Lý luận về nguyên nhân – kết quả của phép biện chứng duy vật. Liên hệ thực tiễn | Tiểu luận cuối kỳ môn Triết học Mác – Lênin
Trong sự vận động của thực tế, mối quan hệ nhân quả là mối quan hệ được lặp đi lặp lại nhiều nhất và phố biến nhất. Vì vậy, có thể nói, mối quan hệ nhân quả là một trong những mối quan hệ tự nhiên đầu tiên được phản ánh vào trong tâm trí con người. Chúng ta nói rằng, phạm trù là kết quả của các quá trình phản ánh các mối quan hệ được lặp đi lặp lại của cuộc sống, và trong trường hợp này, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Lý luận về nguyên nhân – kết quả của phép biện chứng duy vật.
Liên hệ thực tiễn.
MÃ MÔN HỌC & MÃ LỚP: LLCT130105_21_1_27CLC
NHÓM THỰC HIỆN: Albert Einstein. Thứ 3 – tiết: 10-11-12
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Trần Ngọc Chung
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2021
DANH SÁCH NHÓM VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
HỌC KỲ I, NĂM HỌC: 2021 – 2022
Nhóm ALBERT EINSTEIN. Thứ 3 tiết 10,11,12
1. Mã lớp học phần: LLCTT130105_21_1_27CLC
2. Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Ngọc Chung
3. Tên đề tài: Lý luận về nguyên nhân – kết quả của phép biện chứng duy vật. Liên hệ thực tế.
4. Danh sách thành viên viết tiểu luận cuối kỳ: STT
Họ và tên sinh viên
Mã số sinh viên Tỉ lệ hoàn thành SĐT 1 Nguyễn Hữu Nam 21125042 100% 0858631402 2 Nguyễn Thảo Nhi 21125251 90% 0382291925 3 Lưu Minh Oanh 21125253 100% 0962175402 4 Nguyễn Lê Hoàng Oanh 21125254 110% 0392928356 5 Phan Hoàng Oanh 21125255 100% 0334084364 6 Trần Việt Nam Phương 21125260 90% 0813853026 7 Nguyễn Thị Thanh Trúc 21125077 110% 0867416894 Ghi chú: - Tỷ lệ % = 100%
- Trưởng nhóm: Nguyễn Lê Hoàng Oanh
Nhận xét của giảng viên:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
........................................................................................................................................... Giảng viên chấm điểm:
Ngày ... tháng ... năm 2021 Giảng viên ký tên ThS. Trần Ngọc Chung MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài. ....................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài. .................................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN – LÝ LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY
VẬT VỀ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ. ................................................................................. 3
1.1. Khái niệm nguyên nhân, kết quả. ....................................................................... 3
1.2. Phép biện chứng duy vật về nguyên nhân – kết quả. ......................................... 3
1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân – kết quả........................................ 5
1.4. Ý nghĩa phương pháp luận. ................................................................................ 6
CHƯƠNG 2: ĐẠI DỊCH COVID 19 TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
HIỆN NAY. ..........................................................................................................................................7
2.1. Hiểu thế nào về đại dịch Covid 19? ................................................................... 7
2.2. Thực trạng nền kinh tế hiện nay. ........................................................................ 8
2.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước và tác động đến nền kinh
tế Việt Nam. ................................................................................................................ 9
2.4. Hậu quả của Covid 19 đã tác động thế nào đến nền kinh tế. ........................... 12
2.5. Giải pháp phục hồi nền kinh tế sau đại dịch. ................................................... 13
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 16
PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM ......................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 18 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong sự vận động của thực tế, mối quan hệ nhân quả là mối quan hệ được
lặp đi lặp lại nhiều nhất và phố biến nhất. Vì vậy, có thể nói, mối quan hệ nhân
quả là một trong những mối quan hệ tự nhiên đầu tiên được phản ánh vào trong
tâm trí con người. Chúng ta nói rằng, phạm trù là kết quả của các quá trình phản
ánh các mối quan hệ được lặp đi lặp lại của cuộc sống, và trong trường hợp này,
phạm trù nguyên nhân và kết quả là phạm trù chứng minh quan niệm đó. Mối
quan hệ nguyên nhân – kết quả, hay gọi tắt là mối quan hệ nhân quả là mối quan
hệ vốn có của thế giới vật chất. Nó không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con
người. Là tác dụng của sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất. Nó được biểu
hiện ở mối quan hệ giữa vạn vật, nguyên lý hoạt động của vạn vật, tức là tác dụng,
nếu đặt trong mối quan hệ nguyên nhân với kết quả thì nguyên nhân là nguyên nhân. D
o đó, bất kỳ chuyển động nào trong thế giới vật chất cuối cùng đều là các
mối quan hệ nhân – quả được xem xét ở mức độ khác nhau, tại các thời điểm khác
nhau và ở các hình thức khác nhau. Nói cách khác, nếu chuyển động là một thuộc
tính của thế giới vật chất, là cách thức tồn tại của vật chất, thì chuyển động luôn
là hành động, hoặc là sự tương tác giữa các bộ phận khác nhau trong cùng một
không gian, một hiện tượng, hoặc được cho là sự kết hợp của các tương tác. Tất
cả những tác động đó chỉ cần xét theo định luật bảo toàn và chuyển hóa năng
lượng Lô – mon – nô – xốp để thấy rằng, chúng phải được sinh ra từ nguyên nhân
nào đó. Vấn đề duy nhất là ý thức của chúng ta có phản ánh được những mức độ
đó hay không. Từ những lý do trên, chúng em chọn đề tài “Lý luận về nguyên
nhân – kết quả của phép biện chứng duy vật. Liên hệ thực tiễn” làm tiểu luận.
2. Mục tiêu của đề tài.
Thứ nhất, làm rõ hơn về cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả trong triết học Mác - Lênin.
Thứ hai, củng cố và nắm chắc phần kiến thức cơ bản. Về nguyên nhân và kết
quả: hiểu được nguyên nhân tạo ra ảnh hưởng tới kết quả, xuất hiện trước và sản 1
sinh ra kết quả, nhưng kết quả cũng có thể tác động ngược lại nguyên nhân. Về
quan điểm của phép biện chứng duy vật về nguyên nhân - k t
ế quả: hiểu được các
tác động qua lại giữa nguyên nhân và kết quả. Về mối quan hệ biện chứng giữa
nguyên nhân và kết quả: cần hiểu một cách khách quan về mối quan hệ nhân quả,
đây là mối quan hệ phức tạp và đa chiều. Về ý nghĩa phương pháp luận: hiểu rõ
hơn và có nhận định đúng về nguyên nhân, kết quả của sự vật hiện tượng.
Thứ ba, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế của cuộc sống để giải quyết
các xung đột và các vấn đề thực tiễn. 2 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN – LÝ LUẬN CỦA PHÉP BIỆN
CHỨNG DUY VẬT VỀ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ.
1.1. Khái niệm nguyên nhân, kết quả.
Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự
vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó. Còn kết
quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
1.2. Phép biện chứng duy vật về nguyên nhân – kết quả.
Quan điểm của phép biện chứng duy vật cho rằng, các sự vật, hiện tượng của
thế giới tồn tại trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập
chuyển hóa lẫn nhau, chứ không hề tách biệt nhau. Đó là nội dung của nguyên lý
về mối liên hệ phổ biến. Cơ sở của sự tồn tại đa dạng các mối liên hệ đó là tính
thống nhất vật chất của thế giới; theo đó các sự vật, hiện tượng phong phú trong
thế giới chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả có
mối quan hệ qua lại, cụ thể:
Thứ nhất: Nguyên nhân sản sinh ra kết quả.
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả.
Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động. Tuy
nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều
biểu hiện mối liên hệ nhân quả.
Ví dụ: ngày không phải là nguyên nhân của đêm và ngược lại.
Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào
hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những
nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hoặc cùng một lúc.
Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ
gây nên ảnh hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu 3
các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ
làm suy yếu, thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau.
Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả,
có thể phân loại nguyên nhân thành: nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ
yếu, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân khách quan
và nguyên nhân chủ quan.
Thứ hai: Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.
Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không
giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở
lại đối với nguyên nhân.
Ví dụ: Nhúng một thanh sắt vừa mới nung đỏ vào chậu nước nguội, thì nhiệt
độ của nước trong chậu sẽ tăng lên. Sau đó, nước trong chậu do tăng nhiệt độ sẽ
kìm hãm tốc độ tỏa nhiệt của thanh sắt.
Thứ ba: Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả.
Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau Điều này có nghĩa là
một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong
mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại.
Engels nhận xét rằng: “ g
N uyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý
nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt
nhất định. Nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối
liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới, thì những khái niệm ấy lại gắn với nhau
trong một khái niệm về sự tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó nguyên
nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau. Chuỗi nhân quả là vô cùng, không
có bắt đầu và không có kết thúc. Một hiện tượng nào đấy được coi là nguyên nhân
hay kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định cục bộ.”
Ông cũng khẳng định: “Nguyên nhân và kết quả là những biểu tượng có ý
nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi nào được áp dụng vào một trường hợp riêng
biệt, nhưng khi ta xét trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với
toàn bộ thế giới, thì nguyên nhân hội tụ lại và quyện vào nhau trong biểu tượng 4
về sự tác động qua lại phổ biến trong đó nguyên nhân và kết quả luôn đổi chỗ cho
nhau: cái ở đây hay bây giờ là nguyên nhân, thì ở chỗ khác hay lúc khác lại trở
thành kết quả và ngược lại.”
Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác
nhau. Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối
quan hệ khác là kết quả và ngược lại.
Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến
lượt mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và quá trình này
tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận.
Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầu hay cuối cùng.
1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân – kết quả.
Nhận thức về sự tác động, tương tác giữa các mặt, các yếu tố hoặc giữa các
sự vật, hiện tượng với nhau như là nguyên nhân cuối cùng dẫn đến sự xuất hiện
của các mặt, các yếu tố, các sự vật, hiện tượng mới về chất, chính là khâu quyết
định dẫn đến việc phát hiện ra tính nhân quả như là yếu tố quan trọng của mối liên hệ phổ biến.
Nhận thức về nguyên nhân, kết quả như trên vừa giúp khắc phục được hạn
chế coi nguyên nhân của mỗi sự vật, hiện tượng, trong những điều kiện nhất định,
nằm bên ngoài sự vật, hiện tượng đó; vừa khắc phục được thiếu sót coi nguyên
nhân cuối cùng của sự vận động, chuyển hóa của toàn bộ thế giới vật chất nằm
ngoài nó, trong lực lượng phi vật chất nào đó.
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, phổ biến và tất yếu. Phê phán quan
niệm sai lầm của triết học duy tâm về tính chất của mối liên hệ nhân quả,
Ph.Ăngghen nhấn mạnh “Hoạt động của con người là hòn đá thử vàng của tính
nhân quả”. Trên thực tế, con người không chỉ quan sát thấy hiện tượng này sau
hiện tượng kia, mà còn có thể tự mình gây ra hiện tượng, quá trình nhất định trong
tự nhiên. Từ quan niệm cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng trong ấy xảy ra trong tự
nhiên. Từ quan niệm cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư
duy đều được gây nên bởi những nguyên nhân nhất định, trong đó có cả những 5
nguyên nhân chưa được nhận thức, phép biện chứng duy vật rút ra nguyên tắc
quyết định luận hết sức quan trọng của nhận thức khoa học. Từ quan niệm kết quả
do nguyên nhân sinh ra còn phụ thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh nhất định,
phép biện chứng duy vật cho rằng, một nguyên nhân nhất định trong hoàn cảnh
nhất định chỉ có thể gây ra một kết quả nhất định; bởi vậy, nếu các nguyên nhân
càng ít khác nhau bao nhiêu, thì các kết quả do chúng gây ra cũng ít khác nhau bấy nhiêu.
Quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ nhân quả không cứng nhắc,
tĩnh lại. Trong quá trình vận động, phát triển, nguyên nhân và kết quả có thể đổi
chỗ, chuyển hóa cho nhau. Cái mà ở thời điểm hoặc trong mối quan hệ này là
nguyên nhân thì ở thời điểm, trong mối quan hệ khác lại là kết quả; nguyên nhân
“cháy hết mình” trong kết quả và kết quả “tắt đi” trong nguyên nhân; nguyên nhân
đốt cháy mình sinh ra kết quả, kết quả tắt đi sinh ra nguyên nhân (Hêghen). Nhưng
nếu bất cứ sự vật, hiện tượng chỉ do một nguyên nhân sinh ra, do vậy sự phân loại
nguyên nhân thành nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên
trong, nguyên nhân bên ngoài... đối với một kết quả vừa mang ý nghĩa lý luận,
vừa mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
1.4. Ý nghĩa phương pháp luận.
Thứ nhất, nếu bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó và
do nguyên nhân quyết định, thì để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết
phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện của nó; muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng
nào đó không cần thiết, thì phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó.
Thứ hai, xét về mặt thời gian, nguyên nhân có trước kết quả nên khi tìm
nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng cần tìm ở các sự vật, sự kiện, mối liên hệ
đã xảy ra trước khi sự vật, hiện tượng xuất hiện. Trong thời gian hoặc trong mối
quan hệ nào đó, vì nguyên nhân và kết quả có thể đổi chỗ cho nhau, chuyển hóa
lẫn nhau nên để nhận thức được tác dụng của một sự vật, hiện tượng và để xác
định phương hướng đúng cho hoạt động thực tiễn, cần nghiên cứu sự vật, hiện 6
tượng đó trong mối quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân, sản sinh ra những
kết quả nhất định.
Thứ ba, một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và quyết
định, nên khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó không vội kết luận về nguyên nhân
nào đã sinh ra nó; khi muốn gây ra một sự vật, hiện tượng có ích trong thực tiễn
cần phải lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể
chứ không nên rập khuôn theo phương pháp cũ. Trong số các nguyên nhân sinh
ra một sự vật, hiện tượng có nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên
nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nên trong nhân thức và hành động cần
dựa vào nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong.
CHƯƠNG 2: ĐẠI DỊCH COVID 19 TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ
THẾ GIỚI HIỆN NAY.
2.1. Hiểu thế nào về đại dịch Covid 19?
Covid-19 hay bệnh vi rút Corona 19 là căn bệnh do vi rút SARS-CoV-2 gây
ra và được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc.
Căn bệnh bùng phát và nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Không ai có thể
ngờ rằng, căn bệnh này đã cướp đi hàng triệu sinh mạng của con người trên thế
giới. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, có hơn 83.790.000 ca nhiễm được xác
nhận trên toàn cầu với hơn 59.300.000 người khỏi bệnh và hơn 1.820.000 trường
hợp tử vong ở hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Vi rút Corona 2019 là loại vi rút gây ra tình trạng nhiễm trùng trong mũi,
xoang hoặc cổ họng. Có 7 loại vi rút Corona, trong đó có 4 loại không nguy hiểm,
2 loại nguy hiểm hơn và từng gây ra đại dịch toàn cầu (dịch bệnh MERS-CoV
được phát hiện lần đầu tiên tại Ả Rập Xê út vào năm 2012), 1 loại mang tên nCoV
là tác nhân gây ra bệnh viêm cấp phổi đang tung hoành trong suốt hơn 2 năm vừa qua.
Những người bị nhiễm Covid-19 thường sẽ có các triệu chứng như sốt, ho,
khó thở, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy,... Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ
2 đến 14 ngày sau khi bị nhiễm vi rút. Người cao tuổi và những người có các tình 7
trạng bệnh nền nghiêm trọng như bệnh tim, phổi hoặc tiểu đường dường như có
nguy cơ cao hơn phát triển các biến chứng nghiêm trọng hơn từ căn bệnh Covid này.
Vi rút SARS-CoV-2 đang dần hình thành nên nhiều biến thể mới với tốc độ lây lan
và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Có khoảng 10 loại biến thể đang được theo dõi. Và
2 biến thể đáng lo ngại nhất là Delta (B.1.617.2 và các dòng AY), Omicron (B.1.1.529
và dòng BA). Biến thể Delta-B.1.617.2 được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ có thể gây
ra nhiều ca nhiễm nghiêm trọng hơn các biến thể khác. Còn với biến thể Omicron-
B.1.1.529 được phát hiện đầu tiên tại Nam Phi. Trường hợp nhiễm B.1.1.529 được xác
nhận đầu tiên là từ một mẫu vật được thu thập vào ngày 9 tháng 11 năm 2021. Omicron
có thể lây lan nhanh hơn, nguy cơ tái nhiễm cao hơn các biến thể khác. Nó có thể lây
lan nhanh hơn 500% biến thể Delta. Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng, Omicron có
thể là vaccine tự nhiên, là khởi đầu cho đoạn kết cơn ác mộng COVID-19.
Ông Vladimir Nikoforov, chuyên gia trưởng bệnh truyền nhiễm thuộc Cơ quan
Sinh học y tế Liên bang Nga nhận định: sự xuất hiện của biến thể Omicron có thể là dấu
hiệu đầu tiên dự báo đại dịch bước vào giai đoạn kết thúc. Theo vị chuyên gia, Omicron
có thể dẫn virus SARS-Co -
V 2 đi vào con đường trở thành căn bệnh đường hô hấp theo mùa trong tương lai.
2.2. Thực trạng nền kinh tế hiện nay.
Đại dịch COVID-19 đang bao trùm, ảnh hưởng khốc liệt trên phạm vi toàn
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, gây nhiều tác động xấu chưa từng có
tiền lệ lên nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Trong bối cảnh đó, đặt ra nhiều thách
thức buộc chúng ta phải tìm ra những biện pháp để hạn chế rủi ro, tác động tiêu
cực của dịch bệnh đối với nền kinh tế, bảo đảm tăng trưởng tương xứng, ổn định
xã hội, tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong những năm
tới. Cho đến nay, dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp tại nhiều
quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, gây ảnh hưởng không tích cực đến các nền
kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu... Tại Việt Nam,
trong 6 tháng đầu năm 2020, COVID-19 tác động lên nền kinh tế và làm cho tăng
trưởng kinh tế nước ta rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua. Tưởng chừng, 8
đại dịch COVID-19 đã qua đi và nền kinh tế sẽ khôi phục sau giai đoạn đầy khó
khăn đó, tuy nhiên sau 99 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, những ca
nhiễm vi rút SARS-CoV-2 lại được phát hiện và lan ra các tỉnh, thành phố khác
trong cả nước…), đe dọa đến tăng trưởng kinh tế, phát triển doanh nghiệp và thu
nhập của người lao động.
(Nguồn tapchicongsan.org.vn)
2.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước và tác động đến
nền kinh tế Việt Nam.
Thương mại toàn cầu - gắn kết chặt chẽ với chuỗi cung ứng và dòng vốn FDI
toàn cầu - đang chịu ảnh hưởng xấu từ đại dịch COVID-19. Cấu trúc của sản xuất
toàn cầu mang tính tập trung cao độ, cung ứng đầu vào ở một vài trung tâm lớn
trên thế giới, chiếm giữ vai trò then chốt trong chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn
cầu. Thế nên, cú sốc COVID-19 tác động đến các trung tâm sản xuất sẽ tác động
nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, một
số quốc gia chuyển sang “tự cung tự cấp” trong thời kỳ dịch bệnh sẽ càng làm cho
thương mại toàn cầu thêm trì trệ.
Đại dịch COVID-19 tác động mạnh đến hai yếu tố quan trọng trong phát
triển kinh tế toàn cầu là thương mại và đầu tư, do đó cũng sẽ tác động làm suy
giảm tăng trưởng sản lượng toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu và tại một số
quốc gia, vùng lãnh thổ là bạn hàng thương mại lớn của Việt Nam suy giảm thì sẽ
ảnh hưởng trực tiếp tăng trưởng kinh tế của nước ta.
Dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc – đất nước được biết đến là nền
kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chiếm 17% GDP (khoảng 14.300 tỷ USD) và đóng góp
33% tổng mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu – đã tác động đa diện về kinh tế,
không chỉ cho Trung Quốc mà còn cho cả thế giới. Việt Nam - quốc gia láng giềng
có quan hệ kinh tế - thương mại mật thiết với Trung Quốc, khó có thể tránh khỏi
những tác động tiêu cực.
Covid-19 khởi nguồn từ Trung Quốc, đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế
Trung Quốc. Bởi Trung Quốc giữ vai trò rất quan trọng đến nền kinh tế thế giới 9
nên đã ảnh hưởng xấu đến nhiều quốc gia. Trong đó có Việt Nam, một trong
những nước chịu tác động nặng nề vì là nền kinh tế mở, có mức độ trung chuyển
hàng hóa, dịch vụ, con người, đầu tư lớn với Trung Quốc, chịu ảnh hưởng lớn từ kinh tế Trung Quốc.
Một là, gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, sản xuất kinh
doanh bị đình trệ: hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Việt Nam đều phụ
thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu, vật tư, phụ tùng… nhập khẩu từ Trung Quốc
nên khi dịch Covid-19 bùng phát dẫn đến tê liệt nền kinh tế Trung Quốc đã trực
tiếp làm suy yếu hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam. Trong đó, ngành
công nghiệp điện - điện tử là ngành có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất giữa
Việt Nam và Trung Quốc (máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại
và linh kiện). Covid-19 sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn cung ứng đầu vào phục vụ
sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ của ngành điện tử Việt Nam, đặc biệt là tác
động đến nguồn linh phụ kiện đầu vào cho sản xuất trong nước, dẫn đến tăng chi
phí sản xuất, lợi nhuận giảm. Các ngành sản xuất khác có nguyên liệu đầu vào
nhập khẩu từ Trung Quốc như da giày, dệt may... cũng gặp khó khăn “kép”, cả về
nguồn cung đầu vào sản xuất và sức mua của thị trường sụt giảm. Doanh nghiệp
mới thành lập cũng giảm ở hầu hết các lĩnh vực, mức giảm mạnh nhất trong lĩnh
vực nghệ thuật, vui chơi, giải trí (giảm 23%), lĩnh vực bán buôn, bán lẻ (giảm
11,8%), dịch vụ vận tải kho bãi (giảm 37,9%).
Trung Quốc dừng thông quan tại các cửa khẩu với Việt Nam và tăng cường
quản lý, siết chặt các cửa khẩu nhằm ngăn chặn sự lan rộng của dịch khiến hoạt
động xuất khẩu sang Trung Quốc, đặc biệt là hàng nông - lâm - thủy sản… gặp
nhiều khó khăn. Chín ngành chịu tác động tiêu cực lớn nhất từ dịch Covid-19, bao
gồm: may mặc, bán lẻ, thủy sản, bia, dầu khí, chứng khoán, cảng biển và vận
chuyển, dịch vụ sân bay, hàng không. Đặc biệt, những ngành sản xuất, xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam phụ thuộc nguồn nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc chịu
tác động mạnh nhất do thiếu nguyên liệu đầu vào, gián đoạn chuỗi cung ứng do
nguồn thay thế hạn chế. Là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, khi sức 10
mua của nền kinh tế Trung Quốc giảm, đóng cửa tạm đường biên do dịch bệnh,
kinh tế Việt Nam chịu tổn thương lớn hơn so với các nền kinh tế khác có quy mô
tương đương trong khu vực.
Do nhiều ngành sản xuất của Việt Nam phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập
từ Trung Quốc nên dù nhiều nhà máy Trung Quốc mở cửa hoạt động trở lại từ
ngày 10/2, nhưng nhân công không quay lại đầy đủ vì trở ngại giao thông và lo
ngại lây dịch Covid-19. Do vậy, hoạt động sản xuất ở Trung Quốc vẫn đình trệ.
Việc kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cũng chặt chẽ hơn. Điều này
khiến nhiều ngành của Việt Nam vẫn tiếp tục bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
Hai là, nguồn thu từ thuế sụt giảm do ảnh hưởng dịch Covid-19: hoạt động
bất động sản và đầu tư cá nhân giảm gây tác động đến tình hình kinh tế và sản
xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp, các nguồn thu giảm và mức tăng trưởng thấp
trưởng thấp nhất do tác động ảnh hưởng dịch Covid-19. Nguyên nhân là do sụt
giảm của hoạt động chuyển nhượng bất động sản và hoạt động đầu tư tư nhân.
Ba là, hoạt động đầu tư bị gián đoạn, chậm trễ: không chỉ hoạt động sản xuất
- kinh doanh bị chậm trễ, mà nhiều kế hoạch tìm kiếm các cơ hội đầu tư của các
nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam đã bị hủy bỏ.
Bốn là, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất khu vực, hoạt
động tài chính - tiền tệ cũng bị suy giảm: sự bùng phát dịch Covid-19 khiến thị
trường chứng khoán toàn cầu “lao dốc” mạnh, trong đó thị trường chứng khoán
Việt Nam giảm mạnh nhất khu vực Châu Á. Thậm chí giảm mạnh hơn cả các chỉ
số chứng khoán của Trung Quốc - nơi “ổ dịch” Covid-19 khởi nguồn.
Năm là, hoạt động của ngành du lịch khó khăn: ngành du lịch có vị trí quan
trọng trong nền kinh tế Việt Nam chiếm 8% GDP (2019), dự báo đạt tỷ trọng 10%
GDP (2025). Ngành du lịch chịu tác động tiêu cực của dịch Covid 19, cả du lịch
quốc tế và du lịch nội địa. Thiệt hại nặng nề nhất là ngành hàng không, khách sạn,
lữ hành, nhà hàng do sụt giảm mạnh lượng du khách quốc tế và khách Trung Quốc tới Việt Nam. 11
Ngành giao thông vận tải, trong đó, vận tải hàng không chịu ảnh hưởng nhiều
nhất, bởi khách quốc tế sử dụng hàng không của Việt Nam chiếm gần 80%. Khách
Trung Quốc đến Việt Nam bằng đường hàng không chiếm 70% (2019). Các dịch
vụ vận tải đường bộ, đường sắt… cũng chịu tác động tiêu cực khi hoạt động
thương mại và du lịch sụt giảm, khách đi lễ hội giảm. Các dịch vụ hỗ trợ vận tải
cũng sẽ giảm theo, như dịch vụ quản lý bay, dịch vụ cảng hàng không sẽ bị ảnh hưởng.
Tác động của ngành du lịch là đa chiều. Nếu du lịch phát triển mạnh thì có
thể kéo theo rất nhiều ngành nghề khác đi lên. Ngược lại, du lịch “hắt hơi” thì các
lĩnh vực khác “sổ mũi” theo. Tất cả những thiệt hại này khó có thể đo đếm và chắc
chắn vượt hơn nhiều con số 7 tỉ USD như Tổng cục Du lịch dự báo. Thiệt hại ban
đầu của việc dừng các đường bay đến Trung Quốc là hơn 10.000 tỉ đồng. Nếu
ngành du lịch phục hồi tháng 7/2020, tổng thiệt hại tài chính do Covid-19 gây ra
cho ngành hàng không lên tới 196 triệu USD. Khi thông thương đường sắt và
hàng không với Trung Quốc bị giảm khiến Việt Nam không thể nhận được đúng
thời gian giao nhận nguyên vật liệu, sản phẩm từ Trung Quốc, ảnh hưởng đến thời
hạn giao hàng cho bên thứ ba.
(Nguồn tapchinganhhang.gov.vn)
2.4. Hậu quả của Covid 19 đã tác động thế nào đến nền kinh tế.
Thứ nhất, có những hậu quả ngay lập tức đối với việc đóng cửa một loạt các
ngành công nghiệp. Sản xuất xuống dốc, sức tiêu thụ nguyên liệu thô cũng giảm
sút. Nếu theo đúng dự đoán, GDP của Trung Quốc trong quý I/2020 sẽ bị giảm 2
điểm phần trăm và điều này đồng nghĩa GDP toàn cầu cũng bị giảm (0,4 điểm phần trăm).
Tác động trực tiếp đối với các quốc gia như Pháp, Nga, hiện đang xuất khẩu
và chiếm lượng lớn sản xuất hydrocacbon, là rất dễ nhận thấy. Đối với Pháp, tác
động còn nghiêm trọng hơn với sự sụt giảm của ngành du lịch và tiêu thụ.
Thứ hai, hoạt động sản xuất bên ngoài Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi
một phần không đáng kể giá trị gia tăng được sản xuất ở châu Âu có liên quan đến 12
Trung Quốc. Khoảng 60-80% dược chất trong các sản phẩm dược được sản xuất
ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Tương tự, trong ngành xe hơi, rất nhiều bộ phận như bình ắc quy cho các xe
điện hay các linh kiện điện tử được sản xuất ở Trung Quốc. Vì vậy, ngoài những
cú sốc trực tiếp thì còn cả những cú sốc gián tiếp. Các chuỗi giá trị cho thấy sự
hiện diện của Trung Quốc trong sản xuất toàn cầu chứ không chỉ trong các sản
phẩm được sản xuất tại nước này.
Cuối cùng, sẽ có cú sốc về trì hoãn. Đối với các nước đang bị ảnh hưởng
(Hàn Quốc, Italy và thậm chí cả Mỹ), tác động trực tiếp của dịch bệnh này cũng
như các hiệu ứng hoảng loạn do nó gây ra sẽ tạo hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất.
Các quốc gia bị ảnh hưởng bên ngoài Trung Quốc sẽ chứng kiến sản xuất bị
sụt giảm trong quý II/2020. Một nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế (OECD) chỉ rõ, dịch bệnh có thể khiến kinh tế thế giới bị sụt giảm 0,5
điểm phần trăm trong năm nay.
Ngoài ra, dịch bệnh này cũng có thể gây ra những hậu quả tài chính nghiêm
trọng. Rất nhiều công ty sẽ đối mặt với vấn đề về dòng tiền do doanh thu sụt giảm.
Điều này sẽ gây ra nguy cơ “nợ xấu” đối với các ngân hàng. Các công ty bảo hiểm
cũng sẽ phải đền bù cho các khách hàng về rủi ro dịch bệnh.
Đương nhiên, các ngân hàng trung ương đã nhận thức được vấn đề và buộc
phải duy trì tỷ lệ lãi suất thấp. Mặc dù vậy, hiệu quả tăng cường sản xuất sẽ không
cao. Dịch bệnh này đã nâng cao nhận thức về các nguyên tắc của chủ quyền kinh
tế, cho dù đó là lĩnh vực dược phẩm, nông nghiệp hay thậm chí công nghiệp, đóng
vai trò trung tâm đối với các xã hội. Tuy nhiên, những quan niệm về chủ quyền
kinh tế tương phản với những quan niệm của toàn cầu hóa. (Nguồn Bnews.vn )
2.5. Giải pháp phục hồi nền kinh tế sau đại dịch. 13
Thứ nhất, phục hồi chuỗi cung ứng, bảo đảm lưu thông hàng hoá, hoạt động
sản xuất, kinh doanh an toàn, thông suốt của doanh nghiệp trong điều kiện bình thường mới.
Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thúc đẩy sản xuất kinh doanh nhằm
phục hồi tăng trưởng kinh tế và ổn định đời sống xã hội.
Thứ ba, triển khai quyết liệt các chương trình đầu tư quy mô lớn, nhất là các
dự án hạ tầng giao thông liên vùng, năng lượng, hạ tầng xanh, hạ tầng số quốc
gia,… có tác động lan tỏa, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.
Thứ tư, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó có các doanh
nghiệp FDI tại Việt Nam.
Thứ năm, nâng cao chất lượng thể chế đồng bộ, hiện đại, theo chuẩn mực
quốc tế, là điều kiện tiên quyết, một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước 10 năm tới.
Thứ sáu, yếu tố quan trọng nhất là nguồn nhân lực nhằm phát huy tối đa
nguồn lực quan trọng nhất là con người Việt Nam với tư cách vừa là chủ thể và là
mục tiêu cao nhất của sự phát triển. Đồng thời, Việt Nam ưu tiên thúc đẩy cơ cấu
lại nền kinh tế gắn với đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả, năng lực tự chủ của nền kinh tế phù hợp với những điều
chỉnh sau đại dịch Covid-19.
Dù vậy, các chuyên gia cho rằng các gói này chủ yếu tác động về phía cung,
chưa thực sự hỗ trợ mạnh mẽ cho người dân, doanh nghiệp; chưa có giải pháp
tổng thể cùng với nguồn lực để thúc đẩy phục hồi đồng bộ cả về phía cung và cầu
của nền kinh tế. Chính vì thế, chương trình phục hồi kinh tế tổng thể sẽ gồm 4
chương trình thành phần: mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống dịch Covid-
19; chương trình an sinh xã hội và việc làm; phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã,
hộ kinh doanh. Cuối cùng là chương trình phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông
nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển.
Đề xuất các chính sách kinh tế để giúp Việt Nam ứng phó và phục hồi sau
dịch bệnh, chính quyền địa phương cần xác định các “vùng xanh” an toàn để các 14
doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong các vùng này sớm có thể hoạt động bình
thường trở lại, tranh gây đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, hàng hóa.
Đồng thời có các chính sách hỗ trợ tạm thời đối với các doanh nghiệp, người
lao động bị ảnh hưởng (gồm các doanh nghiệp bị đóng cửa, sản xuất tại chỗ…);
đánh giá mức độ thiệt hại của các doanh nghiệp, để xây dựng các kịch bản chính
sách nhằm kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp người lao động. Các chính sách ngắn
hạn cần đảm bảo nguyên tắc kịp thời, giảm bớt các thủ tục hành chính, điều chỉnh
cơ chế để ứng phó với các diễn biến khó lường từ ảnh hưởng của dịch bệnh đến nền kinh tế.
Trong dài hạn, các chính sách tài khoản và tiền tệ phải xây dựng trên nguyên
tắc can thiệp có mục tiêu, không thực hiện các chinh sách hỗ trợ hay can thiệp đại
trà, xác định rõ thời kỳ áp dụng để đảm bảo tính linh hoạt, cần tập trung để duy
trì hỗ trợ các hoạt động kinh tế trong giai đoạn bất ổn này, trong đó bao gồm hỗ
trợ các tài khoản cho các doanh nghiệp và hộ gia đình bị ảnh hưởng. Tuy nhiên,
tiếp cận để hỗ trợ cho 2 nhóm này sẽ khác nhau. Đối với doanh nghiệp, các nhóm
ưu tiên lựa chọn là nhóm trong các lĩnh vực tạo bệ đỡ kinh tế, có ảnh hưởng lan
truyền trong các ngành khác, các doanh nghiệp có khả năng phục hồi, kế hoạch
phục hồi phù hợp và khả thi, cam kết không sa thải người lao động. Cũng cần làm
rõ không phải ngành nghề nào cũng khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh. Một số
ngành còn được hưởng lợi thế từ dịch bệnh như thương mại điện tử, công nghệ
thông tin. Do đó, cần làm rõ tiêu chí và đối tượng thụ hưởng chính sách rủi ro đạo đức, lợi ích nhóm. 15 PHẦN KẾT LUẬN
Có thể nói mỗi một mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan đều phản ánh một phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật. Một
trong những cặp phạm trù cơ bản nhất, phổ biến nhất của thế giới hiện thực khách
quan là cặp nguyên nhân – kết quả, ngoài ra cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả
còn có vai trò quan trọng trong việc nhận thức của con người. Qua những lý lẽ
nêu trên và liên hệ thực tế với vấn đề đang rất nóng hiện nay chính là đại dịch
Covid-19, chúng ta có thể nhận thấy nguyên nhân có thể tạo ra nhiều kết quả và
kết quả tác động trở lại nguyên nhân. Đồng thời giúp chúng ta hiểu thêm những
vấn đề tưởng chừng không liên quan đến nhau nhưng chúng vẫn luôn tác động
mạnh mẽ đến cuộc sống của chúng ta không những thế mà còn để lại những hậu
quả mà chúng ta không thể lường trước được. Thông qua việc phân tích cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả, chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra sự nguy hại mà đại
dịch Covid -19 đang mang lại cho cuộc sống của chúng ta. Qua đó, tìm ra những
phương pháp giải quyết phù hợp để có thể góp phần tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn. 16
PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM Nhóm tự đánh giá Nội dung thực hiện Sinh viên thực hiện
mức độ hoàn thành (Tốt/ Khá/ Kém) PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài và mục tiêu của Nguyễn Hữu Nam Tốt đề tài Phan Hoàng Oanh
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Kiến thức cơ bản – Lý luận của phép biện chứng duy vật về nguyên nhân – kết quả
Khái niệm nguyên nhân, kết quả Nguyễn Thảo Nhi Tốt
Phép biện chứng duy vật về Phan Hoàng Oanh Tốt nguyên nhân, kết quả.
Mối quan hệ biện chứng giữa Nguyễn Lê Hoàng Oanh Tốt nguyên nhân – kết quả Nguyễn Hữu Nam
Ý nghĩa phương pháp luận Nguyễn Thị Thanh Trúc Tốt
Chương 2: Đại dịch Covid-19 tác động đến nền kinh tế thế giới hiện nay.
Hiểu thế nào về đại dịch Covid-19 Nguyễn Lê Hoàng Oanh Tốt
Thực trạng nền kinh tế hiện nay Lưu Minh Oanh Tốt Nguyễn Thị Thanh Trúc
Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp Tốt Nguyễn Thảo Nh i
PHẦN KẾT LUẬN Kết luận Trần Việt Nam Phương Tốt PHẦN TRÌNH BÀY Tiểu luận Nguyễn Lê Hoàng Oanh Tốt Sơ đồ tư duy Lưu Minh Oanh Tốt 17