Lý thuyết chương 19 môn kinh tế vĩ mô | Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Để hiểu về các nhân tố xác định cán cân thương mại của một quốc gia và cách thức mà các chính sách của chính phủ có thể tác động đến nó, chúng ta cần một lý thuyết kinh tế vĩ mô giải thích nền kinh tế mở vận hành như thế nào. Chương trước đã giới thiệu một số những biến số kinh tế vĩ mô quan trọng mô tả mối quan hệ của một nền kinh tế với các nền kinh tế khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46831624 Chương 19
Lý thuyết Kinh tế Vĩ mô của nền Kinh tế Mở
Ba thập niên qua, Hoa Kỳ đã liên tục nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn xuất khẩu. Có nghĩa là
xuất khẩu ròng của Hoa Kỳ bị âm. Trong khi các nhà kinh tế tranh luận liệu rằng tình trạng thâm hụt
thương mại này có trở thành vấn đề lớn đối với nền kinh tế Hoa Kỳ hay không thì cộng đồng kinh
doanh của quốc gia này lại có quan điểm rất mạnh mẽ. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng thâm
hụt thương mại phản ánh hiện tượng cạnh tranh không công bằng: các doanh nghiệp nước ngoài được
cho phép bán hàng hóa của họ trên thị trường Hoa Kỳ trong khi chính phủ các nước lại ngăn cản các
doanh nghiệp Hoa Kỳ bán hàng hóa trên đất nước của họ.
Hãy tưởng tượng rằng bạn là tổng thống và bạn muốn chấm dứt tình trạng thâm hụt thương mại này.
Bạn sẽ nên làm gì? Bạn có nên hạn chế nhập khẩu, có thể bằng cách ban hành hạn ngạch đối với hàng
dệt may của Trung Quốc hay xe hơi từ Nhật Bản? Hay bạn có nên cố gắng tạo ra các ảnh hưởng đến
thâm hụt cán cân thương mại của quốc gia theo những cách thức nào khác không?
Để hiểu về các nhân tố xác định cán cân thương mại của một quốc gia và cách thức mà các chính sách
của chính phủ có thể tác động đến nó, chúng ta cần một lý thuyết kinh tế vĩ mô giải thích nền kinh tế
mở vận hành như thế nào. Chương trước đã giới thiệu một số những biến số kinh tế vĩ mô quan trọng
mô tả mối quan hệ của một nền kinh tế với các nền kinh tế khác, bao gồm xuất khẩu ròng, dòng vốn ra
ròng, và tỷ giá hối đoái thực và danh nghĩa. Chương này sẽ phát triển một mô hình nhằm tìm ra các
nhân tố giúp xác định các biến số này và chỉ ra cách thức các biến số này liên quan với nhau như thế nào.
Chúng ta xây dựng mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở này dựa trên phân tích trước đây theo hai
phương diện. Thứ nhất, mô hình giả định giá trị GDP của nền kinh tế được xác định trước. Chúng ta giả
định rằng sản lượng hàng hóa và dịch vụ, đo lường theo giá trị GDP thực, được xác định bởi cung các
yếu tố sản xuất và trạng thái công nghệ cho trước giúp chuyển các nhập lượng này thành sản lượng
đầu ra. Thứ hai, mô hình lấy mức giá chung của nền kinh tế cũng được xác định trước. Chúng ta giả
định rằng mức giá chung điều chỉnh để đưa cung và cầu tiền về trạng thái cân bằng. Nói cách khác,
chương này lấy điểm khởi đầu cũng như những bài học đã học ở các chương trước về cách thức xác
định sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế.
Mục tiêu của mô hình ở chương này là nhằm nhấn mạnh các nhân tố xác định cán cân thương mại và
tỷ giá hối đoái của nền kinh tế. Theo nghĩa này, mô hình mà ta xây dựng ở đây có tính đơn giản: nó áp
dụng các công cụ về cung và cầu trong một nền kinh tế mở. Tuy nhiên, mô hình này cũng phức tạp hơn
các mô hình trước đây mà chúng ta đã từng thấy bởi vì nó bao gồm việc xem xét đồng thời cả hai thị
trường: thị trường vốn vay và thị trường ngoại hối. Sau khi phát triển mô hình nền kinh tế mở, chúng
ta sử dụng mô hình này để xem xét các sự kiện và các chính sách khác nhau tác động như thế nào đến
cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái của một quốc gia. Chúng ta cũng sẽ có thể xác định được các
chính sách chính phủ giúp đảo chiều tình trạng thâm hụt cán cân thương mại mà nền kinh tế Hoa Kỳ
vốn dĩ đã trải qua suốt ba thập niên vừa rồi. lOMoAR cPSD| 46831624 1
Cung và cầu vốn vay và cung và cầu ngoại hối
Để hiểu những lực tác động này vận hành như thế nào trong một nền kinh tế mở, chúng ta tập trung
vào cung và cầu ở hai thị trường. Đầu tiên là thị trường vốn vay, nơi kết nối giữa tiết kiệm và đầu tư
của nền kinh tế và dòng vốn vay từ nước ngoài (gọi là dòng vốn ra ròng). Thứ hai là thị trường ngoại
hối, nơi kết nối những người muốn trao đổi nội tệ với đồng tiền của các nước khác. Trong phần này,
chúng ta thảo luận về cung và cầu trên mỗi thị trường. Ở phần tiếp theo, chúng ta đặt các thị trường
này lại với nhau để giải thích cân bằng tổng quát của một nền kinh tế mở.
Thị trường vốn vay
Khi lần đầu tiên phân tích về vai trò của hệ thống tài chính ở Chương 13, chúng ta đã đưa ra một giả
định đơn giản rằng hệ thống tài chính chỉ bao gồm một thị trường, còn được gọi là thị trường vốn vay.
Tất cả những người tiết kiệm đến thị trường này để ký gửi số tiền tiết kiệm của họ, và tất cả những
người đi vay đến thị trường này để vay nợ. Trên thị trường này có một mức lãi suất mà nó đồng thời là
sinh lợi của tiết kiệm và chi phí của việc đi vay.
Để hiểu được thị trường vốn vay trong một nền kinh tế mở, điểm bắt đầu là một đồng nhất thức đã
được thảo luận ở chương trước: S = I + NCO
Tiết kiệm = Đầu tư nội địa + Dòng vốn ra ròng.
Bất cứ khi nào một quốc gia tiết kiệm một đồng từ thu nhập của mình, quốc gia này có thể sử dụng số
tiền đó để tài trợ cho việc mua sắm vốn nội địa hay để tài trợ cho việc mua sắm một tài sản ở nước
ngoài. Hai vế của đồng nhất thức này thể hiện hai mặt của thị trường vốn vay. Cung vốn vay đến từ tiết
kiệm quốc gia (S), và cầu vốn đến từ đầu tư nội địa (I) và dòng vốn ra ròng (NCO).
Vốn vay nên được diễn giải như là lưu lượng nguồn lực sẵn có được hình thành trong nước dùng cho
việc tích lũy vốn. Việc mua tài sản vốn cộng thêm vào cầu vốn vay, bất kể tài sản này đặt tại nước nhà
(I) hay nước ngoài (NCO). Bởi vì dòng vốn ra ròng có thể là dương hay âm, nó có thể hoặc là được cộng
vào hay trừ ra từ cầu vốn vay hình thành từ đầu tư nội địa. Khi NCO > 0, quốc gia đang có dòng vốn ra
ròng; mua vốn nước ngoài ròng cộng thêm vào cầu vốn vay hình thành trong nước. Khi NCO < 0, quốc
gia đang trải qua dòng vốn vào ròng; nguồn lực vốn đến từ nước ngoài làm giảm cầu vốn vay được tạo ra trong nước.
Như chúng ta đã học được từ thảo luận về thị trường vốn vay trước đây, lượng cung vốn và lượng cầu
vốn vay phụ thuộc vào lãi suất thực. Một mức lãi suất thực cao hơn khuyến khích người ta tiết kiệm và
vì vậy làm tăng lượng cung vốn vay. Mức lãi suất cao hơn cũng làm cho việc vay vốn để tài trợ cho các
dự án đầu tư vốn trở nên đắt đỏ hơn, cho nên nó không khuyến khích đầu tư và làm giảm lượng cầu vốn vay.
Bên cạnh tác động đến tiết kiệm quốc gia và đầu tư nội địa, lãi suất thực của một quốc gia còn tác
động đến dòng vốn ra ròng của quốc gia đó. Để trả lời câu hỏi tại sao, chúng ta hãy xem xét hai quỹ
tương hỗ - một ở Hoa Kỳ và một ở Đức – hai quỹ này đang quyết định hoặc là mua trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ hay lOMoAR cPSD| 46831624 2
mua trái phiếu chính phủ Đức. Người quản lý quỹ tương hỗ sẽ thực hiện quyết định này một phần
bằng cách so sánh lãi suất thực ở Hoa Kỳ và ở Đức. Khi lãi suất thực ở Hoa kỳ tăng lên, trái phiếu Hoa
Kỳ trở nên hấp dẫn hơn đối với cả hai quỹ. Do vậy, lãi suất thực Hoa Kỳ gia tăng sẽ không khuyến khích
người Mỹ mua tài sản nước ngoài và khuyến khích người nước ngoài mua tài sản của Hoa Kỳ. Vì cả hai
lý do này, mức lãi suất thực cao ở Hoa Kỳ làm giảm dòng vốn ra ròng ở quốc gia này. Hình 1
Chúng ta thể hiện thị trường vốn vay trên đồ thị cung và cầu quen thuộc ở Hình 1. Như phân tích của
chúng ta trước đây về hệ thống tài chính, đường cung dốc lên bởi vì một mức lãi suất cao hơn làm tăng
lượng cung vốn vay, và đường cầu dốc xuống vì lãi suất càng cao hơn thì càng làm giảm lượng cầu vốn
vay. Tuy nhiên, không giống như thảo luận trước đây, giờ đây phía cầu của thị trường thể hiện hành vi
của cả đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng. Có nghĩa là trong một nền kinh tế mở, cầu vốn vay không chỉ
đến từ những người muốn có được vốn để mua hàng hóa vốn nội địa mà còn đến từ những người
muốn có vốn để mua tài sản nước ngoài.
Lãi suất điều chỉnh để đưa cung và cầu vốn vay đến trạng thái cân bằng. Nếu lãi suất ở mức thấp hơn
mức cân bằng, lượng cung vốn vay sẽ ít hơn lượng cầu vốn vay. Kết quả thiếu hụt nguồn vốn sẽ đẩy
mức lãi suất tăng lên. Ngược lại, nếu lãi suất cao hơn mức lãi suất cân bằng, lượng cung vốn vượt
lượng cầu vốn. Sự dư thừa vốn sẽ đưa lãi suất giảm xuống. Tại mức lãi suất cân bằng, lượng cung vốn
vay chính xác bằng với lượng cầu. Có nghĩa là, tại mức lãi suất cân bằng, tổng số cung vốn mà những
người muốn tiết kiệm cân bằng một cách chính xác với lượng cầu vốn cho đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng mong muốn.
Thị trường ngoại hối
Thị trường thứ hai trong mô hình của chúng ta về nền kinh tế mở là thị trường ngoại hối. Những tác
nhân tham gia trong thị trường này trao đổi nội tệ với tiền tệ của các nước khác. Để hiểu được thị
trường ngoại hối, chúng ta bắt đầu với một đồng nhất thức khác ở chương trước: NCO = NX
Dòng vốn ra ròng = Xuất khẩu ròng.
Đồng nhất thức này tuyên bố rằng khoảng mất cân bằng giữa mua và bán tài sản vốn nước ngoài (NCO)
bằng với khoảng mất cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (NX). Ví dụ, khi nền
kinh tế Hoa Kỳ đang có thặng dư thương mại (NX > 0), người nước ngoài đang mua nhiều hàng hóa và
dịch vụ của Hoa Kỳ hơn là người Mỹ đang mua hàng hóa và dịch vụ nước ngoài. Người Mỹ làm gì với
lượng ngoại tệ mà họ có được từ việc bán ròng hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài? Họ nhất định đang
mua tài sản nước ngoài, vì vậy vốn của Hoa Kỳ đang chảy ra bên ngoài (NCO > 0). Ngược lại, nếu Hoa Kỳ
dang thâm hụt thương mại (NX < 0), người Mỹ đang chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài
nhiều hơn là những gì họ đang nhận được từ việc bán hàng hóa và dịch vụ ra bên ngoài. Một phần của
khoản chi tiêu này phải được tài trợ bởi việc bán tài sản của người Mỹ ra bên ngoài, vì vậy vốn nước
ngoài đang chảy vào Hoa Kỳ (NCO < 0). lOMoAR cPSD| 46831624 3
Mô hình nền kinh tế mở của chúng ta xử lý hai vế của đồng nhất thức này tương tự như hai mặt của thị
trường ngoại hối. Dòng vốn ra ròng đại diện lượng cung nội tệ dùng cho mục đích mua tài sản nước
ngoài. Ví dụ, khi một quỹ tương hỗ Hoa Kỳ muốn mua trái phiếu chính phủ Nhật, quỹ này cần đổi đô la
ra yên, do vậy nó cung đô la trên thị trường ngoại hối. Xuất khẩu ròng thể hiện lượng cầu đô la cho
mục đích mua xuất khẩu ròng hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ. Ví dụ, khi một hãng hàng không Nhật
muốn mua một chiếc máy bay của Boeing, hãng này cần chuyển yên thành đô la, vì vậy mà nó cầu đô la
trên thị trường ngoại hối.
Mức giá cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường ngoại hối là gì? Câu trả lời là tỷ giá hối đoái thực.
Như chúng ta đã thấy ở chương trước, tỷ giá hối đoái thực là giá tương đối giữa hàng hóa nước ngoài
và hàng hóa trong nước, và vì vậy nó chính là nhân tố quan trọng xác định xuất khẩu ròng. Khi tỷ giá
hối đoái thực của Hoa Kỳ lên giá (số đo tỷ giá hối đoái thực ở Hoa Kỳ giảm), hàng hóa Hoa Kỳ trở nên
mắc hơn so với hàng hóa nước ngoài, làm cho hàng hóa Hoa Kỳ ít hấp dẫn hơn đối với cả người tiêu
dùng trong và ngoài nước. Kết quả là xuất khẩu từ Hoa Kỳ giảm, và nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng lên. Vì
cả hai lý do này, xuất khẩu ròng giảm. Vì vậy, tỷ giá hối đoái thực ở Hoa Kỳ lên giá (giảm số đo) làm
giảm lượng cầu đô la trên thị trường ngoại hối. Do vậy, chúng ta hoàn toàn có thể lập luận tương tư
cho tỷ giá hối đoái thực của Việt Nam trong trường hợp lên giá hay giảm giá trong mối quan hệ với
xuất khẩu ròng của Việt Nam. Hình 2
Hình 2 chỉ ra quan hệ cung và cầu trên thị trường ngoại hối. Đường cầu dốc lên vì lý do mà chúng ta
mới vừa thảo luận: tỷ giá hối đoái thực ở Hoa Kỳ lên giá (giảm số đo) làm hàng hóa Hoa Kỳ trở nên
mắc hơn và giảm lượng cầu đô la dùng để mua các hàng hóa này. Đường cung dốc đứng vì lượng cung
đô la cho dòng vốn ra ròng không phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái thực. (Như đã thảo luận trước đây,
dòng vốn ra ròng phụ thuộc vào lãi suất thực. Khi thảo luận về thị trường ngoại hối, chúng ta cho lãi
suất thực và dòng vốn ra ròng là cho trước).
Lúc đầu có vẻ như khá lạ lẫm khi cho rằng dòng vốn ra ròng không phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái. Xét
trường hợp của Hoa Kỳ, rốt cuộc thì ứng với một giá trị trao đổi của đô la cao hơn (tỷ giá hối đoái thực
ở Hoa Kỳ lên giá hay giảm số đo) không chỉ làm cho hàng hóa nước ngoài rẻ hơn đối với người mua
Hoa Kỳ mà còn làm cho tài sản nước ngoài ít đắt đỏ hơn. Người ta có thể đoán rằng tài sản nước ngoài
sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Nhưng nên nhớ rằng một nhà đầu tư Hoa Kỳ cuối cùng sẽ mong muốn chuyển
tài sản nước ngoài cũng như lợi nhuận thu được từ các tài sản này sang đô la. Ví dụ, đô la có giá trị cao
thì người Mỹ mua được cổ phiếu rẻ hơn từ một công ty Nhật, nhưng khi cổ phiếu được trả cổ tức, thì
những khoản thu nhập cổ tức này lại dưới dạng yên. Khi các khoản thu nhập dạng yên Nhật được
chuyển sang đô la, giá trị đô la cao có nghĩa là khoản cổ tức yên này sẽ mua được ít đô la hơn. Do vậy,
thay đổi tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến cả chi phí mua tài sản nước ngoài và nguồn thu lợi nhận được
từ chúng, và cả hai tác động này bù trừ lẫn nhau. Vì tất cả những lý do này, mô hình nền kinh tế mở
của chúng ta thừa nhận rằng dòng vốn ra ròng không phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái thực, như đã được
thể hiện bởi đường cung dốc đứng trong Hình 2. lOMoAR cPSD| 46831624 4
Tỷ giá hối đoái thực thay đổi nhằm bảo đảm cân bằng trên thị trường này. Có nghĩa là tỷ giá hối đoái
thực điều chỉnh để cân bằng cung và cầu đô la cũng tương tự như giá của bất kỳ hàng hóa nào điều
chỉnh để cân bằng cung và cầu hàng hóa đó. Nếu tỷ giá hối đoái thực cao hơn mức cân bằng, lượng
cung đô la sẽ ít hơn lượng cầu đô la. Kết quả là sự thiếu hụt đô la sẽ đẩy giá trị đô la tăng lên (số đo tỷ
giá hối đoái thực giảm xuống). Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái thực thấp hơn mức cân bằng, lượng cung
đô la vượt lượng cầu đô la. Dư thừa đô la sẽ làm giá trị đô la giảm xuống (số đo tỷ giá hối đoái thực
tăng lên). Tại mức tỷ giá hối đoái thực cân bằng, cầu đô la bởi người nước ngoài xuất phát từ xuất
khẩu ròng hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ cân bằng chính xác với cung đô la của người Mỹ từ dòng
vốn ra ròng của Hoa Kỳ.
KIỂM TRA NHANH: Hãy mô tả nguồn cung và cầu trên thị trường vốn vay và trên thị trường ngoại hối. Bạn có biết
Ngang Bằng Sức Mua như là một Trường Hợp Đặc Biệt
Một bạn đọc nghiên cứu cẩn thận về quyển sách này có thể đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta lại phát triển lý thuyết về tỷ giá hối ở
đây? Tại sao chúng ta đã không thực hiện điều này ở chương trước?
Như các bạn có thể nhớ lại, chương trước đã phát triển lý thuyết về tỷ giá hối đoái được gọi là ngang bằng sức mua. Lý thuyết
này xác nhận rằng một đô la (hay bất kỳ một đồng tiền nào khác) phải mua được cùng số lượng hàng hóa và dịch vụ ở mỗi quốc
gia. Do vậy, tỷ giá hối đoái thực là cố định, và tất cả những thay đổi của tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa hai đồng tiền phản ánh sự
thay đổi mức giá ở hai quốc gia đó.
Mô hình tỷ giá hối đoái được phát triển ở đây có liên quan đến lý thuyết ngang bằng sức mua. Theo lý thuyết này, thương mại
quốc tế phản ứng một cách nhanh chóng trước sự chênh lệch giá cả quốc tế. Nếu hàng hóa rẻ hơn ở một quốc gia này so với
quốc gia khác, sẽ có xuất khẩu từ quốc gia thứ nhất – nơi giá hàng hóa rẻ hơn, sang quốc gia thứ hai – nơi giá hàng hóa cao hơn,
cho đến khi nào sự khác biệt giá biến mất. Nói cách khác, lý thuyết ngang bằng sức mua giả định rằng xuất khẩu ròng có độ nhạy
cao trước những thay đổi nhỏ của tỷ giá hối đoái thực. Nếu xuất khẩu ròng trong thực tế quá nhạy, đường cầu trong Hình 2 sẽ nằm ngang.
Vì thế, lý thuyết ngang bằng sức mua có thể được xem như một trường hợp đặc biệt của mô hình được xem xét ở đây. Trong
trường hợp đặc biệt đó, đường cầu ngoại hối, thay vì có độ dốc hướng xuống, thì lại nằm ngang tại mức tỷ giá hối đoái thực mà
nó bảo đảm ngang bằng sức mua giữa nước nhà và nước ngoài. Trường hợp đặc biệt đó là một điểm tốt khi nghiên cứu tỷ giá hối
đoái, nhưng nó vẫn chưa kết thúc câu chuyện này.
Do vậy, chương này tập trung vào trường hợp thực tế hơn theo đó đường cầu ngoại hối dốc xuống. Điều này cho phép khả năng
tỷ giá hối đoái thực thay đổi theo thời gian, như trong thực tế nó đang xảy ra ở thế giới thực của chúng ta. 5 lOMoAR cPSD| 46831624
Cân bằng của nền kinh tế mở
Đến đây, chúng ta đã thảo luận về cung và cầu trên cả hai thị trường: thị trường vốn vay và thị trường
ngoại hối. Bây giờ, hãy xem xét các thị trường này có quan hệ với nhau như thế nào.
Dòng vốn ra ròng: Mối liên kết giữa hai thị trường
Hãy bắt đầu bằng cách tóm tắt những gì đã học được cho đến bây giờ trong chương này. Chúng ta
đang thảo luận cách thức một nền kinh tế phối hợp bốn biến số kinh tế vĩ mô quan trọng: tiết kiệm
quốc gia (S), đầu tư nội địa (I), dòng vốn ra ròng (NCO) và xuất khẩu ròng (NX). Hãy ghi nhớ đồng nhất thức sau đây: S = I + NCO Và NCO = NX.
Trên thị trường vốn vay, cung đến từ tiết kiệm quốc gia (S), cầu đến từ đầu tư nội địa (I) và dòng vốn ra
ròng (NCO), và lãi suất thực giúp cân bằng cung và cầu. Trên thị trường ngoại hối, cung đến từ dòng
vốn ra ròng (NCO), cầu đến từ xuất khẩu ròng (NX), và tỷ giá hối đoái thực cân bằng giữa cung và cầu.
Dòng vốn ra ròng là biến số nối kết giữa hai thị trường. Trên thị trường vốn vay, dòng vốn ra ròng là
một phần của cầu. Một người muốn mua một tài sản nước ngoài phải tài trợ khoản mua này bằng cách
tìm được nguồn trên thị trường vốn vay. Trên thị trường ngoại hối, dòng vốn ra ròng là nguồn cung.
Một người muốn mua một tài sản của nước khác phải cung nội tệ để đổi lấy loại tiền tệ của đất nước đó.
Nhân tố xác định quan trọng của dòng vốn ra ròng, như chúng ta đã thảo luận, là lãi suất thực. Khi lãi
suất ở Hoa Kỳ cao, việc sở hữu tài sản Hoa Kỳ trở nên hấp dẫn hơn, và dòng vốn ra ròng của Hoa Kỳ
thấp. Hình 3 chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa lãi suất và dòng vốn ra ròng. Đường biểu diễn dòng
vốn ra ròng này là sự nối kết giữa thị trường vốn vay và thị trường ngoại hối. Hình 3
Cân bằng đồng thời cả hai thị trường
Giờ đây, chúng ta đặt tất cả các mảnh ghép của mô hình lại với nhau trong Hình 4. Hình này chỉ ra cách
thức thị trường vốn vay và thị trường ngoại hối cùng nhau xác định các biến số kinh tế vĩ mô quan
trọng của một nền kinh tế mở. Hình 4
Hình 4(a) của hình mô tả thị trường vốn vay (lấy từ Hình 1). Cũng như trước đó, tiết kiệm quốc gia là
nguồn cung vốn. Đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng là nguồn cầu vốn. Mức lãi suất thực cân bằng (r1)
là mức lãi suất tại đó lượng cung vốn ngang bằng với lượng cầu vốn. lOMoAR cPSD| 46831624 6
Hình 4(b) trong hình thể hiện dòng vốn ra ròng (lấy từ Hình 3). Phần hình này chỉ ra cách thức lãi suất
từ Hình 4(a) xác định dòng vốn ra ròng. Một mức lãi suất càng cao tại nước nhà sẽ làm cho tài sản nội
địa trở nên hấp dẫn hơn và điều này đến lượt nó làm giảm dòng vốn ra ròng. Do vậy, đường dòng vốn
ra ròng ở Hình 4(b) dốc xuống.
Hình 4(c) của hình mô tả thị trường ngoại hối (lấy từ Hình 2). Bởi vì tài sản nước ngoài phải được mua
bởi tiền tệ nước ngoài, lượng vốn ra ròng ở Hình 4(b) xác định cung nội tệ cần thiết để đổi lấy tiền tệ
nước ngoài. Tỷ giá hối đoái thực không tác động đến dòng vốn ra ròng, vì vậy mà đường cung dốc
đứng. Cầu nội tệ đến từ xuất khẩu ròng. Bởi vì tỷ giá hối đoái thực giảm giá (số đo tỷ giá hối đoái thực
tăng) làm tăng xuất khẩu ròng, đường cầu ngoại hối dốc lên. Mức tỷ giá hối đoái thực cân bằng (E1)
giúp cân bằng giữa lượng cung và lượng cầu trên thị trường ngoại hối.
Hai thị trường được chỉ ra trong Hình 4 xác định hai mức giá có liên quan với nhau: lãi suất thực và tỷ
giá hối đoái thực. Lãi suất thực được xác định ở Hình 4(a) là mức giá của hàng hóa và dịch vụ hiện tại
có liên quan với giá hàng hóa và dịch vụ trong tương lai. Tỷ giá hối đoái thực được xác định ở Hình 4(c)
là mức giá của hàng hóa và dịch vụ trong nước liên quan với giá hàng hóa và dịch vụ nước ngoài. Cả hai
mức giá có liên quan với nhau này (lãi suất thực và tỷ giá hối đoái thực) điều chỉnh đồng thời để cân
bằng giữa cung và cầu trên cả hai thị trường. Vì cả hai mức giá này vận hành theo cơ chế như vậy nên
chúng xác định tiết kiệm quốc gia, đầu tư nội địa, dòng vốn ra ròng và xuất khẩu ròng. Ngay sau đây,
chúng ta sẽ sử dụng mô hình này để xem tất cả các biến số trên sẽ thay đổi như thế nào khi có một vài
chính sách hay sự kiện xảy ra làm dịch chuyển một trong các đường biểu diễn này.
KIỂM TRA NHANH: Trong mô hình của nền kinh tế mở vừa mới được phát triển, hai thị trường xác định
hai mức giá có liên quan với nhau. Đó là những thị trường nào? Hai mức giá có liên quan với nhau này là gì? Bạn có biết
Thoái ra khỏi sự rối rắm giữa Cung và Cầu
Giả sử người chủ vườn táo quyết định mua một số táo của chính mình. Quyết định này thể hiện sự tăng lên bên phía cầu táo hay
giảm đi của phía cung táo? Trả lời theo cách nào cũng có thể bào chữa được, và chúng ta càng cẩn thận trong các phân tích tiếp
theo, sẽ không có gì quan trọng có thể làm ảnh hưởng đến câu trả lời được chọn. Đôi khi cách thức chúng ta phân chia giữa cung
và cầu có tính độc đoán.
Trong mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở được phát triển ở chương này, sự phân chia các giao dịch giữa “cung” và “cầu”
cũng mang một chút sự độc đoán. Điều này đúng đối với cả thị trường vốn vay và thị trường ngoại hối.
Trước tiên, hãy xem xét thị trường vốn vay. Mô hình xem dòng vốn ra ròng như là một phần của cầu vốn vay. Nhưng thay vì viết S
= I + NCO, chúng ta có thể dễ dàng viết là S – NCO = I. Khi phương trình được viết lại theo cách này, một dòng vốn ra ròng có vẻ
giống như một sự sụt giảm cung vốn vay. Cả hai cách đều vận hành có ý nghĩa. Diễn dịch thứ nhất (S = I + NCO) nhấn mạnh quỹ
vốn tạo ra trong nước được sử dụng hoặc là trong nước hay nước ngoài. Cách diễn dịch thứ hai (S – NCO = I) nhấn 7 lOMoAR cPSD| 46831624
mạnh quỹ vốn vay sẵn có cho đầu tư nội địa được tạo ra từ trong nước hay từ nước ngoài. Sự khác
nhau này có tính ngữ nghĩa hơn là thực tế tồn tại của hiện tượng.
Tương tự, hãy xem xét thị trường ngoại hối. Trong mô hình của chúng ta, với trường hợp xem xét tại
Hoa Kỳ, xuất khẩu ròng là nguồn cầu đô la, và dòng vốn ra ròng là nguồn cung đô la. Vì thế, khi một
cư dân Hoa Kỳ nhập một chiếc xe hơi sản xuất ở Nhật, mô hình chúng ta xem giao dịch đó như một
sự sụt giảm của lượng cầu đô la (bởi vì xuất khẩu ròng giảm) hơn là một sự gia tăng của lượng cung
đô la. Tương tự, khi một công dân Nhật mua một trái phiếu của chính phủ Hoa Kỳ, mô hình chúng ta
xem giao dịch này như là một sự sụt giảm lượng cung đô la (bởi vì dòng vốn ra ròng giảm) hơn là
một sự gia tăng lượng cầu đô la. Trước tiên, định nghĩa của những thuật ngữ này có vẻ đôi chút
không tự nhiên, nhưng nó sẽ chứng minh sự hữu ích khi phân tích các tác động của những chính sách khác nhau.
Cách thức các chính sách và các sự kiện tác động đến một nền kinh tế mở
Mô hình giúp giải thích các biến số kinh tế vĩ mô được xác định như thế nào trong một nền kinh tế mở
đã được phát triển, bây giờ chúng ta có thể sử dụng mô hình này để phân tích sự thay đổi của chính
sách và các sự kiện khác tác động đến cân bằng của nền kinh tế như thế nào. Để tiếp tục, hãy nhớ rằng
mô hình của chúng ta chỉ đề cập đến cung và cầu trên cả hai thị trường: thị trường vốn vay và thị
trường ngoại hối. Khi sử dụng mô hình này để phân tích bất kỳ sự kiện gì, chúng ta có thể áp dụng ba
bước được liệt kê ở Chương 4. Đầu tiên, chúng ta xác định sự kiện này tác động đến đường cung và
đường cầu nào. Thứ hai, chúng ta xác định các đường này dịch chuyển theo hướng nào. Thứ ba, chúng
ta sử dụng sơ đồ cung và cầu để xác định những dịch chuyển này làm thay đổi sự cân bằng của nền kinh tế như thế nào.
Thâm hụt ngân sách của chính phủ
Trước đây, khi lần đầu tiên thảo luận về cung và cầu trên thị trường vốn vay trong quyển sách này,
chúng ta đã xác định những tác động của thâm hụt ngân sách của chính phủ xảy ra khi chi tiêu vượt
quá thu nhập của chính phủ. Bởi vì thâm hụt ngân sách chính phủ thể hiện tiết kiệm chính phủ là con
số âm, nó làm giảm tiết kiệm quốc gia (tổng tiết kiệm của tư nhân và chính phủ). Vì thế, thâm hụt ngân
sách chính phủ làm giảm cung vốn vay, tăng lãi suất và lấn át đầu tư. Hình 5
Bây giờ, hãy xem xét tác động của thâm hụt ngân sách đối với một nền kinh tế mở. Trước tiên, đường
nào của mô hình dịch chuyển? Theo như trong một nền kinh tế đóng, tác động ban đầu của thâm hụt
ngân sách là vào tiết kiệm quốc gia và do vậy nó tác động đến đường cung vốn vay. Thứ hai, đường
cung này dịch chuyển theo hướng nào? Một lần nữa như trong một nền kinh tế đóng, thâm hụt ngân
sách thể hiện tiết kiệm chính phủ âm, vì vậy nó làm giảm tiết kiệm quốc gia và dịch chuyển đường cung
vốn vay sang trái. Điều này được chỉ ra trong Hình 5(a) dịch chuyển từ S1 sang S2 .
Bước thứ ba và cũng là bước cuối cùng là so sánh giữa những điểm cân bằng cũ và mới. Hình 5(a) cho
thấy tác động của thâm hụt ngân sách đối với thị trường vốn vay của Hoa Kỳ. Ứng với mức vốn cho vay
có sẵn đến người đi vay ít hơn trên thị trường tài chính Hoa Kỳ, lãi suất tăng từ r1 sang r2 để cân bằng lOMoAR cPSD| 46831624
giữa cung và cầu. Đối mặt với mức lãi suất cao hơn, những người đi vay trên thị trường vốn vay sẽ chọn 8
vay ít hơn. Sự thay đổi này thể hiện trong hình là sự di chuyển từ điểm A sang điểm B dọc theo đường
cầu vốn vay. Đặc biệt là các hộ gia đình và các doanh nghiệp giảm mua sắm hàng hóa vốn. Như trong
một nền kinh tế đóng, thâm hụt ngân sách lấn át đầu tư nội địa.
Tuy nhiên, trong một nền kinh tế mở, cung vốn vay giảm có thêm tác động khác. Hình 5(b) chỉ ra rằng
sự gia tăng lãi suất từ r1 sang r2 làm giảm dòng vốn ra ròng. [Dòng vốn ra ròng giảm đi này cũng là một
phần của lượng cầu vốn vay giảm thể hiện bởi sự di chuyển từ điểm A sang điểm B trong Hình 5(a)].
Bởi vì tiết kiệm được để lại nước nhà giờ đây nhận được sinh lợi cao hơn, việc đầu tư ra nước ngoài
trở nên kém hấp dẫn hơn, và những cư dân trong nước mua ít tài sản nước ngoài hơn. Mức lãi suất
cao hơn cũng hấp dẫn những nhà đầu tư nước ngoài, những người muốn nhận được sinh lợi cao hơn
từ tài sản của Hoa Kỳ. Vì vậy, khi thâm hụt ngân sách làm tăng lãi suất, cả hành vi trong và ngoài nước
đều gây nên sự giảm sút của dòng vốn ra ròng của Hoa Kỳ. lOMoAR cPSD| 46831624 chính sách thương mại chính sách của chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hóa và dịch vụ mà lOMoAR cPSD| 46831624
Hình 5(c) thể hiện tác động của thâm hụt ngân sách đối với thị trường ngoại hối như thế nào. Bởi vì một quốc gia
xuất khẩu hay dòng vốn ra ròng giảm, người ta cần ít ngoại tệ hơn để mua tài sản nước ngoài, và vì vậy mà cung đô la nhập khẩu.
ít hơn trên thị trường ngoại hối. Đường cung đô la dịch chuyển sang trái từ S1 sang S2. Cung đô la giảm
làm cho tỷ giá hối đoái thực lên giá (số đo tỷ giá hối đoái thực giảm) từ E1 xuống E2. Có nghĩa là đô la
trở nên có giá hơn so với các đồng tiền nước ngoài. Đến lượt nó, sự lên giá này làm cho hàng hóa Hoa
Kỳ mắc hơn so với hàng hóa nước ngoài. Bởi vì cả người trong và ngoài nước đều dịch chuyển việc mua
sắm của họ ra khỏi các hàng hóa đắt đỏ hơn của Hoa Kỳ, xuất khẩu từ Hoa Kỳ giảm, và nhập khẩu của
Hoa Kỳ tăng lên. Vì cả hai nguyên nhân này, xuất khẩu ròng của Hoa Kỳ giảm xuống. Do vậy, trong một
nền kinh tế mở, thâm hụt ngân sách chính phủ làm tăng lãi suất thực, lấn át đầu tư trong nước, gây
nên sự lên giá nội tệ, và đẩy cán cân thương mại vào trạng thái thâm hụt.
Một ví dụ quan trọng của bài học này đã xảy ra với Hoa Kỳ vào thập niên 1980. Ngay sau khi Ronald
Reagan trúng cử tổng thống vào năm 1980, chính sách ngân sách của chính phủ liên bang Hoa Kỳ đã
thay đổi toàn diện. Tổng thống và Quốc hội đã ban hành việc cắt giảm lớn về thuế, nhưng họ lại không
giảm nhiều chi tiêu chính phủ một cách tương ứng, do vậy mà thâm hụt ngân sách xảy ra trầm trọng.
Mô hình của chúng ta về nền kinh tế mở dự đoán rằng với một chính sách như vậy sẽ kéo theo thâm
hụt cán cân thương mại, và thực tế điều đó đã xảy ra, như chúng ta đã thấy trong tình huống ở chương
trước. Bởi vì thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thương mại suốt thời kỳ này đã có liên quan rất
gần với cả lý thuyết và thực tiễn, nên chúng đã được đặt cho một cái tên riêng là thâm hụt kép. Tuy
nhiên, chúng ta sẽ không xem trạng thái kép này như một sự đồng nhất, vì có nhiều nhân tố bên ngoài
chính sách tài khóa có thể có ảnh hưởng đến thâm hụt thương mại.
Chính sách thương mại
Chính sách thương mại là một chính sách của chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng
hóa và dịch vụ mà một quốc gia xuất khẩu hay nhập khẩu. Chính sách thương mại có nhiều hình thức
khác nhau, thường là nhằm mục đích hỗ trợ một ngành công nghiệp nội địa cụ thể nào đó. Một chính
sách thương mại phổ biến đó là thuế quan, một loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Một dạng
khác là hạn ngạch nhập khẩu, một giới hạn số lượng hàng hóa sản xuất ở nước ngoài có thể được bán
trong nước. Các chính sách thương mại rất phổ biến trên toàn thế giới, mặc dù đôi lúc chúng được ngụy trang 9
dưới dạng này hay dạng khác. Ví dụ, chính phủ Hoa Kỳ thỉnh thoảng gây áp lực đối với các nhà sản xuất
xe hơi Nhật nhằm giảm số lượng xe hơi bán ra trên nước Mỹ. Những chính sách có dạng dưới tên gọi là
hạn chế xuất khẩu tự nguyện thì thực chất không phải là tự nguyện, và bản chất chính là hình thức hạn ngạch nhập khẩu. Hình 6
Hãy xem xét tác động kinh tế vĩ mô của một chính sách thương mại. Giả sử ngành ô tô Hoa Kỳ đang
quan ngại về cạnh tranh với các nhà sản xuất xe hơi Nhật, họ thuyết phục chính phủ Hoa Kỳ ban hành
hạn ngạch đánh vào số lượng xe hơi có thể nhập khẩu từ Nhật. Để thực hiện điều này, những người
vận động hành lang của ngành công nghiệp ô tô quả quyết rằng hạn chế thương mại sẽ giảm bớt quy lOMoAR cPSD| 46831624
mô thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ. Họ có đúng không? Mô hình của chúng ta được mô tả ở Hình 6
sẽ cung cấp câu trả lời.
Bước đầu tiên trong phân tích chính sách thương mại là xác định sự dịch chuyển của các đường biểu
diễn cung và cầu. Không có gì ngạc nhiên, tác động ban đầu của hạn chế nhập khẩu là vào nhập khẩu.
Bởi vì xuất khẩu ròng bằng với xuất khẩu trừ nhập khẩu, chính sách này cũng tác động đến xuất khẩu
ròng. Và bởi vì xuất khẩu ròng là nguồn cầu đô la trên thị trường ngoại hối, nên chính sách này tác
động đến đường cầu trên thị trường này.
Bước thứ hai là xác định đường cầu này dịch chuyển theo hướng nào. Bởi vì hạn ngạch hạn chế số
lượng xe hơi Nhật được bán trên nước Mỹ, điều này làm giảm nhập khẩu ứng với bất kỳ mức tỷ giá hối
đoái thực cho trước nào. Xuất khẩu ròng, bằng xuất khẩu trừ nhập khẩu, vì vậy sẽ tăng lên ứng với mọi
mức tỷ giá hối đoái thực cho trước. Vì người nước ngoài cần đô la để mua xuất khẩu ròng của Hoa Kỳ,
nên xuất hiện sự gia tăng cầu đô la trên thị trường ngoại hối. Việc tăng cầu đô la này được thể hiện ở
Hình 6(c) bởi sự dịch chuyển từ D1 sang D2.
Bước thứ ba là so sánh những điểm cân bằng cũ và mới. Như chúng ta có thể thấy ở Hình 6(c), tăng cầu
đô la gây nên sự lên giá của tỷ giá hối đoái thực (số đo tỷ giá hối đoái thực giảm) từ E1 sang E2. Bởi vì
không có chuyện gì xảy ra ở thị trường vốn vay trong Hình 6(a), nên không có thay đổi của lãi suất
thực. Do lãi suất thực không đổi, nên dòng vốn ra ròng cũng không thay đổi, điều này được thể hiện ở
Hình 6(b). Và bởi vì dòng vốn ra ròng không đổi, nên có thể sẽ không có gì thay đổi trong xuất khẩu
ròng, ngay cả khi hạn ngạch nhập khẩu làm giảm nhập khẩu.
Điều này có vẻ làm chúng ta khá bối rối vì xuất khẩu ròng không đổi trong khi nhập khẩu lại giảm. Vấn
đề gây nên sự bối rối này sẽ được giải quyết bằng sự thay đổi của tỷ giá hối đoái thực: Khi đô la tăng
giá trị trên thị trường ngoại hối (số đo tỷ giá hối đoái thực giảm), hàng hóa nội địa trở nên đắt đỏ hơn
so với hàng hóa nước ngoài. Sự lên giá này khuyến khích nhập khẩu và gây bất lợi cho xuất khẩu, và cả
hai thay đổi này vận hành để bù trừ sự gia tăng trực tiếp của xuất khẩu ròng do hạn ngạch nhập khẩu.
Cuối cùng, hạn ngạch nhập khẩu làm giảm cả nhập khẩu và xuất khẩu, nhưng xuất khẩu ròng (xuất
khẩu trừ nhập khẩu) không thay đổi.
Vì vậy mà chúng ta rút ra một hàm ý khá ngạc nhiên: Chính sách thương mại không tác động đến cán
cân thương mại. Có nghĩa là các chính sách tác động trực tiếp đến xuất khẩu và nhập khẩu không làm 10
thay đổi xuất khẩu ròng. Kết luận này dường như ít gây ngạc nhiên hơn nếu chúng ta nhớ lại đồng nhất thức hạch toán: NX = NCO = S – I.
Xuất khẩu ròng bằng với dòng vốn ra ròng, và cũng bằng với tiết kiệm quốc gia trừ đầu tư nội địa. Các
chính sách thương mại không làm thay đổi cán cân thương mại bởi vì chúng không làm thay đổi tiết
kiệm quốc gia hay đầu tư nội địa. Ứng với mức tiết kiệm quốc gia và đầu tư nội địa cho trước, tỷ giá
hối đoái thực điều chỉnh để giữ cho cán cân thương mại không đổi, bất kể các chính sách thương mại
của chính phủ được thực thi. lOMoAR cPSD| 46831624
Mặc dù các chính sách thương mại không tác động đến cán cân thương mại tổng quát của quốc gia,
các chính sách này tác động đến một số doanh nghiệp, các ngành công nghiệp và một số quốc gia đặc
thù. Khi chính phủ Hoa Kỳ ban hành hạn ngạch nhập khẩu vào xe hơi Nhật, hãng General Motors gặp ít
cạnh tranh hơn từ bên ngoài và sẽ bán được nhiều xe hơi hơn. Cùng lúc đó, bởi vì đô la tăng giá,
Boeing, hãng sản xuất máy bay Hoa Kỳ sẽ đối mặt với cạnh tranh mạnh hơn từ Airbus, hãng sản xuất
máy bay châu Âu. Xuất khẩu máy bay Hoa Kỳ sẽ giảm và nhập khẩu máy bay của Hoa Kỳ sẽ tăng. Trong
trường hợp này, hạn ngạch nhập khẩu đối với xe hơi Nhật sẽ làm tăng xuất khẩu ròng xe hơi và giảm
xuất khẩu ròng máy bay. Thêm nữa, chính sách này sẽ làm tăng xuất ròng từ Hoa Kỳ vào Nhật và giảm
xuất khẩu ròng từ Hoa Kỳ vào châu Âu. Tuy nhiên, cán cân thương mại tổng quát của nền kinh tế Hoa Kỳ duy trì như cũ.
Do vậy mà tác động của các chính sách thương mại thể hiện ở góc độ kinh tế vi mô hơn là kinh tế vĩ
mô. Mặc dù các cuộc tranh luận về chính sách thương mại đôi lúc đi đến kết luận (một cách không
chính xác) rằng các chính sách này có thể làm thay đổi cán cân thương mại của một quốc gia, chúng
thường xuất phát từ những quan tâm đến các doanh nghiệp hay các ngành công nghiệp cụ thể. Ví dụ,
chúng ta sẽ không lấy gì làm ngạc nhiên khi nghe một nhà điều hành của General Motors tranh luận về
hạn ngạch nhập khẩu đối với xe hơi Nhật. Các nhà kinh tế học thường phản đối trước các chính sách
thương mại như vậy. Thương mại tự do cho phép các nền kinh tế chuyên môn hóa vào việc sản xuất ra
những gì tốt nhất họ có thể làm ra, làm cho cư dân ở tất cả quốc gia đều hưởng lợi. Các hạn chế
thương mại làm thiệt hại các lợi ích này từ ngoại thương và vì vậy mà chúng làm giảm phúc lợi kinh tế nói chung.
Bất ổn chính trị và sự tháo chạy vốn
Năm 1994, bất ổn chính trị ở Mexico, bao gồm cả việc ám sát một nhà lãnh đạo chính trị lỗi lạc, đã làm
cho thị trường tài chính thế giới căng thẳng. Người dân bắt đầu nhìn Mexico như một quốc gia ít ổn
định hơn nhiều so với những gì mà họ đã suy nghĩ về đất nước này trước đây. Họ đã quyết định rút
một số tài sản của họ ra khỏi Mexico và di chuyển dòng tiền này sang Hoa Kỳ và “những nơi trú ẩn an
toàn” khác. Sự di chuyển của các dòng tiền lớn và bất ngờ như vậy ra khỏi một quốc gia được gọi là sự
tháo chạy vốn. Để thấy được hàm ý của sự tháo chạy vốn đối với nền kinh tế Mexico, một lần nữa
chúng ta làm theo ba bước phân tích sự thay đổi trạng thái cân bằng, nhưng lần này, chúng ta áp dụng tháo chạy vốn
mô hình nền kinh tế mở dưới góc độ Mexico thay vì Hoa Kỳ. sự sụt giảm
Đầu tiên, hãy xem đường nào trong mô hình của chúng ta bị tác động bởi vốn tháo chạy. Khi các nhà lớn và bất
đầu tư trên thế giới quan sát thấy những trục trặc chính trị ở Mexico, họ quyết định bán một số tài sản ngờ của cầu ở tài sản ở một quốc gia. 11
Mexico của họ và sử dụng dòng tiền này mua tài sản Hoa Kỳ. Hành động này làm tăng dòng vốn ra ròng
ở Mexico và vì vậy mà nó tác động đến cả hai thị trường trong mô hình của chúng ta. Rõ nhất là nó tác
động đến đường dòng vốn ra ròng, và đến lượt điều này xảy ra sẽ ảnh hưởng đến đường cung peso
trên thị trường ngoại hối. Ngoài ra, bởi vì cầu vốn vay đến từ cả đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng,
vốn tháo chạy tác động đến đường cầu thị trường vốn vay. lOMoAR cPSD| 46831624
Bây giờ, chúng ta xem xét các đường này dịch chuyển như thế nào. Khi dòng vốn ra ròng gia tăng, cầu
vốn vay lớn hơn để tài trợ cho việc mua sắm tài sản vốn ở nước ngoài. Do vậy, đường cầu vốn vay dịch
chuyển sang phải từ D1 sang D2 như được chỉ ra trong Hình 7(a). Ngoài ra, vì dòng vốn ra ròng cao hơn
ứng với mọi mức lãi suất, đường dòng vốn ra ròng cũng dịch chuyển sang phải từ NCO1 sang NCO2 như trong Hình 7(b).
Để thấy được những tác động của vốn tháo chạy đối với nền kinh tế Mexico, chúng ta so sánh điểm cân
bằng cũ và mới. Hình 7(a) chỉ rõ cầu vốn vay tăng lên làm cho lãi suất ở Mexico tăng từ r1 sang r2. Hình
7(b) cho thấy dòng vốn ra ròng ở Mexico tăng lên. (Mặc dù lãi suất tăng này không làm cho tài sản
Mexico trở nên hấp dẫn hơn, điều này chỉ phần nào bù trừ tác động của vốn tháo chạy đối với dòng
vốn ra ròng). Hình 7(c) thể hiện dòng vốn ra ròng gia tăng làm tăng cung peso trên thị trường ngoại hối
từ S1 sang S2. Có nghĩa là khi người dân cố gắng từ bỏ tài sản Mexico, sẽ có một lượng lớn cung peso để
chuyển đổi sang đô la. Sự gia tăng cung peso này làm cho peso mất giá từ E1 đến E2. Vì vậy, vốn tháo
chạy khỏi Mexico làm tăng lãi suất và giảm giá trị peso Mexico trên thị trường ngoại hối. Điều này
chính xác là những gì mà chúng ta đã quan sát thấy ở năm 1994. Từ tháng 11/1994 đến tháng 3/1995,
lãi suất ngắn hạn của trái phiếu chính phủ Mexico tăng từ 14% lên 70%, và peso giảm giá từ 29 thành 15 cent mỗi peso.
Những thay đổi về giá có nguồn gốc từ vốn tháo chạy này đã ảnh hưởng đến những biến số kinh tế vĩ
mô quan trọng. Giảm giá nội tệ làm cho xuất khẩu rẻ hơn và nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, hướng cán
cân thương mại đến thặng dư. Cùng lúc đó, lãi suất tăng làm giảm đầu tư nội địa, kéo theo làm chậm
tích lũy vốn và làm chậm tăng trưởng kinh tế. Hình 7
Vốn tháo chạy không chỉ có tác động lớn đối với quốc gia nơi mà vốn đang chạy trốn, mà nó còn tác
động đến các quốc gia khác. Ví dụ, khi dòng vốn ra khỏi Mexico đi vào Hoa Kỳ, nó gây nên hiệu ứng
ngược đối với nền kinh tế Hoa Kỳ tương tự như nó gây nên đối với nền kinh tế Mexico. Cụ thể, dòng
vốn ra ròng tăng lên ở Mexico trùng với dòng vốn ra ròng giảm đi ở Hoa Kỳ. Khi peso giảm giá và lãi
suất ở Mexico tăng lên, đô la tăng giá và lãi suất Hoa Kỳ giảm. Tuy nhiên, quy mô của tác động này đối
với nền kinh tế Hoa Kỳ là nhỏ vì nền kinh tế Hoa Kỳ quá lớn so với Mexico.
Những sự kiện mà chúng ta đang mô tả ở Mexico cũng có thể sẽ xảy ra ở bất kỳ nền kinh tế nào trên
thế giới, và thực tế là chúng xảy lúc này hay lúc khác. Năm 1997, thế giới đã chứng kiến hệ thống tài
chính của một số các nền kinh tế Asian, bao gồm Thái Lan, Hàn Quốc và Indonesia, rơi vào trạng thái
phá sản hay gần như phá sản, và tin tức này gây nên sự tháo chạy của vốn ra khỏi các nước này. Năm
1998, chính phủ Nga rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ do các nhà đầu tư quốc tế đã gom tất cả dòng tiền 12
mà họ có thể thu được và tháo chạy. Một chuỗi các sự kiện (nhưng phức tạp hơn nhiều) đã diễn ra ở
Argentina năm 2002. Trong mỗi trường hợp của vốn tháo chạy này, kết cục hầu hết đều giống như
những gì mà mô hình của chúng ta dự đoán: tăng lãi suất và giảm giá nội tệ.
Nghiên cứu tình huống lOMoAR cPSD| 46831624
Các dòng vốn từ Trung Quốc
Theo phân tích của chúng ta về vốn tháo chạy, một nước trải qua dòng vốn đi ra sẽ thấy nội tệ suy yếu
trên thị trường ngoại hối, và sự giảm giá nội tệ này đến lượt nó sẽ làm tăng xuất khẩu ròng của đất
nước đó. Một quốc gia có dòng vốn đang đổ vào thì sẽ có nội tệ mạnh lên và sự lên giá nội tệ này đẩy
cán cân thương mại rơi vào thâm hụt.
Ghi nhớ những bài học này, hãy xem xét câu hỏi sau đây: Giả sử chính phủ của một quốc gia, về mặt
chính sách, khuyến khích dòng vốn đến một nước khác, có thể là đầu tư ra nước ngoài. Chính sách này
sẽ có những tác động như thế nào? Câu trả lời gần như giống nhau: Những yếu tố khác không đổi,
chính sách như vậy làm cho nội tệ yếu đi và thặng dư thương mại đối với quốc gia khuyến khích dòng
vốn ra và nội tệ mạnh lên đi cùng thâm hụt thương mại xảy ra ở các nước nhận dòng vốn này.
Do vậy mà phân tích này làm sáng tỏ một trong những tranh cãi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong
những năm vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã cố gắng kìm nén giá trị đồng tiền của mình – nhân dân
tệ - trên thị trường ngoại hối để thúc đẩy các ngành công nghiệp xuất khẩu của mình. Họ thực hiện
điều này bằng cách tích lũy tài sản nước ngoài, bao gồm mua số lượng đáng kể trái phiếu chính phủ
Hoa Kỳ. Đến cuối năm 2009, tổng dự trữ tài sản nước ngoài của Trung Quốc vào khoảng 2,4 ngàn tỷ đô la.
Chính phủ Hoa Kỳ đã nhiều lần phản bác sự can thiệp vào thị trường ngoại hối của Trung Quốc. Bằng
cách giữ giá trị nhân dân tệ thấp, chính sách này làm cho hàng hóa Trung Quốc ít đắt đỏ hơn, theo đó
nó góp phần tác động làm cán cân thương mại Hoa Kỳ thâm hụt và gây tổn thất đối với các nhà sản
xuất Hoa Kỳ những người sản xuất hàng hóa cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Do
những tác động này, chính phủ Hoa Kỳ khuyến nghị Trung Quốc ngừng việc can thiệp vào giá trị trao
đổi của nội tệ của họ với dòng vốn được tài trợ bởi chính phủ. Một số các thành viên Quốc hội ngay cả
đã tiến xa hơn với việc tán thành áp dụng thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trừ phi
Trung Quốc ngừng cuộc chơi “mánh khóe tiền tệ”.
Tác động chính sách của Trung Quốc đối với nền kinh tế Hoa Kỳ không phải tất cả đều xấu. Người tiêu
dùng Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc được hưởng lợi do giá rẻ hơn. Ngoài ra, dòng vốn
vào từ Trung Quốc làm lãi suất ở Hoa Kỳ thấp hơn, kéo theo tăng đầu tư ở nền kinh tế Hoa Kỳ. Xét ở
khía cạnh nào đó, chính phủ Trung Quốc đang tài trợ cho sự tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ. Chính sách
của Trung Quốc về việc đầu tư vào nền kinh tế Hoa Kỳ tạo ra kẻ thắng người bại trong số những người
Mỹ. Đem tất cả những điều này xem xét cùng nhau, tác động ròng đối với nền kinh tế Hoa Kỳ có lẽ vẫn còn nhỏ.
Câu hỏi khó hơn đề cập đến những động cơ đằng sau chính sách: Tại sao các nhà lãnh đạo Trung Quốc
quan tâm đến việc sản xuất xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài hơn là sản xuất cho tiêu dùng nội địa và 13
đầu tư ở nước nhà? Không có câu trả lời rõ ràng. Một khả năng là Trung Quốc muốn tích lũy dự trữ tài
sản nước ngoài mà dựa vào đó họ có thể dùng đến trong những lúc khẩn cấp-một loại “quỹ đề phòng
bỉ cực” của quốc gia. Khả năng khác đơn giản là chính sách đang bị sai đường. lOMoAR cPSD| 46831624
KIỂM TRA NHANH: Giả sử người Mỹ quyết định chi tiêu một phần nhỏ hơn trong thu nhập của họ. Tác
động lên tiết kiệm, đầu tư, lãi suất, tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại sẽ như thế nào? Kết luận
Kinh tế học quốc tế là một chủ đề đóng vai trò ngày càng quan trọng. Người dân Mỹ đang mua ngày
càng nhiều hàng hóa sản xuất từ nước ngoài và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài cũng nhiều hơn.
Thông qua các quỹ tương hỗ và các định chế tài chính khác, họ vay và cho vay trên các thị trường tài
chính quốc tế. Do đó, việc phân tích đầy đủ về nền kinh tế Hoa Kỳ đòi hỏi một sự hiểu biết về cách thức
nền kinh tế này tương tác với các nền kinh tế khác trên thế giới như thế nào. Chương này cung cấp
một mô hình cơ bản để suy nghĩ về kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở.
Nghiên cứu kinh tế học quốc tế thật đáng giá, nhưng chúng ta cần cẩn thận để không thổi phồng tầm
quan trọng của nó. Các nhà chính sách và nhà bình luận thường nhanh chóng đổ lỗi cho những người
nước ngoài về vấn đề mà Hoa Kỳ đang đối mặt. Ngược lại, các nhà kinh tế thường xem xét các vấn đề
này từ những nhà sản xuất trong nước hơn. Ví dụ, các nhà chính sách thường thảo luận về cạnh tranh
nước ngoài như là một mối đe dọa với mức sống của người Mỹ, trong khi các nhà kinh tế thường cho
rằng điều đó rất có thể là do mức tiết kiệm quốc gia thấp. Tiết kiệm thấp ngăn cản tăng trưởng vốn,
năng suất và mức sống, bất kể là nền kinh tế mở cửa hay đóng cửa. Người nước ngoài là mục tiêu dễ
dàng cho các nhà chính trị đổ lỗi và là một cách để họ thoái thác trách nhiệm mà không bị cử tri lăng
mạ. Vì vậy, bất cứ khi nào chúng ta nghe về những cuộc thảo luận phổ biến về thương mại và tài chính
quốc tế, điều quan trọng đặc biệt là hãy cố gắng phân biệt giữa giai thoại và thực tế. Các công cụ mà
các bạn học được từ hai chương vừa qua sẽ hữu ích cho nỗ lực đó. Tóm tắt
• Hai thị trường đóng vai trò trung tâm của kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở: thị trường vốn vay và thị trường ngoại
hối. Trên thị trường vốn vay, lãi suất thực điều chỉnh để cân bằng cung vốn vay (từ tiết kiệm quốc gia) và cầu vốn vay (từ
đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng). Trên thị trường ngoại hối của Hoa Kỳ, tỷ giá hối đoái thực điều chỉnh để cân bằng cung đô la (từ dòng
Formatted: Vietnamese vốn ra ròng) và cầu đô la (từ xuất khẩu ròng). Bởi vì dòng vốn ra ròng là một
phần của cầu vốn vay và bởi vì nó cung cấp nguồn cung đô la cho thị trường ngoại hối, đây là biến số kết nối giữa
Formatted: Vietnamese hai thị trường này.
• Một chính sách làm giảm tiết kiệm quốc gia, ví dụ như chính sách thâm hụt ngân sách của chính Formatted: Vietnamese phủ
Hoa Kỳ, làm giảm cung vốn vay và tăng lãi suất. Mức lãi suất cao hơn làm giảm dòng vốn ra
Formatted: Vietnamese ròng,
từ đó làm giảm cung đô la trên thị trường ngoại hối. Đô la lên giá và xuất khẩu ròng giảm. Formatted: Vietnamese
• Mặc dù các chính sách hạn chế ngoại thương , như thuế quan hay hạn ngạch đánh vào nhập khẩu đôi lúc được biện hộ
như là phương cách bóp méo cán cân thương mại, chúng không nhất thiết có tác động như vậy. Một chính sách hạn chế
thương mại của Hoa Kỳ làm tăng xuất khẩu Formatted: Vietnamese ròng ứng với bất kỳ mức tỷ giá hối đoái cho trước nào, và
vì vậy mà nó làm tăng cầu đô la trên
Formatted: Vietnamese thị trường ngoại hối. Từ đó làm cho đô la tăng giá trị, gây
nên sự đắt đỏ một cách tương đối của 14 Câu hỏi ôn tập
1. Tại sao thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại đôi lúc còn được gọi là thâm hụt kép?
2. Hãy mô tả cung và cầu trên thị trường vốn vay và trên thị trường ngoại hối. Các thị trường này
liên kết với nhau như thế nào? lOMoAR cPSD| 46831624
hàng hóa trong nướ c so v ới hàng hóa nước ngoài. Sự lên giá này bù trừ tác động ban đầ u c ủ a
chính sách hạ n ch ế ngo ại thương đố i v ớ i xu ấ t kh ẩu ròng.
• Khi các nhà đầu tư thay đổi hành vi củ a h ọ v ề vi ệ c n ắ m gi ữ tài sả n c ủ a m ộ t qu ố c gia, s ự r ố i lo ạ n Formatted: Vietnamese
c ủ a n ề n kinh t ế tr ở nên tr ầ m tr ọ ng . Đặ c bi ệt là bấ t ổn chính trị có thể d ẫn đế n hi ện tượ ng tháo Formatted: Vietnamese
ch ạ y c ủ a v ố n, t ừ đó có xu hướng làm tăng lãi suất và gây nên mất giá tiề n t ệ . Formatted: Vietnamese Formatted: Vietnamese
K hái niệ m then ch ố t Formatted: Vietnamese
Chính sách thương mại hay chính sách ngoại thương ( trade policy)
S ự tháo chạ y c ủ a v ố n (capital flight)
3. Sự tháo chạy của vốn là gì? Khi một quốc gia trải qua hiện tượng tháo chạy vốn, lãi suất và tỷ
giá hối đoái của quốc gia này bị tác động như thế nào?
4. Giả sử công đoàn của công nhân ngành dệt may khuyến khích người dân chỉ mua quần áo may
sẵn của Hoa Kỳ. Chính sách này tác động như thế nào đến cán cân thương mại và tỷ giá hối
đoái thực của Hoa Kỳ? Nó có tác động đến ngành dệt may như thế nào? Chính sách này có tác
động như thế nào đến ngành công nghiệp ô tô? Bài tập và ứng dụng
1. Giả sử Quốc hội đang xem xét một loại quy định hoàn thuế đầu tư có thể trợ cấp cho đầu tư nội địa.
a. Chính sách này tác động như thế nào đến tiết kiệm quốc gia, đầu tư nội địa, dòng vốn ra
ròng, lãi suất, tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại?
b. Đại điện của một số nhà xuất khẩu lớn phản đối chính sách này. Tại sao trường hợp này có thể xảy ra?
2. Nước Nhật thông thường có thặng dư thương mại đáng kể. Bạn có nghĩ rằng kết quả này có
liên quan mật thiết với cầu của người nước ngoài cao đối với hàng hóa Nhật, cầu của người
Nhật thấp đối với hàng hóa nước ngoài, tỷ lệ tiết kiệm của người Nhật cao một cách tương đối
so với đầu tư của người Nhật, hay các hàng rào cơ cấu nhằm chống lại nhập khẩu vào Nhật?
Giải thích câu trả lời của bạn.
3. Một nhà kinh tế đang thảo luận về chính sách thương mại trên tờ The New Republic đã viết:
“Một trong những lợi ích của Hoa Kỳ trong việc dỡ bỏ những rào cản thương mại của mình [đó
là] lợi ích đạt được của các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Hoa Kỳ. Các ngành công
nghiệp xuất khẩu sẽ thấy rằng việc bán hàng hóa của họ ra bên ngoài dễ dàng hơn – ngay cả
nếu các quốc gia khác không đi theo mẫu hình của chúng ta và giảm hàng rào thương mại của
họ”. Hãy giải thích bằng lời tại sao các ngành công nghiệp xuất khẩu Hoa Kỳ sẽ đạt được lợi ích từ
việc cắt giảm các hạn chế nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Formatted: Vietnamese
4. Chương này đề cập đến sự gia tăng thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ suốt thập niên 1980 chủ
Formatted: Vietnamese yếu là do sự gia tăng thâm hụt ngân sách. Mặt khác, dư luận phổ biến đôi
lúc cho rằng thâm hụt Formatted: Vietnamese 15
thương mại gia tăng bắt nguồn từ sự giảm sút chất lượng sản phẩm của Hoa Kỳ so với hàng hóa Formatted: Vietnamese nước ngoài.
Formatted: Vietnamese a. Giả sử rằng sản phẩm của Hoa Kỳ đã giảm chất lượng tương đối trong suốt thập niên lOMoAR cPSD| 46831624 1980.
Formatted: Vietnamese Điều này xảy ra đã tác động như thế nào đến xuất khẩu ròng ứng với bất kỳ mức tỷ giá hối
Formatted: Vietnamese đoái cho trước nào?
b. Hãy vẽ một sơ đồ bộ ba trục tọa độ để chỉ ra tác động của sự dịch chuyển này trong xuất
Formatted: Vietnamese khẩu
ròng vào tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Hoa Kỳ. Formatted: Vietnamese c. Lời tuyên bố của dư luận này có
tương thích với mô hình trong chương học này không? Sự
Formatted: Vietnamese giảm sút chất lượng sản phẩm Hoa
Kỳ có bất kỳ ảnh hưởng nào đến chất lượng cuộc sống Formatted: Vietnamese của chúng ta (người dân Hoa Kỳ) không? (Gợi ý:
Khi bán hàng hóa của chúng ta cho người
nước ngoài, chúng ta nhận lại được những gì?). Formatted: Vietnamese
5. Một vị thượng nghị sĩ từ bỏ sự ủng hộ trong quá khứ của bà ta đối với chủ nghĩa bảo hộ cho
Formatted: Vietnamese rằng:
“Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ phải được cắt giảm, nhưng hạn ngạch nhập khẩu chỉ
Formatted: Vietnamese làm
cho các bạn hàng thương mại của chúng ta bực tức. Thay vào đó nếu chúng ta trợ giá xuất
Formatted: Vietnamese khẩu,
chúng ta có thể giảm thâm hụt bằng cách tăng khả năng cạnh tranh của chúng ta”. Sử Formatted: Vietnamese dụng sơ đồ bộ
ba trục tọa độ, chỉ ra tác động của trợ giá xuất khẩu đối với xuất khẩu ròng và tỷ
Formatted: Vietnamese giá hối đoái
thực. Bạn có đồng ý với vị thượng nghị sĩ này không? Formatted: Vietnamese
6. Giả sử người Pháp bất ngờ gia tăng sở thích đối với rượu vang California. Hãy trả lời các câu hỏi Formatted: Vietnamese sau
đây bằng lời và bằng đồ thị.
Formatted: Vietnamese a. Điều gì xảy ra với cầu đô la trên thị trường ngoại hối?
b. Điều gì xảy ra với giá trị đô la trên thị trường ngoại hối?
c. Điều gì xảy ra với lượng xuất khẩu ròng của Hoa Kỳ? Formatted: Vietnamese
7. Giả sử rằng lãi suất thực gia tăng ở hầu hết ở khu vực châu Âu. Hãy giải thích sự thay đổi này sẽ Formatted: Vietnamese tác
động như thế nào đến dòng vốn ra ròng của Hoa Kỳ. Tiếp theo giải thích điều này sẽ tác động như thế nào đến xuất khẩu
ròng của Hoa Kỳ bằng cách sử dụng công thức ở chương này và bằng cách vẽ ra một sơ đồ. Điều gì sẽ xảy ra với mức lãi
suất thực và tỷ giá hối đoái thực của Hoa Kỳ?
8. Giả sử Hoa Kỳ quyết định trợ giá xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của mình , nhưng đất nước Formatted: Vietnamese này
không tăng thuế hay giảm bất kỳ khoản chi tiêu chính phủ nào khác để bù vào khoản chi tiêu
Formatted: Vietnamese này.
Sử dụng sơ đồ bộ ba trục tọa độ để chỉ điều gì xảy ra với tiết kiệm quốc gia, đầu tư nội địa,
Formatted: Vietnamese dòng
vốn ra ròng, lãi suất, tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại. Đồng thời cũng giải thích bằng
Formatted: Vietnamese lời
chính sách này của Hoa Kỳ tác động như thế nào đến nhập khẩu, xuất khẩu và xuất khẩu
Formatted: Vietnamese ròng.
9. Trải qua thập niên vừa rồi, một phần tiết kiệm của Trung Quốc đã và đang được sử dụng để tài Formatted: Vietnamese trợ
cho đầu tư của Hoa Kỳ. Có nghĩa là người Trung Quốc đang mua tài sản vốn của Hoa Kỳ.
a. Nếu người Trung Quốc quyết định rằng họ không còn muốn mua tài sản của Hoa Kỳ nữa,
Formatted: Vietnamese điều gì sẽ xảy ra đối với thị trường vốn vay của Hoa Kỳ? Cụ thể
là điều gì sẽ xảy ra với lãi suất của Hoa Kỳ, tiết kiệm và đầu tư của Hoa Kỳ?
b. Điều gì sẽ xảy ra đối với thị trường ngoại hối? Cụ thể là điều gì sẽ xảy ra với giá trị của đô la
Formatted: Vietnamese và cán cân thương mại của Hoa Kỳ? Formatted: Vietnamese
10. Giả sử rằng các quỹ tương hỗ của Hoa Kỳ bất ngờ quyết định đầu tư nhiều hơn vào Canada.
a. Điều gì xảy ra với dòng vốn ra ròng của Canada, tiết kiệm của Canada và đầu tư nội địa của Canada? 16
b. Tác động dài hạn đến trữ lượng vốn của Canada như thế nào?
c. Sự thay đổi trữ lượng vốn này sẽ tác động như thế nào đến thị trường lao động của Canada? lOMoAR cPSD| 46831624
Việc đầu tư này của Hoa Kỳ vào Canada có làm cho người lao động Canada được tốt hơn hay Formatted: Vietnamese xấu đi không?
Formatted: Vietnamese d. Bạn nghĩ rằng việc đầu tư này có làm cho người lao động Hoa Kỳ
được tốt hơn hay xấu đi
Formatted: Vietnamese không? Bạn có thể nghĩ ra bất kỳ lý do nào về tác động này đến
người dân Hoa Kỳ nói chung
Formatted: Vietnamese khác với tác động này đến người lao động Hoa Kỳ không? Formatted: Vietnamese
11. Giả sử rằng người Mỹ quyết định gia tăng tiết kiệm của họ. Formatted: Vietnamese
a. Nếu độ co giãn của dòng vốn ra ròng của Hoa Kỳ đối với mức lãi suất thực là rất cao, sự gia
tăng tiết kiệm tư nhân sẽ có tác động lớn hay nhỏ đối với đầu tư nội địa của Hoa Kỳ?
b. Nếu độ co giãn xuất khẩu của Hoa Kỳ so với tỷ giá hối đoái thực là rất thấp, sự gia tăng tiết
kiệm tư nhân này sẽ có tác động lớn hay nhỏ đến tỷ giá hối đoái thực của Hoa Kỳ?
Để bi ết thêm thông tin về ch ủ ề c ủa chương này, hãy ghé thăm trang web c ủa chúng tôi tạ i Formatted: Vietnamese
www.cengage.com/internation la ể xem thêm bài tậ p, ứ ng d ụng, ví dụ, các bài kiể m tra tr ự c Field Code Changed
tuy ến và các nội dung khác. Formatted: Vietnamese Formatted: Vietnamese 17