Lý thuyết chương 10: Đo lường thu nhập quốc gia | Môn kinh tế vĩ mô

Nếu tổng chi tiêu tăng từ năm này sang năm tiếp theo, thì ít nhất một trong hai điều sau đây phải đúng: (1) nền kinh tế đang sản xuất một sản lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn / (2):hàng hóa và dịch vụ đang được bán với giá cao hơn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !

lOMoARcPSD| 47305584
CHƯƠNG 10: ĐO LƯỜNG THU NHẬP QUỐC GIA
Số liệu thống kê có thể đo lường tổng thu nhập của tất cả mọi người trong nền kinh tế
(tổng sản phẩm quốc nội, hay GDP), mức mà tại đó giá cả trung bình đang tăng lên hay giảm
xuống (lạm phát/giảm phát), phần trăm lực lượng lực lượng lao động không có việc làm ( thất
nghiệp), tổng chỉ tiêu tại các cửa hàng (doanh số bán lẻ), hay sự mất cân bằng thương mại giữa
Hoa Kỳ và phần còn lại của Thế giới (thâm hụt thương mại).
Kinh tế vi mô: nghiên cứu cách thức đưa ra quyết định của các hộ gia đình và các doanh
nghiệp và thách thức tương tác giữa họ trên thị trường.
Kinh tế vĩ mô: nghiên cứu cá hiện tượng trên bình diện nền kinh tế, bao gồm lạm phát,
thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế.
Mục tiêu của kinh tế vĩ mô là nhằm giải thích những thay đổi kinh tế có ảnh hưởng đồng
thời đến nhiều hộ gia đinh, nhiều doanh nghiệp và cá thị trường; những vấn đề của kinh tế vĩ mô
quan tâm đến sự vận hành của toàn bộ nền kinh tế.
Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có mối liên hệ chặt chẽ với nhau
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): đại lượng đo lường tổng thu nhập của một quốc gia.
GDP là số liệu thống kê kinh tế được theo dõi chặt chẽ nhất bởi vì nó được cho là thước đo tốt
nhất về phúc lợi kinh tế và xã hội.
Thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế:
Khi đánh gia một nền kinh tế đang vận hành tốt hay tồi, thì việc xem xét tổng thu nhập
mà tất cả mọi người trong nền kinh tế đang kiếm được là điều tự nhiên. Đó là nhiệm vụ của tổng
sản phẩm quốc nội.
GDP đo lường đồng thời hai chỉ tiêu: tổng thu nhập của tất cả mọi người trong nền kinh
tế và tổng chi tiêu cho sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. GDP có thể đóng vai trò
đo lường cả tổng thu nhập và tổng chi tiêu bởi vì hai chỉ tiêu này thực sự là như nhau. Đối với
tổng thể nền kinh tế, thu nhập phải bằng chi tiêu bởi vì mỗi giao dịch đều có hai bên người bán
và người mua. Mỗi đô la chi tiêu của người mua là một đô la thu nhập của người bán Chúng ta
có thể tính GDP cho nền kinh tế này bằng 2 cách
+ cộng tổng chi tiêu của các hộ gia đình
+ cộng tổng thu nhập (tiền lương, tiền thuê và lợi nhuận) được trả bởi các
doanh nghiệp.
=>GDP là bằng nhau bất kể tính theo cách nào
Đo lường tổng sản phẩm quốc nội
Định nghĩa về GDP mà tập trung về cách xem GDP như là một thước đo tổng chỉ tiêu:
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất trọng một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định
“ GDP là giá trị thị trường...” : GDP cộng nhiều loại sản phẩm khac nhau vào trong cùng
một thước đo giá trị duy nhất của hoạt đông kinh tế. Để làm việc này, nó sử dụng giá cả thị
trường. Nếu giá của một quả táo gấp đôi giá của một quả cam thì một quả táo đóng góp nhiều
gấp đôi vào GDP so với sự đóng góp của một quả cam.
lOMoARcPSD| 47305584
“...của tất cả...” : GDP cố gắng bao hàm tất cả. Mặt hàng được sản xuất, dịch vụ, chăm
sóc sức khỏe. Tuy nhiên GDP không bao gồm hâu hết các mặt hàng được sản xuất và bán một
cách ngấm ngầm, chẳng hạn như thuốc phiện, hoạt động mại dâm.
“...cuối cùng...” : Khi A sản xuất giấy, sau đó B sử dụng giấy để làm thiệp chúc mừng, thì
giấy được gọi là hàng hóa trung gian và thiệp chúc mừng được gọi là hàng hóa cuối cùng. GDP
chỉ bao gồm giá trị của hàng hóa cuối cùng.
Khi một hàng hóa trung gian được sản xuất và thay vì được sử dụng thì được đưa vào
hàng tồn kho của một doanh nghiệp để sử dụng hoặc để bán về sau. Trong trường hợp này, hàng
hóa trung gian được tính là “ cuối cùng” tại thời điểm này, và giá trị của nó như khoản đầu tư vào
hàng tồn kho được tính là một phần cảu GDP. Sự gia tăng của hàng tồn kho được tính vào GDP,
khi hàng tồn kho được sử dụng hoặc đưa đi bán sau đó thì lượng hàng tồn kho giảm đi được trừ
ra khỏi GDP.
“...hàng hóa và dịch vụ...”: GDP bao gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình.
“...được sản xuất...”: GDP bao gồm những hàng hóa và dịch vụ hiện đang được sản xuất
(Không bao gồm hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trước đây). Khi bán một chiếc xe mới, giá
trị chiếc xe đó được tính vào GDP nhưng khi một người bán một chiếc xe đã qua sử dụng cho
người khác, giá trị chiếc xe đó không được tính vào GDP.
“...trong phạm vi một quốc gia...”: GDPnh giá trị mặt hàng được sản xuất trong nước,
không phân biệt quốc tịch của nhà sản xuất.
“...trong một khoảng thời gian nhất định...”: con số được báo cáo của GDP theo quý là
khoản thu nhập và chi tiêu trong quý nhân với 4. Khi chính phủ báo cáo GDP theo quý thì số liệu
đó đã được điều chỉnh bởi một quy trình thống kê được gọi là điều chỉnh yếu tố mùa vụ. Các
thành phần của GDP
Y(GDP) = C(tiêu dùng) + I(đầu tư) + G(mua sắm của chính phủ) + NX(xuất khẩu ròng)
Phương trình này là một đồng nhất thức
- Tiêu dùng: chi tiêu cua các hộ gia đình cho hàng hóa và dịch vụ, ngoại trừ mua nhà ở
mới. Vd: xe hơi, tang thiết bị, quần áo, thực phẩm, cắt tóc, chăm sóc y tế, chi tiêu cho
giáo dục...
- Đầu tư: chi tiêu cho thiết bị sản xuất, hàng tồn kho và các công trình xây dựng, bao
gồm cả mua nhà ở mới của các hộ gia đình. Vd: hàng hóa (thiết bị sản xuất, nhà
xưởng, hàng tồn kho...) được sử dụng để sản xuất hàng hóa khác.
- Mua sắm của chính phủ: chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ bởi chính quyền địa
phương, tiểu bang và liên bang. Nó bao gồm tiền lương của những người làm việc
khu vực chính phủ cũng như chi tiêu cho các hoạt động công
Chi chuyển nhượng : chính phủ trợ cấp an sinh xã hội, chi bảo hiểm thất nghiệp.
Chúng được chi không phải để đổi lấy một hàng hóa hay dịch vụ được sản xuất
hiện thời. Chi chuyển nhượng làm thay đổi thu nhập của hộ gia đình, nhưng nó
không phản ánh sự sản xuất của nền kinh tế. Chi chuyển nhượng giống như mọt
loại thuế âm. Chi chuyển nhượng không được tính là một phần mua sắm của
chính phủ.
- Xuất khẩu ròng: chiêu tiêu của người nước ngoài cho hàng hóa được sản xuất trong
nước (xuất khẩu) trừ đi chi tiêu của cư dân trong nước cho hàng hóa nước ngoài
(nhập khẩu)
Xuất khẩu ròng = xuất khẩu – nhập khẩu
lOMoARcPSD| 47305584
GDP thực so với GDP danh nghĩa
Nếu tổng chi tiêu tăng từ năm này sang năm tiếp theo, thì ít nhất một trong hai điều sau
đây phải đúng: (1) nền kinh tế đang sản xuất một sản lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn /
(2):hàng hóa và dịch vụ đang được bán với giá cao hơn.
Khi các nhà kinh tế muốn một thước đo cho tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà nền
kinh tế đang sản xuất ra nhưng không bị ảnh hưởng bới những sự thay đổi về giá cả của các hàng
hóa và dịch vụ đó.
GDP thự trả lời câu hỏi cho giả thuyết: giá trị của các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
trong năm nay sẽ là bao nhiêu nếu chúng ta tính toán giá trị của những hàng hóa và dịch vụ này
theo mức giá hiện hữu ở một năm cụ thể nào đó trong quá khứ? GDP thực cho biết sản lượng
hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế thay đổi như thế nào theo thời gian.
GDP thực: sản lượng hàng hóa và dịch vụ được tính theo mức giá cố định. Sự gia tăng
của GDP thực là sự gia tăng của số lượng sản xuất bởi vì giá cả đang được giữ cố định tại mức
giá của năm cơ sở.
GDP danh nghĩa sử dụng giá hiện hành để tính giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ của
nền kinh tế. GDP thực sử dụng giá cố định của năm cơ sở để tính giá trị sản lượng hàng hóa và
dịch vụ của nền kinh tế. GDP thực chỉ phản ánh sự thay đổi của số lượng hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất. GDP thực là thước đo sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế
Mục tiêu của chúng ta khi đánh giá GDP là đánh giá xem nền kinh tế tổng thể đang hoạt
động thế nào, GDP thực phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc đáp ứng mong muốn và
nhu cầu của người dân. GDP thực là thước đo phúc lợi tốt hơn GDP danh nghĩa. Khi nói về tăng
trưởng của nền kinh tế, các nhà kinh tế học đo lường sự tăng trưởng đó bằng sự thay đổi phần
trăm của GDP thực từ thời kì này sang thời kì khác.
Cách tính GDP thực:
- chọn một năm mà nền kinh tế ổn định làm gốc và lấy giá
của nămđó làm giá cố định.
- nhân giá năm gốc cho sản lượng năm cần tính GDP thực
Chỉ số giảm phát GDP
Chỉ số giảm phát GDP (chỉ số khử lạm phát GDP): phản ánh giá cả của hàng hóa và dịch
vụ. Phản ánh những gì đang xảy ra ở giá cả, chứ không phải với sản lượng
GDPth c
Chỉ số giảm phát GDP = GDPdanhnghĩa
¿
x 100 (đơn vị là số A không có %)
¿
Chỉ số giảm phát GDP của những năm tiếp theo đo lường thay đổi của GDP danh nghĩa so với
năm cơ sở mà khoogn thể quy về sự thay đổi của GDP thực.
Lạm phát mô tả tình huống mà mức giá chung của nền kinh tế đang gia tăng
Chsgi m phát nămtchsgi m phátnămt−1
Tỷ lệ lạm phát trong năm t = x100 (đơn
chsgi m phátnămt−1
vị là số B có thể có % hoặc không)
lOMoARcPSD| 47305584
Chỉ số giảm phát GDP là một thước đo mà các nhà kinh tế sử dụng để theo dõi mức giá trung
bình của nền kinh tế và vì thế cũng theo dõi tỷ lệ lạm phát.
GDP có phải là một thước đo tốt về phúc lợi kinh tế?
Bởi vì GDP sử dụng giá thị trường để định giá hàng hóa và dịch vụ, cho nên nó không
bao gồm giá trị của hầu hết các hoạt động diễn ra bên ngoài thị trường. Cụ thể là, GDP bỏ sót giá
trị của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại nhà.. Những công việc tình nguyện cũng đóng góp
vào phúc lợi xã hội nhưng GDP không phản ánh đóng góp này.
GDP không bao gồm chất lượng của môi trường. Khi chính phủ loại bỏ tất cả các quy
định về môi trường, khi đó các doanh nghiệp có thể sản xuât hàng hóa và dịch vụ mà không xem
xét tình trạng ô nhiễm mà họ gây ra khi đó GDP có thể sẽ tăng lên. Tuy nhiên phúc lợi gần như
chắc chắn sẽ giảm. Sự suy giảm chất lượng từ không khí và nước sẽ lớn hơn so với sự bù đắp lợi
ích từ việc sản xuất nhiều hơn.
GDP cũng không nói gì về sự phân phối thu nhập.
GDP là một thước đo tốt về phúc lợi kinh tế cho hầu hết – chứ không phải là tất cả - các
mục đích. Điều quan trọng cần ghi nhwos là GDP bao gồm những gì và những gì mà nó loại trừ
ra.
Số liệu quốc tế xác nhận rằng GDP bình quân đầu người của một quốc gia có mối tương quan
chặt chẽ với mức sống của người dân của quốc gia đó.
Nền kinh tế ngầm
Nều kinh tế ngầm, xám, không chính thức, hoặc ẩn bao gồm cả những giao dịch hợp pháp mà
không được báo cáo hoặc không được ghi lại.
Các hoạt đọng phạm pháp chiếm một phần lớn trong nền kinh tế ngầm
Mặc cho sự vận động ngầm của nó, tầm quan trọng của những hệ quả của nền kinh tế không
chính thức vẫn đang được tranh luận. Sự bất định này gây nên những vấn đề cho các nhà hoạch
định chính sách. Không biết được quy mô, phạm vi, nguyên nhân chính xác của nền kinh tế
ngầm thì họ có thể quyết định ra sao cho việc làm gì – nếu có thể - với nó?
Một số nhà kinh tế đã dành toàn bộ sự nghiệp của mình cho việc trả lời những câu hỏi của nền
kinh tế ngầm – và vẫn không đi đến sự nhất trí về quy mô và phạm vi của nó...
Các nhà kinh tế học nhận định rằng nền kinh tế ngầm còn lớn hơn ở các nước đang phát triển,
nơi mà mạng lưới hành chính quan liêu và tham nhũng là hết sức nghiêm trọng.
MỘT CHỈ SỐ KHÁC CẦN QUAN TAM VÀ LƯU Ý LÀ CHỈ SỐ GNP
GNP (Gross National Product) là chỉ số tổng sản phẩm quốc dân đo lường tổng giá trị bằng
tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân 1 nước làm ra (trong và cả ngoài
nước) trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
Công thức tính: GNP = (X - M) + NR + C + I + G
CHƯƠNG 11: ĐO LƯỜNG CHI PHÍ SINH HOẠT
Chỉ só giá tiêu dùng được sử dụng để đánh giá những thay đổi của chi phí sinh hoạt qua thời
gian. Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng lên, một gia đình điển hình phải chi nhiều tiền hơn để duy trì
mức sống như trước. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ làm phát để mô tả một tình huống trong
lOMoARcPSD| 47305584
đó mức giá chung của nền kinh tế đang gia tăng. Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh tốt hơn những
hàng hóa và ịch vụ mà người tiêu dùng mua, cho nên nó là thước đo phỏ biến hơn về làm phát.
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
Chỉ số giá tiêu dung (CPI): thước đo chi phí tổng quát của các hàng hóa và dịch vụ được
mua bởi một người tiêu dùng điển hình.
Chỉ số giá tiêu dùng được tính toán như thế nào
(1): cố định giỏ hàng hóa
(2): xác định giá cả
(3): tính toán chi phí của giỏ hàng. Lưu ý rằng chỉ có giá cả trong phép tính toán này là
thay đổi.
(4): chọn năm gốc và tính toán chỉ số.
GIá c agihànghóavàd chvtrongnămhi nt i
Chỉ số giá tiêu dùng (chỉ số CPI) = x100 ( =
Giá c agihànghóavàd chvt inămg c
số A)
(5): tính toán tỷ lệ lạm phát ( phần trăm thay đổi của chỉ số giá so với kỳ trước).
(CPI c anămt )(CPI c anămt−1)
Tỷ lệ lạm phát trong năm t = x100 (¿Bcó%ho ckhông)
CPI c anămt−1
Chỉ số sản xuất PPI: đo lường chi phí của một giỏ hàng hóa và dịch vụ được mua bởi các
doanh nghiệp chứ không phải người tiêu dùng. Vì các doanh nghiệp rót cuộc sẽ chuyển các chi
phí cho người tiêu dùng dưới dạng giá tiêu dùng cao hơn, cho nên những thay đổi của chỉ số giá
sản xuất thường được xem là hữu ích trong việc dự đoán sự thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng.
Các vấn đề trong đo lường chi phí sinh hoạt:
1- Thiên vị thay thế:
Khi giá cả thay đổi từ năm này sang năm khác chúng không thay đổi cùng tỷ lệ
với nhau: giá của một số mặt hàng này tăng giá nhiều hơn những mặt hàng khác. Người tiêu
dùng phản ứng với những thay đổi của giá cả khác nhau bằng cách mua ít đi hàng hóa có giá
tăng một lượng tương đối lớn và mua nhiều hàng hóa có giá tăng ít hoặc thậm chí có thể đã
giảm. Có nghĩa là người tiêu dùng thay thế bằng các loại hàng hóa đã trở nên tương đối ít tốn
kém hơn. Nếu một chỉ số giá được tính toán dựa trên giả định một giỏ hàng cố định, thì cách
này đã bỏ qua khả năng thay thế của người tiêu dùng, và do đó nó phóng đại sự gia tăng chi
phí sinh hoạt qua các năm. 2- Sự giới thiệu hàng hóa mới:
Khi một hàng hóa mới được giới thiệu, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn,
và điều này đến lượt lại làm giảm chi phí để duy trì mức phúc lợi kinh tế như trước.
Sự gia tăng trong tập hợp các lựa chọn làm cho mỗi đô la có giá trị hơn. Điều này
cũng đúng đối với sự tiến triển của nền kinh tế theo thời gian: khi các hàng hóa mới được
giới thiệu, người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn, và mỗi đô la có giá trị hơn.
Đối với bất kì một số tiền nào cho trước, sự ra đời của sản phẩm mới làm cho
cuộc sống con người tốt hơn; ngược lại, việc đạt được mức phúc lợi kinh tế giống như
lOMoARcPSD| 47305584
trước đòi hỏi một số tiền nhỏ hơn. Cuối cùng BLS đã sửa lại giỏ hàng hóa để bao gồm
sản phẩm mới, và sau đó chỉ số này đã phản ánh những thay đổi của giá cả sản phẩm
mới. Nhưng sự giảm xuống của chi phí sinh hoạt gắn liền với sự xuất hiện ban đầu của
sản phẩm mới thì đã không bao giờ được thể hiện trong chỉ số này.
3- Sự thay đổi về mặt chất lượng mà không đo lường được:
Nếu chất lượng của một hàng hóa giảm xuống từ năm này sang năm kế tiếp trong
khi giá của nó vẫn giữ nguyên, thì giá trị một đô la giảm xuống, bởi vì bạn đang nhận
được một hàng hóa kém chất lượng hơn từ cùng một số tiền.
Chỉ số giảm phát GDP so với chỉ số giá tiêu dùng CPI
NHỮNG SỰ KHÁC BIỆT VỀ CHỈ SỐ GDP VÀ CHỈ SỐ CPI
Chỉ số giảm phát GDP phản ánh giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
trong nước, trong khi chỉ số giá tiêu dùng chỉ phản ánh giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ
được người tiêu dùng mua.
Chỉ số giảm phát GDP và chỉ số giá tiêu dùng quan tâm đến việc lấy trọng số cho các giá
cả khác nhau để tính ra một mức giá chung duy nhất. Chỉ số giá tiêu dùng so sánh giá của một
giỏ hàng hóa và dịch vụ cố định với giá của giỏ hàng đó trong năm gốc. Chỉ thỉnh thoảng thì Cục
Thống kê Lao đọng mới thay đổi giỏ hàng hóa. Trái lại, chỉ số giảm phát GDP so sánh giá của
các hàng hóa và dịch vụ hiện đang được sản xuất với giá của cũng các hàng hóa và dịch vụ đó
trong năm gốc. Vì thế, nhóm hàng hóa và dịch vụ được sử dụng để tính toán chỉ số giảm phát
GDP tự động thay đổi theo thười gian. Sự khác biệt này thì không quan trọng khi tất cả các giá
cả đang thay đổi tương ứng. Nhưng nếu giá cả của các hàng hóa và dịch vụ khác nhau thay đổi
theo những mức khác nhau, thì cách mà chúng ta gán trọng số cho các giá cả khác nhau sẽ tác
động đến tỷ lẹ lạm phát tổng thể.
ĐIỀU CHỈNH CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ DO ẢNH HƯỞNG UCAR LẠM PHÁT:
Chuyển đổi số đô la từ những thời điểm khác nhau:
Công thức chuyển dôi dô la từ năm T thành số dô la của ngày hôm nay là:
M cgiángàyhômnay
Số đô la ngày hôm nay = Số đô la trong năm T x
M cgiátrongnămT
Chỉ số hóa
Chỉ số hóa: sự ddieuf chỉnh tự động theo luật pháp hay hợp đồng cho một số tiền trước
tác động của lạm phát.
VD: nhiều hợp đồng dài hạn giữa các công ty và công đoàn bao gồm cả việc chỉ số hóa một phần
hoặc toàn bộ tiền lương theo chỉ số giá tiêu dùng. Một điều khoản như vậy được gọi là trợ cấp
chi phí sinh hoạt, hay COLA ( cost of living allowance). Một COLA tự động tăng lương khi chỉ
số giá tiêu dùng tăng lên.
Chỉ số hóa cũng là một đặc điểm của nhiều luật.
Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực:
Tỷ lệ lạm phát càng cao, thì sức mua tăng càng ít. Nếu tỷ lệ lạm phát cao hơn lãi suất, thì
sức mua của cô ấy thực tế đã giảm xuống. Và nếu giảm phát xảy ra (lạm phát âm), thì sức mua sẽ
tăng nhiều hơn lãi suất.
lOMoARcPSD| 47305584
Lãi suất danh nghĩa: lãi suất thường được công bố mà không có sự điều chỉnh tác động
của lạm phát ( hay nói cách khác: lãi suất đo lường sự thay đổi số lượng tiền) Lãi suất thực:
lãi suất đã điều chỉnh tác động của lạm phát.
Lãi suất thưc = Lãi suất danh nghĩa – Lạm phát
r = i - %DentaP
Lãi suất thực là sự chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát. Lãi suất danh
nghĩa cho biết số tiền trong tài khoản của bạn tăng nhanh như thế nào qua thời gian, trong khi lãi
suất thực cho biết sức mua từ tài khoản ngân hàng của bạn tăng nhanh như thế nào qua thời gian.
Trong thời kì giảm phát, lãi suất thực cao hơn lãi suất danh nghĩa
CHƯƠNG 12: SẢN XUẤT TĂNG TRƯỞNG
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRÊN TN THẾ GIỚI
NĂNG SUẤT: VAI TRÒ VÀ CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH
Tại sao năng suất rất quan trọng:
Năng suất: số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra từ mỗi đơn vị nhập lượng lao động.
Năng suất là yếu tố quyết định mức sống và tăng trưởng năng suất là yếu tố quyết định
chủ yếu tăng trưởng mức sống. Mỗi người có thể ăn cá nhiều hơn, hoặc là dành ít thời gian cho
việc đánh cá và dành nhiều thời gian sản xuất ra những hàng hóa cần thiết khác.
Thu nhập của nền kinh tế chính là sản lượng của nền kinh tế đó.
Một quốc gia có thể hưởng thụ mức sống cao chỉ khi quốc gia đó có thể sản xuất nhiều
hàng hóa và dịch vụ. Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào khả nawg sản xuất hàng hóa và
dịch vụ của quốc gia đó.
Năng suất được quyết định như thế nào
(1): Vốn vật chất (K). Vốn vật chất trên mỗi công nhân (K/L):
Các công nhân có năng suất cao hơn nếu họ có công cụ để làm việc. Trữ lượng máy móc
thiết bị và cấu trúc cơ sở hạ tầng được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ được gọi là vốn
vật chất,hoặc chỉ là vốn.
Các yếu tố đầu vào sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ - lao động, vốn và các yếu tố
khác – được gọi là yếu tố sản xuất. Đặc điểm quan trọng của vốn đó là nó chính là yếu tố sản
xuất được tạo ra từ quá trình sản xuất. Vốn là yếu tố sản xuất được sử dụng để sản xuất ra tất cả
các loại hàng hóa và dịch vụ, trong đó có cả vốn.
(2): Vốn nhân lực (H). Vốn nhân lực trên mỗi công nhân (H/L)
Vốn nhân lực là thuật ngữ kinh tế để chỉ về kiến thức và các kỹ năng mà người công nhân
có được thông qua giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm.
Giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm có tính hữu hình ít hơn là máy tiện, máy ủi và các tòa
nhà, nhưng vốn nhân lực giống vốn vật chất ở nhiều mặt. Vốn nhân lực nâng cao khả năng của
quốc gia trong việc sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. Cũng như vốn vật chất, vốn nhân lực là yếu
tố được sản xuất ra từ quá trình sản xuất
(3): Tài nguyên thiên nhiên trên mỗi công nhân
lOMoARcPSD| 47305584
Tài nguyên thiên nhiên: các yếu tố đầu vào của sản xuất được cung cấp bởi tự nhiên như
đất đai, sông ngòi và mỏ khoáng sản.
Tài nguyên thiên nhiên có hai dạng: dạng tái tạo được và dạng không tái tạo được
Mặc dù tài nguyên thiên nhiên là quan trọng, nhưng nó không phải là yếu tố cần thiết cho
một nền kinh tế đạt năng suất cao trong việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ. VD: Nhật Bản –
Thương mại toàn cầu làm nên sự thành công của Nhật Bản.
(4): Kiến thức công nghệ:
Kiến thức công nghệ: sự hiểu biết của xã hội về phương cách tốt nhất để sản xuất hàng hóa và
dịch vụ. Sự thay đổi công nghệ tạo ra lao động sẵn có cho việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ
khác. Kiến thức ông nghệ có nhiều hình thức. Một số công nghệ là kiến thức phổ biếng – sau khi
một người dùng nó, người khác cũng có thể tiếp nhận nó. Một số công nghệ khác là độc quyền –
nó chỉ được biết bởi công ty khám phá ra nó. Các công nghệ khác còn lại độc quyền trong một
thời gian ngắn. Khi một công ty dược khám phá ra loại thuốc mới, cơ quan cấp bằng sáng chế sẽ
trao cho công ty đó quyền tạm thời để trở thành nhà sản xuất độc quyền. Tuy nhiên, khi bằng
phát minh hết hạn, các công ty khác được phép sản xuất ra loại thuốc đó. Tất cả những hình thức
này của kiến thức công nghệ có vaii trò quan trọng cho quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ
của nền kinh tế.
Cần có sự phân biệt giữa kiến thức công nghệ và vốn nhân lực. Kiến thức công nghệ đề cập
đến sự hiểu biết của xã hội đối với sự vận động của thế giới. Vốn nhân lực đề cập đến
nguồn nhân lực được sử dụng để truyền đạt sự hiểu biết đến người lao động.
Có Phải Tài Nguyên Thiên Nhiên Là Giới Hạn Đối Với Tăng Trưởng?
Trong nền kinh tế thị trường, sự khan hiếm được phản ánh vào giá thị trường. Nếu như thế giới
sắp cạn kiệt một loại tài nguyên thiên nhiên, giá của loại tài nguyên đó sẽ tăng lên theo thời gian.
Nhưng thực tế là, lập luận về vấn đề ngược lại thường đúng hơn. Giá của tài nguyên thiên nhiên
thường giao động trong ngắn hạn một cách đáng kể, tuy nhiên trong thời gian dài, giá của hầu
hết tài nguyên thiên nhiên (đã được điều chỉnh theo lạm phát) là ổn định hoặc giảm xuống. Điều
đó có nghĩa là khả năng bảo về tài nguyên của chúng ta tăng lên nhanh chóng hơn là nguồn cung
của chúng đang giảm xuống. Giá thị trường không cho thấy lý do để tin rằng tài nguyên thiên
nhiên làm hạn chế tăng trưởng kinh tế.
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG
Tiết kiệm và đầu tư:
Một cách để nâng cao năng suất trogn tương lai là đầu tư thêm nhiều nguồn lực hiện tại hơn vào
quá trình sản xuất vốn.
Bởi vì nguồn lực khan hiếm, đem nhiều nguồn lực để tạo ra vốn yêu cầu phải giảm bớt
nguồn lực để sản xuất hàng hóa và dịch vụ cho tiêu dùng hiện tại. Có nghĩa là, đối với xã hội, đề
dầu tư vốn nhiều hơn, xã hội đó phải tiêu dùng ít đi và tiết kiệm nhiều hơn từ khỏa thu nhập hiện
tại. Sự tăng trưởng bắt nguồn từ việc tích lũy vốn không phải là điều dễ dàng: nó đòi hỏi xã hội
đó phải hy sinh tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trong hiện tại để có thể thụ hưởng tiêu dùng cao
hơn trong tương lai.
Điều quan trọng cần lưu ý đó là khuyến khích tiết kiệm và đầu tư là một cách để chính phủ có
thể thúc đẩy tăng trưởng, và trong dài hạn giúp cải thiện mức sống của nền kinh tế.
Sinh lợi giảm dần và hiệu ứng đuổi kịp
lOMoARcPSD| 47305584
Quan điểm truyền thống về quá trình sản xuất thừa nhận rằng vốn chịu sự chi phối của
sinh lợi giảm dần: khi trữ lượng vốn tăng lên, sản lượng tăng thêm ( do tăng thêm một đơn vị
vốn) sẽ giảm dần. Nói cách khác, khi những người công nhân đã đủ số lượng vốn để tạo ra
hàng hóa và dịch vụ, thì việc tăng thêm một đơn vị vốn làm tăng năng suất của họ chỉ thêm một
ít.
Vì sinh lợi giảm dần, sự gia tăng của tỷ lệ tiết kiệm dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế cao
hơn chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Khi tỷ lệ tiết kiệm cao hơn cho phép nhiều vốn hơn
được tích lũy, thì các lợi từ vốn tăng thêm sẽ trở nên nhỏ hơn theo thời gian, và do đó tăng
trưởng giảm xuống. Trong dài hạn, tỷ lệ tiết kiệm cao hơn dẫn đến năng suất và thu nhập cao hơn
nhưng không cao hơn tăng trưởng của các biến này. Tuy nhiên, tiếp cận trong dài hạn có thể mất
nhiều thời gian. Theo nghiên cứu của dữ liệu quốc tế về tăng trưởng kinh tế, sự gia tăng tỷ lệ tiết
kiệm có thể dẫn đến tăng trưởng cao hơn đáng kể trong khoảng thời gian vài thâp kỷ.
Sinh lợi giảm dần của vốn có một hàm ý quan trọng khác: khi các yếu tố khác không đổi,
thì nó là yếu tố tạo sự thuận lợi cho một quốc gia tăng tăng trưởng nhanh nếu như quốc gia đó
xuất phát tương đối nghèo. Hiệu ứng của các điều kiện ban đầu lên sự tăng trưởng tiếp theo đôi
khi còn gọi là hiệu ứng đuổi kịp.
Hiệu ứng đuổi kịp: đặc tính mà theo đó các quốc gia khởi đầu còn nghèo có xu hướng
tăng trưởng tăng nhanh hơn các quốc gia khởi đầu giàu có hơn.
ở những quốc gia nghèo, công nhân thậm chí còn thiếu những công cụ thô sơ nhất và, kết
quả là, họ có năng suất thấp. Chỉ một khoản nhỏ đầu tư vốn sẽ làm gia tăng đáng kể năng suất
công nhân. Ngược lại, công nhân ở các quốc gia giàu được trang bị lượng vốn lớn để làm việc,
và điều này giải thích một phần cho năng suất cao của họ. Tuy nhiên, với lượng vốn trên mỗi
công nhân là đủ lớn, thì việc đầu tư thêm vốn sẽ có tác động tương đối nhỏ trên năng suất. Các
nghiên cứu dữ liệu quốc tế về tăng trưởng kinh tế xác nhận đó là hiệu ứng đuổi kịp: giữ các yếu
tố khác không đổi, cùng tỷ lệ phần trăm của GDP dành cho đầu tư, thì các quốc gia nghèo có xu
hướng tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn các quốc gia giàu.
Hiệu ứng đuổi kịp cũng xuất hiện ở những khía cạnh khác của cuộc sông. Khi nhà trường
trao phần thưởng cuối năm cho học sinh “tiến bộ nhất”, đây thường là học sinh có học lực tương
đối kém vào đầu năm học. Những học sinh không học hành khi bắt đầu năm học dễ dàng đạt
được sự tiến bộ hơn những học sinh luôn học hành chăm chỉ. Lưu ý rằng điều đó là tốt để trở
thành “tiến bộ nhất”, với một điểm xuất phát cho trước, tuy nhiên thậm chí sẽ là tốt hơn khi trở
thành “ Học sinh Giỏi nhất”. Tương tự như vậy, tăng trưởng kin tế trong nhiều thập kỷ trước đã
nhanh hơn rất nhiều ở Hàn Quốc, nhưng GDP đầu người ở Hoa Kỳ vẫn cao hơn. Đầu tư từ
nước ngoài Đầu tư từ nước ngoài có nhiều hình thức:
- Khoản vốn đầu tư được sở hữu và điều hành hoạt động bởi tổ chức nước ngoài được gọi
là đầu tư trược tiếp từ nước ngoài.
- Khoản đầu tư được tài trợ bởi tiền ở nước ngoài nhưng được điều hành bởi người trong
nước được gọi là đầu tư gián tiếp.
Đầu tư gián tiếp có rủi ro cao hơn do đa só là người nước ngoài đầu tư bằng trái phiếu, c
phiếu nên khi bất ổn họ bán ra, không cần có trách nhiệm.
Đầu tư từ nước ngoài không có hiệu ứng giống nhau trên tất cả các thước đo của sự thịnh
vượng của nền kinh tế.
Đầu tư từ nước ngoài là một cách để cho một quốc gia phát triển. Mặc dù một số lợi ích từ
dòng vốn đầu tư này quay trở lại người chủ sở hữu nước ngoài, đầu tư này làm tăng trữ lượng
vốn của nền kinh tế, dẫn đến năng suất cao hơn và tiền công cao hơn. Hơn thế nữa, đầu tư nước
lOMoARcPSD| 47305584
ngoài là một cách để các quốc gia nghèo học hỏi các công nghệ đã được phát triển và đang được
sử dụng ở các quốc gia giàu hơn. Vì những lí do này, nhiều nhà kinh tế khuyên các chính phủ ở
những quốc gia kém phát triển hơn ủng hộ các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Thông thường, điều này có nghĩa là tháo bỏ những rào cản mà chính phủ áp đặt lên chủ sở hữu
nước ngoài liên quan đến vốn trong nước.
Một tổ chức cố găng khuyến khích dòng vốn chảy vào quốc gia nghèo là Ngân hàng Thế
giới
Giáo dục
Giáo dục – đầu tư vào vốn nhân lực – ít nhất cũng quan trọng như đầu tư vào vốn vật chất
cho sự thành công kinh tế trong dài hạn của một quốc gia.
Đầu tư vào vốn nhân lực, giống như đầu tư vào vốn vật chất, có chi phí cơ hội.
Vốn nhân lực là đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế bởi vì vốn nhân lực tạo
nên các ngoại tác tích cực. Ngoại tác là ảnh hưởng của hành động của một người lên lợi ích của
người xung quanh.
Một vấn đề đang gặp ở nước ngoài là việc cháy máu chất xám – sự di cư của những
người lao động có trình độ học vấn cao nhất đến với các quốc gia giàu, nơi mà những người lao
động này có thể tận hưởng cuộc sống cao hơn.
Sức khỏe và dinh dưỡng
Vốn nhân lực cũng có đầu tư vào làm cho dân số khỏe mạnh hơn
Mối quan hệ nhân quả giữa sức khỏe và sự giàu có đi theo hai hướng. Các quốc gia
nghèo một phần bởi vì dân số của họ không khỏe mạnh, và dân số của họ không khỏe mạnh một
phần là do họ nghèo và không được chăm sóc y tế và dinh dưỡng đầy đủ. Đó là một vòng luẩn
quẩn. Tuy nhiên, thực tế này mở ra khả năng của vòng phát triển: các chính sách giúp tăng
trưởng kinh tế nhanh hơn tất yếu sẽ cải thiện sức khỏe, đến lượt nó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế.
Quyền sở hữu và ổn định chính trị
Một cách khác mà các nhà chính sách có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là bảo vệ quyền
sở hữu và thúc đẩy sự ổn định chính trị. Vấn đề này là trung tâm của cách thức vận hành của nền
kinh tế thị trường.
Sản xuất ở các nền kinh tế thị trường phát sinh từ tương tác của hàng triệu cá nhân và
công ty. Để đạt được kết quả này, nền kinh tế phải phối hợp các giao dịch giữa các công ty này,
cũng như giữa công ty và người tiêu dùng. Các nền kinh tế thị trường đạt được sự phối hợp này
thông qua giá cả thị trường.
Điều kiện tiên quyết quan trọng cho hệ thống giá cả vận hành là sự tôn trọng của nền
kinh tế đối với quyền sở hữu. Quyền sở hữu đề cập đến kahr năng của người dân thực hiện các
quyền đối với các nguồn lực mà họ sở hữu.
Một mối đe dọa nghiêm trọng đến quyền sở hữu là bất ổn chính trị. Sự thình vượng của
nền kinh tế phụ thuộc một phần vào sự thịnh vượng của chính trị. Thương mại tự do
Nghiên cứu và phát triển
Tăng trưởng dân số
lOMoARcPSD| 47305584
- Dàn trải tài nguyên thiên nhiên
- Dàn mỏng trữ lượng vốn
- Thúc đẩy tiến bộ công nghệ
- Trình độ học vấn có xu hướng thấp ở các quốc gia có tăng trưởng dân số cao
- Sự khác biệt trong tăng trường dân số trên toàn thế giới là rất lớn. ở các quốc gia phát
triển, ví dụ như Hoa Kì và các quốc gia ở Châu Âu, dân số chỉ tăng khoảng 1 phần trăm
mỗi năm trong vài thập kỷ gần đây và được dự kiến là sẽ tăng chậm hơn nữa trong tương
lai. Ngược lại, ở các quốc gia nghèo châu Phi, dân số tăng khoảng 3 phần trăm mỗi năm.
ở tỷ lệ này, dân số sẽ gấp đốiau mỗi 23 năm. Tăng trưởng dân số nhan chóng này gây khó
khăn trong việc cung cấp công cụ và kỹ năng cần thiết cho công nhân để họ đạt được
năng suất cao hơn.
- Tăng trưởng dân số nhanh chóng không phải là lí do chính mà các quốc gia kém phát tiển
nghèo đói, nhưng một số nhà phân tích tin rằng việc giảm tỷ lệ tăng dân số sẽ giúp các
quốc gia này nâng cao mức sống. Trong một số các quốc gia, mục tiêu này thực thi một
cách trực tiesp với các luật lệ quản lí số lượng trẻ em mà các gia đình sinh ra. Trong các
quốc gia có tự do nhiều hơn, mục tiêu của việc giảm tăng trưởng dân số được thực hiện ít
mang tính trực tiếp hơn bằng cách nâng cao nhận thức của người dân về các kỹ thuật
kiểm soát sinh sản.
- Phụ nữ có tiếp cận giáo dục tốt và công việc mong đợi có khuynh hướng muốn ít con hơn
những phụ nữ có ít cơ hội giao tiếp bên ngoài. Do đó, các chính sách thúc đẩy đối xử
bình đẳng giới có thể là một cách để các quốc gia kém phát triển giảm tỷ lệ tăng dân số,
và có lẽ nâng mức sống của họ.
- THÚC ĐẨY TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ. Tăng trưởng dân số nhanh chóng có thể làm suy
giảm sự thịnh vượng kinh tế thông qua giảm khối lượng vốn trên mỗi công nhân, tuy
nhiên nó cũng có thể có những lợi ích. Một số nhà kinh tế cho rằng tăng trưởng dân số
thế giưới là cỗ máy của tiến bộ công nghệ và sự phồn thịnh của nền kinh tế. Có chế rất
đơn giản: Nếu như có nhiều người hơn, khi đó có nhiều nhà khoa học, nhiều nhà phát
minh, và nhiều kỹ sư cống hiến cho tiến bộ công nghệ, đem lại lợi ích cho tất cả mọi
người.
- Kremer kết luận, một dân số lớn là điều kiện tiên quyết cho tiến bộ công nghệ.
KẾT LUẬN: TẦM QUAN TRỌNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TRONG DÀI HẠN
Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của quốc gia
đó. Các nhà hoạch định chính sách muốn thúc đẩy nâng cao mức sống phải nhắm vào việc nâng
cao năng suất của quốc gia mình bằng việc khuyến khích tích lũy nhanh chóng các yếu tố sản
xuất và đảm bảo rằng các yếu tố này được sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Ít nhất, chính phủ có thể giúp đỡ bàn tay vô hình bằng cách duy trì quyền sở hữu và ổn định
chính trị.
CHƯƠNG 13: TIẾT KIỆM, ĐÀU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Tiết kiệm và đầu tư là nhân tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế dài hạn.
Hệ thống tài chính: một nhóm các định chế trong nền kinh tế giúp kết nối tiết kiệm của người
này với đầu tư của người khác
Khi một quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao GDP, nhiều nguồn lực được sẵn sàng cho việc đầu tư
vốn, và vốn cao năng suất và mức sống của quốc gia đó.
lOMoARcPSD| 47305584
CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ HOA KỲ
Những người tiết kiệm cung cấp tiền của họ cho hệ thống tài chính với kỳ vọng rằng họ sẽ nhận
lại cả vốn lẫn lãi ở kỳ hạn sau đó. Những người đi vay cần tiền từ hệ thống tài chính với nhận
thức rằng họ sẽ phải tả cả vốn lẫn lãi ở kỳ hạn sau đó.
Hệ thống tài chính được cấu thành từ các định chế tài chính khác nhau giúp phối hợp người tiết
kiệm và người đi vay với nhau. Như là khúc dạo đầu để phân tích các lực lượng kinh tế điều
khiển hệ thống tài chính. Các định chế tài chính có thể phân thành hai loại: các thị trường tài
chính và các trung gian tài chính
Các thị trường tài chính
Các thị trường tài chính: các định chế tài chính mà thông qua đó người tiết kiệm có thể cung cấp
vốn trực tiếp đến người đi vay.
Các thị trường tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế chúng ta là thị trường trái phiếu và thị
trường cổ phiếu.
Thị trường trái phiếu:
Trái phiếu: giấy chứng nhận nợ, xác định các nghĩa vụ của người vay đối với người nắm giữ trái
phiếu. Nó xác định thời gian khoản nợ sẽ được hoàn trả, được gọi là ngày đáo hạn, và lãi suát sẽ
được thanh toán định ky cho đến khi khoản vay đáo hạn. Người mua có thể nắm giữ trái phiếu
đến kỳ đáo hạn hoặc có thể bán trái phiếu sớm hơn cho người khác.
Đặc điểm đầu tiên là kỳ hạn của trái phiếu – độ dài thời gian của tái phiếu đến khi trái phiếu đáo
hạn. Các trái phiếu kỳ hạn dài là rủi ro cao hơn các trái phiếu kì hạn ngắn bởi vì người năm giữ
các trái phiếu kỳ hạn dài phải đợi khoảng thời gian lâu hơn để được hoàn trả vốn gốc. Để bù đắp
cho rủi ro này, các trái phiếu dài hạn thường có lãi suất cao hơn các trái phiếu ngắn hạn.
Đặc điểm quan trọng thứ hai của trái phiếu là rủi ro tín dụng – khả năng mà người vay không thể
hoàn trả lãi hoặc vốn gốc. Sự thất bại trong việc trả nợ được gọi là vỡ nợ. Người vay có thể
(hoặc đôi khi) không trả nợ trên số tiền vay của mình bằng cách tuyên bố phá sản. Khi những
người mua trái phiếu cảm nhận rằng xác suất của vỡ nợ là cao, họ yêu cầu lãi suất cao hơn để
đắp cho họ rủi ro này.
Đặc điểm quan trọng thứ ba của trái phiếu là xử lí thuế - cách mà các luật thuế áp dụng lên lãi
suất kiếm được từ trái phiếu. Tiền lãi từ hầu hết trái phiếu là thu nhập có thể bị đánh thuế; nghĩa
là người chủ trái phiếu phải trả một phần của tiền lãi cho thuế thu nhập. Ngược lại, khi chính phủ
và các chính quyền địa phương phát hành các trái phiếu đô thị, người chủ của trái phiếu không bị
bắt buộc phải trả thuế thu nhập liên bang trên phần thu nhập lãi. Nhờ lợi thế này mà các trái
phiếu được phát hành bởi chính phủ và các chính quyền địa phương thường được trả lãi suất thấp
hơn các trái phiếu được phát hành bởi các công ty hoặc chính quyền liên bang.
Thị trường cổ phiếu:
Cổ phiếu: một quyền hay sự xác nhận sở hữu một phần doanh nghiệp.
Cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu một công ty, và do đó cổ phiếu là một quyền đối với lợi
nhuận mà công ty tạo ra.
Việc bán cổ phiếu huy động vốn được gọi là tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, trong khi việc bán trái
phiếu được gọi là tài trợ bằng vay nợ. Nếu một công ty gặp khó khăn về tài chính, người chủ trái
phiếu được thanh toán những gì họ được hưởng trước kh cổ đông nhận được bất cứ thứ gì. So
với trái phiếu, người nắm giữ cổ phiếu có rủi ro cao hơn và lợi nhuận tiềm năng cao hơn.
lOMoARcPSD| 47305584
Sau khi một công ty phát hành cổ phiếu bằng cách bán các cổ phiếu ra công chúng, thì những cổ
phiếu này được giao dịch giữa các cổ đông trên thị trường chứng khoán có tổ chức. Trong những
giao dịch này, bản thân các công ty không nhận được tiền từ khi cổ phiếu của họ được chuyển
nhượng.
Các mức giá mà các cổ phiếu được giao dịch trên sàn chứng khoán được quyết định bởi nguồn
cung và nguồn cầu cổ phiếu của những công ty này. Bởi vì cổ phiếu đại diện co quyền sở hữu
công ty, nguồn cầu về cổ phiếu (và do đó, mức giá của chúng) phản ánh nhận thức của mọi
người về lợi nhuận tương lai của công ty. Khi mọi người trở nên lạc quan về tương lai của công
ty, họ làm tăng cầu về cổ phiếu đó và do đó, đẩy mức giá cổ phiếu lên. Ngược lại, khi mọi người
đi đến dự đoán công ty ít lợi nhuận hoặc thua lỗ, giá của cổ phiếu giảm.
Chỉ số chứng khoán được tính toán là số bình quân giá của các loại chứng khoán. Bởi vì giá cổ
phiếu phản ánh lượi nhuận kì vọng, các chỉ số chứng khoán này được xem gần giống như là các
chỉ số về các điều kiện kinh tế trong tương lai.
CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH
Các trung gian tài chính là các định chế tài chính mà thông qua đó người tiết kiệm có thể gaisn
tiếp cung cấp tiền cho người đi vay.
Ngân hàng. Các ngân hàng là các trung gian tài chính mà mọi người cảm thấy quen thuộc nhất.
Công việc cơ bản của các ngân hàng là nhận tiền gửi từ người gửi tiết kiệm và sử dụng các
khoản tiền gửi này để cho vay đến với những người muốn vay. Các ngân hàng trả lãi cho khoản
tiền gửi và thu từ người đi vay với lãi suất cao hơn một ít từ các khoản cho vay này. Sự khác biệt
giữa mức lãi suất này bao gồm chi phí của ngân hàng và một phần lợi nhuận của chủ sở hữu
ngân hàng.
Chức năng 1 của Ngân hàng là làm trung gian tài chính
Chức năng thứ 2: các ngân hàng tạo điều kiện mua sắm hàng hóa và dịch vụ bằng việc cho phép
người dân viết ngân phiếu đối với các khoản tiền gửi của họ và truy cập vào các khoản tiền gửi
này bằng các thẻ ghi nợ. Nói cách khác, các ngân hàng giúp tạo lập tài sản đặc biệt mà mọi
người có thể sử dụng như là trung gian trao đổi. Trung gian trao đổi là thứ mà mọi người có thể
sử dụng dễ dàng để tham gia vào các giao dịch. Vai trò của ngân hàng trong việc cung caaspp
trung gian trao đổi phân biệt với những tổ chức tài chính khác. Vai trò của ngân hàng trong việc
cung cấp trung gian trao đổi phân biệt nó với các tổ chức tài chính khác. Các cổ phiếu và trái
phiếu, giống như các khoản tiền gửi ngân hàng, là dự trữ giá trị khả dĩ cho của cải mà mọi người
tích lũy được từ tiết kiệm quá khứ, những tiếp cận của cải này là không dễ dàng, không rẻ và
không nhanh chóng như khi chỉ cần viết một ngân phiếu hoặc sử dụng thẻ ghi nợ.
Quỹ tương hỗ:
Quỹ tương hỗ là định chế bán cổ phần ra công chúng và sử dụng số thu nhập này để mua quyền
chọn hoặc danh mục đầu tư của nhiều loại cổ phiếu và trái phiếu khác nhau hoặc cả hai. Cổ đông
của các quỹ tương hỗ chấp nhận tất cả các rủi ro và lợi nhuận liên quan đến danh mục đầu tư
này. Nếu giá trị của danh mục tăng lên, cổ đông thu được lợi, nếu giá trị của danh mục giảm đi,
cổ đông chịu thua lỗ.
Ưu điểm chính của các quỹ tương hỗ là các quỹ này cho phép mọi người với số tiền ít ỏi có thể
đa dạng hóa các cổ phần của họ. Những người mua cổ phiếu và trái phiếu cũng nên chú ý đến
câu châm ngôn: Không đặt tất cả trứng vào trong một rổ. Bởi vì giá của bất kì loại cổ phiếu hay
trái phiếu đơn lẻ nào cũng được gắn liền với vận mệnh của một công ty, do đó việc nắm giữ chỉ
duy nhất một loại cổ phiếu hay trái phiếu là rất rủi ro. Ngược lại, người nắm giữu một danh mục
loại cổ phiếu là ít rủi ro hơn vì họ chỉ có một phần nhỏ trong mỗi công ty. Các quỹ tương hỗ thực
lOMoARcPSD| 47305584
hiện việc đa dạng háo dễ dàng. Đối với dịch vụ này, công ty điều hành quỹ tương hỗ thu phí các
cổ đông, thường là khaongr 0,5 đến 2 phần trăm trên khối tài sản mỗi năm.
Ưu điểm thứ hai là phần vốn tương hỗ giúp những người bình thường tiếp cận các kỹ năng của
những người quản lí hỗ chuyên nghiệp. Sự quản lí hỗ chuyên nghiệp có thể làm gia tăng thu lợi
kiếm được của quỹ tương hỗ từ khoản tiền tiết kiệm của cổ đông.
Trên thực tế các quỹ tương hỗ được gọi là các quỹ chỉ số, các quỹ mà thực hiện mua tất cả các cổ
phiếu trong một chỉ số chứng khoán nhast định, thực hiện tốt hơn một chút trên mức trung bình
so với các quỹ tương hỗ tận dụng lợi thế về các nhà quản lí chuyên nghiệp với các giao dịch chủ
động. Giải thích cho thành quả vượt trội của các quỹ chỉ số là các quỹ này giữ các chi phí thấp
bằng cách giảm thiểu mua bán và không thuê mướn các nhà quản lí chuyên nghiệp.
Những con số quan trọng dành cho những nhà phân tích cổ phiếu:
- Giá: giá “cuối cùng” hay “giá đóng cửa” là mức giá của lần giao dịch sau cùng được
khớp lệnh trước khi sàn giao dịch chứng khoán đóng cửa trong ngày gần nhất của
giao dịch.
- Cổ tức. Công ty cổ phần thanh toán một số lợi nhuận của họ cho cổ đông, số tiền này
được gọi là cổ tức. (Lợi nhuận không được trả được gọi là lợi tức không chia và
thường được công ty sử dụng cho đầu tư tăng thêm). Tỷ lệ cổ tức là lợi nhuận được
chia trên giá cổ phiếu.
- Hệ số giá trên thu nhập. Thường được gọi là tỷ số P/E, là giá cổ phiếu của công ty
chia cho thu nhập trên mỗi cổ phần mà công ty tạo ra trong một năm. Trong lịch sử,
hệ số giá trên thu nhập tiêu biểu là 15. Tỷ số P/E cao hơn nghĩa là cổ phiếu của công
ty đó là đắt tương đối so với thu nhập gần đây của nó; điều này có nghĩa là hoặc là
mọi người kỳ vọng vào thu nhập tăng lên trong tương lai hoặc cổ phiếu đó bị đánh
giá cao. Ngược lại, tỷ số P/E thấp hơn nghĩa là cổ phiếu của công ty đó rẻ tương đối
so với thu nhập gần đây của nó; điều này có nghĩa là hoặc là mọi người kỳ vọng vào
thu nhập giảm đi trong tương lai hoặc cổ phiếu đó bị đánh giá thấp.
TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ TRONG CÁC TÀI KHOẢN THU NHẬP QUỐC GIA
Một vài đồng nhất thức quan trọng:
GDP = tiêu dùng + đầu tư + mua sắm chính phủ + xuất khẩu ròng
Y = C + I + G + NX
Khi xét nền kinh tế đóng: Nền kinh tế không có tương tác với các nền kinh tế khác. Cụ thể là,
nền kinh tế đóng không tham gia giao thương quốc tế về hàng hóa và dịch vụ cũng như không
tham gia vào việc cho vay và đi vay quốc tế. Các nền kinh tế mở - các nền kinh tế có tương tác
với các nền kinh tế khác trên toàn thế giới Trong nền kinh tế đóng:
Y C – G = I (đầu tư quốc gia)
S = I ( tiết kiệm = đầu tư)
S = YC – G hoặc Tiết kiệm = Tiết kiệm tư nhân + Tiết kiệm chính phủ
S = ( Y T – C ) + ( TG)
Tiết kiệm quốc gia (tiết kiệm): phần còn lại của tổng thu nhập của nền kinh tế sau kh chi cho tiêu
dùng và chi mua sắm của chính phủ
Tiết kiệm tư nhân là phần th nhập còn lại của hộ gia đình sau khi trả thuế và chi tiêu tiêu dùng
lOMoARcPSD| 47305584
Tiết kiệm chính phủ là phần còn lại của tổng thu thuế của chính phủ sau khi chi trả cho các
khaonr mua sắm.
Thặng dư ngân sách: phần vượt của tổng thu thuế so với chi mua sắm của chính phủ. T – G
dương
Thâm hụt ngân sách: phần thiếu hụt của tổng thu thuế so với chi mua sắm của chính phủ. T – G
âm
Phương trình S = I cho thấy một thực tế quan trọng: vì nền kinh tế là một tổng thể, tiết kiệm phải
bằng với đầu tư. Hệ thống tài chính, các thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, các ngân hàng,
các quỹ tương hỗ, và các thị trường tài chính khác và các trung gian đứng giữa hai bên của
phương trình S = I. Chúng tiếp nhận tiết kiệm quốc gia và hướng nó đến với đầu tư quốc gia.
Ý nghĩa của tiết kiệm và đầu tư:
Nhầm lẫn giữa tiết kiệm và đầu tư: giả sử rằng anh A kiếm nhiều tiền hơn mức anh ta chi tiêu và
ký gửi khaonr thu nhập không chi tiêu vào ngân hàng hoặc sử dụng nó để mua cổ phiếu hoặc trái
phiếu từ các công ty. Các nhà kinh tế học vĩ mô gọi anh A là đang tiết kiệm chứ không phải đầu
tư.
Đầu tư biểu thị cho việc mua sắm vốn mới như là máy móc thiết bị hoặc các tòa nhà. Khi anh A
vay tiền từ ngân hàng để tự anh ta xây nhà mới, anh ta góp thêm vào đầu tư quốc gia.nhớ lại việc
mua nhà mới là một dạng của chi tiêu gia đình nhưng được quy ước là đầu tư chứ không phải
tiêu dùng. Tương tự khi công ty B bán một số cổ phiếu và sử dụng phần thu được để xây dựng
nhà xưởng mới, thì nó cũng cộng thêm vào đầu tư quốc gia.
THỊ TRƯỜNG VỐN VAY
Xây dựng mô hình của các thị trường tài chính là đẻ giải thích các thị trường tài chính phối hợp
với tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế như thế nào.
Cung và cầu vốn vay
Tiết kiệm là nguồn cung vốn vay
Đầu tư là nguồn cầu vốn vay
Mức lãi suất là gái của khoản vay. Bởi vì mức lãi suất cao làm cho khoản vay đắt đỏ hơn, lượng
cầu vốn vay giảm khi lãi suất tăng. Vì lãi suất cao làm tiết kiệm trở nên hấp dẫn hơn, lượng cung
vốn vay tăng lên khi lãi suất tăng lên. Nói cách khác đường cầu về vốn vay dốc xuống và đường
cung vốn vay dốc lên với trục hoành là lượng vốn vay và trục tung là lãi suất
Lãi suất danh nghĩa là lãi suất thường được báo cáo – tiền lãi của tiết kiệm và chi phí của việc đi
vay. Lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa được điều chỉnh cho tỷ lệ lạm phát, nó bằng lãi suất
danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Bởi vì lạm phát làm xói mòn giá trị của tiền theo thời gian, lãi
suất thực phản ánh chính xác tiền lãi thực của tiết kiệm và chi phí thực của khoản vay. Do đó,
cung và cầu vốn vay phụ thuộc vào lãi suastas thực hơn là lãi suất danh nghĩa, và cân bằng trong
đồ thị cung cầu vốn vay được hiểu là xác định lãi suất thực của nền kinh tế.
Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát
Khi lãi suất điều chỉnh để cân bằng cung và cầu trên thị trường vốn vay, lãi suất phối hợp hành vi
của những người muốn tiết kiệm với hành vi của những người muốn đầu tư.
Chính sách 1: khuyến khích tiết kiệm. Nếu cải cách các luật thuế khuyến khích tiết kiệm nhiều
hơn, kết quả sẽ là mức lãi suất thấp hơn và đầu tư cao hơn
lOMoARcPSD| 47305584
Chính sách 2: khuyến khích đầu tư. Nếu cải cách các luật thuế khuyến khích đầu tư nhiều hơn,
kết quả là lãi suất sẽ tăng lên và lượng tiết kiệm sẽ nhiều hơn.
Chính sách 3: thâm hụt và thặng dư ngân sách chính phủ. Chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân
sách bằng cách vay trên thị trường trái phiếu, và sự tích lũy các khoản vay của chính phủ trong
quá khứ được gọi là nợ chính phủ. Thặng dư ngân sách có thể được sử dụng để hoàn trả một số
khoản nợ của chính phủ. Nếu chi tiêu của chính phủ chính xác bằng với tổng thu thuế, chính phủ
có ngân sách cân bằng.
Khi chính phủ chi tiêu nhiều hơn tổng thu thuế, kết quả là thâm hụt ngân sách làm giảm tiết kiệm
quốc gia. Nguồn cung vốn vay giảm, và lãi suất cân bằng tăng lên. Do đó, khi chính phủ đi vay
để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, chính phủ lấn át các hộ gia đình và doanh nghiệp trong việc đi
vay để tài trợ đầu tư. Đường cung dịch chuyển sang trái, đường cầu không đổi làm tăng lãi suất
cân bằng và làm giảm lượng vốn vay cân bằng.
Đặc biệt khi cầu vốn vay không được khuyến khích do lãi suất cao hơn. Ít hộ gia đình mua nhà
mới, và ít doanh nghiệp xây dựng nhà máy mới. Sự giảm sút đầu tư do chính phủ đi vay được
gọi là hiện tượng lấn át và được thể hiện trong hình bằng sự dịch chuyển dọc theo đường cầu. Có
nghĩa là, khi chính phủ vay để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, chính phủ lấn át những người vay
tư nhân đang cố gắng tài trợ cho đầu tư của họ.
Khi chính phủ làm giảm tiết kiệm quốc gia bởi thâm hụt ngân sách, lãi suất tăng và đầu tư giảm,
làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Trong khi tăng vay mượn từ chính phủ làm dịch chuyển đường cung, tăng vay mượn từ những
nhà đầu tư làm dịch chuyển đường cầu. Vốn vay có nghĩa là dòng nguồn lực sẵn có để tài trợ cho
đầu tư từ tư nhân.
Thặng dư ngân sách chính phủ: khi thuế nhiều hơn là chi tiêu, chính phủ dùng khoản thặng dư
này để hoàn trả một số khoản nợ hiện có. Thặng dư ngân sách này hay còn gọi là tiết kiệm chính
phủ, đóng góp vào tiết kiệm quốc gia. Do đó, thặng dư ngân sách làm tăng nguồn cung vốn vay,
giảm lãi suất và khuyến khích đầu tư. Đầu tư cao hơn, nghĩa là tích lũy vốn nhiều hơn và tăng
trưởng kinh tế nhanh hơn.
Bởi vì GDP là thước đo tương đối của cơ sở tính thuế của chính phủ, tỷ lệ nợ/GDP giảm chỉ ra
rằng nợ chính phủ đang thu hẹp so với khả năng tăng thu thuế của chính phủ. Điều này cho thấy
chính phủ, trong một ngữ cảnh nào đó, đang sống trong khả năng của mình. Ngược lại tỷ lệ
nợ/GDP gia tăng nghĩa là nợ chính phủ đang tăng lên tương đối so với khả năng tăng thu thuế.
Nó thường được biểu hiện theo nghĩa là chính sách tài khóa – chi tiêu chính phủ và thuế - không
thể duy trì mãi ở mức hiện tại.
Nguyên nhân chính trong lịch sử thay đổi nợ của chính phủ là chiến tranh.
Có hai lý do để tin tưởng rằng chính sách vay nợ để tài trợ cho chiến tranh là phù hợp. Thứ nhất,
nó cho phép chính phủ giữ thuế suất ổn định theo thời gian. Không có tài trợ bằng nợ, thuế suất
sẽ phải tăng lên nhanh chóng trong suốt chiến tranh, và do đó sẽ dẫn đến suy giảm đáng kể trong
hiệu quả kinh tế. Thứ hai, tài trợ cho chiến tranh bằng vay nợ giúp dịch chuyển một phần chi phí
chiến tranh cho thế hệ sau, những người sẽ phải trả nợ cho chính phủ. Điều này được cho là một
phân phối gánh nặng công bằng cho thế hệ tương lai, thế hệ thụ hưởng lợi ích có được từ một thế
hệ phải chiến đấu để chống lại kẻ xâm lược nước ngoài.
Một sự gia tăng lớn của nợ chính phủ mà không thể giải thích bằng chiến tranh là sự gia tăng xảy
ra bắt đầu vào khoảng năm 1980. Khi tổng thống Ronald Reagan nhậm chức năm 1981, ông đã
cam kết một chính phủ tinh gọn và thuế thấp hơn. Tuy nhiên, ông nhận thấy rằng việc cắt giảm
lOMoARcPSD| 47305584
chi tiêu chính phủ gặp nhiều khó khăn chính trị hơn so với việc cắt giảm thuế. Chính điều này đã
khởi đầu cho một thời kỳ thâm hụt ngân sách lớn không chỉ kéo dài trong thời gian tại chức của
Reagan mà còn kéo dài nhiều năm sau đó. Kết quả là, nợ chính phủ tăng từ 26 phần trăm GDP
vào năm 1980 lên 50 phần trăm GDP vào năm 1993.
Như chúng ta đã phân tích trước đó, thâm hụt ngân sách chính phủ làm giảm tiết kiệm quốc gia,
giảm đầu tư và giảm tăng trưởng kinh tế dài hạn, và đó chính xác là lý do việc tăng nợ chính phủ
trong suốt những năm 1980 làm nhiều nhà kinh tế và các nhà chính sách lo lắng. Khi Bill Clinton
chuyển đến Phòng Bầu Dục vào năm 1993 thì việc giảm thâm hụt ngân sách là mục tiêu quan
trọng đầu tiên. Tương tự như vậy khi đảng Cộng Hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội vào năm
1995, việc giảm thâm hụt ngân sách được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của họ.
Cả hai nỗ lực này làm giảm đáng kể quy mô của thâm hụt ngân sách chính phủ, và ngân sách
cuối cùng đã chuyển thành thặng dư. Vào cuối những năm 1990, tỷ lệ nợ/GDP đang giảm xuống.
Tỷ lệ nợ/GDP bắt đầu tăng trở lại trong suốt những năm đầu của tổng thống George W. Bush, khi
ngân sách từ thặng dư chuyển sang thâm hụt. Có ba lý do cho sự thay đổi này. Đầu tiên, tổng
thống Bush kỷ nhiều sắc lệnh cắt giảm một số loại thuế quan trọng mà ông ta đã hứa trong chiến
dịch tranh cử tổng thống vào năm 2000. Thứ hai, vào năm 2001, nền kinh tế trải qua giai đoạn
suy thoái việc giảm sút trong hoạt động kinh tế), khiến tổng thu thuế giảm và chỉ tiêu chính phủ
tăng. Thứ ba, việc chi tiêu cho an ninh quốc gia sau cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 và
hậu quả chiến tranh ở Iraq và Afghanistan làm gia tăng chi tiêu chính phủ,
Việc tăng thật sự đáng kể của tỷ lệ nợ/GDP bắt đầu vào năm 2008, khi nền kinh tế trải qua khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế sâu (chủ đề này sẽ được thảo luận đầy đủ trong những
chương kế tiếp). Suy thoái kinh tế tự động gia tăng thâm hụt ngân sách, và nhiều biện pháp chính
sách được thông qua bởi chính quyền Bush và Obama nhằm chống suy thoái kinh tế làm giảm
tổng thu thuế và tăng chỉ tiêu chính phủ nhiều hơn. Vào năm 2009 và 2010, thâm hụt ngân sách
của chính phủ liên bang là khoảng 10 phần trăm GDP, mức thâm hụt lớn nhất kể từ Chiến tranh
Thế giới thứ II. Vay mượn để tài trợ cho những thâm hụt này dẫn đến gia tăng lớn trong tỷ lệ
nợ/GDP được thể hiện trong hình. Việc đưa ngân sách liên bang quay trở lại con đường bền vững
hoặc giảm tỷ lệ nợ/GDP là một trong những thách thức to lớn về chính sách mà những thế hệ
làm chính sách tương lai phải đối mặt.
Hệ thống tài chính có nhiệm vụ phối hợp tất cả các hoạt động cho vay và đi vay.
Khi các thị trường tài chính mang cung cầu và vốn vay đến cân bằng, chúng giúp phân bổ các
nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế đến nơi sử dụng hiệu quả nhất.
Các thị trường tài chính đảm nhiệm vai trò quan trọng của việc liên kết hiện tại và tương lai.
CHƯƠNG 14: CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN CỦA TÀI CHÍNH
Đôi khi trong cuộc sống, bạn sẽ phải tương tác với hệ thống tài chính của nền kinh tế. Bạn sẽ ký
gửi các khoản tiết kiệm của mình vào một tài khoản ngân hàng, hoặc là sẽ thế chấp tài sản để
mua một căn nhà. Sau khi kiếm được một công việc, bạn sẽ quyết định là có nên đầu tư số tiền
trong tài khoản hưu trí của mình vào cổ phiếu, trái phiếu hoặc các công cụ tài chính khác hay
không. Nếu bạn cố gắng tạo ra một danh mục đầu tư của riêng mình, bạn sẽ phải quyết định giữa
việc mua cổ phiếu của các công ty thành lập lâu đời như General Electric hay cổ phiếu của các
công ty mới hơn như Google. Và bất cứ lúc nào xem tin tức buổi tối, bạn sẽ nghe thông tin về
việc thị trường chứng khoán tăng hay giảm cùng với sự giải thích không rõ ràng vì sao thị trường
diễn biến như vậy.
Nếu suy nghĩ kỹ về các quyết định tài chính trong suốt cuộc đời, bạn sẽ thấy có hai yếu tố liên
quan trong hầu hết các quyết định của mình là thời gian và rủi ro. Như chúng ta đã biết trong hai
lOMoARcPSD| 47305584
chương trước, hệ thống tài chính phối hợp tiết | kiệm và đầu tư của nền kinh tế, hai yếu tố quan
trọng của tăng trưởng kinh tế. Một cách cơ bản nhất, hệ thống tài chính liên quan đến các quyết
định và hành động mà chúng ta thực hiện ngày hôm nay và sẽ tác động đến cuộc sống của chúng
ta trong tương lai. Nhưng chúng ta không thể biết trước được tương lai khi một người quyết định
phân bổ khoản tiết kiệm hoặc một công ty quyết định thực hiện một khoản đầu tư thì các quyết
định đó được dựa trên dự đoán về kết quả có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, kết quả thực tế có thể
sẽ khác xa so với những gì đã được kỳ vọng.
Chương này giới thiệu một số công cụ giúp chúng ta hiểu được các quyết định mà mọi người đưa
ra khi họ tham gia vào các thị trường tài chính. Lĩnh vực tài chính phát triển các công cụ rất chi
tiết và bạn có thể chọn các khóa học tập trung vào chủ đề này. Bởi vì hệ thống tài chính là rất
quan trọng đối với sự vận hành của nền kinh tế nên phần lớn các hiểu biết cơ bản về tài chỉnh lại
tập trung vào việc tìm hiểu nền kinh tế hoạt động như thế nào. Các công cụ tài chính cũng có thể
giúp bạn suy nghĩ thông qua một số quyết định mà bạn sẽ thực hiện cho chính cuộc sống của
mình.
Chương này gồm 3 chủ đề. Đầu tiên, chúng ta thảo luận làm thế nào để so sánh các khoản tiền tại
các thời điểm khác nhau. Thứ hai, chúng ta thảo luận làm thế nào để quản lý rủi ro. Thứ ba,
chúng ta xây dựng các phân tích về thời gian và rủi ro để xem xét cái gì quyết định giá trị của
một tài sản, ví dụ như là giá trị cổ phần của cổ phiếu chẳng hạn.
GIÁ TRỊ HIỆN TẠI: ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ CỦA TIỀN TỆ THEO THỜI GIAN
Hãy tưởng tượng một ai đó đưa cho bạn 100 USD hôm nay hoặc 100 USD sau 10 năm. Bạn sẽ
chọn cái nào? Đây là một câu hỏi dễ. Nhận được 100 USD hôm nay là tốt hơn bởi vì bạn có thể
gửi số tiền đó vào ngân hàng, bạn vẫn có nó trong 10 năm và được hưởng lãi suất trên 100 USD
suốt 10 năm đó. Bài học là: Một đống hiện tại có giá trị hơn một đồng ở tương lai.
Xem xét một câu hỏi khó hơn: tưởng tượng một người nào đó cho bạn 100. USD hôm nay hoặc
200 USD sau 10 năm. Bạn sẽ chọn cách nào? Để trả lời câu hỏi này, bạn cần một số cách để so
sánh các khoản tiền tại những thời điểm khác nhau. Các nhà kinh tế đưa ra một khái niệm gọi là
giá trị hiện tại. Giá trị hiện tại của bất kỳ một khoản tiền tương lai nào là số tiền cần có ở hiện tại
để tạo ra số | tiền tương lai tương ứng ở mức lãi suất hiện tại.
Để hiểu cách sử dụng khái niệm về giá trị hiện tại, chúng ta cùng xem xét một số ví dụ
đơn giản sau:
Câu hỏi: Nếu bạn gửi 100 USD vào tài khoản ngân hàng ngày hôm nay thì nó sẽ có giá trị bao
nhiêu trong N năm? Nghĩa là, giá trị tương lai của 100 USD sẽ là bao nhiêu?
Trả lời: Dùng r để biểu thị mức lãi suất dưới dạng số thập phân (lãi suất 5% có nghĩa = 0,05).
Giả sử lãi được trả hàng năm và số tiền lãi này được để lại trong tài khoản ngân hàng để sinh lãi
– quá trình này được gọi là ghi lãi kép. Như vậy, 100 USD sẽ trở thành:
Mô tả điều này theo công thức chung như sau:
• Nếu r là lãi suất thì số tiền X được nhận sau N năm có giá trị hiện tại là
X/(1+r)N Do khả năng tạo ra lãi suất làm giảm giá trị hiện tại xuống thấp hơn số tiền 1, quả trình
đi tìm giá trị hiện tại của một khoản tiền tương lại được gọi là chiết khấu. Công thức này chỉ ra
một cách chính xác bao nhiêu tiền trong tương lai nên được chiết khấu.
Trở lại câu hỏi trước đó của chúng ta: Bạn nên chọn 100 USD hôm nay hoặc 200 USD sau 10
năm? Chúng ta có thể suy ra từ tính toán về giá trị hiện tại, nếu lãi suất 5% thì ta nên chọn 200
USD sau 10 năm. 200 USD trong tương lai có giá trị hiện tại là 123 USD, nghĩa là lớn hơn 100
USD. Trong trường hợp này tốt hơn là bạn nên chờ để nhận khoản tiền trong tương lai.
lOMoARcPSD| 47305584
Chú ý rằng câu trả lời cho câu hỏi của chúng ta phụ thuộc vào lãi suất. Nếu lãi suất là 8% thì 200
USD sau 10 năm sẽ có giá trị hiện tại là 200USD/(1.08019, tương ứng với 93 USD. Trong
trường hợp này bạn nên chọn 100 USD ngay hôm nay. Tại sao lãi suất lại là một vấn đề trong sự
lựa chọn của bạn? Câu trả lời là lãi suất càng cao thì bạn càng có thể kiếm được nhiều hơn bằng
cách gửi tiền vào ngân hàng, do đó việc nhận được 100 USD ngay hôm nay thì có lợi hơn.
Khái niệm về giá trị hiện tại hữu ích trong nhiều ứng dụng, bao gồm cả các quyết định mà Công
ty phải đối mặt khi định giá các dự án đầu tư. Ví dụ General Motors đang cân nhắc về việc xây
dựng một nhà máy mới. Giả sử nhà máy có giá 100 triệu USD tại thời điểm hiện nay và sẽ mang
lại cho công ty 200 triệu USD sau 10 năm. General Motors có nên thực hiện dự án này không?
Bạn có thể thấy rằng quyết định này giống như một ví dụ mà chúng ta đã nghiên cứu. Để đưa ra
quyết định, công ty sẽ so sánh giá trị hiện tại của 200 triệu USD với chi phí 100 triệu USD.
Do vậy, quyết định của công ty sẽ phụ thuộc vào lãi suất. Nếu lãi suất là 5% thì giá trị hiện tại
của 200 triệu USD thu được từ nhà máy là 123 triệu USD và công ty sẽ lựa chọn bỏ ra chi phí
100 triệu USD. Ngược lại, nếu lãi suất là 8% , thì giá trị hiện tại của khoản tiền thu được chi là
93 triệu USD và công ty sẽ quyết định từ bỏ dự án. Như vậy, khái niệm về giá trị hiện tại giúp
giải thích lý do đầu tư và vì vậy lượng cầu vốn vay sẽ giảm khi lãi suất tăng lên.
Sau đây là một ứng dụng khác của giá trị hiện tại: Giả sử bạn trúng số một triệu USD và có thể
lựa chọn giữa nhân 20.000 USD mỗi năm trong vòng 10 năm (tổng cộng 1.000.000 USD) hoặc
nhận khoản thanh toán ngay lập tức 400.000 USD. Bạn sẽ chọn cách nào? Để có lựa chọn đúng
thì bạn cần phải tính toán giá trị hiện tại của dòng tiền. Giả sử lãi suất là 7%. Sau khi thực hiện
50 phép tính tương tự như trên (một tính toán cho mỗi lần thanh toán) và cộng các kết quả lại,
bạn sẽ tính được giá trị hiện tại của giải thưởng một triệu USD này với lãi suất 7% chỉ là
276.000USD, Tốt hơn bạn nên chọn nhận ngay 400.000 USD. Một triệu USD có vẻ như nhiều
tiền hơn, nhưng dòng tiền tương lại một khi được chiết khấu về hiện tại lại có giá trị thấp hơn
nhiều.
Giá trị hiện tại: tổng số tiền hiện tại được quy đổi, sử dụng lãi suất phổ biến, từ dòng tiền tương
lai xác định trước.
Giá trị tương lai: tổng số tiền trong tương lai mà khoản tiền hiện tại sẽ mang lại Ứng với mức lãi
suất phổ biến cho trước.
Ghi lãi kép: Sự tích lũy của tổng số tiền, ví dụ như là tiền trong một tài khoản ở ngân hàng khi số
tiền lãi có được lại tiếp tục để lại trong tài khoản để nhận lãi thêm trong tương lai.
Ma thuật của tính lãi kép và quy tắc 70:
Giả sử bạn quan sát một quốc gia có tốc độ tăng trưởng trung bình 1% mỗi năm, trong khi quốc
gia khác có tốc độ tăng trưởng trung bình 3% mỗi năm. Thoạt nhìn thì điều này dường như
không có vẻ gì là một vấn đề lớn. Vậy thì 2% có thể tạo nên sự khác biệt gì?
Câu trả lời là: đó là sự khác biệt lớn. Tốc độ tăng trưởng có vẻ nhỏ khi viết dưới dạng tỷ lệ phần
trăm nhưng là lớn sau khi được kết hợp nhiều năm.
Hãy xem xét một ví dụ. Giả sử Finn và Quinn là hai sinh viên tốt nghiệp đại học - Cả hai có công
việc đầu tiên ở tuổi 22 và có thu nhập 30.000 USD một năm. Finn sống trong một nền kinh tế mà
thu nhập tăng trưởng ở mức 1% mỗi năm, trong khi Quinn Sống ở một nơi thu nhập tăng trưởng
ở mức 3% mỗi năm. Tính toán đơn giản cho thấy những gì diễn ra. Bốn mươi năm sau, khi cả
hai đều 62 tuổi, Finn kiếm được 45.000 USD một năm, trong khi Quinn kiếm được 98.000 USD,
vì chênh lệch 2 điểm phần trăm của tốc độ tăng trưởng đó mà mức lương của Quinn nhiều hơn
hai lần mức lương của Finn.
Một quy tắc cũ, quy tắc ngón tay cái, được gọi là quy tắc 70 rất hữu ích trong việc tìm hiểu tốc
độ tăng trưởng và tác động của phép tính lãi kép. Theo quy tắc 70, nếu một biến tăng trưởng với
lOMoARcPSD| 47305584
tỷ lệ x phần trăm mỗi năm thì biến đó sẽ tăng gấp đôi trong khoảng 70/x năm. Trong nền kinh tế
của Finn, thu nhập tăng ở mức 1% mỗi năm, vì vậy phải mất khoảng 70 năm để thu nhập tăng
gấp đôi. Trong nền kinh tế của Quinn, thu nhập tăng trưởng 3% mỗi năm, vì vậy phải mất
khoảng 70/3, hay 23 năm để thu nhập tăng gấp đôi.
Quy tắc 70 không chỉ áp dụng cho một nền kinh tế đang tăng trường mà còn áp dụng cho một tài
khoản tiết kiệm đang tăng trưởng. Sau đây là một ví dụ: Năm 1791, Ben Franklin mất và để lại
5.000 USD như là một khoản đầu tư trong thời gian 200 năm để hỗ trợ sinh viên y khoa và
nghiên cứu khoa học. Nếu số tiền này tạo ra thu nhập 7% mỗi năm (điều đó, trên thực tế đã
thể thực hiện được), khoản đầu tư sẽ tăng gấp đôi về giá trị mỗi 10 năm. Hơn 200 năm, nó đã có
thể tăng gấp 20 lần. Vào cuối của giai đoạn 200 năm theo lãi kép, khoản đầu tư sẽ có được giá trị
2ox 5.000 USD, tương đương với khoảng 5 tỷ USD. (Trong thực tế thì 5.000 USD của Franklin
chỉ tăng lên đến 2.000.000 USD sau hơn 200 năm bởi vì một số khoản tiên đã được chi tiêu
trong suốt thời gian đó.)
Các ví dụ này cho thấy, tốc độ tăng trưởng và lãi suất kép qua các năm có thể dẫn đến những kết
quả ngoạn mục. Đó có lẽ là lý do tại sao Albert Einstein đã từng gọi lãi kép là phát hiện toán học
vĩ đại nhất mọi thời đại."
QUẢN LÝ RỦI RO
Cuộc sống đầy những tình huống may rủi. Khi trượt tuyết, bạn có thể gặp rủi ro gãy chân. Khi lái
xe đi làm, bạn có thể gặp rủi ro tai nạn xe hơi. Khi đầu tư các khoản tiết kiệm của mình vào thị
trường chứng khoán, bạn có thể gặp rủi ro giá chứng khoán rớt giá. Phản ứng một cách có lý trí
đối với các rủi ro này là không cẩn thiết phải tránh nó bằng mọi giá mà phải tính toán các rủi ro
này vào trong các quyết định của bạn. Hãy xem một người có thể thực hiện điều đó như thế nào.
Tính không thích rủi ro: sự không ưa thích về tính không chắc chắn
Hầu hết mọi người đều không thích rủi ro. Điều này có nghĩa là nhiều người không thích những
điều xấu xảy ra với mình. Nghĩa là việc họ không thích những điều tồi tệ xảy ra thì nhiều hơn là
thích những điều tốt đẹp.
Ví dụ, một người bạn đề nghị với bạn một cơ hội như sau. Anh ta sẽ tung một đồng xu. Nếu đồng
xu ngửa, anh ta sẽ trả bạn 1.000 USD.
Nhưng nếu đồng xu sấp, bạn sẽ phải trả anh ta 1.000 USD, Bạn có chấp nhận mặc cả này không?
Bạn sẽ không chấp nhận nếu bạn sợ rủi ro. Đối với một người không thích rủi ro, nỗi đau mất
1.000 USD là lớn hơn nhiều so với niềm vui từ việc chiến thắng 1.000 USD.
Các nhà kinh tế đã phát triển các mô hình về tính không thích rủi ro bằng việc sử dụng khái niệm
về độ thỏa dụng, thang đo lường sự chủ quan của một người về tính sẵn lòng hay độ thỏa mãn.
Mỗi mức độ giá trị của cải quy định một mức độ thỏa dụng tương ứng, như biểu đồ thể hiện hàm
thỏa dụng ở Hình 1. Tuy nhiên, hàm thỏa dụng có tính chất thỏa dụng biên giảm dần:
Của cải của một người càng nhiều thì độ thỏa dụng của anh ta nhận được từ việc có thêm
một USD sẽ ít đi. Do vậy, hàm thỏa dụng trong hình trở nên thoải hơn khi của cải tăng lên. Do
độ thoả dụng biện:giảm dần nên độ thỏa dụng khi bị mất đi 1.000 USD tiền cược lớn hơn độ thỏa
dụng tăng thêm từ việc thắng cược. Kết quả là mọi người không thích rủi ro.
Sợ rủi ro tạo điểm khởi đầu để giải thích những điều khác nhau mà chúng ta quan sát
được trong nền kinh tế. Hãy xem xét ba vấn đề sau: bảo hiểm, đa dạng hóa và việc đánh đổi giữa
rủi ro-sinh lợi.
Thị trường bảo hiểm
Một cách để đối phó với rủi ro là mua bảo hiểm. Đặc tính chung của các hợp đồng bảo
hiểm là khi một người đối mặt với rủi ro thì họ phải trả một khoản phí cho một công ty bảo hiểm
để đổi lại là công ty bảo hiểm đồng ý chấp nhận tất cả hoặc một phần rủi ro của bạn. Có rất nhiều
| 1/96

Preview text:

lOMoAR cPSD| 47305584
CHƯƠNG 10: ĐO LƯỜNG THU NHẬP QUỐC GIA
Số liệu thống kê có thể đo lường tổng thu nhập của tất cả mọi người trong nền kinh tế
(tổng sản phẩm quốc nội, hay GDP), mức mà tại đó giá cả trung bình đang tăng lên hay giảm
xuống (lạm phát/giảm phát), phần trăm lực lượng lực lượng lao động không có việc làm ( thất
nghiệp), tổng chỉ tiêu tại các cửa hàng (doanh số bán lẻ), hay sự mất cân bằng thương mại giữa
Hoa Kỳ và phần còn lại của Thế giới (thâm hụt thương mại).
Kinh tế vi mô: nghiên cứu cách thức đưa ra quyết định của các hộ gia đình và các doanh
nghiệp và thách thức tương tác giữa họ trên thị trường.
Kinh tế vĩ mô: nghiên cứu cá hiện tượng trên bình diện nền kinh tế, bao gồm lạm phát,
thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế.
Mục tiêu của kinh tế vĩ mô là nhằm giải thích những thay đổi kinh tế có ảnh hưởng đồng
thời đến nhiều hộ gia đinh, nhiều doanh nghiệp và cá thị trường; những vấn đề của kinh tế vĩ mô
quan tâm đến sự vận hành của toàn bộ nền kinh tế.
Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có mối liên hệ chặt chẽ với nhau
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): đại lượng đo lường tổng thu nhập của một quốc gia.
GDP là số liệu thống kê kinh tế được theo dõi chặt chẽ nhất bởi vì nó được cho là thước đo tốt
nhất về phúc lợi kinh tế và xã hội.
Thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế:
Khi đánh gia một nền kinh tế đang vận hành tốt hay tồi, thì việc xem xét tổng thu nhập
mà tất cả mọi người trong nền kinh tế đang kiếm được là điều tự nhiên. Đó là nhiệm vụ của tổng sản phẩm quốc nội.
GDP đo lường đồng thời hai chỉ tiêu: tổng thu nhập của tất cả mọi người trong nền kinh
tế và tổng chi tiêu cho sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. GDP có thể đóng vai trò
đo lường cả tổng thu nhập và tổng chi tiêu bởi vì hai chỉ tiêu này thực sự là như nhau. Đối với
tổng thể nền kinh tế, thu nhập phải bằng chi tiêu bởi vì mỗi giao dịch đều có hai bên người bán
và người mua. Mỗi đô la chi tiêu của người mua là một đô la thu nhập của người bán Chúng ta
có thể tính GDP cho nền kinh tế này bằng 2 cách
+ cộng tổng chi tiêu của các hộ gia đình
+ cộng tổng thu nhập (tiền lương, tiền thuê và lợi nhuận) được trả bởi các doanh nghiệp.
=>GDP là bằng nhau bất kể tính theo cách nào
Đo lường tổng sản phẩm quốc nội
Định nghĩa về GDP mà tập trung về cách xem GDP như là một thước đo tổng chỉ tiêu:
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất trọng một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định
“ GDP là giá trị thị trường...” : GDP cộng nhiều loại sản phẩm khac nhau vào trong cùng
một thước đo giá trị duy nhất của hoạt đông kinh tế. Để làm việc này, nó sử dụng giá cả thị
trường. Nếu giá của một quả táo gấp đôi giá của một quả cam thì một quả táo đóng góp nhiều
gấp đôi vào GDP so với sự đóng góp của một quả cam. lOMoAR cPSD| 47305584
“...của tất cả...” : GDP cố gắng bao hàm tất cả. Mặt hàng được sản xuất, dịch vụ, chăm
sóc sức khỏe. Tuy nhiên GDP không bao gồm hâu hết các mặt hàng được sản xuất và bán một
cách ngấm ngầm, chẳng hạn như thuốc phiện, hoạt động mại dâm.
“...cuối cùng...” : Khi A sản xuất giấy, sau đó B sử dụng giấy để làm thiệp chúc mừng, thì
giấy được gọi là hàng hóa trung gian và thiệp chúc mừng được gọi là hàng hóa cuối cùng. GDP
chỉ bao gồm giá trị của hàng hóa cuối cùng.
Khi một hàng hóa trung gian được sản xuất và thay vì được sử dụng thì được đưa vào
hàng tồn kho của một doanh nghiệp để sử dụng hoặc để bán về sau. Trong trường hợp này, hàng
hóa trung gian được tính là “ cuối cùng” tại thời điểm này, và giá trị của nó như khoản đầu tư vào
hàng tồn kho được tính là một phần cảu GDP. Sự gia tăng của hàng tồn kho được tính vào GDP,
khi hàng tồn kho được sử dụng hoặc đưa đi bán sau đó thì lượng hàng tồn kho giảm đi được trừ ra khỏi GDP.
“...hàng hóa và dịch vụ...”: GDP bao gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình.
“...được sản xuất...”: GDP bao gồm những hàng hóa và dịch vụ hiện đang được sản xuất
(Không bao gồm hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trước đây). Khi bán một chiếc xe mới, giá
trị chiếc xe đó được tính vào GDP nhưng khi một người bán một chiếc xe đã qua sử dụng cho
người khác, giá trị chiếc xe đó không được tính vào GDP.
“...trong phạm vi một quốc gia...”: GDP tính giá trị mặt hàng được sản xuất trong nước,
không phân biệt quốc tịch của nhà sản xuất.
“...trong một khoảng thời gian nhất định...”: con số được báo cáo của GDP theo quý là
khoản thu nhập và chi tiêu trong quý nhân với 4. Khi chính phủ báo cáo GDP theo quý thì số liệu
đó đã được điều chỉnh bởi một quy trình thống kê được gọi là điều chỉnh yếu tố mùa vụ. Các thành phần của GDP
Y(GDP) = C(tiêu dùng) + I(đầu tư) + G(mua sắm của chính phủ) + NX(xuất khẩu ròng)
Phương trình này là một đồng nhất thức
- Tiêu dùng: chi tiêu cua các hộ gia đình cho hàng hóa và dịch vụ, ngoại trừ mua nhà ở
mới. Vd: xe hơi, tang thiết bị, quần áo, thực phẩm, cắt tóc, chăm sóc y tế, chi tiêu cho giáo dục...
- Đầu tư: chi tiêu cho thiết bị sản xuất, hàng tồn kho và các công trình xây dựng, bao
gồm cả mua nhà ở mới của các hộ gia đình. Vd: hàng hóa (thiết bị sản xuất, nhà
xưởng, hàng tồn kho...) được sử dụng để sản xuất hàng hóa khác.
- Mua sắm của chính phủ: chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ bởi chính quyền địa
phương, tiểu bang và liên bang. Nó bao gồm tiền lương của những người làm việc
khu vực chính phủ cũng như chi tiêu cho các hoạt động công
Chi chuyển nhượng : chính phủ trợ cấp an sinh xã hội, chi bảo hiểm thất nghiệp.
Chúng được chi không phải để đổi lấy một hàng hóa hay dịch vụ được sản xuất
hiện thời. Chi chuyển nhượng làm thay đổi thu nhập của hộ gia đình, nhưng nó
không phản ánh sự sản xuất của nền kinh tế. Chi chuyển nhượng giống như mọt
loại thuế âm. Chi chuyển nhượng không được tính là một phần mua sắm của chính phủ.
- Xuất khẩu ròng: chiêu tiêu của người nước ngoài cho hàng hóa được sản xuất trong
nước (xuất khẩu) trừ đi chi tiêu của cư dân trong nước cho hàng hóa nước ngoài (nhập khẩu)
Xuất khẩu ròng = xuất khẩu – nhập khẩu lOMoAR cPSD| 47305584
GDP thực so với GDP danh nghĩa
Nếu tổng chi tiêu tăng từ năm này sang năm tiếp theo, thì ít nhất một trong hai điều sau
đây phải đúng: (1) nền kinh tế đang sản xuất một sản lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn /
(2):hàng hóa và dịch vụ đang được bán với giá cao hơn.
Khi các nhà kinh tế muốn một thước đo cho tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà nền
kinh tế đang sản xuất ra nhưng không bị ảnh hưởng bới những sự thay đổi về giá cả của các hàng hóa và dịch vụ đó.
GDP thự trả lời câu hỏi cho giả thuyết: giá trị của các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
trong năm nay sẽ là bao nhiêu nếu chúng ta tính toán giá trị của những hàng hóa và dịch vụ này
theo mức giá hiện hữu ở một năm cụ thể nào đó trong quá khứ? GDP thực cho biết sản lượng
hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế thay đổi như thế nào theo thời gian.
GDP thực: sản lượng hàng hóa và dịch vụ được tính theo mức giá cố định. Sự gia tăng
của GDP thực là sự gia tăng của số lượng sản xuất bởi vì giá cả đang được giữ cố định tại mức giá của năm cơ sở.
GDP danh nghĩa sử dụng giá hiện hành để tính giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ của
nền kinh tế. GDP thực sử dụng giá cố định của năm cơ sở để tính giá trị sản lượng hàng hóa và
dịch vụ của nền kinh tế. GDP thực chỉ phản ánh sự thay đổi của số lượng hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất. GDP thực là thước đo sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế
Mục tiêu của chúng ta khi đánh giá GDP là đánh giá xem nền kinh tế tổng thể đang hoạt
động thế nào, GDP thực phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc đáp ứng mong muốn và
nhu cầu của người dân. GDP thực là thước đo phúc lợi tốt hơn GDP danh nghĩa. Khi nói về tăng
trưởng của nền kinh tế, các nhà kinh tế học đo lường sự tăng trưởng đó bằng sự thay đổi phần
trăm của GDP thực từ thời kì này sang thời kì khác. Cách tính GDP thực:
- chọn một năm mà nền kinh tế ổn định làm gốc và lấy giá
của nămđó làm giá cố định.
- nhân giá năm gốc cho sản lượng năm cần tính GDP thực
Chỉ số giảm phát GDP
Chỉ số giảm phát GDP (chỉ số khử lạm phát GDP): phản ánh giá cả của hàng hóa và dịch
vụ. Phản ánh những gì đang xảy ra ở giá cả, chứ không phải với sản lượng GDPth cự
Chỉ số giảm phát GDP = GDPdanhnghĩa¿ x 100 (đơn vị là số A không có %) ¿
Chỉ số giảm phát GDP của những năm tiếp theo đo lường thay đổi của GDP danh nghĩa so với
năm cơ sở mà khoogn thể quy về sự thay đổi của GDP thực.
Lạm phát mô tả tình huống mà mức giá chung của nền kinh tế đang gia tăng
Chỉ số gi mả phát nămtchỉ sốgi mả phátnămt−1
Tỷ lệ lạm phát trong năm t = x100 (đơn
chỉ số gi mả phátnămt−1
vị là số B có thể có % hoặc không) lOMoAR cPSD| 47305584
Chỉ số giảm phát GDP là một thước đo mà các nhà kinh tế sử dụng để theo dõi mức giá trung
bình của nền kinh tế và vì thế cũng theo dõi tỷ lệ lạm phát.
GDP có phải là một thước đo tốt về phúc lợi kinh tế?
Bởi vì GDP sử dụng giá thị trường để định giá hàng hóa và dịch vụ, cho nên nó không
bao gồm giá trị của hầu hết các hoạt động diễn ra bên ngoài thị trường. Cụ thể là, GDP bỏ sót giá
trị của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại nhà.. Những công việc tình nguyện cũng đóng góp
vào phúc lợi xã hội nhưng GDP không phản ánh đóng góp này.
GDP không bao gồm chất lượng của môi trường. Khi chính phủ loại bỏ tất cả các quy
định về môi trường, khi đó các doanh nghiệp có thể sản xuât hàng hóa và dịch vụ mà không xem
xét tình trạng ô nhiễm mà họ gây ra khi đó GDP có thể sẽ tăng lên. Tuy nhiên phúc lợi gần như
chắc chắn sẽ giảm. Sự suy giảm chất lượng từ không khí và nước sẽ lớn hơn so với sự bù đắp lợi
ích từ việc sản xuất nhiều hơn.
GDP cũng không nói gì về sự phân phối thu nhập.
GDP là một thước đo tốt về phúc lợi kinh tế cho hầu hết – chứ không phải là tất cả - các
mục đích. Điều quan trọng cần ghi nhwos là GDP bao gồm những gì và những gì mà nó loại trừ ra.
Số liệu quốc tế xác nhận rằng GDP bình quân đầu người của một quốc gia có mối tương quan
chặt chẽ với mức sống của người dân của quốc gia đó. Nền kinh tế ngầm
Nều kinh tế ngầm, xám, không chính thức, hoặc ẩn bao gồm cả những giao dịch hợp pháp mà
không được báo cáo hoặc không được ghi lại.
Các hoạt đọng phạm pháp chiếm một phần lớn trong nền kinh tế ngầm
Mặc cho sự vận động ngầm của nó, tầm quan trọng của những hệ quả của nền kinh tế không
chính thức vẫn đang được tranh luận. Sự bất định này gây nên những vấn đề cho các nhà hoạch
định chính sách. Không biết được quy mô, phạm vi, nguyên nhân chính xác của nền kinh tế
ngầm thì họ có thể quyết định ra sao cho việc làm gì – nếu có thể - với nó?
Một số nhà kinh tế đã dành toàn bộ sự nghiệp của mình cho việc trả lời những câu hỏi của nền
kinh tế ngầm – và vẫn không đi đến sự nhất trí về quy mô và phạm vi của nó...
Các nhà kinh tế học nhận định rằng nền kinh tế ngầm còn lớn hơn ở các nước đang phát triển,
nơi mà mạng lưới hành chính quan liêu và tham nhũng là hết sức nghiêm trọng.
MỘT CHỈ SỐ KHÁC CẦN QUAN TAM VÀ LƯU Ý LÀ CHỈ SỐ GNP
GNP (Gross National Product) là chỉ số tổng sản phẩm quốc dân đo lường tổng giá trị bằng
tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân 1 nước làm ra (trong và cả ngoài
nước) trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
Công thức tính: GNP = (X - M) + NR + C + I + G
CHƯƠNG 11: ĐO LƯỜNG CHI PHÍ SINH HOẠT
Chỉ só giá tiêu dùng được sử dụng để đánh giá những thay đổi của chi phí sinh hoạt qua thời
gian. Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng lên, một gia đình điển hình phải chi nhiều tiền hơn để duy trì
mức sống như trước. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ làm phát để mô tả một tình huống trong lOMoAR cPSD| 47305584
đó mức giá chung của nền kinh tế đang gia tăng. Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh tốt hơn những
hàng hóa và ịch vụ mà người tiêu dùng mua, cho nên nó là thước đo phỏ biến hơn về làm phát.
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
Chỉ số giá tiêu dung (CPI): thước đo chi phí tổng quát của các hàng hóa và dịch vụ được
mua bởi một người tiêu dùng điển hình.
Chỉ số giá tiêu dùng được tính toán như thế nào
(1): cố định giỏ hàng hóa (2): xác định giá cả
(3): tính toán chi phí của giỏ hàng. Lưu ý rằng chỉ có giá cả trong phép tính toán này là thay đổi.
(4): chọn năm gốc và tính toán chỉ số.
GIá c aủ giỏhànghóavàd chịvụtrongnămhi nệ t iạ
Chỉ số giá tiêu dùng (chỉ số CPI) = x100 ( =
Giá c aủ giỏhànghóavàd chịvụt iạ nămg cố số A)
(5): tính toán tỷ lệ lạm phát ( phần trăm thay đổi của chỉ số giá so với kỳ trước).
(CPI c aủ nămt )−(CPI c aủ nămt−1)
Tỷ lệ lạm phát trong năm t =
x100 (¿Bcó%ho cặ không) CPI c aủ nămt−1
Chỉ số sản xuất PPI: đo lường chi phí của một giỏ hàng hóa và dịch vụ được mua bởi các
doanh nghiệp chứ không phải người tiêu dùng. Vì các doanh nghiệp rót cuộc sẽ chuyển các chi
phí cho người tiêu dùng dưới dạng giá tiêu dùng cao hơn, cho nên những thay đổi của chỉ số giá
sản xuất thường được xem là hữu ích trong việc dự đoán sự thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng.
Các vấn đề trong đo lường chi phí sinh hoạt: 1- Thiên vị thay thế:
Khi giá cả thay đổi từ năm này sang năm khác chúng không thay đổi cùng tỷ lệ
với nhau: giá của một số mặt hàng này tăng giá nhiều hơn những mặt hàng khác. Người tiêu
dùng phản ứng với những thay đổi của giá cả khác nhau bằng cách mua ít đi hàng hóa có giá
tăng một lượng tương đối lớn và mua nhiều hàng hóa có giá tăng ít hoặc thậm chí có thể đã
giảm. Có nghĩa là người tiêu dùng thay thế bằng các loại hàng hóa đã trở nên tương đối ít tốn
kém hơn. Nếu một chỉ số giá được tính toán dựa trên giả định một giỏ hàng cố định, thì cách
này đã bỏ qua khả năng thay thế của người tiêu dùng, và do đó nó phóng đại sự gia tăng chi
phí sinh hoạt qua các năm. 2- Sự giới thiệu hàng hóa mới:
Khi một hàng hóa mới được giới thiệu, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn,
và điều này đến lượt lại làm giảm chi phí để duy trì mức phúc lợi kinh tế như trước.
Sự gia tăng trong tập hợp các lựa chọn làm cho mỗi đô la có giá trị hơn. Điều này
cũng đúng đối với sự tiến triển của nền kinh tế theo thời gian: khi các hàng hóa mới được
giới thiệu, người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn, và mỗi đô la có giá trị hơn.
Đối với bất kì một số tiền nào cho trước, sự ra đời của sản phẩm mới làm cho
cuộc sống con người tốt hơn; ngược lại, việc đạt được mức phúc lợi kinh tế giống như lOMoAR cPSD| 47305584
trước đòi hỏi một số tiền nhỏ hơn. Cuối cùng BLS đã sửa lại giỏ hàng hóa để bao gồm
sản phẩm mới, và sau đó chỉ số này đã phản ánh những thay đổi của giá cả sản phẩm
mới. Nhưng sự giảm xuống của chi phí sinh hoạt gắn liền với sự xuất hiện ban đầu của
sản phẩm mới thì đã không bao giờ được thể hiện trong chỉ số này.
3- Sự thay đổi về mặt chất lượng mà không đo lường được:
Nếu chất lượng của một hàng hóa giảm xuống từ năm này sang năm kế tiếp trong
khi giá của nó vẫn giữ nguyên, thì giá trị một đô la giảm xuống, bởi vì bạn đang nhận
được một hàng hóa kém chất lượng hơn từ cùng một số tiền.
Chỉ số giảm phát GDP so với chỉ số giá tiêu dùng CPI
NHỮNG SỰ KHÁC BIỆT VỀ CHỈ SỐ GDP VÀ CHỈ SỐ CPI
Chỉ số giảm phát GDP phản ánh giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
trong nước, trong khi chỉ số giá tiêu dùng chỉ phản ánh giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ
được người tiêu dùng mua.
Chỉ số giảm phát GDP và chỉ số giá tiêu dùng quan tâm đến việc lấy trọng số cho các giá
cả khác nhau để tính ra một mức giá chung duy nhất. Chỉ số giá tiêu dùng so sánh giá của một
giỏ hàng hóa và dịch vụ cố định với giá của giỏ hàng đó trong năm gốc. Chỉ thỉnh thoảng thì Cục
Thống kê Lao đọng mới thay đổi giỏ hàng hóa. Trái lại, chỉ số giảm phát GDP so sánh giá của
các hàng hóa và dịch vụ hiện đang được sản xuất với giá của cũng các hàng hóa và dịch vụ đó
trong năm gốc. Vì thế, nhóm hàng hóa và dịch vụ được sử dụng để tính toán chỉ số giảm phát
GDP tự động thay đổi theo thười gian. Sự khác biệt này thì không quan trọng khi tất cả các giá
cả đang thay đổi tương ứng. Nhưng nếu giá cả của các hàng hóa và dịch vụ khác nhau thay đổi
theo những mức khác nhau, thì cách mà chúng ta gán trọng số cho các giá cả khác nhau sẽ tác
động đến tỷ lẹ lạm phát tổng thể.
ĐIỀU CHỈNH CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ DO ẢNH HƯỞNG UCAR LẠM PHÁT:
Chuyển đổi số đô la từ những thời điểm khác nhau:
Công thức chuyển dôi dô la từ năm T thành số dô la của ngày hôm nay là:
M cứ giángàyhômnay
Số đô la ngày hôm nay = Số đô la trong năm T x M cứ giátrongnămT Chỉ số hóa
Chỉ số hóa: sự ddieuf chỉnh tự động theo luật pháp hay hợp đồng cho một số tiền trước
tác động của lạm phát.
VD: nhiều hợp đồng dài hạn giữa các công ty và công đoàn bao gồm cả việc chỉ số hóa một phần
hoặc toàn bộ tiền lương theo chỉ số giá tiêu dùng. Một điều khoản như vậy được gọi là trợ cấp
chi phí sinh hoạt, hay COLA ( cost of living allowance). Một COLA tự động tăng lương khi chỉ
số giá tiêu dùng tăng lên.
Chỉ số hóa cũng là một đặc điểm của nhiều luật.
Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực:
Tỷ lệ lạm phát càng cao, thì sức mua tăng càng ít. Nếu tỷ lệ lạm phát cao hơn lãi suất, thì
sức mua của cô ấy thực tế đã giảm xuống. Và nếu giảm phát xảy ra (lạm phát âm), thì sức mua sẽ
tăng nhiều hơn lãi suất. lOMoAR cPSD| 47305584
Lãi suất danh nghĩa: lãi suất thường được công bố mà không có sự điều chỉnh tác động
của lạm phát ( hay nói cách khác: lãi suất đo lường sự thay đổi số lượng tiền) Lãi suất thực:
lãi suất đã điều chỉnh tác động của lạm phát.
• Lãi suất thưc = Lãi suất danh nghĩa – Lạm phát • r = i - %DentaP
Lãi suất thực là sự chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát. Lãi suất danh
nghĩa cho biết số tiền trong tài khoản của bạn tăng nhanh như thế nào qua thời gian, trong khi lãi
suất thực cho biết sức mua từ tài khoản ngân hàng của bạn tăng nhanh như thế nào qua thời gian.
Trong thời kì giảm phát, lãi suất thực cao hơn lãi suất danh nghĩa
CHƯƠNG 12: SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
NĂNG SUẤT: VAI TRÒ VÀ CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH
Tại sao năng suất rất quan trọng:
Năng suất: số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra từ mỗi đơn vị nhập lượng lao động.
Năng suất là yếu tố quyết định mức sống và tăng trưởng năng suất là yếu tố quyết định
chủ yếu tăng trưởng mức sống. Mỗi người có thể ăn cá nhiều hơn, hoặc là dành ít thời gian cho
việc đánh cá và dành nhiều thời gian sản xuất ra những hàng hóa cần thiết khác.
Thu nhập của nền kinh tế chính là sản lượng của nền kinh tế đó.
Một quốc gia có thể hưởng thụ mức sống cao chỉ khi quốc gia đó có thể sản xuất nhiều
hàng hóa và dịch vụ. Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào khả nawg sản xuất hàng hóa và
dịch vụ của quốc gia đó.
Năng suất được quyết định như thế nào
(1): Vốn vật chất (K). Vốn vật chất trên mỗi công nhân (K/L):
Các công nhân có năng suất cao hơn nếu họ có công cụ để làm việc. Trữ lượng máy móc
thiết bị và cấu trúc cơ sở hạ tầng được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ được gọi là vốn
vật chất,hoặc chỉ là vốn.
Các yếu tố đầu vào sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ - lao động, vốn và các yếu tố
khác – được gọi là yếu tố sản xuất. Đặc điểm quan trọng của vốn đó là nó chính là yếu tố sản
xuất được tạo ra từ quá trình sản xuất. Vốn là yếu tố sản xuất được sử dụng để sản xuất ra tất cả
các loại hàng hóa và dịch vụ, trong đó có cả vốn.
(2): Vốn nhân lực (H). Vốn nhân lực trên mỗi công nhân (H/L)
Vốn nhân lực là thuật ngữ kinh tế để chỉ về kiến thức và các kỹ năng mà người công nhân
có được thông qua giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm.
Giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm có tính hữu hình ít hơn là máy tiện, máy ủi và các tòa
nhà, nhưng vốn nhân lực giống vốn vật chất ở nhiều mặt. Vốn nhân lực nâng cao khả năng của
quốc gia trong việc sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. Cũng như vốn vật chất, vốn nhân lực là yếu
tố được sản xuất ra từ quá trình sản xuất
(3): Tài nguyên thiên nhiên trên mỗi công nhân lOMoAR cPSD| 47305584
Tài nguyên thiên nhiên: các yếu tố đầu vào của sản xuất được cung cấp bởi tự nhiên như
đất đai, sông ngòi và mỏ khoáng sản.
Tài nguyên thiên nhiên có hai dạng: dạng tái tạo được và dạng không tái tạo được
Mặc dù tài nguyên thiên nhiên là quan trọng, nhưng nó không phải là yếu tố cần thiết cho
một nền kinh tế đạt năng suất cao trong việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ. VD: Nhật Bản –
Thương mại toàn cầu làm nên sự thành công của Nhật Bản.
(4): Kiến thức công nghệ:
Kiến thức công nghệ: sự hiểu biết của xã hội về phương cách tốt nhất để sản xuất hàng hóa và
dịch vụ. Sự thay đổi công nghệ tạo ra lao động sẵn có cho việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ
khác. Kiến thức ông nghệ có nhiều hình thức. Một số công nghệ là kiến thức phổ biếng – sau khi
một người dùng nó, người khác cũng có thể tiếp nhận nó. Một số công nghệ khác là độc quyền –
nó chỉ được biết bởi công ty khám phá ra nó. Các công nghệ khác còn lại độc quyền trong một
thời gian ngắn. Khi một công ty dược khám phá ra loại thuốc mới, cơ quan cấp bằng sáng chế sẽ
trao cho công ty đó quyền tạm thời để trở thành nhà sản xuất độc quyền. Tuy nhiên, khi bằng
phát minh hết hạn, các công ty khác được phép sản xuất ra loại thuốc đó. Tất cả những hình thức
này của kiến thức công nghệ có vaii trò quan trọng cho quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế.
Cần có sự phân biệt giữa kiến thức công nghệ và vốn nhân lực. Kiến thức công nghệ đề cập
đến sự hiểu biết của xã hội đối với sự vận động của thế giới. Vốn nhân lực đề cập đến
nguồn nhân lực được sử dụng để truyền đạt sự hiểu biết đến người lao động.
Có Phải Tài Nguyên Thiên Nhiên Là Giới Hạn Đối Với Tăng Trưởng?
Trong nền kinh tế thị trường, sự khan hiếm được phản ánh vào giá thị trường. Nếu như thế giới
sắp cạn kiệt một loại tài nguyên thiên nhiên, giá của loại tài nguyên đó sẽ tăng lên theo thời gian.
Nhưng thực tế là, lập luận về vấn đề ngược lại thường đúng hơn. Giá của tài nguyên thiên nhiên
thường giao động trong ngắn hạn một cách đáng kể, tuy nhiên trong thời gian dài, giá của hầu
hết tài nguyên thiên nhiên (đã được điều chỉnh theo lạm phát) là ổn định hoặc giảm xuống. Điều
đó có nghĩa là khả năng bảo về tài nguyên của chúng ta tăng lên nhanh chóng hơn là nguồn cung
của chúng đang giảm xuống. Giá thị trường không cho thấy lý do để tin rằng tài nguyên thiên
nhiên làm hạn chế tăng trưởng kinh tế.
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG
Tiết kiệm và đầu tư:
Một cách để nâng cao năng suất trogn tương lai là đầu tư thêm nhiều nguồn lực hiện tại hơn vào
quá trình sản xuất vốn.
Bởi vì nguồn lực khan hiếm, đem nhiều nguồn lực để tạo ra vốn yêu cầu phải giảm bớt
nguồn lực để sản xuất hàng hóa và dịch vụ cho tiêu dùng hiện tại. Có nghĩa là, đối với xã hội, đề
dầu tư vốn nhiều hơn, xã hội đó phải tiêu dùng ít đi và tiết kiệm nhiều hơn từ khỏa thu nhập hiện
tại. Sự tăng trưởng bắt nguồn từ việc tích lũy vốn không phải là điều dễ dàng: nó đòi hỏi xã hội
đó phải hy sinh tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trong hiện tại để có thể thụ hưởng tiêu dùng cao hơn trong tương lai.
Điều quan trọng cần lưu ý đó là khuyến khích tiết kiệm và đầu tư là một cách để chính phủ có
thể thúc đẩy tăng trưởng, và trong dài hạn giúp cải thiện mức sống của nền kinh tế.
Sinh lợi giảm dần và hiệu ứng đuổi kịp lOMoAR cPSD| 47305584
Quan điểm truyền thống về quá trình sản xuất thừa nhận rằng vốn chịu sự chi phối của
sinh lợi giảm dần: khi trữ lượng vốn tăng lên, sản lượng tăng thêm ( do tăng thêm một đơn vị
vốn) sẽ giảm dần. Nói cách khác, khi những người công nhân đã có đủ số lượng vốn để tạo ra
hàng hóa và dịch vụ, thì việc tăng thêm một đơn vị vốn làm tăng năng suất của họ chỉ thêm một ít.
Vì sinh lợi giảm dần, sự gia tăng của tỷ lệ tiết kiệm dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế cao
hơn chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Khi tỷ lệ tiết kiệm cao hơn cho phép nhiều vốn hơn
được tích lũy, thì các lợi từ vốn tăng thêm sẽ trở nên nhỏ hơn theo thời gian, và do đó tăng
trưởng giảm xuống. Trong dài hạn, tỷ lệ tiết kiệm cao hơn dẫn đến năng suất và thu nhập cao hơn
nhưng không cao hơn tăng trưởng của các biến này. Tuy nhiên, tiếp cận trong dài hạn có thể mất
nhiều thời gian. Theo nghiên cứu của dữ liệu quốc tế về tăng trưởng kinh tế, sự gia tăng tỷ lệ tiết
kiệm có thể dẫn đến tăng trưởng cao hơn đáng kể trong khoảng thời gian vài thâp kỷ.
Sinh lợi giảm dần của vốn có một hàm ý quan trọng khác: khi các yếu tố khác không đổi,
thì nó là yếu tố tạo sự thuận lợi cho một quốc gia tăng tăng trưởng nhanh nếu như quốc gia đó
xuất phát tương đối nghèo. Hiệu ứng của các điều kiện ban đầu lên sự tăng trưởng tiếp theo đôi
khi còn gọi là hiệu ứng đuổi kịp.
Hiệu ứng đuổi kịp: đặc tính mà theo đó các quốc gia khởi đầu còn nghèo có xu hướng
tăng trưởng tăng nhanh hơn các quốc gia khởi đầu giàu có hơn.
ở những quốc gia nghèo, công nhân thậm chí còn thiếu những công cụ thô sơ nhất và, kết
quả là, họ có năng suất thấp. Chỉ một khoản nhỏ đầu tư vốn sẽ làm gia tăng đáng kể năng suất
công nhân. Ngược lại, công nhân ở các quốc gia giàu được trang bị lượng vốn lớn để làm việc,
và điều này giải thích một phần cho năng suất cao của họ. Tuy nhiên, với lượng vốn trên mỗi
công nhân là đủ lớn, thì việc đầu tư thêm vốn sẽ có tác động tương đối nhỏ trên năng suất. Các
nghiên cứu dữ liệu quốc tế về tăng trưởng kinh tế xác nhận đó là hiệu ứng đuổi kịp: giữ các yếu
tố khác không đổi, cùng tỷ lệ phần trăm của GDP dành cho đầu tư, thì các quốc gia nghèo có xu
hướng tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn các quốc gia giàu.
Hiệu ứng đuổi kịp cũng xuất hiện ở những khía cạnh khác của cuộc sông. Khi nhà trường
trao phần thưởng cuối năm cho học sinh “tiến bộ nhất”, đây thường là học sinh có học lực tương
đối kém vào đầu năm học. Những học sinh không học hành khi bắt đầu năm học dễ dàng đạt
được sự tiến bộ hơn những học sinh luôn học hành chăm chỉ. Lưu ý rằng điều đó là tốt để trở
thành “tiến bộ nhất”, với một điểm xuất phát cho trước, tuy nhiên thậm chí sẽ là tốt hơn khi trở
thành “ Học sinh Giỏi nhất”. Tương tự như vậy, tăng trưởng kin tế trong nhiều thập kỷ trước đã
nhanh hơn rất nhiều ở Hàn Quốc, nhưng GDP đầu người ở Hoa Kỳ vẫn cao hơn. Đầu tư từ
nước ngoài
Đầu tư từ nước ngoài có nhiều hình thức:
- Khoản vốn đầu tư được sở hữu và điều hành hoạt động bởi tổ chức nước ngoài được gọi
là đầu tư trược tiếp từ nước ngoài.
- Khoản đầu tư được tài trợ bởi tiền ở nước ngoài nhưng được điều hành bởi người trong
nước được gọi là đầu tư gián tiếp.
Đầu tư gián tiếp có rủi ro cao hơn do đa só là người nước ngoài đầu tư bằng trái phiếu, cổ
phiếu nên khi bất ổn họ bán ra, không cần có trách nhiệm.
Đầu tư từ nước ngoài không có hiệu ứng giống nhau trên tất cả các thước đo của sự thịnh
vượng của nền kinh tế.
Đầu tư từ nước ngoài là một cách để cho một quốc gia phát triển. Mặc dù một số lợi ích từ
dòng vốn đầu tư này quay trở lại người chủ sở hữu nước ngoài, đầu tư này làm tăng trữ lượng
vốn của nền kinh tế, dẫn đến năng suất cao hơn và tiền công cao hơn. Hơn thế nữa, đầu tư nước lOMoAR cPSD| 47305584
ngoài là một cách để các quốc gia nghèo học hỏi các công nghệ đã được phát triển và đang được
sử dụng ở các quốc gia giàu hơn. Vì những lí do này, nhiều nhà kinh tế khuyên các chính phủ ở
những quốc gia kém phát triển hơn ủng hộ các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Thông thường, điều này có nghĩa là tháo bỏ những rào cản mà chính phủ áp đặt lên chủ sở hữu
nước ngoài liên quan đến vốn trong nước.
Một tổ chức cố găng khuyến khích dòng vốn chảy vào quốc gia nghèo là Ngân hàng Thế giới Giáo dục
Giáo dục – đầu tư vào vốn nhân lực – ít nhất cũng quan trọng như đầu tư vào vốn vật chất
cho sự thành công kinh tế trong dài hạn của một quốc gia.
Đầu tư vào vốn nhân lực, giống như đầu tư vào vốn vật chất, có chi phí cơ hội.
Vốn nhân lực là đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế bởi vì vốn nhân lực tạo
nên các ngoại tác tích cực. Ngoại tác là ảnh hưởng của hành động của một người lên lợi ích của người xung quanh.
Một vấn đề đang gặp ở nước ngoài là việc cháy máu chất xám – sự di cư của những
người lao động có trình độ học vấn cao nhất đến với các quốc gia giàu, nơi mà những người lao
động này có thể tận hưởng cuộc sống cao hơn.
Sức khỏe và dinh dưỡng
Vốn nhân lực cũng có đầu tư vào làm cho dân số khỏe mạnh hơn
Mối quan hệ nhân quả giữa sức khỏe và sự giàu có đi theo hai hướng. Các quốc gia
nghèo một phần bởi vì dân số của họ không khỏe mạnh, và dân số của họ không khỏe mạnh một
phần là do họ nghèo và không được chăm sóc y tế và dinh dưỡng đầy đủ. Đó là một vòng luẩn
quẩn. Tuy nhiên, thực tế này mở ra khả năng của vòng phát triển: các chính sách giúp tăng
trưởng kinh tế nhanh hơn tất yếu sẽ cải thiện sức khỏe, đến lượt nó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Quyền sở hữu và ổn định chính trị
Một cách khác mà các nhà chính sách có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là bảo vệ quyền
sở hữu và thúc đẩy sự ổn định chính trị. Vấn đề này là trung tâm của cách thức vận hành của nền kinh tế thị trường.
Sản xuất ở các nền kinh tế thị trường phát sinh từ tương tác của hàng triệu cá nhân và
công ty. Để đạt được kết quả này, nền kinh tế phải phối hợp các giao dịch giữa các công ty này,
cũng như giữa công ty và người tiêu dùng. Các nền kinh tế thị trường đạt được sự phối hợp này
thông qua giá cả thị trường.
Điều kiện tiên quyết quan trọng cho hệ thống giá cả vận hành là sự tôn trọng của nền
kinh tế đối với quyền sở hữu. Quyền sở hữu đề cập đến kahr năng của người dân thực hiện các
quyền đối với các nguồn lực mà họ sở hữu.
Một mối đe dọa nghiêm trọng đến quyền sở hữu là bất ổn chính trị. Sự thình vượng của
nền kinh tế phụ thuộc một phần vào sự thịnh vượng của chính trị. Thương mại tự do
Nghiên cứu và phát triển
Tăng trưởng dân số lOMoAR cPSD| 47305584
- Dàn trải tài nguyên thiên nhiên
- Dàn mỏng trữ lượng vốn
- Thúc đẩy tiến bộ công nghệ
- Trình độ học vấn có xu hướng thấp ở các quốc gia có tăng trưởng dân số cao
- Sự khác biệt trong tăng trường dân số trên toàn thế giới là rất lớn. ở các quốc gia phát
triển, ví dụ như Hoa Kì và các quốc gia ở Châu Âu, dân số chỉ tăng khoảng 1 phần trăm
mỗi năm trong vài thập kỷ gần đây và được dự kiến là sẽ tăng chậm hơn nữa trong tương
lai. Ngược lại, ở các quốc gia nghèo châu Phi, dân số tăng khoảng 3 phần trăm mỗi năm.
ở tỷ lệ này, dân số sẽ gấp đốiau mỗi 23 năm. Tăng trưởng dân số nhan chóng này gây khó
khăn trong việc cung cấp công cụ và kỹ năng cần thiết cho công nhân để họ đạt được năng suất cao hơn.
- Tăng trưởng dân số nhanh chóng không phải là lí do chính mà các quốc gia kém phát tiển
nghèo đói, nhưng một số nhà phân tích tin rằng việc giảm tỷ lệ tăng dân số sẽ giúp các
quốc gia này nâng cao mức sống. Trong một số các quốc gia, mục tiêu này thực thi một
cách trực tiesp với các luật lệ quản lí số lượng trẻ em mà các gia đình sinh ra. Trong các
quốc gia có tự do nhiều hơn, mục tiêu của việc giảm tăng trưởng dân số được thực hiện ít
mang tính trực tiếp hơn bằng cách nâng cao nhận thức của người dân về các kỹ thuật kiểm soát sinh sản.
- Phụ nữ có tiếp cận giáo dục tốt và công việc mong đợi có khuynh hướng muốn ít con hơn
những phụ nữ có ít cơ hội giao tiếp bên ngoài. Do đó, các chính sách thúc đẩy đối xử
bình đẳng giới có thể là một cách để các quốc gia kém phát triển giảm tỷ lệ tăng dân số,
và có lẽ nâng mức sống của họ.
- THÚC ĐẨY TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ. Tăng trưởng dân số nhanh chóng có thể làm suy
giảm sự thịnh vượng kinh tế thông qua giảm khối lượng vốn trên mỗi công nhân, tuy
nhiên nó cũng có thể có những lợi ích. Một số nhà kinh tế cho rằng tăng trưởng dân số
thế giưới là cỗ máy của tiến bộ công nghệ và sự phồn thịnh của nền kinh tế. Có chế rất
đơn giản: Nếu như có nhiều người hơn, khi đó có nhiều nhà khoa học, nhiều nhà phát
minh, và nhiều kỹ sư cống hiến cho tiến bộ công nghệ, đem lại lợi ích cho tất cả mọi người.
- Kremer kết luận, một dân số lớn là điều kiện tiên quyết cho tiến bộ công nghệ.
KẾT LUẬN: TẦM QUAN TRỌNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TRONG DÀI HẠN
Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của quốc gia
đó. Các nhà hoạch định chính sách muốn thúc đẩy nâng cao mức sống phải nhắm vào việc nâng
cao năng suất của quốc gia mình bằng việc khuyến khích tích lũy nhanh chóng các yếu tố sản
xuất và đảm bảo rằng các yếu tố này được sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Ít nhất, chính phủ có thể giúp đỡ bàn tay vô hình bằng cách duy trì quyền sở hữu và ổn định chính trị.
CHƯƠNG 13: TIẾT KIỆM, ĐÀU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Tiết kiệm và đầu tư là nhân tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế dài hạn.
Hệ thống tài chính: một nhóm các định chế trong nền kinh tế giúp kết nối tiết kiệm của người
này với đầu tư của người khác
Khi một quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao GDP, nhiều nguồn lực được sẵn sàng cho việc đầu tư
vốn, và vốn cao năng suất và mức sống của quốc gia đó. lOMoAR cPSD| 47305584
CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ HOA KỲ
Những người tiết kiệm cung cấp tiền của họ cho hệ thống tài chính với kỳ vọng rằng họ sẽ nhận
lại cả vốn lẫn lãi ở kỳ hạn sau đó. Những người đi vay cần tiền từ hệ thống tài chính với nhận
thức rằng họ sẽ phải tả cả vốn lẫn lãi ở kỳ hạn sau đó.
Hệ thống tài chính được cấu thành từ các định chế tài chính khác nhau giúp phối hợp người tiết
kiệm và người đi vay với nhau. Như là khúc dạo đầu để phân tích các lực lượng kinh tế điều
khiển hệ thống tài chính. Các định chế tài chính có thể phân thành hai loại: các thị trường tài
chính và các trung gian tài chính
Các thị trường tài chính
Các thị trường tài chính: các định chế tài chính mà thông qua đó người tiết kiệm có thể cung cấp
vốn trực tiếp đến người đi vay.
Các thị trường tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế chúng ta là thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu.
Thị trường trái phiếu:
Trái phiếu: giấy chứng nhận nợ, xác định các nghĩa vụ của người vay đối với người nắm giữ trái
phiếu. Nó xác định thời gian khoản nợ sẽ được hoàn trả, được gọi là ngày đáo hạn, và lãi suát sẽ
được thanh toán định ky cho đến khi khoản vay đáo hạn. Người mua có thể nắm giữ trái phiếu
đến kỳ đáo hạn hoặc có thể bán trái phiếu sớm hơn cho người khác.
Đặc điểm đầu tiên là kỳ hạn của trái phiếu – độ dài thời gian của tái phiếu đến khi trái phiếu đáo
hạn. Các trái phiếu kỳ hạn dài là rủi ro cao hơn các trái phiếu kì hạn ngắn bởi vì người năm giữ
các trái phiếu kỳ hạn dài phải đợi khoảng thời gian lâu hơn để được hoàn trả vốn gốc. Để bù đắp
cho rủi ro này, các trái phiếu dài hạn thường có lãi suất cao hơn các trái phiếu ngắn hạn.
Đặc điểm quan trọng thứ hai của trái phiếu là rủi ro tín dụng – khả năng mà người vay không thể
hoàn trả lãi hoặc vốn gốc. Sự thất bại trong việc trả nợ được gọi là vỡ nợ. Người vay có thể
(hoặc đôi khi) không trả nợ trên số tiền vay của mình bằng cách tuyên bố phá sản. Khi những
người mua trái phiếu cảm nhận rằng xác suất của vỡ nợ là cao, họ yêu cầu lãi suất cao hơn để bù
đắp cho họ rủi ro này.
Đặc điểm quan trọng thứ ba của trái phiếu là xử lí thuế - cách mà các luật thuế áp dụng lên lãi
suất kiếm được từ trái phiếu. Tiền lãi từ hầu hết trái phiếu là thu nhập có thể bị đánh thuế; nghĩa
là người chủ trái phiếu phải trả một phần của tiền lãi cho thuế thu nhập. Ngược lại, khi chính phủ
và các chính quyền địa phương phát hành các trái phiếu đô thị, người chủ của trái phiếu không bị
bắt buộc phải trả thuế thu nhập liên bang trên phần thu nhập lãi. Nhờ lợi thế này mà các trái
phiếu được phát hành bởi chính phủ và các chính quyền địa phương thường được trả lãi suất thấp
hơn các trái phiếu được phát hành bởi các công ty hoặc chính quyền liên bang.
Thị trường cổ phiếu:
Cổ phiếu: một quyền hay sự xác nhận sở hữu một phần doanh nghiệp.
Cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu một công ty, và do đó cổ phiếu là một quyền đối với lợi
nhuận mà công ty tạo ra.
Việc bán cổ phiếu huy động vốn được gọi là tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, trong khi việc bán trái
phiếu được gọi là tài trợ bằng vay nợ. Nếu một công ty gặp khó khăn về tài chính, người chủ trái
phiếu được thanh toán những gì họ được hưởng trước kh cổ đông nhận được bất cứ thứ gì. So
với trái phiếu, người nắm giữ cổ phiếu có rủi ro cao hơn và lợi nhuận tiềm năng cao hơn. lOMoAR cPSD| 47305584
Sau khi một công ty phát hành cổ phiếu bằng cách bán các cổ phiếu ra công chúng, thì những cổ
phiếu này được giao dịch giữa các cổ đông trên thị trường chứng khoán có tổ chức. Trong những
giao dịch này, bản thân các công ty không nhận được tiền từ khi cổ phiếu của họ được chuyển nhượng.
Các mức giá mà các cổ phiếu được giao dịch trên sàn chứng khoán được quyết định bởi nguồn
cung và nguồn cầu cổ phiếu của những công ty này. Bởi vì cổ phiếu đại diện co quyền sở hữu
công ty, nguồn cầu về cổ phiếu (và do đó, mức giá của chúng) phản ánh nhận thức của mọi
người về lợi nhuận tương lai của công ty. Khi mọi người trở nên lạc quan về tương lai của công
ty, họ làm tăng cầu về cổ phiếu đó và do đó, đẩy mức giá cổ phiếu lên. Ngược lại, khi mọi người
đi đến dự đoán công ty ít lợi nhuận hoặc thua lỗ, giá của cổ phiếu giảm.
Chỉ số chứng khoán được tính toán là số bình quân giá của các loại chứng khoán. Bởi vì giá cổ
phiếu phản ánh lượi nhuận kì vọng, các chỉ số chứng khoán này được xem gần giống như là các
chỉ số về các điều kiện kinh tế trong tương lai.
CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH
Các trung gian tài chính là các định chế tài chính mà thông qua đó người tiết kiệm có thể gaisn
tiếp cung cấp tiền cho người đi vay.
Ngân hàng. Các ngân hàng là các trung gian tài chính mà mọi người cảm thấy quen thuộc nhất.
Công việc cơ bản của các ngân hàng là nhận tiền gửi từ người gửi tiết kiệm và sử dụng các
khoản tiền gửi này để cho vay đến với những người muốn vay. Các ngân hàng trả lãi cho khoản
tiền gửi và thu từ người đi vay với lãi suất cao hơn một ít từ các khoản cho vay này. Sự khác biệt
giữa mức lãi suất này bao gồm chi phí của ngân hàng và một phần lợi nhuận của chủ sở hữu ngân hàng.
Chức năng 1 của Ngân hàng là làm trung gian tài chính
Chức năng thứ 2: các ngân hàng tạo điều kiện mua sắm hàng hóa và dịch vụ bằng việc cho phép
người dân viết ngân phiếu đối với các khoản tiền gửi của họ và truy cập vào các khoản tiền gửi
này bằng các thẻ ghi nợ. Nói cách khác, các ngân hàng giúp tạo lập tài sản đặc biệt mà mọi
người có thể sử dụng như là trung gian trao đổi. Trung gian trao đổi là thứ mà mọi người có thể
sử dụng dễ dàng để tham gia vào các giao dịch. Vai trò của ngân hàng trong việc cung caaspp
trung gian trao đổi phân biệt với những tổ chức tài chính khác. Vai trò của ngân hàng trong việc
cung cấp trung gian trao đổi phân biệt nó với các tổ chức tài chính khác. Các cổ phiếu và trái
phiếu, giống như các khoản tiền gửi ngân hàng, là dự trữ giá trị khả dĩ cho của cải mà mọi người
tích lũy được từ tiết kiệm quá khứ, những tiếp cận của cải này là không dễ dàng, không rẻ và
không nhanh chóng như khi chỉ cần viết một ngân phiếu hoặc sử dụng thẻ ghi nợ. Quỹ tương hỗ:
Quỹ tương hỗ là định chế bán cổ phần ra công chúng và sử dụng số thu nhập này để mua quyền
chọn hoặc danh mục đầu tư của nhiều loại cổ phiếu và trái phiếu khác nhau hoặc cả hai. Cổ đông
của các quỹ tương hỗ chấp nhận tất cả các rủi ro và lợi nhuận liên quan đến danh mục đầu tư
này. Nếu giá trị của danh mục tăng lên, cổ đông thu được lợi, nếu giá trị của danh mục giảm đi, cổ đông chịu thua lỗ.
Ưu điểm chính của các quỹ tương hỗ là các quỹ này cho phép mọi người với số tiền ít ỏi có thể
đa dạng hóa các cổ phần của họ. Những người mua cổ phiếu và trái phiếu cũng nên chú ý đến
câu châm ngôn: Không đặt tất cả trứng vào trong một rổ. Bởi vì giá của bất kì loại cổ phiếu hay
trái phiếu đơn lẻ nào cũng được gắn liền với vận mệnh của một công ty, do đó việc nắm giữ chỉ
duy nhất một loại cổ phiếu hay trái phiếu là rất rủi ro. Ngược lại, người nắm giữu một danh mục
loại cổ phiếu là ít rủi ro hơn vì họ chỉ có một phần nhỏ trong mỗi công ty. Các quỹ tương hỗ thực lOMoAR cPSD| 47305584
hiện việc đa dạng háo dễ dàng. Đối với dịch vụ này, công ty điều hành quỹ tương hỗ thu phí các
cổ đông, thường là khaongr 0,5 đến 2 phần trăm trên khối tài sản mỗi năm.
Ưu điểm thứ hai là phần vốn tương hỗ giúp những người bình thường tiếp cận các kỹ năng của
những người quản lí hỗ chuyên nghiệp. Sự quản lí hỗ chuyên nghiệp có thể làm gia tăng thu lợi
kiếm được của quỹ tương hỗ từ khoản tiền tiết kiệm của cổ đông.
Trên thực tế các quỹ tương hỗ được gọi là các quỹ chỉ số, các quỹ mà thực hiện mua tất cả các cổ
phiếu trong một chỉ số chứng khoán nhast định, thực hiện tốt hơn một chút trên mức trung bình
so với các quỹ tương hỗ tận dụng lợi thế về các nhà quản lí chuyên nghiệp với các giao dịch chủ
động. Giải thích cho thành quả vượt trội của các quỹ chỉ số là các quỹ này giữ các chi phí thấp
bằng cách giảm thiểu mua bán và không thuê mướn các nhà quản lí chuyên nghiệp.
Những con số quan trọng dành cho những nhà phân tích cổ phiếu:
- Giá: giá “cuối cùng” hay “giá đóng cửa” là mức giá của lần giao dịch sau cùng được
khớp lệnh trước khi sàn giao dịch chứng khoán đóng cửa trong ngày gần nhất của giao dịch.
- Cổ tức. Công ty cổ phần thanh toán một số lợi nhuận của họ cho cổ đông, số tiền này
được gọi là cổ tức. (Lợi nhuận không được trả được gọi là lợi tức không chia và
thường được công ty sử dụng cho đầu tư tăng thêm). Tỷ lệ cổ tức là lợi nhuận được chia trên giá cổ phiếu.
- Hệ số giá trên thu nhập. Thường được gọi là tỷ số P/E, là giá cổ phiếu của công ty
chia cho thu nhập trên mỗi cổ phần mà công ty tạo ra trong một năm. Trong lịch sử,
hệ số giá trên thu nhập tiêu biểu là 15. Tỷ số P/E cao hơn nghĩa là cổ phiếu của công
ty đó là đắt tương đối so với thu nhập gần đây của nó; điều này có nghĩa là hoặc là
mọi người kỳ vọng vào thu nhập tăng lên trong tương lai hoặc cổ phiếu đó bị đánh
giá cao. Ngược lại, tỷ số P/E thấp hơn nghĩa là cổ phiếu của công ty đó rẻ tương đối
so với thu nhập gần đây của nó; điều này có nghĩa là hoặc là mọi người kỳ vọng vào
thu nhập giảm đi trong tương lai hoặc cổ phiếu đó bị đánh giá thấp.
TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ TRONG CÁC TÀI KHOẢN THU NHẬP QUỐC GIA
Một vài đồng nhất thức quan trọng:
GDP = tiêu dùng + đầu tư + mua sắm chính phủ + xuất khẩu ròng Y = C + I + G + NX
Khi xét nền kinh tế đóng: Nền kinh tế không có tương tác với các nền kinh tế khác. Cụ thể là,
nền kinh tế đóng không tham gia giao thương quốc tế về hàng hóa và dịch vụ cũng như không
tham gia vào việc cho vay và đi vay quốc tế. Các nền kinh tế mở - các nền kinh tế có tương tác
với các nền kinh tế khác trên toàn thế giới Trong nền kinh tế đóng:
Y – C – G = I (đầu tư quốc gia)
S = I ( tiết kiệm = đầu tư)
S = Y – C – G hoặc Tiết kiệm = Tiết kiệm tư nhân + Tiết kiệm chính phủ
S = ( Y – T – C ) + ( T – G)
Tiết kiệm quốc gia (tiết kiệm): phần còn lại của tổng thu nhập của nền kinh tế sau kh chi cho tiêu
dùng và chi mua sắm của chính phủ
Tiết kiệm tư nhân là phần th nhập còn lại của hộ gia đình sau khi trả thuế và chi tiêu tiêu dùng lOMoAR cPSD| 47305584
Tiết kiệm chính phủ là phần còn lại của tổng thu thuế của chính phủ sau khi chi trả cho các khaonr mua sắm.
Thặng dư ngân sách: phần vượt của tổng thu thuế so với chi mua sắm của chính phủ. T – G dương
Thâm hụt ngân sách: phần thiếu hụt của tổng thu thuế so với chi mua sắm của chính phủ. T – G âm
Phương trình S = I cho thấy một thực tế quan trọng: vì nền kinh tế là một tổng thể, tiết kiệm phải
bằng với đầu tư. Hệ thống tài chính, các thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, các ngân hàng,
các quỹ tương hỗ, và các thị trường tài chính khác và các trung gian đứng giữa hai bên của
phương trình S = I. Chúng tiếp nhận tiết kiệm quốc gia và hướng nó đến với đầu tư quốc gia.
Ý nghĩa của tiết kiệm và đầu tư:
Nhầm lẫn giữa tiết kiệm và đầu tư: giả sử rằng anh A kiếm nhiều tiền hơn mức anh ta chi tiêu và
ký gửi khaonr thu nhập không chi tiêu vào ngân hàng hoặc sử dụng nó để mua cổ phiếu hoặc trái
phiếu từ các công ty. Các nhà kinh tế học vĩ mô gọi anh A là đang tiết kiệm chứ không phải đầu tư.
Đầu tư biểu thị cho việc mua sắm vốn mới như là máy móc thiết bị hoặc các tòa nhà. Khi anh A
vay tiền từ ngân hàng để tự anh ta xây nhà mới, anh ta góp thêm vào đầu tư quốc gia.nhớ lại việc
mua nhà mới là một dạng của chi tiêu gia đình nhưng được quy ước là đầu tư chứ không phải
tiêu dùng. Tương tự khi công ty B bán một số cổ phiếu và sử dụng phần thu được để xây dựng
nhà xưởng mới, thì nó cũng cộng thêm vào đầu tư quốc gia.
THỊ TRƯỜNG VỐN VAY
Xây dựng mô hình của các thị trường tài chính là đẻ giải thích các thị trường tài chính phối hợp
với tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế như thế nào.
Cung và cầu vốn vay
Tiết kiệm là nguồn cung vốn vay
Đầu tư là nguồn cầu vốn vay
Mức lãi suất là gái của khoản vay. Bởi vì mức lãi suất cao làm cho khoản vay đắt đỏ hơn, lượng
cầu vốn vay giảm khi lãi suất tăng. Vì lãi suất cao làm tiết kiệm trở nên hấp dẫn hơn, lượng cung
vốn vay tăng lên khi lãi suất tăng lên. Nói cách khác đường cầu về vốn vay dốc xuống và đường
cung vốn vay dốc lên với trục hoành là lượng vốn vay và trục tung là lãi suất
Lãi suất danh nghĩa là lãi suất thường được báo cáo – tiền lãi của tiết kiệm và chi phí của việc đi
vay. Lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa được điều chỉnh cho tỷ lệ lạm phát, nó bằng lãi suất
danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Bởi vì lạm phát làm xói mòn giá trị của tiền theo thời gian, lãi
suất thực phản ánh chính xác tiền lãi thực của tiết kiệm và chi phí thực của khoản vay. Do đó,
cung và cầu vốn vay phụ thuộc vào lãi suastas thực hơn là lãi suất danh nghĩa, và cân bằng trong
đồ thị cung cầu vốn vay được hiểu là xác định lãi suất thực của nền kinh tế.
Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát
Khi lãi suất điều chỉnh để cân bằng cung và cầu trên thị trường vốn vay, lãi suất phối hợp hành vi
của những người muốn tiết kiệm với hành vi của những người muốn đầu tư.
Chính sách 1: khuyến khích tiết kiệm. Nếu cải cách các luật thuế khuyến khích tiết kiệm nhiều
hơn, kết quả sẽ là mức lãi suất thấp hơn và đầu tư cao hơn lOMoAR cPSD| 47305584
Chính sách 2: khuyến khích đầu tư. Nếu cải cách các luật thuế khuyến khích đầu tư nhiều hơn,
kết quả là lãi suất sẽ tăng lên và lượng tiết kiệm sẽ nhiều hơn.
Chính sách 3: thâm hụt và thặng dư ngân sách chính phủ. Chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân
sách bằng cách vay trên thị trường trái phiếu, và sự tích lũy các khoản vay của chính phủ trong
quá khứ được gọi là nợ chính phủ. Thặng dư ngân sách có thể được sử dụng để hoàn trả một số
khoản nợ của chính phủ. Nếu chi tiêu của chính phủ chính xác bằng với tổng thu thuế, chính phủ có ngân sách cân bằng.
Khi chính phủ chi tiêu nhiều hơn tổng thu thuế, kết quả là thâm hụt ngân sách làm giảm tiết kiệm
quốc gia. Nguồn cung vốn vay giảm, và lãi suất cân bằng tăng lên. Do đó, khi chính phủ đi vay
để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, chính phủ lấn át các hộ gia đình và doanh nghiệp trong việc đi
vay để tài trợ đầu tư. Đường cung dịch chuyển sang trái, đường cầu không đổi làm tăng lãi suất
cân bằng và làm giảm lượng vốn vay cân bằng.
Đặc biệt khi cầu vốn vay không được khuyến khích do lãi suất cao hơn. Ít hộ gia đình mua nhà
mới, và ít doanh nghiệp xây dựng nhà máy mới. Sự giảm sút đầu tư do chính phủ đi vay được
gọi là hiện tượng lấn át và được thể hiện trong hình bằng sự dịch chuyển dọc theo đường cầu. Có
nghĩa là, khi chính phủ vay để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, chính phủ lấn át những người vay
tư nhân đang cố gắng tài trợ cho đầu tư của họ.
Khi chính phủ làm giảm tiết kiệm quốc gia bởi thâm hụt ngân sách, lãi suất tăng và đầu tư giảm,
làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Trong khi tăng vay mượn từ chính phủ làm dịch chuyển đường cung, tăng vay mượn từ những
nhà đầu tư làm dịch chuyển đường cầu. Vốn vay có nghĩa là dòng nguồn lực sẵn có để tài trợ cho đầu tư từ tư nhân.
Thặng dư ngân sách chính phủ: khi thuế nhiều hơn là chi tiêu, chính phủ dùng khoản thặng dư
này để hoàn trả một số khoản nợ hiện có. Thặng dư ngân sách này hay còn gọi là tiết kiệm chính
phủ, đóng góp vào tiết kiệm quốc gia. Do đó, thặng dư ngân sách làm tăng nguồn cung vốn vay,
giảm lãi suất và khuyến khích đầu tư. Đầu tư cao hơn, nghĩa là tích lũy vốn nhiều hơn và tăng
trưởng kinh tế nhanh hơn.
Bởi vì GDP là thước đo tương đối của cơ sở tính thuế của chính phủ, tỷ lệ nợ/GDP giảm chỉ ra
rằng nợ chính phủ đang thu hẹp so với khả năng tăng thu thuế của chính phủ. Điều này cho thấy
chính phủ, trong một ngữ cảnh nào đó, đang sống trong khả năng của mình. Ngược lại tỷ lệ
nợ/GDP gia tăng nghĩa là nợ chính phủ đang tăng lên tương đối so với khả năng tăng thu thuế.
Nó thường được biểu hiện theo nghĩa là chính sách tài khóa – chi tiêu chính phủ và thuế - không
thể duy trì mãi ở mức hiện tại.
Nguyên nhân chính trong lịch sử thay đổi nợ của chính phủ là chiến tranh.
Có hai lý do để tin tưởng rằng chính sách vay nợ để tài trợ cho chiến tranh là phù hợp. Thứ nhất,
nó cho phép chính phủ giữ thuế suất ổn định theo thời gian. Không có tài trợ bằng nợ, thuế suất
sẽ phải tăng lên nhanh chóng trong suốt chiến tranh, và do đó sẽ dẫn đến suy giảm đáng kể trong
hiệu quả kinh tế. Thứ hai, tài trợ cho chiến tranh bằng vay nợ giúp dịch chuyển một phần chi phí
chiến tranh cho thế hệ sau, những người sẽ phải trả nợ cho chính phủ. Điều này được cho là một
phân phối gánh nặng công bằng cho thế hệ tương lai, thế hệ thụ hưởng lợi ích có được từ một thế
hệ phải chiến đấu để chống lại kẻ xâm lược nước ngoài.
Một sự gia tăng lớn của nợ chính phủ mà không thể giải thích bằng chiến tranh là sự gia tăng xảy
ra bắt đầu vào khoảng năm 1980. Khi tổng thống Ronald Reagan nhậm chức năm 1981, ông đã
cam kết một chính phủ tinh gọn và thuế thấp hơn. Tuy nhiên, ông nhận thấy rằng việc cắt giảm lOMoAR cPSD| 47305584
chi tiêu chính phủ gặp nhiều khó khăn chính trị hơn so với việc cắt giảm thuế. Chính điều này đã
khởi đầu cho một thời kỳ thâm hụt ngân sách lớn không chỉ kéo dài trong thời gian tại chức của
Reagan mà còn kéo dài nhiều năm sau đó. Kết quả là, nợ chính phủ tăng từ 26 phần trăm GDP
vào năm 1980 lên 50 phần trăm GDP vào năm 1993.
Như chúng ta đã phân tích trước đó, thâm hụt ngân sách chính phủ làm giảm tiết kiệm quốc gia,
giảm đầu tư và giảm tăng trưởng kinh tế dài hạn, và đó chính xác là lý do việc tăng nợ chính phủ
trong suốt những năm 1980 làm nhiều nhà kinh tế và các nhà chính sách lo lắng. Khi Bill Clinton
chuyển đến Phòng Bầu Dục vào năm 1993 thì việc giảm thâm hụt ngân sách là mục tiêu quan
trọng đầu tiên. Tương tự như vậy khi đảng Cộng Hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội vào năm
1995, việc giảm thâm hụt ngân sách được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của họ.
Cả hai nỗ lực này làm giảm đáng kể quy mô của thâm hụt ngân sách chính phủ, và ngân sách
cuối cùng đã chuyển thành thặng dư. Vào cuối những năm 1990, tỷ lệ nợ/GDP đang giảm xuống.
Tỷ lệ nợ/GDP bắt đầu tăng trở lại trong suốt những năm đầu của tổng thống George W. Bush, khi
ngân sách từ thặng dư chuyển sang thâm hụt. Có ba lý do cho sự thay đổi này. Đầu tiên, tổng
thống Bush kỷ nhiều sắc lệnh cắt giảm một số loại thuế quan trọng mà ông ta đã hứa trong chiến
dịch tranh cử tổng thống vào năm 2000. Thứ hai, vào năm 2001, nền kinh tế trải qua giai đoạn
suy thoái việc giảm sút trong hoạt động kinh tế), khiến tổng thu thuế giảm và chỉ tiêu chính phủ
tăng. Thứ ba, việc chi tiêu cho an ninh quốc gia sau cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 và
hậu quả chiến tranh ở Iraq và Afghanistan làm gia tăng chi tiêu chính phủ,
Việc tăng thật sự đáng kể của tỷ lệ nợ/GDP bắt đầu vào năm 2008, khi nền kinh tế trải qua khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế sâu (chủ đề này sẽ được thảo luận đầy đủ trong những
chương kế tiếp). Suy thoái kinh tế tự động gia tăng thâm hụt ngân sách, và nhiều biện pháp chính
sách được thông qua bởi chính quyền Bush và Obama nhằm chống suy thoái kinh tế làm giảm
tổng thu thuế và tăng chỉ tiêu chính phủ nhiều hơn. Vào năm 2009 và 2010, thâm hụt ngân sách
của chính phủ liên bang là khoảng 10 phần trăm GDP, mức thâm hụt lớn nhất kể từ Chiến tranh
Thế giới thứ II. Vay mượn để tài trợ cho những thâm hụt này dẫn đến gia tăng lớn trong tỷ lệ
nợ/GDP được thể hiện trong hình. Việc đưa ngân sách liên bang quay trở lại con đường bền vững
hoặc giảm tỷ lệ nợ/GDP là một trong những thách thức to lớn về chính sách mà những thế hệ
làm chính sách tương lai phải đối mặt.
Hệ thống tài chính có nhiệm vụ phối hợp tất cả các hoạt động cho vay và đi vay.
Khi các thị trường tài chính mang cung cầu và vốn vay đến cân bằng, chúng giúp phân bổ các
nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế đến nơi sử dụng hiệu quả nhất.
Các thị trường tài chính đảm nhiệm vai trò quan trọng của việc liên kết hiện tại và tương lai.
CHƯƠNG 14: CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN CỦA TÀI CHÍNH
Đôi khi trong cuộc sống, bạn sẽ phải tương tác với hệ thống tài chính của nền kinh tế. Bạn sẽ ký
gửi các khoản tiết kiệm của mình vào một tài khoản ngân hàng, hoặc là sẽ thế chấp tài sản để
mua một căn nhà. Sau khi kiếm được một công việc, bạn sẽ quyết định là có nên đầu tư số tiền
trong tài khoản hưu trí của mình vào cổ phiếu, trái phiếu hoặc các công cụ tài chính khác hay
không. Nếu bạn cố gắng tạo ra một danh mục đầu tư của riêng mình, bạn sẽ phải quyết định giữa
việc mua cổ phiếu của các công ty thành lập lâu đời như General Electric hay cổ phiếu của các
công ty mới hơn như Google. Và bất cứ lúc nào xem tin tức buổi tối, bạn sẽ nghe thông tin về
việc thị trường chứng khoán tăng hay giảm cùng với sự giải thích không rõ ràng vì sao thị trường diễn biến như vậy.
Nếu suy nghĩ kỹ về các quyết định tài chính trong suốt cuộc đời, bạn sẽ thấy có hai yếu tố liên
quan trong hầu hết các quyết định của mình là thời gian và rủi ro. Như chúng ta đã biết trong hai lOMoAR cPSD| 47305584
chương trước, hệ thống tài chính phối hợp tiết | kiệm và đầu tư của nền kinh tế, hai yếu tố quan
trọng của tăng trưởng kinh tế. Một cách cơ bản nhất, hệ thống tài chính liên quan đến các quyết
định và hành động mà chúng ta thực hiện ngày hôm nay và sẽ tác động đến cuộc sống của chúng
ta trong tương lai. Nhưng chúng ta không thể biết trước được tương lai khi một người quyết định
phân bổ khoản tiết kiệm hoặc một công ty quyết định thực hiện một khoản đầu tư thì các quyết
định đó được dựa trên dự đoán về kết quả có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, kết quả thực tế có thể
sẽ khác xa so với những gì đã được kỳ vọng.
Chương này giới thiệu một số công cụ giúp chúng ta hiểu được các quyết định mà mọi người đưa
ra khi họ tham gia vào các thị trường tài chính. Lĩnh vực tài chính phát triển các công cụ rất chi
tiết và bạn có thể chọn các khóa học tập trung vào chủ đề này. Bởi vì hệ thống tài chính là rất
quan trọng đối với sự vận hành của nền kinh tế nên phần lớn các hiểu biết cơ bản về tài chỉnh lại
tập trung vào việc tìm hiểu nền kinh tế hoạt động như thế nào. Các công cụ tài chính cũng có thể
giúp bạn suy nghĩ thông qua một số quyết định mà bạn sẽ thực hiện cho chính cuộc sống của mình.
Chương này gồm 3 chủ đề. Đầu tiên, chúng ta thảo luận làm thế nào để so sánh các khoản tiền tại
các thời điểm khác nhau. Thứ hai, chúng ta thảo luận làm thế nào để quản lý rủi ro. Thứ ba,
chúng ta xây dựng các phân tích về thời gian và rủi ro để xem xét cái gì quyết định giá trị của
một tài sản, ví dụ như là giá trị cổ phần của cổ phiếu chẳng hạn.
GIÁ TRỊ HIỆN TẠI: ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ CỦA TIỀN TỆ THEO THỜI GIAN
Hãy tưởng tượng một ai đó đưa cho bạn 100 USD hôm nay hoặc 100 USD sau 10 năm. Bạn sẽ
chọn cái nào? Đây là một câu hỏi dễ. Nhận được 100 USD hôm nay là tốt hơn bởi vì bạn có thể
gửi số tiền đó vào ngân hàng, bạn vẫn có nó trong 10 năm và được hưởng lãi suất trên 100 USD
suốt 10 năm đó. Bài học là: Một đống hiện tại có giá trị hơn một đồng ở tương lai.
Xem xét một câu hỏi khó hơn: tưởng tượng một người nào đó cho bạn 100. USD hôm nay hoặc
200 USD sau 10 năm. Bạn sẽ chọn cách nào? Để trả lời câu hỏi này, bạn cần một số cách để so
sánh các khoản tiền tại những thời điểm khác nhau. Các nhà kinh tế đưa ra một khái niệm gọi là
giá trị hiện tại. Giá trị hiện tại của bất kỳ một khoản tiền tương lai nào là số tiền cần có ở hiện tại
để tạo ra số | tiền tương lai tương ứng ở mức lãi suất hiện tại.
Để hiểu cách sử dụng khái niệm về giá trị hiện tại, chúng ta cùng xem xét một số ví dụ đơn giản sau:
Câu hỏi: Nếu bạn gửi 100 USD vào tài khoản ngân hàng ngày hôm nay thì nó sẽ có giá trị bao
nhiêu trong N năm? Nghĩa là, giá trị tương lai của 100 USD sẽ là bao nhiêu?
Trả lời: Dùng r để biểu thị mức lãi suất dưới dạng số thập phân (lãi suất 5% có nghĩa = 0,05).
Giả sử lãi được trả hàng năm và số tiền lãi này được để lại trong tài khoản ngân hàng để sinh lãi
– quá trình này được gọi là ghi lãi kép. Như vậy, 100 USD sẽ trở thành:
Mô tả điều này theo công thức chung như sau:
• Nếu r là lãi suất thì số tiền X được nhận sau N năm có giá trị hiện tại là
X/(1+r)N Do khả năng tạo ra lãi suất làm giảm giá trị hiện tại xuống thấp hơn số tiền 1, quả trình
đi tìm giá trị hiện tại của một khoản tiền tương lại được gọi là chiết khấu. Công thức này chỉ ra
một cách chính xác bao nhiêu tiền trong tương lai nên được chiết khấu.
Trở lại câu hỏi trước đó của chúng ta: Bạn nên chọn 100 USD hôm nay hoặc 200 USD sau 10
năm? Chúng ta có thể suy ra từ tính toán về giá trị hiện tại, nếu lãi suất 5% thì ta nên chọn 200
USD sau 10 năm. 200 USD trong tương lai có giá trị hiện tại là 123 USD, nghĩa là lớn hơn 100
USD. Trong trường hợp này tốt hơn là bạn nên chờ để nhận khoản tiền trong tương lai. lOMoAR cPSD| 47305584
Chú ý rằng câu trả lời cho câu hỏi của chúng ta phụ thuộc vào lãi suất. Nếu lãi suất là 8% thì 200
USD sau 10 năm sẽ có giá trị hiện tại là 200USD/(1.08019, tương ứng với 93 USD. Trong
trường hợp này bạn nên chọn 100 USD ngay hôm nay. Tại sao lãi suất lại là một vấn đề trong sự
lựa chọn của bạn? Câu trả lời là lãi suất càng cao thì bạn càng có thể kiếm được nhiều hơn bằng
cách gửi tiền vào ngân hàng, do đó việc nhận được 100 USD ngay hôm nay thì có lợi hơn.
Khái niệm về giá trị hiện tại hữu ích trong nhiều ứng dụng, bao gồm cả các quyết định mà Công
ty phải đối mặt khi định giá các dự án đầu tư. Ví dụ General Motors đang cân nhắc về việc xây
dựng một nhà máy mới. Giả sử nhà máy có giá 100 triệu USD tại thời điểm hiện nay và sẽ mang
lại cho công ty 200 triệu USD sau 10 năm. General Motors có nên thực hiện dự án này không?
Bạn có thể thấy rằng quyết định này giống như một ví dụ mà chúng ta đã nghiên cứu. Để đưa ra
quyết định, công ty sẽ so sánh giá trị hiện tại của 200 triệu USD với chi phí 100 triệu USD.
Do vậy, quyết định của công ty sẽ phụ thuộc vào lãi suất. Nếu lãi suất là 5% thì giá trị hiện tại
của 200 triệu USD thu được từ nhà máy là 123 triệu USD và công ty sẽ lựa chọn bỏ ra chi phí
100 triệu USD. Ngược lại, nếu lãi suất là 8% , thì giá trị hiện tại của khoản tiền thu được chi là
93 triệu USD và công ty sẽ quyết định từ bỏ dự án. Như vậy, khái niệm về giá trị hiện tại giúp
giải thích lý do đầu tư và vì vậy lượng cầu vốn vay sẽ giảm khi lãi suất tăng lên.
Sau đây là một ứng dụng khác của giá trị hiện tại: Giả sử bạn trúng số một triệu USD và có thể
lựa chọn giữa nhân 20.000 USD mỗi năm trong vòng 10 năm (tổng cộng 1.000.000 USD) hoặc
nhận khoản thanh toán ngay lập tức 400.000 USD. Bạn sẽ chọn cách nào? Để có lựa chọn đúng
thì bạn cần phải tính toán giá trị hiện tại của dòng tiền. Giả sử lãi suất là 7%. Sau khi thực hiện
50 phép tính tương tự như trên (một tính toán cho mỗi lần thanh toán) và cộng các kết quả lại,
bạn sẽ tính được giá trị hiện tại của giải thưởng một triệu USD này với lãi suất 7% chỉ là
276.000USD, Tốt hơn bạn nên chọn nhận ngay 400.000 USD. Một triệu USD có vẻ như nhiều
tiền hơn, nhưng dòng tiền tương lại một khi được chiết khấu về hiện tại lại có giá trị thấp hơn nhiều.
Giá trị hiện tại: tổng số tiền hiện tại được quy đổi, sử dụng lãi suất phổ biến, từ dòng tiền tương lai xác định trước.
Giá trị tương lai: tổng số tiền trong tương lai mà khoản tiền hiện tại sẽ mang lại Ứng với mức lãi
suất phổ biến cho trước.
Ghi lãi kép: Sự tích lũy của tổng số tiền, ví dụ như là tiền trong một tài khoản ở ngân hàng khi số
tiền lãi có được lại tiếp tục để lại trong tài khoản để nhận lãi thêm trong tương lai.
Ma thuật của tính lãi kép và quy tắc 70:
Giả sử bạn quan sát một quốc gia có tốc độ tăng trưởng trung bình 1% mỗi năm, trong khi quốc
gia khác có tốc độ tăng trưởng trung bình 3% mỗi năm. Thoạt nhìn thì điều này dường như
không có vẻ gì là một vấn đề lớn. Vậy thì 2% có thể tạo nên sự khác biệt gì?
Câu trả lời là: đó là sự khác biệt lớn. Tốc độ tăng trưởng có vẻ nhỏ khi viết dưới dạng tỷ lệ phần
trăm nhưng là lớn sau khi được kết hợp nhiều năm.
Hãy xem xét một ví dụ. Giả sử Finn và Quinn là hai sinh viên tốt nghiệp đại học - Cả hai có công
việc đầu tiên ở tuổi 22 và có thu nhập 30.000 USD một năm. Finn sống trong một nền kinh tế mà
thu nhập tăng trưởng ở mức 1% mỗi năm, trong khi Quinn Sống ở một nơi thu nhập tăng trưởng
ở mức 3% mỗi năm. Tính toán đơn giản cho thấy những gì diễn ra. Bốn mươi năm sau, khi cả
hai đều 62 tuổi, Finn kiếm được 45.000 USD một năm, trong khi Quinn kiếm được 98.000 USD,
vì chênh lệch 2 điểm phần trăm của tốc độ tăng trưởng đó mà mức lương của Quinn nhiều hơn
hai lần mức lương của Finn.
Một quy tắc cũ, quy tắc ngón tay cái, được gọi là quy tắc 70 rất hữu ích trong việc tìm hiểu tốc
độ tăng trưởng và tác động của phép tính lãi kép. Theo quy tắc 70, nếu một biến tăng trưởng với lOMoAR cPSD| 47305584
tỷ lệ x phần trăm mỗi năm thì biến đó sẽ tăng gấp đôi trong khoảng 70/x năm. Trong nền kinh tế
của Finn, thu nhập tăng ở mức 1% mỗi năm, vì vậy phải mất khoảng 70 năm để thu nhập tăng
gấp đôi. Trong nền kinh tế của Quinn, thu nhập tăng trưởng 3% mỗi năm, vì vậy phải mất
khoảng 70/3, hay 23 năm để thu nhập tăng gấp đôi.
Quy tắc 70 không chỉ áp dụng cho một nền kinh tế đang tăng trường mà còn áp dụng cho một tài
khoản tiết kiệm đang tăng trưởng. Sau đây là một ví dụ: Năm 1791, Ben Franklin mất và để lại
5.000 USD như là một khoản đầu tư trong thời gian 200 năm để hỗ trợ sinh viên y khoa và
nghiên cứu khoa học. Nếu số tiền này tạo ra thu nhập 7% mỗi năm (điều đó, trên thực tế đã có
thể thực hiện được), khoản đầu tư sẽ tăng gấp đôi về giá trị mỗi 10 năm. Hơn 200 năm, nó đã có
thể tăng gấp 20 lần. Vào cuối của giai đoạn 200 năm theo lãi kép, khoản đầu tư sẽ có được giá trị
2ox 5.000 USD, tương đương với khoảng 5 tỷ USD. (Trong thực tế thì 5.000 USD của Franklin
chỉ tăng lên đến 2.000.000 USD sau hơn 200 năm bởi vì một số khoản tiên đã được chi tiêu
trong suốt thời gian đó.)
Các ví dụ này cho thấy, tốc độ tăng trưởng và lãi suất kép qua các năm có thể dẫn đến những kết
quả ngoạn mục. Đó có lẽ là lý do tại sao Albert Einstein đã từng gọi lãi kép là phát hiện toán học
vĩ đại nhất mọi thời đại." QUẢN LÝ RỦI RO
Cuộc sống đầy những tình huống may rủi. Khi trượt tuyết, bạn có thể gặp rủi ro gãy chân. Khi lái
xe đi làm, bạn có thể gặp rủi ro tai nạn xe hơi. Khi đầu tư các khoản tiết kiệm của mình vào thị
trường chứng khoán, bạn có thể gặp rủi ro giá chứng khoán rớt giá. Phản ứng một cách có lý trí
đối với các rủi ro này là không cẩn thiết phải tránh nó bằng mọi giá mà phải tính toán các rủi ro
này vào trong các quyết định của bạn. Hãy xem một người có thể thực hiện điều đó như thế nào.
Tính không thích rủi ro: sự không ưa thích về tính không chắc chắn
Hầu hết mọi người đều không thích rủi ro. Điều này có nghĩa là nhiều người không thích những
điều xấu xảy ra với mình. Nghĩa là việc họ không thích những điều tồi tệ xảy ra thì nhiều hơn là
thích những điều tốt đẹp.
Ví dụ, một người bạn đề nghị với bạn một cơ hội như sau. Anh ta sẽ tung một đồng xu. Nếu đồng
xu ngửa, anh ta sẽ trả bạn 1.000 USD.
Nhưng nếu đồng xu sấp, bạn sẽ phải trả anh ta 1.000 USD, Bạn có chấp nhận mặc cả này không?
Bạn sẽ không chấp nhận nếu bạn sợ rủi ro. Đối với một người không thích rủi ro, nỗi đau mất
1.000 USD là lớn hơn nhiều so với niềm vui từ việc chiến thắng 1.000 USD.
Các nhà kinh tế đã phát triển các mô hình về tính không thích rủi ro bằng việc sử dụng khái niệm
về độ thỏa dụng, thang đo lường sự chủ quan của một người về tính sẵn lòng hay độ thỏa mãn.
Mỗi mức độ giá trị của cải quy định một mức độ thỏa dụng tương ứng, như biểu đồ thể hiện hàm
thỏa dụng ở Hình 1. Tuy nhiên, hàm thỏa dụng có tính chất thỏa dụng biên giảm dần:
Của cải của một người càng nhiều thì độ thỏa dụng của anh ta nhận được từ việc có thêm
một USD sẽ ít đi. Do vậy, hàm thỏa dụng trong hình trở nên thoải hơn khi của cải tăng lên. Do
độ thoả dụng biện:giảm dần nên độ thỏa dụng khi bị mất đi 1.000 USD tiền cược lớn hơn độ thỏa
dụng tăng thêm từ việc thắng cược. Kết quả là mọi người không thích rủi ro.
Sợ rủi ro tạo điểm khởi đầu để giải thích những điều khác nhau mà chúng ta quan sát
được trong nền kinh tế. Hãy xem xét ba vấn đề sau: bảo hiểm, đa dạng hóa và việc đánh đổi giữa rủi ro-sinh lợi.
Thị trường bảo hiểm
Một cách để đối phó với rủi ro là mua bảo hiểm. Đặc tính chung của các hợp đồng bảo
hiểm là khi một người đối mặt với rủi ro thì họ phải trả một khoản phí cho một công ty bảo hiểm
để đổi lại là công ty bảo hiểm đồng ý chấp nhận tất cả hoặc một phần rủi ro của bạn. Có rất nhiều