Lý luận về quy luật của sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và liên hệ thực tiễn | Dàn ý tiểu luận cuối kì môn Triết học Mác – Lênin
Lý do chọn đề tài: Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội --> Quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong thực tiễn. Mục tiêu nghiên cứu: Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là nội dung cư bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử ,vạch ra những quy luật cơ bản của sự vận động phát, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ TÀI:
Lý luận về quy luật của sự phù hợp giữa quan hệ
sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất và liên hệ thực tiễn Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài: Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội --> Quy luật về sự phù
hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong thực tiễn
Mục tiêu nghiên cứu: Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là nội dung cư bản của
chủ nghĩa duy vật lịch sử ,vạch ra những quy luật cơ bản của sự vận động phát
triển xã hội , lầ phương pháp luận khoa học để nhận thức , cải tạo xã hội . Để
chúng ta tiến đến được một xã hội con người như ngày nay , lịch sử hình thành và
phát triển qua từng thời kỳ là tiền đề để chúng ta nắm rõ được cách xã hội nơi mà
con người chúng ta cùng lao động - sản xuất ra vật chất sinh ra và lớn lên như thế
nào ? Đất nước - mỗi quốc gia và nền kinh tế vận động và phát triển ra sao ? Với
việc vận dụng chủ động sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin mà điển hình là “Quy luật
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” trong
công cuộcxây dựng đất nước rất cần thiết, sự phù hợp hay mâu thuẫn trong mối
quan hệđều có tác động rất lớn đến nền kinh tế, giữa chúng tồn tại mối quan hệ
biệnchứng chặt chẽ với nhau. Và việc xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với
tínhchất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất luôn là yếu tố tất yếu của một
chế độ xã hội, kinh tế quốc gia.Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ này cũng như quy
luật vận động của nền vănminh xã hội ở Việt Nam, em quyết định chọn đề tài tiểu
luận “Quy luật quan hệsản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất và sự vậndụng quy luật này trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam”. Từ đó thể
hiện quan điểm của bản thân em cũng như giúp cho mọi nguời hiểu rõ hơn về
đường lối phát triển kinh tế và xây dựng nhà nước đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.
Chương 1: Lý luận về quy luật của sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 1.1
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về sản xuất vật chất, phương
thức sản xuất và vai trA của ch甃Āng
*Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về sản xuất vật chất và vai trA của nó
“Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự
nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa
mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người”
Vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại, phát triển xã hội:
Thứ nhất: sản xuất vật chất là nền tảng, là cơ sở để duy trì sinh hoạt vật chất cho
xã hội. Nếu thiếu nó sẽ không có bộ mặt tinh thần, không có sản xuất tinh thần và
tất nhiên là con người, xã hội không thể tồn tại.
Thứ hai: chính lịch sử phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự phát triển của
đời sống tinh thần như chính trị, đạo đức, pháp quyền v.v…
Thứ ba: trong quá trình sản xuất vật chất con người không chỉ cải tạo thế giới tự
nhiên và xã hội mà còn cải tạo chính bản thân mình. Trên cơ sở đó con người ngày càng phát triển.
* Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về phương thức sản xuất và vai trA của nó
“Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở
những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.”
Vai trò của phương thức sản xuất: phương thức sản xuất quyết định sự tồn tại và phát
triển xã hội, thể hiện trên các phương diện sau: quyết định tính chất của xã hội, quyết
định tính chất kết cấu của xã hội và quyết định sự chuyển hoá của xã hội loài người của
các giai đoạn lịch sử khác nhau. 1.2
Khái niê Gm về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất.
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động (sức khoẻ, thể chất, kinh
nghiệm, kỹ năng, tri thức lao động của họ) với tư liệu sản xuất mà trước hết là
công cụ lao động để tạo ra một sức sản xuất vật chất nhất định
Quan hệ sản xuất là những quan hệ cơ bản giữa người với người trong quá trình
sản xuất vật chất thể hiện ở quan hệ về mặt sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan
hệ trong tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ về mặt phân phối sản phẩm, trong đó
quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định. 1.3
Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được xem là hai khía cạnh của phương thức sản
xuất, giữa chúng tồn tại mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau. Chúng phụ thuộc và
tác động lẫn nhau tạo thành quy luật xã hội cơ bản của lịch sử loài người. Quy luật thể
hiện động lực và xu thế phát triển của lịch sử.
1.3.1. Tính chất và trình độ của Lực lượng sản xuất.
Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất của tư liệu sản xuất và của người lao
động. Có tính cá thể hoặc xã hội, thể hiện sự đòi hỏi trong nền sản xuất.
Trình độ của lực lượng sản xuất được thể hiện qua trình độ chuyên môn, kỹ năng lao
động của con người, sự phát triển của các công cụ lao động, trình độ phân công và tổ
chức quản lí lao động xã hội, quy mô của nền sản xuất.
1.3.2. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất quyết định sự ra đời của một kiểu quan hệ sản xuất mới trong lịch
sử, quyết định đến nội dung và tính chất của quan hệ sản xuất, quyết định đến nội dung
và tính chất của quan hệ sản xuất. Con người bằng năng lực nhận thức và thực tiễn, phát
hiện và giải quyết mâu thuẫn, thiết lập sự phù hợp mới làm cho quá trình sản xuất phát
triển đạt tới một nấc thang cao hơn.
1.3.3. Sự tác động trở lại của Quan hệ sản xuất đối với Lực lượng sản xuất.
Do quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất có tính độc lập tương đối
nên tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất. Vai trò của quan hệ sản xuất đối
với lực lượng sản xuất được thực hiện thông qua sự phù hợp biện chứng giữa quan hệ sản
xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
1.4 Ý nghĩa của phương pháp luận.
Quy luật sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có ý nghĩa vô
cùng quan trọng, việc nhận thức đúng đắn quy luật này giúp cho việc nắm bắt quan điểm,
hoạch định đường lối, chính sách, là cơ sở khoa học để nhận thức rõ sự đổi mới trong tư
duy kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.
Chương 2: Liên hệ, vận dụng
2.1 Liên hệ thực tế
Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức kinh doanh đa dạng,
phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, các quan
hệ sản xuất xã hôi chủ nghĩa, quan hệ sản xuất tư bản, manh mún của quan hệ sản
xuất phong kiến được công nhận. 2.2 Vận dụng
-Có sự quan tâm lớn đối với lực lượng lao động nhằm nâng cao trình độ học vấn, tay nghề.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị kĩ thuật, trang bị máy móc hiện đại nhằm tối ưu hiệu quả sản xuất.
-Mở rộng quan hệ ngoại giao để nhanh chóng tiếp cận với những tư liệu sản xuất tân tiến thế giới.
- Ứng dụng đúng đắn quy luật giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Bên cạnh đó sự quản lý và đường lối lãnh đạo của Đảng và nhà nước có ý nghĩa hết
sức to lớn với sự phát triển của đất nước.