-
Thông tin
-
Quiz
Lý thuyết Bài 4: Cung về sản phẩm - Căn bản kinh tế vi mô | Trường Đại Học Duy Tân
Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam tại thời điểm năm 2020 chỉ đạt 116 triệuUSD, nhưng sang năm 2022 đã đạt gần 421 triệu USD và 9 tháng đầu năm 2023 đánh dấu sự nhảy vọt trong xuất khẩu sầu riêng với khoảng 1,63 t5 USD. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Căn bản kinh tế vĩ mô 82 tài liệu
Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Lý thuyết Bài 4: Cung về sản phẩm - Căn bản kinh tế vi mô | Trường Đại Học Duy Tân
Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam tại thời điểm năm 2020 chỉ đạt 116 triệuUSD, nhưng sang năm 2022 đã đạt gần 421 triệu USD và 9 tháng đầu năm 2023 đánh dấu sự nhảy vọt trong xuất khẩu sầu riêng với khoảng 1,63 t5 USD. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô 82 tài liệu
Trường: Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Duy Tân
Preview text:
Bài 4: Cung về sản phẩm 1. Cung trong nước
Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam tại thời điểm năm 2020 chỉ đạt 116 triệu
USD, nhưng sang năm 2022 đã đạt gần 421 triệu USD và 9 tháng đầu năm 2023 đánh
dấu sự nhảy vọt trong xuất khẩu sầu riêng với khoảng 1,63 t5 USD, tăng khoảng 14 lần so với cùng kỳ.
Tất nhiên, trong cơ cấu xuất khẩu sầu riêng của cả nước có sự góp mặt của Tiền
Giang. Bởi đây là một trong những loại cây đặc sản, có diện tích trồng lớn, đang có xu
hướng tăng nhanh trong thời gian vừa qua và mang lại hiệu quả tích cực cho người nông dân.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, tính đến
cuối năm 2022, diện tích sầu riêng toàn tỉnh hiện trên 17.652 ha, trong đó trên 10.539
ha cho sản phẩm, năng suất trung bình
26,4 tấn/ha, sản lượng gần 300.000 tấn/năm.
Về mặt tiêu thụ, nhìn chung trong thời gian gần đây thị trường tiêu thụ trái cây thuận
lợi, giá bán các loại trái cây nhìn chung tăng hơn so cùng kỳ từ 1.500 - 41.000
đồng/kg tùy loại nên nông dân thu được lợi nhuận cao, nhất là sầu riêng lợi nhuận thu
được trên 1,4 t5 đồng/ha, cao hơn 526 triệu đồng/ha so với cùng kỳ... 2. Cung ngoài nước
Việt Nam có 422 vùng trồng và 153 cơ sở đóng gói được Tổng cục Hải quan Trung
Quốc phê duyệt. Bên cạnh đó, có 64 vùng trồng và 15 cơ sở đóng gói đang trong quá
trình hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của phía Trung Quốc để có thể được cấp mã số.
Ngoài ra, còn lại hơn 600 mã số vùng trồng và hơn 50 cơ sở đóng gói Cục Bảo vệ
thực vật chuẩn bị gửi sang Hải quan Trung Quốc để họ phê duyệt.
Trải qua nhiều năm sầu riêng Việt Nam chủ yếu tiêu thụ nội địa, xuất khẩu qua đường
tiểu ngạch gặp nhiều khó khăn, chịu sự cạnh tranh gay gắt của sầu riêng Thái Lan, từ
tháng 9-2022 đến nay có sự đột biến tăng trong xuất khẩu sầu riêng nhờ vào việc Việt
Nam mở cửa thành công và thâm nhập thị trường Trung Quốc từ việc Việt Nam chính
thức ký Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc vào tháng 7- 2022. Sầầu riêng 1400 1281.6 1200 1000 SD) 800 u U iệ 600 ( tr KNXK 400 420.9 200 116 117.7 0 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Sầầu riêng
Cũng theo thống kê của BOFT, từ 2020 đến nay, Việt Nam đã chính thức vượt qua
Thái Lan trở thành đối tác cung ứng sầu riêng tươi chính cho Đài Loan.
Cụ thể, năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu 11.865 tấn sầu riêng tươi sang Đài Loan,
chiếm 82,97% tổng lượng sầu riêng tươi đã được Đài Loan nhập khẩu về trong năm
2022, với tổng kim ngạch đạt 32,32 triệu USD, tăng 22,53% về lượng và tăng 11,04%
về giá trị so với năm 2021.
Nhu cầu tiêu thụ sầu riêng của Trung Quốc đang cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ trong
những tháng đầu năm nay kể từ khi nước này mở cửa trở lại sau gần 3 năm đóng cửa chống dịch Covid-19.
Thông tin trên VOV, thời gian qua, sầu riêng các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt
Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh, khiến nước này đang đẩy nhanh xây
dựng kho lạnh bảo quản và các cơ sở chế biến tại thành phố Sủng Tả, cách biên giới
với Việt Nam khoảng 100km.
Kể từ sau khi được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc từ tháng 9/2022, sầu
riêng Việt Nam nhanh chóng xâm nhập thị trường này. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ
Công Thương), hầu hết chủng loại rau quả xuất khẩu của nước ta đều ghi nhận tốc độ
tăng trưởng tốt trong 4 tháng đầu năm 2023. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu sầu riêng đạt
190,5 triệu USD, tăng đột biến 573,1% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó thị trường
Trung Quốc chiếm tới 84,5%.
Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng
Sơn cũng đã làm thủ tục thông quan cho hơn 1.600 lô hàng sầu riêng xuất khẩu chính
ngạch sang Trung Quốc, tương đương gần 60.000 tấn. Trong đó, riêng tháng 5/2023
đã đạt trên 17.500 tấn. Điều này cũng được ghi nhận tại các cửa khẩu đường bộ của
Trung Quốc, đặc biệt là Hữu Nghị Quan và Đông Hưng ở Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
3. Các nhân tố tác động làm thay đổi việc cung ứng
đối với sản phẩm của các nhà sản xuất.
Trong phát biểu khai mạc diễn đàn, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam
Nguyễn Ngọc Thạch cho biết đã tròn một năm sau sự kiện lô hàng sầu riêng đầu tiên
xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. “Sầu riêng” đã thực sự trở thành “niềm vui
chung” khi 7 tháng đầu năm 2023, “vua các loại trái cây” đang mang về cho đất nước
hơn 1 tỉ USD và dự báo có thể đạt trên 2 tỉ USD trong năm nay.
Tuy nhiên, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, chúng ta phải thẳng
thắn thừa nhận, ngành hàng này đã rơi vào “cái bẫy” mà Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã
cảnh báo 1 năm trước, đó là: “Khi giá cả lên, một bộ phận người nông dân sẽ tăng sản
lượng bằng mọi cách, lạm dụng các chất kích thích tăng tưởng, tự phát mở rộng vùng trồng...”.
Thực tế, trong thời gian qua, việc tăng giá quá nóng mất kiểm soát là hiện tượng tranh
mua, tranh bán, loạn giá, bẻ cọc sầu riêng, tạo ra nguy cơ và hệ lụy rất lớn, ảnh hưởng
đến chất lượng, uy tín và thương hiệu sầu riêng Việt Nam trên thị trường xuất khẩu.
Hai năm qua, giá sầu riêng đã tăng cao khi Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực
vật xuất khẩu chính ngạch sầu riêng vào Trung Quốc được ký kết giữa Bộ NN-PTNT
và Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Bên cạnh những yếu tố tích cực, thuận lợi thì việc
phát sinh, đối mặt với những khó khăn, thách thức, rủi ro, thậm chí là tiêu cực do tăng trưởng nóng.
“Sầu riêng tại Tây Nguyên gần như thu hoạch cuối cùng so với cả nước cũng như các
quốc gia lân cận, nên giá luôn ở mức khá cao”, ông Côn nói. Sầu riêng được trồng tại
12/15 huyện của Đắk Lắk, với diện tích hơn 28.000ha, tăng hơn 6.000ha so với cuối
năm 2022. Tuy nhiên, diện tích trồng xen của địa phương khá lớn. Diện tích trồng
thuần, đủ điều kiện cấp mã số vùng trồng, chưa tới 10.000ha.
Một lý do nữa khiến ông Côn lo ngại, là Đắk Lắk mới kinh doanh khoảng một phần
ba diện tích sầu riêng. Phó Giám đốc Sở ước tính, nếu toàn bộ diện tích đang phát
triển hiện tại cho thu hoạch, sản lượng sầu riêng của tỉnh sẽ vượt 300.000 tấn, gấp rưỡi hiện nay.
Để sầu riêng Đắk Lắk phát triển bền vững, ông Côn nhắc lại về vấn đề trồng xen. Ông
nhấn mạnh: “Chúng tôi kiến nghị Bộ NN-PTNT nghiên cứu, đánh giá việc trồng xen
sầu riêng với cây trồng khác, tạo cơ sở đàm phán với Trung Quốc để chấp thuận hình
thức canh tác này. Bằng không, sẽ rất gay go cho sầu riêng trồng xen”.