Lý thuyết Chương 3: Co giãn của cầu - Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Lý thuyết Chương 3: Co giãn của cầu - Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị kinh doanh (B00A01)
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 3 CO GIÃN
Khi phân tích các yếu tố quyết định cầu trong chương 2, chúng ta đã thấy rằng người
mua có lượng cầu về một hàng hoá, dịch vụ nào đó cao hơn nếu giá của nó thấp, thu nhập của
họ cao hơn, giá của những hàng hoá thay thế cao hơn, hoặc giá của những hàng hoá bổ sung
cho nó thấp hơn. Phân tích này chỉ mang tính chất định tính, chứ chưa phải là định lượng.
Nghĩa là, chúng ta mới phân tích về hướng thay đổi của lượng cầu, chứ chưa phân tích quy
mô thay đổi. Trong kinh tế để có được quyết định chính xác, chúng ta phải xác định được quy
mô thay đổi của cầu trước những thay đổi của các yếu tố quyết định nó. Ví dụ, hãng truyền
hình cáp muốn tăng doanh thu thì nên tăng giá hay giảm giá thuê bao? Ban tổ chức sân vận
động Tự Do - Huế muốn tăng doanh thu thì nên tăng hay giảm giá vé trong những mùa bóng
tới?v.v... Để giải quyết vấn đề này, các nhà kinh tế sử dụng công cụ hệ số co giãn.
Hệ số co giãn - một công cụ phản ánh mức độ phản ứng của người mua và người bán
trước những thay đổi của thị trường - cho phép chúng ta phân tích cung và cầu với độ chính xác cao hơn.
I. Khái niệm co giãn của cầu
Co giãn của cầu là sự thay đổi phần trăm của lượng cầu chia cho sự thay đổi phần trăm
của nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu với điều kiện các nhân tố khác không thay đổi.
Tuỳ theo dạng của biến ảnh hưởng, ta có các loại co giãn của cầu theo các yếu tố khác
nhau, đó là co giãn của cầu theo giá bản thân hàng hoá đó, co giãn chéo của cầu theo giá hàng
hoá khác và co giãn của cầu theo thu nhập. Lưu ý rằng khi tính co giãn của cầu theo một yếu
tố nào đó thì các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu được giữ nguyên không thay đổi.
II. Các loại co giãn của cầu
1. Co giãn của cầu theo giá hàng hoá đó a. Khái niệm
Co giãn của cầu là thước đo độ nhạy cảm của lượng cầu đối với sự thay đổi của giá bản thân hàng hoá đó.
Khái niệm này được hiểu như sau:
% thay đổi trong lượng cầu
Hệ số co giãn theo giá của cầu = % thay đổi trong giá b. Phương pháp tính - Co giãn điểm
"Co giãn điểm" là co giãn tại một điểm nào đó trên đường cầu.
Trong thực tế chúng ta thường xác định được biểu cầu (hàm cầu rời rạc) hoặc phương
trình đường cầu (hàm cầu liên tục) và có thể sử dụng các công thức sau để xác định độ co giãn tại một điểm.
Đối với hàm cầu rời rạc. %ΔQ ΔQ P EPD = = x %ΔP ΔP Q
Và đối với hàm cầu liên tục. dQ P 1 P EPD = xx = x dP Q dP Q dQ
Ví dụ: Sau khi nghiên cứu thị trường, một công ty xác định được phương trình cầu về
thịt lợn trên thị trường thành phố Huế như sau: P = 100 - 0,4Q
Hãy xác định độ co giãn của cầu về thịt lợn theo giá tại điểm có có P = 60 và Q = 100.
Áp dụng công thức trên ta có. 1 P 10 60 EPD = xx x = x = -1,5 -0,4 Q - 4 100
Số âm của hệ số co giãn chỉ phản ánh quan hệ vận động ngược chiều của lượng cầu và
giá cả nên khi tính toán người ta thường lấy giá trị tuyệt đối của hệ số co giãn. E ׀ ׀ = -1,5 ׀ = 1,5 ׀
Hệ số co giãn của cầu theo giá nói lên khi giá thay đổi 1% thì sẽ làm cho lượng cầu thay
đổi bao nhiêu % (trong trường hợp này là 1,5%) . - Co giãn khoảng
"Co giãn khoảng" là co giãn trong một khoảng hữu hạn của đường cầu.
Ví dụ: Khi giá thịt bò là 120 ngàn đồng/kg thì hộ gia đình ông C mua 4kg/tháng, và khi
giá thịt bò giảm còn 100 ngàn đồng/kg thì hộ gia đình ông C mua 6kg/tháng. Xác định độ co
giãn của cầu thịt bò theo giá trong đoạn AB của hộ gia đình ông C. P 120 A 100 B D 0 4 6 Q
Hình 3-1. Co giãn của cầu theo giá trong một khoảng
Khi tính hệ số co giãn khoảng có hai yêu cầu được đặt ra. Thứ nhất, mục đích tính toán
ở đây là so sánh quan hệ thay đổi lượng cầu so với thay đổi của giá. Tính toán phải cho phép
so sánh phản ứng của cầu đối với giá cả giữa các hàng hoá c
khá nhau có đơn vị tính khác
nhau. Để đạt được mục đích này chúng ta phải so sánh tỷ lệ thay đổi phần trăm chứ không so
sánh sự thay đổi về mặt tuyệt đối. Thứ hai, độ co giãn tính được phải đúng cho cả khi vận
động ngược chiều nhau trên cùng khoảng hữu hạn đó. Trong thực tế như ở ví dụ trên, khi
chúng ta tính độ co giãn từ điểm A đến điểm B sẽ mang lại kết quả khác khi tính độ co giãn từ
điểm B đến điểm A, để khắc phục vấn đề này các nhà kinh tế sử dụng phương pháp trung
điểm. Phương pháp trung điểm mang lại kết quả giống nhau cho cả hai trường hợp, mặc dù sự
thay đổi có hướng ngược chiều nhau, phương pháp này được trình bày ở công thức sau. %ΔQ EPD = %ΔP Trong đó: Q2 – Q1 P2 – P1 %ΔQ = %ΔP = (Q (P2 + P1)/2 2 + Q1)/2
Tử số trong công thức trên là phần trăm thay đổi của lượng tính theo phương pháp trung
điểm, mẫu số là phần trăm thay đổi của giá tính theo phương pháp trung điểm.
Trở lại ví dụ trên, độ co giãn của cầu thịt bò theo giá trong đoạn AB của hộ gia đình ông C là. (Q2 – Q1)/{(Q2+Q1)/2} (120 – 80)/{(120+80)/2} EP = -1 D = = (P2 – P1)/{(P2+P1)/2} (4-6)/{(4+6)/2}
Như vậy, khi giá thay đổi 1% thì lượng cầu về thịt bò của gia đình ông C sẽ thay đổi 1%. c .Phân loại co giãn
Các nhà kinh tế phân loại đường cầu theo hệ số co giãn của chúng. Cầu được coi là co
giãn khi hệ số co giãn lớn hơn 1, tức là khi % thay đổi của lượng cầu lớn hơn % thay đổi của
giá, loại co giãn này chúng ta thường gặp đối với các hàng hoá xa xỉ. Cầu được coi là không
co giãn khi hệ số co giãn nhỏ hơn 1, tức là khi % thay đổi của lượng cầu nhỏ hơn % thay đổi
của giá, loại co giãn này phổ biến đối với các hàng hoá thiết yếu. Nếu hệ số co giãn đúng
bằng 1, tức là khi % thay đổi của lượng cầu đúng bằng % thay đổi của giá, cầu được coi là co giãn đơn vị.
Do hệ số co giãn giá của cầu phản ánh mức độ phản ứng của lượng cầu đối với sự thay
đổi của giá, nên nó quan hệ chặt chẽ với độ dốc của đường cầu. Tức là, nếu đường cầu càng
dốc thì hệ số co giãn càng nhỏ, và đường cầu càng phẳng (ít dốc) thì hệ số co giãn càng lớn.
Trong một ít trường hợp cực đoan hệ số co giã
n bằng không, tức là cầu hoàn toàn không
co giãn và đường cầu có dạng thẳng đứng. Trong trường hợp này, bất kể giá thay đổi như thế
nào, lượng cầu vẫn hoàn toàn không thay đổi. Tại điểm cực đoan ngược lại, cầu hoàn toàn co
giãn khi hệ số co giãn theo giá của cầu tiến tới vô hạn và đường cầu trở nên nằm ngang.
Đường cầu này phản ánh thực tế là sự thay đổi rất nhỏ của giá cũng dẫn tới sự thay đổi cực lớn của lượng cầu. P P P1 E = ∞ E > 1 P P 1 2 D D 0 Q Q 1 Q 2 Q 0 1 Q 2 Q P P P1 E = 1 P1 E < 1 P2 P2 D D 0 Q 0 Q 1 Q 2 1 Q2 Q P D P2 E = 0 P1 0 Q 1
Hình 2-2. Các loại co giãn của cầu
Khi xem xét các loại co giãn của cầu, chúng ta thường tin rằng khi đường cầu dốc hơn
có độ co giãn theo giá sẽ ít hơn và sẽ co giãn hơn khi đường cầu thoải hơn. Thực tế, khi chúng
ta đo độ co giãn của cầu theo giá tại các điểm khác nhau trên đường cầu, chúng ta sẽ thấy độ
co giãn sẽ thay đổi liên tục dọc theo đường cầu. Trong trường hợp đường cầu tuyến tính (hệ
số góc không đổi tại các điểm trên đường cầu), khi đó sự thay đổi một đơn vị giá sẽ làm thay
đổi một lượng cầu nhất định. Tuy nhiên, phần trăm thay đổi lượng cầu theo phần trăm thay
đổi giá là thay đổi liên tục, ngay cả khi đường cầu tuyến tính.
Để thấy tại sao lại có điều đó, điều quan trọng là cần phải phân biệt sự khác nhau giữa
sự thay đổi đơn vị so với sự thay đổi phần trăm. Chúng ta hãy quay trở lại với đường cầu về
sôcôla trong chương hai, khi giá sôcôla tăng lên 500đ.
- Giá tăng từ 500đ lên 1000đ, tương ứng với giá tăng 100%.
- Giá tăng từ 1000đ lên 1500đ, tương ứng với giá tăng 50%.
- Giá tăng từ 1500đ lên 2000đ, tương ứng với giá tăng 33%.
- Giá tăng từ 2500đ lên 3000đ, tương ứng với giá tăng 20%.
Lưu ý rằng, mỗi lần giá tăng 500đ thì phần trăm thay đổi sẽ nhỏ hơn khi giá ban đầu lớn
hơn. Chúng ta hãy sử dụng khái niệm này để giải thích tại sao độ co giãn của cầu theo giá là
khác nhau dọc theo đường cầu.
Hãy xem xét thay đổi giá và lượng cầu theo như minh hoạ ở Hình 2-3a. Ở phần trên của
đường cầu, phần trăm thay đổi về lượng là rất lớn (do lượng so sánh với gốc là rất nhỏ).
Trong khi đó, phần trăm thay đổi giá là rất nhỏ (do so sánh với gốc là rất lớn). Vì vậy, cầu sẽ
co giãn ở phần trên của đường cầu. Ở phần phía dưới của đường cầu, phần trăm thay đổi là rất
nhỏ mặc dầu với cùng mức thay đổi lượng cầu (do mức giá là rất thấp). Vì vậy, cầu sẽ kém co
giãn ở phần phía dưới của đường cầu. P % thay đổi lượng cầu lớn hơn % thay đổi giá % thay đổi lượng cầu nhỏ hơn % thay đổi giá D 0 Q
Hình 2-3a. Độ co giãn thay đổi dọc theo đường cầu
Nói chung, chúng ta nhận thấy độ co giãn của cầu giảm dần dọc theo đường cầu. Phần
phía trên đường cầu đường cầu sẽ co giãn và độ co giãn sẽ giảm dần dọc từ trên xuống dưới
của đường cầu. Tại một điểm nào đó trên đường cầu, cầu sẽ thay đổi từ co giãn sang kém co
giãn. Dĩ nhiên, nếu tồn tại điểm như vậy thì cầu sẽ co giãn đơn vị tại điểm đó. Mối quan hệ
này có thể minh hoạ bằng đồ thị dưới đây. P Cầu co giãn Cầu co giãn đơn vị Cầu ít co giãn D 0 Q
Hình 2-3b. Độ co giãn thay đổi dọc theo đường cầu d. Ý nghĩa
Khi nghiên cứu sự thay đổi của cầu trên thị trường, một biến số mà chúng ta thường
quan tâm là tổng doanh thu, tức lượng tiền mà người mua trả cho người bán. Trên bất kỳ thị
trường nào, tổng doanh thu cũng bằng PxQ, tức giá hàng hoá nhân với lượng hàng bán ra.
Trong trường hợp cầu co giãn, nghĩa là khi % giá thay đổi ít % lượng cầu sẽ thay đổi
nhiều (lượng bán thay đổi nhiều). Đối với những hàng hoá này khi chúng ta tăng giá sẽ dẫn
tới giảm doanh thu (hiệu ứng lượng giảm lớn hơn hiệu ứng tăng giá đối với tổng doanh thu),
và khi chúng ta giảm giá sẽ dẫn tới tăng doanh thu (hiệu ứng lượng tăng lớn hơn hiệu ứng giá
giảm đối với tổng doanh thu).
Trong trường hợp cầu ít co giãn, nghĩa là khi % giá thay đổi nhiều % lượng cầu sẽ thay
đổi ít (lượng bán thay đổi ít). Đối với những hàng hoá này khi tăng giá sẽ dẫn tới tăng doanh
thu (hiệu ứng lượng giảm ít hơn hiệu ứng tăng giá đối với tổng doanh thu) và khi giảm Giá sẽ
dẫn tới giảm doanh thu (hiệu ứng lượng tăng ít hơn hiệu ứng giảm giá đối với tổng doanh thu).
Còn trong trường hợp cầu co giãn đơn vị, nghĩa là tác động của hiệu ứng lượng và hiệu
ứng giá đối với tổng doanh thu là bằng nhau nên khi giá thay đổi doanh thu không thay đổi.
Bảng 3-1. Mối quan hệ giữa giá, hệ số co giãn và tổng doanh thu E > 1 E = 1 E < 1 Giá tăng Doanh thu giảm Doanh thu không đổi Doanh thu tăng Giá giảm Doanh thu tăng Doanh thu không đổi Doanh thu giảm
2. Co giãn chéo của cầu theo giá hàng hoá khác a. Khái niệm
Là thước đo độ nhạy cảm của lượng cầu hàng hoá X đối với sự thay đổi của giá hàng hoá Y.
Khái niệm này được hiểu như sau:
% thay đổi trong lượng cầu hàng hoá X
Hệ số co giản giá chéo của cầu =
% thay đổi trong giá hàng hoá Y b. Phương pháp tính - Co giãn điểm dQx Py 1 Py EPyDx = x = x dPy Qx dPy Qx dQx - Co giãn khoảng %ΔQx EPyDx = %ΔPy Trong đó: Q2x – Q1x P2y – P1y %ΔQx = %ΔPy = (Q (P2y + P1y)/2 2x + Q1x)/2
Ví dụ: Chúng ta có biểu cầu về giá thịt lợn (Py) và lượng cầu về cá (QDx) của gia đình ông A như sau: Py (đồng/kg) QDx (kg/quý) 20.000 20 23.000 25
Hãy tính độ co giãn của cầu về cá khi giá thịt lợn thay đổi của gia đình ông A.
Áp dụng công thức trên ta có: (Q (25 – 20)/{(25 + 20)/2} 2x – Q1x)/{(Q2x+Q1x)/2} EPy = 1,59 Dx = = (P
(23000 - 20000)/{(23000 + 20000)/2} 2y – P1y)/{(P2y+P1y)/2} Như vậy, hi k
giá thịt lợn tăng 1% thì lượng cầu về cá của gia đình ông A sẽ tăng 1,59%. c .Phân loại
Hệ số co giãn chéo của cầu đối với giá hàng hoá khác mang giá trị âm hay dương tuỳ
thuộc vào hai hàng hoá đó có quan hệ với nhau như thế nào. Đối với cặp hàng hoá thay thế
như thịt bò và thịt lợn chẳng hạn thì khi giá thịt bò tăng thì lượng cầu về thịt lợn sẽ tăng, quan
hệ này là cùng chiều nên hệ số co giãn có giá trị dương. Đối với cặp hàng hoá bổ sung như
xăng và xe tay ga chẳng hạn thì khi giá xăng tăng thì lượng cầu về xe tay ga sẽ giảm, quan hệ
này là ngược chiều nên hệ số co giãn có giá trị âm.
- E > 0 => X và Y là hai hàng hoá thay thế -
E < 0 => X và Y là hai hàng hoá bổ sung
- E = 0 => X và Y hai hàng hoá độc lập với nhau d. Ý nghĩa
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các hàng hoá, dịch vụ thay thế hoặc bổ sung cho
nhau và rất nhiều trong số chúng là sản phẩm của các doanh nghiệp canh tranh trực tiếp với
nhau. Tức là khi doanh nghiệp này thay đổi giá, hay đưa ra dòng sản phẩm mới thì không chỉ
tác động đến sản lượng và doanh thu của doanh nghiệp đó mà nó còn tác động trực tiếp, tức
thì đến các đối thủ cạnh tranh. Vì thế, nghiên cứu nội dung này có ý nghĩa quan trọng đối với
doanh nghiệp trong việc định giá và đa dạng hoá các sản phẩm.
Ví dụ: Khi định giá cước dịch vụ Vietnammobile thì doanh nghiệp đó phải lấy giá cước
của Viettel và Vinaphone làm căn cứ, hay hãng sản xuất ô tô Hyundai đưa ra các dòng sản
phẩm như Verna và Accent để cạnh tranh trực diện với Toyota Vios, Sonata với Toyota
Camry và Avante với Toyota Corolla. 3. Co giãn cầu theo với thu nhập a. Khái niệm
Là thước đo độ nhạy cảm của lượng cầu đối với sự thay đổi của thu nhập.
Khái niệm này được hiểu như sau:
% thay đổi trong lượng cầu
Hệ số co giản thu nhập của cầu = % thay đổi trong thu nhập b. Phương pháp tính - Co giãn điểm dQ I 1 I EID = x = x dI Q dI Q dQ - Co giãn khoảng %ΔQ EID = %ΔI Trong đó: Q2 – Q1 I2 – I1 %ΔQ = %ΔI = (Q (I2 + I1)/2 2 + Q1)/2
Với Q là lượng cầu và I là thu nhập của người tiêu dùng.
Ví dụ: Chúng ta có số liệu điều tra về thu nhập bình quân đầu người/tháng và lượng cầu
về tivi LCD ở một thị trấn như sau. Nhóm thu nhập Mức thu nhập Lượng cầu về tivi LCD (USD/người/tháng) (chiế ) c Thứ nhất 100 40 Thứ hai 120 50
Hãy tính độ co giãn của cầu về tivi LCD khi thu nhập thay đổi.
Áp dụng công thức trên ta có. (50 – 40)/{(50 + 40)/2} EI = 1,22
D = (120 - 100)/{(120 + 100)/2}
Như vậy, khi thu nhập bình quân đầu người tăng 1% thì lượng cầu về tivi LCD tăng 1,22%. c. Phân loại
Trong thực tế phần lớn hàng hoá là hàng hoá bình thường, nghĩa là khi thu nhập càng
cao thì lượng cầu càng cao. Vì lượng cầu và thu nhập thay đổi cùng chiều, nên những hàng
hoá bình thường có hệ số co giãn theo thu nhập dương. Tuy nhiên, một vài hàng hoá khi thu
nhập càng cao thì lượng cầu về nó càng giảm, vì lượng cầu và thu nhập thay đổi ngược chiều
nên những hàng hoá cấp thấp có hệ số co giãn theo thu nhập âm.
Ngay cả trong trường hợp hàng hoá bình thường, hệ số co giãn theo thu nhập cũng thay
đổi đáng kể. Những hàng hoá thiết yếu như muối ăn, thuốc chữa bệnh có hệ số co giãn theo
thu nhập nhỏ vì người tiêu dùng phải mua chúng, cho dù mức thu nhập của họ thấp đến mức
nào. Những hàng hoá xa xỉ như ăn tối ở khách sạn năm sao, đi du lịch nước ngoài có hệ số co
giãn theo thu nhập rất cao, vì người tiêu dùng chỉ dùng đến chúng khi có thu nhập cao. Như
vậy, chúng ta có thể liệt kê các loại co giãn sau: - E > 0
=> Hàng hoá bình thường
+ 0 < E < 1 => Hàng hoá thiết yếu + E > 1 => Hàng hoá xa xỉ - E < 0 => Hàng hoá cấp thấp
Lưu ý rằng một hàng hoá được gọi là hàng hoá cấp thấp hay hàng hoá bình thường
không phụ thuộc vào thuộc tính cố hữu của hàng hoá mà phụ thuộc vào người tiêu dùng.
Ví dụ: Bản tin VTV1 đưa tin trẻ em ở một làng nghèo vùng biển Thanh Hoá suốt ngày
quanh quẩn chơi trên bải biển, ở đó không có công viên với đu quay hay tàu lượn như trẻ em
ở vùng thành phố. Tức chúng ta hiểu rằng, được chơi trên bãi biển là dịch vụ bình thường và
chơi ở công viên với đu quay, tàu lượn là dịch vụ xa xỉ. Nhưng chắc chắn rằng trẻ em ở thành
phố sẽ coi được chơi ở công viên là dịch vụ bình thường và được tắm biển mới là dịch vụ xa xỉ. d. Ý nghĩa
Ở tầm vĩ mô nội dung này có ý nghĩa quan trọng trong việc quy hoạch, phát triển các
ngành, dịch vụ để tránh các hiện tượng như dư thừa hay thiếu hụt các hàng hoá, dịch vụ như
điện, ximăng, dịch vụ vận chuyển... như trong thời gian qua chẳng hạn. Ở tầm vi mô có ý
nghĩa quan trọng cho doanh nghiệp trong việc hoạch định chính sách kinh doanh như các tập
đoàn bất động sản nên đầu tư xây dựng căn hộ cao cấp hay căn hộ có giá trung bình, một
trường tư thục mới thành lập nên cung cấp dịch vụ đào tạo chất lượng cao với học phí cao hay
chất lượng trung bình với học phí vừa phải...
III. Các nhân tố quyết định độ co giãn của cầu
Những yếu tố nào quyết định cầu về một hàng hoá co giãn hay không co giãn? Do cầu
về một hàng hoá bất kỳ phụ thuộc vào sở thích của người tiêu dùng, nên hệ số co giãn của cầu
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kinh tế, xã hội và tâm lý - những yếu tố tạo ra nguyện
vọng cá nhân. Song dựa vào kinh nghiệm, chúng ta có thể nêu ra một số yếu tố chính quyết
định hệ số co giãn giá của cầu.
- Hàng thiết yếu và hàng xa xỉ: Những hàng hoá thiết yếu thường có cầu không co giãn
đối với giá cả, còn hàng hoá xa xỉ lại có cầu co giãn hơn. Ví dụ khi giá của dịch vụ khám
bệnh tăng, mọi người không giảm đáng kể số lần đi khám bệnh, mặc dù họ có thể đi khám ít
hơn đôi chút. Ngược lại, khi giá đi du lịch ở Châu Âu tăng, lượng cầu về du lịch Châu Âu sẽ
giảm đáng kể. Lý do là hầu hết mọi người đều coi việc đi khám là dịch vụ thiết yếu và đi du
lịch ở Châu Âu là dịch vụ xa xỉ.
- Sự sẵn có của các hàng hoá thay thế gần gủi: Những hàng hoá có hàng thay thế gần
gủi thường có cầu co giãn mạnh hơn, vì người mua rất dễ dàng chuyển từ việc sử dụng chúng
sang hàng hoá khác. Ví dụ, dịch vụ viễn thông Viettel và Vinaphone là hai dịch vụ thay thế
cho nhau. Nếu giá cước của Viettel không thay đổi, mức tăng nhỏ của giá cước Vinaphone
cũng dẫn tới sự sụt giảm đáng kể số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ này. Ngược lại, do
điện là mặt hàng không có sản phẩm thay thế gần gủi, nên khi giá điện tăng lượng cầu về điện là rất ít thay đổi.
- Xác định phạm vi thị trường: Hệ số co giãn của cầu trên bất kỳ thị trường nào cũng
phụ thuộc vào phạm vi của thị trường đó. Những thị trường có phạm vi hẹp thường có cầu co
giãn mạnh hơn so với thị trường có phạm vi rộng, bởi vì người ta dễ tìm được hàng hoá thay
thế gần gủi cho những hàng hoá có phạm vi thị trường hẹp. Ví dụ, lương thực, một mặt hàng
rộng, có cầu rất ít co giãn vì rất khó tìm ra các mặt hàng khác thay thế cho lương thực. Gạo là
một mặt hàng hẹp hơn nên có cầu có giãn mạnh hơn vì người tiêu dùng có thể tìm các mặt
hàng khác thay thế cho gạo như khoai, các loại ngũ cốc khác...Gạo Nàng Hương là một mặt
hàng có phạm vi thị trường hẹp hơn nữa, nên cầu về nó co giãn rất mạnh, do người tiêu dùng
dễ dàng tìm thấy rất nhiều mặt hàng khác thay thế cho gạo Nàng Hương như gạo Thơm Thái,
gạo thơm Đài Loan, gạo Tài Nguyên, khoai...
- Giới hạn thời gian: Thời gian cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới độ co giãn của
cầu. Trong thời gian ngắn, người tiêu dùng không dễ dàng thay thế sản phẩm đang quen tiêu
dùng. Ví dụ khi giá xăng tăng, người tiêu dùng không thể tìm ra sản phẩm khác thay thế cho
xăng, nhưng trong tương lai điều này là có thể hoặc người tiêu dùng sẽ sử dụng các phương
tiện khác tiết kiệm xăng hơn. TÓM TẮT
Hệ số co giãn theo giá của cầu phản ánh mức độ phản ứng của lượng cầu trước những
thay đổi của giá. Cầu co giãn nhiều hơn nếu đó là hàng hoá xa xỉ, nếu có hàng hoá thay thế
gần gủi, nếu phạm vi thị trường hẹp, hoặc nếu những người mua có đủ thời gian để phản ứng
lại với sự thay đổi của giá.
Hệ số co giãn của cầu theo giá được tính bằng phần trăm thay đổi của lượng cầu chia
cho phần trăm thay đổi của giá. Nếu hệ số co giãn nhỏ hơn 1, cầu được coi là không co giãn.
Nếu hệ số co giãn lớn hơn 1, cầu được coi là co giãn.
Tổng doanh thu là lượng tiền thu được từ việc bán hàng hoá hay dịch vụ. Đối với những
hàng hoá, dịch vụ có độ co giãn thấp thì doanh nghiệp sẽ tăng doanh thu khi tăng giá, giảm
doanh thu khi giảm giá và ngược lại đối với những hàng hoá, dịch vụ có độ co giãn lớn.
Hệ số co giãn giá chéo của cầu được tính bằng phần trăm thay đổi trong lượng cầu hàng
hoá X chia cho phần trăm thay đổi trong giá hàng hoá Y. Nếu hệ số co giãn này dương thì X
và Y là cặp hàng hoá thay thế và nếu hệ số co giãn này âm thì X và Y là cặp hàng hoá bổ sung.
Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập được tính bằng phần trăm thay đổi trong lượng cầu
chia cho phần trăm thay đổi trong thu nhập. Hệ số co giãn theo thu nhập co giá trị dương đối
với những hàng hoá bình thường, và có giá trị âm đối với những hàng hoá cấp thấp.
CÁC THUẬT NGỮ THEN CHỐT
Tên tiếng Việt Tên viết tắt Tên tiếng Anh Co giãn E Elasticity Co giãn giá của cầu EPD Price elasticity of demand
Co giãn thu nhập của cầu EID Income elasticity of demand Co giãn giá chéo của cầu EPyDx
Cross - price elasticity of demand