Lý thuyết chương 1: Sự biến đổi của gia đình việt nam trong thời kì quá độ lên CNXH

Lý thuyết chương 1: Sự biến đổi của gia đình việt nam trong thời kì quá độ lên CNXH, môn chủ nghĩa xã hội khoa học, trường đại học thương mại , giúp sinh viên ôn tập và củng cố kiến thức 

lOMoARcPSD|38372003
CHƯƠNG 1: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
1. Khái niệm về gia đình.
a) Khái niệm
- Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng c
chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với
những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. b) Vị trí
- Gia đình là tế bào của xã hội: mối quan hệ mật thiết giữa gia đình và xã hội giống như sự
tương tác hữu cơ của quá trình trao đổi chất, duy trì sự sống của cơ thể. Xã hội (cơ thể)
lành mạnh tạo điều kiện cho các gia đình tiến bộ, gia đình (tế bào) hạnh phúc góp phần
cho sự phát triển hài hòa của xã hội.
- Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của
mỗi thành viên: Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi
dưỡng, chăm sóc, trưởng thành và phát triển. Chỉ trong môi trường êm ấm của gia đình,
cá nhân mới cảm thấy bình yên, hạnh phúc, có động lực để phấn đấu trở thành con người
xã hội tốt.
- Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội: gia đình vừa là cộng đồng xã hội đầu tiên
đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cá nhân vừa là một trong những cộng đồng để
xã hội tác động lên cá nhân.
c) Chức năng
- Tái sản xuất ra con người: chức năng đặc thù của gia đình không cộng đồng nào thay thế
được. Chức năng này quyết định đến mật độ dân cư và nguồn lực lao động của một quốc
gia và quốc tế, một yếu tố cấu thành của tồn tại xã hội.
- Nuôi dưỡng, giáo dục: gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành nhân cách,
đạo đức và lối sống của mỗi người. Đặc biệt là trong việc đào tạo thế hệ trẻ, thế hệ tương
lai của xã hội, nâng cao chất lượng nguồn lao động để duy trì sự trường tồn của xã hội.
- Kinh tế và tiêu dùng: gia đình tham gia trực tiếp vào sản xuất và tái sản xuất ra của cải
vật chất và sức lao động và còn là một đơn vị tiêu dùng của xã hội.
- Thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm của gia đình: gia đình là chỗ dựa tình
cảm cho mỗi cá nhân, nơi lưu giữ và sáng tạo truyền thống văn hóa của dân tộc.
2. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
a) Cơ sở kinh tế - xã hội
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất và hình thành quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa (cốt
lõi là chế độ công hữu đối với tư liệu sản xuất chủ yếu) tạo cơ sở kinh tế cho việc xây
dựng quan hệ bình đẳng trong gia đình và giải phóng phụ nữ trong xã hội.
- Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu là nguồn gốc của sự áp bức bóc lột và
bất bình đẳng trong xã hội và trong gia đình.
b) Cơ sở chính trị - xã hội
- Thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa, là công cụ xóa bỏ luật lệ cũ kỹ, lạc hậu, giải phóng
phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình.
- Vai trò của hệ thống pháp luật, trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình cùng với hệ
thống chính sách xã hội đảm bảo lợi ích của công dân, các thành viên trong gia đình,
đảm bảo sự bình đẳng giới...
lOMoARcPSD|38372003
c) Cơ sở văn hóa
- Nền tảng hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân từng bước hình thành và giữ vai
trò chi phối nền tảng văn hóa, tinh thần của xã hội, đồng thời những yếu tố văn hóa,
phong tục tập quán, lối sống lạc hậu từng bước bị xóa bỏ.
- Sự phát triển của hệ thống giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ góp phần nâng cao
trình độ dân trí, kiến thức khoa học và công nghệ của xã hôi, làm nền tảng cho sự hình
thành những giá trị, chuẩn mực mới, điều chỉnh các mối quan hệ gia đình trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
d) Chế độ hôn nhân tiến bộ
- Hôn nhân tự nguyện: là hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ
- Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng: xuất phát từ tình yêu không thể chia
sẻ, là điều kiện để đảm bảo hạnh phúc gia đình và phù hợp với quy luật tự nhiên, tâm lý,
tình cảm, đạo đức con người.
- Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý: tuân thủ pháp lý trong hôn nhân là thể hiện sự tôn
trọng trong tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm cá nhân với gia đình và xã
hội và ngược lại.
3. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa.
a) Biến đổi trong quy mô, kết cấu
- Gia đình đơn ( gia đình hạt nhân) đang trở nên rất phổ biến ở các đô thị và cả nông thôn
thay thế cho kiểu gia đình truyền thống trước đây.
- Quy mô gia đình cũng ngày càng thu nhỏ: gia đình truyền thống khác trước đây có thể có
ba, bốn thế hệ cùng chung sống với nhau nhưng nay gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có 2
thế hệ cùng sống chung là cha mẹ - con cái, số con cái cũng không nhiều như trước.
- Để đáp ứng nhu cầu và điều kiện của thời đại mới, sự bình đẳng nam nữ được đề cao hơn
và cuộc sống riêng tư của con người được tôn trọng hơn.
- Bên cạnh đó, sự biến đổi cũng có những ảnh hưởng tiêu cực: tạo ra sự ngăn cách không
gian giữa các thành viên trong gia đình, tạo khó khăn, trở ngại trong việc gìn giữ tình
cảm cũng như các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình vì mỗi thành viên trong gia
đình đều bị cuốn vào vòng xoáy công việc, đồng tiền mà quên đi mất giá trị của gia đình.
b) Biến đổi các chức năng của gia đình
- Biến đổi chức năng tái sản xuất con người:
+ Nhờ thành tựu y học hiện đại mà việc sinh đẻ của con người được thực hiện một cách
chủ động, tự giác chọn thời điểm và số lượng con cái.
+ Việc sinh con cũng chịu sự điều chỉnh bởi chính sách xã hội của Nhà nước tùy theo
tình hình dân số và sức lao động của xã hội.
+ Nhu cầu về con cái cũng có nhiều thay đổi: trước đây, gia đình phải có con, càng đông
càng tốt và phải có một người con trai để nối dõi thì ngày nay đã thay đổi thể hiện ở việc
giảm sự chênh lệch về giới tính, nhu cầu có con, tỉ lệ sinh đẻ.
- Biến đổi chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng:
+ Từ kinh tế tự cấp tự túc thành kinh tế hàng hóa: từ một đơn vị kinh tế sản xuất để đáp
ứng nhu cầu của gia đình thành đáp ứng chủ yếu cho nhu cầu của người khác hay của xã
hội.
lOMoARcPSD|38372003
+ Từ đơn vị kinh tế mà đặc trưng là sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường
quốc gia thành tổ chức kinh tế của nền kinh tế thị trường hiện đại đáp ứng nhu cầu của
thị trường hiện đại.
- Biến đổi chức năng giáo dục ( xã hội hóa):
+ Giáo dục của xã hội mới vẫn nhấn mạnh sự hy sinh của cá nhân cho cộng đồng. +
Giáo dục gia đình phát triển theo xu hướng đầu tư tài chính cho giáo dục con cái. Nội
dung giáo dục không chỉ về đạo đức, ứng xử trong gia đình mà còn giáo dục kiến thức
khoa học hiện đại, trang bị các công cụ.
+ Tuy nhiên, các hiện tượng tiêu cực trong xã hội có xu hướng gia tăng làm mất niềm tin
và sự kỳ vọng vào hệ thống giáo dục xã hội.
- Biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm:
+ Sự bền vững của gia đình trong xã hội hiện nay bị chi phối bởi các mối quan hệ hòa
hợp tình cảm, sự đảm bảo hạnh phúc cá nhân, sinh hoạt tự do, chính đáng của mỗi thành
viên gia đình trong cuộc sống chung.
+ Đời sống tâm lý - tình cảm cũng trở nên kém phong phú hơn do ngày càng thiếu đi
tình cảm anh, chị em trong gia đình.
+ Nhà nước cần có nhiều vai trò để tác động đến tâm lý: khắc phục khoảng cách giàu
nghèo, tạo dựng quan điểm bình đẳng nam nữ, đảm bảo quyền lợi cho các thành viên
trong gia đình.
c) Biến đổi trong mối quan hệ gia đình
- Biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng:
+ Hiện nay, hôn nhân và gia đình Việt Nam đang đối mặt với những thách thức, biến đổi
lớn: tỷ lệ ly hôn, ly thân, ngoại tình,.. ngày càng gia tăng và ngày càng nhiều bi kịch,
thảm án gia đình, sức ép từ cuộc sống hiện đại,..
+ Trong gia đình truyền thống, người chồng là trụ cột của gia đình, có quyền lực trong
mọi việc nhưng ngày nay còn có rất nhiều mô hình khác cùng tồn tại như mô hình người
phụ nữ - người phụ nữ làm chủ gia đình và mô hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia
đình.
- Biến đổi quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình: trong gia
đình Việt Nam truyền thống, quyền uy, địa vị của người chồng được đề cao và là đại
diện hợp pháp duy nhất của gia đình. Còn người vợ thường có địa vị rất thấp trong gia
đình, họ chỉ có nhiệm vụ chăm sóc gia đình, nuôi dưỡng con cái. Hiện nay, mối quan hệ
vợ chồng đã có nhiều biến đổi, địa vị, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài
xã hội đã từng bước được khẳng định, đặc biệt, giá trị bình đẳng, dân chủ trong quan hệ
vợ chồng của văn hóa phương Tây được du nhập vào văn hóa truyền thống, từ đó hình
thành nên các giá trị, chuẩn mực văn hóa mới điều chỉnh mối quan hệ giữa vợ và chồng
trong gia đình hiện nay.
| 1/3

Preview text:

lOMoARcPSD| 38372003
CHƯƠNG 1: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
1. Khái niệm về gia đình. a) Khái niệm
- Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố
chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với
những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. b) Vị trí
- Gia đình là tế bào của xã hội: mối quan hệ mật thiết giữa gia đình và xã hội giống như sự
tương tác hữu cơ của quá trình trao đổi chất, duy trì sự sống của cơ thể. Xã hội (cơ thể)
lành mạnh tạo điều kiện cho các gia đình tiến bộ, gia đình (tế bào) hạnh phúc góp phần
cho sự phát triển hài hòa của xã hội.
- Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của
mỗi thành viên: Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi
dưỡng, chăm sóc, trưởng thành và phát triển. Chỉ trong môi trường êm ấm của gia đình,
cá nhân mới cảm thấy bình yên, hạnh phúc, có động lực để phấn đấu trở thành con người xã hội tốt.
- Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội: gia đình vừa là cộng đồng xã hội đầu tiên
đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cá nhân vừa là một trong những cộng đồng để
xã hội tác động lên cá nhân. c) Chức năng
- Tái sản xuất ra con người: chức năng đặc thù của gia đình không cộng đồng nào thay thế
được. Chức năng này quyết định đến mật độ dân cư và nguồn lực lao động của một quốc
gia và quốc tế, một yếu tố cấu thành của tồn tại xã hội.
- Nuôi dưỡng, giáo dục: gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành nhân cách,
đạo đức và lối sống của mỗi người. Đặc biệt là trong việc đào tạo thế hệ trẻ, thế hệ tương
lai của xã hội, nâng cao chất lượng nguồn lao động để duy trì sự trường tồn của xã hội.
- Kinh tế và tiêu dùng: gia đình tham gia trực tiếp vào sản xuất và tái sản xuất ra của cải
vật chất và sức lao động và còn là một đơn vị tiêu dùng của xã hội.
- Thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm của gia đình: gia đình là chỗ dựa tình
cảm cho mỗi cá nhân, nơi lưu giữ và sáng tạo truyền thống văn hóa của dân tộc.
2. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
a) Cơ sở kinh tế - xã hội
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất và hình thành quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa (cốt
lõi là chế độ công hữu đối với tư liệu sản xuất chủ yếu) tạo cơ sở kinh tế cho việc xây
dựng quan hệ bình đẳng trong gia đình và giải phóng phụ nữ trong xã hội.
- Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu là nguồn gốc của sự áp bức bóc lột và
bất bình đẳng trong xã hội và trong gia đình.
b) Cơ sở chính trị - xã hội
- Thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa, là công cụ xóa bỏ luật lệ cũ kỹ, lạc hậu, giải phóng
phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình.
- Vai trò của hệ thống pháp luật, trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình cùng với hệ
thống chính sách xã hội đảm bảo lợi ích của công dân, các thành viên trong gia đình,
đảm bảo sự bình đẳng giới... lOMoARcPSD| 38372003 c) Cơ sở văn hóa
- Nền tảng hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân từng bước hình thành và giữ vai
trò chi phối nền tảng văn hóa, tinh thần của xã hội, đồng thời những yếu tố văn hóa,
phong tục tập quán, lối sống lạc hậu từng bước bị xóa bỏ.
- Sự phát triển của hệ thống giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ góp phần nâng cao
trình độ dân trí, kiến thức khoa học và công nghệ của xã hôi, làm nền tảng cho sự hình
thành những giá trị, chuẩn mực mới, điều chỉnh các mối quan hệ gia đình trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
d) Chế độ hôn nhân tiến bộ
- Hôn nhân tự nguyện: là hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ
- Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng: xuất phát từ tình yêu không thể chia
sẻ, là điều kiện để đảm bảo hạnh phúc gia đình và phù hợp với quy luật tự nhiên, tâm lý,
tình cảm, đạo đức con người.
- Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý: tuân thủ pháp lý trong hôn nhân là thể hiện sự tôn
trọng trong tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm cá nhân với gia đình và xã hội và ngược lại.
3. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa.
a) Biến đổi trong quy mô, kết cấu
- Gia đình đơn ( gia đình hạt nhân) đang trở nên rất phổ biến ở các đô thị và cả nông thôn
thay thế cho kiểu gia đình truyền thống trước đây.
- Quy mô gia đình cũng ngày càng thu nhỏ: gia đình truyền thống khác trước đây có thể có
ba, bốn thế hệ cùng chung sống với nhau nhưng nay gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có 2
thế hệ cùng sống chung là cha mẹ - con cái, số con cái cũng không nhiều như trước.
- Để đáp ứng nhu cầu và điều kiện của thời đại mới, sự bình đẳng nam nữ được đề cao hơn
và cuộc sống riêng tư của con người được tôn trọng hơn.
- Bên cạnh đó, sự biến đổi cũng có những ảnh hưởng tiêu cực: tạo ra sự ngăn cách không
gian giữa các thành viên trong gia đình, tạo khó khăn, trở ngại trong việc gìn giữ tình
cảm cũng như các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình vì mỗi thành viên trong gia
đình đều bị cuốn vào vòng xoáy công việc, đồng tiền mà quên đi mất giá trị của gia đình.
b) Biến đổi các chức năng của gia đình
- Biến đổi chức năng tái sản xuất con người:
+ Nhờ thành tựu y học hiện đại mà việc sinh đẻ của con người được thực hiện một cách
chủ động, tự giác chọn thời điểm và số lượng con cái.
+ Việc sinh con cũng chịu sự điều chỉnh bởi chính sách xã hội của Nhà nước tùy theo
tình hình dân số và sức lao động của xã hội.
+ Nhu cầu về con cái cũng có nhiều thay đổi: trước đây, gia đình phải có con, càng đông
càng tốt và phải có một người con trai để nối dõi thì ngày nay đã thay đổi thể hiện ở việc
giảm sự chênh lệch về giới tính, nhu cầu có con, tỉ lệ sinh đẻ.
- Biến đổi chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng:
+ Từ kinh tế tự cấp tự túc thành kinh tế hàng hóa: từ một đơn vị kinh tế sản xuất để đáp
ứng nhu cầu của gia đình thành đáp ứng chủ yếu cho nhu cầu của người khác hay của xã hội. lOMoARcPSD| 38372003
+ Từ đơn vị kinh tế mà đặc trưng là sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường
quốc gia thành tổ chức kinh tế của nền kinh tế thị trường hiện đại đáp ứng nhu cầu của
thị trường hiện đại.
- Biến đổi chức năng giáo dục ( xã hội hóa):
+ Giáo dục của xã hội mới vẫn nhấn mạnh sự hy sinh của cá nhân cho cộng đồng. +
Giáo dục gia đình phát triển theo xu hướng đầu tư tài chính cho giáo dục con cái. Nội
dung giáo dục không chỉ về đạo đức, ứng xử trong gia đình mà còn giáo dục kiến thức
khoa học hiện đại, trang bị các công cụ.
+ Tuy nhiên, các hiện tượng tiêu cực trong xã hội có xu hướng gia tăng làm mất niềm tin
và sự kỳ vọng vào hệ thống giáo dục xã hội.
- Biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm:
+ Sự bền vững của gia đình trong xã hội hiện nay bị chi phối bởi các mối quan hệ hòa
hợp tình cảm, sự đảm bảo hạnh phúc cá nhân, sinh hoạt tự do, chính đáng của mỗi thành
viên gia đình trong cuộc sống chung.
+ Đời sống tâm lý - tình cảm cũng trở nên kém phong phú hơn do ngày càng thiếu đi
tình cảm anh, chị em trong gia đình.
+ Nhà nước cần có nhiều vai trò để tác động đến tâm lý: khắc phục khoảng cách giàu
nghèo, tạo dựng quan điểm bình đẳng nam nữ, đảm bảo quyền lợi cho các thành viên trong gia đình.
c) Biến đổi trong mối quan hệ gia đình
- Biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng:
+ Hiện nay, hôn nhân và gia đình Việt Nam đang đối mặt với những thách thức, biến đổi
lớn: tỷ lệ ly hôn, ly thân, ngoại tình,.. ngày càng gia tăng và ngày càng nhiều bi kịch,
thảm án gia đình, sức ép từ cuộc sống hiện đại,..
+ Trong gia đình truyền thống, người chồng là trụ cột của gia đình, có quyền lực trong
mọi việc nhưng ngày nay còn có rất nhiều mô hình khác cùng tồn tại như mô hình người
phụ nữ - người phụ nữ làm chủ gia đình và mô hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình.
- Biến đổi quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình: trong gia
đình Việt Nam truyền thống, quyền uy, địa vị của người chồng được đề cao và là đại
diện hợp pháp duy nhất của gia đình. Còn người vợ thường có địa vị rất thấp trong gia
đình, họ chỉ có nhiệm vụ chăm sóc gia đình, nuôi dưỡng con cái. Hiện nay, mối quan hệ
vợ chồng đã có nhiều biến đổi, địa vị, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài
xã hội đã từng bước được khẳng định, đặc biệt, giá trị bình đẳng, dân chủ trong quan hệ
vợ chồng của văn hóa phương Tây được du nhập vào văn hóa truyền thống, từ đó hình
thành nên các giá trị, chuẩn mực văn hóa mới điều chỉnh mối quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay.