Lý thuyết chương 1 giới thiệu chung về kinh tế học
là một bộ môn khoa học xã hội nghiên cứu cách thức các xã hội lựa chọn sử dụng các nguồn lực khan hiếm để sản xuất và phân phối các hàng hóa, dịch vụ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46988474 -KINH TẾ VI MÔ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
I. Ý NGHĨA CỦA KINH TẾ HỌC Hàng hóa và dịch vụ
Nguồn lực và sự khan hiếm
Lựa chọn và chi phí cơ hội
Tiêu dùng hiện tại và tương lai
Nguồn lực đi đôi với sự khan hiếm (nguồn lực thì hữu hạn )
Phải có sự lựa chọn ( vì nhu cầu là vô hạn)
Chi phí cơ hội : sự đánh đổi ( đánh đổi giữa các lựa chọn ), thực chất lựa chọn chính là chi phí cơ hội.
KINH TẾ HỌC LÀ GÌ?
là một bộ môn khoa học xã hội
nghiên cứu cách thức các xã hội lựa chọn sử dụng các nguồn lực khan hiếm
để sản xuất và phân phối các hàng hóa, dịch vụ
KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ HỌC
o Kinh tế học nghiên cứu cách thức xã hội sử dụng nguồn lực khan hiếm một cách có hiệu quả
để sản xuất hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người.
• Kinh tế học liên quan đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lực khan hiếm để đạt được mức độ thỏa
mãn cao nhất về nhu cầu kinh tế. o Kinh tế học giải quyết vấn đề sự khan hiếm.
"Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu cách thức con người sử dụng như thế nào các
nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra các hàng hóa dịch vụ để phân phối chúng cho các thành viên trong xã hội".
*Lưu ý: chỉ ghi nhớ những chỗ in đậm
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LÀM RÕ VỀ KHÁI NIỆM KINH TẾ HỌC
Một là, các nguồn lực khan hiếm:
Nguồn tài nguyên thiên nhiên Nguồn nhân lực Nguồn lực tài chính
Trình độ quản lý công nghệ .......
Hai là, xã hội phải sử dụng các nguồn lực hiệu quả Nhu cầu là vô hạn
Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực lOMoAR cPSD| 46988474
=> Kinh tế học bắt nguồn từ sự khan hiếm các nguồn lực trong xã hội và nhu cầu vô hạn của con người
Tại sao con người phải nghiên cứu kinh tế học?
Nghiên cứu kinh tế học nhằm giải quyết: Làm thê nào đê dung hòa mâu thuẫn giữa sự ham muôn
gân như vô hạn của con người đối với hàng hóa, dịch vụ và sự khan hiếm của các nguồn lực cần
thiết để sản xuất ra các hàng hoá, dịch vụ đó Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
+ Phương pháp so sánh tĩnh
+ Phương pháp phân tích cận biên
Sự ra đời của kinh tế học : Adam Smith
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
o Hoạt động kinh tế là một dạng thái hoạt động đặc biệt của đời sống xã hội, bao gồm các hoạt động Sản xuất Phân phối Tiêu dung Trao đổi Kiếm thu nhập .......
NÊN TẢNG CỦA KINH TẾ HỌC
Kinh tế học có nền tảng được xây dựng trên 2 thực tiễn cơ bản
Nhu cầu kinh tế của xã hội Nguồn lực kinh tế NHU CÂU KINH TẾ
Nhu cầu kinh tế chỉ đến những mong muốn cho hàng hóa và dịch vụ đáp ứng sự thỏa mãn của con người.
Hàng hóa: sản phẩm hữu hình
Dịch vụ: sản phẩm vô hình
Nhu cầu kinh tế là không có giới hạn. NGUỒN LỰC KINH TẾ
Nguồn lực kinh tế chỉ đến nguồn đầu vào hay yếu tố sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. Nguồn
lực kinh tế bao gồm nguồn nhân lực, nguồn lực tự nhiên và nguồn lực được sản xuất ra với
mục đích sử dụng cho quá trình sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. Nguồn lực kinh tế là có giới hạn. lOMoAR cPSD| 46988474
4 nguồn lực của nền kinh tế: Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu để sử dụng hiệu quả các
nguồn lực khan hiếm để tạo ra lượng của cải lớn nhất phục vụ con người. Vốn Kỹ năng kinh doanh (KHCN) Lao động Tài nguyên NGUỒN LỰC KINH TẾ
Nguồn lực kinh tế có thể được nhóm thành 4 thể loại:
Lao động: qui mô và chất lượng lực lượng lao động.
Vốn vật chất: những hàng hóa được sản xuất ra và được sử dụng trong quá trình sản xuất ra
hàng hóa và dịch vụ như công cụ sản xuất, máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, hệ thống giao
thông, cơ sở hạ tầng ...
Nguồn lực tự nhiên: nguồn lực do thiên nhiên ban tặng như tài nguyên đất đai, rừng, khoáng
sản, nước và không khí.
Kỹ năng kinh doanh: tài năng hay năng lực của nhà doanh nghiệp trong việc tố chức nguồn lực
để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ, tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới và phát triền những cách làm sáng tạo mới.
HỮU HẠN NGUỒN LỰC >< VÔ HẠN NHU CẦU Bài tập:
Công nhân ngành sản xuất ô tô i
Xe tải dùng để vận chuyển hàng ii Mỏ than iii Thợ mỏ i
Kỹ năng và kinh nghiệm của người giáo viên iv
Phân xưởng và nhà máy iii Dãy núi iii
Kỹ năng và kinh nghiệm của nhà quản lý iv Doanh nhân i Xe buýt và tàu hỏa ii
Phong cảnh thiên nhiên iii Đường cao tốc ii Kỹ sư i
Máy rút tiền tự động ATM ii i: lao động , ii: vốn, iii:
đất đai, iv: kỹ năng kinh doanh
CÁC CÂU HỎI KINH TẾ CƠ BẢN o Sản xuất cái gì? •
Thể loại hàng hóa và dịch vụ nào nền được chọn để sản xuất? Chúng ta cần
nghiên cứu thị trường o Sản xuất như thế nào? lOMoAR cPSD| 46988474 •
Những công nghệ, phương thức sản xuất nào được sử dụng để sản xuất ra hàng
hóa và dịch vụ? Sử dụng công nghệ gì, máy móc như thế nào? ( hướng tới mục tiêu
đem lại hiệu quả sản xuất) o Sản xuất cho ai? •
Hàng hóa và dịch vụ được được phân bổ như thế nào giữa các thành viên của xã
hôi? Người tiêu dùng sẽ là ai? ( Tối ưu hoá nguồn lực để đem lại lợi ích về mặt kinh tế )
Vì nguồn lực là khan hiếm, mọi quyêt dịnh lựa chọn trong sản xuất và tiêu dùng của các tác
nhân kinh tê đêu phải dảm bảo sử dụng dầy đủ và hiệu quả nguồn lực. Muốn làm dược diều đó
cần trả lời 3 câu hỏi trên.
Cách thức giải quyết các vẫn đề cơ bản của các nền kinh tế Nền kinh tế tự nhiên Trả lời các câu hỏi:
Sản xuất cái gì?_ Cái anh (chị) ta cần
Sản xuất cho ai?_ Anh (chị) ta và gia đình anh ta (không vì mục đích trao đổi trên thị trường) truyền thống
Sản xuất bằng cách nào? _ Kinh nghiệm; thói quen;
Nếu nguồn lực không khan hiếm: có cần cân nhắc lựa chọn không?
Tính khan hiếm → trả giá, đánh đổi
Buộc phải lựa chọn: Để sản xuất (trao đối, tiêu dùng...) cái gì, như thế nào & cho ai?
CÁC HỆ THỐNG KINH TẾ
• Hệ thống kinh tế là một tập hợp các thể chế và cơ chế phối hợp.
Các hệ thống kinh tế khác nhau ở chỗ Ai sở hữu các yếu tố sản xuất?
Phương thức sử dụng để phối hợp và điều hành hoạt động kinh tế? 3 hệ thống kinh tế:
Kinh tế chỉ huy ( kinh tế kế hoạch hoá tập trung)
Kinh tế thị trường tự do Kinh tế hỗn hợp
CÁC HỆ THỐNG KINH TẾ
Kinh tế thị trường: Nên kinh tế có sở hữu tư nhân về nguồn lực và sử dụng cơ chế thị trường và
giá cả để phối hợp và điều hành hoạt động kinh tế.
Kinh tế chỉ huy: Nên kinh tế trong đó nguồn lực do chính phủ sở hữu và việc đưa ra quyết định
kinh tế được thực hiện thông qua kế hoạch kinh tế tập trung của chính phủ. lOMoAR cPSD| 46988474
Kinh tế hỗn hợp: Nền kinh tế có sự kết hợp các đặc tính của nền kinh tế thị trường và mệnh
lệnh. Cả chính phủ và khu vực tư nhân cùng tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế.
PHÂN LOẠI KINH TẾ HỌC
Dựa vào phạm vi nghiên cứu: Kinh tế học vi mô, KTH vĩ mô
Dựa vào cách thức tiếp cận: Kinh tế học thực chứng, KTH chuẩn tắc.
KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ KINH TẾ HỌC VI MÔ
Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi cá thể của các chủ thể kinh tế như người tiêu dùng, nhà
sản xuất, nhà đầu tư, người lao động cũng như thị trường nơi mà các chủ thể kinh tế này tham gia.
Vi mô: nghiên cứu sự hoạt động của các tế bào trong nền KT (doanh nghiệp, hộ gia đình,...)
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu hành vi tổng thể của nền kinh tế, tìm cách để có được một cái nhìn
tổng quan hoặc phác thảo chung về cấu trúc của nền kinh tế và các mối quan hệ của các thành
phần chính của nó. (tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, cán cân thanh toán, tỷ giá hồi đoái,...)