Lý thuyết chương 15 : Doanh nghiệp độc quyền | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Độc quyền về nguồn lực: 1 nguồn lực quan trọng cần thiết cho quá trình sản xuất được sở hữu bởi1 doanh nghiệp duy nhất. Độc quyền do chính phủ tạo ra: chính phủ trao cho 1 doanh nghiệp duy nhất quyền được sản xuất1 vài loại hàng hóa và dịch vụ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46988474
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN
CHƯƠNG 15: DOANH NGHIỆP ĐỘC QUYỀN
❖ NGUYÊN NHÂN CỦA ĐỘC QUYỀN?
+ Độc quyền về nguồn lực;
+ Các quy định của chính phủ;
+ Quy trình sản xuất: kinh nghiệm sản xuất với chi phí thấp hơn nhà sản xuất khác. ➢
Độc quyền về nguồn lực: 1 nguồn lực quan trọng cần thiết cho quá trình sản xuất được sở
hữu bởi1 doanh nghiệp duy nhất. ➢
Độc quyền do chính phủ tạo ra: chính phủ trao cho 1 doanh nghiệp duy nhất quyền được sản
xuất1 vài loại hàng hóa và dịch vụ. ➢
Độc quyền tự nhiên: doanh nghiệp độc quyền do tình huống mà ở đó 1 doanh nghiệp có thể
cung cấp 1 hàng hóa hay dịch vụ cho toàn bộ thị trường với chi phí thấp hơn là hai hoặc nhiều doanh nghiệp.
❖ CÁC DOANH NGHIỆP ĐỘC QUYỀN ĐƯA RA CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ SẢN XUẤT VÀ
GIÁ CẢ NHƯ THẾ NÀO?
➢ Độc quyền và cạnh tranh.
- Doanh nghiệp cạnh tranh, đường cầu là 1 đường nằm ngang.
- Doanh nghiệp độc quyền, đường cầu dốc xuống (vì doanh nghiệp độc quyền phải chấp nhận bán ở
mức giá thấp hơn nếu như họ muốn tăng lượng bán ra).
❖ DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP ĐỘC QUYỀN. 1 lOMoAR cPSD| 46988474
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN -
Doanh thu biên của 1 doanh nghiệp độc quyền luôn thấp hơn giá bán của hàng hóa (MR < P)
vì đường cầu dốc xuống => để tăng Q bán ra, họ sẽ phải bán ở mức giá thấp hơn. -
Khi doanh nghiệp độc quyền tăng sản lượng bán ra, hành vi này sẽ gây ra 2 hiệu ứng lên tổng doanh thu (P x Q). ➢
Hiệu ứng sản lượng: sản lượng bán ra nhiều hơn, đồng nghĩa Q cao hơn, điều này sẽ dẫn tới
xu hướng tăng lên của tổng doanh thu. ➢
Hiệu ứng giá: giá giảm, đồng nghĩa P thấp hơn, điều này sẽ dẫn tới xu hướng giảm tổng doanh thu.
- Doanh thu biên nhỏ hơn 0 khi hiệu ứng giá đối với doanh thu lớn hơn hiệu ứng sản lượng.
❖ TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN
- Tối đa hóa lợi nhuận tại điểm giao nhau giữa đường doanh thu biên và đường chi phí biên (giống
với doanh nghiệp cạnh tranh).
- Điểm khác biệt giữa thị trường cạnh tranh và thị trường độc quyền là:
+ Thị trường cạnh tranh: giá bán = chi phí biên (P = MR = MC).
+ Thị trường độc quyền: giá bán cao hơn chi phí biên (P > MR = MC).
❖ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP ĐỘC QUYỀN. Lợi nhuận = TR – TC TR TC = ( − ¿Q Q Q = (P-ATC)Q
❖ TỔN THẤT VÔ ÍCH
- Mức sản lượng có hiệu quả xã hội được xác định tại điểm giao nhau giữa đường cầu và đường chi phí biên.
- Doanh nghiệp độc quyền sản xuất ở mức sản lượng thấp hơn mức sản lượng hiệu quả xã hội.
❖ PHÂN BIỆT GIÁ: hành vi bán 1 hàng hóa nào đó theo những mức giá khác nhau cho những
khách hàng khác nhau. (Bao gồm phân biệt giá hoàn hảo vfa phân biệt giá không hoàn hảo). 2 lOMoAR cPSD| 46988474
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ OTHK.VN
- Trong thị trường cạnh tranh không tồn tại việc phân biệt giá bán.
- Để có thể phân biệt giá bán, doanh nghiệp cần phải có quyền lực thị trường ở 1 mức độ nhất định.
❖ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ VỚI DOANH NGHIỆP ĐỘC QUYỀN. - 4 chính sách:
+ Sử dụng bộ luật chống độc quyền nhằm làm cho ngành đó trở nên cạnh tranh hơn.
+ Quản lý/ kiểm soát giá bán của doanh nghiệp độc quyền.
+ Chuyển các doanh nghiệp độc quyền thành các doanh nghiệp nhà nước.
+ Trong trường hợp những thất bại của thị trường là quá nhỏ so với những điểm chưa hoàn thiện của
hệ thống chính sách, họ có thể không làm gì cả. 3