây là nguyên tắc cơ bản của lý luận nhận thức. Chủ nghĩa duy
vật biện chứng khẳng định, thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức,
cảm giác của con người mặc dù con người có thể chưa biết đến chúng.
Hai là, công nhận cảm giác, tri thức, ý thức nói chung là hình ảnh chủ quan
của thế giới khác quan. Theo chu nghĩa duy vật biện chứng, cảm giác của con
người đều là sự phản ánh của hiện thực khách quan, nhưng không đơn thuần là sự
phản ánh thụ động, cứng đờ của hiện thực khách quan.
Ba là, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai
của cảm giác, ý thức nói chung. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thực tiễn là
tiêu chuẩn để kiểm tra tính đúng sai của cảm giác, ý thức nói chung, là tiểu chuẩn để kiểm tra chân lý.
1.2.3. Tính chất của nhận thức
a.Các giai đoạn của nhận thức
Lấy ví dụ, khi bạn ra ngoài và nhìn thấy một ai đó xinh đẹp, suy nghĩ đầu
tiên trong đầu của bạn là “Ồ, người đó xinh đẹp quá” – đây là nhận thức lý tính,
nhưng sau đó, bạn lại suy nghĩ theo một hướng khác “không biết tính cách của 5
người này thế nào?”- đây là nhận thức cảm tính. Để hiểu rõ hai khái niệm này, ta sẽ
cùng nhau đi tìm hiểu những khái niệm bên dưới.
Theo quan điểm của phép tư duy biện chứng, nhận thức của con người đi lên
từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
Con đường nhận thức ấy được thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức
tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong như sau:
Giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức là nhận thức cảm tính, hiểu một
cách đơn giản thì nhận thức cảm tính là cái nhìn ban đầu về bên ngoài của sự vật
hiện tượng. Là giai đoạn mà con người sử dụng các gian quan của mình để tác động
đến sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Nhận thực cảm tính còn có thể được chia thành các hình thức như sau:
Cảm giác: là nguồn gốc của mọi nhận thức, là hình thức phản ánh các thuộc
tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác
quan của con người, là kết quả của quá trình chuyển hóa từ năng lượng kích thích thành yếu tố ý thức.
Tri giác: là hình thức nhận thức đầy đủ hơn so với cảm giác và là sự tổng
hợp của các cảm giác, phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi sự vật đó tác động
trực tiếp vào giác quan của con người. Bên trong tri giác, bao gồm cả hai của thuộc
tính của sự vật đó là đặc trưng và không đặc trưng. Tuy nhiên nhận thức yêu cầu
phải phân biệt rõ ràng giữa hai thuộc tính đó kể cả khi sự vật không tác động trực
tiếp lên giác quan con người, chính vì vậy nhận thức phải phát triển thành hình thức nhận thức cao hơn.
Biểu tượng: là hình thức nhận thức phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật
khi sự vật không còn tác động trực tiếp lên giác quan con người, hay có thể nói đây
là sự hình dung lại sự vật, hiện tượng. Hình thức này được hình thành nhờ sự kết
hợp giữa cả hai thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng cùng với sự phối hợp, 6
phân tích, tổng hợp giữa các giác quan với nhau. Vì lẽ đó, biểu tượng có thể phản
ánh các đặc trưng nổi bật của sự vật.
Đặc điểm của các giai đoạn:
Phản ánh đối tượng một cách trực tiếp.
Phản ánh bề ngoài của đối tượng, các yếu tố ngẫu nhiên và tất nhiên và cả bản chất của đối tượng.
Tuy nhiên bên cạnh những đặc điểm đó vẫn tồn tại hạn chế nhất định đó là chưa thể
khẳng định được các mối liên hệ bản chất tất yếu bên trong các đối tượng sự vật.
Và để khắc phục được điều đó, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về nhận thức lý tính .
Giai đoạn tiếp theo của quá trình nhận thức đó là nhận thức lý tính, là nhận
thức được hình thành thông qua suy nghĩ, tư duy từ nhận thức cảm tính. Đây là giai
đoạn phản ánh khái quát sự vật một cách gián tiếp và trựu tượng, được thể hiện
thông qua khái niệm ,phán đoán và suy luận. Chính vì yếu tố trừu tượng nên giai
đoạn này còn có thể được gọi là tư duy trừu tượng.
Khái niệm: đây là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, phản ánh đặc tính
, bản chất của sự vật hiện tượng. Là cơ sở để hình thành phán đoán và tư duy khoa học.
Phán đoán: là một hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm để
khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, thuộc tính của đối tượng.
Suy luận: là một hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các phán đoán lại với
nhau để rút ra một phán đoán nhằm để kết luận tìm ra tri thức mới.
Đặc điểm của giai đoạn:
Là quá trình có thể vừa nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng vừa có thể đi
sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.
Nhận thức cảm tính và lý tính luôn phải đi đôi với nhau, không thể tách rời nhau.
Nếu không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính, không có nhận
thức lý tính thì không nhận thức được bản chất của sự vật. 7
Giai đoạn cuối cùng của quá trình nhận thức đó là nhận thức trở về thực tiễn,
là quá trình kiểm nghiệm đúng hay sai của tri thức, đây chính là vai trò của thực
tiễn. Mục đích của nhận thức không chỉ để giải thích mà còn để cải tạo thế giới, vì
thế nhận thức ở giai đoạn cuối cùng này hướng đến thực tiễn. b.Phân loại nhận thức
Theo chủ nghĩa duy vật Mác Lênin được phân chia dựa vào trình độ thâm
nhập vào bản chất của đối tượng và dựa vào tính tự phát hay tự giác của sự xâm
nhập vào bản chất sự vật.
Dựa vào trình độ thâm nhập vào bản chất của đối tượng nhận thức được chia thành hai loại:
Nhận thức kinh nghiệm: là nhận thức được hình nhờ sự quan sát trực tiếp sự
vật hiện tượng trong tự nhiên, trong đời sống xã hội hằng ngày, hay trong các thí
nghiệm khoa học. Kết quả của nhận thức kinh nghiệm gọi là tri thức kinh nghiệm:
Tri thức kinh nghiệm thông thường: hình thành từ sự quan sát trực tiếp hàng
ngày về cuộc sống, lao động sản xuất. Loại tri thức này rất phong phú, nhờ có nó ,
con người có thể điều chỉnh, thích nghi với đời sống hằng ngày. Ví dụ như những
câu nói của ông cha ta thời xưa, “ đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng
mười chưa cười đã tối” hay “chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng, bay
rào thì râm”,... tất cả những câu nói đó đều được đúc kết dựa trên kinh nghiệm của
ông cha ta, và được truyền lại cho con cháu đời sau.
Tri thức kinh nghiệm khoa học: là tri thức được hình thức sau khi khảo sát các
thí nghiệm khoa học, các loại tri thức này rất quan trọng và là cơ sở để hình thành nhận thức khoa học.
Hai tri thức này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, luôn đan xen vào nhau để tạo
nên sự sinh động, phong phú cho nhận thức kinh nghiệm.
Nhận thức lý luận: là nhận thức trừu tượng và khái quát bản chất và quy luật
của sự vật hiện tượng. Nhận thức lý luận mang tính chất gián tiếp vì được hình 8
thành và phát triển dựa trên nhận thức kinh nghiệm. Nhận thức lý luận tập trung
vào phản ánh bản chất quy luật của sự vật hiện tượng, chính vì thế nó thể hiện chân
lý sâu sắc và chính xác hơn.
Như vậy, nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận tuy là hai giai đoạn khác
nhau nhưng lại có mối quan hệ biện chứng với nhau. Theo đó, nhận thức kinh
nghiệm là cơ sở của nhận thức lý luận, nó cung cấp kinh nghiệm cho nhận thức lý
luận, nhận thức lý luận được hình thành trên nhận thức kinh nghiệm nhưng không
xuất hiện một cách từ phát từ kinh nghiệm.
Dựa vào tính tự phát hay tự giác của sự xâm nhập vào bản chất sự vật, nhận
thức cũng được chia thành hai loại:
Nhận thức thông thường: là nhận thức được hình thành trực tiếp, tự phát từ
những hoạt động hằng ngày trong đời sống , nó phản ảnh chi tiết, cụ thể các đặc
điểm của sự vật, hiện tượng. Chính vì thế, nhận thức này mang tính phong phú, đặc
sắc gắn với những quan niệm sống hằng ngày, nó thường xuyên gắn liền và chi
phối hoạt động của con người trong xã hội. Tuy nhiên, nhận thức thông thường
không tự chuyển thành nhận thức khoa học được, do nó tập trung vào bề ngoài là chủ yếu.
Nhận thức khoa học: là nhận thức được hình hành gian tiếp và tự giác từ sự
phản ánh đặc điểm bản chất, quan hệ tất yếu của sự vật hiện tượng. Nhận thức này
mang tính khách quan, trừu tượng, khái quát lại và có tính hệ thống, căn cứ và chân
thực. Nó vận dụng các phương pháp nghiên cứu , ngôn ngữ thông thường và cả
thuật ngữ khoa học để diễn tả sâu sắc, bản chất của sự vật hiện tượng. Chính vì thế,
nhận thức khoa học có vai trò vô cùng to lớn trong thực tiễn và đặc biệt là trong
thời đại công nghệ 4.0 ngày này.
Như vậy, nhận thức thông thường và nhận thức khoa học cũng có mối quan hệ
biện chứng với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Nhận thức thông thường cung
cấp nguồn nguyên liệu cho nhận thức khoa học. Ngược lại, nhận thức khoa học sẽ 9
tác động trở lại nhằm giúp nhận thức thông thường phát triển, tăng cường nội dung
khoa học cho nhận thức của con người.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và thực tiễn
2.1. Tác động của nhận thức đến thực tiễn
Nhận thức có thể là tư duy, tâm lý, tư tưởng, tinh thần, tình cảm chứ không
chỉ dừng lại ở thế giới vật chất. Do nhu cầu tất yếu khách quan của con người là
phải giải thích thế giới và cải tạo thế giới, từ đó con người đã tạo nên những hoạt
động thực tiễn tác động đến các sự vật, hiện tượng. Những tác động đó đã làm bộc
lộ những thuộc tính,những mối liên hệ và quan hệ khác nhau giữa các sự vật, hiện
tượng. Điều này góp phần đem lại cho nhận thức những tài liệu, giúp cho nhận thức
nắm được bản chất các quy luật vận động và phát triển của thế giới.Do đó ta thấy
được tầm quan trọng của nhận thức trong giải thích, phân tích, tư duy, tổng hợp cho
những hoạt động thực tiễn trong thế giới khác quan.
Mối quan hệ giữa thực tiễn và nhận thức phải luôn đi đôi với nhau. Nếu
những tri thức của nhận thức không đúng đắn và sâu sắc về thế giới thì chứng tỏ
thực tiễn sai lệch. Vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và kinh
nghiệm chủ nghĩa nếu không có nhận thức đi cùng.
Thực tiễn sẽ trở nên mù quáng nếu không có lý luận khoa học, tư duy của
nhận thức, cách mạng khoa học soi sáng.
Một khi ta có được nhận thức đúng đắn từ thực tiễn thì đã đạt được những tiêu chuẩn của chân lý.
Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong
ý thức con người, trên cơ sở thực tiễn. Nhận thức là nơi tổng kết, đúc kết thực tiễn
ban đầu. Nhưng đó chưa phải là điểm cuối cùng của quá trình nhận thức mà nhận
thức phải luôn liên tục tiến tới thực tiễn.
Nhận thức luôn luôn thay đổi qua các giai đoạn để có thể mở rộng năng lực
nhận thức của con người, để đi đến chân lý. 10
Một khi con người vận dụng chính những tri thức đúng đắn về thực tế khách
quan trong hoạt động thực tiễn của họ thì chứng tỏ được hoạt động thực tiễn có thể thành công và hiệu quả.
Thực tiễn phát triển là nhờ những vận dụng đúng đắn những nhận thức chân
lý mà con người đã đạt được trong quá trình thực tiễn của mình.
2.2. Tác động của thực tiễn đến nhận thức
Thực tiễn có vai trò quan trọng, đặc biệt là đối với nhận thức, thực tiễn tác động lên nhận thức.
Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức:
Điều này có nghĩa thực tiễn cung cấp chất liệu cho nhận thức. Mọi tri thức dù gián
tiếp hay trực tiếp, đối với bất kỳ người nào hay ở thế hệ nào, dù thực nghiệm hay lý
thuyết, xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn.
Con người tác động vào thế giới thông qua thực tiễn buộc thế giới phải hiện ra
những thuộc tính, quy luật để cho người có thể nhận thức.
Mối quan hệ giữa con người và thế giới không bắt đầu từ lý thuyết mà từ thực tiễn.
Nhận thức của con người được hình thành và phát triển từ quá trình thực tiễn cải tạo thế giới.
Lúc đầu, người ta thu thập những tài liệu cảm tính. Sau đó, họ sẽ xem xét, chắt lọc
để phản ánh bản chất, quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới,
từ đó hình thành nên các lý thuyết khoa học.
Hoạt động thực tiễn là cơ sở để con người chế tạo ra các thiết bị, công cụ để con
người có thể mở rộng nhận thức, ví dụ con người tạo ra tàu ngầm và các thiết bị
khác để có thể khám phá khu vực phía dưới đại dương, để phát hiện ra các loài sinh
vật mới để cung cấp cho quá trình nhận thức của con người
Thực tiễn là động lực của nhận thức, vì nó cung cấp thông tin, là cọi nguồn của tri
thức giúp con người nhận thức thế giới ngày càng sâu sắc, toàn diện. 11
Trong quá trình thay đổi thế giới, con người cũng đang thay đổi bản thân và phát
triển về thể chất và trí tuệ. Nhờ đó, con người đã hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới,
khám phá những bí ẩn của thế giới, đồng thời làm phong phú và sâu sắc thêm vốn
hiểu biết của mình về thế giới.
Thực tiễn quy định những yêu cầu, nhiệm vụ và phương pháp phát triển ý thức.
Nhu cầu của thực tiễn đòi hỏi con người phải có tri thức, kinh nghiệm và lý thuyết,
những yếu tố này thúc đẩy sự ra đời và phát triển của khoa học. Khoa học ra đời
chính vì chúng cần thiết cho hoạt động thực tiễn của con người.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
Thực tiễn là mục đích của nhận thức, vì ở phương diện nào thì nhận thức cũng phải
phục vụ thực tiễn. Nhận thức không phục vụ hiện thực thì không phải là “nhận
thức” theo đúng nghĩa. Nếu bạn không thực hành, nhận thức của bạn sẽ trở nên mất
phương hướng và bế tắc. Mọi tri thức khoa học, kết quả tri thức của nhân loại chỉ
có ý nghĩa khi nó được ứng dụng trực tiếp hoặc gián tiếp vào thực tiễn cuộc sống và phục vụ con người.
Vì vậy, kết quả nhận thức phải phục vụ cho thực tiễn-hướng hoạt động đi đến kết
quả cuối cùng là phục vụ nhu cầu của con người. Lý luận và khoa học chỉ có ý
nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn và nâng cao thực tiễn.
Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý:
Theo triết học Mác - Lênin, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra
chân lý, bác bỏ những sai lầm. Dựa vào thực tiễn, người ta có thể chứng minh,
kiểm nghiệm chân lý. Bởi chỉ có thực tiễn mới có thể vật chất hoá được tri thức,
biến tư tưởng thành hiện thực, qua đó mới khẳng định được chân lý hoặc chỉ ra một sai lầm nào đó.
Bản chất của thực tiễn sẽ thay đổi khi xã hội thay đổi và lúc này chân lý cũng sẽ bắt
đầu thay đổi theo cho phù hợp với thực tiễn 12
Kiểm tra chân lý có nhiều hình thức như áp dụng kết quả khoa học vào đời sống, ...
nhưng thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, nó có cả tính tuyệt đối và tính tương đối.
Tính tuyệt đối của thực tiễn thể hiện với tư cách là tiêu chí khách quan duy nhất để
kiểm tra, xác nhận chân lý và bác bỏ những sai sót. Thực tiễn trong từng giai đoạn
lịch sử cụ thể sẽ chứng minh chân lý và bác bỏ lỗi lầm. Tính tương đối của thực tại
với tư cách là tiêu chí của chân lý chỉ ra rằng thực tiễn có một quá trình vận động,
biến đổi và phát triển, do đó "không bao giờ có thể khẳng định hay bác bỏ hoàn
toàn một sự thật." Nếu chúng ta xem xét nó ở nhiều không gian hơn, thời gian dài
hơn, và xem xét tổng thể thực tế, chúng ta sẽ biết điều gì là đúng và điều gì là sai.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Mối quan hệ của thực tiễn với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn nắm
vững quan điểm thực tiễn, cụ thể:
Phải luôn nắm vững quan điểm thực tiễn: việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn.
Nghiên cứu lý luận phải đi đôi với thực tiễn, tránh xa rời thực tế dẫn đến bệnh chủ quan, máy móc.
Không tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn vì làm như vậy sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng.
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM ĐỂ GIẢI QUYT VẤN ĐỀ TRONG THỰC TIỄN
Theo Hồ Chí Minh, lý luận phải được hình thành từ thực tiễn, phải được ứng
dụng vào trong thực tiễn. Nếu lý luận không được kiểm duyệt, chứng minh qua
thực tiễn và cũng không được áp dụng vào thực tế thì lý luận đó sẽ trở thành lý luận
suông. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý
luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng
vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm
đựng sách”.Hồ Chí Minh muốn nói về mối quan hệ gắn bó giữa lý luận và thực tiễn 13
qua những cụm từ “Lý luận liên hệ với thực tế, “Lý luận kết hợp với thực hành",
“Lý luận đi đối với thực tiễn”…. với nhiều cách diễn đạt để đi đến khẳng định
“Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin".
Không những thế, nếu thực tiễn không có lý luận soi sáng thì thực tiễn sẽ trở
nên mù quáng.Qua đó thấy được sự liên hệ giữa lý luận và thực tiễn.Chúng tác
động lẫn nhau, cùng tạo điều kiện cho nhau phát triển.Sự thống nhất này chính là
nguyên tắc căn bản của triết học Mác –Lênin.
Để không mắc phải bệnh giáo
điều cũng như bệnh kinh nghiệm, theo Hồ
Chí Minh cần phải khắc phục bệnh hạ thấp lý luận, tránh bệnh lý luận suông.
Người phê phán rằng việc xem thường lý luận, không coi trọng việc tổng kết thực
tiễn để khái quát thành lý luận sẽ dẫn đến bệnh kinh nghiệm, tuyệt đối hóa kinh nghiệm.
Phải thấy rằng quan điểm “lý luận gắn với thực tiễn” có ý nghĩa quan trọng
trong cả phương diện lý luận và thực tiễn. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, quan
điểm này mang một giá trị, triết lý sâu sắc trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn.
Trong quá trình cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới toàn
diện đất nước hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn quan tâm hàng đầu đến
việc nhận thức và vận dụng đúng đắn sáng tạo quan điểm này, đã đem lại hiệu quả to lớn trong thực tiễn.
Thời kỳ trước đổi mới, chính sách của Đảng đã phạm phải những sai lầm
xuất phát từ căn bệnh giáo điều, yếu kém về lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Việc tiếp thu lý luận Chủ nghĩa Mác Lênin một cách phiến diện,giản đơn, sơ lược,
qua loa. Đảng đã có sự nóng vội trong công cuộc cải tạo XHCN nhằm xóa bỏ thành
phần kinh tế mà không nhận rõ tầm quan trọng của các thành phần kinh tế trong
thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.Đảng ta vấp phải sai lầm trong việc đề ra chính
sách, chủ trương. Chủ trương tập trung vào nền công nghiệp hóa đất nước mà trọng 14
tâm là phát triển công nghiệp nặng mà không chú ý đến nền kinh tế nước ta còn lạc
hậu, chỉ sản xuất nông nghiệp là chính, do vậy tạo ra sự không tương xứng về điều
kiện vật chất và lực lượng sản xuất của ta. Hậu quả của những sai lầm xuất phát từ
nhận thức xa rời thực tiễn và sự nhận thức yếu kém về lý luận đã làm cho đường lối
chính sách của Đảng ta đề ra không phù hợp với thực tiễn nên đất nước lâm vào
tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội.
Thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã nhận thức được những sai lầm trên. Đảng đã
bắt đầu công cuộc đổi mới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội một cách toàn
diện, trong đó tất cả đều xuất phát từ thực tiễn.Sau khi Đảng đã tiếp thu và vận
dụng đúng đắn quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng XHCN phải lấy thực tế
làm điểm xuất phát để xác định phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ của cách mạng,
kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn để xác định chủ trương, chính sách. Việc
vận dụng, sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tổng kết những
thành công và rút ra những kinh nghiệm chưa thành công trong thực tiễn trong
công cuộc xây dựng XHCN ở nước ta và từ những nước khác. Qua đó Đảng ta đã
có những phương hướng cơ bản xây dựng CNXH ở nước ta. Sau hơn 20 năm thực
hiện công cuộc đổi mới đó, nước ta đã có những thành tựu to lớn: đất nước đã thoát
khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh
phúc, cải thiện rõ rệt, hệ thống chính trị và khối đại đòan kết toàn dân tộc được
củng cố và tăng cường, giữ vững an ninh, quốc phòng, đất nước ngày một phát
triển. Những thành tựu mà nước ta đạt được đã chứng tỏ được rằng đường lối đổi
mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Tuy nhiên, ở nước ta công tác lý luận vẫn còn nhiều bất cập, tình trạng tách
rời giữa lý luận và thực tiễn vẫn còn. Vẫn chưa thực sự quán triệt quan điểm thực
tiễn, không bám sát thực tiễn. Cho nên lý luận vẫn chưa được triển khai tốt, chưa
được bổ sung kịp thời để theo kịp với thực tiễn. Đại hội X đã đề ra biện pháp: 15
"Thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung phát triển lý luận, giải quyết đúng đắn
những vấn đề do cuộc sống đặt ra".
Tóm lại quan niệm “ lý luận gắn với thực tiễn “ chính là học tập lý luận để
ứng dụng vào thực tế và khi vận dụng thì cải thiện, làm phong phú thêm lý luận
thông qua thực tiễn mà có được những lý luận mới. KT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu về vấn đề “Lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa
nhận thức và thực tiễn –Sự vận dụng quan điểm này trong thực tiễn” trong triết học
Mác-Lênin có thể thấy được mối quan hệ này rất là quan trọng thực tiễn và lý luận
luôn nương tựa vào nhau, đều cần đến nhau, chúng vừa đối lập vừa thống nhất với
nhau, chúng có sự tương ứng, tương thức với nhau, thực tiễn cần được soi tỏ bằng
lý luận của nó, còn lý luận bao giờ cũng thuộc về thực tiễn nhất định. Không có
thực tiễn được soi tỏ bằng lý luận bất kỳ cũng như không có lý luận về mọi thực tiễn .
Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn là luận điểm cơ bản quan trọng của
chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nội dung thực chất của mối
quan hệ đó là: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin, thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn
không đúng hướng . Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận lí thuyết ”.
Vấn đề này, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh phải hiểu trên tinh thần biện chứng: Thực
tiễn cần tới lý luận khoa học soi đường, dẫn dắt, định hướng để không rơi vào bế
tắc, mò mẫm. Còn lý luận khoa học phải dựa trên cơ sở thực tiễn, nảy sinh từ thực
tiễn, phản ánh thực tế và phải luôn liên hệ với thực tiễn. Lý luận khoa học phải
được hình thành, bổ sung, phát triển bằng con đường tổng kết thực tiễn, nếu không
lý luận đó chỉ là lý luận suông, giáo điều, không đúng với thực tiến. 16