Lý thuyết Các khái niệm liên quan đến giao dịch bằng ngoại tệ | Môn kế toán quản trị
Đơn vị tiền tệ kế toán là đơn vị tiền tệ được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch mua bán hàng, cung cấp dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ, thường là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán, thanh toán và lập BCTC. Thông thường, doanh nghiệp có trụ sở đặt ở VN thường sử dụng đơn vị tiền tệ kế toán là VND. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kế toán quản trị 1 (KTQT1)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47305584
BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)
Môn học: Kế toán tài chính 2
Chương 1: Kế toán giao dịch ngoại tệ và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
Chủ đề 1: Các khái niệm liên quan đến giao dịch bằng ngoại tệ
Phần 1: Các khái niệm liên quan đến giao dịch bằng ngoại tệ Mến chào các anh chị,
Hôm nay, tôi rất hân hạnh được trình bày cho các anh/chị về “Các khái niệm liên quan đến
giao dịch bằng ngoại tệ”.
Như các anh chị biết, nếu các anh chị mua bán hàng hóa dịch vụ trong địa phận lãnh thổ
Việt Nam thì đại đa số các giao dịch đều được thực hiện bằng tiền đồng Việt Nam. Nhưng
nếu các anh chị du lịch Mỹ thì các anh chị thường phải sử dụng đơn vị tiền là đô la Mỹ.
Doanh nghiệp cũng vậy, trong một số trường hợp doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện các
giao dịch mà đơn vị tiền tệ phát sinh trong giao dịch đó không phải là VNĐ, thí dụ như các
nghiệp vụ xuất khẩu, nhập khẩu hay vay vốn, trả nợ vay bằng ngoại tệ. Điều này cho thấy,
mức độ phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ ít nhiều cũng gắn với đặc thù sản
xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Để có có thể ghi chép và trình bày được các giao dịch bằng ngoại tệ, trong nội dung này,
tôi xin phép được trình bày với các anh chị một số khái niệm liên quan các giao dịch bằng ngoại tệ.
Yêu cầu của chủ đề này là: các anh chị phải hiểu rõ và giải thích được các khái niệm cơ
bản liên quan đến giao dịch bằng ngoại tệ.
Và đây là những khái niệm mà chúng ta cần phải làm rõ: 1 lOMoAR cPSD| 47305584 1.
Đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ 2. Tỷ giá hối đoái 3.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái 4. Khoản mục tiền tệ 5. Khoản mục phi tiền tệ
Đơn vị tiền tệ kế toán là đơn vị tiền tệ được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch mua bán
hàng, cung cấp dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ, thường
là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán, thanh toán và lập BCTC.
Thông thường, doanh nghiệp có trụ sở đặt ở VN thường sử dụng đơn vị tiền tệ kế toán là
VND. Trong một số trường hợp trong luật định, DN có thể đăng ký sử dụng một đơn vị
tiền tệ không phải là VND. Trường hợp này không phổ biến, mang tính đặc thù, do vậy, tôi
bỏ qua. Các thí dụ trong các phần trình bày về ngoại tệ sẽ coi VND là đơn vị tiền tệ kế toán.
Ngoại tệ: là đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của một doanh nghiệp. Như vậy
nếu đã giả định như trên thì đô la Mỹ, Yên Nhật, nhân dân tệ của TQ,… là ngoại tệ. Một
nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ sẽ không thể ghi nhận được nếu như không qui đổi
ngoại tệ đó ra đơn vị tiền tệ kế toán. Không quy đổi sẽ không ghi chép được vào sổ kế toán,
từ đó không thể tổng hợp được để ra báo cáo kế toán. Như vậy, việc sử dụng một giá trị
trao đổi giữa đơn vị tiền tệ kế toán với ngoại tệ là một tất yếu.
Tỷ giá trao đổi giữa hai đồng tiền đó chính là Tỷ giá hối đoái,
Thí dụ 1 đô la Mỹ = 23.000 đồng Việt Nam.
Để thuận tiện cho việc ghi chép kế toán, đứng trên góc độ kế toán (lưu ý là đứng trên góc
độ kế toán tại doanh nghiệp, không phải theo quan điểm của ngân hàng), có thể chia ra làm 2 loại tỷ giá như sau: 2 lOMoAR cPSD| 47305584 •
Một là, tỷ giá giao dịch: Còn gọi là tỷ giá thực tế hay tỷ giá giao dịch thực tế. Tỷ giá
này có thể chia ra làm 2 loại: Tỷ giá giao dịch tại thời điểm phát sinh và tỷ giá giao dịch
tại ngày lập báo cáo tài chính (cuối tháng, quý, năm). •
Hai là, tỷ giá ghi sổ: Tỷ giá ghi sổ có thể hiểu là tỷ giá đã được kế toán sử dụng để
ghi chép vào sổ kế toán. Tỷ giá ghi sổ chia ra làm 2 loại: Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền
di động và tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh.
Việc sử dụng các loại tỷ giá trên như thế nào sẽ được trình bày ở các nội dung sau. Các
anh chị cũng biết, tỷ giá hối đoái không phải là một con số do nhà nước hay một cá nhân
ai ấn định và bất biến. Tỷ giá hối đoái Trung tâm của Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ
khác với tỷ giá hối đoái do các ngân hàng công bố ở cùng một thời điểm. Cũng giống như
vàng, các anh chị biết, các công ty kinh doanh vàng niêm yết giá mua, bán cũng không giống nhau.
Điều đó sẽ dẫn đến một tất yếu mà kế toán phải tính toán và xử lý, đó là chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi của
cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo các tỷ giá hối đoái khác nhau.
Căn cứ vào thời điểm phát sinh chênh lệch, kế toán chia chênh lệch tỷ giá ra làm 2 loại.
Đó là chênh lệch tỷ giá phát sinh và chênh lệch tỷ giá cuối kỳ. •
Chênh lệch tỷ giá phát sinh (còn gọi là chênh lệch tỷ giá đã thực hiện) là chênh lệch
tỷ giá hình thành khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán hay thu hồi các khoản nợ có gốc
ngoại tệ do tỷ giá khi thanh toán (hay thu hồi) khác với tỷ giá khi hình thành các khoản nợ, •
Chênh lệch tỷ giá cuối kỳ: Còn gọi là chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện, là chênh
lệch tỷ giá hình thành khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ theo tỷ giá hối đoái cuối kỳ. 3 lOMoAR cPSD| 47305584
Tỷ giá hối đoái cuối kỳ là tỷ giá hối đoái sử dụng tại ngày lập báo cáo tài chính. Các anh chị xem thí dụ.
Khi doanh nghiệp chuyển khoản thanh toán một khoản nợ bằng ngoại tệ 2.000 đô la Mỹ,
tỷ giá lúc ghi nhận nợ là 21.000 đ/đô la Mỹ (đây là tỷ giá lúc bán hàng), tỷ giá ghi sổ của
tiền (đây chính là tỷ giá bình quân gia quyền tại thời điểm thanh toán) là 21.200đ/đô la
Mỹ, lúc này sẽ phát sinh một khoản chênh lệch tỷ giá là 2.000 đô la Mỹ x (21.200đ/đô la
Mỹ – 21.000đ/đô la Mỹ) = 4.000.000đ. Chênh lệch này được gọi là chênh lệch tỷ giá phát sinh. Một thí dụ khác.
Tại ngày lập báo cáo tài chính, giả sử số dư TK 1122: 44.400.000đ (2.000 đô la Mỹ x
22.200đ/đô la Mỹ). Tỷ giá hối đoái tại thời điểm này là 22.500đ/đô la Mỹ
Theo qui định của chế độ kế toán hiện hành, kế toán đánh giá lại khoản mục tiền tệ này
theo tỷ giá 22.500đ/đô la Mỹ, như vậy TK 1122 được đánh giá tăng 600.000đ, chính là
chênh lệch giữa giá trị được đánh giá lại và giá trị ghi sổ của khoản mục TGNH bằng ngoại
tệ. Chênh lệch 600.000đ này phát sinh do kế toán đánh giá lại khoản mục tiền ngoại tệ theo
tỷ giá hối đoái tại thời điểm lập BCTC nên còn gọi là chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện.
Theo qui định của chế độ kế toán hiện hành, tại thời điểm lập BCTC cần phải đánh giá lại
tất cả các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Do đó việc xác định được các khoản mục tiền
tệ rất quan trọng đối với công tác kế toán.
Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là các tài sản được thu hồi bằng ngoại tệ hoặc các
khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, bao gồm: •
Tiền mặt, các khoản tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ; 4 lOMoAR cPSD| 47305584 •
Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ bao gồm cả các khoản đi vay,
cho vay dưới mọi hình thức được quyền thu hồi hoặc có nghĩa vụ hoàn trả bằng
ngoại tệ; Các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại bằng ngoại tệ;
Các khoản nhận ký cược, ký quỹ phải hoàn trả bằng ngoại tệ.
Chúng ta có một số khoản mục ngoại trừ:
Thứ nhất, các khoản trả trước cho người bán hoặc người mua trả tiền trước. Đây là giao
dịch ứng trước và nhận ứng trước tiền hàng. Sau này hai bên sẽ tất toán bằng hàng hóa,
dịch vụ cho nhau. Nghĩa là bên ứng trước sẽ không nhận lại tiền ngoại tệ và bên nhận ứng
trước cũng sẽ không trả lại bằng ngoại tệ nên xét về bản chất cả hai khoản này không phải
là khoản mục tiền tệ.
Thứ hai, khoản chi phí trả trước và doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ cũng tương tự. Thí
dụ doanh nghiệp trả trước tiền dịch vụ cung cấp trong 6 tháng. Khoản chi phí trả trước này
sẽ được cấn trừ trong 6 tháng kế tiếp mà không được hoàn trả lại bằng tiền ngoại tệ; ngược
lại bên cung cấp dịch vụ sẽ phân bổ doanh thu nhận trước này dần dần trong 6 tháng mà
không có nghĩa vụ trả lại số tiền trên. Xét về bản chất đây cũng không phải là khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ.
Tất cả 4 khoản mục ngoại trừ trên sẽ được xem là khoản mục tiền tệ nếu như tại ngày lập
BCTC, có dấu hiệu chắc chắn việc hoàn trả lại tiền cho các bên bằng ngoại tệ.
Thí dụ về các khoản mục tiền tệ. •
TGNH bằng ngoại tệ: Đây là khoản tiền ngoại tệ tại ngân hàng. •
Phải trả nhà cung cấp bằng ngoại tệ: Doanh nghiệp cam kết thanh toán bằng ngoại
tệ và trong tương lai DN sẽ phải dùng ngoại tệ để thanh toán. 5 lOMoAR cPSD| 47305584 •
Vay ngắn hạn bằng ngoại tệ: Khoản nợ vay phải trả bằng ngoại tệ và trong tương lai
DN sẽ phải dùng ngoại tệ để thanh toán. •
Cho vay bằng ngoại tệ: Đây là tài sản và trong tương lai DN sẽ thu lại khoản cho vay này bằng ngoại tệ.
Như vậy cả 4 khoản mục trên đều là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
Cuối cùng, các khoản mục không phải là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là các khoản
mục phi tiền tệ, thí dụ hàng tồn kho, tài sản cố định, thu nhập, chi phí, các khoản khách
hàng ứng trước, doanh thu nhận trước, các khoản trả trước cho người bán, chi phí trả trước.
Các khoản mục này lúc phát sinh có liên quan đến ngoại tệ hoặc được qui đổi từ một lượng
ngoại tệ ra Việt Nam đồng nhưng trạng thái hay bản chất của chúng không tồn tại ở dạng ngoại tệ.
Thí dụ doanh nghiêp nhập khẩu một thiết bị có giá nhập khẩu là 20.000 đô la Mỹ, tỷ giá
giao dịch là 22.000đ/đô la Mỹ. Giá trị của tài sản này sẽ được quy đổi là 440 trđ bằng cách
lấy 20.000 đô la Mỹ x 22.000đ/đô la Mỹ. Nhưng sau khi ghi nhận thì đây là thiết bị phục
vụ hoạt động của DN. Nhưng nếu DN mua 20.000 đô la Mỹ nộp vào tài khoản ngân hàng
thì trạng thái tài sản doanh nghiệp đang nắm giữ là đô la Mỹ (chính là ngoại tệ của doanh
nghiệp), dùng để thanh toán, hoàn toàn khác biệt so với thiết bị trên. Do vậy, không quá
khó để xác định khoản mục phi tiền tệ, đúng không các anh chị! Các anh chị thân mến,
Tôi vừa trình bày cho các anh chị một số khái niệm cơ bản liên quan đến giao dịch về ngoại
tệ tại doanh nghiệp, gồm: Đơn vị tiền tệ kế toán, ngoại tệ, tỷ giá hối đoái và các loại tỷ giá
hối đoái, chênh lệch tỷ giá hối đoái, khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và khoản mục phi tiền tệ. 6 lOMoAR cPSD| 47305584
Nội dung tôi vừa trình bày rất quan trọng. Các anh chị sẽ thực hiện được việc ghi nhận
được các giao dịch về ngoại tệ cũng như xử lý được chênh lệch tỷ giá trong từng trường
hợp cụ thể một cách khá dễ dàng nếu như các anh chị hiểu và giải thích được các khái niệm trên. Xin chào các anh chị!
Hẹn gặp lại các anh chị trong chủ đềsau: “ghi nhận các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ” 7